Côn Luân - Chương 59

Côn Luân
Chương 59 - Dựa Hoa Nói Triết
gacsach.com

Lương Tiêu lo lắng siết chặt chuôi kiếm, chăm chú theo dõi chưởng pháp của Hàn Ngưng Tử, đợi hễ Hiểu Sương gặp nguy hiểm là sẽ lập tức xuất thủ tương trợ. Xem hết ba chiêu, bỗng một tia sáng lóe lên trong trí, gã cao giọng nhắc:

- Hiểu Sương, Ám hương quyền pháp!

Hiểu Sương đang váng vất đầu óc, lạnh toát toàn thân, nghe lời nhắc cũng chẳng kịp nghĩ ngợi nhiều, đúng lúc Hàn Ngưng Tử vỗ song chưởng từ mé trái đến, cô liền đón thế thi triển Lăng sương ngạo tuyết thuộc Tả ngũ lộ, chiêu thức giản dị thanh tao nhưng thần ý cao diệu lạ lùng.

Ám hương quyền vừa là tán thủ vừa là nội công, các chiêu thức đều được dẫn dắt nhờ khí cơ. Từ khi học xong, ngày nào Hiểu Sương cũng luyện tập để kháng cự hàn độc, bây giờ đánh ra có thể cự địch, đồng thời lại giúp khí mạch thông suốt, toàn thân ấm áp dễ chịu, kháng cự được chưởng kình băng giá của Hàn Ngưng Tử. Hiểu Sương vận nội lực, dùng khí dư dẫn động song quyền đấm liền sáu cú, hóa giải ba luồng chưởng lực của đối phương. Dư kình không dừng ở đó, tiếp tục quét trúng trán Hàn Ngưng Tử. Khí nóng thấm vào đầu khiến thị váng vất, người đàn bà không khỏi kinh ngạc, lập tức bỏ ngay ý định chơi trò mèo vờn chuột, hô vang một tiếng, họa chiêu Tuyết dục phi long vung chưởng chém xuống như thác đổ, hàn lành liền tỏa lên sắc gắt.

Hiểu Sương vội vàng dùng chiêu Tiểu ngạc điểm châu thuộc Tiền ngũ lộ trong Ám hương quyền pháp, trước tiên dồn đầy kình lực rồi từ từ đẩy ngang ra. Quyền kình trông có vẻ thung dung lơ đễnh, nhưng chọc thủng ngay luồng chưởng phong bên kia, đấm tới sát vai Hàn Ngưng Tử khiến huyệt Kiên tỉnh của thị đau tê. Họ Hàn giật thót: “Quyền kình của nha đầu này không có gì kỳ lạ, tại sao phá được chưởng phong của ta?”. Thị đột ngột thu kình, xoay gót lướt vòng ra sau Hiểu Sương. Ngay trước khi thị kịp xuất thủ, cô gái đã phát chiêu Sơ chi hoành ngọc thuộc Hậu ngủ lộ để trấn áp.

Hàn Ngưng Tử thấy vậy, lập tức tận dụng tính chất linh động của Phiêu tuyết thần chưởng, nương đà nhấp chân vòng từ đằng sau lên mé phải Hiểu Sương, vỗ liền sáu chưởng theo chiêu thế Băng hoa lục xuất. Hiểu Sương bèn nhẹ nhàng đấm ra ba quyền theo chiêu Mai hoa lộng ảnh thuộc Hữu ngủ lộ, ung dung hóa giải.

Liên tục xuất tuyệt chiêu nhưng lần lượt bị kiềm chế cả, Hàn Ngưng Tử kinh hãi khôn cùng, liền hú một tràng, giơ cao song chưởng chém mạnh một chiêu Thiên tuyết cái đính. Hiểu Sương dùng ngay Di thế độc lập thuộc Trung ngũ lộ, thân trên vặn nhẹ, song chưởng nhích lên. Hai bên xô mạnh vào nhau, Hiểu Sương giật lui năm bước, cảm thấy hàn kình tràn ngập cơ thể, vội vận dụng Hương hồn diểu diểu, đẩy kình phóng quyền ra khoảng không để hóa giải hàn khí. Trong khi đó, một luồng kình ấm nóng cũng chập chờn ngấm vào kinh mạch Hàn Ngưng Tử, buộc thị phải vận lực khu trừ, xong xuôi lại nhảy xổ vào Hiểu Sương với khí thế tấn công mới. Sau mấy chiêu, Hiểu Sương đã tự tin hơn hẳn, thấy Hàn Ngưng Tử lao đến liền nín hơi ngưng thần, lần lượt vận dụng hai mươi lăm lộ Ám hương quyền, cứ đánh hết lại quay vòng, hình thế rõ ràng mà thần thái ẩn sâu, quyền chiêu biến ảo như hương thầm thoang thoảng khiến người ta không thể đề phòng.

Tiếp tục chiết thêm mười chiêu, Hàn Ngưng Tử dánh mãi mà không dứt điểm được thì nổi cơn điên, luôn miệng hú hét, hết vòng trái rồi lượn phải, nhảy cao lại hụp thấp, lúc phóng vọt lên như chim hồng hoảng sợ, lúc lao ập xuống như sét đánh rát tai. Đám đông theo dõi không chớp mắt, những kẻ đứng cách vòng đấu ba trượng còn cảm nhận được hơi lạnh rân rân tỏa lan. Nhìn tương quan thì Hoa Hiểu Sương chẳng khác nào một cây mai lẻ loi đứng giữa cuồng phong bạo tuyết, lúc nào cũng có nguy cơ bị quất cho tan tác.

Liễu Oanh Oanh thầm khiếp Sợ: “Không ngờ con hồ ly tinh chết rấp lại luyện được quyền pháp tinh diệu nhường này, nếu động thủ với nó, e rằng ta không đỡ nổi một trăm chiêu!”. Lương Tiêu cũng kinh ngạc đầy một bụng: “Chẳng biết vô tình hay hữu ý mà Liễu Tình đạo trưởng truyền cho Hiểu Sương lộ Ám hương quyền, không những giúp xoa dịu hàn khí mà còn là khắc tinh với Phiêu tuyết thần chưởng. Chỉ tiếc Hiểu Sương chưa đủ công lực lại mang bệnh trong người, dù đỡ được mấy chiêu nhưng e rằng cuối cùng vẫn không thoát khỏi kết cục thất bại”.

Nhác thấy Kim Linh Nhi đang thò đầu ra khỏi gánh hành lý, đôi mắt màu lửa đảo như rang lạc chăm chăm theo dõi diễn biến trong đấu trường, gã sực nảy ra một ý, chu miệng huýt sáo. Kim Linh Nhi kêu khẹc khẹc đáp lại rồi lao vút về phía Hàn Ngưng Tử, kéo theo trong không trung một vệt vàng mờ. Hàn Ngưng Tử vỗ chưởng đẩy bật nó đi. Lương Tiêu huýt huýt hai tiếng nữa, Kim Linh Nhi vâng lời nhảy xéo, bật cao ba thước rồi lao thẳng xuống đỉnh đầu ả đàn bà, nhằm chụp vào mặt thị, thực hiện một chiêu thức tuyệt đẹp trong lúc tiến lui thần tốc. Hàn Ngưng Tử không kịp hoàn thủ, quýnh quáng ngả người né tránh. Đúng lúc ấy Hiểu Sương hất mũi chần theo chiêu thế Đạp tuyết tầm mai, gần như đá trúng Hàn Ngưng Tử.

t r u y e n c u a t u I n e t

Sở Tiên Lưu nhìn con khỉ, trán cau cả lại, nhưng vốn bất bình với lối xuất chiêu tàn độc của họ Hàn nên ông không lên tiếng phản đối. Lôi Hành Không phát tức, nói như thét vào mặt Lương Tiêu:

- Thế này là vi phạm giao ước!

Lương Tiêu hấp háy mắt:

- Con khỉ lo lắng nên bảo vệ chủ, chẳng liên quan gì đến ai cả. Ngươi chỉ giao hẹn rằng đơn đả độc đấu, người ngoài không được tương trợ chứ có đả động gì đến việc động vật giúp đỡ đâu.

Lôi Hành Không trợn mắt, sắp bùng ra giận dữ thì Sở Tiên Lưu nói gọn:

- Ừ, không hề vi phạm!

Lôi Hành Không đành tắt tiếng.

Hiểu Sương thấy Kim Linh Nhi nhào vào tham chiến thì rất sửng sốt, quên bẵng cả giao đấu. Trong lúc đó Hàn Ngưng Tử đã định thần, múa chưởng tấn công Kim Linh Nhi. Con khỉ dầu sao cũng chỉ là loài vật, sơ suất một chút liền bị hàn kình phất trúng, tức thì ngã nhào ra đất, co quắp lăn lộn kêu la chí chóe.

Lương Tiêu đằng hắng:

- Hiểu Sương!

Cô gái sực tỉnh, vội thi triển Ám hương quyền xông vào cứu Kim Linh Nhi. Lương Tiêu liên tục huýt sáo, Kim Linh Nhi nhất nhất theo hiệu hành động. Nó là loài khỉ lạ, khôn ngoan mẫn tiệp vượt xa giống linh trưởng thông thường, lần lượt giở hết các chiêu thức Lương Tiêu truyền thụ ra phối hợp chiến đấu với Hiểu Sương, lúc nhảy lên nhảy xuống, lúc xuyên trái xuyên phải, lúc dương đông kích tây, tiến lui đột ngột khó nắm bắt, giống hệt ánh chớp vàng óng xoay tròn quanh Hàn Ngưng Tử. Người và vật hô ứng lẫn nhau, chuyển đổi vị trí công kích rất nhịp nhàng, khi chính diện, khi tập hậu, sắc bén đến mức Hàn Ngưng Tử phải líu ríu chân tay, than thầm không ngớt.

