Dám thất bại - Chương 14 phần 3
Khi Coring học lớp 3 thì sạp hàng của gia đình phải đóng cửa vì buôn bán ế ẩm trrong tình hình khủng hoảng kinh tế năm 1930. Cũng trong năm này, cha bà qua đời và gia đình bà phải chuyển đếnManila. Cuộc sống rất cơ cực. Để phụ giúp cho mẹ, Coring dù còn vị thành niên đã tìm đủ mọi cách để tìm việc làm trong kì nghỉ hè. Bà làm công việc đơm nút ăn lương theo sản phẩm, hoặc nhặt thuốc lá từ những lô thuốc lá trên khuôn, vừa làm vừa chốn các thanh tra lao động. Sau cùng, Coring tốt nghiệp trường trung học Arellano, nhưng giấc mơ trở thành bác sĩ của bà bị gạt sang một bên vì gia đình không đủ khả năng cho bà đến trường. Vì thế, ở tuổi 16, Coring tìm được một chân bán hàng ở chi nhánh Escolta của hiệu sách Goodwill, hiệu sách được xây dựng bởi anh và chị dâu bà. Chính ở đó bà đã gặp được người chồng tương lai của mình là Jose Ramos, em trai của người chị dâu. Trong thời gian tìm hiểu nhau họ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình và Coring buộc phải đến Sta. Cruz để ở với bà nội.
Tuy nhiên tình yêu của họ quá mạnh mẽ. Chẳng bao lâu sau, chỉ với 11 peso trong túi cùng với một ít quần áo, bà rời khỏi Sta. Cruz và kết hôn với Jose Ramos một ngày sau khi đến Manila bất chấp sự phản đối của bà nội. Cuộc hôn nhân của họ chẳng mấy chốc đã trở thành một sự hợp tác kinh doanh đánh đấu sự hình thành của cửa hàng sách National.
Cửa hàng sách National bắt đầu hoạt động trong một góc cho thuê (4×10 m) trong một cửa hàng lớn bán đồ lót nam và các mặt hàng khác ở chân cầu Escolta. Ngoài công việc bán sách cũ, họ còn bán thêm xà bông, kẹo, dép đi trong nhà, viết mực và bút chì. Coring cung xđi bán sỉ cho các đại lý nhật, phải đối mặt với các nguy cơ bị tịch thu và thu giữ hàng hóa vì hầu hết các hàng hóa lưu hành lúc đó đều đi từ cướp từ nhà kho Mỹ về. Khi cuộc chiến tranh sắp kết thúc, có mang song thai, một lần nữa chấp nhận mạo hiểm khi mua toàn bộ kho rượu Whisky từ đại lý nhật vì bà đoán trước là rượi Whisky srx hút hàng khi người Mỹ trở lại. Nhưng định mệnh đã giáng cho bà một đòn nữa. Lúc quân Mỹ giải phóng Philippines, cả Escolta bị cháy vì bị máy bay Mĩ thả bom. Cửa hàng của bà cũng bị cháy cùng với số hàng dự trữ. May cho bà là whisky được cất giữ trong nhà mẹ bà và những hàng dự trữ như sách chưa được kiểm duyệt và các dụng cụ học tập và thiệp vẫn còn đó. Vấn đề bây giờ là họ không có cửa hàng! Để bắt kịp sự tăng vọt của giá cả thị trường sau ngày giải phóng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu lại từ đầu, lần này là ở ku phó buôn bán Manila. Vì thế vào giữa năm 1945, ở một lô nhỏ trên góc đường Avenida–Slover, cửa hàng national được xây dựng lại, nó tương tự như một căn lều thô sơ, cửa trước được mở rộng gấp đôi làm quay bán hàng suốt ngày. Coring một lần nữa đi vào công việc kinh doanh. Việc buôn bán phát triển mạnh mẽ và dĩ nhiên rượi whisky được bán sạch cho lính Mỹ.
