Lũ Người Quỷ Ám - Chương 54

Chương Chín

TÌM ĐẾN CỤ TIKHON

1

Đêm đó Nicolai không ngủ. Anh ngồi trên trường kỉ và hầu như suốt đêm chỉ ngây nhìn một điểm nơi góc buồng, gần chiếc tủ. Đèn thắp sáng suốt đêm. Đến bảy giờ sáng anh mới chợp mắt, vẫn trong thế ngồi. Đến đứng chín giờ rưỡi, lúc lão Alecxei theo lệ thường mang tách cà phê buổi sáng vào cho anh, anh mới lại mở mắt và có vẻ khó chịu rằng sao mình đã ngủ lâu và dậy muộn như vậy. Anh húp vội tách cà phê, mặc quần áo và vội vã đi, chẳng trả lời khi Alecxei cẩn trọng hỏi xem chủ có sai bảo gì thêm nữa chàng. Anh đi trên hè phố, cúi đầu tư lự, thỉnh thoảng mới ngẩng lên trong giây lát và lúc đó để lộ ra một nỗi niềm lo âu mơ hồ nhưng mảnh liệt. Nơi góc phố không xa nhà anh, một toán thợ lối già năm chục người qua ngang mặt anh. Họ bước trịnh trọng, hầu như im lặng và giữ hàng ngũ. Trong lúc Nicolai dừng bước gần một cửa tiệm để chờ cho bọn họ qua, anh nghe thấy có người nói rằng đó là thợ thuộc xưởng của Spigulin. Anh không để ý gì đến họ. Khoảng mười giờ rưỡi anh đến cổng Tu viện Đức Bà ở Efimovo, tại ngoại ô thành phố, gần sống. Đến đây anh hình như chợt nhớ tới một sự gì làm anh hoảng hốt và khó chịu. Anh dừng bước, lúng túng móc túi như muốn moi tìm một cái gì, rồi nhếch mép cười. Anh qua cổng gặp thầy cả và nhờ ông chỉ đường tới gặp giám mục Tikhon ngụ trong tu viện. Thầy cả cúi chào mấy lần rồi dẫn Nicolai đi. Đến cửa chính một tòa nhà dài, hai tầng - một chái của tu viện này - thầy cả giao Nicolai cho một thầy khác, mập, trịnh trọng, tóc muối tiêu, tiếp tục dẫn anh đi theo một hành lang dài và hẹp. Ông thầy, này cũng luôn luôn cúi mình, nhưng ông quá mập, không thể cúi thấp được nên chỉ gục gặc cái đầu ra hiệu cho Nicolai đi theo ông. Cử chỉ đó thật là vô ích bởi vì lúc nào Nicolai cũng theo sát ông rồi. Ông thầy mập hỏi anh đủ thứ chuyện, nói cả đến cha tu viện trưởng, và khi thấy anh không trả lời thì ông thầy lại càng kính nể anh. Nicolai có cảm tưởng nơi đây người ta rõ rệt biết anh là ai, tuy anh không thể nhớ được từ thuở nhỏ anh đã có khi nào tới đây chưa. Đến một cái cửa ở tận cuối hành lang, ông thầy mở cửa vào không chút do dự gặp một chủng sinh ngay trong cửa, ông thầy hởi có vào được không, rồi không đợi trả lời ông mở rộng cửa, cúi đầu mời vị “quí khách” bước vào. Nicolai cám ơn ông và ông vội vã rút lui như có người đuổi theo.

Nicolai bước chân vào một gian phòng có thể gọi là nhỏ, và hầu như ngay lúc đó một người đàn ông hiện ra trong khuôn cửa thông sang buồng bên kia. Đó là một người cao, gầy, khoảng năm mươi lăm tuổi. Ông ta mặc một chiếc áo giản dị của tu sĩ và trông có vẻ ốm yếu. Trên mặt ông mơ hồ một nụ cười và có vẻ bỡ ngỡ, rụt rè. Đó là cụ Tikhon. Nicolai lần đầu tiên nghe nới đến cụ là qua Satov và sau đó anh đã tìm hỏi đó đây thêm về cụ.

Những điều thu lượm được về cụ thực phức tạp và tương phản, chỉ có một điểm chung là tất cả những người yêu và (có một số) những người ghét cụ dường như giấu giếm điều gì. Những người không thích cụ xử sự như vậy chắc vì coi rẻ cụ, còn những người kính trọng cụ thì lại vì tế nhị như muốn che đậy điều gì, một nhược điểm nào đó. Nicolai biết rằng cụ Tikhon sống trong tu viện này từ sáu năm nay và cụ đã tiếp tất cả ai đến tìm gặp cụ, từ nông dân nghèo hèn nhất đến những nhân vật danh tiếng nhất. Ngay ở Petersburg cụ cũng có những người ái mộ nồng nhiệt. Ngược lại Nicolai cũng đã thấy một trong những hội viên khả kính của câu lạc bộ tại thành phố chúng tôi hạ lời phê phán rằng: “Cụ Tikhon gần như khùng, và có điều chắc chắn ông cụ là tay bợm rượu”. Đến đây, tôi xin mạn phép tuyên bố rằng lời phê phán đó không có gì là xác đáng, và thực ra cụ Tikhon chỉ bị bệnh tê thấp cấp tính cả hai chân và bị thêm chứng co giật thần kinh kinh niên. Nicolai cũng được biết thêm rằng vị giám mục ẩn cư này đã không khiến được mọi người trong tu viện kính trọng đúng mức. Người ta đã nói với Nicolai rằng đó là do tính khí nhu nhược hoặc là do sự lơ đễnh của cụ, điều này không thể tha thứ được nơi một người cấp bậc và địa vị như cụ. Lại có lời xầm xì rằng cha viện trưởng là người rất nghiêm khắc trong việc tự thi hành kỉ luật tu viện và rất uyên bác về mặt tôn giáo, cũng thầm kín chống đối cụ Tikhon và lên án (lẽ dĩ nhiên không phải ra mặt mà chỉ hàm ý) thái độ thờ ơ của cụ đối với mọi sự ở đời, và coi đó gần như là một thái độ tà đạo. Các thầy tu đối với vị giám mục ốm đau này cũng có thái độ quá suồng sã, nếu không nói là bất kính. Các phòng của cụ Tikhon bày biện một cách khá kì lạ. Ngay cạnh những đồ đạc nặng nề, thô kệch, bọc da đã cũ mèm là một ghế nằm nghỉ sặc sỡ, một bàn viết lớn thật là đẹp, một kệ sách chạm trổ tinh vi, mấy bàn nhỏ, mấy giá sách... lẽ tất nhiên tất cả là đồ biếu. Trên sàn trải một tấm thảm lớn Bukharu đắt tiền và mấy cái chiếu. Có nhiều bức mộc bản trình bày những đề tài lấy trong thần thoại hay cả những đề tài trần tục nữa. Và ngay trong một góc phòng gần đấy là một kệ lớn lộng lẫy những hình tượng các thánh thếp vàng và bạc, trong đó có một tác phẩm rất cổ, có chứa thánh tích. Người ta nói rằng tủ sách của cụ là cả một sự hỗn tạp và mâu thuẫn: ngay cạnh những tác phẩm của các đại tông đồ của Chúa và các thánh trong Kito giáo, là những vở kịch, những cuốn tiểu thuyết, “và có lẽ cả những cái nhảm nhí hơn thế nữa”.