Lôi Hành Không bước hẳn lên một cách phẫn nộ:

- Lương Tiêu, ngươi huýt sáo hướng dẫn con khỉ, chẳng phải xuấl thủ tương trợ thì là gì đây?

Lương Tiêu mở to mắt với vẻ vô tội:

- Lôi bảo chủ toàn nghĩ những chuyện đẩu đâu, ai bảo lão tử đang hướng dẫn con khỉ? Người ta theo dõi trận đấu, trong lòng cao hứng muốn huýt sáo chơi cũng không được ư?

Gã tiếp tục huýt, chỉ dẫn Kim Linh Nhi đánh tỉa ở khắp phía. Lôi Hành Không biết rõ Lương Tiêu giở trò xảo trá mà không làm sao được, uất đến nỗi tóc tai dựng ngược, mắt trợn tròn xoe.

Bản lĩnh Hàn Ngưng Tử không phải tầm thường, nhưng cứ thế này mãi thì cầm bằng một mình phải ứng phó với hai đối thủ, áp lực mỗi lúc một tăng. Võ công Lương Tiêu lại đã trên thị rất xa, gã đứng ngoài quan sát, hễ phát hiện sơ hở là ra lệnh cho con khỉ ráo riết tấn công. Chưa đến ba mươi hiệp, bỗng “bựt” một tiếng, Kim Linh Nhi giật tung thắt lưng Hàn Ngưng Tử.

Lương Tiêu cười vang:

- Hàn Ngưng Tử, con khỉ này thạo trò ve vãn hạ lưu lắm đó, ngươi mà không đầu hàng thì coi chừng nó dứt đứt cả dải quần ngươi luôn.

Bọn hào kiệt nghe thấy, tức phát điên mà không nén nổi buồn cười.

Hàn Ngưng Tử biết rõ gã đùa, nhưng vẫn lúng túng đến mất cả bình tĩnh. Nhân lúc ấy, Kim Linh Nhi lại xé toác một mảng ở vạt áo thị. Hàn Ngưng Tử vừa che chắn môn hộ vừa múa tít song chưởng đề phòng quyền chiêu của Hiểu Sương. Thình lình Lương Tiêu hú vang, con khi vàng ứng tiếng xẹt lên, lao thẳng vào hông Hàn Ngưng Tử. Sợ nó giở trò hỗn làm mình xấu mặt trước bao nhiêu người, họ Hàn vội thu tay về cản. Hiểu Sương bắt ngay được sơ hở đó, lập tức phóng hữu quyền theo chiêu Mai tuyết tranh xuân, đấm trúng ngay ngực Hàn Ngưng Tử. Người đàn bà bật lui ba bước, rồi lại nhảy xổ tới trong cơn tức giận lẫn bàng hoàng.

Bỗng đâu một bóng người nháng lên. Lương Tiêu đã lướt vào đứng chắn trước mặt Hiểu Sương, cười ha hả:

Hiểu Sương, hai bên thỏa thuận tới điểm là dừng. Muội đã chiến thắng, nên khoan hồng độ lượng tha cho thẩm thẩm này đi.

Hàn Ngưng Tử thét lên chói tai:

- Nó thắng bao giờ?

Lương Tiêu ra vẻ ngạc nhiên:

- Hiểu Sương đã nương tay đến thế mà ngươi không nhận thua ư?

Hàn Ngưng Tử nghĩ bụng: “Quyền kình của nó không đủ mạnh làm ta bị thương, nhưng cú đấm vừa rồi đúng là có trúng ngực ta...”. Thị đang tìm lý lẽ tranh biện thì Sở Tiên Lưu can thiệp:

- Phải đấy! Hoa cô nương đã gắng hết sức đánh bại cường địch. Lão phu rất khâm phục.

Hàn Ngưng Tử không nói được lời nào, lại nghĩ ở đây quá nhiều kẻ thù, chẳng nên nấn ná lâu, bèn nghiến răng cười nhạt, phất áo bỏ đi.

Hiểu Sương còn ngỡ chiêm bao, cứ ngơ ngác nhìn theo cho đến khi đối thủ khuất dạng mới dám tin là mình chiến thắng. Lương Tiêu nháy mắt:

- Muội đã đè bẹp cái thói vênh váo của mụ ma đầu ấy, thực khiến người ta hả dạ!

Hiểu Sương mỉm cười nhìn gã, thầm biết ơn: “May mà có huynh trăm phương ngàn kế trợ giúp, muội mới thắng được”. Nhác trông Liễu Oanh Oanh, thấy mặt nàng ta lạnh tanh chẳng rõ vui hay giận, cô bỗng ỉu xìu: “Bất luận ta thắng hay thua, Liễu tỷ tỷ vẫn ghét ta như thường. Lại còn Tiêu ca ca nữa, hết hôm nay thì muội cũng tan giấc mộng cùng huynh phiêu du khắp nơi chữa bệnh cứu người”, càng nghĩ càng sầu, niềm vui chiến thắng lặng lẽ vỡ tan như bong bóng.

Lôi Hành Không lạnh lùng nói:

- Được lắm! Trận thứ nhất, coi như các ngươi giở trò ma mãnh mà chèo chống qua được, bây giờ đến trận thứ hai! - Lão vỗ tay thét. - Mang trống ra đây!

Tiếng chưa dứt, đã có hai tên vạm vỡ khiêng một cái trống trận cỡ đại rẽ đám đông đi vào. Cái trống này hình dáng rất khác thường, đường kính mặt trống vào khoảng ba thước, tang trống đúc bằng đồng xanh khắc chi chít hoa văn thú dữ, hai mặt trống bịt kín bằng một thứ da đen sì, chẳng rõ là da con gì. Lôi Hành Không nắm tay trái vào cái quai hình rồng vặn, giơ trống lên cao quá đầu, tay phải đón lấy một cái dùi hình dạng như xương thú, chẳng phải kim loại chẳng phải gỗ, dài cỡ hai thước. Lão giơ trống cầm dùi đứng sừng sững giữa bãi đấu, thế đứng vững chãi, phong thái mạnh mẽ oai nghiêm.

Sở Tiên Lưu cau mặt:

- Ngươi định thi triển Lôi cổ cửu phạt ở đây đấy à?

Lôi Hành Không nói:

- Yên tâm, chẳng may làm hỏng cây cỏ hoa lá thì Lôi mỗ sẽ bồi thường đủ số!

Sở Tiên Lưu hừ một tiếng, liếc Hoa Sinh, ánh mắt có phần lo âu.

Mọi cái nhìn đổ dồn vào chú tiểu. Chú ta lộ vẻ lúng túng, tay chân ngượng ngùng thừa thãi. Lương Tiêu ngắm nghía thứ binh khí khoa trương của họ Lôi rồi hỏi Hoa Sinh:

- Ngày thường ngươi dùng binh khí gì?

Hoa Sinh lắc đầu:

- Mỗ không biết dùng binh khí, sư phụ chỉ dạy mỗ đánh quyền thôi.

Lưưng Tiêu nhớ ra rằng Cửu Như thường dùng chuông đồng áp đảo quần hùng, bèn hỏi vớt:

- Ngươi không biết chơi chuông đồng à?

Hoa Sinh lắc đầu. Lương Tiêu thất vọng tự nhủ: “Xem chừng tiểu hòa thượng chưa được học hết bản lĩnh của Cửu Như”. Gã bèn bảo:

- Ngươi bước lên đi, cứ bình tĩnh tỉ thí với lão già, kiểu như Hiểu Sương vừa đấu đó. Hễ thắng thì ta mời ngươi uống rượu, hễ núng thế thì cứ nhận thua cũng không sao.

Nghe tới chữ “rượu”, Hoa Sinh phấn khởi ra mặt:

- Được được! - Chú ta hạ bọc hành lý trên lưng xuống, tiến vào bãi đấu cúi mình chắp tay. - Kính chào lão tiên sinh!

Lôi Hành Không ngẩn người nghĩ bụng: “Lễ phép thế, cái đồ lừa trọc!”. Lão hừ một tiếng trong lỗ mũi.

Hoa Sinh khẩn khoản giao hẹn:

- Lão tiên sinh! Mỗ đánh không lại thì sẽ nhận thua, ngươi đánh không lại thì cũng nhận thua với mỗ nhớ. Nếu ngươi nhận thua thì mỗ có rượu uống, nếu mỗ có rượu uống thì không bao giờ quên lòng tốt của ngươi đâu.

Ý chú định nói “tới điểm là dừng” nhưng không nhớ được cụm từ ấy nên trình bày dài dòng, dây cà ra dây muống, nội dung đơn giản lại làm cho rối rắm lê thê, Lôi Hành Không nghe ngứa cả tai, tự ái nghĩ: “Thối thây! Lão phu mà thua con lừa trọc nhà ngươi ư?”.