Nhưng vào năm 1948, cơn bão nhiệt đới Gene đã san bằng cửa hàng của họ. Nó thổi tốc từ mái nhà và hàng hóa còn lại trong kho, từ nền đất cho đến gác mái, tất cả đều bị ngấm nước và bị hư hại. Hai vợ chồng lại bắt đầu lại từ đầu. Lần này, cửa hàng sách National vẫn nằm trên phần đất thuê cũ nhưng là một cửa hàng hai tầng gác lửng, để mua đất và xây dựng trụ sở chính, họ không xây nhà cho mình mà thay vào đó dành dụm từng đồng xu kiếm được để biến ước mơ thành hiện thực. Việc xây dựng “tổng hành dinh” của họ khởi sự vào năm 1965, khi sau cùng họ cũng đã xây cho mình một ngôi nhà, hai vợ chồng đã mất đến 20 năm kể từ khi cửa hàng National đầu tiên khai trương.
Ngày nay, cửa hàng sách National là một cái tên quen thuộc với mọi gia đình ở Philippines. Từ số vốn ban đầu là 211 peso, Coring phát triển công việc kinh doanh được xếp hạng hàng đầu ở Philippines, với tổng thu nhập hơn 3,1 tỉ peso, hơn 47 chi nhánh trên phạm vi cả nước và sử dụng hơn 3000 lao động. Vợ chồng Coring đã nắm giữ được bí quyết vàng để kinh doanh sinh lợi và đã giám đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không thuộc truyền thống kinh doanh của mình như kinh doanh bất động sản, thăm dò dầu và khai thác mỏ. Coring được trao tặng giải thưởng Agora dành cho các doanh nhân vào năm 1991. Cửa hàng sách National được hiệp hội bán lẻ toàn cầu thế giới bầu là “Cửa hàng bán lẻ nổi bật nhất Philippines năm 2001”. Hiện nay, ở độ tuổi 78 bạn vẫn có thể bắt gặp bà làm việc rất muộn ở văn phòng trên đường Pioneer, thành phố Mandaluyung, Philippines.
TỪ MỘT KẺ ĂN MÀY
TRỞ THÀNH MỘT NHÀ HÙNG BIỆN ĐƯỢC ƯA THÍCH.
“Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi vẫn còn đủ cha mẹ, dù một người bị mù, còn một người mắc bệnh tâm thần, khi một ngày nọ tôi nhìn thấy một đứa trẻ khóc trước một quan tài của cha mẹ chúng.”
LAI DONG- JIN
Lai Dong Jin sinh ra trong một gia đình có 14 con. Cha ông bị mù và mẹ ông bị tâm thần. Ngay từ lúc nhỏ, cha ông đã dắt ông đi ăn xin. Ông đi ăn xin ngay cả trời bão hay những đêm giá lạnh để gia đình sống sót. Khi không xin đủ thức ăn, cha ông sẽ chửi rủa và đánh đập ông, ông phải lấy thức ăn dành cho cả chó và thậm chí uống cả nước cống bởi vì nếu xin không đủ, cha ông sẽ đánh đập ông. Gia đình ông vô gia cư và phải di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Ông cũng phải chăm sóc các đứa em của mình và làm vệ sinh cho mẹ mỗi khi bà đến kì kinh nguyệt. Để ông được đến trường, chị gái 13 tuổi của ông bị bán làm gái mại dâm. Trong vòng 6 năm tiểu học, ông giành được hơn 80 giải thưởng. Ông luôn đứng đầu trong tất cả các kì thi của trường, thường đạt danh hiệu “học sinh gương mẫu”.
Hiện nay Lai Dong Jin là giám đốc của một nhà máy của một công ty lớn và năm 1999, ông được bầu làm một tronng mười người trẻ tuổi nổi bật nhất Đài Loan. Ông cũng bán một quyển sách rất chạy tựa đề là “Con trai người hành khất”, đồng thời là một nhà hùng biện nổi tiếng và rất được ưu thích.
