Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu - Chương 30
Lời cảm ơn
Một cái ôm thật chặt gủi tới Erin Malone, người đã tìm ra trang blog của tôi và tin rằng nó cần phải được tồn tại ở dạng vật chất. Bằng niềm tin và những nỗ lực của cô, điều này đã thành sự thật. Cảm ơn Erin rất nhiều.
Cảm ơn Patrick Mulligan, người đã hiểu ra từ sớm, và rồi chặt chém không nương tay bản thảo đầu tiên của tôi cho tới khi nó trở thành thứ mà người khác có thể đọc hiểu được. Tôi thật may mắn khi có một biên tập viên nhiệt tình tới vậy.
Ngàn lời cảm ơn gửi tới người vợ yêu dấu của tôi, Amanda, người đã dõi theo sự thành hình của cuốn sách này, và đã nhiều lần giữ cho nó không bị lạc hướng.
Cuốn sách này cũng như trang blog của tôi đều xuất phát từ lớp tâm lý học mà tôi đã tham gia sau khi tốt nghiệp trung học 7 năm.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi đã bán tất cả gia sản để đi tới Đức với một lý do duy nhất là để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng tôi đều từng theo học một ngôi trường nhỏ tại Mississippi, và đều đã từng làm những công việc phù hợp với một lý lịch như vậy – phục vụ bàn, thợ xây, bán áo khoác.
Thoát ra khỏi cuộc sống đó để dấn thân vào một chuyến du hành kỳ lạ có vẻ rất hợp lý. Và trong hành trình của mình, chúng tôi đã vô cùng bất ngờ khi nhận ra sự ngây thơ và kém hiểu biết của bản thân. Chúng tôi thề với nhau rằng khi quay trở lại nước Mỹ, cả hai sẽ phải cố gắng kiếm được tấm bằng đại học.
Một trong những trải nghiệm đại học của chúng tôi là một khóa học vô cùng khó, và mang tính đổi đời – Tâm lý học Nhập môn, với sự dẫn dắt của một giảng viên tuyệt vời, Jean Edwards.
Lớp học của cô Edwards không hề giống với bất kỳ lớp học nào khác. Không hề cưỡi ngựa xem hoa. Hàng ngày, cô bước vào giảng đường với một chiếc máy tính xách tay và máy chiếu, sử dụng các bức ảnh, đoạn phim, phim hoạt hình, và đồ thị để giải thích cách hoạt động phức tạp của tâm trí con người. Những cuốn sách giáo khoa trở thành phương tiện gợi nhớ và bổ sung. Trong lớp của mình, cô Edwards sử dụng những bài thuyết trình đã được nhào nặn hàng năm trời để mở mang tâm trí và thức tỉnh chúng tôi khỏi sự ảo tưởng. Cô luôn yêu cầu chúng tôi phải đứng dậy và diễn, gộp vào từng nhóm rồi lại tách ra, chỉ vào từng người và bắt phải phát biểu. Trước khi tới giờ kiểm tra, không hề có đề cương để học thuộc, không có ngân hàng câu hỏi. Mỗi đề bài đều đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc. Sau này, khi đã học qua đại học, chúng tôi đều ngạc nhiên vì không thể tìm thấy khóa học nào có thể so sánh với lớp học của cô Edwards.
Trong một buổi học, cô đã yêu cầu chúng tôi tưởng tượng ra một người đàn ông tự bọc toàn bộ cơ thể mình trong giấy báo trước khi mặc quần áo vào mỗi sáng. Anh ta chăm chỉ lao động, kiếm tiền nuôi gia đình, và chưa từng làm hại ai. Cuối mỗi ngày, anh ta lại bí mật và cẩn thận gỡ bỏ lớp giấy báo trước khi lên giường đi ngủ. Sau đó cô hỏi: “Liệu người này có bị điên không?” Trong vòng một giờ đồng hồ, cả lớp đã tranh luận về điều đó. Phản ứng đầu tiên của hầu hết mọi người đều là: “Đúng vậy, chắc chắn anh ta bị điên.” Cô Edwards cứ vậy mà đẩy mọi người tiếp tục tranh luận, chỉ ra những điểm mà chúng tôi chưa hiểu hết, yêu cầu chúng tôi phải tự đánh giá những suy nghĩ và thói quen của bản thân. Cuối buổi học, tất cả sinh viên trong lớp đều thống nhất một điều – anh chàng giấy báo này cũng bị ảo tưởng như tất cả mọi người, như chính bản thân chúng tôi, và bởi vậy anh ta không bị điên.
