Bác Sĩ Thiên Tài - Chương 361

Bác Sĩ Thiên Tài
Chương 361: Mỹ nữ thanh khiết
gacsach.com

Po Changhao rất vui vẻ. Gã khỉ con Trung Quốc tự cao tự đại, không hiểu phép tắc này rốt cuộc cũng sẽ nhận được trừng phạt xứng đáng.

Dựa vào luật pháp ngặt nghèo của Đài Loan. Gã này không có giấy phép hành nghề y nhưng lại ngộ thương người bệnh đã đủ để cấu thành phạm tội hình sự thì mối thù của ông ta đã được báo, hơn nữa cũng gột sạch những cảm giác bực bội trong lòng ông ta.

"Liệu có cần phải gọi điện thoại cho một số người bạn phóng viên để nói về chuyện này không? Đây chính là vụ án đả kích tốt nhất với Trung y" Po Changhao thầm nghĩ trong lòng.

"Ông thì hiểu cái gì?" Trần Tư Tuyền cười nhạt nói với Po Changhao: "Sở học của anh ấy, ông học cả đời cũng không bằng."

"Tiểu thư, đợi đến khi cảnh sát tới bắt người bạn của cô, cô sẽ không còn nghĩ như vậy nữa" Po Changhao thản nhiên cười phản bác lại Trần Tư Tuyền.

"Không có trình độ mới đáng sợ" Tần Lạc nói, hắn thậm chí còn không ngẩng đầu nhìn ông lão một lần. Hắn vẫn đang chăm chú châm cứu A Thị huyệt của ông lão, dùng kỹ thuật: Thấu Tâm Lương của Thái Ất Thần Châm để hoá giải máu bầm đã tụ lại rất nhiều năm trong cơ thể ông lão.

"Tôi đã nói rồi. Người Trung Quốc các người chỉ có cái mồm mép lợi hại. Tôi đã nghiên cứu qua văn hoá của các người, tôi thực sự hiểu rõ các người" Po Changhao cười ha hả nói. Dáng vẻ ông ta tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi của mình. "Y tá, tại sao cô không báo cảnh sát? Hãy báo trong y quán của chúng ta có người là ngộ thương người bệnh. Tôi thực sự không muốn gánh chịu trách nhiệm thay cho một người Trung Quốc."

Tần Lạc không thèm để ý tới ông ta, hắn nói với ông già: "Ông lão, bây giờ ông có cảm giác gì?"

"Có một luồng khí lạnh chạy trên lưng. Điều kỳ quái là khi nó chạy tới đâu thì lại có cảm giác ngứa tới đó."

"Có cảm giác nào khác không?"

"Có."

"Cảm giác gì?" Tần Lạc hỏi.

"Còn muốn đi vệ sinh nữa" ông lão có vẻ xấu hổ nói.

Tay Tần Lạc khẽ nhấc lên, rút cây ngân châm ra ngoài.

Tần Lạc nói với ông lão: "Nếu ông đã muốn, ông phải đi toilet ngay."

Ông lão trả lời một câu rồi cứ để thân trần như vậy cuống cuồng chạy tìm toilet, dáng vẻ vô cùng gấp gáp.

"Tôi đã nói các ông chỉ học một ít bên ngoài mà ông vẫn không tin tôi" Lúc này Tần Lạc mới có thời gian lý luận với Po Changhao. "Ông có hiểu cái gì gọi là vận khí đẩy châm không?"

"Châm cứu vốn là do chúng tôi phát mình ra. Tại sao tôi lại không biết?" Po Changhao mạnh mồm phản kích.

Quả thật người Hàn Quốc vẫn cho rằng Lý Thì Trân là người Hàn Quốc. Bọn họ cũng cho rằng châm cứu là do bọn họ phát minh ra. Suy nghĩ này giống như là máu chảy trong huyết quản của mỗi người Hàn Quốc hành nghề y hay trong suy nghĩ của mỗi người Hàn Quốc.

