Cô Lâu Quái Kiệt - Hồi 08 - Phần 1

Hồi 8: Những việc bất ngờ

Trăng sao đều lặng bốn bề im phăng phắt...

Ánh bình minh vừa ló dạng thì Gia Cát Ngọc đã giục ngựa lên đường.

Con đường núi vắng vẻ này chính là con đường phải đi qua, mới đến Bạch Thảo Giáp được. Chỉ trong vòng ngày thật quá ngắn ngủi, nếu vạn nhất không tìm được “Tục Đoạn Sanh Cơ Linh Ngọc Chi”.

Nghĩ đến đây chàng tự hồ như thấy khung đầy mặt lạnh lùng của vị quái khách nọ ở trong sơn động dưới vách núi cao, đang nhìn thẳng vào mặt chàng mỉm cười ghê rợn, và nay vẻ thất vọng...

Chàng cũng tự hồ nhìn thấy Xích Diễm Tàn Chưởng, sắc mặt nay ngơ ngác, đang nằm yên trên mặt đất tại động đá nọ, trong khi có vô số mũi dao nhọn từ trong động đá thò ra, và có một lưỡi dao bén ngót đang chĩa vào cổ họng của lão ta...

Và sau một tiếng “Xoạt” lưỡi dao ấy đã cắm phập xuống, thế là từ cổ họng của Xích Diễm Tàn Chưởng máu tươi nhuộm đỏ cả khung mặt đầy phong sương của lão, rồi lão cất tiếng khẽ rên rỉ và hai mắt nhìn chòng chọc vào chàng, tràn đầy lửa giận...

Nghĩ thế nên chàng không khỏi lạnh buốt cả xương sống. Chàng bất giác đưa một bàn tay lên dụi mạnh đôi mắt...

Ờ mà đầy không phải sự thực.

Nhưng, nếu trong vòng mười hôm ta không tìm được “Tục đoạn sanh cơ linh ngọc chỉ” thì có ai dám chắc lão quái nhân kia không ví quá thất vọng mà sử dụng đến những thủ đoạn ác độc nhất.

Tuy đối với chuyện hiểu lầm của Uyển tỷ tỷ, chàng đang sốt ruộc muốn tìm cơ hội để giải thích, nhưng mọi sự thật trước mắt không cho phép chàng được chậm trễ giây phút nào cả.

Bởi thế, chàng bỗng đâm liều, giục ngựa đi nhanh tới trước.

Ngựa chạy như bay, tiếng gió không ngớt rít vèo vèo bên tai chàng. Đúng trưa hôm ấy là chàng đã đến vùng Thái Thuận. Chỉ cần đi thêm mười dặm nữa là chàng đã có thể tiến tới cửa khe núi Bách Thảo Giáp.

Bỗng nhiên, ngay lúc ấy từ một khúc quanh của con đường núi, bất thần có một bóng người nhẹ nhàng lao vút ra. Dáng vóc cũng như cử chỉ của người ấy hết sức quen thuộc.

Người ấy là ai?

Trong khi chàng chưa kịp đoán ra, thì bất thần bóng người ấy bỗng quay phắt đầu lại.

Chàng tuy không nhìn rõ thái độ của người đó sau khi nhìn về phía chàng, và không nhìn thấy chàng phi nhanh ngựa tới, thì bỗng vung mạnh hai cánh tay lên, rồi lao vút trở vào khu rừng rậm. Cử chỉ của người đó, trông sợ hãi như một người tiều phu gặp cọp vậy.

Gia Cát Ngọc trầm ngâm, thầm nghỉ rằng:

“Người ấy vừa trông thấy mình, thì tránh mặt ngay, như vậy chắc chắn là một người quen biết, chứ không còn nghi ngờ chi nữa.”.

Nhưng, tại sao người ấy lại sợ lại có vẻ sợ sệt mình như gặp phải rắn rết thế?

Có lý đâu giữa ta và người ấy có hiểu lầm nhau chi chăng?

Song mình mới dấn bước giang hồ chẳng bao lâu lại mới đến đầy lần đầu tiên vậy sự hiểu lầm đó từ đâu mà có được?

