Côn Luân - Chương 68
Côn Luân
Chương 68 - Tự Cổ Đa Tình
gacsach.com
Nhận ra Hạ Đà La và Vân Thù, Liễu Oanh Oanh hoảng vía thét:
- Chết rồi!
Lương Tiêu nhíu mày, bình tĩnh nói:
- Cô kéo buồm lên. Hoa Sinh, mau xoay bánh xe to kia theo cách ta bảo đệ. Hiểu Sương, đưa Bính nhi vào khoang đi!
- Còn ngươi? - Liễu Oanh Oanh lo lắng.
- Ta sẽ theo sau.
Liễu Oanh Oanh ngẩn người, Hiểu Sương vụt nhào tới ôm cứng lấy gã, nài nỉ:
- Chúng ta không đi nữa cũng được, miễn là huynh đừng mạo hiểm. Lương Tiêu nghèn nghẹn trong ngực, nhưng gắng cười át đi:
- Có gì đâu mà mạo hiểm? Hai tên đó, ta giải quyết xong ngay.
Bấy giờ Hoa Sinh đã gồng sức quay trục lái để khởi động thuyền.
Hai bên trái phải thuyền có bốn chiếc guồng đạp nước, nổi với bánh xe to bằng gỗ ở giữa thuyền bằng một loạt cơ cấu tinh vi phức tạp tạo thành hệ thống năm vòng chuyển động, vì vậy chiếc thuyền được gọi là Ngũ hành lâu thuyền. Nhờ hệ thống đó mà chỉ cần một người là điều khiển được cả thuyền, khi Hoa Sinh quay trục lái, bánh xe to quay theo, bốn guồng đạp nước bắt đầu xoay tít, con thuyền trùng trình rời đi.
Hạ Đà La và Vân Thù đã chạy tới rất gần. Lương Tiêu xô Hiểu Sương Ta, tung mình vào bờ, chưa tiếp đất đả hét to một tiếng, phóng chưởng kép về phía hai kình địch, chưởng phong rít vang như sóng biển cuộn trào giận dữ. Hạ Đà La và Vân Thù không khỏi kinh sợ, cùng cử chưởng chặn đỡ. Chỉ tích tắc, ba người cùng hự lên. Lương Tiêu lộn một vòng để giảm bớt kình, hai chân sục sâu vào nước biển. Hạ Đà La bật lùi ba bộ, gắng gượng xuống tấn để trụ vững, liền đó rút phắt Bát Nhã phong ra, thét bảo Vân Thù:
- Ngươi mau đi chặn thuyền, sái gia sẽ đối phó với tên này!
Vân Thù biết Triệu Bính đang ở trên thuyền, lập tức đoán ra màn kịch lừa gạt của bọn Lương Tiêu hôm nọ. Gã hú lên lông lộng, đảo chân thoát khỏi vòng đấu lao vút về phía con thuyền.
Lương Tiêu cười vang:
- Khoan đã! Muốn chặn được thuyền thì trước tiên phải vượt qua cửa ải của ta.
Gã đầy Kình tức công chạy suốt tả chưởng, khuấy mạnh xuống biển. Một cột nước rùng rùng kình khí tạt thẳng ra cản đường. Vân Thù khuỳnh cánh tay đỡ, chợt điếng người, rõ ràng là cột nước mà đụng vào thấy cứng chẳng khác nào cột sắt. Chưa kip định thần thì đã bị dội bắn trở lại bờ biển, gã khiếp đảm rủa thầm: "Tên gian tặc, sao lợi hại thé?". Trong lúc ấy, Hạ Đà La khom mình áp sát đối thủ, Lương Tiêu đồng xuất song chưởng khuấy tiếp hai cột nước, một nhu một cương, một tiền một hậu nghênh đón. Hạ Đà La mới đánh nát một cột đã thấy tê dại cả tay, chưa nguôi hoảng hốt, cột nước thứ hai đã phóng thẳng qua khoảng không, linh thông như một vật sống, vòng né chưởng phong của Hạ Đà La để thúc thẳng vào nách hắn. Hạ Đà La hết hồn nhảy bật ra sau đến hơn một trượng, chém xéo một chưởng mới đánh tan được cột nước. Hắn hất đầu ra dấu cho Vân Thù. Cả hai lại song song lao lên. Lương Tiêu cười nói:
- Hay lắm! - đoạn vận Bích hải kỉnh đào chưởng giao đấu với hai đại cao thủ.
Kỳ thực, chỉ vì ngẫu nhiên mà đêm nay Vân Thù và Hạ Đà La xuất hiện tại đây. số là ban ngày họ Vẫn đén thăm Triệu Bính, tận mắt trông thấy khí sắc xanh xao, tấm thân gầy guộc như cái dải khoai của tiểu Hoàng đế, gã không khỏi bàng hoàng đau đớn, quay về cũng chẳng còn lòng dạ nào mà tĩnh tọa luyện công, tâm trí chỉ những miên man nghĩ đến thằng bé. Gắng gượng được đến tối, gã không chịu đựng nổi, nôn nóng muốn gặp Triệu Bính lần nữa, bèn bất chấp cảm giác ngại ngần vì làm phiền cả bọn Lương Tiêu vào lúc khuya khoắt này xăm xăm chạy ra chỗ nhà sàn. Từ xa trông lại vẫn thấy ánh đèn lập lòe, nào ngờ tới gần xem thì nhà cửa trống toang trống hoác. Vân Thù lờ mờ nhận ra có điều khác lạ, nhưng lòng đang rối bởi nên không hiểu là khác lạ ở đâu, bèn đi tìm Hạ Đà La. Hai người vốn đều nhanh trí, bàn tính với nhau một chốc là đoán ra âm mưu của Lương Tiêu, bèn sục sạo quanh chỗ nhà sàn, quả nhiên phát hiện dấu vết của con thuyền. Hạ Đà La điên cuồng gầm rú, bứt tóc bứt tai chửi loạn lên. Vân Thù phân tích theo lẽ thường, đoán rằng Lương Tiêu chưa thể đi xa. Hai người bèn mò mẫm sục sạo quanh đảo, cuối cùng đã tìm thấy.
Ba người khổ chiến hồi lâu. Bích hải kinh đào chưởng hóa xuất muôn hình vạn trạng sóng gió sấm chớp trên biển khơi, vốn đã vô cùng lợi hại, Lương Tiêu lại phổ Kình tức công khuấy xuống biển tạo ra các cột nước mạnh mẽ để tấn công nên càng khiến bọn họ không đề phòng nổi. Hai đại cao thủ bị gã cầm chần trên biển, chỉ biết căm giận trừng mắt nhìn con thuyền đi xa dần.
Lại nói sau khi Lương Tiêu nhảy vào bờ, Hiểu Sương cũng nhấp nhổm muốn nhảy xuống theo. Liễu Oanh Oanh bèn nhào tới giữ cô lại:
- Đừng giở trò ngốc, ngươi nhảy xuống cũng chẳng có tác dụng gì đâu!
Mấy hôm nay, Hiểu Sương vẫn giữ lời hứa, cố ý không kể cận Lương Tiêu. Ngoài mặt cô gượng vui mỉm cười, nhưng lòng đau như nhỏ máu, nay đến khoảnh khắc sinh ly íử biệt thì không kìm nén nổi nữa, cô nói mà nước mắt tuôn rơi:
- Sống không được ở bên huynh ấy, lẽ nào chết cũng phải rời xa huynh ấy hay sao!
Liễu Oanh Oanh nghiêm mặt hỏi:
- Ngươi không tin Lương Tiêu ư?
Hiểu Sương ngập ngừng:
- Nhưng địch nhân quá mạnh...
- Lương Tiêu cũng rất mạnh. - Liễu Oanh Oanh ngắt lời, nhìn ba bóng người trên bờ biển, lẩm bẩm. - Ta tin hắn lần này, nếu hắn không trở về, ta cũng chẳng sống làm gì nữa.
Rồi nàng quay phắt lại Hiểu Sương vẫn đang đờ dẫn, nói giọng cương quyét:
- Ta đi kéo buồm đây!
Hiểu Sương cuống quýt:
- Muội... muội biết làm gì bây giờ?
Liễu Oanh Oanh mỉm cười:
- Ngươi tin Trời Phật không?
Hiểu Sương gật đầu. Liễu Oanh Oanh nói:
- Vậy thì hãy thành tâm niệm Phật, cầu trời khấn Phật phù hộ Lương Tiêu, nhớ là phải hết sức thành tâm vào.
Hiểu Sương vội đáp:
- Nhất định là muội sẽ thành tâm, - rồi lập tức ngồi xuống đằng mủi thuyền, ngước lèn trời cầu khấn.
Cánh buồm được kéo lên hết mức, con thuyền bắt đầu tăng tốc. Liễu Oanh Oanh nhìn về phía bờ biển, ruột gan như lửa đốt Hiểu Sương lần lượt niệm hết bảy Phật Tam thế, từ Tÿ Bà Thi Phật, Ca Diếp Phật cho đến Thích Ca Mâu Ni và Di Lặc Phật. Mấy bóng người trên bờ biển càng lúc càng nhỏ, càng lúc càng mờ, hầu như không nhìn rõ nữa, Hiểu Sương lẩm bẩm niệm không ngừng mà nước mắt tuôn lã chã.
Trên bờ biển, ba người đã đấu đến hơn trăm hiệp. Thình lình, Hạ Đà La thét lên một tiếng, Bát Nhã phong lóe sáng, kéo theo ánh máu hất ra lừ chỗ hông Lương Tiêu khiến gã loạng choạng giật lui. Vân Thù liền choãi chân áp sát, phóng quyền tới trước, Lương Tiêu lắc mình tránh. Lúc đó thuyền đã đi xa, Hạ Đà La và Vân Thù liệu chừng không đuổi kịp nữa nên tức giận điên cuồng, hạ quyết tâm giết bằng được Lương Tiêu mới hả, bèn rảo bước truy cản. Chân cả ba đạp oàm oạp, bên tiến bên lui, cuối cùng bước ngập xuống nước biển. Vân Thù hoảng hồn, chợt rụt chân về kêu:
- Cẩn thận mắc mưu đó!
Hạ Đà La hoảng hồn dừng bước.
Lương Tiêu thấy Vân Thù nhận ra ý đồ của mình, cười ha hả rồi lặn luôn xuống nước.
Hạ Đà La định truy kích, nhưng Vân Thù giữ hắn lại, lắc đầu:
- Đừng đuổi nữa. Tên này bơi thạo lắm, hồi trước hắn bị chúng ta đánh cho trọng thương rơi xuống biển mà còn sống được, hôm nay giả vỡ lùi xuống nước chính là muốn dụ chúng ta giao đấu dưới nước đấy. Kể về thủy chiến thì chúng ta chỉ có thua chứ không thắng được đâu.
Hạ Đà La toát mồ hôi:
- May mà Vân tướng quân nhạy bén, nếu không ta đã mắc mưu hắn rồi.
Tuy vậy hắn cũng không chịu buông xuôi, bèn lượm đá ném chiu chít xuống nước.
Liễu Oanh Oanh thấy Lương Tiêu thoát thân thì mừng vô kể, bảo Hoa Sinh tạm dừng thuyền lại. Chỉ một lát sau, Lương Tiêu đâ bơi đến cạnh thuyền, Liễu Oanh Oanh ròng chão xuống kéo gã lên, ngoảnh lại cười bảo Hiểu Sương:
- Ngươi thành tâm lắm, quả nhiên đã làm Phật tổ phải động lòng rồi.
