Lũ Người Quỷ Ám - Chương 11

6

Satov áp sát người vào cửa nghe ngóng. Đột nhiên anh nhảy giật lùi. Anh thì thầm nói với vẻ giận dữ:

-  Hắn đang đi về hướng chúng ta... Chúng ta không yên được với hắn trước nửa đêm đâu.

Có tiếng đập cửa. Lebiadkin đang gào:

-  Satov, mở cửa ra, cho tôi vào với. Bạn Satov thân mến!

Tôi đến mừng bạn một ngày đẹp tươi,

Báo cho bạn rõ, mặt trời mọc rồi.

Tia sáng lung linh, rừng cây rung rinh,

Báo cho bạn rõ là tôi đã tỉnh.

Tiên sư bạn nhé, bạn nghe rõ không?

Tỉnh rõ mười mươi, dưới cành tầm vông...

Cành mẹ gì, chỉ roi vọt - ha ha ha:

Lũ chim chóc kia còn khao khát uống.

Còn tôi uống chi cho thú, bạn ơi?

Uống chi cũng được, miễn say thì thôi!

Mày tò mò gì ngu thế! Satov, sống là tươi vui biết chừng nào, mày biết không?

Satov nhỏ to bên tai tôi:

- Đừng lên tiếng nhé!

- Mau lên, mở cửa ra. Mày không biết gì đẹp hơn là đấm đá sao? Có lúc phải biết hành động đẹp chứ. Satov, thưa

anh tôi là người vô tội, anh vui lòng... Mẹ kiếp những lối tuyên

bố!

Im lặng hoàn toàn. Rồi hắn gào thét, đập cửa ầm ĩ:

- Mày không hiểu à, thằng ngu như bò, tao đang yêu. Tao mua cái áo choàng, coi này, chiếc áo tình ái, già mười

lăm đồng rúp. Tình yêu của đại úy cũng phải khác chứ. Cho ông vào

nào.

Đột nhiên Satov hét to.

-  Cút đi.

-  Mày, mày, thằng nô lệ chó chết... em gái mày con nô lệ... con đốn mạt ăn cắp... một lũ.

-  Còn mày, mày bán em mày.

-  Đồ tồi, láo toét. Hừ, ông chỉ nói một lời là đủ bịt cái miệng thối của tụi mày lại... Mày biết em tao là gì

không?

Satov hỏi móc:

-  Là gì?

Như chẳng kìm được tò mò, anh tiến gần cửa lắng nghe.

- Mày chắc hiểu được điều tao sắp nói không?

- Tao hiểu, mày nói đi. Em mày là gì?

- Không phải tao sợ. Tao sẵn sàng la to cho mọi người biết. Satov thách thức, đồng thời ra dấu cho tôi lắng

nghe.

- Tao thách mày dám đó.

- Mày thách tao?

- Đúng!

- Tao không dám à?

- Đâu nói coi. Sức mấy mày chẳng sợ ngọn roi của chủ mày. Tao biết mày nhát như cáy, mặc dầu vỗ ngực xưng tên

là đại

úy.

Lebiadkin ngập ngừng, tiếng nói run run:

-  Tao, tao... em tao, là...

Satov áp tai vào cửa:

-  Là gì?

Tất cả im lặng chừng nửa phứt. Rồi Lebiadkin chửi rủa, thở phì phào như ấm nước sôi, chuồn xuống thang lầu. Satov rời cánh cửa vừa nói:

-  Vô tích sự! Ngay lúc say, hắn cũng lém không kém. Chẳng tiết lộ gì.

Tôi khẩn khoản:

-  Chuyện gì vậy?

Satov nhún vai, đến mồ cửa và nghe ngóng về phía thang lầu. Anh nghe ngóng một lúc, và còn bước lén xuống vài bậc thang, cuối cùng anh quay lại phòng;

- Chẳng thấy động tĩnh. Nó chẳng đụng tới nàng. Vô sự, đáng mừng. Có lẽ nó lăn ra sàn nhà đánh một giấc. Giờ

anh về được rồi, yên

đó.