Chàng không ngớt nghĩ ngợi miên man, cho đến khi con ngựa phi tới nơi người ấy vừa xuất hiện, mà chàng vẫn chưa tìm thấy một câu giả đáp nào cả.

Chàng đưa mắt nhìn về những dãy núi chớn chở cao vút, những cánh rừng xanh um phẳng lặng, biết người ấy đã bỏ đi xa rồi nên chỉ còn vung roi ngựa phi nhanh về phía Bách Thảo Giáp mà thôi.

Hai cửa vào của Bách Thảo Giáp, chỉ là một khe đá rộng hơn một thước, rêu xanh phủ kín, cỏ mọc um tùm, tựa hồ như từ lâu rồi người chẳng có dấu chân của người nữa.

Gia Cát Ngọc không khỏi do dự trong chốc lát, nhưng cuối cùng cũng đã nhảy xuống yên ngựa, chậm rãi bước thẳng đến trước khe đá.

Khi mới lách mình bước vào, thì chàng trông thấy đâu đâu cũng tối mờ mờ, nhưng sau khi đi được độ ngoài mấy mươi trượng, thì bỗng trong thấy có ánh mặt trời từ trên đầu chiếu rọi vào. Hai bên vách đá mọc đầy những loại rong rêu ấy phát ra.

Gia Cát Ngọc là con trai của Bắc Đẩu Thư Sinh, một người học vốn uyên thâm nhất trong thiên hạ, nên dù chàng tuổi còn trẻ nhưng kiến thức rất rộng rãi.

Do đó vừa nhìn qua là chàng đã biết ngay các thứ rong rêu ấy được gọi là “xích tảo” và “châu khuấn” đều thuộc loại thuốc rất hiếm có, chỉ nhìn qua cảnh vật chung quanh trong lòng chàng đã bất giác thầm kính phục vị Lãnh Diện Hoa Đà này. Chàng tiếp tục đi tới độ mấy mươi dặm nữa, thì bỗng nhiên mũi ngửi thấy một mùi thơm ngào ngạt. Thì ra nơi đây là cuối khe đá, và tại đây có trồng cây hoàng đào, hoa đỏ trổ đầy cành, trái sai nặng trĩu.

Gia Cát Ngọc trong lòng hết sức lấy làm lạ. Đưa mắt chú ý nhìn thì trông thấy những bông hoa trên cành to như một cái chén, vô cũng xinh đẹp. Riêng những trái đào lại có màu vàng rực rỡ, bóng láng trong thực ngon lành, mùi thơm không ngớt phất qua mũi, khiến ai thấy cũng phát thèm.

Gia Cát Ngọc chú ý nhìn một lúc thật lâu. Nhưng vẫn không làm sao hiểu được cây hoàng đào vừa đâm hoa vừa kết quả như thế này, là thuộc giống cây gì.

Bởi thế, chàng bỗng có ý nghĩ vũ trụ mênh mông, vạn vật phức tạp, trong khi đó sinh mạng của con người chỉ ngắn ngủi mấy mươi năm thực chẳng làm sao tìm hiểu hết cho được.

Chàng vừa suy nghĩ vừa bước đi qua khỏi cây đào ấy. Thế là cả khu Bách Thảo Giáp đã hiện rõ dưới mắt chàng:

Bốn vách núi cao chọc trời, dù là loài chim cũng khó bay lọt được. Trên mặt đất cũng như trên vách đá, mọc vô số những loài kỳ hoa dị thảo, hiếm có trên đời, quí báu vô song. Gia Cát Ngọc trông thấy thì không khỏi kính phục vị chủ nhân, thầm nghĩ rằng:

“Trong khe núi này các loài cỏ quý không biết bao mà kể, nếu phân loại ra, thì nào dưới mấy trăm loại. Vị Lãnh Diện Hoa Đà này, thực đáng tôn là một bực danh y đệ nhất trong thiên hạ. Nhưng chỉ có cái tên của ông ta gọi là Lãnh Diện thì cũng đủ thấy tánh tình của ông ta rất lạ lùng. Vậy không biết lần này ta đến đây để xin thuốc, có thể được toại nguyện không?”

