Dám thất bại - Chương 13 phần 1
CHƯƠNG 13
CÁC ĐAU ĐỚN RẮC RỐI, KHÓ KHĂN, VÀ ĐAU KHỔ
Quyển sách này sẽ không hoàn chỉnh nếu tôi không đụng chạm đến các đau đớn, rắc rối, khó khăn và đau khổ một người phải chịu đựng khi thất bại. Hầu hết chúng ta chỉ căm ghét sự khó khăn hay đau khổ.Nhưng khi ta hiểu hơn về nó, ta sẽ có khả năng xử lý nó khi nó xuất hiện.
Theo một báo cáo y học, trong số 400.000 em bé được sinh ra mỗi năm, thế nào cũng có một em bé phải sống một cuộc sống ngắn ngủi đáng thương mà không ai trong chúng ta mong muốn, một cuộc sống trong đó nó thường xuyên tự làm cho mình bị tổn thương, đôi khi bị thương rất nặng mà không hiểu vì sao. Đứa bé đó mắc phải một căn bệnh di truyền hiếm thấy được gọi là “familial dysautonomia” (mất tự chủ). Nó không có được cảm giác đau đớn. Nó sẽ tự cắt mình, tự đốt mình, rơi xuống và gãy xương mà không hề biết rằng có một cái gì đó không ổn với mình. Nó sẽ không phàn nàn về bệnh viêm họng, đau bao tử và khi nó bị bệnh, cha mẹ nó cũng sẽ không biết cho đến khi quá muộn. Liệu có ai trong chúng ta có một cuộc sống như thế không? Một cuộc sống không có cảm giác đau đớn?
Cảm giác đau đớn thật sự là điều không dễ chịu chút nào, nhưng đó lại là một phần thiết yếu của cuộc sống.
“Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó cũng có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ dòng chảy nào của con sông, cuộc sống cũng có những lúc khô cạn và những khi triều cường. Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có những cái ấm áp dễ chịu của mùa hè và cái rét buốt của mùa đông… Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán trường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng tối tăm thành những lối đi chan hòa ánh nắng của sự thanh bình sau lắng.”
MARTIN LUTHER KING JR .
Tôi còn nhớ, nhiều năm về trước, tôi có tham dự một hội nghị chuyên đề. Trong một buổi họp, chúng tôi được hỏi một câu hỏi rất rành mạch( không biết có phải vậy không nhưng chúng tôi nghĩ vậy): “Ai không muốn gặp rắc rối, xin hãy giơ tay lên?”. Với chúng tôi, câu trả lời đã quá rõ! Tất cả chúng tôi đều giơ tay lên. Lúc ấy, người hướng dẫn kể với chúng tôi rằng, mỗi ngày đi làm ông đều đi qua một nơi mà nơi đó mọi người trú ngụ ở đó đều không gặp bất cứ một rắc rối gì. Và khi ông hỏi chúng tôi rằng có muốn sống chung với những người này hay không thì tất cả chúng tôi đều giơ tay lên, chúng tôi cứ nghĩ ông đang đùa. Nhưng ông kể với chúng tôi rằng những người này không có nhật báo để đọc và lo âu, không có rắc rối về thực phẩm, công việc, hôn nhân, tài chính, thật sự không hề có rắc rối nào. Sự tò mò và hào hứng của chúng tôi được đẩy lên tột đỉnh và cuối cùng, ông bảo với chúng tôi đó chính là nghĩa địa và tất cả mọi người đều đã chết. Vâng, tôi xin lặp lại: đau đớn, rắc rối và đau khổ là điều không dễ chịu chút nào nhưng lại là một phần thiết yếu của cuộc sống. Chỉ có người chết mới không cảm thấy đau đớn, đau khổ hay không phải giải quyết bất cứ một vấn đề nào.
Tiến sĩ Norman Vincent Peale đã nói: “Các rắc rối là dấu hiệu của cuộc sống! Càng có nhiều rắc rối, bạn càng sống lâu hơn!”. Thật vậy, nếu chúng ta phân tích đều này một cách kỹ lưỡng, các rắc rối mang lại cho chúng ta cơ hội giải quyết chúng. Những con người hay sản phẩm có thể giải quyết rắc rối đều trở nên rất khan hiếm. Nếu chúng ta co thể giải quyết các rắc rối mà không người nào có thể giải quyết được thì ta sẽ được trọng thưởng. Xét cho cùng, các rắc rối cũng không tệ lắm phải không nào?