- Satov, tất cả câu chuyện này ra làm sao?

Anh trả lời một cách mệt mỏi, chán nản và ngồi xuống bàn:

-  Muốn nghĩ ra sao thì nghĩ!

Tôi ra về. Một ý tưởng khó tin càng lúc càng thêm vững vàng trong trí tôi. Tôi nghĩ tới ngày mai mà khắc khoải.

7

Ngày hôm sau là chủ nhật, ngày quyết định hẳn hoi số phận ông Verkhovenxki và cũng là một trong những ngày trọng đại nhất của câu chuyện tôi. Đó là một ngày không ngờ, một ngày mở những nút thắt và cũng là đầu mối của mọi rối rắm sau này, một ngày của nhiều giải thích bất ngờ và bí mật càng thêm dày đặc. Buổi sáng tôi phải đi theo ông Verkhovenxki đến thăm viếng bà Varvara và sau đó, ba giờ chiều, tôi phải có mặt ở nhà Liza để báo cho nàng biết một chuyện - mà tôi chẳng biết chuyện gì và để giúp nàng - mà tôi cũng không biết việc nào. Tất cả kết thúc ngoài dự đoán của mọi người. Thật vậy, đó là một ngày có nhiều trùng hợp lạ lùng nhất.

Ông Verkhovenxki và tôi đến nhà bà Varvara Petrovna lúc mười hai giờ đúng. Bà không có nhà. Bà đi lễ nhà thờ chưa về. Người bạn đáng thương của tôi đã sẵn trong tình trạng dao động quá mức, gặp trường hợp này thêm xuống tinh thần, ông buông phịch người xuống chiếc ghế xích đu trong phòng khách. Tôi rót cho ông một ly nước, nhưng dù mặt mày xanh mét, bàn tay run run, ông vẫn làm cao từ chối. Tưởng cũng lưu ý rằng, dịp này ông diện rất bảnh, như là chúng tôi sắp sửa dự dạ hội không bằng. Ông mặc chiếc áo vải mịn, thêu tên, với cà vạt trắng, chiếc mũ mới tinh và đôi găng tay màu vàng rơm. Lại thêm mùi nước hoa thoang thoảng nữa. Chúng tôi vừa an vị thì người hầu đưa Satov vào, tất nhiên anh tới theo thiếp mời như chúng tôi. Trông thấy anh, ông Verkhovenxki đứng lên và đưa tay ra, nhưng Satov nhìn chòng chọc hai chúng tôi rồi quay đi và ngồi xa ra một góc phòng, chẳng buồn gật đầu chào chúng tôi. Ông Verkhovenxki đưa mắt nhìn tôi kinh ngạc.

Chúng tôi ngồi im, sự im lặng nặng nề trôi qua. Ông Verkhovenxki thì thầm với tôi điều gì tôi không nghe rõ nên ông ta bối rối và đành nín luôn. Người hầu lại đi vào, giả vờ như sắp lại đồ đạc trên bàn, nhưng thật ra để dòm ngó chúng tôi. Đột nhiên Satov lớn tiếng hỏi ông ta:

-  Alexei, nói cho tôi biết, cô Dasa có đi với bà Varvara không?

Người hầu trả lời với giọng nghiêm trang, gằn từng tiếng một:

-  Bà đi nhà thờ một mình. Cô Dasa ở trong phòng trên lầu. Cô hơi se mình.

Ông Verkhovenxki nhìn tôi, lại cái nhìn âu lo, làm tôi phải tránh né đôi mắt của ông. Tôi nghe tiếng lộc cộc của chiếc xe ngựa bên ngoài và rồi ngôi nhà vang lên bước chân báo hiệu chủ nhân trở về. Tất cả chúng tôi đứng lên, nhưng lại thêm một việc không ngờ, có tiếng nhiều bước chân tiến tới, chứng tỏ bà Varvara không về một mình. Kể kì lạ, chính bà đã dành khoảng thời gian này cho cuộc viếng thăm của riêng chúng tôi. Rồi chúng tôi nghe tiếng chân bước nhanh như thể một người đang chạy. Không thể là bà được. Nhưng lại chính là bà. Bà chạy ngay vào phòng thở hào hển và xúc động mãnh liệt. Theo sau bà một quãng, vì bước chậm hơn, cô Liza hiện ra, cặp tay không ai khác hơn là với cô Maria Lebiadkina. Dù nằm mơ, tôi cũng không dám tin là có.