HỒ CHÍ MINH
“Tất cả chúng ta vẫn còn đối mặt với nhiếu khó khăn để đi đến thắng lợi cuối cùng… Chúng ta vẫn phải còn phải vượt qua những thử thách và gian khổ, nhưng chúng ta sẽ thắng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên là Nguyến Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 giữa lúc Việt Nam là thuộc địa của Pháp. 11 tuổi, ông được đặt tên là Nguyến Tất Thành theo phong tục “vào làng” của quê cha. Lớn lên, ông đã chứng kiến nhiều hành động vô cùng hung ác của bọn thực dân pháp đối với đồng bào. Vào tháng 6 năm 1913, ông rời Sài Gòn với ý định ra nước người tìm đường cứu nước. Sau đó,ông đến Mĩ. Năm 1917, ông tham gia đảng xã hội Pháp. Ở Paris ông sống trong một buồng ngủ rất nhỏ (khoảng 9 met vuông) chỉ vừa đủ cho một người sống. Suốt trong những mùa đông rét căm, ông hơ nóng các viên gạch rồi đặt chúng dưới giường để ấm. Suốt ngày, ông chỉ làm việc như một thợ phụ chụp ảnh, chỉnh sửa lại các tấm ảnh và viết các bài báo trong khi tích cực vận động lập hội Người Việt Nam yêu nước. Suốt thời gian đó, ông được biết được dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Với sự thành công của cách mạng tháng Mười, ông bắt đầu nghiên cứu chủ nghĩa Mac Lenin và học thuyết cách mạng vô sản của Leenin để tìm được con đường giải phóng cho dân tộc mình. Ông học nói cả tiếng Pháp và tiếng Anh một cách lưu loát, điều này giúp cho ông sự nghiệp sau này.
Vào năm 1940, sau khi Nhật chiếm Đông Dương vào giai đoạn đầu cuẩ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông trở về Việt Nam sau hơn 30 năm. Ở đó, ông chỉ đạo thành lập tổ chức Việt Minh, lãnh đạo phong trào giành độc lập. Khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, lực lượng Việt Minh thống nhất đã khởi nghĩa giành chính quyền ở Miền Bắc Việt Nam và tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch nước đầu tiên. Đó chính là lúc ông chính thức lấy tên Hồ Chí Minh, nghĩa là “Người soi sáng”. Nhưng vào tháng 10, quân Pháp đã trở lại miền nam Việt Nam, đàn áp Việt Minh và các lực lượng chống thực dân khác.
Sau 8 năm, Việt Minh đã chiến đấu và đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Vào năm 1954, một hiệp định về hòa bình được kí kết ở Việt Nam. Quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam, lúc này, Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền, miền bắc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, miền Nam đấu tranh giải phóng chống lại đế quốc Mĩ.
Cuộc chiến tranh Việt Nam, như ta đã biết, kết thúc sau 20 năm, khi quân đội hùng mạnh nhât thế giới bị đánh bại bởi quân đội Việt Nam thiếu vũ trang, nhưng được sự ủng hộ của tá điền và nông dân. Nhưng Hồ Chí Minh không còn sống để nhìn thấy được sự tái thống nhất cuẩ đất nước Việt Nam. Ông qua đời vào ngày 2/9/1969, ở tuổi 79. Ông không có tài sản riêng nào ngoài chiếc đánh máy hiệu Hermes.
Ngày nay, ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là như linh hồn của cuộc đấu tranh lâu dài giành độc lập. Các phẩm chất của ông như sự giản dị, tính chính trực và quyết tâm đã tạo được kính trọng và than phục không những ở Việt Nam mà còn ở cả thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20.
SỰ KIÊN TRÌ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Chẳng có gì tốt hơn nói về sự kiên trì. Nhưng một người làm thế nào để phát triển sự kiên trì? Tại sao nhiều người có thể vượt qua mọi khó khăn trong khi đó những người khác cứ đầu hàng khi thấy dấu hiệu nhỏ nhoi nhất của sự khó khăn?
Khi chung ta ngã xuống và không tìm thấy bạn bè ở đâu, ta sẽ làm gì? Khi không có ai đến với ta, ai sẽ ở đó đẻ giúp đỡ ta?