Hai người hấp tấp và ấp úng chào nhau, rồi cụ Tikhon đưa khách vào trong phòng bên cạnh là nơi tu học của cụ. Và vẫn còn vẻ hấp tấp, cụ mời Nicolai ngồi xuống một trường kỉ, còn cụ thì ngồi xuống một ghế mây nơi bàn viết gần đấy. Nicolai ngạc nhiên cảm thấy mình lúng túng một cách kì lạ như là mình đã nhất quyết làm một việc đặc biệt, không làm không được, nhưng hình như vượt quá sức mình. Trong một phút, anh đưa mắt quanh khắp buồng nhưng rõ rệt là anh chẳng thấy gì. Anh có vẻ chìm đắm trong suy tư, nhưng chắc là anh không thể nói được mình đang nghĩ gì. Sự lặng lẽ làm anh tỉnh lại và anh nhận thấy cụ Tikhon đang nhìn xuống, trên môi còn một nụ cười thật không thích hợp. Cái đó làm Nicolai bừng nổi giận và anh cảm thấy muốn đứng dậy ra khỏi nơi này. Lão này chắc đang say rượu, anh nghĩ vậy. Nhưng cũng ngay lúc đó, cụ Tikhon đột nhiên ngước mắt lên nhìn thẳng vào anh, cái nhìn sâu sắc và vẻ mặt huyền bí, khiến Nicolai gần như khựng liền và tức thời nghĩ lại: cụ Tikhon biết tại sao mình đến tìm gặp cụ; cụ đã được thông báo điều đó trước (tuy rằng ai là người trên đời này biết lí do Nicolai đến đây?), và nếu cụ không nói trước thì đó chỉ là vì cụ nể mình, chứ không phải gì khác, và muốn tránh cho mình khỏi bị nhục.

Nicolai đột ngột hỏi:

-  Chúng ta đã gặp nhau chưa? Vào đây tôi đã xưng danh chưa nhỉ? Xin cụ thứ lỗi, tôi thật đãng trí quá...

- Không, ông chưa xưng danh, nhưng tôi đã được thấy ông từ lâu rồi, một lần, do sự tình cờ, tại tu viện này, khoảng bốn năm trước đây.

Lúc này cụ Tikhon nói nhẹ nhàng và thong thả, rành rẽ từng tiếng.

- Tôi không có đến đây bốn năm trước. Lần cuối cùng tôi tới đây là hồi tôi còn nhỏ, chưa có cụ ở đây.

- Có lẽ ông đã quên? - Cụ Tikhon dè dặt đáp lại, không muốn nhấn mạnh. Nicolai nói:

- Không, tôi không thể quên được - Thật lố bịch nếu quên một sự kiện như vậy. - Khác với cụ Tikhon, Nicolai

bướng bỉnh cãi lại và thái độ nóng nảy của anh trong việc này thật là quá đáng. Nicolai nói

tiếp:

- Có thể cụ đã nghe nói đến tôi và tưởng tượng đã gặp tôi rồi và do đó cụ lẫn.

Cụ Tikhon không nói gì. Nicolai nhận thấy da mặt cụ giật giật, một hiện tượng của bệnh dây thần kinh suy nhược. Nicolai nói:

-  Có lẽ hôm nay cụ không được khỏe. Chắc tôi nên trở lại nhà. - Anh dợm đứng dậy.

-  Phải, hôm nay hai chân tôi nhức nhối lắm, hôm qua cũng vậy. Ban đêm tôi mất ngủ.

Cụ Tikhon ngưng lời khi nhận thấy Nicolai đột nhiên như chìm đắm trong một giấc mơ kì lạ. Im lặng kéo dài trong hai phút.

-  Sao cụ lại nhìn tôi? - Nicolai đột nhiên hỏi, lo lắng và nghi ngờ.

- Nhìn ông tôi lại nhớ đến cụ bà. Tuy rằng người không giống nhưng có nhiều nét giống nhau về tâm linh.

- Không có tí nào giống nhau, nhất là về tâm linh, tuyệt đối không có tí nào, tôi đoan chắc vậy! - Nicolai hấp

tấp nói tiếp, anh phản ứng một cách mạnh mẽ vô lí: - Cụ nói vậy chỉ cốt cho tôi cảm thấy, chỉ là vì cụ cảm

thương hoàn cảnh hiện tại của tôi... Nhưng mẹ tôi có đến thăm cụ à?