“Bí mật về sự cao quý của Gandhi không nằm ở sự thiếu vắng các nhược điểm và sự thất bại mà là sự đấu tranh không ngừng nghỉ và sự toàn tâm toàn ý cho các vấn đề nhân loại.”_ N. K. BOSE
Dù có thích hay không, mỗi người đều phải nếm trải sự đau khổ rắc rối và khó khăn. Sự tồn tại của chúng chứng tỏ chúng đóng một vai trò hiển nhiên trong xã hội chúng ta. Không còn nghi ngờ gì nữa, có lẽ chúng hơi đắng nhưng xét cho cùng, không phải tất cả các loại thuốc đều ngọt.
“Đau khổ đến để làm cho con người trở nên cao quý, để gội sạch tính nông cạn và để mở rộng tầm nhìn. Tóm lại, mục đích của đau khổ là uốn nắn những khuyết điểm trong tính cách của một người”.
GIÁO SĨ JOSEPH B SOLOVEITCHIK
Trước kia, thầy tôi đã từng nói: khi bạn đối mặt với đau khổ, đừng dằn vặt, đừng sụp đổ, chỉ nên nếm trải đau khổ.
“Qùa tặng của đau khổ mang đến cho chúng ta là mang ta đến gần với thượng đế hơn, dạy ta trở nên mạnh mẽ hơn khi ta yếu đuối, can đảm hơn khi ta hoảng sợ, sáng suốt hơn khi ta hỗn loạn va không nghĩ đến nó nữa một khi ta không đủ sức vững vàng nữa. Những kí ức lâu bền về các chiến thắng là điều đath được ở trong tim, không phải là ở nơi này hay nơi kia.”
Hầu hết chúng ta đêu có khuynh hướng nghĩ rằng đau khổ, đau đớn và các rắc rối là điều gì đó tồi tệ. Xin hãy suy ngẫm về những điều tôi sẽ đề cập ngay tại dưới đây. Cảm giác rát bỏng là một cái gì đó nóng trước khi ta bị tổn thương nghiêm trọng. Ta cảm thấy đau khi cơ bắp ta bị căng quá mức hay khi một điều gì đó sảy ra trog cơ thể chúng ta. Chúng ta cũng đã biết câu chuyện về những vận động viên đã kết thúc sự nghiệp sớm hay bi thương tật vĩnh viễn vì họ đã tự buộc mình lờ đi cảm giác đau đớn hoặc bị ép mình dùng quá nhiều thuốc để chặn đứng cơn đau.
Thế nhưng đau đớn là một phần cần thiết của sự phát triển. Để các cơ bắp của chúng ta phát triển, chúng ta phải luyện tập. Để lớn lên, vượt khỏi cái vỏ bọc cũ kĩ của mình, chắc chắn ta phải nếm trải sự đau đớn. Không phải ta không nhớ nhưng mà nỗi đau của mỗi người chúng ta phải nếm trải qua khi chui ra khỏi bụng mẹ là điều không thể tưởng tượng nổi. Nhưng vì ta đã chui ra và sống sót nên ta vẫn còn sống đến ngày hôm nay. Hãy nghĩ đến hàng triệu đứa trẻ chết khi còn mới sinh ra, và bạn sẽ giểu được ý tôi.
“Người có lòng tự trọng cao có nó vì đã vượt qua các thất bại. Họ nếm trải qua thử thách của cuộc đời, đã vượt qua các rắc rối và đã trưởng thành”._ DAVID JANSEN
Còn về việc nếm trải các đau khổ và phiền muộn thì sao? Chúng cũng tốt cả ư? Có lẽ câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Ngày xưa, có một người phụ nữ chỉ có độc nhất một người con trai nhưng chẳng may lại qua đời. Trong nỗi tiếc thường vô hạn, bà tìm đến một nhà thông thái và hỏi ông xem là có lễ cầu nguyện hoặc câu thần chúnào có thể giả lại sự sống cho con bà không. Thay vì tranh cãi với bà, nhà thông thái nói: “Hãy tìm cho tôi một giống mù tạc lấy từ một gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ. Ta sẽ dùng nó làm cho sự đau khổ biến mất khỏi cuộc đời bà”. Nghe xong, người phụ nữ lập tức đi tìm giống mù tạc thần kì ấy. Trước hết, bà đến một lâu đài, gõ cửa và hỏi: “Tôi đang tìm một ngôi nhà chưa biết đến đai khổ bao giờ. Có phải nơi này không?”. Họ bảo: “Bà đã đến sai chỗ rồi”, và bắt đầu kể với bà những bi thảm đã sảy đến với họ. Lúc ấy, người phụ nữ tự nhủ: “Ai có thể giúp đỡ những người bất hạnh tội nghiệp này hơn mình, kẻ đã từng nếm trải đau khổ và có thể hiểu họ cảm thấy đau đớn như thế nào”. Vì thế, bà đã ở lại khuyên giải và an ủi họ, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm ngôi nhà chưa từng biết đến đau khổ. Nhưng bất cứ nơi nào bà đến, từ các túp lều cho đến các cung điện, không có một chỗ nào biết đến đau buồn và bất hạnh. Sau cùng, bà bị thu hút vào công việc lắng nghe những chuyện đau buồn và bất hạnh của người khác đến nỗi bà quên cả việc kiếm hạt mù tạc thần kỳ, mà không nhận ra rằng chính điều đó đã thực sự làm dau khổ biến khỏi cuộc đời bà.