Tôi sẽ không dừng lại ở khía cạnh tinh thần mà muốn đề cập đến phần của bản thân giúp chúng ta suốt thời gian thất bại - TRÍ TUỆ của chúng ta!
Vâng, trí tuệ của chúng ta là cái duy nhất có thể kéo dài chúng tar a khỏi vũng lầy chứ không phải là bạn bè hay cha mẹ, thậm chí cũng không phải là vợ chồng. Hầu hết, mọi người tuyệt vọng khi thất bại, không chỉ vật chất mà cả về tinh thần. Đấy là nơi nguy hiểm đanh rình rập.
A) Trừ khi tự mình lấy lại được tinh thần nếu không những người này sẽ không thể đứng lên được nữa.
B) Về mặt thể xác, anh ta thấy cuôc đời của mình thất bại, nhưng về mặt TINH THẦN, anh ta vẫn thất cuộc đời của mình vẫn còn nguyên vẹn sáng sủa.
Như một câu ngạn ngữ đã nói:
“Hãy giữ lấy các ước mơ hoài bão của mình
Vì nếu các ước mơ hoài bão ấy chết đi thì
Bạn sẽ giống như con chim bị thương mà không có cánh”.
Dù ở bât cứ tình thế nào, bạn cũng đừng để khát vọng thành công trong tâm trí bạn bị hủy diệt bởi những gì bởi những gì sảy ra trong thế giới bên ngoài.
Còn bây là thời điểm then chốt của toàn bộ:
“PHẦN LỚN MỌI NGƯỜI ĐỂ CHO CÁC KẾT QUẢ HIỆN TẠI ĐIỀU KHIỂN SUY NGHĨ CỦA HỌ”. Tôi xin nhắc lại: các kết quả HIỆN TẠI, hoàn cảnh HIỆN TẠI, tình thế HIỆN TẠI điều khiển họ. Gỉa dụ hoàn cảnh hiện tại của ta là “nghèo khó” và nếu ta sử dụng tình thế “Nghèo khó này cho suy nghĩ của mình thì ta sẽ tạo ra một nhận thức nghèo nàn trong tâm trí chúng ta. Và nếu “nhận thức nghèo nàn” hay “nhận thức sai lệch” này tấn công dồn dập và liên tiếp vào trong tâm trí của chúng ta, nó sẽ từ từ ngấm vào TIỀM THỨC của chúng ta và đấy chính là lúc ta bị sập bẫy! Đó chính là lí do tại sao có một câu danh ngôn rằng:
“ Hãy chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của bạn để có thể làm phiền những điều gì bạn muốn”.
Những người có suy nghĩ bị chi phối bởi tình cảnh hiện tại của họ KHÔNG chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của họ. Chỉ có những ai đó, dù trong những hoàn cảnh tồi tệ, vẫn có những SUY NGHĨ MỚI GÂY NHIỀU CẢM HỨNG mới chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của họ! Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản nhưng không hiểu sao có rất nhiều người không hiểu được điều này để ứng dụng nó.
Mới đây, tôi đã điều khiển một buổi hội thảo và có một phụ nữ luôn đạt được doanh thu 250.000 RM ( 66.000 USD) hàng tháng. Khi tôi hỏi, liệu tháng sau có thể kiếm được bao nhiêu thì cô trả lời là 270.000 RM (71.000 USD). Có phải điều này nghe rất thực tế chăng? Chắc chắn là không thế rồi. Và khi tôi hỏi cô tại sao cô không thể đạt được 500.000, cô đáp lại rằng vì đó là hiện tại cô chỉ kiếm được 250.000 RM. Đấy bạn xem, nhiều người cứ bị trói chặt bởi các kết quả hiện tại của mình.
Chúng ta nên thoát khỏi các kết quả và tình thế hiện tại của mình và hướng tâm trí mình về cái mình muốn trở thành. HÃY MƯỜNG TƯỢNG ra con người mà bạn muốn trở thành. HÃY CẢM NHẬN điều đó. Hãy cảm nhận sự dạt dào cảm xúc. Hãy hiện thực điều đó liên tục bất kể những gì đang sảy ra ở thế giới bên ngoài và bạn sẽ cảm thấy tình thế hiện tại của bạn đang thay đổi theo các suy nghĩ bên trong tâm tró của bạn. Vâng, giờ đây, bạn chính là đang làm chủ chính mình. Đó chính là một thất bại bắt đầu trở thành một thành công.
