Lũ Người Quỷ Ám - Chương 17
3
Vào bảy giờ tối, Nicolai Xtavroghin ngồi một mình trong phòng làm việc. Anh ta vẫn thích căn phòng đó vì có trần cao, thảm, và những đồ gỗ cổ khá nặng nề. Anh ngồi trên một chiếc ghế dài ở góc phòng, quần áo sẵn sàng để đi, nhưng anh có vẻ không có ý định đi đâu cả. Một ngọn đèn thắp trên bàn trước mặt anh, chiếc chụp đèn che mất ánh sáng làm những góc ở xa và căn phòng rộng lớn chìm trong bóng tối. Anh hình như trầm ngâm suy nghĩ, tập trung tư tưởng và bận trí. Mặt anh trông gầy đi và mệt mỏi. Má anh có sưng lên, nhưng tin đồn một chiếc răng bị gẫy là một tin phóng đại: nó chỉ bị lung lay và bây giờ đã chắc trở lại. Môi trên anh bị đứt cũng đã lành, về vết sưng cả tuần lễ vẫn còn là bởi vì anh từ chối không đi bác sĩ để mổ, đợi tự nó xẹp xuống.
Anh cũng không chịu để mẹ anh lại gần: bà chỉ được vào phòng mỗi ngày một lần khoảng một phút, và chỉ được vào sau khi trời tối. Ngay cả Piot’r Verkhovenxki anh cũng không tiếp, mặc dù Piot’r ghé thăm bà Xtavroghina ít nhất hai hay ba lần mỗi ngày, khi anh ở thành phố.
Thế rồi, vào ngày thứ hai, sau khi đi vắng ba ngày và trở về vào buổi sáng, sau khi chạy đôn đáo khắp thành phố và rồi dùng cơm chiều ở nhà bà Lembke, buổi tối Piot’r bỗng đến nhà bà Xtavroghina. Bà đang nóng ruột mong anh ta. Anh ta được thông báo rằng sự miễn tiếp khách đã được Nicolai rút lại. Bà Xtavroghin đích thân đưa khách tới cửa phòng của con. Bà nóng lòng muốn hai người nói chuyện, bởi vì Piot’r đã hứa sẽ kể lại cho bà đại ý cuộc nói chuyện. Bà rụt rè gõ cửa phòng, không nghe tiếng trả lời, bà quyết định mở hé vài phân.
- Nicolai, - bà dằn lòng khẽ hỏi, vừa cố nhìn qua khe cửa xem con ngồi đâu, - mẹ để Piot’r Verkhovenxki vào
được
không?
- Dĩ nhiên là được. - Chính Piot’r trả lời bà bằng một giọng nói lớn vui vẻ.
Anh ta mở rộng cửa và bước vào phòng, Xtavroghin không nghe tiếng gõ cửa và dù có nghe giọng nói rụt rè của mẹ, anh cũng không có thì giờ trả lời. Trên bàn, trước mặt anh, là một bức thư mà anh mới đọc xong và đang suy nghĩ dữ dội về nó. Giọng oang oang của Piot’r làm anh giật mình; anh vội giấu cái thư dưới cái chặn giấy mà tình cờ anh đang cầm trong tay. Một góc lá thư và hầu như cả chiếc phong bì ló ra ở phía dưới.
- Tôi la lên như vậy để anh có đủ thì giờ - Piot’r nói nhanh, với một giọng thật thà đáng ngạc nhiên, vừa đi
vội tới bàn và chú mục vào cái chận
giấy.
Không động đậy, Nicolai lặng lẽ nói:
- Và dĩ nhiên anh đã nhận thấy tôi đang giấu một cái thư mà tôi mới nhận được.
- Một cái thư à? Nhưng tôi để ý đến thư của anh làm gì.
Nhưng..., - Piot’r thì thầm, vừa hất đầu chỉ ra phía cửa. Cửa đã đóng chặt. Nicolai lạnh lùng nói:
- Bà ấy không bao giờ đứng sau cửa nghe lén đâu, Piot’r vừa ngồi xuống một chiếc ghế dựa vừa nói lớn một cách
vui
vẻ:
- Dù bà ấy có làm vậy tôi cũng không có gì phản đối. Nhưng tối nay tôi có đôi chuyện muốn nói thẳng với anh, và
cuối cùng bãy giờ tôi được gặp anh. Đầu tiên, anh thấy trong người thế nào? Tôi trông anh có vẻ khỏe. Có lẽ
ngày mai là anh có thể xuất viện được rồi, phải
không?
- Có lẽ.
Piot’r hoa chân múa tay, nói với một giọng khôi hài và dễ mến:
- Cuối cùng, nên để cho họ yên tâm, cả tôi nữa! Anh không tưởng tượng được bao nhiêu là chuyện vô lí mà hồi này
tôi phải cho họ nghe. Mặc dù thực sự chắc anh cũng có tưởng tượng một
tí.