"Thật vậy sao?' Tần Lạc cười hỏi. "Nếu đã như vậy thì tại sao lúc này ông lại có kết luận ngu ngốc là tôi đã ngộ thương người bệnh?"

"Tôi chỉ suy nghĩ vì sự an toàn của người bệnh. Hơn nữa làm thế nào để biết chính anh đã dùng khí vận châm đây? Có một số điều không phải cứ nói ra khỏi mồm là đúng."

"Tôi đã chứng minh" Tần Lạc nói. Hắn chỉ vào ông lão vừa bước ra từ toilet nói: "Ông có thể hỏi ông lão về cảm nhận và hiệu quả của châm cứu."

Không cần Po Changhao hỏi, ông lão đã vui mừng nói.

"Rất thần kỳ. Thực sự là rất thần kỳ. Mới rồi đi vệ sinh ra một ít máu đen, hơn nữa cảm giác triệu chứng bệnh ở thắt lưng đã khá hơn rất nhiều, tôi cũng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Thầy thuốc, cháu rất lợi hại. Trung y của chúng ta cũng rất lợi hại."

Po Changhao cũng là một nhà chuyên môn. Ông ta biết người bệnh đi vệ sinh ra máu đen chứng tỏ quả thật châm cứu đã khai thông máu tụ trong cơ thể người bệnh thế nhưng ông ta không dễ dàng nhận thua.

"Trước khi anh tới, tôi đã tiến hành châm cho ông ấy rất nhiều châm, cũng có khả năng lúc ông ta đột nhiên muốn đi vệ sinh là hiệu quả châm cứu của tôi lúc trước."

"Đúng thế. Cho dù anh không tới thì thầy thuốc của chúng tôi cũng châm cứu cho bệnh nhân đi tiểu ra hết máu tụ" Nữ y tá đương nhiên phải nói xen vào để giúp ông chủ của mình.

"Đi tiểu ra máu? Tôi còn sợ là hộc máu ra" Trần Tư Tuyền khinh thường nói: "Người Hàn Quốc các cô thật lợi hại, bất kỳ công lao nào cũng có liên quan tới các người."

"Điều tôi nói chính là sự thật" Po Changhao ra vẻ đứng đắn nói.

Tần Lạc không nhịn được cười. Hắn không thể ngờ những người này lại có thể làm ra những chuyện nực cười như vậy.

Khi còn ở trong nước, một khi gặp phải những người khiêu khích thì dù bọn họ có thái độ không tốt lắm nhưng đã thua là thua, chỉ nói mấy câu sĩ diện rồi bỏ đi. Còn có những người như người ông tài đức kiêm toàn của Vương Dưỡng Tâm sau khi bị thua lại không có chút thù hận nào, ngược lại còn đem tuyệt học của bản thân mình truyền thụ cho hắn.

Thế nhưng người Hàn Quốc lại không như vậy. Nếu anh ta tỷ thí thua bạn, anh ta sẽ nhìn bạn chằm chằm nói: "Thật ra những tuyệt học này của anh là học của chúng tôi. Rất nhiều năm trước kia một vị tiền bối của chúng tôi đã sử dụng, hơn nữa còn giỏi hơn anh rất nhiều. Với trình độ của anh như vậy mà đã tấm tắc khen sao?" Bọn họ hoàn toàn không thèm quan tâm tới việc bạn tin hay không, dù gì thì anh ta cũng kiên định với lập trường của bạn.

"Nếu như tôi không ngăn cản thì một châm của ông châm vào cơ thể của ông lão sẽ làm tiết ra tinh khí của ông lão, làm cho ông lão càng ngày càng yếu hơn" Tần Lạc nghiêm túc nói.

"Anh ngậm máu phun người" Po Changhao mỉa mai nói: "Anh cho rằng anh nói cái gì thì cái đó đúng sao?"