- Có.

- Tôi không biết chuyện đó. Bà không hề nói lại với tôi. Bà có hay đến đây không?

- Ít nhất cũng mỗi tháng một lần.

- Tôi không hề hay biết. Không hề nghĩ là có chuyện đó. Tuyệt nhiên không. Và chắc bà cụ đã nói với cụ là tôi

khùng? - Nicolai lại hấp tấp

hỏi..

- Không, không nói là ông khùng. Tuy nhiên tôi có nghe thấy người ta nói như vậy.

- Cụ thật phải có một trí nhớ lạ thường nên mới còn nhớ được những chuyện vụn vặt như thế. Và hẳn cụ đã nghe

nói rằng tôi bị

tát.

- Tôi có nghe qua về chuyện đó.

- Cụ chắc đã nghe thấy tất cả mọi chuyện. Cụ có vẻ có thừa thời giờ để nghe đủ mọi thứ chuyện. Và hẳn cụ đã

nghe nói về vụ đấu

súng.

- Có.

- Tôi thấy là ở đây khỏi cần báo chí nữa. Satov đã nói gì với cụ về tôi?

- Ông ấy không nói gì cả. Tôi quen biết ông ta từ lâu, nhưng gần đây tôi không gặp.

- Hừ... Bản đồ gì treo ở kia? Có phải về cuộc chiến gần đây không? Cụ treo để làm gì vậy?

- Tôi muốn so sánh trên bản đồ những điều ghi trong sách. Lí thú lắm.

- Sách gì vậy? À, phải rồi, các cuộc hành quân được mô tả thật hay. Nhưng tôi không ngờ cụ đọc loại sách đó.

Anh cầm cuốn sách lên và tò mò liếc nhìn. Đó là một quyển sách dày trong đó mô tả một cách đầy đủ những diễn biến của cuộc chiến vừa qua, mặc dù giá trị của nó thuộc về lĩnh vực văn chương hơn là về quân sự. Nicolai lật đi lật lại quyển sách trong tay một hồi, rồi đặt lại trên bàn một cách nóng nảy.

- Tôi thật không hiểu tại sao đã đi thẳng đến đây. - Nicolai nói một cách khinh khỉnh, nhìn thẳng vào mắt cụ

Tikhon như thách thức cụ trả

lời.

- Ông cũng có vẻ không được khỏe.

- Cụ nói có phần đúng.

Và rồi, với một giọng vắn tắt và đứt quãng đến nỗi nhiều tiếng hầu như không hiểu nổi, anh kể với cụ Tikhon mình hay có những ảo giác lạ lùng; nhất là về đêm, anh dường như nhìn thấy hay cảm thấy ở gần mình có một thứ quỉ ưa nhạo báng và “lí luận”, hình dáng và cá tính thay đổi luôn luôn, nhưng anh biết rằng bao giờ cũng vẫn là nó, và “lần nào nó cũng làm tôi tức điên người”.

Những điều anh nói ra đều hỗn độn và thiếu mạch lạc, như là từ miệng một kẻ điên khùng. Tuy nhiên Nicolai chưa bao giờ phát biểu một cách giản dị và thành thực như lần này, như là con người trước kia của anh đột nhiên đã biến đâu mất rồi. Anh không cảm thấy chút nào xấu hổ khi kể lại những cơn mê sảng của mình. Nhưng trạng thái ấy chỉ kéo dài trơng một lát rồi lại đột biến cũng như đã đột hiện.

- Thật là phi lý, - anh nói, trở lại trạng thái bực dọc nóng nảy. - Tôi sẽ đi hỏi bác sĩ.

- Phải đấy, - cụ Tikhon tán thành.

- Cụ có vẻ biết rõ về vấn đề này. Cụ đã từng gặp ai cũng bị mê sảng như tôi chưa?

- Cũng có vài trường hợp, ít lắm. Tôi chỉ nhớ rõ có một trường hợp giống như của ông. Một cựu sĩ quan sau khi

vợ chết - họ khăng khít với nhau lắm. Còn một trường hợp nữa, nhưng tôi chỉ nghe nói thôi, cả hai người đều

ra nước ngoài để chữa bệnh. Ông bị như thế này đã lâu

chưa?

- Chừng một năm, nhưng không sao. Tôi sẽ đi khám bác sĩ. Và tất cả chỉ là vớ vẩn, vớ vẩn khủng khiếp. Đó chỉ là

con người tôi dưới nhiều hình thái, chỉ có vậy. Tôi phải nói thêm... câu này vì có lẽ cụ nghĩ rằng chính tôi

cũng không biết chắc rằng đó là con người tôi chứ không phải là ma

quỉ.

Cụ Tikhon nhìn Nicolai và hỏi:

- Và... ông thực sự thấy nó à? - Như không hề nghi ngờ gì đó là một ảo giác. - Phải chăng ông đã đích thực nhìn

thấy một hình bóng hay một cái gì tương

tự?

- Tôi rất ngạc nhiên thấy cụ chú trọng đến điều đó. Tôi đã thưa cùng cụ là phải, tôi thấy nó. - Nicolai nói,

lại nổi giận. - Lẽ dĩ nhiên là tôi thấy, rõ ràng như tôi thấy cụ. Tuy nhiên đôi khi tôi thấy nó mà không dám

chắc rằng mình thấy. Đôi khi tôi không biết đâu là thực - đó là nó hay tôi... tất cả đều là vớ vẩn. Nhưng

chẳng lẽ cụ lại chẳng thể cho rằng đó thực sự là quỉ? - Anh nói tiếp, lớn tiếng cười và chuyển ngay sang

giọng nhạo báng. - Như vậy hợp với nghề của cụ hơn, cụ đồng ý

chứ?

- Là một chứng bệnh thì đúng hơn, tuy nhiên...