“Các khó khăn chỉ hiện hữu để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn khi vượt qua chúng, và chỉ có những kẻ đã nếm mùi đau khổ mới có khả năng thành công”._ ANNIE BEASANT
“Một trong những điểm kì lạ nhất nằm ở chỗ phải có bi kịch, thất bại hay một nỗi bất hạnh nào đó để cho chúng ta nhận ra sức mạnh của một thái độ tinh thần tích cực”.
“Ai là người có những thành tựu, chinh phục, chiến thắng, chiến công, quyền lực, kiến thức, học vấn, kĩ năng, triết lý sống, tài năng, thiên tài óc sáng tạo và minh triết? Họ là những người khi còn nhỏ đã buộc phải làm việc để tự lo cho bản thân hoặc giúp đỡ cha mẹ; là những người khi lớn hơn một chút đã buộc phải làm nhiều hơn phần việc được giao, là những người khi còn trẻ đã phải nghĩ các phương kế làm cho thời gian của mình trở nên đáng giá hơn những lúc bình thường. Chính vì lẽ đó trong các bài viết về cuộc đời của những con người kiệt xuất đã tỏa sáng, chúng ta nhận thấy thời trẻ họ đã phải nhịn ăn, bớt thời gian ngủ nghỉ và giải trí. Họ thức khuya dậy sớm để hoàn thành nhiệm vụ, cả buổi sáng làm công việc của một người, đến chiều lại làm thêm một công việc khác nữa.”
LI KA SHING
Buộc phải rời trường học lúc 14 tuổi và là lao động chính trong gia đình từ khi cha ông mất. Ông bắt đầu học nghề ở một cửa hàng đồng hồ. Sau đó, ở tuổi 17, ông là người bán hàng cho một cửa hàng bán đồ kim loại. Trong khi những người khác một ngày làm 8 tiếng thì ông một ngày làm 16 tiếng. Ngày nay, dù đã là một trong những người giàu nhất thế giới nhưng ông vẫn đeo chiếc đồng hồ đeo tay nhật rẻ tiền giá 50$ và mang đôi giày đế làm bằng chất dẻo. Tương truyền, đồng hồ của ông được chỉnh sớm hơn 8 phút để thời gian được sử dụng tốt hơn.
“Chính trong những lúc khó khăn và đau khổ, chúng ta mới học được nhiều điều. Tôi đã học để trở thành người thu tiền, một nhân viên bảo vệ siêu thị… Tôi đã phải học để làm mọi nghề. Khi mọi điều kiện thuận lợi, ta không thực sự cảm nhận được nhu cầu làm việc một cách phi thường, vì thế ta học được rất ít.” _ DATUK MAZNAH HAMID
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, Maznah đã được nếm mùi vị thực sự của những khó khăn trong cuộc sống khi cha mẹ chia tay lúc bà mới 5 tuổi. Bà không sống trong sự chăm sóc của cha mẹ mà lớn lên trong tình thương của ông bà. Vì không có mối quan hệ của với cha mẹ, Maznah đã lớn lên trong cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, dù ông bà luôn truyền đạt những bài học tinh thần cho cô. Sau khi học trung học ở Malay, Maznah rời khỏi làng bà đến thủ đô tham gia một khóa học về ngôn ngữ và phiên dịch tại trung tâm ngôn ngữ. Từ đó, bà bắt đầu dạy tiếng Mã Lai cho các chức sắc đại sứ, các nhà kinh doanh nước ngoài đồng thời đảm nhiệm công việc giao tế nhân sự cho họ ở văn phòng nhập cư. Suốt thời gian này, bà biết được những người nổi tiếng và giàu có đã sống như thế nào. Bà rất kinh ngạc và tự hỏi là làm thế nào mà một người có thể kiếm 100.000 RM trong một tháng, trong khi đó bà chỉ kiếm được 2000 RM? Hạt giống của sự ao ước trở nên giàu có của bà đã được gieo trồng từ ngày định mệnh ấy.