Chàng đang định cất bước để đi tới nữa, thì bỗng trong lòng thấy làm lạ, thầm nghĩ rằng:

“Bách Thảo Giáp chỉ rộng độ chừng mấy trăm trượng, bề sâu không hơn một dặm, khắp nơi cây cỏ um tùm, nhìn mút mắt, thế tại sao lại chẳng trong thấy có một túp lều tranh, hoặc một gian lầu gác chi cả? Như thế vị Lãnh Diện Hoa Đà này trú ngụ nơi nào?”

Nghĩ đến đây thì chàng thầm nhủ:

“Cũng được. Ta cứ việc đi tìm khắp khe núi này, thì nào có sợ tìm không gặp vị chủ nhân hay sao?”

Nghĩ thế, nên chàng tiếp tục đưa chân bước tới, theo con đường trải đá trắng duy nhất trong khe núi. Hai bên đường đi các loại kỳ hoa dị thảo mọc um tùm hết sức xinh đẹp, mùi thơm không ngớt thoang thoảng bay qua mũi.

Gia Các Ngọc vì thấy các loài hoa xinh đẹp, nên đã mấy lần thò tay định bẻ, nhưng nửa chừng chàng lại thu tay về, thầm nghĩ rằng:

“Những hoa có trong khe núi này đều là vật quí báu, nếu ta bẻ lấy thì chẳng những rất thất lễ mà còn đụng chạm đến thiên hòa nữa.”

Nhưng, những trái cây thơm ngào ngạt không tên tuổi kia càng làm cho người ta thèm rõ dãi. Ai bước vào đây và được trông thấy những loài cây lạ lùng này, đều không khỏi ý muốn ăn thử.

Nhưng cũng may là Gia Cát Ngọc lúc nào cũng giữ lễ, nên mới không xâm phạm đến những hoa quả trong sơn cốc, mà vẫn điềm nhiên bước nhanh đi tới.

Con đường đã quanh co khúc khuỷu, tựa hồ như đi mãi không biết bao giờ cùng. Thân người Gia Cát Ngọc đi đứng nhanh nhẹn, thế mà đi mãi đến độ dùng xong một bữa cơm, và đã thấy mình đi khắp nơi trong sơn cốc, mới trông thấy một túp lều tranh ẩn tại phía dưới vách đá. Trước cửa gian nhà có trồng một cụm cây, lá xanh hoa vàng. Trên cháng hai cây ấy có treo một lồng chim, sườn bằng bạch ngọc, lưới bằng tơ vàng. Trong lòng có nuôi một con chim lạ lùng. Con chim ấy đang vươn cổ lên hót lên những tiếng thanh thúy, uyển chuyển.

Gia Cát Ngọc đưa mắt nhìn chăm chú con chim trong lòng thầm nghĩ rằng:

“Gian nhà tranh này cùng lắm là cách khe đá ngoài cửa hang nhiều lắm là nửa dặm đường, thế tại sao lại không mở một con đường thẳng đi gần hơn? Có lý nào chủ nhân những người khách đến đây phải đi một vòng quanh sơn cốc với một dụng ý chi chăng?”.

Chàng đang nghĩ ngợi thì bỗng nghe từ trong gian nhà có người lên tiếng nói rằng:

– Nguyệt đào mị lý sum sê, hoa quả hấp dẫn, thế mà từng ấy tuổi có thể giữ được điềm nhiên trước những trái “nhuyễn đào” quả thực là hiếm có, đáng quí lắm.

Giọng nói tuy lạnh lùng như giá băng nhưng có ngụ ý khen ngợi, nên Gia Cát Ngọc nghĩ rằng:

“Té ra cây đào vàng ngoài cửa động lại chính là thứ “Nhuyễn đào” thuộc loại dâm quả, nhưng chẳng rõ “Mỵ lý” trồng ở nơi nào? Hèn gì trong sơn cốc chẳng có ai trông giữ cả. Bây giờ ta mới biết, tất cả cỏ cây hoa lá trong sơn cốc này, đều ngâm chứa đầy dẫy những nguy hiểm.”