Nói xong Piot’r cười.
- Tôi không có một ý nghĩ nào rõ cho lắm. Tôi chỉ nghe mẹ tôi nói anh rất bận rộn.
Piot’r kêu lên, như để tự biện hộ trước một lời buộc tội nặng nề:
- Tôi hả? Không, không, không có gì đặc biệt. Anh biết không, tôi lôi vợ Satov vào câu chuyện, nghĩa là những
lời đồn đại về sự liên lạc của anh với nàng ở Paris. Dĩ nhiên, điều đó có thể giải thích được những gì xảy
ra hôm chủ nhật. Anh không phiền
chứ?
- Tôi chắc anh đã làm hết sức mình.
- Đúng như điều tôi sợ! Mà này, anh nói “làm hết sức mình” nghĩa là thế nào? Tôi nghe như một lời khiển trách.
Mặt khác, hình như anh muốn trực tiếp đương đầu với vấn đề. Trên đường đi, tôi đã sợ anh sẽ tránh
né.
- Tôi không cảm thấy thích đương đầu trực tiếp với bất cứ cái gì cả, - Nicolai nói, mặt có sắc giận, nhưng rồi
anh cười lớn. Piot’r vung hai tay, lời nói phát ra càng lúc càng dồn dập và có vẻ thích thú trước sự nóng
giận của
bạn:
- Không, không, tôi không nghĩ như vậy. Đừng hiểu lầm chuyện đó. Với tình trạng anh hiện nay, tôi không định
đem công chuyện chung của chúng ta ra làm phiền anh. Tôi chỉ tới để nói về vụ ngày chủ nhật, và chỉ nói tới
nếu tuyệt đối cần thiết, bởi vì không thể để buông xuôi như vậy được. Cuối cùng..., tôi tới để có một lời
giải thích thẳng thắn, có lẽ tôi còn cần hơn anh. Có thể điều đó làm thỏa mãn tự ái của anh, nhưng đó cũng
là sự thật. Từ nay trở đi, tôi sẽ luôn luôn thẳng thắn với
anh.
- Thế nghĩa là trước kia anh không thẳng thắn phải không?
- Anh biết thừa là không, đôi khi tôi cũng có bóp méo sự thật một tí. Anh cười à; tôi mừng trước cái cười của
anh, bởi vì đó là một cái cớ cho một cuộc giải thích thẳng thắn. Tôi khêu gợi cái cười đó bằng cách dụng tâm
dùng từ ngữ “bóp méo sự thật”. Tôi biết anh giận tôi vì tôi cả gan trình bầy với anh một hình ảnh sự thật bị
bóp méo, nhưng bây giờ tôi xin nói thêm, kèm theo sự giải thích về hành vi của tôi. Anh thấy không, tôi đã
cởi mở như thế còn gì nữa! Được rồi, anh có thích nghe chuyện tôi nói
không?
Vẻ mặt của Nicolai - vẫn giữ nét thờ ơ một cách khinh miệt lẫn chua cay, mặc dù âm mưu rõ ràng của khách muốn chọc giận anh bằng sự xấc xược có sửa soạn trước kĩ lưỡng, thật thà một cách sống sượng - cuối cùng biểu lộ một nét tò mò bồn chồn.
Piot’r bắt đầu, người càng lúc càng vặn vẹo:
- Nghe này, khi tôi tới thành phố này chừng mười ngày trước, tôi đã quyết định đóng một vai nào đó; dĩ nhiên.
Tốt nhất là không phải đóng vai nào cả, cứ tự nhiên là mình, đúng không? Cái khôn ngoan nhất là cứ mang bộ
mặt mình, vì sẽ không ai tin cả. Tôi công nhận tôi đã nghĩ sẽ đóng vai một thằng đần độn bởi vì làm một
thằng đần độn thì dễ hơn mang khuôn mặt mình. Nhưng, mặt khác, một thằng đần độn là một cực đoan và những
cực đoan thì khêu gợi sự tò mò. Bởi vậy cuối cùng tôi quyết định dứt khoát trở về với bộ mặt mình. Được,
nhưng bộ mặt đích thực của tôi là gì? Đó là một sự chiết trung: không ngu xuẩn cũng chẳng, thông minh và hơi
bất tài, ngoài ra, như một người rơi từ mặt trăng xuống, như nhận xét của những người đáng kính ở
đây.
Nicolai cười nhạt nói:
- Có thể tất cả đều đúng.