"Đúng vậy. Tôi nói anh đó" Tần Lạc lấy một cây châm từ trong hộp châm, dùng rượu sát trùng và đưa cho Po Changhao rồi nói: "Ông cũng hiểu thế nào là vận khí đẩy châm. Ông hãy biểu diễn một lần cho tôi xem, được không? Tôi nguyện ý dùng thân thể tôi để ông làm thí nghiệm."

"Tại sao tôi phải biểu diễn cho anh xem?" Po Changhao từ chối. Ông ta sao có thể hiểu được vận khí đẩy châm là cái gì chứ? Mặc dù ông ta đã thấy một số quyển y thư cổ có ghi lại nhưng cái phương pháp này giống như là bí kíp võ lâm, chỉ có một người hoặc là rất ít người có thể có cơ hội học thành.

"Thế này đi, tôi để ông làm thí nghiệm. Ông làm thí nghiệm trên cơ thể tôi có được không?"

"..." Po Changhao không dám. Nếu gã Trung Quốc này có ý đồ xấu làm hỏng danh tiếng của ông ta thì sao?

Tần Lạc lắc đầu nói: "Thôi quên đi. Tỷ thí cùng với ông cũng chẳng có ý nghĩa gì, vô duyên vô cớ lại đi hạ thấp thân phận của mình."

Tần Lạc cẩn thận bỏ ngân châm vào trong hộp rồi hắn nói với Trần Tư Tuyền: "Chúng ta đi thôi."

"Không có khí phách gì cả" Ông lão nhìn Po Changhao nói: "Nghe người khác nói ông ta rất lợi hại nên ông mới tới, thì ra cũng chả ra cái trò trống gì. Sau này ông không bao giờ tới nữa."

Sắc mặt Po Changhao lúc trắng lúc xanh rồi hắn đột nhiên nói to: "Đợi một chút."

Trần Tư Tuyền đứng lại, xe lăn của Tần Lạc quay một vòng, xoay Tần Lạc đối diện với Po Changhao.

"Ông đã nghĩ thông suốt chưa? Là ông biểu diễn cho tôi xem hay là tôi biểu diễn cho ông xem?"

"Anh là người Trung Quốc sao?"

"Trước kia cũng thế, sau này cũng thế."

"Tôi đã xem qua y thư cổ, dùng khí vận châm là một loại phương pháp châm cứu rất cao thâm cho dù là người Trung Quốc thì cũng không có nhiều người nhìn thấy. Anh đã học thành phương pháp châm cứu này chứng tỏ anh nhất định là một thầy thuốc rất nổi tiếng, đúng không?" Po Changhao nhìn chằm chằm Tần Lạc hỏi. Trong lòng ông ta bừng bừng ý chí đấu tranh.

"Rất đúng" Tần Lạc có vẻ xấu hổ. Tại sao lại có người không ngần ngại vỗ mông ngựa trước mặt người khác vậy?

"Xin anh hãy cho biết danh tính của mình."

"Tần Lạc, chữ Tần của Tần Thuỷ Hoàng, chữ Lạc trong Lạc Thuỷ. Tôi cũng không hiểu anh có hiểu ý tứ của nhữn từ ngữ đó hay không."

"Tần Lạc, tôi thay mặt sư phụ tôi chính thức khiêu chiến với anh" Po Changhao nói.

"Nếu sư phụ của ông cũng chỉ có trình độ như ông thì tôi không có hứng thú tiếp chiêu" Tần Lạc nói.

'Anh" Po Changhao tức giận đến đỏ bừng mặt. Ông ta vừa mới từ chối biểu diễn cho Tần Lạc xem phương pháp: Lấy khí vận châm nên ông ta cũng chỉ có thể phản ứng yếu ớt.

"Những gì tôi nói là sự thật. Nếu như sư phụ của ông cũng giống ông, tôi quả thật không có hứng thú" Tần Lạc ngẩng đầu nhìn mắt Po Changhao nói: "Hơn nữa tôi cũng không có hứng thú tỷ thí với sự phụ đã dạy ra một đồ đệ ngu ngốc như ông."