Nghĩ đến đây chàng bất giác nghiêm nghị nói rằng:

– Gia Cát Ngọc hôm nay mạo muội đi vào sơn cốc là có việc muốn thỉnh cầu với chủ nhân.

Từ trong nhà lại vọng ra một giọng nói lạnh như băng rằng:

– Vậy ngươi chẳng biết luật lệ của lão phu đây sao?

– Tại vì mới dấn bước giang hồ, nên xin tiền bối chỉ dạy cho.

– Mười năm về trước lão phu đã tuyên bố là bất cứ ai đi vào sơn cốc này và đến trước chòi canh của ta, mà không xúc phạm một lá cây cộng cỏ nào, thì ta sẽ cho phép người ấy được chọn xin một trong ba trăm năm mươi chín loại linh dược của ta.

Gia Cát Ngọc nghe thế, thì không khỏi vui mừng, và cho rằng mình rất may là biết chú trọng đến việc thủ lễ, nên không hề xúc phạm đến hoa quả trong sơn cốc, bằng không thì tất sẽ phí công vô ích trong chuyến đi này rồi.

Thực ra thì chàng nào có biết trước đây, là chính vì chàng trước đây đã may mắn ăn được trái “Kim Tuyến Huyết Lan”, nên các loại độc không thể xâm nhập vào cơ thể. Nếu chẳng thế e rằng chàng không thể nào vượt qua khỏi cây “nhuyễn đào” ngoài cửa sơn cốc.

Khi nghe qua lời nói của chủ nhân chàng thầm nghĩ:

“Cụ già này đã luyện được ba trăm năm mươi chín loại linh dược, thế tại sao lại không luyện thêm một loại nữa để cho con số được chẳng là sáu mươi?”.

Tuy trong lòng chàng đang nghĩ ngợi như thế nhưng ngoài miệng chàng đã cất giọng cung kính nói rằng:

– Tại hạ đến đây ngày hôm nay là có ý muốn xin tiền bối ban cho một lọ.

Trong khi chàng chưa kịp nói được bảy tiếng “Tục Đoạn Sanh Cơ Linh Ngọc Chỉ” thì bất thần nghe được tiếng gió rít rất lạ lùng, tức thì trong thấy một con rắn nhỏ màu xanh dẹp, dài hơn một thước ngắm ngay chiếc lồng chim treo ngay dưới mái hiên lao vút tới.

Thân rắn tuy bé nhỏ nhưng nó lại hết sức nhanh nhẹn lao nhanh không thua chi một viên đạn bắn ra, chỉ trong chớp mắt là nó đã quấn chặt vào cháng hai cây nơi có treo chiếc lòng chim rồi há to miệng, nhắm ngay con chim trong lòng mổ xuống.

Gia Cát Ngọc trông thấy thế thì liền co ngón tay trỏ, khẽ bún ra gây nên một luồng kình phong bén nhọn bay vút tới. Vì chàng trông thấy con chim quý báu hiếm có kia chỉ trong chớp mắt nữa là phải chịu làm mồi ngon cho con rắn độc, thì đâu thể nào khoanh tay đứng ngó được? Hơn nữa bản chất cứu trợ kẻ yếu, vẫn là thường tính của con người.

Bởi thế qua hai tiếng bốp bốp thì đầu con rắn đã bị luồng chỉ lực đánh nát tan như bột và những hoa vàng trên cây cũng bị luồng chỉ phong làm rơi rụng lả tả.

Gia Cát Ngọc vẫn không hề hay biết luồng chỉ phong ấy của chàng đã làm tan biến tất cả mọi tha thiết của chàng khi bước đến đây nên cất giọng tự nhiên nói tiếp rằng:

– Tại hạ muốn tiền bối gia ơn cho một lọ.