Để giải thích sự kiện càng lúc càng thêm rối rắm này, chúng ta hãy trở lại độ một giờ trước và tường thuật lại quá trình lạ thường của bà Varvara trong nhà thờ.

Ngày này, hầu như tất cả mọi người của thành phố - nghĩa là giới thượng lưu - tập hợp tại nhà thờ chính. Người ta biết rằng đây là lần đầu tiên - kể từ lúc quan tổng đốc bổ nhậm tới - tổng đốc phu nhân rước lễ nhà thờ chính. Tôi thiết tưởng cũng lưu ý nơi đây, người ta đồn rằng phu nhân là người có tư tưởng tự do và tham gia “tân trào”. Quí bà đều biết rằng phu nhân sẽ trang phục cực kỳ sang trọng, nên quí bà cũng phải chưng diện không kém phần lộng lẫy, và kiểu cách. Trái lại, bà Varvara chỉ mặc chiếc áo dài thường ngày giản dị màu đen, là màu bà từng mặc bốn năm rồi. Vào nhà thờ, bà tới thẳng chiếc ghế thường lệ trên hàng đầu về phía trái, và một người hầu mặc lễ phục kê chiếc gối nhung đen cho bà quí lên như bác ta vẫn thường làm. Đáng chú ý là trong suốt buổi lễ bà cầu nguyện thành khẩn khác thường. Có người sau này lại còn đoan chắc là thấy mắt bà đẫm lệ nữa. Khi buổi lễ Misa xong, cha xứ chánh tòa Pavel giảng một bài trang nghiêm. Chúng tôi tôn quí những bài giảng của cha, và luôn luôn tán thưởng nồng nhiệt. Chúng tôi từng hết lời thuyết phục cha cho in những bài giảng này, nhưng cha chẳng định làm việc đó bao giờ. Bài giảng lần này lại dài khác thường.

Trong khi cha đang giảng, một chiếc xe ngựa lỗi thời tiến vào và dừng lại, thả một người đàn bà xuống. Đây là loại xe hành khách phải ngồi kề bên người xà ích và nắm chặt dây nịt của ông ta, nếu không sẽ ngã vì chiếc xe lắc lư như lá cỏ trong cơn gió loạn. Thành phố chúng tôi còn lại một vài chiếc xe loại này. Đường vào nhà thờ chánh tòa ngổn ngang xe ngựa tư nhân và đông đảo cảnh vệ. Chiếc xe phải dừng lại ở một góc. Thiếu phụ vừa đặt chân xuống đất, đưa cho người xà ích bốn copec. Nàng hỏi:

- Bấy nhiêu đủ không bác?

Người xà ích nhăn mặt, nàng nói tiếp theo một giọng thương tâm:

- Tôi chỉ có bằng ấy.