"Thật buồn cười. Anh cũng dám làm nhục ân sư của tôi. Chết tiệt, anh thì biết cái gì? Sư phụ tôi là Hứa Nhược, danh tiếng lẫy lừng" Po Changhao giận dữ gào lên, dáng vẻ của ông ta như muốn xông lên đại chiến ba trăm hiệp cùng với Tần Lạc.

"Hứa Nhược?" Tần Lạc hơi ngỡ ngàng khi nghe tới cái tên này. Hắn nhìn Po Changhao hỏi: "Là hậu nhân của Hứa Tuấn sao?"

"Đúng thế. Là hậu nhân của thánh y Hứa Tuấn Hàn Quốc chúng tôi" Po Changhao nói vẻ kiêu ngạo.

Hứa Tuấn* là Thái y Triều Tiên, cũng là soạn giả của: Đông Lâm bảo Giám ). Vào thời đó Quốc vương Triều Tiên là Quang Hải Quân đã nói: "Đông Viên* là bắc y, Đan Khê* là nam y, Tông Hậu là tây y, Hứa Tuấn chính là y học của Triều Tiên, cũng là đông y" bởi vậy "đông y" là để gọi y học Triều Tiên và Hứa Tuấn cũng được mệnh danh là "Y thánh" ở Hàn Quốc. Trong sử sách Hàn Quốc vẫn coi Hứa Tuấn chính là người đầu tiên trên thế giới giải phẫu cơ thể người.

Đông Lâm Bảo Giám là quyển sách trước chỉ nổi danh ở Hàn Quốc nhưng những năm gần đây đột nhiên nổi danh khắp châu Á và thế giới. Người Hàn Quốc này vốn tham khảo các cuốn nổi tiếng của người Trung Quốc như: Tố Vấn, Linh Xu, Thương Hàn Luận để soạn ra một cuốn sách của chính mình rồi bây giờ đề nghị trở thành di sản thế giới, hơn nữa người Hàn Quốc còn có mong muốn cải biến Hán y thành Hàn y.

Có thể lấy một ví dụ rất phổ biến: Một người nước ngoài sau khi đọc xong "Hồng Lâu Mộng" thâm tâm rất yêu thích thế là người đó căn cứ vào nội dung của "Hồng Lâu Mộng" viết ra cuốn "Hồng Lâu Mộng giải tích." Kết quả người đó lại cầm cuốn "Hồng Lâu Mộng giải tích" đi đề nghị được công nhận là di sản phi vật thể của thế giới và nói "Hồng Lâu Mộng" là của bọn họ.

"Ông khẳng định người đó là sư phụ của ông."

"Đúng thế."

"Ánh mắt không được tinh tường cho lắm. Không biết y thuật của ông ta thế nào?' Tần Lạc lắc đầu nói. Hậu nhận của nhất đại Y thánh lại đi thu nhận một đồ đệ tầm thường như vậy thật sự làm dơ bẩn thanh danh.

Sắc mặt Po Changhao tái mét. Ông ta hoàn toàn không còn vẻ nhã nhặn, nho nhã nữa, ông ta hung tợn nói: "Thế nào? Không dám nhận lời sao?"

Tần Lạc nói với Trần Tư Tuyền: "Hãy đưa danh thiếp cho ông ta."

Mặc dù trong lòng Trần Tư Tuyền vẫn có nghi ngờ nhưng nàng vẫn làm theo. Nàng mở túi lấy danh thiếp ra đưa cho Po Changhao.

"Sau khi xác định được thời gian và địa điểm thì hãy gọi điện thoại" Tần Lạc cười nói. "Thế nhưng nếu không có chuyện gì thì đừng quấy rầy mỹ nữ thanh khiết trời sinh của chúng tôi cho dù các anh có thiếu điều này đi chăng nữa thì cũng không được."