- À, thế là anh đồng ý rồi! Tốt! Tôi nghĩ đó là nhận xét của anh về tôi. Xin anh đừng lo, tôi không phật lòng
một mảy may nào. Tôi nói những điều đó về tôi không phải để anh phản đối và lịch sự nói : “Ồ không, anh thực
sự có tài và rất thông minh”, hay đại khái như vậy. À, anh lại cười! Anh lại đi guốc vào bụng tôi lần nữa,
anh chẳng hề nghĩ đến chuyện nói với tôi câu “anh rất thông minh”. Cũng được. Nhưng tôi phải đặt mọi giả
thuyết. Thôi bỏ qua đi, như lời cha tôi thường nói, và, đặc biệt trong ngoặc kép, tha lỗi cho cái tật dài
dòng của tôi. Đó là một thí dụ cho thấy tôi luôn luôn nói nhiều, nghĩa là tôi cứ hấp tấp dùng cả lô chữ,
nhưng kết quả chẳng sáng chói gì cho lắm. Mà tại sao thế? Tại vì tôi không biết cách nói, những người nói
giỏi thường dùng ít lời hơn. Vậy thì tôi thiếu khả năng, có đúng thế không? Nhưng bởi vì cái thiếu khả năng
này là một phần trong bản chất của tôi, tôi không được lợi dụng nó hay sao? Bởi thế, tôi lợi dụng nó. Đúng,
trên đường tới đây, tôi nghĩ tôi sẽ cố giữ im lặng. Nhưng giữ được im lặng là một khả năng vĩ đại, cho nên
nó ngoài tầm tay của tôi. Lại nữa, im lặng luôn luôn có một tí nguy hiểm. Thế là tôi quyết định rằng con
đường tốt nhất sẽ là nói, nói thật nhiều, nói thật nhanh, thuyết phục, biện hộ, nói theo một đường lối ngu
xuẩn nhất và làm sao cho những lí lẽ của chính tôi cuối cùng sẽ rối như mớ bòng bong, để thính giả sẽ nhún
vai bỏ đi hay nhổ nước miếng khinh bỉ càng tốt. Phân tích đến cùng, như vậy tôi đã làm họ tin sự thẳng thắn
của tôi, làm họ ngấy đến tận cổ, và sau đó họ không có một ý niệm nào về những gì tôi muốn nói - như vậy là
tôi đạt được cả ba mục tiêu đề ra. Sau đó, có ai còn nghi ngờ tôi âm mưu này nọ nữa? Bất cứ người nào trong
bọn họ cũng sẽ giận dữ trước bất cứ ai bảo họ rằng tôi đang có những mưu đồ bí mật. Hơn nữa, đôi khi tôi có
thể làm họ cười lên và điều đó có những lợi thế vô cùng to lớn. Bấy giờ họ sẽ tha lỗi cho tôi mọi chuyện,
bởi vì cái tên khôn ngoan đã ấn hành những bản tuyên ngôn kia, dưới mắt họ đã trở thành ngu xuẩn hơn cả họ
nữa. Cứ xem cái cười của anh, chắc anh đồng ý. Tôi nói đúng
không?
Tuy nhiên, Nicolai không mỉm cười gì cả; thật ra anh đang cau mày và hơi mất kiên nhẫn. Piot’r lại tiếp tục nói ào ào, mặc dù Nicolai không thốt một lời:
- Cái gì? Anh bảo không có gì quan trọng hả? Dĩ nhiên, dĩ nhiên, tôi không tới đây để gây liên luỵ cho anh vì
liên lạc với tôi. Anh biết không, hôm nay anh thật dễ nổi nóng quá, tôi tới đây một cách vui vẻ với một tấm
lòng cởi mở, nhưng anh cứ cố moi móc lỗi lầm trong từng chữ tôi nói ra. Tôi hứa hôm nay tôi sẽ không đưa ra
một vấn đề khó xử nào. Anh cứ nhớ lấy lời hứa của tôi, và tôi đồng ý trước với mọi điều kiện của
anh.
Nicolai vẫn giữ sự im lặng ương ngạnh.
- Sao? Anh mới nói gì? Tôi chắc tôi lại vụng về lần nữa: anh chẳng bao giờ và sẽ chẳng bao giờ đặt bất cứ điều
kiện gì. Được, được, tôi tin anh; anh cứ yên tâm. Chính tôi cũng biết rằng đặt điều kiện với tôi là một việc
vô ích, không đúng vậy sao? Bây giờ, tôi đang nói cho cả hai người chúng ta, tôi tin vậy, nhưng anh sẽ phải
tha thứ cho cái tật thiếu tưởng tượng cửa tôi. Anh hãy nhớ, mọi sự đều do tôi thiếu khả năng... Anh cười hả?
Tại sao, có gì quan trọng
không?
Nicolai thở ra:
- Không có gì. Tôi mới nhớ rằng có lần tôi nói anh là một người khá tầm thường, nhưng tôi chắc lúc đó không có
mặt anh, bởi thế đáng lẽ phải nhắc lại cho anh nghe. Bây giờ tôi sẽ mang ơn anh rất nhiều nếu anh chịu đi
ngay lập tức vào vấn
đề.