Mọi tiết học của cô Edwards đều hé lộ những điều mới, không chỉ là khối lượng khổng lồ những sự thật còn ẩn giấu của môn tâm lý học, mà còn vì cô đã chỉ cho những người như tôi và vợ tôi (cô ấy học cùng tôi lớp này) hiểu rằng luôn có những tâm hồn đồng cảm ở thế giới ngoài kia. Cô đã không ngại bỏ ra thêm một giờ đồng hồ để nán lại thảo luận sau buổi học, và cô luôn sẵn sàng lật đổ mọi quy tắc và sự trông đợi của sinh viên cũng như các giảng viên khác. Cô đã giúp chúng tôi tự do thể hiện sự khác biệt trong một môi trường an toàn và được tôn trọng. Với sinh viên chúng tôi, cô là một tấm gương tuyệt vời, một hình mẫu mà trước khi gặp cô, chúng tôi thậm chí còn không biết là có thể tồn tại. Cô là một người phụ nữ thông minh, thành đạt, chuyên nghiệp, dám đặt ra câu hỏi cho mọi thứ và thách thức mọi người cùng tham gia. Cuốn sách này, và trang blog khởi nguyên của nó, tất cả đều bắt đầu từ lớp học của cô.
Và bởi vậy, cảm ơn cô Jean Edwards. Cô đã vĩnh viễn thay đổi cuộc đòl cũng như thế giới quan của em.
← Chính xác hơn thì bán cầu não phải tiếp nhận thông tin từ ngưỡng nhìn phía bên trái, chứ không chỉ mỗi mắt trái. Điều này cũng đúng đối với nửa còn lại của bộ não. Một phần của ngưỡng nhìn phía bên trái được tiếp nhận bởi mắt phải, ở ngay khoảng gần mũi. (Ghi chú của tác giả, mọi ghi chú sau này đều của người dịch). ← Phụ nữ phương Tây thường đổi sang họ của chồng sau khi cưới. ← Có thể coi cảm thụ tính giống như những tiên đề trong toán học vậy. Đó là những định nghĩa căn bản nhất để xây dựng nên các khái niệm khác. Ở đây là những thuộc tính căn bản nhất trong trải nghiệm của tâm trí mỗi người mà không thế nào định nghĩa hay miêu tả được, ngoại trừ bằng việc so sánh nó với những trải nghiệm khác. ← Stephen Colbert là một diễn viên hài, người dẫn chương trình nổi tiếng tại Mỹ với phong cách hài hước dí dỏm, chuyên đả kích phe bảo thủ và các giá trị của họ. ← Entropy là một khái niệm trong vật lý thể hiện sự lộn xộn hay tính bừa của một hệ (Đại lượng đặc trung cho trạng thái nhiệt động của một hệ). ← Nutrisystem là một công ty chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ tư vấn về dinh dưỡng tại Mỹ. Họ giúp người dùng xây dựng chế độ ăn hợp lý với lối sống và tình trạng sức khỏe của mình. ← Nhóm tập trung (focus group): Một nhóm những người thuộc độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh khác nhau được tập trung lại để thảo luận về một vấn đề, sản phẩm, hay dịch vụ cụ thể nhằm đưa ra dữ liệu cho các nhà phân tích. ← Đây là một quan niệm cho rằng những cái chết của người nổi tiếng (có thể không liên quan tới nhau) thường diễn ra một cách liên tiếp và tạo thành bộ ba. ← Một thương hiệu thực phẩm lớn tại Mỹ, dịch nghĩa đen là Yến mạch Quaker ← Có một thành ngữ trong tiếng Việt rất tương thích với khái niệm này, đó là cha chung không ai khóc. ← Zero-sum game: tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người khác sẽ bị thiệt hại tương