Câu nói chưa dứt thì bỗng nghe lão già bên trong nhà cất giọng lạnh lùng “Hừ” một tiếng rồi nói:

– Câm miệng lại. Ba năm tâm huyết của lão phu, đã hoàn toàn đổ vỡ dưới luồng chỉ phong của ngươi, vậy ngươi còn xin xỏ nỗi gì?

Gia Cát Ngọc không khỏi kinh ngạc phân bua rằng:

– Tại hạ chẳng hề có sự xúc phạm chi cả, vậy tiền bồi nói thế nghĩa là sao?

– Lão phu gia công nghiên cứu món thuốc “phụng huyết long cân tán” cho chẵn số linh đơn của lão phu đã bào chế ra. Nhưng “Hoàng Phụng” ta đã tìm ra nhưng “Tiểu Long” bấy lâu nay vẫn chưa hề tìm ra. Mãi đến ba năm trước đây, ta đã hao chẳng biết bao công phu, mới tìm bắt được một con “Tiểu Long” ở tại một khe núi sâu về phía trái cửa qua núi này, nhưng vì tuổi nó chưa đúng, nên chưa dùng được, do đó ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nó từ ngày ấy đến nay, hằng bữa phải lấy “xích tảo” và “châu khuấn” để cho ăn chẳng còn bao lâu nữa... thế mà bị người búng cho một chỉ chết tốt...

Gia Cát Ngọc nghe thế, thì trong lòng vừa ấy náy vừa xấu hổ vô cùng.

Nhưng chàng vẫn cố giãi bày rằng:

– Việc ấy tuy đáng trách tại hạ, về chỗ không nhận xét kĩ lưỡng. Nhưng nếu vừa rồi tại hạ khoanh tay đứng ngó, thì e rằng con “Hoàng Phụng” ở trong lòng kia giờ đây đã thành mồi ngon cho con rắn ấy rồi, như vậy chẳng phải?

– Đấy là một điều mà lão phu không tránh được tổn thất, cũng may là ngươi biện giải cũng có lý.

Gia Cát Ngọc nghe qua, trong lòng vừa xấu hổ vừa hối hận, nên đứng yên lặng trơ trơ trước mái hiên.

Từ trong hiên nhà lại có giọng lạnh lùng vọng ra rằng:

– Sao người còn chưa chịu bỏ đi, bộ đứng đó chờ ta đuổi đi hay sao?

Gia Cát Ngọc là con người có tánh tình ngạo mạn, nên vừa nghe qua lời nói ấy, liền nhướng cao đôi mày lưỡi kiếm, rồi quay phắt người lại, cất bước bỏ đi tuốt.

Nhưng, chàng mới bước được ba bước, thì đôi mày lại câu chặt bất ngờ dừng chân đứng lại.

Nên biết Gia Cát Ngọc hồi thuở nhỏ đã theo học chữ nghĩa với cha mẹ, nên tuy tuổi hãy còn trẻ, nhưng kiến thức rất rộng rãi. Do đó trong khi chàng vừa quay người bỏ đi, thì bất ngờ trong lòng lại thoáng có một ý nghĩ nên thầm bảo rằng:

“Sách xưa có ghi chép người dũng sĩ thuở xưa dù gặp hiểm nguy bất ngờ cũng không sợ hãi hay bị kẻ khác nghi oan cũng không tức giận. Hôm nay ta đến đây có việc nhờ cậy người khác, vậy thế nào lại giận giỗi bỏ ra đi theo tình cảm nông nổi như vậy sao?”.

Vì thế nên sự tức giận trong lòng chàng, bỗng hoàn toàn tiêu tan đi mất, vội vàng quay người lại cất giọng thành khẩn và cung kính nói rằng:

– Tại hạ vì nhất thời lỡ tay, nên làm hỏng việc lớn của tiền bối, vậy chẳng hay có cách chi lập công chuộc tội chăng?

Trong gian nhà tranh yên lặng một lúc khá lâu, mới có một giọng lạnh lùng ngấm tận xương tủy vọng ra rằng:

– Lão phu là người ở ẩn trong chốn hoang sơn, không có chuyện chi cần tranh giành với đời cả, vậy nên ngươi đi cho sớm đi.

