Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 02 - Phần 2

GIEO HẠT GIỐNG SAY MÊ ĐI DẠO SAU BỮA ĂN

Ifuka coi không khí gia đình cũng là một mặt trong giáo dục. Về mặt này, Đình Nhi chủ yếu được lợi từ bà ngoại.

Bà ngoại là một người nhiệt tình, lương thiện, thành tâm, bà thường xuyên đưa Đình Nhi đi dạo sau bữa ăn, cùng nói chuyện vui đùa với những đứa trẻ lớn tuổi. Bà ngoại đều rất hòa nhã thân thiết với con dâu, bảo mẫu và những người hàng xóm ở trường. Tình cảm tốt đẹp đã ghi dấu vào trong mạng thần kinh của Đình Nhi. Từ nhỏ đến lớn, Đình Nhi đều vui vẻ hòa nhã khi giao lưu với người khác.

Đầu năm 1982, ông ngoại Đình Nhi được minh oan sau 30 năm, từ nông trường cải tạo Sha Dương trở về dạy học ở Đại học Ngạc Tây. Bà ngoại phải rời xa Đình Nhi để trở về Hồ Bắc đoàn tụ với ông ngoại, Đình Nhi lại trở về nhà bà nội.

Khi đó tôi đi làm suốt ngày, phải tạm trú ở nhà tập thể cơ quan, chỉ có thể trở về nhà bà nội cùng chơi với Đình Nhi 2 tiếng bữa tối. Đến 8h 30 phút, Đình Nhi đi ngủ theo giờ quy định, trong 1 - 2 tiếng đó, miệng tôi hầu như không lúc nào được nghỉ, không nói chuyện với cháu thì lại hát cho cháu nghe, cho đến khi cháu ngủ say.

Những bài tôi hát cho Đình Nhi nghe đều là những làn điệu ru con nổi tiếng trong và ngoài nước như: “ngủ đi, ngủ đi con, Bopbi thân thiết của mẹ…” của Mozart, hay “Gió ngừng thổi, cây lặng im …” của Trung Quốc, hi vọng trong điều kiện có hạn có thể truyền đạt một số nét chấm phá về âm nhạc cho Đình Nhi.

Ifuka nói: “Cái gọi là giáo dục, không phải là đi học, biết chữ, mà phải bồi dưỡng nhân cách kiện toàn, kích thích niềm hăng say mọi mặt, khiến cho đứa trẻ sẽ có thể thực hiện đầy đủ năng lực tự thân”.

Đối với tôi, mỗi phút được ở bên Đình Nhi thật quý báu, đều tận dụng vào việc kích thích tiềm năng, niềm hăng say (để quan sát hiệu quả giáo dục sớm, tôi kiên trì ghi chép cuốn “Nhật ký nuôi con” ghi lại quá trình cụ thể phát triển trí năng của Đình Nhi).

Hầu như từ 6 – 8 giờ tối mỗi ngày tôi đều được ở bên Đình Nhi, cho đến con ăn hoa quả, còn mình thì ăn cơm, sau đó đưa con đi dạo. Từ nhà đến sân bóng đá, trên đường đi tôi nhìn thấy gì là giảng cái đó, khiến Đình Nhi chú ý có ý thức: cây cao cao, chim bay lượn, cột điện thô kệch, đèn đường, nhà lầu, các loại hoa cỏ, các loại xe cộ, các loại người… Nay Đình Nhi đi ra ngoài đều nhìn cái nọ, cái kia, miệng nói không nghỉ. Tôi cố ý tạo ra một thế giới đồng hóa cho Đình Nhi, đối với cây cối hoa cỏ đều biểu thị yêu mến thân thiết như đối với con người. Nhìn thấy đôi bàn tay nhỏ nhắn của Đình Nhi nhẹ nhàng vỗ vào những cánh hoa xuân bên đường, lại còn cúi gập người dùng trán để thơm chúng; mỗi khi nhìn thấy hoa cỏ, chim muông, Đình Nhi đều hoa chân múa tay mừng reo vui vẻ, tôi lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tôi thực sự cảm ơn hiệu trưởng Khâu - người đã giới thiệu cho tôi phương pháp giáo dục sớm, cảm tạ người đã sáng tạo ra lý thuyết này, tôi còn muốn cảm ơn ông bà ngoại đã cho chúng tôi được sống trong một môi trường tự nhiên tốt như vậy, cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn cuộc sống.