đương. Sở dĩ gọi là zero-sum vì sau khi cộng tất cả các lợi ích và trừ đi các khoản thiệt hại của tất cả những người tham gia, ta được kết quả là 0. ← Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cảm xúc, đặc biệt là cảm giác hạnh phúc. Thiếu hụt serotonin dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm cảm giác quan tâm hoặc dễ dàng cáu giận. ← Ngụy khoa học (pseudoscience) là những loại hình của các kiến thức hay các quy trình nào đó không được công nhận là một môn khoa học do không đáp ứng được các nguyên tắc khoa học cơ bản. ← Đây là những lãnh đạo của các hội nhóm, giáo phái và tôn giáo tự phát tại Mỹ. ← Radon: Một loại khí phóng xạ độc hại, có thể tích tụ trong các tòa nhà, tầng hầm. ← Beat Generation: Phong trào văn học (về sau phát triển thành trào lưu sống) xuất hiện vào sau Thế chiến II, phản đối việc tìm hiểu tôn giáo, cổ xúy việc đi ngược lại các giá trị truyền thống, dùng chất kích thích, tự do tình dục, v.v… ← Một chiến dịch tình nguyện hỗ trợ dân Mỹ gốc Phi thực hiện quyền đăng ký bầu cử tại Mississippi vào mùa hè năm 1964. ← Tạm dịch: Thị Trường Cho Những Kẻ Nổi Loạn. Tại Mỹ cuốn sách này được xuất bản dưới tên gọi Nation of Rebels: Quốc Gia Của Những Kẻ Nổi Loạn. ← Chương trình trò chuyện đêm khuya nổi tiếng của đài NBC tại Mỹ. ← Người ta thường buộc hoặc thắt nút áo/vải trước khi nhuộm màu, để phần vải đó không nhuốm màu hoặc sẽ dùng màu khác nhuộm thêm vào. ← Ở đây là các bang miền Nam nước Mỹ. ← Những người chuyên chạy theo mốt, theo những xu hướng mới nhất, ít người biết tới nhất. ← Trào lưu đội mũ lưỡi trai in tên hãng đã từng phổ biến trong giới trẻ thành thị dù loại mũ này được coi là gắn liền với tầng lớp công nhân hay lao động phổ thông. ← Hãng bia Pabst Blue Ribbon đã giành lại được thị trường bằng cách thúc đẩy quảng cáo trong chính cộng đồng đã ưa chuộng hãng bia này chứ không sử dụng các cách thức quàng cáo phổ biến khác. Mục đích là để thu hút sự chú ý của những người đi ngược lại trào lưu. ← Một nghệ sĩ nổi tiếng người Mỹ. ← Theo những nghiên cửu khảo cổ thì tượng cẩm thạch và các công trình kiến trúc ở La Mã cổ đại dều được sơn màu sắc sặc sỡ, tuy nhiên do quá trình phong hóa nên lớp sơn dã bị mất di, để lại những di tích bằng đá màu trắng. ← Hai chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng. ← Massachusetts Institute of Technology: Viện Công nghệ Massachusetts ← Loại chuột máy tính sử dụng một quả bóng lớn để diều hướng con trỏ thay vì di trên mặt bàn. ← Điệu nhảy mô phỏng việc chạy tại chỗ xuất hiện từ thập niên 1990. ← Hiện tượng chỉ có thể được nhìn thấy vật thể khi nó ở rất gần với trung tâm tầm nhìn, thường xảy ra khi cơ thể bị suy nhược, trúng độc, hay khi chạy xe với tốc độ cực nhanh. ← Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD (Obsessive Compulsive Disorder) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến là luôn bị ám ảnh, lo lắng không có lý do và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc đế giảm bớt căng thẳng. ← Sweet Lemon: Từ mang ý nghĩa ẩn dụ gần như trái ngược với chùm nho chua. Có người cho rằng cụm từ này xuất phát từ câu tục ngữ When life gives you lemons, make lemonade (Khi bị đời ném cho vài quả chanh, thì hãy làm nước chanh thôi) – ám chỉ việc lạc quan vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. ← Trận chung kết của giải bóng bầu dục quốc gia Mỹ. ← Phong cách thời trang của thập niên 1970. Bộ đồ này gồm áo khoác dáng giống áo sơ-mi và quần đồng màu. ← Professional futurist: Những nhà khoa học và xã hội học nghiên cứu, phân tích các sự kiện ở hiện tại đế đưa ra dự đoán về các sự kiện trong tương lai. Mục đích chính của ngành này là kiểm soát kịp thời các mối nguy hiếm tiềm tàng. ← Trong trò máy đánh bạc (slot machine), khi người chơi quay được 3 hình giống nhau thì họ sẽ nhận được giải thưởng. ← Nguyên bản cụm từ này là “going postal”. ← Đây là một câu trong quốc ca của Hoa Kỳ. ← Trong trường hợp cụ thể này thì đây được gọi là hiện tượng Baader- Meinhof: Khi bạn nhận thấy một điều mà bạn mới để ý tới hoặc mới học được bỗng dưng xuất hiện một cách thường xuyên. ← Đây là những nhà phê bình chính trị nổi tiếng tại Mỹ. ← Vụ thảm sát tại trường trung học Columbine, bang Colorado, thực hiện bởi 2 học sinh trong trường, khiến cho 15 người thiệt mạng và 24 người bị thương. ← Điều này cũng có thể được giải thích thông qua thiên kiến xác nhận hay hiện tượng Baader-Meinhof. ← Đây là ghép của hai chữ lobotomy, tên của kỹ thuật cắt thùy não, và automobile nghĩa là xe hơi. ← Ở Mỹ, luật pháp của các bang cho phép người sở hữu phương tiện giao thông được đăng ký biển số tự chọn với một khoản phí thường niên. ← Trò này có nghĩa là bạn có thể tạo ra một mối quan hệ với bất kỳ ai thông qua tối đa 6 mối quan hệ trung gian. ← Chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism) là hệ tư tường của một người hoặc một nhóm cho rằng họ là những kẻ được chọn, là những người đặc biệt và xứng đáng có được nhiều quyền lợi hơn người khác. ← Mức âm lượng tương đương với việc đứng gần một chiếc máy bay phản lực đang cất cánh. ← Nhân vật chú thỏ nổi tiếng trong loạt phim hoạt hình Looney Tunes và là một trong những biểu tượng chính thức của hãng Warner Bros. ← Theo nghiên cứu của Hennessey, Rucker và McDiarmid vào năm 1979, các sinh vật đơn bào thuộc lớp Trùng Cỏ có khả năng bị điều kiện hóa. Tuy nhiên cho đến nay, chưa ai từng lặp lại hay có ý định thực hiện lại các thí nghiệm của họ để kiểm chứng kết quả. ← Một bộ phim giả tài liệu hài nổi tiếng. ← Graduate Record Examination – bài kiểm tra tiêu chuẩn được sử dụng để xét điều kiện nhập học sau đại học. ← Một cuốn sách kỹ năng thể loại self-help được viết bởi Rhonda Byrne. ← Vào khoảng thập niên 70 và 80, Chính phủ Mỹ yêu cầu các trường học sử dụng xe buýt để dưa đón học sinh từ nhiều khu vực dân cư khác nhau với mục đích làm cân bằng số lượng học sinh da trắng và da màu.