Người xà ích khoát tay ra dấu tỏ vẻ bất cần, và nhìn nàng như muốn nói: “Thôi được. Chúa ban phước lành cho cô. Cô chở coi ai cũng như ai mà không chịu mặc cả trước. Ai nỡ làm khó dễ cô, mắc tội chết”. Rồi ông ta nhét túi da vào áo choàng, ra cương giữa tràng cười của bọn đánh xe. Những đôi mắt tò mò và ngạc nhiên theo dõi bước chân của thiếu phụ đi về cổng nhà thờ, len lỏi qua những chiếc xe ngựa và đám người hầu đang đợi chủ ra. Sự xuất hiện bất ngờ của nàng trên đường giữa những người bình thường thật là đáng ngạc nhiên. Nàng gầy guộc có vẻ bệnh hoạn, bước đi khấp khểnh, trát dầy phấn và tô môi hồng, chiếc cổ thon dài mảnh khảnh trần trụi. Mặc dù ngày cuối tháng chín gió lộng và lạnh lẽo, nàng chỉ mặc bộ đồ vải xậm màu, không áo khoác, chẳng khăn quàng. Đầu nàng để trần, tóc bới gọn gàng trên gáy. Đồ trang sức độc nhất của nàng là chiếc hoa giấy cài trước ngực phải. Đó là loại hoa giấy bán nhan nhản ngoài phố để trang hoàng tượng thiên thần ngày chủ nhật lễ Lá42. Tôi đã thấy rõ ràng một tượng thiên thần bằng sáp trang hoàng một vòng hoa giấy dưới bức tranh thánh trong phòng Lebiadkin. Thiếu phụ cắm cúi bước, đôi mắt nhìn xuống nhũn nhặn, gương mặt rạng rỡ nụ cười tươi vui và thỏa thích. Nếu nàng đến trễ một chút nữa có lẽ người ta không cho nàng vào nhà thờ. Nhưng nàng đến đúng lúc. Nàng bước vào nhà thờ, tiến thẳng lên trước chẳng gây sự chú ý nào.

Mặc dù cha đang say sưa trên tòa giảng, và người dự lễ đông như nêm im lặng theo dõi chăm chỉ, cũng có số ít người nhìn liếc mắt soi mới người mới tới. Nàng quì trong vòm bán nguyệt trước bàn thờ, mặt phấn cúi thấp. Nàng ở trong tư thế ấy rất lâu, dường như khóc nhiều. Tuy nhiên, lúc nàng đứng dậy, ngước lên, gương mặt nàng trở lại vẻ tươi vui ngay tức thì. Nàng đưa mắt thích thú dạo qua những gương mặt quí bà một cách tò mò đặc biệt, và đôi lúc nàng nhón lên để nhìn cho rõ. Một đôi lần nàng bật cười hi hí lạ lùng. Lúc ấy, bài giảng chấm dứt, cha chánh xứ giơ thánh giá cho bổn đạo. Tổng đốc phu nhân là người trước tiên bước tồi, nhưng được hai bước, bà ngừng lại tỏ ra muốn nhường cho bà Varvara. Bà Varvara đi thẳng tới, qua tổng đốc phu nhân như thể chẳng có ai phía trước. Sự lịch sự cao kì của tổng đốc phu nhân hàm chứa rõ rệt ý định chơi khăm bà Varvara. Mọi người có mặt đều hiểu như vậy - kể cả bà Varvara. Nhưng bà làm ra vẻ bất cần, bà hôn cây thánh giá một cách đường hoàng chẳng chút nao núng, rồi đi về phía cửa ra. Người hầu mở lối cho bà, mặc dù chẳng cần thiết lắm, vì mọi người đã tránh lối cho bà rồi. Nhưng tới gần cửa, một nhóm ít người làm nghẽn lối, bà Varvara phải dừng lại. Lúc ấy thiếu phụ lạ cài hoa giấy, chen lấn giữa đám đông, tiến vội vàng ra quì trước mặt bà Varvara. Bà vốn quen trơ trơ sắt đá trước mọi chuyện, nhất là khi ở giữa đám đông, cúi nhìn thiếu phụ một cách oai nghi, nghiêm nghị.