- Tuy nhiên làm sao?

- Có quỉ thật, tuy nhiên mỗi người quan niệm một khác.

- Bây giờ cụ lại nhìn xuống, - Nicolai nổi nóng, giọng mỉa mai, - bởi vì cụ xấu hổ cho tôi vì tôi đã tin nơi

quỉ, và cụ cho rằng trong lúc tôi giả bộ không tin có quỉ thì tôi lại tìm cách dò cụ xem có quỉ thực hay

không.

Cụ Tikhon mỉm cười một cách khó hiểu.

- Tôi xin thưa ngay với cụ rằng, - Nicolai nói tiếp, - tôi không có gì phải xấu hổ cả! Và xin cụ thứ lỗi, tôi

xin công khai, và không một chút ngượng ngập nào, tuyên bố rằng tôi thực sự tin ở quỉ, rằng tôi theo đúng

giáo điều mà tin tưởng là có quỉ như một nhân vật chứ không phải là một biểu tượng. Và tôi cũng muốn cụ tin

rằng tôi không cầu mong moi móc bí mật nào từ ai hết, tôi chắc đã nói

rõ.

Anh cười rộ lên, nóng nảy, bất thường. Cụ Tikhon ngắm anh tò mò nhưng cũng dè dặt và dịu dàng.

-  Cụ có tin nơi Chúa không? - Nicolai bất ngờ hỏi cụ.

- Có.

- Và sách nói nếu có đức tin thì bảo núi chuyển, núi cũng sẽ chuyển - cụ thứ lỗi cho, tất cả là vớ vẩn, nhưng tôi tò mò muốn biết cụ có thể di chuyển được một ngọn núi không?

- Nếu đó là ý Chúa thì được, - cụ Tikhon nhẹ nhàng đáp lại và lại đưa mắt nhìn xuống.

- Thì nó cũng chẳng khác gì Chúa di chuyển lấy. Tôi muốn hỏi là cụ - cá nhân cụ - có thể di chuyển được núi

không? Như đó là một ân thưởng vì tin nơi

Chúa.

- Có lẽ tôi không làm được.

- Cụ nói có lẽ? Khá, ha-ha! Nhưng tại sao cụ còn nghi ngờ?

- Vì tôi không hoàn toàn tin.

- Sao? Cụ cũng không hoàn toàn tin? Thật là điều bất ngờ đối với tôi, khi trông dáng cụ!

- Vâng - có lẽ đức tin của tôi hãy còn thiếu sót.

- Tuy nhiên cụ cũng tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ của Chúa, cụ có thể di chuyển được núi. Riêng điều đó đã là một thành tựu rồi. Ít nhất nó cũng chứng tỏ rằng cụ muốn có đức tin. Và tôi cũng thấy rằng cụ đã tiếp nhận câu chuyện di chuyển núi đó theo đúng nghĩa đen. Đó là điều rất có ý nghĩa. Một nguyên tắc rất tốt. Tôi nhận thấy là những thầy tế Levi116 lãnh đạo của chúng ta đã thiên nhiều về đạo Tin lành và sẵn sàng tìm cách dẫn giải những phép màu bằng tự nhiên. Thế còn hơn là trả lời như một ngài tổng giám mục kia đã thú nhận: “Tôi tin rất ít” - mặc dù nói cho ngay ta phải hiểu ngài lúc đó đang bị gươm kề cổ. Cụ cũng là một người Kito giáo, phải vậy chăng? - Nicolai nói rất nhanh, vẻ trịnh trọng xen lẫn với nhạo báng.

- Lạy Chúa, xin Chúa giữ cho con khỏi phải xấu hổ về thánh giá của Chúa. - Cụ Tikhon nói gần như thì thầm,

giọng đam mê một cách kì lạ, và cụ lại cúi đầu một lần nữa. Khóe môi của cụ bỗng giật nhanh, mạnh. Nicolai

cười lớn

hỏi:

- Giờ xin cụ cho biết là người ta có thể tin ở Quỉ mà không tin hoàn toàn ở Chúa không?

- Rất có thể, nhiều kẻ như thế lắm. - Cụ Tikhon ngước mắt lên và cũng mỉm cười.

- Và tôi cá là cụ cho rằng sự tin tưởng đó còn đáng quí hơn là sự hoàn toàn thiếu lòng tin? - Nicolai cười ha

hả.

- Không, trái lại. Tôi cho rằng sự vô thần tuyệt đối còn đáng kính hơn là lòng dửng dưng của người đời, - cụ

Tikhon nói giọng nhẹ nhàng và vui vẻ, nhưng đồng thời lo âu nhìn thẳng vào

khách.

- Tôi hiểu - thế ra cụ như vậy đó.

- Dù sao đi nữa người hoàn toàn vô thần cũng đứng ở nấc kế đỉnh trên chiếc thang đưa đến đức tin trọn vẹn. Hắn

có thể hay không tiến lên nấc chót - ai biết được? Còn những kẻ thờ ơ, chắc chắn là họ không có đức tin, chỉ

có sự sợ hãi xấu xa, mà ngay cả cái đó cũng chỉ có những kẻ nhạy cảm nhất trong bọn họ mới có mà

thôi.

- Hừ. Cụ đã đọc sách Khải huyền chưa?

- Rồi.

- Cụ có nhớ đến đoạn: “Viết gửi Thiên thần của Giáo hội ở Laodixe...?”

- Có.

- Cụ có đấy không. - Nicolai bị xúc động một cách kì lạ, anh đưa mắt tìm quyển Thánh kinh trên bàn viết của cụ

Tikhon. - Tôi muốn đọc cụ nghe đoạn ấy. Cụ có ở đây

không?

- Tôi thuộc lòng đoạn đó, - cụ Tikhon đáp.

