Hồ sơ mật Liên Xô - Chương 10 - Phần 2
Năm 1919 quan tài bằng kẽm đựng thi hài Vasi được hàn kỹ, mục đích của việc làm này là gì chưa rõ, nhưng bất kể là thế nào, thì cách làm có tính chất bảo vệ như thế, thì bất kể là cố ý hay không cố ý, nhưng ba mươi năm sau, nó đã có tác dụng giúp các chuyên gia pháp y. Vì quan tài được hàn kỹ, không khí không lọt vào được, vì thế thi hài hầu như còn nguyên vẹn. Trong báo cáo giám định pháp y viết: "Khi mở nắp quan tài, thi hài vẫn còn nguyên vẹn, râu tóc vẫn còn nguyên, trên trán vẫn còn hằn rõ vết băng bó, một vết lõm rộng từ trán xuống má. Sau khi mở nắp quan tài vì không khí tràn vào nên những gì đặc trưng vừa hiện ra trước mắt mọi người cũng bị thay đổi nhanh chóng, hình dạng của thi hài không còn rõ nét nữa, sau đó một lúc thì biến thành một đống..
Việc nghiên cứu xương cốt và đo lường được tiến hành một cách rất kỹ. Người ta phát hiện thấy xương sọ bị thương, vết đạn bắn từ phía sau bên phải ra phía trước bên trái...
Theo số liệu về khám nghiệm tử thi và nghiên cứu y học, Tổ công tác của Ban chấp hành Thành phố cho rằng thi hài của ngôi mộ đúng là đồng chí N.A. Vasi anh hùng trong thời kỳ nội chiến".
Nhưng vấn đề chủ yếu là, không biết tại sao bản báo cáo kiểm định này, lại phải nằm trong hồ sơ đặc biệt. Các chuyên gia đã chứng thực những lời bàn tán ngấm ngầm của mọi người là: “Xương sọ bị thương là do bị viên đạn bắn từ phía sau bên phải xuyên về phía trước bên trái... cũng có nghĩa là đường đạn đi từ sau ra trước và từ phải sang trái... còn về vết đạn thì đó là vết của đạn súng lục cối, cự ly bắn chỉ 5 đến 10 bước chân".
Như vậy là có mâu thuẫn rồi. Vì theo cách nói ở trong một số sách và trong những bộ phim nổi tiếng của Tôsencôp thì Sư trưởng Vasi bị chết trong khi chiến đấu. Ông bị bọn phỉ Pêtonac phục kích ở bên cạnh đường sắt bắn bị thương, nhưng bọn phỉ Pêtonac không thể dùng súng máy ở khoảng cách chỉ có 5 đến 10 bước để bắn được. Như vậy có nghĩa là Vasi bị người đứng ở bên cạnh bắn, mà người ở bên cạnh, thì như mọi người đều rõ chỉ có thể là người mình.
Lúc đó không ai đứng ra để lý giải điều bí mật này, vì làm như vậy chẳng có lợi gì.
Cần phải biết, Vasi là một người anh hùng trong cuộc nội chiến do Stalin tự chọn, tên của ông đã được ghi vào"Giáo trình Sơ lược lịch sử Đảng Cộng sản Bônsêvích". Trong thời kỳ tan băng của Khơrútsôp, những cuốn sách xuất bản đã được thận trọng thử đưa ra những giải đáp về những bí mật về cái chết của Vasi, nhưng chưa có tiến triển. Trong thời đại Brêgiênép, những người xung quanh Sulôp "phủ định việc tô vẽ hình tượng người anh hùng”,thậm chí cả những người không thuộc loại ưu tú và lịch sử không có liên quan gì tới những nhân vật ưu tú, cũng bị liệt vào trong số những người "phủ định tô vẽ hình tượng người anh hùng".
Che giấu sự thật chỉ có thể dẫn đến những tin đồn không thể tưởng tưởng được và những sự đoán mò không có căn cứ.