Bà bắt đầu làm việc chăm chỉ gấp bội, có khi từ 7 h sáng đến tận nửa đêm. Sau đó bà được khuyên: “Để làm giàu, cô không nên chuyên về việc gì mà phải tham gia kinh doanh! Một là phải có bằng cử nhân đường phố - sự tinh ranh, và có bằng “Thạc sĩ lương tri”. Từ đó, sự hăm hở học hỏi của bà càng được kích thích mạnh mẽ hơn. Bà tham dự tất cả các hội thảo về động cơ thúc đẩy và các khóa học về quản lý kinh doanh. Lúc đầu, bà tìm kiếm một loại hình kinh doanh để khởi nghiệp. Bà tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh như bán hàng trực tiếp, dạy học, bảo hiểm cùng với chồng bà … Sau cùng, một ngày nọ, một công ty bảo vệ hầu như đã phá sản được bán cho bà. Không thể vay mượn ngân hàng, bà đã khởi sự với tất cả các sô tiền đã dành dụm được là 5000 RM. Ngược lại với mong muốn của gia đình, bà và chồng bà lao vào việc kinh doanh. Họ khởi đầu chỉ với 5 nhân viên bảo vệ và bà quán xuyến hầu hết các công việc như: làm thư kí, nhân viên văn phòng, quản lý, đôi lúc còn tự mình làm bảo vệ. Lúc đầu, bà phải nợ nhân viên của mình tiền lương hàng tháng nhưng thay vào đó, bà nấu ăn cho họ mỗi ngày. Cuối cùng, để mở rộng việc kinh doanh, bà phải bán rẻ căn hộ của mình và chuyển đến một căn hộ ổ chuột, không nước máy và điện. Khi ấy, bà tự nhủ sẽ không bao giờ trở lại cảnh nghèo nữa. Trở nên giàu có dễ dàng hơn làm kẻ nghèo khổ, làm người thành công dễ dàng hơn làm kẻ thất bại .
Vào khoảng thời gian có khoảng gần 100 công ty được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này, lĩnh vực mà những người khác đã khởi nghiệp với số vốn từ 500.000 đến 1000.000 RM. Maznah đã điều khiển một công ty có tiếng tăm hơn cả. Ngày nay, công ty Securiforce, công ty do bà lãnh đạo là doanh nghiệp có tổng số vốn lên đến hàng triệu đo la với các chi nhánh ở Singapore, Bruinei, Bangkok và mở rộng sang cả Mỹ, Anh quốc. Hiện nay công ty Securiforce là công ty số 1 trong linh vực này với hơn 3700 nhân viên nam. Bà tham gia chủ tịch hội đồng quản trị của hàng chục công ty và là giám đốc của Liên đoàn Doanh nhân quốc gia quản lý hơn 400 doanh nghiệp. Bà cũng là phó chủ tịch hội liên hiệp các nữ doanh nhân thế giới (FCEM).
Ngày nay, “người đàn bà sắt của Malaysia” nổi tiếng và được yêu thích này không chỉ là một người mẹ hạnh phúc mà còn là một nhà hung biện hiếm hoi trên nhiều tạp chí, chương trình truyền hình và truyền thanh. Bà cũng là tác giả của quyển sách bán chạy “Motuvasi Memburu Kejayaan” ( Động cơ để đạt được mục đích). Bà tin tưởng rằng nếu bạn khát khao một điều gì đó và sẵn sằng trả giá cho nó, bạn sẽ giành được nó!
Điểm nổi bật nhất của bà chính là tấm lòng vàng. Bà đã nỗ lực rất nhiều cho các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo ở những vùng mà bà đại diện. Niềm vui lớn nhất của bà là thấy được quan điểm của mình về một thế giới có ích cho mọi người được chấp nhận. Bà sống rất hạnh phúc với 5 người con đáng yêu và người chồng thân thương, người đã một lòng một dạ ủng hộ bà trên mỗi bước đi con đường sự nghiệp.