- Cụ thuộc thật ư? Xin cụ đọc cho. - Nicolai nhìn xuống, hai bàn tay đặt trên đầu gối và chuẩn bị nghe. Cụ

Tikhon đọc cả đoạn, không sót một

chữ:

“Và cho thiên thần hội thánh Laodixe, hãy viết: Này lời phán dạy của Amen, chứng nhân trung thành và chân thật, uyên nguyên cho cả tạo thành của Thiên Chúa. Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi nóng hẳn hay lạnh hẳn đi! Vì ngươi hâm hẩm như thế, và chẳng nóng chẳng lạnh, thì Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta! Vì ngươi quả quyết: ta giàu, ta đã thành phú túc; ta chẳng thiếu thốn sự gì; - và ngươi không biết là ngươi là kẻ khốn nạn, đáng thương hại, nghèo nàn, đui mù, trần trụi...”

-  Thôi thế đủ rồi, - Nicolai ngắt lời. - Tôi rất mến cụ. Tôi cũng mến ông, - cụ Tikhon khẽ đáp lại.

Nicolai im lặng và trở nên trầm tư như trước đấy ít phút. Đó là một tâm trạng dồn dập kéo phủ anh - lần này là lần thứ ba rồi. Khi anh nói anh mến cụ Tikhon, hầu như anh cũng ở trong tâm trạng đó, và câu kia khi thốt ra anh cũng không ngờ. Một phút trôi quá.

- Ông đừng giận, - cụ Tikhon nói nhỏ, ngón tay cụ khẽ chạm vào khuỷu tay Nicolai, và cụ có vẻ bối rối lắm. Nicolai cau mặt giận dữ vặn lại:

- Sao cụ biết rằng tôi giận? - Cụ Tikhon còn đang lựa lời thì Xtavroghin đã ngắt lời cụ, nóng nảy lạ lùng! -

Tại sao cụ cho rằng tôi nhất thiết phải nổi giận? Phải. Tôi đang tức, cụ nói đúng - đó là vì tôi đã nói tôi

mến cụ. Cụ nghĩ đúng đấy, nhưng cụ là một kẻ tàn nhẫn, cụ coi bản chất con người chẳng ra cái gì hết. Kẻ

khác có thể không phải nổi giận - nhưng tôi... Cụ là một thứ thánh thiện nhà quê, và ưa lên

mặt.

Nicolai càng nói càng nổi giận và chắc chắn là anh không thèm giữ ý tứ gì hết.

- Nghe đây - anh tiếp, - tôi không ưa bọn mật thám và các nhà tâm lí học, là những kẻ soi mói vào tâm hồn tôi.

Tôi chẳng cần ai hết; tôi có thể tự xoay xở một mình. Hay cụ tưởng tượng rằng có thể tôi sợ cụ? - Cất cao

giọng, anh đưa mắt thách thức cụ Tikhon. - Có lẽ cụ nghĩ rằng tôi đến đây để thổ lộ cùng cụ một bí mật động

trời nào đó, và cụ đã mong đợi nghe chuyện đó với tất cả trí tò mò của lũ thầy tu? Tôi xin thưa rằng tôi sẽ

không kể gì cho cụ nghe hết; tôi sẽ không tiết lộ một bí mật nào hết, bởi vì tôi tuyệt đối bất cần cụ! Phải

nói thêm là chẳng có bí mật nào hết, ngoại trừ trong trí tưởng tượng của cụ mà

thôi.

Cụ Tikhon nhìn thẳng vào anh và nói:

- Ông ngạc nhiên vì Chúa thà chuộng thà chuộng người lạnh hơn người hâm hẩm. Ông không muốn chỉ là một người

hâm hẩm. Tôi có cảm tưởng là ông muốn làm một cái gì khác thường, có lẽ khủng khiếp. Ông đừng tự giày vò

nữa; hãy cho tôi

biết...

- Cụ tin chắc rằng tôi đến đây là có chuyện gì hay sao?

- Tôi... đoán vậy qua mặt ông, - cụ Tikhon nói nhỏ, đôi mắt nhìn xuống.

Nicolai tái mặt, hai tay hơi run. Trong mấy giây, anh lặng nhìn vào khoảng không, do dự. Sau hết, anh móc trong túi ra mấy tờ giấy in và đặt lên bàn.

- Những tờ giấy này là để phát đi, - anh nói giọng đứt quãng. - Chỉ cần dù chỉ một người đọc và hiểu nó thì tôi

sẽ chẳng còn giấu bất cứ ai nữa. Tôi đã quyết định như vậy. Cụ, thực ra tôi chẳng cần cụ tí nào hết, bởi vì

tôi đã quyết định. Nhưng cụ cứ coi đi - cụ đọc hết đi rồi hãy nói, nói cho tôi biết tất cả ý nghĩ của

cụ.

- Nhưng có thực là ông muốn tôi coi không?

- Cụ cứ đọc đi, không quan hệ gì.

- Tôi phải có kính mới đọc được, chữ nhỏ quá. Chắc in ở nước ngoài.

- Kính của cụ đây.

Nicolai đưa kính cho cụ và ngả người trên trường kỉ. Không nhìn anh, cụ Tikhon bắt đầu đọc.

2117

Chắc chắn mấy tờ giấy đó in ở nước ngoài. Ba tờ giấy viết thư nhỏ loại thường, chi chít những chữ và ghim với nhau. Chắc từ một nhà in lậu của người Nga ở nước ngoài, và mới nhìn thì thấy y hệt một tờ truyền đơn. Nhan đề: “Xtavroghin gửi”

Tôi để nguyên văn tài liệu này vào trong truyện. Tôi chỉ mạn phép sửa những lỗi chính tả - không phải là ít - và đó là điều làm tôi rất ngạc nhiện, và tác giả hiển nhiên là người có học thức, có thể nói là đọc rộng. Tôi không thay đổi gì về cách hành văn, mặc dù cũng có đôi chỗ sai. Tác giả hiển nhiên không phải là một con người văn vẻ.