Ví dụ, năm 1991 tờ Tuần san Thông tục đăng bài“Người nói chuyện” đã làm xôn xao dư luận: Hóa ra căn bản không có người Sư trưởng Vasi này! Nghe nói tất cả chỉ vì Stalin khi tiếp những người làm công tác văn hoá Liên Xô, trong đó có cả những người làm công tác điện ảnh mà ra. Năm 1935, một lần sau khi kết thúc cuộc gặp Stalin đột nhiên quay lại hỏi Tôsencôp: "Tại sao nhân dân Nga có anh hùng Sabaep, và người anh hùng đó được chiếu lên phim, còn nhân dân Ucraina tại sao lại không có người anh hùng như vậy?” Tôsencôp hiểu được hàm ý của Stalin nên đã lập tức bắt tay làm phim về người anh hùng. Người chiến sỹ Hồng quân Vasi không có tiếng tăm gì đã được làm thành anh hùng, kết quả đặt tên bộ phim là"Vasi", và kịch bản điện ảnh thành bài dân ca "Mảnh đất Tổ quốc thấm đẫm máu người”. Tờ Tuần san này phát hành không lâu thì thực tế trên thân thể Vasi đã không còn dính một tí máu nào nữa. Anh ta chỉ huy một đội quân với số lượng không nhiều, trong một lần câu kết với bọn lừa đảo có liên quan tới vấn đề lương thực bị phát hiện (Cho bọn Pêtonac đang chết đói một xe lương thực lại ghi vào khoản thu nhập và đã bị chết trận, giống như đã nói trong các loại sách bách khoa toàn thư, anh đã chết năm 1919. Nhưng lại không phải là chết trận, mà chết do cướp vợ của một chiến sỹ của mình, nên đã bị người chiến sỹ bắn vào bụng chết. Về việc này tờ tuần báo chứng thực rằng, các nhà sử học đã nắm được chứng cớ xác thực. Nếu đã như vậy, thì có lẽ đã không còn những truyền thuyết nào khác nữa.
Người ta thường nói, chỉ là phong phanh, chứ không nắm chắc thực tình. Trong mẩu tin này của tuần báo "Người kể chuyện", có cái gì có thể đồng ý vô điều kiện? Đồng ý là chỉ đúng cái giới tuyến lịch sử mà tiếng tăm không bình thường của Vasi lên tới đỉnh cao?
Đúng vậy giới tuyến này phải là năm 1935, cũng là lúc nhà đạo diễn điện ảnh nổi. tiếng Tôsencôp tiếp nhận nhiệm vụ quay bộ phim truyện "Ucrain Sabaep", nhưng giọng nói của Stalin với Tôsencôp có hơi khác. Đúng như báo "Tin tức" năm 1935 đã viết: Khi A.P.Tôsencôp lên Chủ tịch đoàn Trung ương Đảng Cộng sản nhận huân chương Lênin, quay lại chỗ ngồi của mình thì Stalin đã chêm vào một câu: Chức trách của anh là làm bộ phim về Ucrain Sabaep. Một lúc sau, cũng tại hội nghị này đồng chí Stalin lại nêu thêm một vấn đề với Tôsencôp: “Anh có biết Vasi không?”. "Có" Tôsencốp đáp. “Tốt, tốt suy nghĩ, suy nghĩ”. Đồng chí Stalin nói tiếp.
Tôsencôp không nói huênh hoang, anh đã trả lời Stalin một cách thiết thực. Còn tác giả của bài viết đăng trên tuần san "Người kể chuyện” lại tương đối ranh mãnh nói là Vasi người chiến sỹ Hồng quân không có tiếng tăm gì mà trong phim lại trở thành anh hùng, như vậy là không có căn cứ. Vấn đề ở chỗ là Tôsencôp là đồng hương với Vasi, đương nhiên ông phải nghe thấy được một số những gì có liên quan tới Vasi.
Luận cứ chủ yếu của tác giả bài báo, đăng trên tuần san"Người kể chuyện" là Vasi chỉ nổi tiếng sau khi
Stalin đặt tên cho bộ phim cùng tên, bộ phim này có tác dựng tuyên truyền cho ông ta. Nào là lãnh tụ cần một số anh hùng tuổi trẻ có cống hiến đột xuất, để lấy đó làm gương bồi dưỡng cho một thế hệ kiểu Stalin. Vì thế Stalin mới cho anh ta dùng một người mà anh ta nắm được đóng vai trò ấy. Thật vậy Stalin đã từng có lúc làm ủy viên Ban quân sự cách mạng của Tập đoàn Phương diện quân Cuốcsơ (thực tế là Phương diện quân Ucraina). Ông không thể không nghe nói nhiều điều có liên quan tới con người Vasi này. Nhưng bất kể là như thế nào cũng không thể đồng ý với ý kiến cho là trước năm 1935 cái tên Vasi này chưa ai biết tới. Đúng thế cái tên Vasi trong các sách báo của toàn Liên Xô thì không nhắc tới thường xuyên, nhưng nhân dân Ucraina thì không thể quên tên anh ta. Vì thế khi nghe Stalin nói tới tên Vasi, thì Tôsencôp đã nhận ra ngay.