Khi bế Đình Nhi chơi trong công viên, tôi không những có thái độ gần gũi đối với cây cối, hoa cỏ, gỗ đá như đối với con người, mà còn bày tỏ sự kính trọng, thân ái đối với những người gặp trên đường. Cụ thể, khi gặp bất kể người có thân phận thế nào, tôi đều dạy Đình Nhi phải “kính chào”, “hoan nghênh”, “tạm biệt”. Nếu như có ai vui vẻ dừng lại đùa vui, khen ngợi, tôi còn dạy Đình Nhi “thăm hỏi sức khoẻ” - bắt tay, “cảm ơn” – khoanh tay cúi chào…

Kết của của sự dạy bảo này là: Đình Nhi từ nhỏ đến lớn đều không bao giờ nhút nhát sợ sệt, ở những chỗ đông người hoặc trong những trường hợp quan trọng, Đình Nhi lại càng phát huy tốt.

Đối với trẻ em chỉ cần bạn dạy bảo, trẻ bất cứ lúc nào cũng đều muốn học, đặc biệt là khi người lớn đưa trẻ đi chơi. Nhưng tiếc rằng mọi người đều chưa nhận thức đầy đủ việc này nên đã lãng phí những thời cơ tốt để phát triển tiềm năng của trẻ nhỏ.

… Mẹ của Phi Phi bên hàng xóm cũng là một người tin theo sự giáo dục từ sớm, chỉ có điều sự “tin theo” ở đây là chưa đầy đủ. Hôm qua chị ấy bế Phi Phi (lớn hơn Đình Nhi nửa tuổi) đứng trước cây cọ, nhưng chị ấy lại không nói chút gì cho con biết. Tôi đành nói với chị ấy: “Chị nên giảng cho Phi Phi đây là cây cọ, có phải hay hơn không!”. Chị ấy cười và giảng hai lần cho cháu bé. Phi Phi bỗng nhiên hưng phấn lên, muốn đến sờ mó vào lá cây cọ. Mẹ bé liền chạy đuổi theo nói: “Không được! Không được! Trên mặt lá cây rất bẩn, có nhiều gai đấy!”. Tôi bỗng nhiên ý thức được rằng, công tử bột chính là do được giáo dục như vậy. Hơn nữa, Phi Phi vừa mới được thả lỏng, một chút hưng phấn không dễ gì tạo nên, nhưng đã nhanh chóng bị dập tắt.

… Khi đứa trẻ học và chơi, thì không nên nghĩ đến chuyện bẩn hay không, chỉ cần tay của trẻ không đưa vào miệng, bụi bẩn không bám vào những chỗ kín là được. Tay bẩn có thể rửa sạch, nhưng niềm tin hứng thú một khi đã bị mất đi sẽ khó lòng lấy lại được.

… Trước khi Đình Nhi được hai tuổi, tôi cho cháu hóa nghiệm phân định kỳ, không phát hiện triệu chứng giun sán. Có thể thấy, chỉ cần tắm rửa sạch sẽ, tay bị bẩn khi học tập và chơi đùa thì cũng không hề gì.

Điều có ý nghĩa nhất là, phải tranh thủ từng phút từng giây truyền đạt thông tin cho trẻ, kích thích sự hưng phấn cao độ của đứa trẻ với môi trường xung quanh, cho trẻ học tập và phát triển đầy đủ những năng lực liên quan trong thời kỳ tuổi thơ.

HỌC CÀNG NHIỀU, KHẢ NĂNG GHI NHỚ PHÁT TRIỂN CÀNG NHANH

Nhà khoa học Nga Tsêcenov đã từng nói: Cội nguồn của mọi trí tuệ đều nằm ở sự ghi nhớ. Căn cứ nguyên lý “dùng mới phế cũ”, giáo dục từ sớm có thể khiến nâng cao thời gian biểu phát triển khả năng ghi nhớ. Đặc biệt là thời kỳ bú sữa, mỗi ngày tái truyền đạt những từ vựng tương đồng, không ngừng kích thích kho từ vựng trong đại não đứa trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng khả năng ghi nhớ của đứa trẻ.