- Nhưng tôi chẳng vào đề rồi thôi. Nói rõ hơn, tôi đang nói về vấn đề biến cố ngày chủ nhật. Bây giờ, hôm chủ
nhật tôi đã đóng vai trò gì, anh hãy nói cho tôi nghe xem. Được, tôi nghĩ tôi đã vội vã đóng vai một kẻ tầm
thường và đã làm tất cả mọi người chú ý khi nhấn chìm họ trong cái cách đối thoại tầm thường của tôi. Nhưng
họ đã tha thứ cho tôi bởi vì, thứ nhất, tôi đã từ mặt trăng rơi xuống - như tất cả moi người ở đây có vẻ
đồng ý - và thứ hai, tôi đã kể một câu chuyện nhỏ hay ho và mang được anh ra khỏi cảnh khó khăn một cách êm
ái. Vai trò của tôi tả như vậy có được
không?
- Nghĩa là anh đã kể câu chuyện bằng một cách sao cho họ nghi ngờ sự xác thật của nó, và để họ nghĩ rằng chúng
ta đã hành động theo một kế hoạch soạn ra từ trước trong khi không có một kế hoạch nào như vậy và tôi chẳng
bao giờ bảo anh làm một việc gì như
thế.
Piot’r khoái trá kêu lên:
- Đúng, đúng! Tôi đã xếp đặt để ai cũng có thể nhìn thấy sợi dây phía sau. Nhưng, chắc chắn anh cũng nhận thấy
rằng tôi đã diễn vở kịch ấy phần lớn là vì anh, bởi vậy tôi đã cố gắng chộp bắt anh và muốn gây liên lụy cho
anh. Hơn hết, tôi muốn xem anh sợ đến mức
nào.
- Tôi lấy làm lạ tại sao bây giờ anh lại thẳng thắn với tôi như vậy.
- Đừng giận; đừng giận; đừng nhìn tôi như thế. Anh ngạc nhiên không hiểu tại sao tôi lại thẳng thắn với anh như
vậy phải không? Được, chỉ vì mọi sự bây giờ đã thay đổi, đã chấm dứt và bị chôn vùi. Ý nghĩ của tôi về anh
bỗng thay đổi. Những phương pháp cũ nay là đồ bỏ: tôi sẽ chẳng bao giờ làm anh liên lụy bằng những phương
pháp cũ nữa. Từ giờ trở đi tôi sẽ dùng những phương pháp mới
- Thay đổi chiến thuật hả?
- Không có chiến thuật nào cả. Từ giờ trở đi tôi để anh hoàn toàn định liệu: nếu anh muốn thì là có; nếu anh
không thì là không. Đó là chiến thuật mới của tôi đó. Về phần mối lo chung của chúng ta, tôi sẽ không hở ra
một tiếng cho tới chừng nào tự anh đưa ra. Điều đó làm anh cười à? Tôi mong anh cứ cười thỏa thích đi; tôi
cũng muốn cười góp với anh. Nhưng bây giờ tôi tuyệt đối đứng đắn về những gì tôi mới nói, mặc dù chỉ có kẻ
vô tài mới có thể luôn luôn vội vội vàng vàng như vậy, điều đó thật dễ hiểu, đúng không? Dù sao, có tài hay
bất tài, tôi xin nhấn mạnh những gì tôi vừa nói đều đúng
đắn.
Quả thật, trông anh ta nghiêm trang và anh nói với một giọng khác hẳn. Nicolai cũng nhận ra một sự xúc động lạ lùng trong giọng nói của anh và đưa mắt nhìn anh một cách tò mò. Nicolai hỏi:
- Như vậy anh đã thay đổi quan điểm về tôi phải không?
- Tôi đã thay đổi quan điểm của tôi về anh ngay vào lúc anh nhấc tay khỏi vai Satov và..., nhưng như thế đủ
rồi, đầy đủ rồi, và xin anh đừng hỏi tôi một câu nào nữa. Tôi sẽ không nói một điều gì
nữa.
Anh ta nhảy lên, xua hai tay như thể xua đuổi bất cứ câu hỏi nào có thể được đưa ra. Nhưng bởi vì không có câu hỏi nào được đưa ra và anh ta không có gì vội vã đặc biệt phải ra đi, anh ta lại ngả người xuống chiếc ghế bành trở lại. Khi đã yên vị trên ghế, anh tiếp tục nói như gió:
- À, này, anh cho phép tôi được thông báo, trong ngoặc kép, là vài công dân ở đây đang lảm nhảm rằng anh sẽ
không có cách gì khác hơn là giết hắn. Ông Lembke gần như định báo động cho cảnh sát, nhưng vợ ông phản đối.