Về điểm này tôi tưởng rằng cũng cần giải thích - ngắn gọn càng hay - mặc dù bà Varvara mấy năm gần đây trở hên hơi dè sẻn gần như hà tiện, bà chỉ đôi khi xài rộng rãi, đặc biệt cho các cuộc từ thiện. Tất nhiên bà là hội viên của hiệp hội từ thiện ở thủ đô. Trong lúc nạn đói hoành hành mới đây, bà đã gửi tặng năm trăm đồng rúp tới ủy ban Trung ương Hiệp hội ở Petersburg. Nghĩa cử này vang danh khắp thành phố chúng tôi. Cũng mới đây - trước khi vị tân tổng đốc bổ nhậm tới - hội phụ nữ cứu trợ sản phụ nghèo trong tỉnh suýt thành hình nhờ sự tổ chức của bà. Có người lên án, cho rằng bà làm những chuyện đó vì háo danh. Nhưng lòng nhiệt thành có tiếng của bà cùng với ý chí sắt đá, vượt thắng mọi trở ngại. Hội phụ nữ đang thành hình, và dự án ban sơ tiếp tục nẩy nở càng lớn rộng trong đầu óc sôi nổi của người đàn bà sáng lập. Bà bắt đầu mơ ước phát động một hội phụ nữ tương trợ ở Moskva và dần dần mở rộng tầm hoạt động khắp các tỉnh. Kế gặp sự thay thế tổng đốc, mọi việc đành đình chỉ. Tân tổng đốc phu nhân dường như phát biểu vài lời bình phẩm châm biếm - theo dư luận - và lời bình phẩm chí lí nhất là tính cách thiếu thực tế của dự án. Dĩ nhiên những lời bình phẩm này thấu tai bà Varvara với ít nhiều thêm thắt vậy. Chỉ Thượng đế mới soi thấu chỗ sâu kín của lòng người, nhưng tôi mường tượng như bà Varvara bấy giờ chắc phải hài lòng khi được chận ngay cửa nhà thờ. Biết chắc lát nữa đây tổng đốc phu nhân theo sau là đám người dự lễ, sẽ đi ngang qua đây, bà Varvara hẳn nghĩ rằng: “Cho mụ biết là ta bất chấp mụ nghĩ về ta thế nào. Và những bình phẩm xách mé của mụ về chuyện háo danh chẳng làm ta nao núng tiến hành việc từ thiện, cho mọi người sáng mắt ra: dư luận của họ chẳng nghĩa lí gì đối với ta.

Bà Varvara chú tâm nhìn thiếu phụ đang quì và hỏi:

-  Em là ai đó, sao thế? Em cần gì?

Thiếu phụ ngẩng nhìn với vẻ lúng túng, e sợ và nhiều kính mộ, rồi bất ngờ nàng cất tiếng, cười hi hí.

Bà Varvara đảo mắt một vòng đám người đang vây quanh, cái nhìn nghiêm nghị và chất vấn. Bà hỏi:

-  Cô ấy muốn gì? Cô ấy là ai vậy?

Chẳng một ai lên tiếng.

-  Em đang đau khổ à? Em có cần giúp đỡ gì không?

Nàng nói run run vì xúc động:

-  Thưa, con cần - còn đến... dạ, con tới chỉ muốn được hôn tay bà.

Rồi nàng ré lên cười hi hí. Như đứa bé làm vui người lớn để nài nỉ ân huệ, thiếu phụ nghiêng tới trước và muốn cầm lấy tay bà Varvara. Nhưng bà như thấy e sợ, tức khắc rụt tay về.

-  Em chỉ ước ao vậy thôi à?

Bà Varvara mỉm cười thương hại. Kế, bà rút chiếc ví có khoá bằng xà cừ trong túi ra, lấy tờ bạc mười đồng rúp cho nàng. Nàng nhận lấy. Bà Varvara rất chú tâm đến thiếu phụ, nàng trông không như người ăn xin thường. Có tiếng nói trong đám đông phát ra:

-  Coi kìa, bà ấy cho cô ta tờ mười rúp.

Tay trái nàng kẹp tờ giấy mười đồng phất phơ theo gió, miệng nàng vẫn thì thào:

-  Thưa bà, xin bà cho con được hôn tay bà.