“Nhận thức sống” là năng lực ghi nhớ xuất hiện đầu tiên ở trẻ sơ sinh. Đình Nhi được hơn 3 tháng tuổi đã bắt đầu nhận thức sống, sớm hơn 6 tháng tuổi so với những đứa trẻ bình thường; có 50% trẻ sơ sinh xuất hiện “ghi nhớ lý giải” ở 10 tháng tuổi, tức là xuất hiện mối quan hệ giữa từ vựng và vật thể, Đình Nhi mới 6 tháng rưỡi đã xuất hiện khả năng này; “năng lực nhận thức vật phẩm đồng loại”, vì bao hàm cả năng lực khái quát (có thể nhận thức những điểm tương đồng của vật phẩm), nên nói chung trẻ sơ sinh từ 1 – 3 tuổi mới dần dần hình thành, với Đình Nhi khi 8 tháng tuổi đã xuất hiện khả năng này. Khi đó, do bị viêm amidan nên Đình Nhi phải vào viện, tỉnh lại khi hết sốt, Đình Nhi đã chỉ vào ngọn đèn điện và cười, dùng ánh mắt biểu thị với tôi: “Đó là đèn điện”. Có thể thấy, trong trò chơi tìm đèn điện mà cháu thường chơi đùa ở nhà đã khiến cháu ghi nhớ; quả cầu bằng thủy tinh có thể tắt mở, biết phát sáng chính là “đèn điện”!

Sau khi Đình Nhi ghi nhớ từ “con hươu” đầu tiên, chu kỳ thời gian ghi nhớ từ vựng nói chung đều phải cần mấy ngày. Khi cháu được 1 năm 1 tháng rưỡi, sự phát triển về khả năng ghi nhớ đã cực kỳ nhanh. Thời gian đó, cơ thể Đình Nhi cũng phát triển nhanh, can-xi và sắt đều không đáp ứng đủ nhu cầu. Hơn 1 tuổi rưỡi mới có hai chiếc răng, thóp mụ bao kín rất chậm, hồng cầu cũng bị hạ xuống. Thiếu can-xi không những ảnh hưởng đến sự phát triển xương cốt của trẻ nhỏ, mà còn khiến bé ngủ không ngon, ảnh hưởng đến sự phát triển đại não. Thiếu sắt thường khiến trẻ nhỏ đau đầu, bần thần, trở ngại trực tiếp đến hoạt động tư duy của trẻ, khiến khả năng ghi nhớ bị giảm thấp. Để cung cấp cơ sở vật chất đầy đủ cho sự phát triển trí lực của Đình Nhi, ngoài việc định kỳ kiểm tra tình hình phát triển của hồng cầu và xương cốt cho cháu, tôi còn bổ sung những khoáng chất cho Đình Nhi từ nguồn thức ăn và nước uống. Khi đó, mỗi ngày tôi còn được ở bên Đình Nhi 2 tiếng sau bữa tối, cho nên việc giáo dục thời kỳ đầu hằng ngày đều được bắt đầu từ đi tiêm thuốc. Sự tiến bộ về trí lực của Đình Nhi phần lớn là được thể hiện trong quá trình đi tiêm này.

… Ngày hôm qua tôi bế Đình Nhi đến bệnh viện để tiêm bổ sung can-xi, trên đường đi tôi phát hiện Đình Nhi chú ý đến một bãi cát bên đường, bèn lập tức thông báo cho cháu: “Đây là bãi cát, là bãi cát”. Sau đó tôi hỏi lại cháu: “Bãi cát đâu?”. Đình Nhi không hề do dự giơ tay chỉ. Khi trở về, trên đường tôi lại luyện tập một lượt.

Ngày hôm sau, tôi bế cháu tiễn cha lên xe về trường. Trên đường về, từ xa Đình Nhi đã chỉ vào bãi cát và hét tướng lên. Tôi có phần chưa tin, sao cháu lại nhớ nhanh như vậy? Thế là tôi hỏi Đình Nhi: “Đó là bãi cát à?”. Thế là Đình Nhi khoa chân múa tay ra sức cúi mình xuống bên bãi cát, đại khái, cháu cũng tưởng tượng thân thiết như những thứ khác.