“Thành công không được đo bằng các đỉnh cao của một người đạt được, mà bằng các chướng ngại vật mà người đó đã đạt qua bằng chính khả năng của mình”.
“Biển động và các cơ bão tạo ra các thủy thủ giỏi”.
Sự vĩ đại của Abraham Lincoln đã được bộc lộ ở mức độ cao nhất khi ông đối mặt với các vấn đề có thể nản lòng những ai kem cỏi hơn. Sự thất bại, những lần thua cuộc và các nghịch cảnh đầu đời đã biến ông thành một cấp độ thông minh mà người bình thường không bao giờ có được. Lincoln có được một đặc điểm hiếm thấy là có thể phát huy được ý chí mạnh mẽ hơn thay vì bỏ cuộc khi tình hình khó khăn và thành công không ở trong tầm nhìn.
“Đừng lo sợ các ngọn gió của nghịch cảnh. Hãy nhớ rằng một con diều bay lên ngược gió chứ không phải bay lên vì cùng chiều gió.”
Chừng nào ta còn sống, ta còn nếm trải nỗi sầu khổ, buồn phiền và đau đớn. Nhưng nếu hiểu được điều đó, bạn sẽ thấy sự khác biệt. Đau khổ vừa có thể khiến bạn cảm thấy ngọt ngào và dễ chịu hơn, vừa làm bạn cảm thấy chua xót và cay đắng. Nó có thể làm bạn nhũn nhặn hơn hoặc cứng rắn hơn.
“Cuộc sống là một cuốn phim mà bạn xem chỉ bằng đôi mắt của chính mình. Điều gì sảy ra chẳng quan trọng lắm. Điều quan trọng là bạn đón nhận nó như thế nào”.
DENIS WAITLEY
Nói đến điều này tôi muốn chia sẻ với bạn điều mà tôi đã nhặt nhạnh được qua buổi hội thảo của Brian Tracy. Hãy lấy một rắc rối làm một ví dụ: nếu ta nhìn thẳng vào vấn đề và cố thoát khỏi nó, nó trở thành một “tình huống”. Nếu ta tiếp tục phân tích tính huống này và nghĩ thế nào để ta có thể vượt qua nó thì tính huống này trở thành thử thách. Và khi ta nghĩ đến khả năng chiến thắng nó, nó trở thành một cơ hội. Vì thế, một rắc rối có thể trở thành một cơ hội.
Các rắc rối thường có một tiềm năng to lớn để đóng góp vào niềm vui của cuộc sống khi nào ta xem chúng là những cơ hội. Rắc rối càng lớn, sự đóng góp cho cuộc sống của chúng ta càng quan trọng. Nếu không có các điều kiện và các tình huống để thử thách chúng ta, sẽ không có cách nào để ta nhận ra năng lực của bản thân làm cho cuộc sống chuyển động.
Trong cuộc sống, chắc chăn ta phải trải qua các cuộc kiểm tra, thử thách, gian khổ dưới hình thức này hay hình thức khác và cách chúng ta phản ứng tạo ra sự khác biệt. Đây chính là điều bí mật làm cho gánh nặng trở thành phúc lành và thử thách trở thành chiến công. Nhận thức được rằng bất cứ điều gì ta trải qua, bằng cách này hay cách khác, sẽ biến thành điều tốt lành của ta.
Trước kia, Napoleon Hill đã nói: “Nếu nhìn lại cuộc đời mình, chúng ta sẽ nhận thấy rằng bất cứ điều gì sảy ra cũng là một điều tốt lành.”
“Các khó khăn là những cơ hội để đạt được đến những điều tốt đẹp hơn; đó chính là những bước đi dẫn đến những kinh nghiệm to lớn hơn. Có lẽ, một ngày nào đó bạn sẽ biết ơn một số thất bại tạm thời ở một mặt cụ thể nào đó. Khi cánh cửa này đóng lại, luôn có một cách cửa khác mở ra như một quy luật tự nhiên, như để cân bằng.”
Tôi sẽ kết thúc chương này bằng cách tặng bạn đọc một bài hát tuyệt mà tôi đã nhặt được ở dọc đường, để nhắc nhở bạn rằng dù bất cứ điều gi sảy đến với bạn, bạn vẫn được ban phúc lành nhiều nhất.