Hiểu Sương đỏ bừng mặt. Lúc trước cô vùng vẫy muốn quyền sinh theo Lương Tiêu, nay thấy gã lên thuyền lại không vô vập, cũng không tỏ thái độ thân mặt hơn bình thường. Lương Tiêu chưa nghe rõ, vuốt nước trên mặt xong hỏi lại:
- Phật tổ sao cơ?
Liễu Oanh Oanh cười:
- Đấy là bí mật của ta và Hiểu Sương, không nói cho ngươi biết đâu.
Lương Tiêu xì một tiếng:
- Thì thôi, gớm quá!
Sợ rằng nấn ná lâu sẽ sinh rắc rối, gã bèn lấy chong chóng gió để xác định phương hướng, đoạn kéo buồm bẻ lái đưa thuyền chạy về hướng bắc.
Được mấy ngày đầu trời chiều lòng người nên cuộc hành trình của họ diễn ra rất thuận lợi. Nhưng đến giờ mùi ngày thứ năm, thời tiết bỗng thay đổi, gió mạnh quạt phần phật hết đợt này tới đợt khác, thôi gãy luôn cái chong chóng gắn đầu thuyền. Lương Tiêu phóng mắt trông ra xa, chỉ thấy mây đỏ sà thấp y như thể nằm trên mặt biển, những xoáy nước nổi nhau cuồn cuộn không ngừng. Rồi chỉ nháy mắt sau, gió nổi hù hù phà hơi lạnh buốt, sóng cả dâng cao, con thuyền bắt đầu xoay tròn như chiếc lá nhỏ trong vựng nước xoáy. Lương Tiêu vừa ghì lái vừa hét to các mệnh lệnh. Liễu Oanh Oanh vội vã hạ buồm, Hoa Sinh xoay trục guồng đạp nước. Tất cả đều gắng hết sức để chèo chống con thuyền tránh khỏi đầu sóng ngọn gió, luồn qua giữa những môm nước.
Thoắt một cái, mây trời sẫm lại như cặn mực vón cục, gió càng thêm gay gắt, sục cao những con sóng, ngạo nghễ gầm gào, hò hét xông thẳng tới như thiên quân vạn mã. Hốt nhiên hai đợt sóng liên hoàn hất ngược lên, chiếc thuyền mất thăng bằng, nghiêng hẳn sang phải. Mọi người chao đảo nghiêng ngả, cùng đổ kềnh ra, kẻ ôm ghì cột buồm, kẻ bấu chặt mạn thuyền, tất cả vừa la hét đến khản họng vừa gắng gượng vật lộn. Hoa Sinh cảm thấy ruột gan lộn tùng phèo, không kìm được nôn thốc nôn tháo. Triệu Bính nằm trong vòng tay Hiểu Sương, hai mắt trợn trắng dã, sợ đến nỗi ngất xỉu đi. Liễu Oanh Oanh thì gào thét:
- Lương Tiêu! Chết mất thôi, chết mất thôi...
Lương Tiêu đang vật lộn, nghe vậy tuyệt vọng nghĩ: "Ta đã hao tâm tổn sức bao nhiêu mới đóng được con thuyền này, vậy mà không cưỡng nổi ý trcn ư?". Con thuyền rung giật dữ dội như sắp lật nhào. Sức mạnh ở đâu bỗng trào dâng, Lương Tiêu vùng dậy, vô bánh lái lay thật mạnh, con thuyền đang xoay vòng vòng bị ghìm lại. Gã chưa kịp nghỉ lấy hơi, một đợt sóng từ mé phải thình lình đổ ụp tới, thân thuyền quay tít luôn hai vòng. Lương Tiêu đầy mạnh kình xuống hạ bàn, hai chân liền sục sâu xuống sàn thuyền, sâu đến tận mắt cá chân. Gã đứng chắc như mọc rễ, nắm vững bánh lái bằng cả hai tay, ngửa mặt hú dài, tiếng hú trầm hùng mạnh mẽ, xé toạc cả sóng gió.
Cứ thế khổ sở chèo chống hồi lâu, bão tố chợt lắng yên, bốn người thở phào, đúng lúc đó lại có tiếng gì chấn động màng nhĩ, thì ra khoảng yên ắng vừa rồi chỉ là tạm thời, một con sóng trắng xóa mượn thế cuồng phong cuộn lên tầng tầng như núi tuyết thành bạc lừng lững kéo tới. Giữa tiếng nước réo rào rào bỗng lẫn vào âm thanh the thé quen tai, Lương Tièu đưa mắt tìm thì thấy bên mé phải thuyền nổi lên một vật khổng lồ. Ngọn sóng xô phải nó, lập tức bật ra xa. Lương Tiêu reo to, vừa mừng rỡ vừa kinh ngạc:
- Cá voi đại thẩm?
Con cá voi khổng lồ ngửa mặt rít lên, hệt như trả lời Lương Tiêu. Chỉ nháy mắt, bốn con cá voi khác đáp lại tiếng gọi, nhô lên đằng trước, đằng sau, bên trái và bên phải chiếc thuyền, kết thành thế trận như cái ra bọc kín xung quanh. Bên ngoài cuồng phong lông lộn, những con sóng cao vút xô tới quất mạnh vào lưng chúng rồi hất tung thành một trận mưa trắng lung linh.
Được bầy cá voi bảo vệ, con thuyền dần dần bớt rung lắc, yên ổn vượt qua gió to sóng cả. Mọi người vừa vui mừng vừa kinh ngạc, ai nấy trố mắt, quên cả nói năng.
Một lúc lâu sau, Hiểu Sương mới cất tiếng được:
- Tiêu ca ca, cá voi đại thẩm là vị nào?
Lương Tiêu ngó nghiêng hồi lâu, lắc đầu đáp:
ổn - Chúng giống nhau như hệt, ta không nhận ra.
Liễu Oanh Oanh nguýt gã:
- Quá đáng, đến ân nhân cứu mạng mà cũng quên ư?
Lương Tiêu cười nói:
- Trách đúng lắm, xin cứ đánh đi! - rồi chìa mặt lại phía nàng.
Liễu Oanh Oanh bĩu môi:
- Nhăn nhăn nhở nhở, chả có tí lòng thành chịu đòn nào cả, hơn nữa cái mặt ngươi dày thế, ta đánh chỉ tổ đau tay, Hiểu Sương đâu, lại đây, đừng dùng tay, lấy mái chèo mà nện hắn!
Hiểu Sương tủm tỉm:
- Muội không đánh đâu, nhưng phạt huynh ấy phải nhận ra cá voi đại thẩm.
Lương Tiêu nhăn mặt:
- Thôi, muội cứ đánh ta thì hơn!
Hai cô gái cùng cười rộ.
Bão táp càng lúc càng dữ dội, sóng lớn ùng ục vây kín bốn bên, chẳng nhìn thấy trời đâu. Tuy có cá voi bao bọc, nhưng những người trên thuyền vẫn không dám chợp mắt, ai nấy thức chong chong ngồi quây tròn trong khoang, cắt đặt nhau kể chuyện liên tục để khỏi buồn ngủ. Kể huyên thuyên đến tận giờ thin ngày hôm sau, trời mới hưng hửng, sóng gió xẹp dần xuống. Lại thêm ba khắc nữa thì bầy cá voi tản đi, mọi người mừng rỡ kéo ùa ra đầu thuyền, che tay ngang mày phóng mắt nhìn ra xa. Trên đầu họ là trời xanh biển biếc, mây trắng lơ thơ, vầng thái dương đỏ rực tỏa xuống những tia ấm áp khiến mặt biển óng ánh như hứng vào mình muôn vàn đốm lửa, sóng nhịp nhàng cuộn vào tở ra như làn mây mỏng nơi chân trời, vài con cá bạc loi choi nhảy vút lên như những mủi tên rồi lại lao tùm xuống biển làm nước hất tung tóe như hoa. Mấy con mòng bể chớp cánh lượn vòng kêu quang quác, quang cảnh hết sức vui tươi.
Tất cả thở phào nhẹ nhõm, cảm giác khoan khoái thảnh thơi lan ra khắp tứ chi bách hài, cơn bão mới đây thôi mà như đã xa xôi tự kiếp nào. Đột nhiên có âm thanh chút chít, một con cá voi khổng lồ lắc đầu quẫy đuôi nhẹ nhàng lướt dọc thuyền họ, bám theo đàn cá voi đang di chuyển xa dần, bên mình nó có haí con cá voi nhỏ mũm mĩm. Lương Tiêu mừng rỡ cười toáng lên:
- Đó đó, cá voi đại thẩm!
Mẹ con cá voi nghe tiếng reo vui liền quay lại, lượn một vòng quanh thuyền kêu the thé. Lương Tiêu đoán là lời từ giã, thầm nghĩ lần này ly biệt chắc là vĩnh viễn, chẳng bao giờ còn dịp tái ngộ nữa, gã bỗng thấy đau nghẹn trong ngực, bèn ngửa mặt hú dài, tiếng hú khích liệt, vang lên lông lộng trên khoảng trời bao la. Con cá voi cũng rít những tràng thật dài, giai điệu uyển chuyển khỏe khoắn, chính là khúc nhạc ngày nào.
Cứ thế, người và cá voi xướng họa với nhau, bên hát bên hú hồi lâu không dứt. Cuối cùng mẹ con cá voi lặn xuống làn nước xanh thẳm, Lương Tiêu cũng ngừng hú, nín bặt quay vào khoang. Biết gã buồn, Hiểu Sương và Liễu Oanh Oanh không hỏi hắn gì hết, chỉ chia sẻ trong im lặng. Tư lự đôi hồi, Lương Tiêu lấy lại tinh thần, phát lệnh khởi hành. Lúc này chong chóng gió đã gãy nhưng may sao lại có vầng mặt trời rạng rỡ trên cao, Lương Tiêu dựng một cây gậy trên sàn thuyền làm cột nèu để nhìn bóng nắng đoán định hướng thuyền. Sau kiếp nạn vừa quar gã bắt đầu sinh lòng e dè với biển cả bao la, chỉ sợ có con sóng nào bất thình lình xồ tới nữa thì nguy, bèn chia nhân số làm hai nhóm, cắt cử nhau canh gác liên tục. Hoa Sinh trực ban ngày, gã và Liễu Oanh Oanh trực ban đêm, luân phiên điều khiển guồng đạp nước.
Qua cơn kinh hãi, Triệu Bính cũng dần dần bình tâm lại, người mệt rũ, ăn uống qua loa rồi lăn ra ngủ li bì. Nó ngủ đến khoảng nửa đêm ngày thứ hai mớỉ tỉnh dậy, vốn tính trẻ con hiếu động, nó không chịu ngồi yên, bèn lăng xăng đánh thức cả Hiểu Sương, đòi cô dắt ra ngoài khoang chơi. Trải rộng trên cao là bầu trời trong vắt, ănh sao nhấp nháy, trăng lưỡi liễm đang trượt dần về tây, buông xuống mặt thuyền thứ ánh sáng trắng mờ như voan bạc, Chợt nhiên một luồng gió thôi thốc tới, mang theo hương vị mằn mặn và ẩm ướt của biển cả. Triệu Bính ngưa ngứa mũi, không nhịn được liền hất xì hơi, đằng đuôi thuyền liền vọng lại tiếng cười của Liễu Oanh Oanh:
- Bính nhi tỉnh rồi hả?