Khả năng phân biệt của Đình Nhi tiến bộ rất nhiều, cháu không những gọi tên đúng với mỗi loài cây căn cứ vào vị trí sở tại của cây, mà còn bắt đầu chỉ ra một cách chuẩn xác những cây mà cháu nhớ nhưng ở môi trường khác. Như cây cọ, cây chuối, cây cam… Vậy mà tôi đã không dự liệu trước được khi tôi viết thư cho bạn tôi chỉ cách đó hai ngày. Những bước tiến bộ nhở, nhưng đã chứng tỏ năng lực tiềm ẩn của trẻ sơ sinh là rất sớm.

Năng lực nhận biết được nhắc đến ở đây có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát rtiển khả năng ghi nhớ. Điều đó có nghĩa, về mặt phương thức ghi nhớ. Đình Nhi không những chỉ dựa vào sự “ghi nhớ bắt chước” đặc hữu ở những trẻ dưới 3 tuổi, mà còn có khả năng “ghi nhớ phân giải”; điều này chỉ có ở những đứa trẻ trên 3 tuổi mới làm được. Bởi vì, giả sử cùng một loại cây, nhưng mỗi cây đều dài ngắn khác nhau, nên càng cần phải có năng lực “khái quát trừu tượng đặc trưng vật thể” so với việc phân biệt ngọn đèn sáng có ngoại hình tương đồng. Từ đó có thể thấy, giáo dục ngôn ngữ sớm sẽ thúc đẩy phát triển đại não.

Cách vài hôm sau khi ghi nhật ký ở phần trên, dưới sự kiên trì của cha, Đình Nhi lại một lần nữa rời khỏi nhà bà nội, trở về khu tập thể đầy mùi khói than. Không lâu sau, tôi đến Tây An phỏng vấn hoạt động trao giải thưởng gồm giải điện ảnh “Trăm hoa” lần thứ ba và giải “Kim Kê” lần thứ hai, sau đó lại trở về Hồ Bắc thăm mẹ và người cha đã 24 năm không gặp mặt. Tôi phải xa Đình Nhi mất nửa tháng. Khi gặp lại, vừa may đó là một cơ hội để thể nghiệm khả năng ghi nhớ của cháu.

… Khi Đình Nhi vừa nhìn thấy tôi còn tỏ ra không cần tôi, phải đến hơn 1 tiếng sau, khi cô bảo mẫu cho cháu ăn, Đình Nhi bèn dùng ngón tay chỉ vào tôi nói: “Mẹ”. Biểu thị là cháu đã nghĩ ra tôi là ai. Tôi nghĩ, cháu cũng sẽ liên đới nghĩ đến cảm giác vui vẻ thân thiết khi ở bên tôi, nếu không cháu làm sao có ánh mắt vui mừng và cười với mẹ được.

Sau khi từ Hồ bắc trở về, tôi còn phát hiện Đình Nhi còn có hành vi buồn cười. Mỗi khi nhìn thấy quần áo của ai treo ở ngoài hoặc vắt trên ghế xa-lông là bắt người đó phải đi thu về, hoặc đem quần áo ấy đưa cho chủ nhân của nó. Điều đó cho thấy, hằng ngày truyền đạt cho Đình Nhi “Đây là cái gì, của ai?”, đã khiến cháu phát triển năng lực ghi nhớ phân loại, đại não của Đình Nhi vì thế mà nâng cao được hiệu xuất xử lý thông tin.

NGỦ ĐỦ, NGỦ TỐT, HUẤN LUYỆN TƯ DUY SẼ NHANH CHÓNG

Từ Hồ Bắc trở về tôi luôn rất bận nên ghi lại nhật ký nuôi dạy con của tôi đã để lọt nhiều sự kiện cần ghi chép. Cho đến ngày 10 tháng 8, tôi thấy trí lực Đình Nhi đã có bước tiến bộ mới nên đêm khuya lại cầm bút viết:

--- Hôm nay tôi phải ghi nhớ bước tiến bộ mới của Đình Nhi. Tôi cho rằng, từ trong đó có thể nhìn thấy cháu đã bắt đầu có hoạt động tư duy ở cấp độ cao - tưởng tượng.