Ngày nay, chúng ta không hoàn toàn biết rõ là trước khi nói chuyện với Stalin, Tôsencôp có xem cuốn "Sư đoàn 44 Kiép với Vasi" do Nhà xuất bản Kiép xuất bản năm 1923 hay không. Nhưng năm 1936 khi viết kịch bản điện ảnh, thì Tôsencôp có sử dụng cuốn sách này. Về điểm này nhật ký của Tôsencôp viết. Cuốn sách này là sách riêng của ông ta, vì thời đó xuất bản với số lượng rất hạn chế. Cuốn sách này xuất bản 12 năm trước ngày Stalin gặp Tôsencôp. B.Venepky viết trên báo “Sự thật", lược chuyện Vasi của tác giả trong hai kịch bản nổi tiếng "Đoàn kỵ binh số 1" và"Bi kịch lạc quan" đã xuất bản từ trước đó. Cuốn sách này đã tập hợp những hồi ký của các chiến sỹ đã từng ở trong hàng ngũ của Vasi, cũng là cuốn sách xuất bản có tính văn hiến, để kỷ niệm toàn thể các chiến sỹ, chỉ huy, những người làm công tác chính trị, những người sáng lập và lãnh tụ Vasi của Sư đoàn 44 (nguyên Sư đoàn số 1 Xô Viết Ucraina). Lời nói đầu của cuốn sách này do Phòng chính trị của Sư đoàn viết như sau: "Lịch sử của Sư đoàn 44 từ đầu đến cuối đều do các chiến sỹ lão thành, các chỉ huy, các người làm công tác chính trị của Sư đoàn này viết ra... không có một chút hư cấu nào, tất cả đều là những sinh hoạt trực tiếp, hàng ngày trong thực tế chiến đấu của sư đoàn".
Trong sách có viết: "Người chỉ huy Hồng quân tài tình, người sáng lập Binh đoàn số 1, sư đoàn số 1 của cuộc khởi nghĩa Xô Viết Ucraina, đồng chí Vasi người Sư trưởng thần kỳ... Chính anh vai vác ba lô, tham gia đội du kích trở thành một đội viên chiến đấu, anh đã tổ chức đội ngũ, lãnh đạo đội ngũ chiến đấu chống bọn bóc lột công nhân, nông dân. Chính anh là một đội viên du kích đỏ dũng cảm vô hạn và có tinh thần chông đối cao và có đầu óc sáng suốt, lý tính của người lãnh tụ, cũng chính anh trong những ngày nội chiến gian khổ, anh đã hiến cuộc đời mình cho cách mạng. Các bạn chiến đấu của Sư đoàn 44 và những người chiến sỹ lão thành vô cùng quyến luyến chuyển những tác phẩm của tập thể chúng tôi, làm ra gửi tới tay độc giả". Đó là những người bạn chiến đấu còn sống của Vasi đánh giá về anh. Còn bài viết đăng trên tuần san "Người kể chuyện" không đề tên tác giả, lại có dụng ý không tốt nói người chiến sỹ Hồng quân, không có tiếng tăm Vasi được làm anh hùng trên phim ảnh. Vậy năm 1932 (trước năm 1935, chứ không phải là sau tháng 3 năm 1935) tại Gitômic đã lập bia để tưởng niệm ai? Trong hồ sơ có ghi: Tiền làm bia tưởng niệm Vasi là tiền của các chiến sỹ lão thành của Sư đoàn Vasi và của nhân dân lao động ở các xí nghiệp ở Kiep.
Nay chúng ta hãy xem một số quan điểm của một số người nghiên cứu mà họ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đó là ý kiến nói trước năm 1935 trong các sách sử học, văn học, chính luận không thấy nói tới tên Vasi. Có thể đồng ý với ý kiến này, nhưng chỉ đồng ý một phần thôi. Chúng tôi đã giới thiệu những tác phẩm lịch sử Sư đoàn 44 do Kiép xuất bản, ngoài ra còn bổ sung một số lớn đã được đăng trong các tạp chí "sử sách cách mạng", tập san này do Đảng Ucraina và Sở nghiên cứu lịch sử Cách mạng tháng Mười xuất bản trước năm 1933, mà đây cũng không phải là tài liệu duy nhất mà còn có nhiều tài liệu khác nữa. Đáng tiếc là các nhà sử học lại không có những tài liệu đó. Vì những tác giả của nhiều tác phẩm có liên quan tới lịch sử cuộc nội chiến là những thủ trưởng quân sự bị trấn áp trong thập kỷ ba mươi, hoặc trong những tác phẩm ấy có nói tới tên của họ nên đã bị cho vào kho hồ sơ đặc biệt, hoặc đã bị thiêu hủy hết. Nhiều bản hồi ký đã viết xong và những hồ sơ cá nhân hoàn thiện nhất cũng bị tịch thu khi bị bắt.