Triệu Bính lon ton chạy ra chỗ nàng, Hiểu Sương sợ nó ngã, cũng tong tả đi theo. Họ vòng xuống cuối thuyền. Liễu Oanh Oanh đang ngồi đối diện Lương Tiêu, bó gối xem gã hí húi xếp mấy mảnh gỗ hình vuông. Triệu Bính hớn hở gọi:
- Thúc thúc! - rồi ngồi xuống cạnh Lương Tiêu.
Gã xoa đầu nó, mỉm cười:
- Đại lão, ngủ no mắt chưa?
Triệu Bính gật gật đầu, đưa mắt nhìn các mảnh gỗ, tò mò hỏi:
- Gì vậy thúc thúc?
Lương Tiêu cúi xuống cặm cụi xếp tiếp:
- Nếu con đoán được thì mới là giỏi.
Triệu Bính gãi tai gãi cổ, cuối cùng cong môi:
- Con không đoán ra, - rồi ngẩng mặt lên gọi Hiểu Sương. - A di có biết không?
Hiểu Sương đang nắm tay chuyện gẫu với Liễu Oanh Oanh, nghe vậy tủm tỉm nói:
- Chắc là Khiên tinh thuật chứ gì.
Liễu Oanh Oanh vuốt má cô, cười khẽ:
- Ngươi thông minh thật, vừa đoán đã trúng ngay. Ta chẳng biết gì cả, cứ bị hắn lòe mãi.
Má Hiểu Sương ửng hồng:
- Muội cũng chi biết đại khái thôi, không hiểu cặn kẽ.
Triệu Bính mờ to mắt ngạc nhiên:
- Khiên tinh thuật là thế nào ạ?
Hiểu Sương giải thích:
- Khiên tinh thuật là phương pháp giúp người ta phân biệt vị trí các chòm sao để xác định hướng thuyền cho những chuyến hải hành đêm. Gỗ vuông gọi là Khiên tinh bản, tổng cộng có mười hai miếng rộng bằng nhau, miếng lớn nhất dài tám tấc, các miếng sau đó giảm dần mỗi đầu hai phân, đến miếng bé nhất thì chỉ dài cỡ hai phân thôi. Ngoài các miếng gỗ còn một viên đá nhỏ bị khía bốn mặt gọi là Khuyết khắc thạch bản. Đủ dụng cụ rồi, người ta sẽ nắm vào phần giữa miếng gỗ, duỗi thẳng cánh tay nhắm đúng hướng sao Bắc đầu, lúc đó ta có mặt trên miếng gỗ là sao Bắc đầu, mặt dưới là đường giao của trời và biển. Cứ ihế, dùng mười hai miếng gỗ kết hợp tính toán với viên đá nhỏ thì có thể xác định thuyền chúng ta đang ở chỗ nào. Lý thuyết ngắn gọn vậy thôi, nhưng phương pháp thực hiện và suy luận thì ta không rõ.
Triệu Bính nghe tai nọ ra tai kia, lại chớp mắt nhìn Lương Tiêu. Gã nói mà không ngẩng đầu lên:
- Cứ bình tĩnh, khi nào con lớn, ta sẽ dạy con, Hiểu Sương mỉm cười:
- Thúc thúc giỏi toán nhất đời, được thức thúc dạy dỗ là cái phúc của con đấy nhé!
Liễu Oanh Oanh lắc đầu:
- Mấy cái trò kỳ quặc đó có gì đáng học đâu? Bính nhi, con cứ chuyên cần luyện võ cho ta, võ nghệ đầy mình đi đâu chả được.
Lương Tiêu gật gù:
- Không thành vấn đề! Phàm là bản lĩnh sát nhân và đả thương người khác thì bất kể quyền thuật thương thuật hay cung mã đao kiếưi ta đều đủ sức dạy con. Nếu con muốn làm Hoàng đế, ta còn có thể truyền thụ binh pháp, khả năng thao lược và mưu thuật kinh bang tế thế. Chỉ cần mười năm tích lũy binh lực rồi mười năm chinh chiến, biết đạp trên núi thây biển máu là con sẽ trung bưng được Đại Tống, trở thành đại anh hùng, đại hào kiệt chấn động cổ kìm mà đế vương danh tướng từ xưa tới nay không ai sánh kịp.
Gã nói giọng đều đều. Triệu Bính càng nghe càng sợ, run cầm cập rồi òa khóc, Liễu Oanh Oanh ôm nó vào lòng, trừng mắt bảo Lương Tiêu:
- Ngươi ba hoa bốc phét gì thế?
Lương Tiêu lắc đầu:
- Ba hoa bốc phét gì, người Mông cổ chình chiến mãi không thôi, chẳng biết dồn sức xây dựng đất nước, cục diện hiện nay khó duy trì được lâu, thiếu gì sơ hở để lợi dụng. Ngặt nổi chiến tranh nổ ra thì sinh linh lầm than, vô số dân lành sẽ phải chết. - Ngừng một lúc, gã chăm chăm nhìn Triệu Bính. - Bính nhi, ta hỏi lại con một câu, con thật sự không muốn làm Hoàng đế à?
Vẻ mặt gã cực kỳ nghiêm khắc, giọng nói đanh thép, đề cập toàn những chuyện đao to búa lớn khác hẳn ngày thường. Liễu Oanh Oanh đang phân vân gã đùa hay thật thì bỗng cảm thấy cổ tay đau nhói. Những móng tay run rẩy của Hiểu Sương tự nhiên cắm sâu vào da thịt nàng. Liễu Oanh Oanh giật mình, bối rối tự hỏi: "Chẳng lẽ hắn nói nghiêm túc hay sao?". Nàng biết Lương Tiêu rất trọng lời hứa, đã hứa cứu Triệu Bính là cứu được, nay Triệu Bính mà gật đầu đồng ý thì chưa chừng gã sẽ giúp nó trung hưng Đại Tống thật, dù phải trả giá khủng khiếp như gã vừa nêu.
Trước ánh mắt chăm chú của ba người, Triệu Bính sửng sốt quên cả khóc, rất lâu sau mới đáp:
- Bính nhi không muốn làm Hoàng đế, cũng không muốn học công phu của thúc thúc... chỉ muốn học... Sương di.
Liễu Oanh Oanh ngạc nhiên:
- Vì sao?
Triệu Bính ngẩng cao đầu, giọng nghiêm trang:
- Nếu có bản lĩnh như Sương di, con sẽ biết chữa bệnh. Nếu trước đây con biết chữa bệnh thì ca ca đã chẳng phái chết...
Nói tới đây, Triệu Bính bỗng nghẹn họng, nước mắt trào ra.
Lương Tiêu ngửa mặt nhìn trời, than thầm: "Thật đáng hổ thẹn cho hai mươi năm sống hoài sống phí, hôm nay mới biết suy nghĩ của mình không chín chắn bằng một đứa bé. Bính nhi khá lắm, chẳng uổng công ta vào sinh ra tử cứu nó". Như được an ủi, gã khoan khoái phá lên cười, Liễu Oanh Oanh và Hiểu Sương không rõ nguýên cớ của cơn hân hoan bột phát ấy, đều đưa mắt nhìn nhaư ngạc nhiên.
Hôm sau cũng là một ngày tươi sáng. Quanh thuyền họ tự nhiên xuất hiện nhiều mảnh gỗ nhỏ lềnh bềnh, còn có mấy khúc gỗ hình dáng như cột chống nhà, Lương TiỂu đoán chừng bờ biển không còn xa nữa, bèn cùng Hoa Sinh hợp lực điều khiển cho thuyền chạy thật nhanh. Gần đến giờ ngọ, xa xa giữa ánh bình minh sắp rạng nổi lên một dải sẫm màu nằm vắt ngang. Liễu Oanh Oanh ngồi trên cột buồm nên trông thấy trước tiên, liền reo lên:
- Đất liền kia rồi!
Mọi người chạy ào ra boong nhìn ngó, thảy đều hoan hỉ.
Đến chập tối, thuyền cập bãi cát. Tất cả bỏ thuyền lên bờ, tìm một thôn làng ven biển để tá túc, nào ngờ vào liền hai thôn mà chỉ gặp toàn tường xiêu ngói đổ. Cả bọn nghi hoặc không hiểu ra sao, dắt díu nhau đi thêm mấy dặm nữa mới tìm thấy một gia đình, hỏi thăm mới biết chỗ này là vùng phụ cận Quảng Châu, mấy ngày trước có sóng thần nên nhà cửa ven biển đều đã bị thiên tai quét sạch cả rồi. Ai nấy nghe chuyện đều buồn rầu, đếm xuống họ nghỉ trọ tại gia đình nọ, hôm sau khởi hành về phương bắc. Lúc đó nhà Tống đã bị diệt vong, Nguyên triều thiết định lại châu huyện, hạ chiếu yên ủi lòng dân. Bách tính sau cơn tai biến cũng trở về quê hương, cuộc sống dần đần ổn định.
Một hôm, nhân lúc đi ngang qua địa phận Huệ Châu, Hiểu Sương nhớ ra một chuyện bèn bảo Lương Tiêu:
- Năm xưa Đông Pha tiên sinh trải qua những ngày cuối đời trong cảnh lưu lạc khốn quẫn, nhưng bên cạnh luôn có ái thiếp Triêu Vân bầu bạn. Tiên sinh đã từng làm quan vùng này, Triêu Vãn bị nhiễm chướng khí mà chết, an táng cách đây không xa. Nàng là người giàu tình nghĩa, vất vả biết mấy vẫn không đổi lòng son. Nhân dịp đến Huệ Châu, muội nghĩ tiện đường nên ghé lại viếng nàng.
Lương Tiêu gật đầu tán đồng. Liễu Oanh Oanh cười nhạt:
- Kém cạnh gì ai mà phải làm lẽ nhà người, thiếu cốt khí như vậy mà cũng đáng được viếng ư? - Thấy Hiểu Sương tỏ ra buồn rầu, nàng vội mỉm cười khỏa lấp. - Ta tiện miệng đùa ngươi cho vui thôi, ư, cô ta là người có lình có nghĩa, đáng kính đáng yêu, lạy một lạy cũng chẳng thiệt hại gì.
Lương Tiêu thấy nàng đồng ý, bèn đi sửa soạn cơm nước.
Ăn trưa xong, cả bọn khởi hành đến mộ Triêu Vãn. Trên đường, Hiểu Sương cứ giữ bộ mặt dàu dàu. Liễu Oanh Oanh thì hết sức cao hứng, huyên thiên không ngơi mồm, lúc chọc ghẹo Hoa Sình, lúc trêu đùa Triệu Bính, lúc lại đấu khẩu với Lương Tiêu.
Mộ Triêu Vân nằm bên bờ hồ, bốn bề là rừng cây rập rạp đẹp mắt. Trước cảnh nấm mộ lẻ loi nằm lọt thôm giữa một vùng um tùm hoang sơ, ai nấy đều chạnh lòng thương xót. Bên cạnh mộ có một ngôi tiểu đình bát giác lở lói xập xệ, dường như đã lâu chưa được tu sửa. Mọi người tiến lên vái lạy, Lương Tiêu nể Triêu Vẫn trọng nghĩa trọng tình, bèn vái trước tiên sau đó đến Hiểu Sương. Hoa Sinh và Triệu Bính chả hiểu gì, chi máy móc bắt chước. Liễu Oanh Oanh đứng tít đằng xa dưới một cây liễu cong cong, lơ đãng bứt lá, tỉnh bơ ngó lại.