* Hứa Tuấn

Hứa Tuấn

Chosŏn'gŭl

허준

Hancha (Hán tự)

許浚

McCune-Reischauer

Hŏ Chun

Romaja quốc ngữ

Heo Jun

‎Hứa Tuấn

Hứa Tuấn hay Hiệu Tuấn (Hangul: 허준; phiên tự La -tinh: Heojun, Heojoon, Hurjoon, hay Hurjun) (1546 – 1615) là một danh y lỗi lạc, một vị thầy thuốc huyền thoại bậc nhất của đất nước Triều Tiên trong thế kỷ 16 - thế kỷ 17. Ông là người có rất nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển nền y học Triều Tiên. Cuộc đời ông đã được dựng thành phim truyền hình Thần y Hur Jun.

Tiểu sử

Hứa Tuấn tự là Thanh Nguyên, hiệu là Quy Nham. Ông là danh y dưới thời vua Tuyên Tổ và Quang Hải Quân nhà Triều Tiên, và cũng là tác giả của tác phẩm nổi tiếng Đông y bảo giám, ra đời muộn hơn so với cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân Trung Quốc, nhưng vì là viết về những vị thuốc được trồng ở Triều Tiên nên được sử dụng rộng rãi ở Triều Tiên hơn. Đông y bửu giám được hoàn thành vào năm Quang Hải Quân thứ 2 (1610). Tác phẩm này đã trình bày lại một cách có hệ thống nền y học cổ truyền của Triều Tiên, góp phần cho sự phát triển nền y học Triều Tiên, ngoài ra nó còn bổ sung những quan điểm mới vào nền y học phương Đông. Hiện nay tác phẩm này vẫn là một y thư nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ngoài ra ông còn viết nhiều tác phẩm khác bằng tiếng Triều Tiên.

Thời kỳ vua Tuyên Tổ, Hứa Tuấn thi vào viện Nội y, đồng thời lập công lớn trong việc chữa bệnh trong vương thất bằng y thuật nội khoa. Hứa Tuấn đã tạo được niềm tin từ vua Tuyên Tổ và vương tử Lý Hồn (sau này là vua Quang Hải Quân)

Năm 1604, ông được phong làm hộ thánh công thần tam vị. Năm 1606 ông lại được gia phong Dương Bình Quân. Nhưng về sau ông bị bãi chức và lưu đày bởi các đại thần khác do mục đích chính trị. Ông qua đời năm 1615, làm ngự y 39 năm. Sau khi mất ông được truy phong Bổ Quốc Sùng Lộc Đại Phu

* CHU ĐAN KHÊ (1281 – 1358)

Chu Đan Khê tên là Chấn Hanh, tự Ngạn Tu, người Vụ Châu, Nghĩa Ô (nay là Triết Giang, Nghĩa Ô). Vì sống ở Đan Khê nên sau này được gọi là "ông Đan Khê." Ông là một trong tứ đại gia, sáng lập phái "tư âm", đời Kim, Nguyên.

Chu Đan Khê con nhà nông. Lúc nhỏ đã sớm mất cha. Ông hiếu học từ nhỏ, đọc qua sách là thuộc ngay, mỗi ngày ghi chép cả ngàn chữ. Lớn lên ông theo học kinh sử với thầy dậy tư ở quê để dự thi. Năm 36 tuổi học với đệ tử 4 đời của Chu Hy là Hứa Khiêm, nghiên cứu lý học. Vài năm sau ông trở nên một "đông nam đại nho", học vấn uyên bác. Về sau Hứa Khiêm mắc bệnh nặng, nằm liệt giường, khuyên ông đổi hướng học y để cứu đời. Ông nhớ lại vợ con mình, chú, bác, anh em đều chết về tay những ông thầy lang dốt nát, vì vậy ông cảm khái nói rằng: "Tôi học được tinh thông môn y thuật, trị bệnh cứu người, tuy không làm quan, cũng giống làm quan vậy." Nói rồi, ông đem toàn bộ sách vở đốt hết, từ bỏ ý niệm khoa cử, dốc lòng dốc sức cho sự nghiệp y học.