Lão quát to một tiếng, cái trống đồng xoay tít, tạo ra luồng gió chướng dữ dằn quét mạnh về phía Hoa Sinh. Chú tiểu nhảy ngay sang bên tránh thế đánh hung hãn. Lôi Hành Không liền khua dùi trống gõ thẳng vào đầu chú ta. Hoa Sinh định giơ tay ngăn, Lôi Hành Không lại thu dùi về, nện lên mặt trống. Tiếng động như sấm rền vang trên đầu Hoa Sinh, dội vào màng nhĩ chú lùng bùng. Thừa lúc Hoa Sinh còn choáng váng, Lôi Hành Không cầm cả cái trống lăng thẳng vào chú ta. Hoa Sinh vội nhảy lui hai bước, nào ngờ đường rút đã bị chiếc dùi chặn ngang. Hoa Sinh giơ tay đỡ, vừa chạm vào đã tê dại cả người như bị trăm ngàn mủi kim châm chích, chú la lên thất thanh:

- Quái lạ! Quái lạ!

Về phía Lôi Hành Không, chỉ bị một cú đỡ đòn mà chấn động đến nỗi suýt tuột tay dùi, lão hoảng vía rủa thầm: “Khỏe gớm, thằng lừa trọc!”. Gắng lấy lại tinh thần, lão tiếp tục múa dùi. Trống trận rền như sấm nổ, nhảy dọc bay ngang, Lôi Hành Không lần lượt thi triển các chiêu các thức thuộc Lôi cổ cửu phạt.

Lương Tiêu giương mắt nhìn thật kỹ mà không nhận ra chỗ khác thường của cái dùi, bèn hỏi:

- Hoa Sinh, có gì quái lạ?

Chú tiểu né hết bên nọ đến bên kia để tránh chiêu, hấp tấp đáp:

- Hình như mình nó mọc gai, châm tê hết tay mỗ rồi.

Thấy chú ta đỡ đòn gấp đến thế mà vẫn đủ sức nói được, đám đông kinh ngạc hết sức.

Nghe Hoa Sinh trả lời lấp lửng, Lương Tiêu ngờ rằng trên dùi có gắn ám khí, nhưng ngẫm kỹ lại thấy không phải, vì gã rất tinh mắt mà quan sát từ nãy tới giờ đều không phác giác điều gì bất thường, nhất thời cau mày suy nghĩ, không hiểu nguyên do ở đâu.

Lôi Hành Không trấn áp được đối thủ, được đà xoay trống đồng nhanh thêm, cái dùi đánh lia lịa làm phát ra âm thanh dập dồn khiến người nghe nhức đầu buồn nôn, tim đập thình thịch, hơi thở khó khăn. Ai nấy bưng tai chạy dạt ra xa. Hoa cỏ hứng sóng âm cũng rụng rơi lả tả. Chú tiểu luồn lách y hệt một con lươn trong vòng công kích của Lôi Hành Không, tránh để cái dùi chạm đến mình.

Sở Tiên Lưu theo dõi bộ pháp của Hoa Sinh một lúc, phì cười bảo:

- Tam thập nhị pháp tướng (2) đây mà! Đấu mãi mới nhận ra đệ tử của lão hòa thượng!

Ông không hề dùng sức nhưng từng lời từng chữ đều rành rọt, xuyên qua tiếng trống lọt vào tai mọi người. Lương Tiêu thắc mắc ngó sang:

- Tam thập nhị pháp tướng là gì?

- Là lộ thân pháp biến thể từ Đại Kim cương thần lực. - Sở Tiên Lưu vuốt râu cười. - Truyền thuyết Phật giáo kể Phật tổ có ba mươi hai hóa thân, kinh Kim Cương chép thế này: “Như Lai nói ba mươi hai tướng, tức chẳng phải tướng nào hết, đó gọi là ba mươi hai tướng”. Đại ý là không thể dựa suông vào ba mươi hai hình tướng mà thấy được Như Lai. Theo ta hiểu, luyện được đến Tam thập nhị pháp tướng tức là đã đạt tới cảnh giới cao nhất của Đại Kim cương thần lực, có thể biến hóa đa dạng, công thủ khó lường, tại sao tiểu hòa thượng chỉ một mực né tránh chứ không vận dụng chiêu thức tấn công nào cả?

Bấy giờ Hoa Sinh đang bị nhịp trống kích thích khí huyết, có cảm giác đầu trướng dần lên, mắt hoa mày váng, tim nhấp nhổm như muốn nhảy tọt ra ngoài. Chú ta vừa gắng định tâm vừa lo tránh né cái dùi hung hăng như hổ, không mảy may nghĩ đến việc hoàn thủ. Đúng lúc ấy câu nói của Sở Tiên Lưu lọt vào tai, Hoa Sinh sực nhớ: “Phải rồi, sư phụ từng dạy, Tam thập nhị pháp tướng còn có thể dùng để công kích. Nhưng sư phụ lại bảo ta ra tay không biết điểm dừng nên cấm tiệt không cho đánh ai...”.

Hoa Sinh mải suy nghĩ, mặt mày lúc hân hoan tươi tỉnh, lúc rúm ró đăm chiêu. Lôi Hành Không đâm bực: “Thằng trọc hâm, lúc nào rồi mà còn nghĩ ngợi lung tung?”. Lão bèn hò hét trợ oai, khua trống giơ dùi, bộ dạng hùng hổ.

Hoa Sinh nhường nhịn mấy chiêu, chợt nảy ra một kế: “Vừa rồi Lương Tiêu dặn mỗ sờ mụ kia, bảo là sờ trúng thì mụ sẽ nhận thua. Phải rồi, mỗ sờ tiên sinh này vậy, chưa chừng lão cũng nhận thua thôi”. Chú ta bèn tung mình nhảy phóc tới gần Lôi Hành Không, hai mắt sáng rực, sử chiêu Cử thủ phục tượng trong Tam thập nhị pháp tướng, vươn tay sờ mu bàn tay phải của lão già.

Lôi Hành Không thất kinh, vội gạt ngang cái trống. Hoa Sinh vừa khẽ nhích thân là lại áp sát, sờ vào mu bàn tay trái của lão già. Lôi Hành Không vừa cáu vừa sợ, khua mạnh cái dùi quật Hoa Sinh. Chú tiểu khi' xoay gót, xuất chiêu Cát nhục uy ưng sờ vào má trái đối thủ.

Nhìn Hoa Sinh sờ soạng khắp người Lôi Hành Không, đám võ giả! Đang xúm xít xung quanh đều nghệt mặt kinh ngạc. Lương Tiêu xuýt xoa: “Giá hắn nặng tay một chút thì chẳng phải lão họ Lôi đã thua đốn ba bận rồi ư?”. Lôi Hành Không giận dữ cực điểm, gầm rú liên hồi, toàn lực thi triển Lôi cổ cửu phạt, dùi đập vào trống mau hơn, mặt da bật dùi chan chát, hất ngược nó về phía Hoa Sinh, lực đạo tự nhiên tăng rất mạnh. Hoa Sinh một mực né tránh, nhưng nghĩ đã sờ má trái thì phủi sờ nốt má phải cho cân, chú ta bắt đầu rắp ranh áp sát. Lôi Hành Không nhận ra ý định ấy, bèn hằm hằm quật cái dùi lên tay chú tiểu. Hoa Sinh ngã ngửa người ra, bán thân tê dại, chú vừa la lối om sòm vừa lăn liền hai vòng theo chiêu Thoát thai tước mẫu hòng chạy trốn.

Lôi Hành Không bừng bừng nộ khí, hai tay sầm sập lên xuống, chiếc trống phát ra những âm thanh làm rung chuyển không gian, dùi nện mặt trống tóe lửa trắng, đốm lửa bắn xuống đất, hoa tàn lá rụng lập tức cháy thành tro.

Hoa Sinh không sao áp sát được, rối rít kêu:

- Lương Tiêu, hỏng rồi, hỏng rồi! Mỗ không sờ được, lão ta sẽ không chịu nhận thua mất!

Lương Tiêu bây giờ mới hiểu, mỉm cười đau khổ:

- Hoa Sinh ơi, ta bảo ngươi sờ Lôi thiếu phu nhân chứ đâu có bảo ngươi sờ Lôi lão đầu tử. Lôi thiếu phu nhân da dẻ mềm mịn, bị ngươi sờ thì nhất định sẽ nhận thua, còn Lôi lão đầu tử da dày cui, ngươi có sờ đến một trăm lần thì lão cũng chẳng coi vào đâu cả!

Sở Vũ đỏ mặt thẹn thùng: “Hú hồn hú vía, hóa ra vẫn còn may! Tên đầu trọc tiến lui như gió thế kia, đổi là ta chắc không tài nào tránh nổi”.

Hoa Sinh né tiếp một đợt tấn công, hỏi với:

- Không sờ nữa thì phải làm sao đây?

Lương Tiêu cộc lốc:

- Thì đánh thôi.

Hoa Sinh lắc đầu:

- Không được, sư phụ đã cấm mỗ động thủ với bất cứ ai.

Lương Tiêu nhíu mày, chăm chú nhìn ánh sáng trắng xẹt lia lịa khi dùi chạm mặt trống, sực nhớ lại mấy câu thuộc thiên Cách trí trong Thiên Cơ tùy bút: “Lưu ly gặp lông tóc sẽ sinh ra ngọn lửa trắng xanh, lửa này gây giật khi chạm tay, thuộc tính là điện trên chín tầng trời, nếu tích tiểu thành đại có thể chém đổ cây, thiêu cháy người và vật”. Gã bèn gọi ầm lên:

- Hoa Sinh, cái đâm vào tay ngươi không phải gai góc mà là điện, cửu thiên điện đó!