Chiều tối, tôi đứng bên vườn hoa ru cho Đình Nhi ngủ. Đình Nhi không muốn ngủ, tôi bèn nói: “Ông trời rất thích con, muốn nhìn xem con nhắm mắt như thế nào”. Đình Nhi nhìn lên trời xanh, lại dùng tay để che mắt. Tôi thấy cháu nhìn trời qua kẽ ngón tay, cảm thấy thú vị, bèn thuận mồm tạo nên một bài hát về ông trời và cô mây, Đình Nhi nghe rất chuyên tâm. Bỗng nhiên, cháu giơ tay chỉ lên trời xanh nói: “Ông trời”. Sau đó lại lấy tay che mắt. Tôi thấy cháu không có ý muốn ngủ, bèn thử cháu hỏi cháu: “Con muốn nghe mẹ kể chuyện về ông trời không?”. Đình Nhi bèn bỏ tay ra, mở tròn đôi mắt chờ đợi. Tôi bèn kể chuyện rằng ông trời và cô mây đều mong muốn Đình Nhi mau ngủ để đi vào trong mộng rồi nói chuyện với Đình Nhi trong mộng. Đình Nhi hết nhìn tôi lại nhìn trời xanh, dần dần đi vào giấc ngủ. Tôi nghĩ, đêm nay cháu chắc chắn sẽ mơ cùng ông trời và cô mây đi chơi. Chỉ có điều tôi không thể đoán được trời và mây sẽ có hình tượng như thế nào trong giấc mộng của cháu.

Theo giới thiệu của “Tâm lý học đồ giải”, ngủ và nằm mơ có liên quan mật thiết đến sự thành thục của đại não, sự phát sinh cơ năng tâm lý và sự biến hóa của phát triển. Sở dĩ tôi dự đoán giấc mộng của Đình Nhi là bởi vì ngay từ trước 8 tháng tuổi cháu đã thường mơ ngủ khóc cười. Nếu như cháu ngủ chưa đủ đã bị đánh thức, cháu sẽ biểu hiện mệt mỏi không yên, không muốn học đồ vật. Vì thế, tôi đặc biệt coi trọng cho Đình Nhi ngủ đủ, ngủ tốt, mỗi ngày kiên trì ngủ mấy lần theo yêu cầu của độ tuổi. Điều đó cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của đại não.

Khi Đình Nhi 12 – 16 tháng tuổi, ban ngày cứ cách 4 tiếng lại ngủ 2 tiếng. Buổi chiều vào 6 giờ khi tôi về nhà thì cũng đúng vào lúc cháu thức giấc, uống nước hoa quả rồi vừa chơi vừa học, tinh thần đặc biệt tốt. Khi Đình Nhi đầy 16 tuổi, tôi sắp xếp lại thời gian ngủ nghỉ của Đình Nhi, 8 giờ tối đi ngủ, 6 giờ sáng dậy, buổi trưa – 12 giờ ngủ một giấc, 2 giờ ngủ này chủ yếu do tôi dỗ cháu ngủ, từ 6 - 8 giờ tối trước khi cháu ngủ là thời gian tôi đưa cho cháu đi chơi.

Nói một cách chính xác, nội dung nhật ký ghi ở trên chỉ là một lần huấn luyện phát triển sức tưởng tượng. Tôi nghĩ, mọi hoạt động mang tính sáng tạo đều không tránh khỏi tưởng tượng, sao không dùng thủ pháp nhân cách hóa để phát triển sức tưởng tượng của Đình Nhi? Dạng huấn luyện này được bắt đầu vào lúc cháu 1 năm 2 tháng tuổi.

… Hôm nay, Đình Nhi ăn cơm không được ngon miệng, uể oải, tôi đành dùng lời nói và hành động “chim khách đều phải ăn cỏ” để dỗ cháu ăn. Cháu bèn đem cho chim khách ăn, còn đòi cho ong mật, khỉ, gà con, vịt con ăn, cháu làm mọi thứ như thật, độc thoại đã bắt đầu từ đó.