Lễ bái xong xuôi, Lương Tiêu gọi Hoa Sinh cùng quét tước sửa sang ngôi tiểu đình bên mộ. Hiểu Sương bước đến gần, trên cột đình lốm đốm tróc lở còn lờ mờ một đôi câu đối, nét chữ đầy đặn và thanh nhã, chính là bút tích của Tô Thức, vế trên đề: "Bất tăng bất giảm bất sinh bất diệt bất cấu bất tịnh", vế dưới đề: "Như mộng như ảo như bảo như ảnh như lộ như điện". Hiểu Sương lầm nhẩm đọc câu đối mấy lượt, ngẫm đến thân thế mình mà sa ] ệ, cảm thấy đời người khác nào sương sớm ảo mộng, li hợp khó lường, bi hoan dễ đổi. Hoa Sinh trông thấy, lo lắng hỏi:
- Sao ngươi khóc?
Hiểu Sương vội vã chùi nước mắt, nói lảng đi:
- Ta có khóc đâu. Ngươi biết không, vế dưới rất thâm trầm, bắt nguồn từ Phật pháp đấy. Trong kinh Kim Cương, Như Lai từng thuyết: "Tất cả các pháp hữu vi đều là mộng, như hình bóng, như tia chớp, như giọt móc, chớ thọ chấp các ảo ảnh đó mà trở nên u mê mù quáng". Phật pháp trên đời đều gói gọn trong phạm vi này cả.
Hoa Sinh nửa hiểu nửa không, ậm ư trong mồm, nhưng lòng chú ta không vương tục lụy nên dù mù mờ cũng chẳng buồn nghiền ngẫm cho kỹ.
Lương Tiêu lặng lẽ nhìn cặp câu đối hồi lâu rồi thở dài:
- Đạo lí trên đời, hễ đạt tới đinh điểm là phần lớn tự khắc tương thông. Võ công mà luyện đến cảnh giới như mộng như ảo như bảo như ảnh như lộ như điện thì nhất định sẽ trở thành vô địch thiên hạ. Hoa Sinh, võ công đệ bắt nguồn từ Phật pháp, nếu đệ muốn tiến bộ thì phải lĩnh hội được ý nghĩa của mười hai chữ này.
Hoa Sinh cau mày, càng cảm thấy khó hiểu hơn. Bấy giờ Liễu Oanh Oanh đã hạ xong đồ cúng, bèn gọi to:
- Hoa Sinh, đánh chén nào...
Hoa Sinh vỗ trán, toét miệng cười:
- Đây, đây...
Rồi mặc kệ những người khác, chú nhấc luôn một chai rượu, một tảng thịt, hai tay nhịp nhàng lên xuống, chỉ thoáng chốc đã tọng đầy một miệng thức ăn, nhai nuốt nhóp nhép. Liễu Oanh Oanh liếc Lương Tiêu và Hiểu sương, gắng nén cười:
- Bài giảng Phật pháp và bài giảng võ công của các ngươi đều không bằng một chữ "chén" của ta. Tiểu hòa thượng nghe nói có ăn là chạy đến nhanh như lộ như điện, uống ưng ực đến sủi bọt mép, nhai nhôm nhoàm đến bặt bóng thịt xôi, thế mới gọi là như mộng như ảo, như bảo như ảnh.
Cả bọn phá lên cười.
Liễu Oanh Oanh kéo Hiểu Sương lại gần bên mình, lau nước mắt cho cô, dịu dàng hỏi:
- Nha đầu ngốc, lại khóc nữa hả? Đa sầu đa cảm chỉ khổ thân mình, đã đi chơi thì phải vui vẻ thoải mái lên.
Hiểu Sương gật đầu:
- Thư thư nói đúng lắm. Lẽ ra không nên khóc, muội ngốc quá đi thôi.
Cô nhấc hồ rượu, ghé vòi vào miệng tu. Vì chưa uống rượu bao giờ, cô phát sặc vì vị cay nồng của nó nên bật ho sù sụ. Liễu Oanh Oanh vuốt lưng cô, cau mày trách:
- Học ai không học, lại bắt chước Hoa Sinh là sao?
Hiểu Sương ho rũ rượi một hồi rồi tựa vào vai Liễu Oanh Oanh uống tiếp mấy ngụm nữa. Mặt cô vốn nhợt nhạt, được hơi rượu nóng hun làn da đỏ hồng như thoa phấn, trông càng thêm đáng yêu. Liễu Oanh Oanh ngắm cô, cười bảo:
- Lương Tiêu! Mặt Hiểu Sương hồng hồng, nhìn ra dáng mỹ nhân chưa?
Lương Tiêu đang uống rượu với Hoa Sinh, nghe vậy ngoảnh lại cười khì. Liễu Oanh Oanh vuốt tóc Hiểu Sương, âu yếm nói:
- Nếu ngươi khỏi bệnh thì phải chịu khó bồi dưỡng sức khỏe, da dẻ sẽ hồng hào tươi tắn, lúc ấy trông càng yêu kiều khả ái.
Hiểu Sương gật gật đầu, chợt hạ giọng:
- Thư thư hứa với muội việc này nhé?
- Việc gì cơ?
- Việc tốt ấy mà, tỷ cứ hứa với muội đi.
Liễu Oanh Oanh phì cười:
- Đời nào, ngươi phải nói trước để ta cân nhắc kỹ xem sao. Lỗ là ta không làm.
Hiểu Sương im lặng chốc lát rồi lí nhí:
- Mong tỷ đời này kiếp này yêu thương chăm sóc và đối xử thật tốt với Tiêu ca ca, đừng bao giờ bỏ mặc để ca ca phải cô đơn!
Liễu Oanh Oanh ngạc nhiên:
- Dớ dẩn, tự nhiên ngươi nói những điều ấy để làm gì?
Hiểu Sương nắm chặt tay cò, giọng run run:
- Tỷ hứa với muội nhé?
Liễu Oanh Oanh cau mày:
- Nếu hắn xử tệ với ta thì làm sao ta yêu thương chăm sóc và không bỏ mặc hắn được?
Hiểu Sương run rẩy nhìn xuống, nước mắt rõ lã chã. Liỗu Oanh Oanh mủi lòng, bèn nhẹ nhàng an ủi:
- Đừng khóc nữa, ta hứa với ngươi vậy.
Hiểu Sương lau nước mắt, nhoẻn cười:
- Muội biết là tỷ sẽ đối xử tốt với Tiêu ca ca mà. - Cô rót rượu, nâng chén lên. - Hiểu Sương kính tỷ ba ly.
Liễu Oanh Oanh ngẩn người, rồi cười phá lên:
- Ngươi định đọ rượu với ta à? Đúng là đánh trống qua cửa nhà sấm! Bị thách thức, nàng cạn ngay ba chén với Hiểu Sương. Triệu Bính mới ăn được mấy quả táo, thấy mọi người uống rượu hào hứng quá, bèn nói:
- Thúc thúc cho con uống với nhé?
Lương Tiêu bảo:
- ư, tu một ngụm thật to vào!
Triệu Bính cười hì hì uống luôn một hớp bỗng đổi sắc mặt, cau mày lè lưỡi phun phì phì. Lương Tiêu tủm tỉm hỏi:
- Ngon không?
Triệu Bính chảy nước mắt, há miệng hớp hớp rồi lắc đầu thật mạnh. Lương Tiêu cười ngất:
- Vậy hãy nhớ cho kỹ, trẻ con không nên uống rượu.
Liễu Oanh Oanh từ bên kia mắng với sang:
- Ngươi toàn bắt nạt trẻ con thôi, có dám múa rìu qua mắt thợ không, lại đây đấu rượu với ta!
Lương Tiêu cười tinh quái:
- Cô mà là thợ thì ta là thầy.
Liễu Oanh Oanh nguýt:
- Có mà là con cháu chút chít của thợ ấy, toàn giỏi ăn tục nói phét, dám nói mà không dám làm.
Lương Tiêu xách luôn vò rượu sang, hai người thi nhau cụng hết chưng này đến chung khác. Hiểu Sương uống hết ba chén thì say lử lả, nằm lăn ra một bên, Lương Tiêu và Liễu Oanh Oanh càng uống càng cao hứng, liền xòe tay chơi đánh toan, Lương Tiêu giỏi tính toán nên Liễu Oanh Oanh đánh mười lần thì thua hết chín, ngay cả một lần thắng cũng là do Lương Tiêu động lòng cố ý nhường nhịn. Một lát sau, Liễu Oanh Oanh bắt đầu lơ mơ chao đảơ lép nhép miệng nói linh tinh. Triệu Bính váng vất dầu óc, cũng ngủ li bì. Lương Tiẽư lại ra uống rượu với Hoa Sinh. Hai người chén thù chén tạc đến khi tối mịt, Lương Tiêu không trụ nổi nữa bèn nằm bẹp xuống ngủ, Hoa Sinh cao hứng tợp nốt phần rượu, tọng nốt thịt xôi. Cuối cùng, no nê thỏa mãn, chú tè một bãi tướng bên tiểu đình rồi ôm một cây cột trụ, mê man ngủ thiếp đi.
Vầng trăng vằng vặc ló lên khỏi dãy núi đằng đông, mây mù dày nặng âm u rùng rùng di chuyển. Đột nhiên một trận gió lùa tới, Hiểu Sương từ từ ngồi dậy, nhả ra một hạt thuốc màu đen. Cô nhón chân bước lại gần Lương Tiêu, cúi đầu ngắm gã hồi lâu rồi buồn buồn nói:
- Muội phải đi đây! vốn định nói lời từ giã với huynh, nhưng chẳng may huynh can ngăn thì nhất định muội không đi nổi, đành dùng hạ sách này vậy. Thực ra, muội không muốn đi, nhưng không đi thì còn cách gì đây? Huynh không thể cùng lúc chiều ý cả hai người, thư thư sẽ buồn bực, muội cũng không vui. Bà bà nổi, gái đẹp thường xấu bụng, nhưng xem ra bà bà nói sai rồi. Liễu thư thư không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết...
Hiểu Sương lướt nhẹ ngón tay qua tóc mai Lương Tiêu, bỗng nghe nghèn nghẹn ở cổ, một giọt nước mắt của cô rớt xuống trán gã, trong vắt tinh oanh, phản chiếu ánh trăng lấp lánh.
Hiểu Sương thở dài buồn bã, lại nói:
- Liễu thư thư đã hứa với muội là sẽ đối xử tốt với huynh, Tỷ ấy là nữ trung hào kiệt, nói lời nhất định giữ lời, từ nay về sau, muội không cần phải lo lắng cho huynh nữa. Vậy mà... không hiểu sao, muội vẫn buồn lắm, nhưng muội không đì thì còn cách gì khác đây...
Những giọt nước mắt rõ tong tong xuống mặt Lương Tiêu, rồi lăn xuống đất.
Hiểu Sương lục ngực áo lấy ra một miếng sáp màu vàng:
- Muội đã bỏ mê dược vào rượu, huynh uống phải nên sẽ ngủ rất say, nhưng ngửi thấy Đề Hồ hương này, chừng thời gian tàn một cày nhang là tỉnh lại. Lúc đó muội đã đi xa rồi...