Hoa Sinh ngạc nhiên ra mặt, trả lời ngay:

- Tửu tiệm thì phải tốt chứ nhỉ, sao cái tửu tiên tiệm này chẳng ra gì thế?

Lương Tiêu nín lặng. Lôi Hành Không sửng sốt tưởng nghe nhầm. Thật vậy, chiếc trống đồng trong tay lão là một báu vật thần thánh. Nó được chế tác vào thời Hoàng Đế đánh Xuy Vưu, đúc bằng toàn bộ quặng đồng của dãy Côn Sơn, đặt tên là Lôi cổ. Cùng thời ấy có một loài vật kỳ lạ là Lôi thú sinh ra ở đầm sấm, tương truyền dùng da nó bịt trống thì âm thanh vang xa vạn dặm. Hoàng Đế cho lột da Lôi thú căng lên Lôi cổ, lại lấy xương đùi con vật làm dùi đánh, đặt tên là Thất dương chùy. Thất dương chùy gõ vào Lôi cổ có thể tạo thành sấm chớp, sấm chớp này ẩn trong lòng trống, người bình thường chỉ chạm vào là giật chết. Nay Hoàng Đế đã mất, Lôi thú cũng tuyệt chủng, chỉ còn Lôi cổ và Thất dương chùy vẫn ở lại nhân gian, không biết tự đời nào đã trở thành báu vật trấn sơn gia truyền của Lôi Công bảo. Trống nặng hơn tám mươi cân, mang vác rất bất tiện. Chuyến này Lôi Hành Không quyết tâm đối phó với Sở Tiên Lưu nên mới nhọc công mang đi, không ngờ lại bị Lương Tiêu nhìn ngay ra bí mật tấn công.

Hiểu được quyền năng của chiếc trống rồi, Lương Tiêu cũng mau chóng nghĩ ra cách phá giải. Gã đang định mách nước cho Hoa Sinh thì Lôi Chấn gầm lên:

- Lương Tiêu, ngươi cũng là một nhân vật có danh trong thiên hạ, tại sao liên tục làm những trò thất ước như thế?

Lương Tiêu cự ngay:

- Ta thất ước lúc nào?

Lôi Chấn xỉa xói:

- Ngươi trắng trợn chỉ điểm cho tiểu hòa thượng, khác nào hai đứa các ngươi hợp sức đối phó một mình cha ta.

Sở Vũ cũng hùa theo:

- Phải dựa vào thực lực mà đấu một trận đường hoàng thì mới gia dáng con người có bản lĩnh chứ.

Lần này Sở Tiên Lưu gật đầu:

- Đúng đó Lương Tiêu! Trận đầu về lý về tình đều có chỗ châm chước được, còn trận này, tiểu hòa thượng chưa chắc đã thua, ngươi đừng vẽ vời chỉ trỏ nữa.

Sở Tiên Lưu đã mở lời, Lương Tiêu không tiện gỡ bí ngay cho Hoa Sinh, bèn toét miệng đưa đẩy:

- Thực tình vãn bối bó tay với cái trống quái vật kia. Chắc chỉ có Sở tiền bối võ nghệ tuyệt luân mới thạo cách phá giải thôi nhỉ!

Giọng gã oang oang, quần hùng đều nghe rõ, liền dỏng tai chờ xem Sở Tiên Lưu trả lời ra sao. Sở Nhị nương lo sốt vó: “Nếu Tam thúc nói ra cách ứng phó thì cũng có khác gì Lương Tiêu mách nước cho đồng bọn đâu”. Thị vội nhắc khéo:

- Tam thúc đừng mắc lừa cái tên trí trá này!

Sở Tiên Lưu biết thừa Lương Tiêu giở trò nên chỉ mỉm cười im lặng. Gã thiếu niên bèn giả cách ngậm ngùi:

- Sở tiền bối cũng không biết à? Chả trách người đành để mặc Lôi Hành Không tự tung tự tác đến nỗi vườn tước xơ xác, hoa gãy cành rơi thế kia.

Sở Tiên Lưu bình sinh rất yêu hoa. Thấy Lôi Hành Không thi triển Lôi cổ cửu phạt khiến hoa lá trong vòng mười trượng đều tan nát, ông rất không vui, nay nghe Lương Tiêu nói vậy, biết rõ là kế khích tướng mà nỗi bất bình sẵn có vẫn bị khơi dậy, ông cười nhạt bảo:

- Lôi cổ cửu phạt cũng thường thôi! Cứ nhớ tám chữ “Trạc loạn lục luật, thước tuyệt can sắt” là phá được.

Lương Tiêu ngớ người: “Ông già xổ nho gì vậy?”. Gã quay sang hỏi Hiểu Sương:

- Muội có biết nghĩa mấy câu ấy không?

Hiểu Sương đáp ngay:

- Câu đó trích trong Nam Hoa Kinh, “lục luật” là phần dương trong mười hai âm chuẩn theo cổ nhạc, “can” và “sắt” là hai loại nhạc khí, “trạc loạn lục luật” có nghĩa là làm rối giai điệu, “thước tuyệt can sắt” là tiêu hủy nhạc cụ diễn tấu.

Sở Tiên Lưu liếc Hiểu Sương, gật gù: “Kiến thức tốt đấy!”. Liễu Oanh Oanh ngùn ngụt ghen tuông, nghiến răng nghĩ: “Ả này học rộng hiểu nhiều, khả năng xuất khẩu thành chương hơn ta hàng trăm lần, chẳng lẽ Lương Tiêu phải lòng ả vì điều đó?”.

Lương Tiêu nghe giải thích, mừng rỡ cười vang:

- Ta hiểu rồi. Cũng giống như người đánh trống, ta đập vỡ cái trống của hắn đi rồi thì hắn hết đường nghi ngoáy.

Lôi Chấn căm phẫn thét:

- Quân tráo trở, ngươi nói thế có phải là vi phạm giao ước không hả?

Lương Tiêu thủng thẳng đáp:

- Người xưa có câu: Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học. Ta bổ sung kiến thức tí chút mà bị coi là vi phạm giao ước à? Trạc loạn lục luật là lời của Sở tiền bối, ta chỉ lấy ví dụ minh họa thôi mà!

Lôi Chấn run người vì giận, nhưng không biết nên phản bác thế nào.

Hoa Sinh nghe thấy lời Lương Tiêu, bèn nhìn trống đồng, nghĩ bụng: “Phải rồi, thiếu trống thì lão ta sẽ hết đường gõ cành cạch thôi. Mỗ không thể đánh người, nhưng có thể phá trống”.

Chú ta bị Lôi Hành Không tấn công rát đến nỗi phải loay hoay né tránh hết chỗ nọ đốn chỗ kia, cũng cuống lắm rồi, được lời chỉ bảo này làm gì không vui, lập tức thu mình lại, khép song chưởng đổi từ Vô câu nê tướng sang Nhất hợp tướng, hai tay chắp lại, đôi mắt trừng trừng mở lớn, tư tưởng ôm trùm vạn vật, tính thần bất khuất hiên ngang, dáng dấp oai nghiêm như một pho Kim cương giáng thế.

Lôi Hành Không cảnh giác nhận ra thái độ và cử động khác lạ của chú tiểu, nhưng lão chưa kịp dò biết nguyên nhân thì Hoa Sinh đá chuyển mình đẩy song chưởng vào chiếc trống sấm. Sau một tiếng động long trời, hổ khẩu Lôi Hành Không rách toạc, Lôi cổ văng đi như mũi tên bật khỏi cung, bay xa chừng mười trượng thì hết đà rơi thình xuống đất.

Đám hào kiệt đều choáng váng, những kẻ hiếu sự còn chen chúc lại gần săm soi. Rành rành trước mắt họ, một cái lỗ to tướng chạy xuyên qua hai mặt trống, bê trống trên tay có thể nhìn thông thống xuống bàn chân, phần da trống rách tươm rủ lất phất trong gió, chất liệu dai rắn lạ lùng, bình sinh chưa thấy bao giờ.

Lôi cổ bị hủy, Thất dương chùy chẳng biết gõ vào đâu để tích điện, công dụng giờ chẳng khác gì một đoạn gậy bình thường. Lôi Hành Không nổi cơn thịnh nộ, quẳng chiếc dùi đi, vo nắm tay xuất liền hai chiêu thuộc Bôn lôi quyền pháp đấm Hoa Sinh. Chú tiểu vì cơn hứng nhất thời mà phá rách bảo bối của người ta, lòng không khỏi áy náy: “Thấy lão giận dữ quá, thôi thì để lão đánh mấy cái cho hả dạ!”. Nghĩ sao làm vậy, chú ta bèn che một tay lên mắt, một tay chắn chỗ hiểm, mặc hai nắm tay của Lôi Hành Không nện vào người.

Lôi Hành Không ra chiêu trúng đích thì mừng rỡ vô kể, nhưng nhìn lại thấy Hoa Sinh trúng đòn, giật lui ba bước mà tay chân vẫn hoàn toàn lành lặn, lão kinh hãi khôn tả, bèn nghiến răng nhảy xổ tới, tung thêm hai quyền một cước nữa. Hoa Sinh lùi nửa bộ, chống má trầm tư theo thế Thọ giả chi tướng, nửa thân trên ngả sang phải, nửa thân dưới vặn sang trái, Đại Kim cương thần lực chạy khắp toàn thân, hóa giải hết kình lực trên quyền cước của đối thủ. Lôi Hành Không tưởng như đấm phải bó bông, kình lực chìm đi đâu mất. Lão càng thêm sửng sốt, nhưng đâm lao phải theo lao, bèn hét vang nhảy xổ tới lần nữa, tung quyền cước đấm đá lia lịa.