Cùng với sự phát triển năng lực tư duy, tốc độ học tập của Đình Nhi ngày càng nhanh, lượng từ vựng tích trữ được ngày càng nhiều, năng lực liên tưởng cũng nhanh chóng phát triển (khi đó Đình Nhi được 1 năm 5 tháng tuổi, đang phải tiêm thuốc nâng cao hồng cầu).

… Năng lực liên tưởng của Đình Nhi lại có một bước tiến bộ mới. Cứ đến chập tối, tôi cho cháu cùng đi chơi, cháu bèn chần chừ không muốn đi. Tôi nói: “Đi tiêm”. Cháu lập tức òa khóc. Tôi đến bên dỗ dành, định dùng các động tác “trồng cây chuối”, “eo người đẹp” để làm thay đổi sự chú ý của cháu. Thế nhưng khi cháu nhìn thấy tuyến đường đi của hai mẹ con, lập tức gào cầu cứu bảo mẫu đến giúp.

Điều có ý nghĩa là: đang trong tình trạng bị bao trùm bởi nỗi lo sợ phải tiêm, cháu vẫn không quên cùng tôi học nói. Tôi chỉ vào những đồ vật bên đường dạy cháu nói, hầu như chỉ cần nhắc lại một lần là cháu đã nhớ. Khi tôi bế cháu đang còn khóc hu hu sau khi tiêm, cháu lập tức nói ra những đồ vật cháu vừa mới nhận thấy: hoa hồng, than củi, ngói…

Bốn ngày sau, năng lực tư duy của Đình Nhi lại thể hiện thêm một bước nhảy vọt mới – cháu không những dự cảm được toàn bộ quá trình tiêm, mà còn sắp xếp trước sự phản ứng qua từng bước.

Chiều tối, tôi lại bế Đình Nhi đi tiêm, điều kỳ lạ là, Đình Nhi không hề tỏ ra sợ hãi. Đến phòng khám gặp y tác tiêm, cháu còn gọi “cô y tá” rồi chỉ vào cửa phòng tiêm thuốc, tôi làm theo ý nghĩ của Đình Nhi bước theo cô y tá vào cửa, Đình Nhi lại chỉ vào chiếc ghế trong phòng bảo tôi ngồi xuống. Tôi bỗng bị cảm động bởi sự dũng cảm và trấn tĩnh mà Đình Nhi biểu hiện ra. Tôi vừa biểu dương Đình Nhi, vừa đặt Đình Nhi lên đùi tôi, cháu không hề phản kháng, bình tĩnh để tôi kéo chiếc váy của cháu ra, khi cháu hướng về phía y tá biểu thị “tiêm vào đây này”, cháu liền ôm lấy tôi và khóc. Đó là cái khóc dự cảm sự đau đớn đang đến gần, nhưng cháu vẫn không hề có ý muốn phản kháng. Khi mũi tiêm được đưa vào, Đình Nhi đau quá chịu không nổi khóc to và giãy giụa. Tôi một mặt giữ chặt lấy đùi cháu, một mặt liên tục an ủi cháu: “Dũng cảm lên con, sẽ tiêm xong ngay thôi mà”. Mũi kim tiêm vừa rút ra, tôi liền ôm lấy cháu, nhắc cháu nói với cô y tá: “Cảm ơn!”. Đình Nhi nói trong tiếng khóc, cô y tá vui mừng, liền đem một bơm kim tiêm hỏng đưa cho cháu, Đình Nhi lập tức vui vẻ trở lại.

Để thưởng cho cháu, tôi dẫn Đình Nhi lên đường Xuân Hy chơi, Đình Nhi vui vẻ chạy ra chạy vào tiệm đồ trẻ em, tỏ ra rất vui vẻ.

Vì sao tôi lại coi trọng sự việc này? Vì đó là khả năng ghi nhớ cả quá trình và tình tiết của sự việc, nói chung chỉ ở trẻ 3 tuổi mới hình thành, thế mà Đình Nhi không những làm được khi chưa đầy 1 tuổi, hơn nữa còn biểu hiện ra năng lực tư duy trừu tượng, khiến tôi không thể không vui mừng.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3