Trước kia ông cũng đã từng đọc sách Tố Vấn nhưng không lý giải được nhiều. Năm ông 30 tuổi, mẹ đau dạ dầy, ông đọc lại Tố Vấn trong 5 năm và hiểu được được sách. Bệnh của mẹ ông được trị khỏi, việc này khích lệ ông. Ông quyết định rời quê nhà tìm thầy học. Trong năm năm liền ông đi nhiều nơi cuối cùng đến Vũ Lâm (nay là Hàng Châu) gặp được danh y La Tri Để. Tuy nhiên ông này là người kiêu căng và bảo thủ, Đan Khê đến nhiều lần xin yết kiến đều bị cự tuyệt, trong đó có 7 lần bị mắng. Ông vẫn không nản lòng, mỗi ngày khoanh tay đứng ở bên cửa, không kể mưa to gió lớn, bền lòng chầu chực suốt 5 tháng. Sau đó, La Trí Đễ cảm động, nhận Đan Khê là đệ tử duy nhất, lúc đó Đan Khê đã 44 tuổi.

Dưới sự hướng dẫn của thầy, trải qua nhiều năm học tập khắc khổ, Đan Khê đã nắm vững được tri thức lý luận y học và kinh nghiệm trị liệu của của thầy. Học xong, ông trở về quê dùng y thuật sâu dầy của mình trị khỏi chứng bệnh liệt cho ông Hứa Khiêm. Từ đó ông dùng phương pháp mới trị bệnh cho người, trị đau khỏi đó, tiếng vang đồn xa, ai cũng biết tên, số người đến xin trị bệnh cũng đông.

Chu Đan Khê đã sáng lập "lưu phái" với tính cách độc đặc (đơn độc đặc biệt) ở phương diện lý luận y học. Ông chủ trương tránh vượng hỏa, tiết chế ăn uống, sắc dục để bảo dưỡng âm tinh. Khi trị, ông đề xướng nguyên tắc tư âm, giáng hỏa (bổ âm hạ hỏa). Vì ông giỏi dùng phép này,' cho nên đời sau gọi ông là thầy thuốc "tư âm phái."

Để dạy người học sau, ông cần mẫn biên soạn không ngơi nghỉ. Ông soạn trên 20 loại, trong đó có Cách Trí Dư Luận, Cục Phương phát Huy, Đan Khê Tâm Pháp là các sách tiêu biểu.

Ông mất năm năm 1358, hưởng thọ 77 tuổi.

* LÝ ĐÔNG VIÊN (1180 - 1251)

Lý Cảo, tự Minh Chi, về già hiệu Đông Viên lão nhân, người đời Kim ở Chân Định (nay là Chính Định, Hà Bắc). Lý Cảo là một trong bốn thầy thuốc lớn của đời Kim, Nguyên, cũng là người đặt cơ sở cho học thuyết "Tỳ vị" của Trung y.

Ông xuất thân ở một dòng họ hào phú, yêu thích y học từ bé thơ. Thuở ấy, người Dịch Châu (nay là Dịch Huyện ở Hà Bắc) Trung Nguyên Tố, y thuật cao minh, có tiếng tăm rất lớn ở một dải Yên, Triệu. Lý bèn gom góp ngàn vàng để học y với thầy Trương. Sau mấy năm đã học được y thuật của thầy, tên tuổi còn hơn cả thầy. Y thuật của ông chủ trường đặc biệt về trị liệu thương hàn (bệnh nóng nội khoa), ung thư, bệnh nhọt lở ngoại khoa) và đau mắt. Khi trị bệnh "thủy cổ" (bụng trướng nước) của một người tên là Vương Thiện Phổ ở Bắc Kinh, trong lúc đa số các thầy thuốc dùng phương "cam đạm thấm thấp lợi thủy" không có hiệu quả ông dùng phương "tư âm" cho uống vào thì người bệnh tiểu tiện được thông và lành bệnh. Tiêu Quân Thụy, phó quan ở Tây Đài, bệnh thương hàn phát nóng, thầy thuốc khác sau khi cho uống "Bạch