Lương Tiêu thấy Hoa Sinh chỉ chịu đòn mà không đánh trả thì cả kinh gọi toáng lên:

- Hoa Sinh, ngươi định làm bao cát cho người ta luyện tay chân đấy à?

Hiểu Sương cũng rối rít kêu:

- Hoa Sinh, ngươi đánh không lại thì mau nhận thua đi!

Trong lúc họ nhắc, Hoa Sinh đã lãnh thêm mười cú đấm ra trò, cú nào cũng nện đánh bịch như giã gạo. Hoa Sinh một mặt dùng Tam thập nhị pháp tướng hóa giải quyền kình, một mặt nhăn nhó giải thích:

- Mỗ đã phá thủng cái trống khiến người ta nổi giận, thôi thì để họ đấm vài cái cho đỡ uất.

Giọng nói bình thản chứng tỏ chú ta không hề hấn gì, Lương Tiêu cũng yên yên dạ, nhưng nghe xong không nhịn được bực tức, bèn mắng:

- Dại đâu dại thế! Mau mau hoàn thủ, đấm cho lão ấy ngã oạch xuống thì mọi người đều nhàn thân.

Gã vừa dứt lời, hai tiếng “bịch bịch” cũng theo liền. Lôi Hành Không vừa đá hai cước rõ mạnh vào mạng mỡ chú tiểu, làm bụi bắn ra mịt mù. Hoa Sinh vội vàng ưỡn hông duỗi chân theo thế Mã vương phi đế để hóa giải kình lực, xong thở dài đáp:

- Không được đâu, sư phụ cấm mỗ đánh nhau mà!

Lôi Hành Không mừng rỡ như bắt được vàng, liền tung hết cả chân lẫn tay ra, quyền cước chưởng chỉ tới tấp trút xuống người chú tiểu.

Thấy Lôi Hành Không bất chấp thân phận, nặng tay với một tiểu bối vô phương chống đỡ như thế, đám đông bắt đầu xì xào bàn tán. Khỏi phải nói cũng biết Lương Tiêu tức giận nhường nào, nhưng bị ràng buộc bởi giao kèo, gã đành đứng im tại chỗ. Hiểu Sương bồn chồn khiếp đảm, chỉ sợ Hoa Sinh không chịu nổi đòn sẽ bị người ta đánh chết. Liễu Oanh Oanh cũng chăm chú theo dõi diễn biến, mặt không giấu được vẻ quan thiết. Mỗi người một thái độ, nhưng cùng chung một ý nghĩ: “Tiểu hòa thượng này là người hay thần thánh? Bị đấm đá đến thế thì thép tinh cũng phải quằn chứ chẳng cứ thịt da, tại sao hắn ta vẫn bình yên vô sự?”.

Lôi Hành Không gạt hết danh dự liêm sỉ, chỉ nung nấu ý nghĩ nhất định phải đánh ngã chú tiểu, bằng không thanh thế của Lôi Công bảo sẽ trôi theo dòng nước, không còn ngày nào ngẩng mặt lên được nữa. Ý nghĩ ấy giúp lão lên tinh thần, đánh một hơi mười mấy quyền nữa, ngặt nỗi tuổi tác đã cao, khí huyết không còn mạnh mẽ như bọn thanh niên trai tráng, lại thêm chiêu nào chiêu nấy đều dồn toàn lực, cuối cùng không khỏi hụt hơi, tim đập thình thịch, bắp tay ống chân bắt đầu ngâm ngẩm đau.

Hoa Sinh bèn khuyên:

- Lão tiên sinh, nếu ông mệt rồi thì cứ nghỉ lấy sức, lát nữa đánh tiếp cũng không muộn.

Đám đông cười ồ. Lôi Hành Không giật lui một bước, mặt đỏ bầm như tụ máu, tức giận quát:

- Câm ngay, con lừa trọc chó đẻ!

Hoa Sinh ừ xong một tiếng, quả nhiên im luôn, bọn hào kiệt xung quanh lại được thể cười rộ, cuộc đấu nghiễm nhiên biến thành một trò đùa, người nhà Lôi Công bảo đều xấu hổ không để đâu cho hết, chỉ hận chẳng tìm được lỗ nẻ mà chui.

Đã đánh thì chẳng thể ngừng, Lôi Hành Không hít một hơi thật sâu lấy sức rồi tiếp tục xáp vào. Sở Tiên Lưu lên tiếng:

- Lương Tiêu, ý ngươi thế nào?

Lương Tiêu đáp:

- Hoa Sinh không chịu ra tay, cứ thế này mãi thì chẳng thể nào kết thúc được. Thôi thì tính hòa!

Hai trận đã qua, một thắng một hòa, nếu trận thứ ba ngươi thua thì chung cuộc phân thắng phụ ra sao?

- Chưa đấu cơ mà, chắc gì vãn bối đã thua?

Sở Tiên Lưu cười cười vuốt râu:

- Vì câu này của ngươi, hai ta nhất định phải uống rượu rồi mới tỉ thí.

Lương Tiêu nhăn mũi:

- Muốn uống thì uống chứ, vì nọ vì kia làm quái gì!

Sở Tiên Lưu cười ha hả, ra dấu cho cháu gái. Sở Uyển bưng đến hai vò Bách hoa tiên tửu, đặt tận tay hai người. Sở Tiên Lưu giật bỏ nắp xi:

- Mời!

Cả hai uống ừng ực, chỉ thoáng chốc đã cạn đáy, rồi cùng quăng vò khiến chúng vỡ tan thành nhiều mảnh. Sở Tiên Lưu đưa mắt nhìn Lương Tiêu:

- Còn đấu được không?

- Được chứ!

- Tốt, - Sở Tiên Lưu thích chí vỗ tay. - Đã cùng nhau uống tuần rượu này rồi, ngươi không được gọi ta là tiền bối nữa.

Lương Tiêu trố mắt:

- Vậy gọi là gì?

- Gọi là lão ca, thế nào?

Lương Tiêu nghe mà khí huyết bừng bừng trong ngực, cảm động vòng tay:

- Cung kính không bằng tuân mệnh!

- Thỏa thuận thế, ngươi gọi ta là Sở lão ca, ta gọi ngươi là Lương huynh đệ!

Lương Tiêu cười lớn:

- Lão ca nói chí phải!

Cử tọa sững sờ ra mặt. Trong võ lâm, Sở Tiên Lưu thuộc hàng tiền bối, đức cao vọng trọng, gia thế hiển hách ít thấy, còn Lương Tiêu dẫn ngoại xâm phạt Tống, tai tiếng đầy rẫy, là gian tặc mà toàn bộ võ giá phương nam đều căm hận thấu cốt thấu xương. Nào ngờ có lúc họ cùng nhau uống rượu, còn đổi sang xưng huynh gọi đệ nữa. Cả bọn chung một ý nghĩ: “Say quá nên lú lẫn hết rồi!”, nhưng nhìn sắc mặt thấy Lương Tiêu và Sở Tiên Lưu vẫn tỉnh táo như thường, ai nấy lại ngạc nhiên tự nhủ: “Vò rượu ấy ít nhiều cũng phải đến mười cân, nếu không có nội công tuyệt đỉnh mà áp chế thì e rằng người uống sẽ gục ngã tại chỗ vì say quá, chắc họ đọ nội lực trước khi động thủ đây!”.

Lương Tiêu và Sở Tiên Lưu tiến vào vòng đấu. Hoa Sinh và Lôi Hành Không bèn lui về hai biên. Hiểu Sương kéo ngay chú tiểu lại bắt mạch thì thấy kinh mạch rất thông suốt, không có vẻ gì là bị nội thương, vẫn chưa thật yên tâm, cô lại hỏi:

- Ngươi có khó chịu ở đâu không?

Hoa Sinh lắc đầu:

- Mỗ ổn lắm. - Chú nhướn chân mày nhìn Lôi Hành Không phía đối diện, thì thào - Nhưng e rằng lão tiên sinh kia không ổn đâu.

Lôi Hành Không loáng thoáng nghe thấy, đang thắc mắc thì chân tay chợt dội lên đau tê. Lão cúi đầu nhìn, bỗng tá hỏa tam tinh, hai tay đã sưng tướng, dễ mà to gấp đôi so với bình thường, chạm vào đau thấu tim gan, lại nhìn hai chân, tình cảnh cũng không khá hơn là bao. Số là Tam thập nhị pháp tướng không chỉ chế ngự được kình lực đối phương mà còn có thể đẩy luồng kình đó ngược lại phía địch nhân. Hoa Sinh tuy không cố ý đả thương đối thủ nhưng vì quá sốt sắng mong tự vệ nên đã vô tình hoàn trả ít nhiều kình lực. Lôi Hành Không trong lúc kịch chiến thì huyết mạch đương căng, tâm trạng háo thắng mải mê nên không cảm thấy, lúc này thư giãn lại mới phát hiện ra tứ chi đau nhức, không nhịn được buột mồm rên rẩm. Lôi Chấn hoảng hồn, vội tiến lại vén áo cha lên xem, thấy tình trạng giống hệt bị dị ứng, hai cánh tay sưng căng như quả bí đao, hắn trố mắt kinh sợ, không biết nên xử lý thế nào.

Hiểu Sương bèn bảo:

- Ngươi mau đưa lệnh tôn ra suối ngâm hết tay chân xuống nước, trong vòng mười hai canh giờ không được di chuyển đi đâu.