Tôi cũng xin mạn phép đưa ra một nhận xét, mặc dù chưa phải lúc. Theo ý tôi đây là một tài liệu bệnh hoạn - sản phẩm của con quỉ đã ám người đàn ông đó. Ta có cảm tưởng một người đau đớn, quằn quại trên giường, cố tìm một thế nằm khả dĩ làm êm nhẹ được cơn đau, dù chỉ là trong chốc lát. Hoặc có thể chỉ là để được đổi sang một thế nằm mới chẳng kém phần đau đớn. Hiển nhiên là đến mức này thì không thể có vấn đề thế nằm của mình có tao nhã hoặc coi được hay không. Tư tưởng chính trong tài liệu này là cái nhu cầu thê thảm và trần truồng muốn đi tìm một hình phạt, một cây thập tự, một sự hành quyết trước công chúng. Ý muốn được đóng đinh trên cây thập tự lại phát xuất từ một người không tin vào cây thập tự - riêng đó “cũng đủ là một tư tưởng rồi”, như ông Xtepan có lần nhận xét, mặc dầu khi đó ông nghĩ đến chuyện khác.

Tài liệu này, tuy có vẻ giống như một lời bộc lộ mạnh mẽ và không kiềm chế, thật ra nhắm một mục đích rõ rệt. Tác giả nói rằng anh cần phải viết ra, anh bị bắt buộc - và đó là điều hoàn toàn đúng. Nếu anh có thể tránh được việc đó thì anh sẽ sung sướng biết bao - nhưng, vì không tránh được, anh đã nhân dịp mà tuôn ra mạnh mẽ. Thật vậy, con bệnh đã lăn lộn trên giường, cố thoát cơn đau này để lại rơi vào cơn đau khác; dường như tác giả nghĩ rằng đứng ra thách thức xã hội còn ít đau đớn hơn, nên anh đã đứng lên.

Thật vậy, sự hiện hữu của tài liệu này báo trước một sự thách thức mới, bất ngờ, và láo xược đối với xã hội. Tác giả chỉ có một ý muốn: sớm được vật nhau với kẻ thù. Có lẽ ý định công bố những trang đó cũng tương đương với việc cắn tai ông tổng đốc một lần nữa, mặc dầu bằng một đường lối khác? Tôi không hiểu tại sao nay tôi lại nghĩ như vậy, sau khi bao nhiêu điều đã trở nên sáng tỏ. Tôi không mong chứng minh sự xác thực của tài liệu, cũng như không muốn nói rằng đó là một lời thú tội giả mạo, hoàn toàn bịa đặt. Hình như sự thật nằm giữa hai giả thuyết đó.

Dù sao, tôi cũng đã nói trước quá dông dài: trở lại với tài liệu thì hơn. Đây là những gì cụ Tikhon đọc:

Xtavroghin gửi.

Tôi, Nicolai Xtavroghin, sĩ quan lục quân hưu trí, đã ngụ tại Petersburg năm 186..., tự trầm mình trong trụy lạc mà không thấy khoái lạc gì. Có thời kì tôi đã mướn ba nơi ở. Nơi tôi thực sự cư ngụ là một căn buồng có đầy tớ lo việc quét dọn và thổi nấu cho tôi, Maria Lebiadkina, nay là vợ chính thức của tôi, hồi đó cũng ngụ tại tòa nhà này. Hai phòng kia tôi trả tiền hàng tháng và để dùng vào chuyện tình tọt của tôi. Tôi dùng một phòng để tiếp một cô người tình của tôi, còn phòng kia là để tiếp cô hầu của cô ta. Có một dạo tôi thích thú với ý nghĩ cho hai nàng chạm trán nhau. Tôi muốn bố trí để bà mệnh phụ phu nhân và con hầu gặp nhau có mặt bạn bè tôi và cả đức ông chồng. Biết tính họ, tôi dự đoán là chơi khăm họ như thế sẽ mang lại cho tôi nhiều lí thú.

Để sắp xếp cuộc tao ngộ này, tôi buộc phải năng đến căn phòng thuê ở phố Hàng Đậu là nơi tôi thường gặp cô hầu. Tại nơi này tôi chỉ thuê có một phòng của một gia đình nghèo ở lầu ba. Họ ở một phòng nhỏ kế bên, chật chội quá nên luôn luôn để hé cửa. Điều đó tiện cho tôi. Người chồng, để râu và mặc áo choàng dài, làm việc ở một văn phòng nào đó và vắng nhà cả ngày. Người vợ chừng bốn mươi tuổi, thường phá những quần áo cũ để may lại thành đồ mới, và cũng thường phải vắng nhà để đi giao hàng: Trong nhà chỉ còn có tôi và đứa con gái của họ, khoảng mười bốn tuổi, trông còn con nít hoàn toàn. Tên nó là Mat’riosa. Bà mẹ yêu nó tuy dữ đòn và luôn luôn gắt gỏng, như đàn bà thuộc loại này. Con bé hầu hạ và dọn dẹp cho tôi. Tôi không còn nhớ số của tòa nhà này. Tôi đã thăm hỏi và nay tôi biết rằng nhà này đã bị phá bỏ; hiện nay nơi đây có một tòa nhà rất lớn mới được xây cất trên đất của hai hay ba tòa nhà cũ. Tôi không biết gia đình đó họ gì, nếu có biết thì cũng quên rồi. Người vợ có tên là Xtepanida; người chồng tên gì thì tôi không nhớ nữa. Tôi không biết nay họ ở đâu. Nếu ai muốn tìm ra họ, nhờ cảnh sát Petersburg thì chắc sẽ tìm ra được. Căn phòng này nhìn xuống một góc sân ở dưới. Tòa nhà quét vôi mầu xanh nhạt. Chuyện đó xảy ra vào tháng sáu.