Xong xuôi, cô lại gần chỗ hành lý, cõng cái gánh tre lèn nặng những sách y lên vai, ngoảnh lại nhìn tất cả mọi người một lần cuối, mũi cay xè, nước mắt cháy như mưa. Cô bặm bặm môi, gắng trấn tĩnh quay mình đi, chợt cảm thấy gáy tê dại, chân tay không sao cựa quậy nổi. Hiểu Sương phát hoảng, chưa kịp đoán hiểu việc gì xảy ra thì giọng Liễu Oanh Oanh nhẹ nhàng vang lên bên tai:
- Con bé ngốc kia, ngươi đi đâu thế?
Hiểu Sương giật mình kinh hãi:
- Thư thư không say à?
Liễu Oanh Oanh buồn buồn nói:
- Hai chúng ta ăn cùng ăn, ngủ cùng ngủ, ngươi giấu giếm ta sao nổi? Ngươi mưa thuốc, trộn thuốc, rồi bỏ thuốc vào rượu, ta đều trông thấy hết, vì vậy ta nhổ sạch ra, chẳng uống tí nào.
Hiểu Sương bối rối, lắp bắp mãi không nên lời. Liễu Oanh Oanh nhẹ nhàng nói:
- Muội ngủ một giấc đi, tỉnh dậy rồi sẽ không còn buồn khổ, cũng không cảm thấy khó xử nữa.
Hiểu Sương chỉ kịp thốt lên: "Thư thư..." là chỗ gáy giật lên một cái, rồi nặng đầu bất tỉnh nhân sự.
Vỗ ngất Hiểu Sương xong, Liễu Oanh Oanh chạy đến bên cạnh Yên Chi, buồn bã vuốt ve cái bờm mềm êm của nó. Đúng lúc nàng ghì cương nhảy lên ngựa, một giọng trầm ấm vang lên:
- Oanh Oanh!
Liễu Oanh Oanh giật mình, buồn buồn hỏi:
- Ngươi cũng tỉnh rồi ư?
Lương Tiêu thở dài:
- Ta biết trong rượu có gì đó là lạ, chỉ không biết là mưu kế của ai, vốn định tương kế tựu kế, nào ngờ...
Liễu Oanh Oanh ngoái lại, bắt gặp ánh lệ ầng ậng trong mắt Lương Tiêu, ruột gan nàng quặn thắt, nàng lắc đầu bảo:
- Ta không muốn khóc, cũng không muốn ngươi khóc.
Lương Tiêu mím môi:
- Được, ta không khóc.
Liễu Oanh Oanh nhón gót với lấy một nhành liễu, mỉm cười hỏi:
- Ngươi nhớ không nhỉ? Buổi đầu mình gặp nhau, ngươi đã làm hỏng cái nón liễu của ta.
- Nhớ! Lúc đó cô đội cái nón trông rất xinh.
Liễu Oanh Oanh trách:
- Nói năng kiểu gì thế? Lẽ nào bây giờ ta không xinh nữa?
Lương Tiêu đăm đăm nhìn nàng:
- Bây giờ thì cực xinh.
Liễu Oanh Oanh lườm gã:
- Miệng trơn như bôi mỡ vậy. - Cười khúc khích, nàng tiếp. - Ngươi nhớ thì tốt, nào nào, ngươi làm hỏng cái nón của ta, có phải đền không đây?
Lương Tiêu thở dài:
- Phải đền chứ, nhất định phải đền.
Gã ngắt mấy nhành liễu, ngồi bệt xuống, bắt đầu đan tết, bỗng Liễu Oanh Oanh nhào đến vòng tay ôm chặt hông gã, áp sát tấm thân nóng như lửa vào lưng gã, chỉ một thoáng, lưng áo Lương Tiêu đã ướt đẫm một khoảng. Gió đêm êm đềm lùa tới, cuốn hương thơm dìu dịu vờn nhẹ qua mũi gã. Lương Tiêu cầm lòng không đậu, buột miệng:
- Oanh Oanh...
Liễu Oanh Oanh thì thầm:
- Ngươi cứ đan nón đi, đừng nói năng gí hết.
Lương Tiêu chậm chạp gật đầu, mười ngón tay run run. Gã vốn khéo tay, xưa nay đan vừa nhanh vừa đẹp, nhưng đêm nay đan lỗi đan chệch mấy lần liền, thi thoảng phải gỡ ra đan lại.
Vầng trăng bò lên giữa trcft, ánh sáng xuyên qua tàng lá trên đầu rắc vụn bạc xuống đất. Sương mù trắng nhũ đùn lên dày nặng trên mặt hồ. Dế bỗng ngừng m non, bốn bề chìm vào yên lặng. Lương Tiêu thắt đến nút cuối cùng, thở một hơi:
- Xong rồi đây.
Liễu Oanh Oanh hừ mũi:
- Vụng thế, làm người ta đợi dài cả cổ.
Nàng đón cái nón đội lên đầu, những đuôi liễu manh mảnh lòa xòa rũ xuống quanh vành, nàng cười:
- Tốt rồi! Bây giờ ta nhìn thấy ngươi nhưng ngươi không nhìn thấy ta, thế này dễ nói chuyện hơn.
Nàng đứng dậy, ngước nhìn tàng lá sâm sẫm, thở dài:
- Phải nói thật một điều. Hiểu Sương là tiểu ngốc, còn ngươi là đại ngốc.
Lương Tiêu đang cố gắng lần tìm ẩn ý trong câu nói lấp lửng ấy, Liễu Oanh Oanh đã tiếp tục:
- Còn ta là một người khôn ngoan. Sư phụ từng dạy: người khôn ngoan chỉ nên đối phó với kẻ thông minh, đừng so do với hạng thậm ngốc, ngươi bảo có phải không?
Lương Tiêu cười buồn:
- Chí ít thì ta vẫn khôn ngoan hơn Hoa Sinh mà.
Liễu Oanh Oanh thở dài:
- Hoa Sinh chỉ là kẻ ngốc thứ hai. Còn kẻ ngốc nghếch nhất trần đời chính là ngươi đó. Vì vậy ta không cần ngươi nữa. Nhớ là ta bỏ ngươi chứ không phải... ngươi bỏ ta nhé!
Dứt lời, nàng vội vã xoay gót chạy đến chỗ con ngựa, nhẹ nhàng tung mình lên yên. Lương Tiêu thẫn thờ trông theo, lầm nhẩm:
- Phải, ta quả thực không xứng với nàng...
Một cơn đau vô cớ bóp chặt trái tim Oanh Oanh, nàng buột miệng mắng:
- Phải cái con tườu... - Nàng quất mạnh rồi, một vết máu đỏ lập tức in hằn xuống trán Lương Tiêu.
Không ngờ Lương Tiêu đứng im đỡ đòn, Liễu Oanh Oanh ngỡ ngàng một thoáng rồi ngoảnh phắt đầu đi, giật cương ngựa, Yen Chi hí lên một tràng dài, tung vó chạy nước đại về hướng bắc. Chạy chưa đến một trăm bộ, Liễu Oanh Oanh bỗng ghìm cương, hét vang:
- Lương Tiêu! Đồ chết rấp, quân háo sắc bất lương, ta hận ngươi muôn đời suốt kiếp...
Nàng gục người xuống lưng ngựa, lao vút đi như làn khói lục mờ mờ, mau chóng tan nhòa trong màn đếm dày nặng. Tiếng vó ngựa xa dần, càng lúc càng thấp, lộp bộp như mưa sa trên đóa sen tàn, chỉ thoáng chốc đã không còn nghe thấy nữa.
Lương Tiêu đứng im bên hồ, lòng bơ phờ tê đại. Cảm giác cô đơn, chống chếnh hôm trơ trọi một thân một mình trên lưng cá voi bỗng nhiên trở lại, trời đất mênh mông thế kia, nhưng biết tìm đâu ra một nơi nương tựa, một chốn chờ mong, Gió đêm thất thường lại thôi tới, ủi mặt hồ loang sóng, cành liễu cũng cuốn vào duỗi ra theo gió, kêu xào xạc, những chiếc lá khô rắc đầy xuống vai Lương Tiêu. Gã đưa tay nhặt lấy một chiếc, ngửa mặt nhìn lên, vầng trăng cong cong mảnh mai đang chìm dần xuống trời tây, bốn bề chìm trong màu u ẩn muôn đời của đêm, sâu thăm thẳm không biết đến đâu là cùng.
Lương Tiêu đứng thẩn thờ hồi lâu, cuối cùng tĩnh trí, bước đến bên Hiổu Sương, đầy nội lực vào ngực cô. Chỉ chốc lát, Hiểu Sương đã lơ mơ tỉnh lại, thất thanh la: "Liễu thư thư.., ", rồi nhớn nhác nhìn quanh. Lương Tiêu lắc đầu:
- Không phải gọi nữa. Nàng đi rồi, về Thiên Sơn rồi...
Hiểu Sương ngẩn người, vụt òa khóc:
- Tại sao tỷ ấy lại đi? Tỷ ấy... đã hứa với muội sẽ đối xử tốt với huynh, tỷ ấy nói mà không giữ lời... Hu hu, tỷ ấy lừa người ta...
Cô nắm tay đấm thùm thụp xuống đất, Lương Tiêu giữ vai cô, giọng không âm sắc:
- Muội ghét ta đến thế cơ à?
Hiểu sương ngớ người:
Muội... ghét huynh sao được?
- Nếu không ghét ta, vì sao lúc nào cũng muốn đi? Được rồi, muội theo Oanh Oanh luôn đi, ta về làm sư với Hoa Sinh...
Hiểu Sương hoảng hốt đưa tay bịt miệng gã, hấp tấp phân bua:
- Không phải muội ghét... Chỉ vì muội... không muốn huynh khó xử...
Cô vừa thẹn vừa cuống, nói năng không mạch lạc chút nào. Lương Tiêu mỉm cười:
- Muội yên tâm, từ giờ trở đi, ta không bao giờ khó xử nữa đâu.
Hiểu Sương ngước đôi mắt nhòa lệ đăm đắm nhìn gã.
Lương Tiêu chậm rãi nói:
- Ta không say, từng lời từng chữ muội vừa nói ta đều nghe hết, và cũng nhớ hết, mãi mãi không bao giờ quên.
Hiểu Sương bịt tay vào miệng, nén lại tiếng kêu định thốt ra. Lương Tiêu gõ ngón tay vào trán cô, mỉm cười:
- Nha đầu khờ khạo, cô thậm chí không lừa nổi Liễu Oanh Oanh mà đòi lừa ta sao? Tiểu xảo của cô chỉ đánh lừa nổi Hoa Sinh thôi.
Hiểu Sương cúi gầm xuống, mặt đỏ như gấc chín, lòng rối bởi bởi, tai ù đi, chẳng nghe thấy gì nữa cả. Lương Tiêu vẫn nói:
-... Khi nước mắt muội rớt trên mặt ta, ta đã quyết định ngả rẽ của lòng mình. Nên khi Oanh Oanh bỏ đi, ta không giữ nữa.
Hiểu Sương ngẩng phắt đầu lên:
- Tiêu ca ca! Huynh làm vậy là không đúng...
Lương Tiêu xua tay, ngăn cô nói hết:
- Đúng sai phải trái đều là quá khứ. Từ nay về sau, ta sẽ ở bên muội, không bao giờ lìa xa nữa...