Bấy giờ, tiếng rên rẩm của Lôi Hành Không đã biến thành tràng kêu gào đứt gan đứt ruột, hai tay lão quơ quào lẫn nhau, gãi đến rách da chảy máu. Lôi Chấn cũng không còn cách nào khác, đành theo lời Hiểu Sương cõng cha ra suối, dìm lão xuống. Lôi Hành Không dầm mình vào nước lạnh, cảm giác đau ngứa lập tức thuyên giảm, lão ngừng kêu la, chỉ rên rỉ nho nhỏ mà thôi.

Sở Tiên Lưu nhìn theo, lắc đầu:

- Này Lương huynh đệ, trận vừa rồi phải tính là bên ta thua mới đúng!

Lương Tiêu cũng hơi tiếc nuối vì để tuột cơ hội thắng trận thứ hai, nhưng cảm giác ấy mau chóng tiêu tan, gã cười đáp:

- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. Đại trượng phu lấy chữ tín làm đầu, - đoạn tuốt thanh kiếm tre. - Xin mời, Sở lão ca!

Ông già vỗ tay, mắt lóe lên những tia khác lạ:

- Hay lắm! Nói thực chứ, vi huynh chẳng muốn tiểu hòa thượng kia thắng đâu. Vì như thế thì lỡ mất cái hứng hiếm có này! - Ông tháo Thiết Mộc kiếm xuống, dùng tay phủi khẽ, thở dài. - Ba mươi năm bụi phủ, hôm nay mới phong quang. Lương huynh đệ, ngươi là người đầu tiên sau ba thập kỷ xứng đáng cho ta bồi tiếp bằng kiếm đấy.

Lương Tiêu tủm tỉm:

- Vinh hạnh quá!

Sở Tiên Lưu nghiêm trang nói:

- Thiết Mộc kiếm làm bằng gỗ giáng long, thả xuống nước là chìm, sắc bén không kém gì thần binh lợi khí. Thanh kiếm tre của huynh đệ xem chừng không đỡ nổi đâu.

Lương Tiêu lắc đầu, chĩa mũi kiếm ra:

- Xin mời!

Ánh mắt Sở Tiên Lưu ngời sáng:

- Dám dùng thảo mộc làm kiếm, được đấy! Bản lĩnh chưa chắc đủ, đảm lượng đã có thừa. Công Dương Vũ được một đệ tử xuất sắc thế này, thực khiến người ta phát ghen lên mất.

- Sở lão ca lầm rồi, Lương Tiêu không phải là đệ tử của Công Dương tiên sinh.

Nét dò hỏi thoáng qua ánh mắt Sở Tiên Lưu, nhưng biến mất ngay. Ông mỉm cười:

- Suy cho cùng thì đệ tử của ai nào có quan trọng gì, phải không? - Đoạn phất tay áo rộng, nhưng không huơ kiếm mà cất giọng sang sảng ngâm.

- Dưới Hoàng Sư tháp nước xuôi đông,

Xuân rạng gió thơm dỗ giấc nồng.

Bỗng chốc nở bung đào một cụm,

Dễ thương đào thắm chen đào hồng. (3)

Lương huynh đệ, hãy xem Tiểu đào kiếm của ta đây!

Sở Tiên Lưu mới dứt lời, Thiết Mộc kiếm đã vạch gần hết một vòng, tà tà đâm tới, chiêu thức phóng nhiễm hoa lệ, tưởng chừng trình diễn chứ không phải giao tranh.

Lương Tiêu nhìn kỹ, nhận ra dưới vẻ khoáng hoạt kia vẫn ngầm án sát cơ, gã vội tập trung tinh thần, vận Ly kiếm đạo lên binh khí. Kiếm thế thần tốc sắc bén, kiếm khí nóng bỏng như hỏa cầu, kiếm lướt tới đâu, vạn vật cháy khô tới đó. Sở Tiên Lưu thốt:

- Dùng lửa làm kiếm đốt trụi nhụy hoa, hun héo cành lá, lợi hại lắm! Có điều ta đã mất công trồng tưới, đâu thể chỉ trồng một cây. - Ông cười ha hả, ngâm rằng.

- Suối nhà cô Tứ nở đầy hoa,

Đóa nhỏ đóa to rủ la đà.

Lưu luyến bướm thường về vui múa,

Líu lo oanh vẫn đến hát ca. (4)

Cùng với lời thơ, ánh kiếm vụt trở nên dày đặc, những vòng kiếm hoa nối nhau mù mịt một khoảng trời. Ai nấy dõi nhìn không chớp mắt.

Lương Tiêu khoan khoái quan sát, chiết giải được mấy chiêu thì cong ngón tay bật vào thân tre, tán dương:

- Trong thơ giấu thế kiếm, trong kiếm chứa tứ thơ, quả là tài tình! Nhưng lão ca vừa ngâm vừa múa một mình xem chừng cô đơn. Tiểu đệ bất tài xin được phụng bồi.

Trên đường ngao du chữa bệnh cứu người, những lúc thư nhàn Lương Tiêu vẫn giở đọc mấy tập thơ của Hiểu Sương, dần dần nhớ được kha khá từ cú, nay gặp dịp bèn vận dụng xướng họa:

- Ngày qua tháng lại cỏ cây tàn,

Đại Hỏa tinh soi tháng bảy sang,

Quan ải tờ mờ sương rợn rợn,

Trên sông mây nhuốm nét thu vàng. (5)

Ý nghĩa của Quy Tàng kiếm là ở chỗ tận dụng được hết hình và chấl của vạn vật. Bài thơ Lương Tiêu đang đọc nhắc đến lửa, sương và nước, thế kiếm liền hô ứng bằng công phu của ba đại kiếm đạo Ly, Tốn và Khảm, vậy là: Lúc êm đềm khi mạnh mẽ, thảng khốc liệt thoáng mư màng, trên soi mặt trời nóng bỏng, dưới phủ sương dày mênh mang, giờ như muôn cành đập tới tấp, lát đã vạn đóa vẫy hân hoan.

Sở Tiên Lưu cười mắng:

- Hư quá, ta mới nhắc đến đào hoa mà ngươi đã nhảy tót sang mùa thu rồi. Vội gì thế, cứ từ từ, từ từ nào!

Ông xoay kiếm một vòng, hóa giải từng chiêu từng chiêu của Lương Tiêu, ca rằng:

- Vội chi bừng nở hỡi nụ xuân,

Rạng rỡ đến đâu cũng úa dần.

Chẳng phải yêu hoa mà nhắn nhủ,

Chỉ lo năm tháng ruổi theo chân. (6)

Đến đây, kiếm thế của Sở Tiên Lưu bỗng đổi ra khoan thai, dùng chậm đánh nhanh mà hết sức nhịp nhàng, bất luận Lương Tiêu biến chiêu thế nào, ông cũng né được và lần lượt hóa giải.

Lương Tiêu thở dài:

- Ngày xuân ngắn chẳng tày gang, hoa chưa nở hết lá vàng đã rơi. Hoa đào đẹp thật đấy, nhưng chỉ e không còn cơ hội xòe cánh nữa, bởi vì Đêm về mưa gió tơi bời, Bao nhiêu hoa đã rụng rơi âm thầm (7).

Liền theo câu thơ, kiếm tre ngả nghiêng tượng mưa gió, càng lúc càng riết róng dữ dội.

Sở Tiên Lưu lắc đầu:

- Mưa gió đấy tuy điên cuồng nhưng chỉ càn quét được hoa của nhân gian thôi. Ngươi đã nghe bao giờ chưa nhỉ? Tháng tư xuân tạ nhân gian, Bỗng đâu đào nở mênh mang trên chùa (8).

Thế kiếm nghiêng dần theo hướng thanh cao sảng khoái, thư thái tựa thần tiên, gợi cảnh lên non tâm hồn rộng mở. Lương Tiêu nói:

- Lão ca ơi, núi cao thì khó nở hoa... - Rồi gã chậm rãi ngâm. - Tháng năm tuyết đọng Thiên Sơn, Không hoa chỉ có băng hàn lạnh tê (9).

Gã phóng một đường cấn kiếm đạo. Thanh kiếm bằng tre dài chỉ ba thước, nhưng mũi kiếm bật ra lại chứa đủ khí thế hào hùng của ngọn núi cao chọc thủng tầng mây, vươn lên sừng sững giữa ngày cao xanh.

Sở Tiên Lưu nhìn lối sử kiếm điêu luyện, trong lòng rất vui, cười ha hả mà rằng:

- Thôi thôi, ta đấu không lại cái miệng lem lẻm của ngươi, lão ca này chỉ có: Đào hoa yên ả trôi xuôi, Nhân gian dành một khoảnh trời riêng ta (10).

Miệng ngâm nga, tay đưa kiếm càng thêm diễm tuyệt, thế kiếm tiến gần tới chỗ thanh cao, siêu phàm nhập thánh.

Lương Tiêu không nén nổi khâm phục, nhưng lại nói:

- Đào hoa trôi xuôi vẫn chứa đựng nét gì đó phàm tục lắm, hãy xem chiêu thức của tiểu đệ đây: Hoàng Hà thác đổ ào ào, Dang tay ưỡn ngực ôm vào lòng ta (11).