Bà Varvara thoáng cau mày, rồi với dáng điệu trang trọng và nghiêm nghị, bà đưa tay ra cho thiếu phụ. Nàng hôn một cách thành kính. Người ta nhận thấy cái nhìn mãn nguyện hiện trong đôi mắt biết ơn của thiếu phụ. Ngay lúc ấy tổng đốc phu nhân đi tới, theo sau là các quí bà thượng lưu và công chức cao cấp của thành phố tôi. Phu nhân bắt buộc phải chậm bước, và dừng lại trước đám người đứng bao quanh bà Xtavroghina. Những người theo sau cũng đứng lại. Bà Varvara hỏi:

-  Em đang run à? Em chắc bị lạnh. Tội nghiệp không!

Rồi đột nhiên bà cởi phăng chiếc áo choàng ra, người hầu đỡ lấy. Bà tháo khăn quàng cổ màu đen (không phải thứ rẻ tiền đâu), rồi đích thân quàng vào chiếc cổ trần của thiếu phụ. Bà bảo:

-  Em đứng lên đi. Cứ tự nhiên.

Thiếu phụ đứng lên.

-  Em ở đâu? Cô ai biết em này ở đâu không?

Bà Varvara lướt nhìn chung quanh lần nữa với vẻ nóng nảy. Nhưng bà chỉ bắt gặp toàn những khuôn mặt quen thuộc đã gặp ngoài xã hội. Một số người ngạc nhiên nghiêm khắc, một số thì tò mò quỉ quái, số khác trông ngóng một vụ rắc rối xảy ra. Vài người đã bắt đầu cười rộ lên. Sau cùng có một người tử tế lên tiếng:

-  Thưa bà, tôi chắc đây là cô Lebiadkina.

Người ấy là Andreev, thương gia khả kính, với kính trắng, râu bạc, phục sức lối người Nga, và mũ chóp - đương cầm tay. Ông nói tiếp:

-  Nàng ở nhà Filippov đường Giáng sinh.

-  Lebiadkina? Nhà Filippov? Coi này, tôi nghĩ là có nghe nói... Cám ơn ông Andreev, nhưng Lebiadkin là ai?

Ông vừa nói vừa nhìn bà Varvara đầy ý nghĩa:

- Hắn tự xưng là đại úy và tôi phải nói ra là hắn thiếu tư cách. Cô này đây là em hắn, tôi chắc chắn như vậy.

Cô chắc ở nhà sổng ra

đây.

- Cám ơn ông Andreev. Tôi hiểu ý ông. Như thế em đây là cô Lebiadkina, có phải không em?

- Thưa không, con không phải tên Lebiadkina.

- Nhưng Lebiadkin là anh cô, phải không?

- Dạ, đủng. Lebiadkin là anh con.

- Bây giờ tôi sẽ làm như vậy em nhé. Trước hết, em theo tôi về nhà, sau đó tôi sẽ đưa em về gia đình em. Em có

muốn theo

không?

Cô Lebiadkina, vỗ taỵ reo:

-  Ồ, sướng quá, con theo bà.

Đột nhiên có tiếng Liza vang lên:

-  Cô Varvara, cô Varvara. Cho cháu theo với.

Trong khi mẹ nàng, theo lời khuyên của bác sĩ, ngồi xe ngựa đi dạo, Liza theo tổng đốc phu nhân đến nhà thờ với Mavriki đi theo cho có bạn. Bây giờ Liza bất ngờ bỏ bà tổng đốc và chạy tới bà Xtavroghin.

-  Liza, cháu biết rõ là cô luôn luôn vui sướng khi có cháu, nhưng mẹ cháu sẽ nói sao?

Bà Varvara mới đầu ra vẻ cứng rắn, nhưng khi thấy Liza cực kì xúc động nên bối rối ngừng ngay. Liza ôm chầm hôn bà và khẩn khoản:

-  Cháu đi theo cô. Cháu phải theo cô.

Tổng đốc phu nhân nói với giọng ngạc nhiên đến độ:

-  Liza, chuyện gì vậy?