Gã nắm chặt hai tay Hiểu Sương, nhìn thẳng vào mắt cô, khuôn mặt toát lên vẻ cương nghị:
- Đời này kiếp này, không bao giờ lìa xa nữa.
Hiểu Sương cơ hồ ngã ngất, cảnh vật trước mắt nhòa hết đi. Câu nói ấy đã vang vọng trong trái tim, trong giấc mơ của cô không biết bao nhiêu lần, nhưng đây là lần đầu tiên nó vang lên bên tai cô. Muôn mối xúc cảm đan xen, cô không biết nên buồn hay nên vui, nên xót xa hay nên sung sướng. Ngơ ngẩn hồi lâu, cô ngả vào lòng Lương Tiêu, nước mắt chan hòa.
Khóc rấm rứt hồi lâu, Hiểu Sương cảm thấy bao nhiêu uất ức khổ sở của quãng đời đã qua chảy sạch theo dòng nước, thân thể lâng lâng, nhẹ hẫng như sợi lông vũ, lại rỗng không, co quắp như cái vỏ ốc rỗng. Cuối cùng, rã rời bải hoải, không còn cả hơi để thốt nên lời, Hiểu Sương ngủ thiếp đi.
Cô ngủ say mà ngấn lệ chưa khô, khóe miệng còn vương nét cười. Lương Tiêu không muốn cô thức giấc, bèn cứ ngồi cứng đờ như thế. Nhưng lát sau chính gã cũng lơ mơ thiếp đi. Chẳng biết lâu hay chóng, chợt nghe có người gọi tên mình, Lương Tiêu mở bừng mắt ra. Hoa Sinh, trong cơn ngái ngủ vẫn ôm cột đình, chân đạp lung tung, miệng gọi:
- Lương Tiêu, Lương Tiêu!
Chú chấp chới bò dậy, do thuốc mê chưa tan nên chú lại vấp chân ngã dúi, nhưng vẫn lầm bầm:
- Lương Tiêu ơi, mỗ uống rượu từ nhỏ, xưa nay chưa hề say... ực, uống nữa...
Chú ôm cáì vò rỗng ngửa cổ tu một hơi, nhưng không dốc ra được giọt rượu nào, bèn ôm choàng cột đình, chà lên chà xuống, cười khả khả:
- Lương Tiêu ơi, ực... chân ngươi còn to hơn súc gỗ, cả vào chân mỗ... đau quá. - Chú thuận thế mò tay ngược lên cột đình. - ực, ối đầu ơi, sao lại không có tóc... ực... giống một cái cột to...
Lương Tiêu vừa tức vừa buồn cười, Hiểu Sương nghe ôn’ cũng tỉnh dậy, ngượng chín mặt, bèn lấy Đề Hồ hương cho Hoa Sinh ngửi. Chú tiểu choàng tỉnh, nhận ra mình đang ôm cột đình thì gãi đầu ngơ ngác:
- Ái chà, mỗ ôm cái cột này làm gì thế nhỉ?
Hiểu Sương và Lương Tiêu nhìn nhau, cúi đầu cười khổ.
Họ không kể rõ nguồn cơn nên Hoa Sinh không hiểu đầu cua tai nheo ra sao, lủng bủng mấy câu rồi thôi. Một lát sau, Triệu Bính cũng thức dậy. Khi họ hỏi đến Liễu Oanh Oanh, Lương Tiêu chỉ nói ngắn gọn là nàng đã trở về Thiên Sơn. Mấy tháng qua, cả bọn đã ăn chung ở chung, cùng trải qua gian truân hoạn nạn với nhau, nay nghe nói nàng đi mà không một lời từ giã, Hoa Sinh và Triệu Bính đều buồn ra mặt. Cũng may một người còn trẻ con, một người là hòa thượng hồn nhiên ngốc nghếch, chẳng mấy chốc cũng vợi bớt thương nhớ, tâm trạng vui vẻ trở lại. Riêng Hiểu Sương cứ nghĩ Liễu Oanh Oanh thui thủi về núi một mình, không biết sẽ trải qua những khó nhọc vất vả nào trên đường thì bổn chôn lo lắng, suốt ngày mặt ủ mày chau, Mọi người tìm chỗ nghỉ ngoi chừng nửa ngày rồi lại khởi hành lên bắc. Nạn binh đao đã qua nhưng Quảng Đông vẫn chưa hết tai ách, bệnh dịch hoành hành, người chết như ngả rạ. Dọc đường, Hiểu Sương đôn đáo hái thuốc cứu người, làm việc không ngơi tay. Vừa đi vừa nghỉ như thế, cả bọn mất chừng một tháng mới ra tới địa giới Quảng Đông. Hôm ấy, họ trèo qua dãy Mai Lĩnh, tiến vào đất Giang Tây. Trên đường đi, chợt nghe phía trước vọng lại nhiều tiếng rên la thảm thiết, hết sức đáng thương, cả bọn rảo chân chạy vội lên xem. Được khoảng ba trăm bộ thì gặp hai nông phu đang nằm lăn giữa đường, cuốc vứt tung một bên, khuỷu tay đầu gối đều nứt lòi cả gân. Ai nấy cùng kinh hãi, Hiểu Sương vội vã nổi lại xương gãy cho họ. Hai ngưòn lúc đầu còn kêu rống đến rạc cả họng nhưng Hiểu Sương chữa chạy rất tài tình, băng bó xong xuôi, cơn đau cũng giảm hẳn. Lương Tiêu hỏi:
- Kẻ nào hạ độc thủ vậy?
Hai người đều lộ vẻ hoảng sợ, một trong hai người run run nói:
- Chúng tôi đang đi rất bình thường, tự nhiên tay chân đau nhói, khi tỉnh lại thì đã nằm quay ra đất rồi.
Hiểu Sương ngạc nhiên hỏi:
- Các ngươi không nhìn thấy ai cả ư?
Hai người đồng thanh:
- Không thấy ai cả, chắc gặp ma rồi.
Lương Tiêu mắng:
- Chỉ nói năng bậy bạ!
Hai người bị thét liền im thin thít, khuôn mặt vẫn hằn sâu nỗi khiếp hãi. Lương Tiêu tự nhủ: "Nhìn thủ pháp bẻ gãy khớp xương thì rõ ràng là do cao thủ gây ra. Nhưng đường đường một cao thủ, tại sao lại ra tay với nông dân bình thường?
Gã gặng hỏi mấy câu, hai người vẫn trả lời là không trông thấy gì cả. Lương Tiêu đành đưa họ về nhà, sau đó giả vỡ rút lui rồi vòng lại âm thầm mai phục, theo dõi suốt một đêm, nhưng không thấy động tỉnh gì cả.
Hung thủ không chịu lộ mặt Lương Tiêu cũng hết cách, bèn cùng mọi người tiếp tục lên đường. Nào ngờ đi chưa đầy hai mươi dặm lại nghe có tiếng kêu thảm thiết, Lương Tiêu phi thân như bay tới nơi bắt gặp một tên tiều phu nằm lăn lóc trên sườn núi, quanh đó ngổn ngang hai gánh củi khô và một con dao rựa. Lương Tiêu chăm chú quan sát, tên tiều phu cũng bị gãy tứ chi. Lương Tiêu nổi xương cho hắn, gạn hỏi nguyên do. Tiều phu cũng kể chưa thấy hưng thủ mặt ngang mũi dọc ra sao là đã gặp nạn rồi. Lương Tiêu trầm ngâm chốc lát, chợt cau mày tung mình lên, thét lớn:
- Rút đầu rút cổ đâu có phải là hảo hán! Hãy bưởc ra đây so tài cao hạ xem nào!
Gã phổ Kình tức công vào âm thanh khiến nó vang đi rất xa. Lâu lắm từ bên kia núi mới có tiếng vọng âm âm vẳng về, nhưng tuyệt nhiên không ai hồi đáp. Lúc ấy ba người kia cũng đã tới nơi, Hiểu Sương hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Lương Tiêu bực bội:
- Nếu ta biết thì hay quá.
Hiểu Sương không hỏi hắn nhiều nữa, cúi xuống băng bó cho tay tiều phu rồi bảo Hoa Sinh cõng hắn về nhà, cả bọn lại lên đường. Đi chưa được bao xa, phía tây bắc lại vang lên tiếng thét thảm khốc, nhưng dồn dập, xem chừng không chỉ có một người. Đã cọ kinh nghiệm, bọn Lương Tiêu không kinh hoàng ngạc nhiên gì nữa, đi mau lên xem. Quả nhiên gặp bốn gã lái buôn, tay chân gãy lòi cả xương gân, ai nấy rên la đau đớn. Hiểu Sương vốn hiền từ nhân hậu mà cũng phải nổi giận:
- Vô duyên vô cớ bẻ chân bẻ tay người ta, người đâu mà xấu xa độc ác. Tiêu ca ca, chúng ta nhất định phải lùng ra hung thủ, bắt hắn cúi đầu nhận tội mới được.
Lương Tiêu cười nhạt:
- Ta mà lừng ra hung thủ, nhất định phải bẻ tay bẻ chân hắn mới được.
Sau đó, cứ khoảng mười lăm hai mươi dặm, đằng trước lại có tiếng rên la thể thảm vọng tới. Nạn nhân thuộc đủ mọi hạng: di dân trên đường trở về cố hương, tiểu thương mang hàng đi buôn, nông dân ra đồng cày cấy, thị dân phố phường đi rong, ai nấy đều gãy tay gãy chân, rên khóc khốn khổ. lầm trạng Lương Tiêu càng lúc càng nặng nề. Hôm sau, không nhịn nổi nữa, gã bảo Hiểu Sương:
- Việc này quái gở hết sức, mười phần chắc chín là hung thủ nhằm vào chúng ta.
Hiểu Sương băn khoăn:
- Nếu hắn có ân oán gì với chúng ta thì sao không lao thẳng ra mà báo thù, lại đi trút hờn oán lên người qua đường.
Lương Tiêu nói:
- Muội có để ý không? Tiếng kêu thường vang lên ở hướng đông bắc hoặc tây bắc, tuy lúc đông lúc tây, ngoằn ngoèo thế nào thì cuối cùng vẫn dẫn về phía bắc. Hễ chúng ta đi chệch hướng thì nó lại vọng tới. Xem chừng hắn muốn nhử chúng ta đến miền bắc.
Hiểu Sương buồn bã nói:
- Nên làm thế nào đây?
Lương Tiêu cười khẩy:
- Hắn muốn ta lên bắc, vậy ta cứ đi về hướng đông, xem hắn có chịu hiện thân không?
Hiểu Sương do dự:
- Nhưng nếu kẻ ác đó chỉ đơn thuần có thú vui bẻ tay bẻ chân chứ không phải nhằm vào chúng ta thì sao? Trong khi chúng ta đi về hướng đông, sẽ còn rất nhiều bà con cô bác bị gãy tay gãy chân, ai sẽ cứu họ đây?
Lương Tiêu cau mày, không biết đáp lại thế nào. Hiểu Sương lại đề xuất:
- Hắn muốn dử chúng ta đi về phương bắc, vậy chúng ta cứ đi về phương bắc theo ý hắn, nhất định hắn sẽ không hại người nữa.