Một hôm tôi không thấy con dao nhíp trên bàn; con dao đó kể ra tôi cũng không cần gì đến. Tôi nói với bà chủ nhà, cũng chẳng nghĩ rằng con bé có thể bị đòn vì vụ đó. Không may là bà mẹ vừa mới nổi tam bành với con bé, vi nghi ngờ nó đã lấy một mụn vải để may áo cho con búp bê của nó. Bà ta còn túm tóc nó nữa. Khi tìm ra mụn vải lấp dưới khăn bàn, con bé chỉ im lặng nhìn mẹ, không một lời trách móc. Tôi nhận thấy con bé đã cố tình không thốt ra một lời. Tôi nhận thấy điều đó và lần đầu tiên nhìn kĩ con bé - trước đó, tôi chẳng để ý gì. Tóc nó mầu vàng nhạt, nó có tàn nhang, khuôn mặt bình thường; nhưng ở người nó có một cái gì rất ngây thơ, an lành, vô cùng dịu dàng và bình dị. Bà mẹ bực tức vì con bé không than thở gì mà cứ ngậm câm. Đúng lúc đó thì xảy ra vụ con dao. Bà mẹ đang điên ruột vì vừa mới đánh oan con bé. Bà túm mấy cây roi và, ngay trước mặt tôi, quất con bé đến rớm máu. Có lẽ vì sự hiện diện của tôi nên Mat’riosa không kêu khóc. Mỗi roi nó lại nấc lên một cách lạ kì, và sau khi bà mẹ thôi đánh rồi, nó còn tiếp tục nấc lên cả giờ nữa.

Con bé bị đòn rồi tôi mới thấy con dao trên giường ngủ, trong cái chăn. Không nói gì với ai, tôi bỏ con dao vào túi, ra đường và vứt bỏ ở một phố xa để không ai biết. Ngay khi đó tôi ý thức được rằng tôi vừa có một hành vi hèn nhát, nhưng cũng lúc đó một cảm giác khoái lạc thiêu đốt tôi như một thỏi sắt nóng và xâm chiếm tất cả tư tưởng tôi. Tôi phải nói rõ là trước đó tôi cũng đã từng biết đủ mọi thứ khoái lạc quái ác và tôi cũng đã từng cầu lạc đến mức điên rồ, hay nói đúng hơn, một cách phóng túng, bướng bỉnh, nhưng chưa bao giờ đến mức mất tự chủ. Ngay khi một cảm xúc bừng bừng, tôi vẫn có cảm giác còn tự chủ và có thể ngưng tất cả lại nếu tôi muốn, mặc dù tôi rất ít khi chọn quyết định ngưng lại. Đến đây tôi xin tuyên bố là tôi không muốn trốn tránh trách nhiệm về các tội ác của tôi, dù là đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bệnh hoạn.

Sau hai ngày khóc lóc, con bé càng thêm thầm lặng. Tuy nhiên tôi tin chắc là nó không oán tôi, và cùng lắm thì nó cũng chỉ cảm thấy xấu hổ vì bị trừng phạt kiểu đó trước mặt tôi như vậy. Nhưng vì bản tính quen chịu đựng, nó chỉ giận nó chứ không giận ai khác về cái nhục mà nó đã phải chịu. Điều đó rất quan trọng để hiểu được mọi sự đã xảy ra.

Sau vụ đó, tôi ở nhà ba ngày liền. Trong chung cư này, thiên hạ chui rúc trong các buồng nhỏ nồng nặc mùi đồ ăn. Đa số là tiểu công chức, thất nghiệp hay thuộc hạ cấp, y sĩ nông thôn tương lai chờ ngày về làng, và người Ba Lan thuộc đủ loại. Tất cả đều khúm núm đối với tôi, tôi còn nhớ nhiều mặt trong bọn họ. Trong cái thế giới hỗn tạp đó tôi sống rất cách biệt - nghĩa là cách biệt với những người trong chung cư thôi, - bởi vì tôi có những bạn của tôi, rất hết lòng với tôi và mến tôi thắm thiết do cái túi tiền của tôi. Tụi chúng tôi lộn xộn lắm; mọi người trong chung cư sợ tụi tôi và đối xử với chúng tôi rất kính nể, mặc dù chúng tôi chọc phá họ - đôi khi làm những chuyện thật không tha thứ được. Tôi xin nói rằng giá hồi đó tôi có bị đày đi Xibir tôi cũng cóc cần. Cũng có thể tôi tự thắt cổ vì buồn chán và nếu tôi đã không làm vậy ấy là vì hồi đó tôi mong đợi một cái gì, như là tôi đã mong đợi cả đời tôi. Tôi nhớ là hồi đó tôi đang quan tâm nhiều đến thần học. Nó cũng giải trí tôi được một thời gian, nhưng sau đó mọi sự lại trở nên nhàm chán hơn. Về quan điểm chính trị thì hồi đó tôi muốn tọng thuốc súng vào bốn góc thế giới này và cho tất cả nổ tung lên mây - nếu làm như thế cũng bõ công. Tuy nhiên, nếu tôi có làm như vậy thì cũng không phải vì tinh nghịch mà chỉ vì buồn chán.

Thực ra tôi không theo phái xã hội. Tôi ưa nghĩ rằng tôi mắc một bệnh nào đó. Có lần tôi hỏi đùa bác sĩ Dobroliubov - ông cùng với gia đình sống đói rách trong một căn buồng nhỏ - rằng ông có biết thuốc nào uống cho người ta có tinh thần công dân không; và ông ta đã trả lời: “Không, chẳng có thuốc nào cho tinh thần công dân, nhưng tôi có thể chỉ cho ông thứ gây tinh thần tội ác”, và ông có vẻ tự đắc, mặc dầu ông chẳng có đồng xu dính túi và phải nuôi một bà vợ bụng mang dạ chửa với hai đứa con gái nhỏ. Tuy nhiên, đến đây tôi phải nêu nhận xét rằng nếu thiên hạ không được luôn luôn bằng lòng với mình thì chắc chẳng ai muốn kéo dài cuộc sống.