Thôi thế cũng đủ rồi. Tôi chỉ nói cho anh biết mà thôi. Và một chuyện nữa: anh biết không, cũng ngày hôm đó,
tôi đã dời anh em Lebiadkin qua bên sông. Anh có nhận được giấy của tôi ghi địa chỉ của họ
không?
- Có.
- Được, tôi đã làm vậy do nhiệt tâm thật tình chứ không hẳn vì sự tầm thường của tôi. Nếu kết quả không có gì
sáng chói lắm, ít nhất nó cũng vì thiện
ý.
Nicolai trầm ngầm nói:
- Được, có lẽ cũng nên làm vậy. Có điều anh đừng gửi giấy cho tôi nữa.
- Không có đâu, tất cả chỉ có một.
- Thế Liputin biết?
- Không thể được. Nhưng tự anh cũng biết rằng hắn sẽ không dám... Nhưng chúng ta cũng nên đi gặp bọn anh em
mình thì vẫn tốt hơn, tôi muốn nói bọn họ chứ không phải bọn anh em mình, kẻo không lại sợ anh bới móc lỗi
lầm trong mỗi lời tôi nói ra. Không, anh đừng lo, tôi không nói đi ngay bây giờ, mà để hôm nào thuận tiện.
Tôi sẽ cho họ biết, để bữa nào buổi tối họ hop lại chúng ta sẽ đến. Họ đang há hốc mồm ra, giống như những
con chim trong tổ, để chờ chúng ta tới mang quà ngạc nhiên cho họ. Cả lũ họ đang điên cái đầu. Họ mang sách
vở ra sẵn sàng bắt đầu một cuộc tranh luận. Có Virghinxki, con người thế giới chủ nghĩa và Liputin, tín đồ
của Fourier, với những tài năng của một thám tử. Tên này là một người có giá trị trên vài phương diện nhưng
về những phương diện khác cần phải đối xử mạnh bạo với hắn. Rồi còn cái anh bạn tai dài kia sẽ giảng giải
cho chúng ta cái hệ thống riêng của anh ta. Và anh biết không, họ hơi bất mãn bởi vì tôi coi thường họ, và
giội những gáo nước lạnh lên đầu họ, làm họ hết cả hăng. Hà hà! Chúng ta thế nào cũng phải tới mà gặp
họ.
Nicolai thờ ơ hỏi:
- Và anh đang cố đưa tôi ra như một loại lãnh tụ của họ?
Piot’r cố lờ làm bộ như không nghe thấy gì, và đáp nhanh:
- Này anh biết không, tôi đã gặp mẹ anh tới ba lần một ngày và trong những dịp đó, tôi đã phải nói biết bao
nhiêu
chuyện.
- Tưởng tượng ra tôi cũng thừa hiểu.
- Anh không phải tưởng tượng gì cả. Tôi chỉ trấn an bà ấy rằng anh không có mảy may ý định giết người nào và
nói những chuyện ngọt ngào khác. Nhưng anh nghĩ sao về việc ngay ngày hôm sau bà ấy biết chuyện tôi đã đưa
Maria sang bên kia sông? Có phải anh là người nói cho bà ấy biết
không?
- Ai mà nghĩ đến chuyện nói với bà ấy.
- Tôi cũng nghĩ không phải anh. Vậy thì ai?
- Liputin, chắc chắn.
Piot’r cau mày lẩm bẩm:
- Không, không phải Liputin. Để tôi tìm xem ai. Có vẻ như thế là Satov... Nhưng chúng ta hãy để qua một bên đã,
mặc dù chuyện đó thực rất quan trọng... Mà này, tôi vẫn mong mẹ anh sẽ bất ngờ đưa ra câu hỏi chính yếu bất
cứ lúc nào. Đúng rồi, mọi khi trông bà ấy sầu thảm và buồn bã, thế mà hôm nay khi tôi tới, bà ấy tươi như
hoa và sáng rỡ. Tại sao
vậy?
- Bởi vì tôi đã hứa với bà ấy năm ngày nữa tôi sẽ đi hỏi Liza. - Nicolai nói với một sự thẳng thắn không ngờ.
Piot’r lẩm bẩm như bị lúng túng:
- Phải, dĩ nhiên, tôi hiểu... Có lời đồn đại về việc nàng hứa hôn với một người khác, dĩ nhiên, nhưng anh nói
đúng, anh chỉ cần huýt sáo một cái là nàng bỏ nhà thờ chạy lại anh. Tôi mong anh không phiền vì tôi nói như
vậy.
- Không sao.
- Tôi bắt đầu nhận thấy rằng hôm nay muốn làm anh mất bình tĩnh thật vô cùng khó khăn, và tôi bắt đầu sợ anh.
Tôi rất tò mò muốn biết anh sẽ trình diện với họ ra sao. Tôi cá là anh đã sắp sẵn một số mưu mẹo trong tay
áo để chờ dịp đưa ra. Anh không phiền vì câu nói của tôi như vậy
chứ?