Mỗi sự việc đều bắt nguồn từ những suy nghĩ của chúng ta TRƯỚC KHI nó trở thành một thực tiễn bên ngoài. Vì vậy KHỞI NGUYÊN của suy nghĩ này có tính quyết định. Tôi nhắc lại: ĐỪNG SỬ DỤNG TÌNH THẾ HIỆN TẠI CỦA BẠN như điểm khởi đầu. Hãy sử dụng một tư duy độc đáo, mới mẻ, can đảm phong phú và lạc quan làm điểm khởi đầu.
Làm thế nào chúng ta có thẻ giữ được tất cả những suy nghĩ cam đảm trong tâm trí mình khi ta bị bủa vây bởi các vấn đề? Đây là phương pháp mà tôi sử dụng:
Giả sử việc đầu tư kinh doanh của chúng ta bị thất bại. Ta bị mất nhiều tiền và lâm vào tình cảnh nợ nần mà không có tiền chi trả. Đó là một rắc rối lớn đấy. Trong tình trạng này, chúng ta sẽ lo lắng về nhiều việc khác, chẳng hạn như những người khác sẽ nói gì, nghĩ gì . Nhưng nêu ta thử phân tích kĩ lưỡng thì thật ra không có nhiều rắc rối như thật sự ta nghĩ. Nói thẳng ra là chẳng ai thật sự nghĩ ngợi về chúng ta. Phần lớn thời gian họ đều nghĩ về bản thân họ. Hầu hết mọi người không có thời gian để nghĩ về chúng ta! Một cuộc nhiên cứu trong thời gian gần đây, đã cho thấy: 93% vấn đề thật ra không có thật. 7% vấn đề là sự thật. Ngoài những vấn đề thực sự này ra thì có một loạt các vấn đề mà ta không thể giải quyết được. Ví dụ như hôm nay bạn quyết định đi dự hội thảo trên một hòn đảo tách biệt hoàn toàn, không điện thoại, và mỗi tuần chỉ có một chuyến bay duy nhất rời đảo và một việc gì đó sảy ra cho những đứa con của bạn. Bạn có thể làm gì trong trường hợp này? Chẳng làm gì được cả. Bạn có thể chọn cách còn lại là lo lắng về việc đó suốt cả tuần lễ cho đến khi bạn có thể đón được chuyến bay trở về. Hãy suy ngẫm về điều này. Tại sao chúng ta cứ mãi lo lắng về một việc mà mình khong thể làm được?
Một trang sổ tay của Edison ghi lại bức phác họa một bóng đèn cháy sáng mà ông đã phát minh vào năm 1879. Sau hàng ngàn lần bị thất bại, Edison vẫn luôn giữ hình ảnh về bóng đèn cháy sáng trong tam trí.
“Đối với mỗi vấn đề dưới bầu trời này cần có một phương pháp giải hoặc không có gì cả. Nếu có, hãy có gắng tìm ra nó. Nếu không có cách nào, cớ gì phải lo lắng”.