Lương Tiêu cảm thấy cách này quá gò ép, không hợp với bản tính tự do của mình, bèn cáu kinh đáp:
- Kẻ ác đó thập thà thập thò, dụ ta lên bắc, tất có âm mưu. Nếu chỉ có một mình ta thì tiến lui ứng chiến với hắn cũng chẳng sao, nhưng còn muội và Bính nhi, ngộ nhỡ có mệnh hề gì thì biết làm thế nào?
Hiểu Sương cười đáp:
- Muội không sợ, nhưng nếu đi về hướng đông thì chắc muội sẽ dằn vặt suốt đời.
Hai người nhìn nhau im lặng, Hoa Sinh bổn chôn giục:
- Lương Tiêu, mặt trời đã lặn! Bỏ qua mất chỗ tá túc rồi, lại không có cơm ăn nữa.
Lương Tiêu tức khí gắt:
- Khỏi cần ngươi dạy khôn. - Rồi xốc Bính nhi lên lưng, gã sải bước tiến về phía bắc.
Thấy gã ưng thuận làm theo lời mình, Hiểu Sương rảo bước chạy theo, lòng nhen lên cảm giác êm đềm dịu ngọt.
Từ khí họ xác định giữ vững hướng bắc, quả nhiên việc đả thương người giảm hẳn, đúng như Hiểu Sương đoán. Lương Tiêu chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, đợi xem kẻ đối đầu giấu mặt kia sẽ giở trò gì. Bốn người đi mãi, vượt qua Hoàng Hà, rong ruổi thêm một tháng nữa thì quang cảnh Đại Đô dần dần hiện lên phía xa. Tòa thành khang trang rộng lớn, mặt nam có tướng rùa phục, mặt bắc có thể rồng bay, cổng vào như miệng thú, ngốn ngấu tài sản muôn phương, sông hồ rộng rãi, hứng trọn muôn ngàn con suối. Ngay lối vào nam môn có một đội binh sĩ chỉnh tề ngay ngắn đang lục soát mọi người qua lại, Lương Tiêu trù trừ chốc lát rồi tiến lên, chợt nghe có người gọi to:
- Vương lão đệ, sao đệ lại ở đây?
Lương Tiêu chưa kịp ngoái đầu thì đã cảm thấy gió lướt đến lưng. Gã lật tả thủ tóm luôn cổ tay kẻ áp sát, nhưng cảm thấy người đó không có chút võ công nào, liền buông y ra, xoay mình lại nhìn. Một khuôn mặt gầy gò, một bộ râu đen và ánh nhìn sáng quắc. Lương Tiêu kinh ngạc thốt:
- Quách đại nhân!
Hiểu Sương, Hoa Sinh thấy gã nói chuyện với người lạ, cùng dừng bước cả.
Người nọ chính là Quách Thủ Kính. Không để Lương Tiêu kịp nhiều lời, y đã túm gã vôn vã:
- Vương lão đệ, duyên phận chúng ta quả không bạc. Giã biệt bấy nhiêu năm, ngờ đâu lại tình cờ gặp nhau ở đây.
Vừa nói, y vừa lôi xềnh xệch Lương Tiêu đi vòng ra mé sau. Lương Tiêu nghe y gọi nhầm mình là Vương láo đệ thì rất buồn, nhưng thấy mặt y tươi tỉnh, ánh mắt linh hoạt dường như ẩn chứa hàm ý gì, gã liền nhanh nhảu đi theo họ Quách, cười nói:
- Quách đại nhân vẫn khỏe chứ?
Đến sau một cỗ xe ngựa Quách Thủ Kính hạ giọng:
- Lương đại nhân, ông to gan thật! - Trán nhơm nhớp mồ hôi, y ngó nhìn xung quanh một hồi rồi thì thào bảo. - Ông phải biết phần lớn cấm vệ trong thành là thuộc hạ cũ của ông hồi nam chinh, mười người hết chín đều quen mặt ông rồi, vậy mà còn dám ngang nhiên xông vào, chẳng phải là tự chui đầu vào rọ hay sao?
Lương Tiêu biến sắc:
- Vậy thì thôi, tôi chả vào thành nửa.
Quách Thủ Kính nắm chặt tay gã, cười toét miệng:
- Dạo trước nghe đồn Lương đại nhân gặp nạn qua đời, Quách mỗ chỉ hận không được chết thay. May sao đó chỉ là lcủ đồn. Hôm nay tái ngộ, khi nào Quách mỗ để ông thoát!
Lương Tiêu cười nói:
- Lúc đuổi đi lúc giữ lại, Quách đại nhân làm tôi rối trí quá đi mất. Không lẽ đại nhân định đem nộp tôi cho quan phủ?
Quách Thủ Kính nghiêm mặt nói:
- ông cho Quách mỗ là hạng người gì? Mau lên xe ngựa, ta đưa ông vào thành. Ông muốn đi thì chí ít cũng phải ở phủ ta dăm bữa nửa tháng đã.
Lương Tiêu lưỡng lự:
- Lương mỗ thân mang trọng tội, chỉ e liên lụy đại nhân.
Quách Thủ Kính xua tay:
- Chúng ta kết bạn với nhau vì học thức, không nên bận tâm đến những thứ khác, ncu Lương đại nhân vân thoái thác thì coi như xem thường Thủ Kính này rồi.
Lương Tiêu cảm động, cũng không chối từ nữa. Quách Thủ Kính quay sang gọi xà ích. Y đang định đưa gia qưyến đi chơi, nay gặp Lương Tiêu bèn ra lệnh quay hết về, bảo thể thiếp ngồi dồn với nhau dành ra một cỗ xe trống. Lương Tiêu bé Triệu Bính, dắt Hiểu Sương lên ngồi. Quách Thủ Kính bảo gia nô đỡ hành lý hộ Hoa Sinh rồi dắt xe di bộ với chú.
Quả nhiên xe đi qua cổng thành rất suôn sẻ, Hiểu Sương thầm thì:
- Vị bằng hữu này của huynh thân phận ắt không tầm thường.
Lương Tiêu bèn kể lai lịch của Quách Thủ Kính. Hiểu Sương vỡ lẽ:
- Ồ, thì ra là ông ấy!
Lương Tiêu ngạc nhiôn hỏi:
- Muội biết Quách đại nhân ư?
Hiểu Sương nói:
- Muội nghe bà nội kể. Vị Quách đại nhân này là học trò của Lưu Bỉnh Trung ở núi Tử Kim. Lưu Bỉnh Trung tinh thông thủy lợi, địa dư và thiên văn toán pháp. Bà còn nói, họ Lưu học nhiều hiểu rộng, đáng tiếc lại phò tá Hoàng đế Mông cổ nên mọi người đều xem thường, coi ông ta là hạng thiếu khí tiết.
Lương Tiêu trầm mặc hồi lâu, rồi nói:
- Quách đại nhân cũng ra sức giúp rập người Mông cổ đấy, muội có xem thường ông ta không?
Hiểu Sương ngẩn người. Lương Tiêu nói thêm:
- Quách đại nhân trị thủy sửa cầu, tu đính lịch pháp, gắng sức làm việc vì bách tính, cần mẫn hết tòng như vậy thì theo Hồ hay Hắn cũng có gì khác nhau đâu?
Hiểu Sương mỉm cười:
- Đúng là: "bất tu ô quân, bất từ tiểu quan, tiến bất ẩn hiền, tầt dĩ kỳ đạo"!
Lương Tiêu thắc mắc:
- câu ấy nghĩa là sao?
Hiểu Sương giải thích:
- Đó là lời Mạnh Tử tán thưởng Liễu Hạ Huệ, nghĩa là không coi việc thị hầu hôn quân là si nhục, không vì phẩm tước nhỏ mọn mà đùn đầy thoái thác, làm quan nhất định phải gia công gắng sức nhưng tuyệt không bán rẻ tiết tháo của mình.
Lương Tiêu khen ngợi:
- Liễu Hạ Huệ bản lĩnh nhỉ! Nhưng không thay đổi tiết tháo thì khó mà tránh khỏi thiệt thòi.
- Phải rồi, vì thế Mạnh Tử mới nói thêm rằng: "di dật nhi bất oán, ác cùng nhi bất mẫn", tức là bị vứt bỏ mà không oán hận, thân lâm cảnh khốn quẫn mà không buồn rầu.
Lương Tiêu lặng lẽ gật đầu.
Chỉ thoáng chốc đã đến Quấch phủ, đêm xuống Quách Thủ Kính thết yến đãi đằng. Cơm no rượu say, y sắp xếp nơi nghỉ ngơi cho Hiểu Sương và Hoa Sinh xong xuôi rồi dắt Lương Tiêu đến thư phòng, sai tiểu đồng đun trà, hàn huyên những chuyên từ thuở giã biệt. Khi trà sôi, Quách Thủ Kính bòn bảo tiểu đồng ra, tự tay rót cho Lương Tiêu:
- Hồi đại nhân bỏ quân ngủ, thánh thượng nổi trận lôi đình, ba ngày không thiết triều. Bá Nhan Thừa tướng cũng suýt bị hặc tội, may được quần thần hết sức bảo vệ xin hộ mới tai qua nạn khỏi.
Lương Tiêu nín lặng, bưng trà lên mỏi. Quách Thủ Kính lại nói:
- Được cái mấy viên bộ tướng của ông rất lợi hại, nhất là Thổ Thổ Cáp và Lý Đình [1], Trong trận chiến Hòa Lâm, hai người bọn họ đã đại phá chư vương miền Tây, đoạt lại võ trưởng của Thành Cát Tư Hãn, bắt sống Tích Lí Cát con trai Mông Ca, sau đó tiến hành thảo phạt chư vương miền Đông lại tiếp tục giành được thắng lợi, công lao hiển hách uy chấn triều dã...
Lương Tiêu đặt chén trà xuống:
- Quách đại nhân, đừng nhắc đến nhứng chuyện ấy.
Quách Thủ Kính hiểu nỗi lòng Lương Tiêu, bùi ngùi nói:
- Cũng được, không bàn chuyện nước non nữa. - Rồi y đứng đậy ôm một đống sách vở đến. - Chắc đại nhân vẫn còn nhớ điều ta từng nói ở Dương Châu chứ? Trong đây có đủ mọi số liệu thiên văn mà quan lại các địa phương vất vả do đạc để gửi về. Nhưng ngoài Lương huynh đệ thành thạo toán pháp ra thì chắc ta chẳng có ai san định được.
Lương Tiêu xao xuyến cả người:
- Lịch pháp mang tên gì?
Quách Thủ Kính đáp:
- Thánh thượng có dụ: "Thống nhất được giang sơn là do trời ban cho", vì vậy gọi là Thụ thời lịch.
Lương Tiêu thở dài:
- Nói nghe hay sao! Trời ban cho bao giờ, nếu không nhờ núi thây biển máu thì cái họ Bột Nhi Chỉ Cân kia đời nào giành được thiên hạ?
Quách Thủ Kính mỉm cười, không nói năng gì.
Lương Tiêu cũng không muốn tranh luận nhiều về chủ đề ấy nữa, bèn ghé sách lại gần đèn, cầm bút tính toán. Quách Thủ Kính ngồi bên gảy bàn tính, hai người tính toán đến canh ba mới đi nghỉ.