Đồng thời, gã đẩy oai lực của Khảm kiếm đạo lên đến mức nhập thần, thế kiếm tựa nước Hoàng Hà đổ xuống từ nguồn, cuồn cuộn tuôn chảy, xô núi bẩy đê, không tài nào chống đỡ nổi. Sở Tiên Lưu say sưa theo dõi, buột khen ngợi:

- Hảo kiếm pháp! - Rồi múa kiếm hóa giải.

Sở Tiên Lưu hễ gặp chiêu nào phá liền chiêu đó, phong thái ung dung nhẹ nhàng, vẻ như không dùng đến sức. Lương Tiêu kính trọng lắm, mỉm cười nói:

- Sở lão ca, mạo muội hỏi huynh sau Tiểu đào kiếm còn chiêu số gì nữa?

- Liên hoa kiếml - Sở Tiên Lưu đáp, và ngân nga. - Nước trong nâng cánh phù dung, Đơn sơ mộc mạc sánh cùng thiên nhiên (12).

Kiếm thế chuyển từ phức tạp sang giản dị, chiêu số lác đác nhưng lưu chuyển nhịp nhàng, gợi hình ảnh hoa sen lay lay trước gió, mỗi đường kiếm đều chứa đầy uy lực. Để tránh kiếm tre giòn gãy, Lương Tiêu không đón đỡ trực tiếp mà giật lui liền bảy bước rồi dừng lại kêu lên:

- Liên hoa kiếm thì có gì là ghê gớm? Hãy xem chiêu đây: Lung linh sao lạc đầy đồng, Vàng gieo ánh sóng trăng lồng nước trôi (13). Chỉ trong tích tắc, kiếm chiêu dập dồn gợi ra cảnh giang hà đại địa, bên trên là vầng nguyệt cùng tinh tú vần xoay. Phòng thủ vững vàng như mặt đất, tấn cung linh động tựa trăng sao, trong ehiỏu này, Quy Tàng kiếm và Thiên Hành kiếm đã tự dung hòa làm một.

Sở Tiên Lưu gác kiếm bấy lâu, tự dưng gặp đối thủ xứng đáng thì mừng không để đâu cho hết, hứng chí hú lên lồng lộng:

- Liên hoa kiếm không là gì à? Vậy hãy xem Cúc hoa kiếm - Kiếm chiêu trở nên trong sáng lạ, cuốn đi cùng tiếng ngâm của ông già. - Buồn phiền ngồi ngó sương dày, Cúc không ai bón nở đầy giậu đông (14).

Hoa cúc có dáng vẻ kiêu hãnh, không ngại gì móc đọng sương sa, vì thế khí chất của hoa vừa thanh cao vừa lẫm liệt, Sở Tiên Lưu di chuyển trong vùng kiếm ảnh, bóng dáng thoắt ẩn thoắt hiện chẳng khác nào kim lẩn trong bông. Cứ thế, hai người thi nhau phô diễn tuyệt học, công thủ liên miên, thoắt tiến thoắt lùi, mê mải đấu đến nỗi không sao dứt ra được nữa.

Hoa Sinh đứng bên quan sát, rất lấy làm kinh ngạc, bèn gãi đầu hỏi Hiểu Sương:

- Này, đánh nhau thì đánh nhau, sao họ còn nói chuyện lăng nhăng kiểu gì ấy thế? Mỗ không hiểu.

- Không phải nói chuyện đâu, họ đọc thơ đấy.

- Đọc thơ à? Có phải hễ đọc thật hay là đối phương sẽ nhận thua?

- Trông tình hình hiện thời thì quả đúng như vậy.

Hoa Sinh thở dài:

- Sớm biết thế thì mỗ đã học thơ với Lương Tiêu rồi, giá như trận ban nãy cũng đọc mấy câu thì không chừng lão tiên sinh đó sẽ nhận thua, mỗ lại được uống rượu.

Hiểu Sương mỉm cười:

- Không đơn giản thế đâu! Đọc thơ suông chưa đủ, còn phải hiểu ý tứ trong câu thơ nữa.

Hoa Sinh sốt sắng:

- Làm thế nào để hiểu ý tứ đó?

- Phải đọc nhiều, thật nhiều sách vở.

Hoa Sinh hoảng vía giật lui hai bước, xua tay lia lịa:

- Thôi đừng nhắc đến chữ “sách” nữa, mỗ sợ nhất là đọc sách đấy.

- Không đọc sách thì làm sao hiểu được ý nghĩa của thi từ.

Liễu Oanh Oanh quay phắt đầu lại:

- Gặm mấy quyển sách mối mọt thì có gì là ghê gớm chứ? Thi với chả từ, hễ trông thấy sách là ta muốn xé tan, còn trông thấy con nào đọc sách thì ta chỉ muốn bóp cổ nó!

Mắt nàng bắn ra những tía lạnh băng. Hiểu Sương giật bắn mình, vội cúi đầu xuống, nhưng lo cho sự an nguy của Lương Tiêu nên vẫn cố hé mắt theo dõi.

Trong vòng đấu, hai đối thủ đã qua lại lên xuống được hơn bốn mươi chiêu. Lương Tiêu nói:

- Thường nghe: Có hoa không rượu chẳng trọn vui. Hoa cúc của lão ca tuy đẹp, nhưng thiếu chữ “rượu” nên chưa toàn mỹ.

Hoa Sinh phấn khởi nhận xét:

- May còn được cái chữ “rượu” này là êm tai.

Chú liếc vò rượu vỡ tan dưới đất mà nuốt nước bọt ừng ực, hai mắt sáng bừng. Liễu Oanh Oanh đang bực mình, trông thấy bộ dạng thèm thuồng tức cười ấy cũng không nén được, tự nhiên bật cười khúc khích. Nhưng mau chóng nhận ra không nên cười, nàng mím ngay môi lại, được cái nhờ nụ cười bất ngờ mà lòng cũng bớt đi nhiều tức tối.

Đầu trận Lương Tiêu đã uống cả vò rượu, nay cử động nhiều nên máu chảy nhanh, đưa hơi men nồng nàn bốc cao, bước chân gã bắt đầu chuếnh choáng như dại như cuồng, trông chẳng khác nào phổ “tửu ý” vào kiếm chiêu, tư thế và thần ý đều đột ngột bất ngờ, tựa như không phải của người phàm mà do thiên tướng giáng xuống. Sở Tiên Lưu cũng bị hơi rượu thấm vào óc, đương phen lảo đảo lại trông thấy bộ dạng túy lúy của Lương Tiêu, bèn hưởng ứng:

- Được, chúng ta cùng sử một chiêu: Nâng hồ rót chén rượu tiên, Ngắt bông hoàng cúc gợi miền hàn hoa (15)!

Lương Tiêu lắc đầu:

- Không phải!

- Thế thì Hoa cười rạng rỡ với ta, Lúc nâng chung rượu khề khà là đây (16)!

Lương Tiêu cười to:

- Không đúng!

Sở Tiên Lưu nói:

- Ta hiểu rồi, chắc đệ chê hai người không đủ vui chứ gì. Ha ha, thế thì: Nhâm nhi bầu rượu giữa vườn hoa, Chẳng có một ai chi có ta, Nâng chén khật khừ mời trăng sáng, Cụng ly với bóng nữa là ba (17). Thật sảng khoái, ta và đệ, mỗi người một bóng, tính luôn cả vầng trăng vằng vặc trên vòm trời kia thì là năm, còn rôm rả nào bằng.

- Câu nào của lão ca cũng nhắc tới hoa rồi, nên đệ không muốn dùng hình ảnh ấy.

- Vậy nói thế nào? - Sở Tiên Lưu náo nức hỏi.

Lương Tiêu lè lưỡi:

- Ba Lăng ăm ắp men say, Động Đình hồ nước hóa ngay rượu nồng (18).

Lương Tiêu vừa dứt lời, thanh kiếm tre của gã thình lình biến ảo như sóng đào dợn dợn, không thể nắm bắt được, lập tức kiềm chế kiếm chiêu của Sở Tiên Lưu. Ông già cười phá lên:

- Thôi, thôi, đệ chuốc say cả mùa thu thì hoa cúc của ta làm sao nở được nữa?

Kiếm khí của Lương Tiêu mạnh dần, gã cười nói:

- Mặc kệ, lão ca tự đi mà nghĩ lấy cách!

Sở Tiên Lưu danh động giang hồ mấy chục năm, lúc này lại rơi vào thế hạ phong khiến đám đông đang bâu nhâu đứng xem không khỏi sững sờ, ai nấy hậm hực nghĩ: “Thế quái nào mà kiếm pháp của tên gian tặc cao cường quá vậy!”.

Sở Tiên Lưu đánh phứa một đường hóa giải kiếm chiêu của Lương Tiêu, đoạn hỏi:

- Thường có câu: Rượu chẳng chuốc người người tự say, đệ thử nói xem tại sao nào?

- Làm sao tiểu đệ đoán được bụng dạ lắt léo của huynh.

Sở Tiên Lưu trỏ Hiểu Sương, Hoa Sinh và Liễu Oanh Oanh:

- Gợi ý nhé, duyên do nằm trong ba người đó đấy!

Lương Tiêu liếc mắt nhìn:

- Tại mỹ nhân hay tại hòa thượng? Nếu là hòa thượng thì chỉ uống chứ không say.

Sở Tiên Lưu tủm tìm cười, bỗng ngâm ngợi:

- Mặt đẹp tựa hoa áo tựa mây,

Mẩu đơn sương đọng gió hây hây.