SANTIDEVA
Trong một ví dụ khác, chúng ta hãy giả định mình bị khánh kiệt vì một thất bại nào đó trong công việc đầu tư kinh doanh và chúng ta nợ ngân hàng hoặc một người nào đấy hàng triệu bạc. Ta có thể làm gì đây? Chẳng có cái gì cả! Vậy thì đừng nên lo lắng về nó nữa. (Xin lưu ý rằng không phải tôi đang khuyến khích bạn chối bỏ trách nhiệm về khoản nợ của mình, mà điều tôi muốn nói trước tiên là hãy giữ đầu óc sáng suốt. Một khi đầu óc đã tỉnh táo thì hãy bắt đầu đưa ra những suy nghĩ mới của mình và can đảm các kế hoạch mới, các dự án kinh doanh mới, các cách thức mới…)
Có nhiều cách có thể thực hiện được để ta đưa các thứ vào trong tâm trí ta. Ta có thể sử dụng cách tự kỉ ám thị để thay đỏi cách cư sử của mình, dùng các ngôn ngữ tác động đến thần kinh (Neuro linguistic program) viết tắt là NLP, phương pháp CRAFT ( cancel- hủy bỏ, replace- thay thế, Affim- xác nhận, Focus- tập trung, Train- rèn luyện) của tiến sĩ Maxwwell Matz nghe các cuốn băng có nội dung tích cực và điều quan trọng hơn là tập thói quen ngủ đúng giờ. Khi bạn ra ngoài, hãy cố gắng giao thiệp với nhứng người có tư tưởng lạc quan. Mỗi buổi sáng thức dậy đừng quên là ta phải hình dung trong đầu mình những hình ảnh con người đã thành công mà ta muốn trở thành. Hãy để dũng khí chảy vào huyết quản của bạn. Thực hiện điều tương tự trước khi đi ngủ. (Điều tệ hại nhất mọi người vẫn làm vào buổi sáng là đọc báo). Trong ngày, hễ khi nào bạn rảnh, hãy tận dụng những cơ hội đó để làm việc tương tự. Chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra rằng dù tình thế bên ngoài của bạn ra sao, nó cũng bắt đâu thay đổi dần dần theo hướng bạn đã hình dung trong tâm trí mình. Bạn sẽ không bao giờ thấy sợ thất bại nữa.
“Những người thành công tột bậc trong xã hội chúng ta gặp không phải là những người không gặp thất bại; họ chỉ không nhận thức tiêu cực về điều đó. Họ không gán những hình ảnh tiêu cực cho những điều mà họ không làm được.”
“Có đủ thứ cơ hội trong thời buổi khó khăn… những lúc thuận lợi cũng tốt nhưng những thời kỳ khó khăn vẫn tốt hơn.”
KONOSUKE MATSUSHITA
Sinh năm 1894. Về thể trạng, ông là một người yếu đuối. Với 100 yên dành dụm, ông khởi đầu công việc kinh doanh trong một căn phòng cho thuê rộng gần 40m2, thành lập một trong những công ty thiết bị điện lớn nhất thế giới mà ông lãnh đạo trong hơn 50 năm.
Vâng, cái giá của thành công là sự kiên trì. Đừng bao giờ chấp nhận câu trả lời “Không”! Và nếu bạn đã từng bị dồn vào chân tường hoặc cẳm thấy mình gục ngã và bị đẩy ra ngoài cuộc, hãy luôn ghi nhớ bạn chỉ đang ở trên một chỗ cong trên đường và đó không phải là chỗ kết thúc.
*********************************
CHỖ CONG TRÊN ĐƯỜNG
Khi bạn cảm thấy mình chẳng còn gì để cho
Và bạn chắc rằng bài hát đã kết thúc,
Và dường như chẳng còn lý do gì để sống
Và màn đêm buông xuống.
Bạn đến đâu để tìm ra sức mạnh
Mà bạn cần để tiếp tục cố gắng?
Bạn tìm đâu ra bàn tay sẽ lau khô
Những giọt lệ mà tim bạn đang rơi.
Khi bạn bị đong đầy bằng nỗi buồn phiền và thất vọng,
Hãy nhìn lại điều tưởng chừng là kết thúc,
Nghe lời thì thầm, “Hãy chờ đến ngày mai”,
Nỗi đau xé tim này chỉ là một chỗ cong trên đường.
(Chố cong trên đường, chỗ cong trên đường
Chỗ cong trên đường, chỗ cong trên đường.)
Con đường sẽ vẫn tiếp nối sau chỗ cong
Và bạn sẽ lại hát tiếp tục cuộc hành trình,
Và niềm hy vọng trong tim sẽ nhen nhóm trở lại
Khi bạn thấy ánh sáng về cái mình đang mơ đến.