Nicolai không thèm trả lời, điều đó càng làm Piot’r tức thêm.
- Nhưng mà, khi anh nói với mẹ anh là anh sẽ đi hỏi Liza, anh không nói chơi chứ?
Nicolai ném cho anh ta một cái nhìn lạnh lùng, dò xét.
- À, tôi biết rồi, đó chỉ là để làm cho bà ấy yên tâm. Dĩ nhiên.
Nicolai nghiêm giọng hỏi:
- Thí dụ thực sự tôi muốn vậy thì sao?
- Sao, trong trường hợp đó, trời phù hộ cho anh, như lời người ta nói trong những dịp như vậy. Điều đó sẽ không
hại cho sự nghiệp - xin anh để ý cho rằng tôi không nói sự nghiệp của chúng ta bởi vì tôi biết anh không
thích chữ “chúng ta”, về phần tôi, có sao đâu, tôi luôn luôn thuộc quyền sử dụng của anh. Anh biết điều
đó.
- Có thật đó là những gì anh nghĩ không?
Piot’r nói nhanh, với một tiếng cười:
- Tôi không nghĩ gì cả, bởi vì tôi ý thức rất rõ rằng anh đã suy nghĩ chín chắn mọi chuyện liên quan đến công
việc của anh, và, như tôi nói, tôi luôn luôn thuộc quyền sử dụng của anh, ở bất cứ nơi nào và trong bất cứ
trường hợp nào - phải, bất cứ trường hợp nào. Anh hiểu điều đó
chứ?
Nicolai ngáp dài.
- À, chắc anh chán tôi lắm rồi! - Piot’r kêu lên, bất ngờ đứng bật dậy và với lấy chiếc mũ tròn mới tinh của
mình. Anh ta có vẻ muốn đi, nhưng rồi lại thôi. Anh ta lại tuôn ra thao thao bất tuyệt, khi thì đứng ở giữa
phòng, khi thì bước tới bước lui, thỉnh thoảng lại đập chiếc mũ vào gối để nhấn mạnh thêm. Cuối cùng anh ta
reo lên vui
vẻ:
- Để tôi nói cho anh nghe vài chuyện về vợ chồng Lembke cho vui.
- Thôi, để khi khác. Mà này, bà Lembke ra sao?
- A, một thái độ thật lịch sự: sự quan tâm của anh đối với bà ấy không hơn sự quan tâm đối với một con mèo
hoang, tuy nhiên anh cảm thấy có bổn phận phải hỏi thăm. Theo tôi điều đó rất đáng khen. Được, tôi có thể
trấn an anh rằng bà ta rất khỏe, bà ta nhìn anh với một thứ kiêng nể, và hầu như đang mê tín mong chờ anh
làm những điều vĩ dại. Bà ta không đả động tới vụ ngày chủ nhật và tin chắc rằng anh sẽ trỗi dậy với ngọn cờ
phấp phới khi anh ra mắt lần đầu. Tôi nói cho anh biết, bà ta cho rằng anh có thể làm được bất cứ điều gì
anh muốn. Anh bí ẩn và huyền hoặc hơn bao giờ và điều đó đem lại một tình trạng rất ích lợi. Tất cả bọn họ
đều nóng lòng muốn anh xuất hiện. Khi tôi bỏ đi, không khí đã hơi nóng và bây giờ lại còn sôi bỏng hơn. Và,
xin cám ơn một lần nữa về bức thư đó. Bọn họ đều sợ bá tước K. Tôi nghĩ họ coi anh như là một nhân viên bí
mật của chính phủ, và tôi khuyến khích cho họ tin như vậy. Anh không giận
chứ.
- Không sao.
- Điều đó sau này sẽ rất ích lợi về lâu về dài. Anh thấy không, ở đây họ có những lề lối riêng và tôi, dĩ
nhiên, tôi khuyến khích điều đó. Đầu tiên là bà Lembke, kế đó là Gagariov. Anh cười hả? Nhưng anh biết dụng
ý của tôi: tôi đi quanh giăng những sợi chỉ ngu ngốc, nhưng thỉnh thoảng tôi hở ra một điều thông minh, tình
cờ đúng là những gì họ đang mò mẫm. Rồi, khi họ xúm đông xúm đỏ quanh tôi, tôi lại bắt đầu ba hoa. Bấy giờ
họ lại bỏ tôi và nói: “Tên này cũng có tài, nhưng hắn từ mặt trăng rơi xuống”. Ông Lembke mời tôi ra làm để
uốn nắn tôi. Anh biết không, tôi đối xử với ông ta một cách khủng khiếp, nghĩa là, tôi coi thường ông ta ra
mặt và ông ta chỉ nhìn chòng chọc vào tôi. Vợ ông ta khuyến khích tôi. Còn Gaganov, ông này rất giận anh,
Hôm nọ, lúc ở trại Dukhov ông ta nói về anh với những lời rất thật - à, không phải tất cả sự thật đâu, nhưng
cũng là sự thật. Tôi ở lại Dukhov cả ngày hôm đó. Cái trại thật đẹp và cái nhà cũng
đẹp.