Liza quay lại lẹ làng, và ôm chầm phu nhân hôn hai lần. Bà fon Lembke dường như ngạc nhiên lắm và không tán thưởng mấy:

- Xin lỗi chị, em phải đi với cô Varvara. - Rồi nàng tiếp theo nói líu lo: - Và chị nói với Mẹ đến nhà cô

Varvara ngay nhé. Sáng nay mẹ có bảo mẹ sẽ đến chị chơi, mà em quên mất không báo chị. Thưa cô, cháu xin cô

thứ cho cháu... Ghị Julia... Cô Varvara, cháu sẵn sàng

rồi!

Đoạn nàng kê sát tai bà Varvara thì thào không kịp thở, một cách liều lĩnh:

-  Nếu cô không cho cháu cùng đi, cháu sẽ chạy theo đằng sau xe cô và cháu sẽ - cháu sẽ thét to lên ngay bây

giờ.

May là không có ai nghe thấy nàng nói gì. Bà Varvara lùi lại một chút, nhìn chằm chặp người con gái. Bà nhận thấy phải cho Liza đi theo. Chợt bà nói:

- Được rồi. Chúng ta chấm dứt mau đi. - Rồi bà nói lớn: - Liza, cô rất vui mừng có cháu theo. - Bà quay sang

hướng về tổng đốc phu nhân cố tình nói lớn: - Nhưng với điều kiện phu nhân fon Lembke ưng thuận cho cháu đi

với cô. Và bà thẳng thắn trang nghiêm quay về hướng phu

nhân.

Bà Julia fon Lembke nheo nhẻo:

- Dĩ nhiên, dĩ nhiên, làm sao tôi có thể là kì đà cản mũi và làm cô ta mất thú vui đi, nhất là tôi đã biết trên

đôi vai ẻo lả kia cô ấy mang cả một cái đầu kiên cường và bất

nhất.

Bà cười ngọt lịm. Bà Varvara trang trọng cúi đầu ghi nhận sự tử tế kia:

-  Xin đa tạ.

Bà fon Lembke dường như khoan khoái thực sự, người ửng lên vì xúc động. Bà nói thêm:

- Chính tôi mới là người vui mừng hơn về chuyện Liza, ngoài thú vui được theo bà về nhà, cô Liza bây giờ còn

cảm động vì một mối từ tâm đẹp đẽ, tôi có thể gọi là cao cả

nữa...

Bà liếc nhìn Maria Lebiadkina rồi bồi thêm:

-  Hơn nữa, còn ở ngay trên ngưỡng cửa nhà thờ!

Bà Varvara tán đồng:

-  Thưa bà, mối cảm tình đó tất cả là nhờ ở bà.

Bà fon Lembke xúc động giơ bàn tay ra và bà Varvara không ngại ngần đặt tay mình vào lòng bàn tay ấy. Ảnh hưởng chung đối với mọi người thực tuyệt đẹp; một số khuôn mặt sáng rực lên, một số khác mỉm cười thân thiện. Mọi người chợt thấy rõ rằng không phải là bà fon Lembke chơi khăm bà Varvara bằng cách không đến thăm mà chính là bà Varvara làm cao, và bà fon Lembke hẳn đã đi bộ lại nhà bà Varvara nếu biết chắc ở đó mình được tiếp đón. Uy tín của bà Varvara lên như dỉều gặp gió. Bà Varvara trở chiếc xe ngựa của bà vừa đánh tới, nói với Maria Lebiadkin:

-  Lên xe đi em.

Cô Lebiadkina vui sướng leo lên cửa xe có người hầu đỡ nàng. Bà Varvara la lên với giọng sợ hãi rõ rệt:

-  Chúa tôi, tội nghiệp em đi cà nhắc.

Mặt bà biến sắc. Mọi người đều nhận thấy bà tái xanh, nhưng không một ai hiểu tại sao.

Chiếc xe chuyển bánh. Nhà bà Varvara cách nhà thờ chỉ một quãng ngắn. Sau này, Liza kể lại cho tôi rằng suốt chuyến xe, kéo dài chừng ba phút, cô Lebiadkina vẫn cười hi hí như người lên cơn, và bà Varvara ngồi bất động như người đang lên đồng, từ ngữ Liza diễn tả.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3