Từ đó, Lương Tiêu ẩn thân trong phủ họ Quách, dốc lòng tu đính lịch pháp. Quách Thủ Kính cất thêm một tiểu hiên cho gã ở, đồng thời cắt cử tâm phúc phục dịch gã. Y vốn say mê học thức, sau bao nhiêu năm trị thủy và quan sát tinh tú, chỉ thích được bàn luận trao đổi những hiểu biết và sở đắc của mình, khổ nỗi thiếu tn kỷ, nay có Lương Tiêu thì vui sướng nào hơn. Ban ngày đến đài quan trắc thiên văn làm việc, hết giờ một cái là y vội vội vàng vàng quay về phủ, cùng Lương Tiêu chế tạo khí cụ và nghiên cứu phương pháp do đạc. Hai người cùng sở thích, tính tình lại hợp nhau hễ gặp nhứng vấn đề tâm đắc đều không sao dứt ra được. Cuối cùng Quách Thủ Kính cho mang chõng vào hiên kê sát giường Lương Tiêu, thắp nến bàn bạc thâu đêm. Quách Thủ Kính thích thú vô cùng, nhưng thể thiếp cô quạnh phòng không lại ngấm ngầm oán trách.
Nửa tháng thấm thoắt trôi đi Hiểu Sương chẳng có việc gì làm, ban ngày giúp Lương Tiêu soạn tính lịch pháp, đêm xuống khêu đèn đọc Thần Nông điển. Trải qua bao nhiêu phong ba khốn đốn, hiếm hơi lắm mới có một lúc yên hãn, cô tận dụng thời gian đọc sách thật kỹ, lĩnh ngộ được rất nhiều điều. Đêm hôm ấy, đọc xong cuốn thứ tư của Thần Nông điển, Hiểu Sương gấp sách lại ngẫm nghĩ: "Bà bà nói đúng, cách dùng độc cũng tương tự như võ công, cứu người thì nó là thuốc, mà đả thương người thì nó là độc, là thuốc hay là độc không phụ thuộc bản chất của thuốc, mà phụ thuộc lương tâm của y giả". Cô đăm đăm nhìn ngọn nến, hình dung ra những cảnh lăn lộn vật vã vì bệnh tật khắp nhân gian, nghĩ lại mình sống đời nhàn tản sung sướng, so ra thật không đúng với lương tâm của một đại phu, bần thần đến nữa đêm mới thay áo đi ngủ.
Hôm sau, dùng xong cơm sáng, Hiểu Sương nói với Lương Tiêu:
- Muội ăn không ngồi rỗi cũng hơn nửa tháng rồi, hôm nay trời đẹp, muội muốn ra phố mở sạp khám bệnh cho mọi người.
Lương Tiêu nói:
- Đợi đấy, ta đưa muội đi, Hiểu Sương cưòí:
- Không cần, tính toán lịch pháp là việc tốt lành gia ơn khắp lê dân, nếu để lỡ việc của huynh, muội sẽ thành tội nhân thiên cổ mất. Muội đã hỏi mấy đại nương dưới nhà, ở chếch bên kia cổng lớn Quách phủ có một cái cổng chào công đức, những người bán hoa quả, hàng xén và thầy bói đều ngồi mưu sinh ở đấy, muội ra với Hoa Sinh, huynh cứ yên tâm.
Công việc tu đính lịch pháp đang đến phần quan trọng, Lương Tiêu vốn không muốn dứt ra, lại nghe nói Hiểu Sương chỉ đi gần đây nên cũng ưng thuận. Hoa Sinh được báo từ sớm, đã sắp xếp bằn ghế kim thuốc đầy đủ, xúng xính trong bộ tăng bảo thẳng thớm, đứng đợi ngoài sân. Triệu Bính mặc áo thô, đội mũ nhỏ, đóng vai tiểu đồng sai vặt, cười hi hi nắm áo Hoa Sinh, hai người đã cuồng chân vì ở trong phủ quá lâu, đều muốn được ra phố hít thở không khí nhộn nhịp. Lương Tiêu dặn dò:
- Đừng chạy lung tung, khoảng cuối giờ thân đầu giờ đậu là ta sẽ ra cùng, nếu có gì không ổn thì Hoa Sinh phải chạy về báo tin ngay. Bính nhi đừng nghịch ngợm chạy nhăng, càng đừng nói cho ai biết tên con nghe chưa...
Hoa Sinh và Triệu Bính nghe dặn dò lôi thôi đâm sốt ruột, miệng còn vâng vâng dạ dạ mà chân đã rục rịch theo Hiểu Sương đí rồi.
Ra khỏi cửa, họ trông thấy ngay cái cổng chào, trên cùng khắc bốn chữ đại tự "Công Cao Nhạc Mục". Đến dưới cổng, ba người dựng sạp, cắm cột trưởng đề "Hồ thuốc cứu người". Đợi hồi lâu mà chẳng ai đến, Hiểu Sương dút dát, không dám bắt chước Lương Tiêu chèo kéo khách bộ hành nên cứ thẩn thờ ngồi im. Hoa Sinh hỏi xin cô mấy đồng tiền, dắt Triệu Bính đi mua trái cây, ãn hết lấy hạt rồi cả hai nằm bò ra đất chơi bắn bi, chẳng trúng may nhưng cũng rất vui.
Một lát sau, chợt đằng xa có tiếng rổn ràng nghe như tiếng thanh la nhà quan, liền đó người ở đâu tuồn đến đông đúc, nong kín các ngõ ngách đường phố. Thình lình hàng tràng vó sắt khua lộp cộp, mấy chục con ngựa to lớn phóng thốc tới, kỵ sĩ ăn vận kiểu tăng lữ, cùng bận áo đỏ đai vàng, phất rồi đài, thét lên như sấm dộng. Đám đông tránh đạt ra hai bên, nén cứng ở hai mép đường, để chừa một lối đi lớn rộng dến hai trượng. Hiểu Sương chưa kịp hiểu việc gì đang xảy ra thì dã bị xỏ đầy dến nghẹt thở, cái sạp cũng bị mấy tên vô lại thừa cơ lộn xộn hất đổ. Khó khăn lắm cô mới thu gọn được gánh thuốc, ngẩng lên thì không còn thấy bóng dáng Hoa Sinh và Triệu Bính đâu. Hiểu Sương hoảng vía, dáo dác gọi hai người, nhưng giọng cô chìm lỉm đi giữa biển người nhốn nháo, vất vả lắm cô mới chen được lên hàng đầu, trông thấy đằng tây có mấy trăm lạt ma áo vàng hài xảo, ùn ùn kéo đến, một trăm người đầu tiền chia thành hai hàng, xếp đan cài như hình lông chim, tay cầm bình ngọc lóng lánh và bảo kiếm chói lòa, đằng sau họ có một con voi trắng to tướng, phủ trên mình hằng hà gấm vóc lụa là, lục lạc lanh canh, cõng một bành kiệu to dát vàng. Kiệu không che vách, bốn mặt treo rèm ngọc trai, bên trong thấp thoáng một ĩạt ma mặc hoàng bảo đang ngồi ngay ngắn. Đám lạt ma tháp tùng xung quanh tầm nhẩm kinh văn, tay đều đều lần tràng hạt.
Đoàn diễu hành đi hết, Hiểu Sương vẫn không thấy Hoa Sinh và Triệu Bính đâu, Đang cơn lo lắng, đám đông chợt ồ lên, những thân người rục rịch xô đầy như nước triều. Hiểu Sương không tự chủ được, đành di chuyển theo họ. Khối người theo con đường lớn đến một nơi rộng bao la, áng chừng là một quảng trường, ở đó có hàng vạn người đang xúm xít vây quanh một đài cao. Đài này cao ba trượng, phủ đầy gấm vóc, xung quanh chân đài trải thảm Ba Tư rộng đến mấy chục trượng vuông, trên thảm có chừng một ngàn người đủ tãng lẫn tục, lẫn trong đó là chừng một trăm m cô.
Con voi trắng thong thả xuyên qua đám đông đến gần đài, nó vươn vòi gác lên mép gấm. Lạt ma vận hoàng bảo theo vòi voi bước xuống nền đài. Hàng vạn người xung quanh nhất tề hô vang "Bát Tư Ba", tiếng hô dập dồn hết chỗ này đến chỗ kia như núi gầm biển réo. Hiểu Sương đoán Bát Tư Ba là tên của lạt ma kia, cô nhóng mắt theo dõi, chỉ thấy y phất hai tay là đám đông bỗng im phăng phắc. Bắt Tư Ba ngồi xếp bằng, chắp hai tay theo hình búp sen, dõng đạc nói:
- Phật sinh hôm nay.
Y nói tiếng Hắn, giọng điệu hùng hồn, rõ ràng và biểu cảm. Hiểu Sương nghĩ bụng: "Quên béng đi mất, hôm nay là mỉmg Tám tháng Tư, chính là ngày sinh của Thích Ca". Cô mải lo lắng cho Hoa Sinh và Triệu Bính nên không tâm trí đâu mà nghe tiếp, cứ quay ngang quay ngửa tìm họ, nhưng phía nào cũng nhưng nhúc những người, ruột gan cô nóng như lửa đốt. Bát Tư Ba vừa dứt lời, giọng ai đó sang sảng bật lên khỏi đám đông:
- Lạ thật7 Phật tổ làm sao sinh ra được hôm nay?
Đám đỏng lặng đi một chốc, rồi cùng cười vang. Bát Tư Ba nhướng cao chân mày, đổi kiểu nói:
- Hôm nay sinh Phật.
Kẻ phá đám kia lại bắt bẻ:
- Giờ lại biến thành "hôm nay sinh ra Phật" à? Thật đúng là lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, uốn éo thế nào cũng được cả, Bát Tư Ba trợn mắt, thét:
- Yêu nghiệt phương nào, tiến ra ta xem?
Giọng rền vang như sấm nổ, lông lộng vọng khip quảng trường rộng lớn. Đám đông bỗng lặng ngắt, không còn một tiếng động nào.
Đúng lúc đó, chợt có tiếng kêu: "Mẹ!", giọng non nớt và trong trẻo. Hiểu Sương nhận ra giọng Triệu Bính thì mừng quýnh. Chẳng nghĩ ngợi nhiều, cô lập tức bật cao, giẫm luôn lên đầu người ta, nheo mắt nhìn quanh. Đằng xa, một cái bóng bé tẹo đang loi choi giữa biển người, luồn lách chạy về phía chân đài, ôm chầm lấy một m cô. Diễn biến quá đột ngột, các vệ binh đều ngớ ra, quên cả ngăn cản, m cô nọ hoảng hốt vô cùng, Hiểu Sương nhận ra đứa bé chính là Triệu Bính, liền nhún chân trên các đầu người chạy băng băng về phía đó.
Chú thích:
[1] Thổ Thổ Cáp (tức Bá Nha Ngó Đài Thổ Thổ Cáp, phiên âm từ Banhold Tốth, 1237 - 1297) nguyên là con của một gia đình hai đời làm tướng nhà Nguyên, Đường binh nghiệp của ông ta bắt đầu lên cao kể từ chiến công đẹp yên nội loạn của các phiên vương năm 1.277, cuối đời được bổ vào Cơ Mặt viện, sau khi chết dược truy tặng tước Diên Quốc công, rồi Phong Thăng vương. Lý Đình, vốn họ Bổ Sát, người gốc Nữ Chân, sau này vào trung nguyên mới đổi thành họ Lý, là một trong mười một viên tướng góc Nữ Chân được chép trong Nguyên sử.