Ngày nay những tài liệu đó, có thể sử dụng công khai rồi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình này không chỉ xảy ra ở trong phạm vi ở cấp Nước Cộng Hoà hoặc Châu Quận. Vì thế nhà địa phương học, A.Phêsecôp cho rằng ý kiến nói là cuốn sách nói về Vasi sớm nhất và trong những sách sử có tính toàn quốc công bố sơ lược lịch sử Xôsi là năm 1935 thì cần phải bàn thêm. Cuốn sách mà A.Phêsencôp nói tới là cuốn C. Lapinôpky tái bản năm 1935 là cuốn"Lịch sử cuộc nội chiến" đã được sửa đổi bổ sung. Những người nghiên cứu cho rằng đó là cuốn sách lần đầu tiên nói tới Vasi trong phạm vi cả nước. Quả thực chúng tôi đọc trang 142 của cuốn sách này có đoạn như sau: "Đúng là ở đây đồng chí Bônsêvich Nicôlai Alêchsantôvic Vasi kiên định đã thành lập Lữ đoàn Paccôp, sau đó lại thành lập Sư đoàn 1 Ucraina (sau đó đổi tên thành Sư đoàn 44) Vasi đảm nhiệm chức Sư trưởng Sư đoàn này cho đến lúc trận vong ngày 30 tháng 8 năm 1919".
Trong một đoạn văn ngắn ngủi này Phêsencôp đã phát hiện nhiều vấn đề không đúng sự thực. "Sự thực" thì ông ta viết: Ngày 22 tháng 9 năm 1918, ủy ban quân sự cách mạng Trung ương Ucraina ra lệnh bổ nhiệm Vasi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Paccôp (tên đầy đủ là lấy tên của đồng chí Paccôp đặt cho Trung đoàn cách mạng Ucraina), tháng 10 được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn hai do Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa hợp thành. Cuối tháng 11, Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Nêgin bợp thành Lữ đoàn 1 còn Trung đoàn Talasa và Trung đoàn Sênhitky hợp thành Lữ đoàn 2. Lúc này Vasi không còn làm Lữ đoàn trưởng nữa. Bắt đầu từ tháng 4 năm 1919 thành lập Lữ đoàn Paccôp, Lữ đoàn Talasa và Lữ đoàn Nôpcarôtơ Sêviky. Vasi lúc này mới đảm nhiệm chức Sư đoàn trưởng thay N.C. Nôkhôtôp. Ngày 15 tháng 8 Sư đoàn biên phòng số 1 và Số 44 (Sư trưởng là Tupôsi) hợp nhất thành Sư đoàn bộ binh 44. Ngày 21 tháng 8, Vasi đảm nhiệm chức Sư đoàn trưởng của Sư đoàn này (vì Tupôsi bị ốm). Nhà địa phương học Phêsencôp đã sử dụng nhiều tư liệu trong các tác phẩm lịch sử để đưa ra kết luận là Vasi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Paccôp chỉ khoảng một tháng, còn làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 44 chỉ có mười ngày. Như vậy đủ biết là cuốn sách của C. Napinôvic xuất bản lần thứ hai đã bắt đầu thay đổi cuộc sống và công tác của Vasi. Phêsencôp khi so sánh hai cuốn sách đã phát hiện, cuốn thứ nhất xuất bản năm 1933 không nói tới Vasi, nhà nghiên cứu này đưa ra kết luận, là những câu nói về công lao của Vasi đã được vội vàng nhét vào ba tháng sau khi Stalin nói chuyện với Tôsencôp.