Gia Cát Ngọc đoán biết là lão già này là người có tánh tình lạnh lùng quái dị, việc đến đây xin thuốc xem ra đến chín phần mười đã không có hi vọng chi nữa.

Bởi thế sự chán ngán thất vọng đã hiện rõ trên khung mặt của chàng.

Nhưng dù sao chàng cũng là một người rất thông minh và đầy sáng suốt, nên ngay lúc ấy trong lòng liền lóe lên một ý nghĩ mới nữa. Do đó đôi mắt chàng sáng ngời cao giọng nói rằng:

– Tiền bối đem hết kình lực trong bình sinh bào chế được ba trăm năm mươi chín loại linh dược để cứu đời. Tuy đấy cũng gọi là linh dược rất cao thâm nhưng đến ngày nay vẫn còn thiếu một thứ nữa mới chẵn số, nếu đem tiền bối so với Hoa Đà, Biền Thước thuở xưa, thì tiền bối vẫn còn kém hơn nhiều chưa có thể liệt danh vào rừng thần y dược.

Phàm con người ai cũng có ý chí riêng của mình dù cho gặp khó khăn đến đâu người ta cũng cố gắng thực hiện cho kỳ được.

Vị Lãnh Diện Hoa Đà này cũng không có việc chi phải nhờ cậy đến người khác cũng như không có chi phải đua tranh với đời nhưng ông vẫn một lòng một dạ, nhất định phải luyện cho thành ba trăm sáu chục món linh dược hầu có thể so tài với các bậc thần y thuở xưa, như Biền Thước, Hoa Đà.

Gia Cát Ngọc nói lên những lời nói vừa rồi, chính là đã đánh trúng những nguyện vọng trong tâm khảm của lão ta, nên tiếng nói của chàng vừa dứt, thì trong gian nhà tranh đã có người nhanh nhẹn trả lời rằng:

– Thằng bé người nói thế tức có nghĩa là, ngươi có thể đến khe núi sâu ở phía núi trái đây, để bắt giúp cho.

Lãnh Diện Hoa Đà tuy suốt đời không nhờ cậy đến người khác, nhưng vì nhất thời cảm thấy phấn khởi trước việc làm của mình, nên đã buộc miệng nói ra những ý muốn kín đáo trong lòng. Tuy nhiên, khi lão vừa nói đến hai tiếng “giúp cho” thì bỗng dưng lại nín bặt không nói nữa.

Gia Cát Ngọc đã đoán biết thâm ý của lão già. Tuy đối với việc tìm bắt lại một con rắn “Tiểu Long” chàng cảm thấy vô cùng khó khăn nhưng đấy là một cơ hội tốt, để chàng có thể cầu xin linh dược nơi lão già, nên thử hỏi chàng đâu lại chịu bỏ qua. Bởi thế chàng liền mỉm cười nói:

– Chỉ cần tiền bối chịu hứa cho một lọ “Tục đoạn sinh cơ linh ngọc chỉ” thì tại hạ sẽ đích thân xuống khe núi sâu ấy, tìm bắt lại một con rắn tiểu long mang về đây để đền đáp lại việc làm lỡ tay vừa rồi.

Lãnh Diện Hoa Đà sau khi tâm trạng bình tĩnh trở lại, thì dường như cá tánh lạnh lùng của ông ta cũng chi phối ý định của ông ta trở lại như cũ, do đó ông ta bèn cất giọng lạnh nhạt, không một tí tình cảm nói rằng:

– Có lý nào người định bắt ép lão phu hay sao?

– Tại hạ nào dám thế.

– Hừ, người bắt cho được một con “tiểu long” về đây đã, rồi nói chi sẽ nói sau.

Gia Cát Ngọc biết dẫu có nói chi nữa cũng vô ích, nên liền lên tiếng tán đồng, rồi men theo con đường đá nhỏ cất bước nhẹ nhàng đi thoăn thoát.

Trong lòng chàng đang bận tâm đến việc bắt cóc “tiểu long” nên đối với hoa quả bên chung quanh càng không để vào mắt. Chỉ trong thoáng chốc là chàng đã đi đến cửa ra sơn cốc rồi.