Nicolai bất ngờ bị kích thích và nhổm người tới trước, hỏi:
- Sao, bây giờ ông ta có ở Dukhov không?
Piot’r làm như không nhận thấy sự kích động bất ngờ của Nicolai và nói:
- Không, sáng nay chính ông ta đánh xe chở tôi ra tỉnh. Ồ, xin lỗi, tôi làm rơi cái gì thế này, à, một quyển
sách. - Anh ta cúi xuống nhặt một quyển sách, loại ấn bản quí có tranh ảnh Những người đàn bà trong đời
Balzac53, có cả hình ảnh nữa cơ à? - Anh ta mở ra. Chưa coi bao giờ - Anh biết không, lão Lembke viết cả
tiểu thuyết nữa.
- Thật không? - Nicolai hỏi, có vẻ chú ý.
- Ông ta viết bằng tiếng Nga và giữ bí mật mặc dù bà Lembke cũng biết và cho phép. Ông ta là một thứ sợ vợ,
nhưng có một vài mưu mô lận trong tay áo. Họ đã dặn xếp với nhau một cách thận trọng: mọi sự đều vào khuôn
thước ngăn nắp, và gượng nhẹ hết sức. Tôi mong chúng ta cũng có được lề lối làm việc như
thế.
- Anh nói, như thể anh khâm phục những phương pháp làm việc của chính phủ.
- Làm sao tôi không khâm phục cho được. Những phương pháp của chính phủ chúng ta là điều duy nhất thật sự tự
nhiên ở Nga và là những phương pháp duy nhất có thể đưa tới kết quả ở đây. - Anh ta bỗng kêu lên. – Được,
rồi, tôi sẽ không... Đó không phải là những gì tôi muốn nói. Tôi sẽ không nói một lời nào nữa về cái vấn đề
tế nhị đó. Nhưng tôi nghĩ tôi nên từ giã. Trông anh xanh lắm
đấy.
- Tôi bị sốt.
- Tôi có thể tin điều đó. Sao anh không nằm xuống. À, có vài hội viên phái Xcopetx54 ở quận này đấy. Thật khó
hiểu cho những người gia nhập một môn phái chủ trương thiến, anh có nghĩ vậy không? Nhưng để rồi tôi sẽ nói
cho anh chuyện đó. Tôi lại có một chuyện vui nhỏ cho anh. Trong quận có cả một trung đoàn bộ binh đóng. Tối
thứ sáu tôi nhậu nhẹt với đám sĩ quan. Trong số họ có ba người là bạn của chúng ta, anh hiểu chứ? Chúng tôi
đã nói chuyện về chủ nghĩa vô thần và chẳng nói anh cũng biết, Chúa, bị cách chức một cách thảm hại. Họ
thích thú, la hét mừng rỡ. À, Satov cứ nhất định rằng nếu một cuộc khởi nghĩa được khơi mào ở Nga, nó sẽ
phải bắt đầu bằng chủ nghĩa vô thần. Có thể hắn nói đúng. Có một đại úy già tóc bạc thô lỗ trong bọn họ. Ông
ta ngồi suốt buổi im lặng, nhưng rồi bỗng nhiên ông ta đứng dậy, đứng ở giữa phòng và nói lớn như thể tự nói
với mình. “Nếu không có Thượng đế, thì cái lon đại úy của tôi có ra cái thá gì?” Rồi ông ta nhặt lấy mũ két,
nhún vai và bước
ra.
Nicolai ngáp lần thứ ba và nói:
- Ông ta diễn tả một câu thật đúng luận lí.
- Anh nghĩ vậy thật không? Tôi đã không hiểu và định hỏi anh. À, còn gì nữa nhĩ? À, cái xưởng Spigulin khá lắm.
Sử dụng năm trăm thợ, như anh biết rồi. Đó là một ổ vi trùng dịch tả và chưa từng được dọn dẹp lau chùi từ
năm mươi năm nay. Những ông chủ triệu phú thì trả lương thợ thiếu thốn. Tôi cam đoan với anh, một vài người
thợ đã được nghe nói về phong trào Quốc tế. Sao? Cái đó cũng làm anh cười à? Rồi chính anh sẽ thấy. Cứ để
cho tôi một thời gian thật ngắn rồi tôi chứng minh cho xem. Trước tôi đã xin anh thời gian rồi, nhưng tôi
phải xin thêm nữa... Nhưng xin lỗi, không, không, tôi không định nói về chuyện đó. Xin anh đừng cau mày.