Tháng 8 tháng 1989, Phêsencôp có bài "Thần thoại về Sabasep Ucraina được bào chế như thế nào" đăng trên báo "Văn học Ucraina" một Tờ báo cấp nước cộng hoà. Trong bài viết này Phêsencôp thử nêu ra những ý kiến thắc mắc đối với Vasi một người anh hùng kiểu thần kỳ trong cuộc nội chiến, ông ta cho rằng Vasi chỉ là một người chỉ huy Hồng quân rất bình thường, lúc đó Stalin cũng không nói tới anh ta thì chúng ta ngày nay cũng không ai biết tới tên anh. Nay chúng ta hãy xem ý kiến của Phêsencôp nói trước năm 1935, trong phạm vi cả nước không có ai biết đến Vasi có đúng hay không.
Chúng tôi đã nói về những tư liệu có liên quan của nước cộng hoà, nay lại thêm những tư liệu quốc gia có liên quan khác. Các học giả cho rằng bốn cuốn “Hồi ký” của B.A.Andônôp -Aophuzencô do Nhà xuất bản Quân sự quốc gia xuất bản có kèm theo cả những bản địa đồ và chỉ dẫn những trận chiến đấu là một tác phẩm lịch sử chiến tranh nội chiến có giá trị. Xuất bản từ 1932 năm 1933, qua đó đủ biết không có lý do để chỉ trích tác giả đã phục tùng ý chí của lãnh tụ. Trong 10 năm đằng đẵng, bốn cuốn "Hồi ký” này vẫn nằm trong tủ hồ sơ đặc biệt, khiến các nhà sử học chưa có dịp được xem tác phẩm này.
Trong cuốn ba của tác phẩm này với tiêu đề "Những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc nội chiến” xuất bản năm 1932, chúng tôi đọc thấy hàng chữ: Sớm ngày thứ tư (sự kiện phát sinh vào tháng 2 năm 1919 tác giả đoàn quân xuất phá đi Pôlovalê, dọc đường thấy trang bị quân sự vứt bừa bãi, trong đó có cả pháo 9 inch. Ở Pôlovalê chúng tôi đã đi thăm các đơn vị của Trung đoàn 1, do tình hình khó khăn, tình trạng sức khoẻ của các chiến sỹ Hồng quân sút kém, người nào cũng rét run cầm cập, tiếng ho át cả tiếng nói ngắn gọn của Tư lệnh Tập đoàn quân Ucraina. Nhưng tới khi Tư lệnh tập đoàn ngỏ ý: Chúng ta nhất định phải chiếm lại Kiép, phải thể hiện tinh thần anh dũng của người Xô Viết chân chính, lời nói của ông đã bị chìm trong tiếng"Ura" sôi động. Giới thiệu chúng tôi đến gặp người chỉ huy Sư đoàn - Vasi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 (nguyên thượng úy bộ binh) có phần khô khan, quấn áo chỉnh tề, ánh mắt cương nghị, động tác thô lỗ. Ông quan tâm tới đồng chí, dũng cảm, mạnh dạn, các chiến sỹ Hồng quân đều mến phục, đồng thời ông cũng năng nổ, có sức thuyết phục, có thể tuỳ cơ ứng biến, những người chỉ huy đều tôn trọng ông.
Mấy câu ngắn ngủi đó đã bổ sung một cách chính xác tính cách, vẻ mặt, vai trò của người Trung đoàn trưởng trẻ tuổi, ông tỏ ra nổi trội hơn Pôsencôp, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Talasa. Andonôp - Aophuzencô mô tả Pôsencôp như một lãnh tụ đội du kích võ trang Ucraina thời nước Nga cũ, một nhân vật đầu mục phản cách mạng trong cuộc nội chiến. Đó là một người chắc mập béo lùn, chậm chạp nhưng lại xảo quyệt mua chuộc lòng người, những chiến sỹ Hồng quân dưới quyền ông ta đều được ăn no mặc ấm. Bộ đội của ông ta kỷ luật đều tương đối nghiêm, nhưng bản thân ông ta lại không được nghiêm, ông ta chưa được học qua lớp huấn luyện quân sự nào, ngay cả địa đồ cũng không biết xem, không nắm được diễn biến tình hình, vì thế Trung đoàn của ông ta làm việc có tính tự phát, khó tránh khỏi có những việc làm vô ích.
Không cần phải mất nhiều công sức để làm rõ viên Tư lệnh phương diện quân này trước khi tấn công Kiép do bọn phỉ Pêtonac chiếm đóng rút cục có cảm tình với ai. Andonôp Aophuzencô với con mắt kinh nghiệm đã nhìn thấy ngay Vasi là một người thông minh được việc, rất có khả năng tổ chức. Sư trưởng Lokhơtop cũng cảm thấy Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 là "nhân vật đại biểu điển hình của giới quân sự”. Vì thế sau khi chiếm được Kiép đảm nhiệm chức vụ chỉ huy ở Kiép, ông đã trao ngay quyền bảo vệ Kiép cho Vasi, không phải là không có nguyên nhân.