Phải chăng người ở đầu non Ngọc,

Hay chốn Dao đài cung quế đây? (19)

Vừa ngâm, ông vừa múa kiếm háy mắt, thần thái say sưa, tựa như chỉ còn biết đến mỹ nhân chứ không ai khác, thế kiếm vô cùng uyển chuyển, trấn áp được hào khí xung thiên ngạo thị giang hồ của Lương Tiêu. Vậy là cuối cùng, Sở Tiên Lưu cũng thi triển đến tuyệt học độc bộ võ lâm của ông, đó là lộ kiếm pháp Danh hoa mỹ nhân.

Tính đến lúc này, đôi bên đã giao đấu hơn hai mươi hiệp. Sở Tiên Lưu bỗng xoay mình một vòng, hát rằng:

- Một nhành hồng diễm móc ngưng hương,

Trăng gió Vu sơn uổng đoạn trường.

Thử hỏi Hán cung ai sánh kịp?

Triệu phi cũng chỉ cậy gương trang. (20)

Lời hát chưa dứt, nước mắt đã rưng rưng rồi lã chã lăn xuống. Kiếm phóng đi phiêu linh dị thường, dào dạt như mây mưa trên đỉnh Vu sơn, lại yểu điệu quá đỗi, nhẹ nhàng tựa Phi Yến múa trên lòng bàn tay. Thực khó dùng lời tả hết chỗ tuyệt diệu của đường kiếm ấy.

Số là thời còn trẻ, Sở Tiên Lưu đã ôm mối tình khắc cốt ghi tâm với một nàng vương phi. Lúc đó ông rong chơi quên ngày tháng ở kinh đô, người đẹp đẽ tài hoa lại phong lưu tiêu sái, hút hồn vô số nữ nhân mê mệt lao vào vòng tay, nhưng ông chỉ coi như qua đường mua vui, không gắn bó lâu dài với ai cả. Nào ngờ một hôm gặp vương phi nọ, thần xui quỷ khiến thế nào mà nhất kiến khuynh tâm, từ đó sáng tạo ra Danh hoa mỹ nhân kiếm.

Sở Tiên Lưu là người chí tính chí tình, không rung động thì thôi, đã nặng lòng thì không sao dứt được. Nàng vương phi đó hơn ông hai tuổi, đã có một con trai, vốn chỉ biết thờ chồng dạy con, nhưng cuối cùng tuổi trẻ tình nồng, không cưỡng lại dược sự quyến rũ của Sở Tiên Lưu nên từ bỏ tất cả trốn theo ông. Nhưng trong lòng trước sau vần hổ thẹn với gia đình, thường khi nuốt lệ ngậm sầu, dần dần thành bệnh, chưa được hai năm thì nàng mất. Sở Tiên Lưu đau đớn ôm kiếm trở về Thiên Hương sơn trang, bầu bạn với hoa, say sưa bên rượu hầu lãng quên chuyện hồng trần. Võ lâm tưởng ông thoái ẩn vì đấu kiếm thua, không ai biết nguyên do thực sự bên trong. Ba mươi năm rồi Sở Tiên Lưu chưa hề tuốt kiếm, hôm nay đột ngột bị Lương Tiêu kích thích mà dùng đến lộ kiếm pháp này, nhớ tới chuyện xưa, tâm hồn hòa với kiếm ý, uy lực tăng lên không biết bao nhiêu lần mà kể, chưa quá mười chiêu đã khiến Lương Tiêu không chống đỡ nổi, chỉ còn cách né tránh mà thôi.

Danh hoa mỹ nhân kiếm giúp Sở Tiên Lưu chiếm lại thế thượng phong, nhưng càng lúc, nó càng khiến ông sầu não:

- Người ngọc hoa châu hai vẻ tươi

Quân vương say ngắm khóe môi cười.

Gió xuân rời rợi sầu tan hết,

Đứng tựa hiên đình dáng thảnh thơi. (21)

Xúc động mà hát, hát nửa chừng lại xúc động mà khóc, tâm sự dào dạt, nước mắt vòng quanh. Thanh kiếm gỗ giáng long như bị ma ám, xuất chiêu càng thêm dữ dội. Vị phong lưu kiếm khách lúc khóc lúc cười thực bất thường, làm người xem không khỏi băn khoăn, nhưng kiếm pháp thần diệu của ông khiến ai cũng phải thán phục, khắp sơn trang vang tiếng hò reo như sấm động.

Quy Tàng kiếm có đặc tính là càng gặp đối thủ cao cường thì tự thân càng mạnh mẽ hơn. Lúc này bản lĩnh của Lương Tiêu đã vượt xa thời đứng trên núi Thạch Công, tuy bị Danh hoa mỹ nhân kiếm khắc chế nhiều bề, nhưng nguồn tiềm lực vô tận bắt đầu được khơi gợi. Gã vung kiếm luôn tay chống trả, chợt nghe Sở Tiên Lưu khóc lóc thảm thiết như có nỗi đau cắt gan cắt ruột, bất chợt gã cũng chua xót trong lòng, thở dài than:

Giai nhân xa cách trùng mây, Trên là trời biếc dưới đầy sóng lan. Trời cao đất rộng vô vàn, Mộng hồn bay mãi quan san mịt mờ (22). Huynh cũng biết trên đời nhiều việc bất như ý, không được thì thôi, cớ gì phải cưỡng cầu cho khổ?

Hòa với lời thơ, kiếm pháp của gã cũng dần dần tỏa rộng, thật là: Một đường ôm khắp đất trời, từ nơi mây biếc đến nơi suối vàng.

Sở Tiên Lưu nghe ngâm ngợi, lại nhìn kiếm pháp, trong lòng bỗng chốc thông tỏ, liền lướt lại sau tám thước, ném Thiết Mộc kiếm xuống, chắp tay cười lớn:

- Không được thì thôi, cớ gì phải cưỡng cầu cho khổ! Đúng lắm, đúng lắm!

Chỉ nhờ một lời ấy, mối tâm bệnh tích kết suốt ba mươi năm qua đố tan chảy, Sở Tiên Lưu khoát tay:

- Ý đến đây là tận, không cần đấu nữa. Trận này hòa!

Ông phất tay áo, ngửa mặt cười lớn tiến vào giữa ngàn hoa, vừa hát vừa đi, chỉ thoáng chốc đã không còn thấy đâu nữa.

1) Dựa hoa nói triết.

2) Tam thập nhị pháp tướng là lộ thân pháp gồm ba mươi hai tư thế, ở đây nhắc đón: Cử thủ phục tượng (cất tay thuần voi), Cát nhục uy ưng (cắt thịt bón chim ưng), Thoát thui tước mẫu (thoát khỏi lòng trứng), Thọ giả chi tướng (người cúi nghiêng sang một bên), Mtl vương phi đế (ngựa tung vó), Vô câu nê tướng (tướng thảnh thơi), Nhất hợp tướng (co mình dồn lực đợi phát 1'hiíu), Vô nhăn tướng (không biết đến ai)...

3) Bài thơ Giang bạn độc bộ tầm hoa 5 (Một mình tìm hoa dọc bờ sông) của Đỗ Phủ.

4) Bài thơ Giang bạn độc bộ tầm hoa 6 của Đỗ Phủ.

5 Trích bài thơ Thái Nguyên tảo thu (Sớm thu ở Thái Nguyên) của Lý Bạch.

6 Bài thơ Giang bạn độc bộ tầm hoa 7 của Đỗ Phủ.

7 Trích bài thơ Xuân hiểu (Sáng xuân) của Mạnh Hạo Nhiên.

8 Trích bài thơ Đại Lãm tự đào hoa của Bạch Cư Dị.

9 Trích bài thơ Tái hạ khúc của Lý Bạch.

10 Trích bài thơ Sơn trung vấn đáp của Lý Bạch.

11 Trích bài thơ Tặng Bùi Thập Tứ của Lý Bạch.

12 Trích bài thơ Kinh loạn li hậu, thiên ân lưu Dạ Lang, ức cựu du, thư hoài tặng Giang Hạ Vi thái thú Lương Tể (Sau buổi loạn li, được hưởng “ơn trên” biếm đến Dạ Lang, nhớ lại mối giao tình thuở trước bèn trải tâm tình của mình ra giấy kính tặng Thái thú Giang Hạ là Vi Lương Tể) của Lý Bạch.

13 Trích bài thơ Lữ dạ thư hoài (Nỗi niềm đêm đất khách) của Đỗ Phủ.

14 Trích bài thơ Khiển hoài (Bộc lộ tâm tư cho nhẹ lòng) của Đỗ Phủ.

15 Trích bài thơ Cửu nhật của Lý Bạch.

16 Trích bài thơ Đãi tửu bất chí (Chờ rượu mãi không thấy tới) của Lý Bạch.

17 Trích bài thơ Nguyệt hạ độc chước (Một mình uống rượu dưới trăng) của Lý Bạch.

18 Hai câu cuối bài thơ Bồi Thị lang thúc du Động Đình túy hậu (Viết sau khi theo ông chú làm Thị lang đi chơi hồ Động Đình và uống rượu say) của Lý Bạch.

19 Bài thơ Thanh bình điệu 1 của Lý Bạch.

20 Bài thơ Thanh bình điệu 2 của Lý Bạch.

21 Bài thơ Thanh bình điệu 3 của Lý Bạch.

22 Trích bài thơ Trường tương tư 1 của Lý Bạch.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/ujciw7voi7k để nhận gói giảm giá 1.500.000đ!! 
Một bất ngờ khác cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/uh1qtggbvfr để kiếm tiền cùng tôi!