Và lời thì thầm trái tim bạn để trấn an
Niềm hạnh phúc chỉ đâu đây quanh chỗ cong trên đường.
(Chố cong trên đường, chỗ cong trên đường
Chỗ cong trên đường, chỗ cong trên đường.)
“Trong mỗi thời kỳ, những người tài năng leo lên cao. Từ phía dưới, thế giới nhìn theo họ. Những người này leo lên đỉnh núi vào những đám mây, biến mất, rồi xuất hiện trở lại. Người ta quan sát họ, cho điểm họ. Họ đi bên bờ vực. Họ liều lĩnh đi theo con đường của mình. Quan sát họ trên cao, quan sát họ ở đằng xa, họ chỉ là những cái chấm đen nhỏ xíu. Họ vẫn tiếp tục đi. Con đường thật gồ ghề, các khó khăn không ngừng xuất hiện. Cứ mỗi bước lại có một bức tường, mỗi bước lại có một cái bẫy. Khi họ leo lên, không khí càng giá lạnh. Họ phải làm thang cho mình bằng cách cắt nước đá ra và đi trên nó, bước chân thật vội vã. Một cơn bão đang thét gào. Thế mà họ vẫn tiến lên trong sự điên rồ của mình. Không khí càng lúc càng khó thở. Vực sâu ngoác miệng phía dưới họ. Vài người rơi xuống. Những người khác dừng lại và thoái lui. Tình trạng của họ là tình trạng kiệt sức đáng buồn.
Những người táo bạo lại tiếp tục. Những con diều hâu trừng trừng nhìn họ. Tia chớp lóe lên trên đầu họ. Trận cuồng phong rất hung hãn. Chẳng hề gì, học vẫn kiên trì tiến bước.”
VICTOR HUGO
Sự kiên trì của con sông Colorado đã làm nên hẻm núi hùng vĩ Grand Canyon. Sự kiên trì của một Charles Goodyear đã cho chúng ta các lốp xe cho phép xe hơi chạy với tốc độ cao. Sự kiên trì của anh em nhà Wright đã cho chúng ta đôi cánh để bay. Sự kiên trì của một Alexander Graham Bell đã cho phép chúng ta trò chuyện từ những khoảng cách xa xôi. Sự kiên trì của Beethoven làm cho thế giới chúng ta ngập tràn những giai điệu tuyệt vời. Sự kiên trì của John Milton đã cho chúng ta những bài thơ ngọt ngào thắp sáng trái tim. Sự kiên trì của Helen Keller đã cho tất cả những người tàn tật niềm hy vọng. Sự kiên trì của Nelson Mandela đã cho chúng ta hòa bình. Sự kiên trì của Thomas Edison đã cho chúng ta ánh điện. Sự kiên trì của Abraham Lincoln mang lại cho ông chức Tổng thống. Thành công phụ thuộc vào sự bền bỉ của ta. Thiếu kiên trì là một trong những lý do thất bại của nhiều người trong kinh doanh, trong chính trị và trong cuộc sống riêng tư. Và như lời của Napoleon Hill: “Mỗi con người thành công đều nhận ra rằng thành công vĩ đại nằm phía bên kia thời khắc họ biết chắc là ý tưởng của họ sẽ không thực hiện được.”
“Vấn đề không phải là bạn đã rơi bao xa, mà là bạn đã leo lên lại đến mức nào!”
Pepsi Cola tuyên bố phá sản lần đầu tiên vào ngày 02/03/1923. Công ty lại phá sản một lần nữa vào năm 1925. Vào ngày 18/05/1931, họ lại đệ đơn xin phá sản. Không bao lâu sau, doanh số hàng năm của họ là 9,3 tỉ USD so với 8,4 tỉ USD của tập đoàn Coca-cola.
Việc phân tích kỹ 178 người thành công nổi tiếng đã phơi bày sự thật là tất cả họ đã từng thất bại nhiều lần trước khi đạt đến thành công.
Chưa từng có ai đạt được thành công xứng đáng mà không một đôi lần thấy một chân của mình lơ lửng trên bờ vực của thất bại.