Ngày 6 tháng 2 chủ lực của Sư đoàn 1 vào Kiép. Hai ngày sau Ban chấp hành Thị ủy Kiép triệu tập cuộc họp ở Clanta. Tham dự hội nghị có Chủ nhiệm Ban chấp hành Thị ủy Bunepnôp, các cán bộ chỉ huy và các thành viên Chính phủ lâm thời Ucraina Siphunikơ, Chatosit, Khosibinky và Piatacôp, ngoài ra còn có giới quân sự như Tư lệnh Phương diện quân Andonôp Aophuzencô, Tư lệnh Tập đoàn quân Ucraina Sachenkô, Sư trưởng Sư đoàn 1 Nôkhôtôp, Tư lệnh phòng thủ Kiép Vasi, ủy viên chính trị Sư đoàn 1 Panaphikin. Nếu nói Vasi là "một chiến sỹ Hồng quân không ai biết tên", thì vị tất ông đã được ngồi cùng bàn họp với các nhà lãnh đạo của Ucraina và các vị chỉ huy cao cấp của phương diện quân.
Andonôp Aophuzencô viết, ngày hôm đó Kiép nhận được một bức điện báo, ông đã phấn khởi đọc bức điện trước mặt các chiến sỹ Hồng quân. Tư lệnh phương diện quân trích dẫn một đoạn như sau: "Theo quyết định ngày 7 tháng 2 tặng Cờ đỏ cho Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa để biểu dương tinh thần dũng cảm trong chiến đấu của họ chống kẻ thù của công nhân và nông dân, tặng thưởng vũ khí bằng vàng cho hai Trung đoàn trưởng của hai Trung đoàn này để biểu dương sự lãnh đạo tài tình của họ và sự giữ gìn kỷ luật cách mạng của quân đội. Hy vọng Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa tiếp tục giữ vững danh hiệu cao quý này". Như chúng ta đã biết Trung đoàn Paccôp là Trung đoàn do Nicôlai Vasi đã từng chỉ huy.
Cuốn "Những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc nội chiến” của Anđônốp là một cuốn sách đúng đắn độc nhất vô nhị giá trị của cuốn sách là nó đã tái hiện được những văn hiến rất hiếm hoi mà bản nháp của nó đã hầu như vĩnh viễn mất rồi. Cái tên Vasi được nhắc thường xuyên trong cuốn hồi ký này. Ví dụ Tư lệnh Tập đoàn quân Kiép ngày 27 tháng 3 năm 1919 có mệnh lệnh số 9 lệnh cho Vasi người chỉ huy chiến đấu ở Lônôp bất kể là như thế nào cũng phải giữ bằng được Pêchiep để chờ bộ đội Pôcôt đến thì chuyển sang tấn công, chiếm đầu mối đường sắt Sêphêtôp. Qua báo cáo của Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 Nôcôp thì đủ biết nhiệm vụ này khó khăn to lớn biết chừng nào: "Tình hình phía Pêchiep rất tồi tệ, hôm qua còn chiến thắng vang dội, hôm nay đã hoang mang tan rã, đặc biệt là Trung đoàn 21, hiện nay Trung đoàn này đã bị tan rã giải thể, toàn bộ Phương diện quân hầu như hoang vắng, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp, như trừng phạt, bắn bỏ. Nhưng mấy Trung đoàn vẫn cứ tháo chạy khỏi Phương diện quân, dưới làn mưa đạn bắt buộc phải cử mấy thể đội đi Pêchiep. Đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cho chỉ thị: Chúng tôi biết làm thế nào. Những người làm công tác chính trị rất ít... trong tình hình như vậy, chỉ còn cách bỏ Pêchiep". Đương nhiên cuối cùng Pêchiep cũng được xoay chuyển tốt hơn.
Trong thư trả lời Pêtonac. Có chữ ký của những người chỉ huy Hồng quân... Vasi, Pôsencôp, Kkơduyatơ đại diện cho người Talasa, người Paccôp và những người Ucraina khác. Tên của Vasi được ghi lên hàng đầu chứng tỏ rằng Vasi có uy tín rất cao.