Hổ Thang", bệnh trạng tuy hết nhung mặt người bệnh lại đen như mực, mạch Trầm Tế, không làm chủ được tiểu tiện. Thầy Lý thì dùng thuốc ấm "thăng dương hành kinh" trị được khỏi. Vợ của Ngụy Bang Ngạn đau màng mắt nặng, sưng nhức không chịu nổi, tuy được điều trị, nhưng tái phát đôi ba lần, ông xét là vì kinh mạch không điều hòa, cho nên trị theo hướng suy luận đó, và bệnh không tái phát nữa.Ông còn dùng châm cứu trị lành bệnh bại nửa người của Quách Cự Tế, tướng súy đất Thiểm. Do vì ông chuyên trị liệu những chúng bệnh nguy, khó lạ, nên người đương thời đều xem ông là một thần y.

Sự cống hiến chủ yếu của ông cho y học là dựa trên cơ sở lý luận của quyển sách y cổ

điển "Nội kinh,' kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng của bản thân, sáng lập ra tân thuyết. Ông ở vào niên đại đúng ngay thời kỳ chiến loạn giữa Kim và Nguyên, binh lửa liên miên, tinh thần người dân bị kích thích, ăn uống thất thường, sinh hoạt không giờ giấc, ấm lạnh không thích hợp, bao nhiêu nhân tố ấy làm phát sinh nhiều bệnh tật, mà số tật bệnh này điều trị bằng phương trị thương hàn thường không có hiệu quả. Với kinh nghiệm thực tiễn, ông nhận thấy rằng các nhân tố này đều có thể làm cho nguyên khí của con người bị tổn thương, sinh ra bệnh nội thương, cho nên ông đề xuất "học thuyết nội thương." Đồng thời, ông viết một quyển "Nội Thương Biện Hoặc Luận" ghi rõ ràng sự phân biệt giữa "nội thương nhiệt bệnh" và "ngoại cảm nhiệt bệnh" (Bệnh nóng vì nội thương, bệnh nóng vì ngoại cảm), cho thấy đối với bệnh nóng vì nội thương phải dùng nguyên tắc trị liệu "cam ôn trừ đại nhiệt, phù chính dĩ khử tà." Theo sự giãi bày Trương Nguyên Tố trong học thuyết "tạng phủ bệnh cơ", kết hợp với thuyết "nhân ' dĩ thủy vị bản", "hữu vị khí tắc sinh, vô vị khí tắc tử" của "Nội kinh", ông nhận xét rằng trong ngũ tạng lục phủ, tỳ vị là tối quan trọng đối với hoạt động sinh lý của thân thể người ta, nhân đó ông đề xuất chủ trương "nội thương tỳ vị, bách bệnh do sinh" (trăm bệnh đều do tỳ vị bị tổn thương), đồng thời ông viết một quyển "Tỳ Vị Luận" để giới thiệu học thuyết của mình.

Đối với việc phát huy lý luận Trung y, ông tập trung chủ yếu ở điểm nhấn mạnh tác dụng của Tỳ Vị. Tư tưởng chủ đạo của ông là: thổ vi vạn vật chi mẫu, tỳ vị vi sinh hóa chi nguyên (đất là mẹ của vạn vật, tỳ vị là gốc của sinh hóa). Vì đó mà khi trị liệu bệnh nội thương, ông dùng một lối "ôn bổ tỳ vị, thăng cử trung khí" làm phương chủ yếu, đồng thời sáng chế phương thuốc trứ danh "Bổ Trung Ích Khí Thang", được y gia đời sau luôn noi theo áp dụng. Vì ông giỏi ứng dụng phép ôn bổ tỳ vị, đời sau tôn xưng ông là "bổ thổ phái" hoặc "ôn bổ phái." Học thuyết nội thương tỳ vị do ông sáng lập có ảnh hưởng sâu xa trong sự phát triển Trung y học.

Ông mất năm 1251, hưởng thọ bảy mươi mốt tuổi.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3