Ngay lúc ấy, bỗng chàng nghe tiếng một con ngựa hí rất quen thuộc.

Gia Cát Ngọc giật mình nhanh nhẹn vọt người bay lên, nhắm hướng của khe núi lao vút tới như một làn tên xẹt.

Sự nhanh nhẹn của chàng, quả thật là kỳ tuyệt hiếm có trong võ lâm. Bởi thế, sau khi chàng vượt qua khe đá ngoài trăm trượng, thì vẫn còn trông thấy một bóng người lướt nhanh về phía phải rồi mất hút.

Bóng người ấy từ y phục cho đến dáng vóc, đều giống hệt bóng người mà chàng đã gặp trên đường núi đi đến đây vừa rồi. Gia Cát Ngọc lại không khỏi giật mình thầm hỏi:

“Người ấy bám sát theo ta mãi, chẳng rõ chó dụng ý gì? Giờ đây nếu ta không có việc gấp, thì nhất định sẽ đuổi theo để hỏi cho cặn kẽ mới được.”.

Mặt trời đã xế về Tây, có lẽ đã vào khoản cuối giờ mùi đến giờ Thân. Gia Cát Ngọc nhảy lên lưng ngựa, men theo đường mòn trên sườn núi, nhắm hướng trái đi thẳng tới.

Trên con đường núi đi ngoằn ngoèo, dù cho một con ngựa hay đến chừng nào vẫn cảm thấy đi đứng chậm chạp, vì chung quanh đá tảng lởm chởm ngổn ngang, vô cùng nguy hiểm. Bởi thế Gia Cát Ngọc bèn bỏ ngựa đi chân không. Sau khi đi được một khoảng thời gian độ chừng dùng xong một chén trà, thì đã nghe văng vẳng có tiếng nước chảy.

Nhưng chàng đưa mắt nhìn khắp nơi, chỉ trông thấy những dãy cổ thụ xanh um, nhành to cong veo rắn chắc, lá xanh rậm rạp um tùm chứ không hề trông thấy khe núi sâu mà Lãnh Diện Hoa Đà đã nói ở đâu cả.

Hừ. Rõ là ngốc. Tại sao không biết trèo lên ngọn cây cao để nhìn xem khắp nơi cho rõ.

Chàng tự mắng thầm rồi nhanh nhẹn nhún người vọt lên. Sau ba lần điểm chân lên cành cây để lấy đà, thân người chàng đã vọt lên ngọn cây cao.

Trong khi đôi chân chàng vừa đứng yên trên ngọn cây, thì bỗng đâu những cành cây đó tự nhiên xao động, mặc dù lúc ấy trời đang đứng gió. Thế rồi chính nó lại quấy rầy gót chân chàng, y như những con rắn đang còn sống.

Trước đây ở bên cạnh hồ Lạc Hồn Trì, Gia Cát Ngọc đã từng chính mắt trong thấy một nhân vật võ lâm, bị sa chân vào một bãi cỏ dại biết quấn lấy chân người như một lũ rắn.

Việc ấy chàng còn nhớ rất rõ, nên giờ đây không khỏi khỏi hãi kinh. Bởi thế chàng nhanh nhẹn vận dụng chân lực, rồi vung đôi chưởng đánh thẳng xuống dưới chân.

Vì trong cơn hối hả, nên chàng đã vận dụng đến chín phần mười chân lực. Do đó sau một vài tiếng nổ như sấm động, tức thì nhành lá tuôn đổ ào ào, khiến rừng cây rậm rạp đã bị đánh thủng một vùng to bằng một trượng vuông.

Liền đó, Gia Cát Ngọc buông thõng đôi chân từ trên cao sa xuống tại nơi lỗ trống ấy.

Lúc bấy giờ, thân người chàng đứng cao hơn mặt đất không quá năm trượng.

Chàng đưa mắt chú ý nhìn về phía ngọn cây, tập trung tinh thần để sẵn sàng đối phó với mọi việc nguy hiểm...

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3