Chào anh. - Nhưng anh ta quay lại nói thêm: - Ồ, quên mất. Tôi quên một điều quan trọng nhất: họ mới báo cho
tôi biết va li của chúng ta ở Petersburg đã
tới.
Nicolai nhìn anh ta tỏ vẻ không hiểu:
- Anh định nói gì?
- Sao, cái va li đựng quần áo của anh trong đó, dĩ nhiên rồi - có áo khoác, quần dài, đồ lót của anh. Có phải
nó tới rồi
không?
- Phải, sáng nay họ có nói gì như là nó tới rồi.
- Tôi có thể xem bây giờ được không?
- Bảo Alecxei lấy cho.
- Thôi được, để mai. Sao, ngày mai được không? Bởi vì ngoài quần áo của anh còn có áo khoác của tôi, và ba cái
quần đặt may ở tiệm Kẻ quyến rũ theo lời mách bảo của anh, anh nhớ
không?
Nicoỉai nới với một tiếng thở ra:
- Tôi nghe nói anh đang cố gắng chưng diện để đóng vai một chàng công tử ở đây. Có thật anh còn có ý định tập
cưỡi ngựa nữa phải
không?
Piot’r cười một cách nhăn nhó. Anh ta vội nói với một giọng run run và ngập ngừng:
- Tôi xin nói với anh một điều, cả hai chúng ta hãy tránh những nhận xét cá nhân, lần này lần đầu và tôi mong
sẽ là lần cuối. Dĩ nhiên, anh có quyền khinh rẻ tôi thế nào cũng được và anh cứ việc cười thỏa thích, nhưng
tôi mong trong lúc này anh sẽ cố đừng đưa ra những nhận xét cá
nhân.
- Được rồi, tôi sẽ không nói vậy nữa.
Piot’r mỉm cười, đập chiếc mũ vào đầu gối và đổi từ chân nọ sang chân kia. Anh ta có vẻ hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh. Anh ta cười và nói:
- Vài người ở đây còn coi tôi như đối thủ của anh đối với Liza, cho nên làm sao tôi lại có thể không chú trọng
tới bề ngoài của tôi được? Nhưng tôi muốn, biết anh lấy ở đâu lắm tin tức thế. Hừ, đã tám giờ rồi. Tôi phải
đi lo nốt công việc mới được. Tôi đã hứa sẽ gặp mẹ anh một lúc, nhưng tôi nghĩ lần này tôi sẽ trốn. Còn anh,
anh đi ngủ đi cho tươi tỉnh lại. Bên ngoài trời tối và mưa, đường sá ban đêm không an toàn lắm, nhưng tôi có
một chiếc xe ngựa đang đợi... À này, đâu đây trong tỉnh này có một người tù phát lưu tên là Fedca sống lang
thang từ Xibir trốn về, ông ta trước kia là một nông nô của tôi, anh tin hay không cũng không sao. Ông già
yêu quí của tôi khoảng mười lăm năm trước đã đẩy ông ta vào quân đội và còn được quân đội thưởng tiền. Một
nhân vật rất đáng chú
ý.
Nicolai dò xét:
- Anh có... anh có nói chuyện với ông ta chưa?
- Rồi. Ông ta không trốn tránh tôi. Ông ta sẵn sàng làm bất cứ cái gì, để có tiền, dĩ nhiên. Nhưng tôi cũng cần
phải nói, ông ta cũng có lập trường, mặc dù là những lập trường hơi kì quái. À phải rồi - lại à nữa - nếu
chuyện anh và Liza hồi này là chuyện anh nói đứng đắn, anh cho phép tôi xác nhận một lần nữa rằng tôi cũng
là một người sẵn sàng làm bất cứ việc gì, dù ra sao, và hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của anh... Anh định
làm gì thế? Anh định với lấy cái gậy để làm gì? Ồ không phải... Tôi chỉ tưởng tượng. Tôi tưởng anh với lấy
cái gậy kia của
anh.
Nicolai không với lấy cái gì cả. Anh cũng không nói một lời nào. Mặc dù anh có đứng dậy và vẻ mặt co rút một cách kì lạ.
Piot’r bất ngờ chỉ thẳng về phía cái chặn giấy và nói:
- Ngoài ra, nếu anh cảm thấy phải làm một cái gì về ông Gaganov, tôi có thể xếp đặt mọi sự, dĩ nhiên. Tôi chắc
anh không thể làm ăn được gì nếu không có
tôi.
Không đợi trả lời, anh ta vội vã bước ra phòng, nhưng rồi chiếc đầu lại ngoái trở lại khe cửa, anh ta nói như ăn cướp:
- Tôi nói thế bởi vì Satov cũng không có quyền liều mạng sống của hắn khi hắn đánh anh hôm chủ nhật. Mong anh
ghi nhớ điều
đó.