Vậy là tôi ở đó trong ba ngày liền, rồi trở lại căn phòng ở phố Hàng Đậu. Bà mẹ đang sửa soạn để đi phố với mớ hàng may, còn ông bố thì vắng nhà như thường lệ. Mat’riosa một mình ở nhà. Các cửa sổ trông xuống sân đều mở. Có nhiều thợ sống trong tòa nhà này, và suốt ngày tầng nào cũng vang lên tiếng hát lẫn tiếng búa đập. Tôi ở đó hơn một giờ rồi và suốt thời gian đó, Mat’riosa ngồi trên ghế đầu trong buồng nhỏ của gia đình nó. Nó quay lưng lại tôi và đang khâu một cái gì. Sau cùng nó ê a một điệu hát, rất nhẹ nhàng, như đôi khi nó vẫn hát. Tôi rút đồng hồ ra. Hai giờ chiều. Tim tôi đập cuồng nhiệt. Tôi đứng dậy đến bên nó. Trên cửa sổ có nhiều cây xương rồng, hoa rực rỡ dưới ánh nắng. Im lặng, tôi ngồi xuống cạnh nó. Nó giật nảy người lên. Tôi cầm tay nó đưa lên môi hôn, đẩy nó ngồi lại trên ghế, và nhìn thẳng vào mắt nó. Cái hôn tay của tôi làm nó bật cười, như trẻ con cười, nhưng chỉ một giây sau đó nó lại vùng lên, mặt méo mó vì sợ hãi. Nó nhìn tôi không chớp, đôi mắt mở lớn hoảng hốt, và đôi môi run rẩy. Tuy nhiên nó không la lên. Tôi lại hôn tay nó, rồi đặt nó ngồi lên đùi. Nó quay mặt đi và đột nhiên mỉm cười, ngượng ngập, mặt đỏ ửng vì xấu hổ. Tôi nói thầm vào tai nó đôi câu và cười. Sau cùng xảy ra một điều rất lạ lùng. Không bao giờ tôi quên được điều đó và hồi ấy nó đã làm tôi hoàn toàn sửng sốt. Con bé đột nhiên đưa tay ôm lấy cổ tôi và hôn tới một cách liều lĩnh, mặt nó biểu lộ vẻ hoan lạc tuyệt đối. Tôi đứng dậy, sửng sốt thấy một con bé như nó lại có cử chỉ như vậy. Tôi thấy thương nó và điều đó làm tôi nổi giận..”.

Đến đây là hết tờ giấy và câu kia bị ngưng nửa chừng. Tôi phải nói là thực ra tất cả có năm tờ118. Cụ Tikhon chỉ cầm có một tờ, bốn tờ kia vẫn ở trong tay Nicolai. Khi cụ Tikhon nhìn anh có vẻ hỏi thêm, Nicolai từ trước vẫn chờ cụ ngước nhìn, đưa cho cụ, đoạn tiếp.

- Nhưng thiếu mà, - cụ Tikhon nói, nhìn tờ giấy. - Ông coi đây, ông đưa cho tôi tờ 3. Thiếu tờ 2.

- Tôi biết rồi, nhưng lúc này kiểm duyệt còn giữ tờ 2, - Nicolai vội vã trả lời, gượng cười. Trong lúc cụ

Tikhon đọc, anh ngồi không động đậy, nhìn cụ với đôi mắt của kẻ đang lên cơn sốt. - Rồi cụ sẽ có tờ đó, khi

nào cụ xứng đáng đọc, - anh nói thêm một cách tự nhiên nhưng không làm ai tin được. Anh cười lớn nhưng trông

vẫn đáng thương. Cụ Tikhon

nói:

- Chúng ta đã tới điểm này rồi thì tôi nghĩ rằng đọc hay không đọc tờ đó cũng vậy thôi.

- Cụ nói cũng vậy thôi là thế nào? Tại sao cụ lại nói vậy? - Nicolai nóng nảy hỏi, ngả người về phía trước. -

Có khác chứ! Tôi thấy cụ rất ưa nghi ngờ những chuyện tởm nhất, hệt như tất cả bọn thầy tu. Tôi nghĩ tu sĩ

mà làm cảnh sát điều tra thì

nhất.

Cụ Tikhon im lặng nhìn anh.

- Cụ đừng tưởng tượng nữa, - Nicolai nói. - Thật không phải lỗi tự tôi nếu con bé ngu ngốc đến nỗi hiểu lầm

tôi. Chẳng có chuyện gì xảy ra - chẳng có gì

hết!

- Tạ ơn Chúa, - cụ Tikhon nói khẽ và làm dấu.

- Giải thích tất cả mọi sự thì lâu quá. Đó là một sự hiểu nhầm về tâm lí.

Nicolai đột nhiên đỏ mặt và trên mặt anh để lộ sự chán chường, buồn bã - và tuyệt vọng. Hai người im lặng và cũng chẳng nhìn nhau trong hơn một phút.

- Tôi nghĩ dù sao cụ cũng nên đọc đi. - Nicolai vừa nói vừa lấy ngón tay quệt mồ hôi lạnh nhỏ giọt từ lông mày.

- Và tôi nghĩ cụ không nên nhìn tôi thì hơn. Tôi cảm thấy như trong giấc mơ - và - và - cụ đừng làm tôi hết

chịu nổi, - anh hạ giọng nói

thêm.

Cụ Tikhon không nhìn Nicolai nữa, cụ cầm lấy tờ thứ ba và đọc một mạch đến hết. Không còn chỗ nào thiếu nữa. Tuy nhiên tờ thứ ba bắt đầu từ giữa câu. Đúng như dưới đây:

“... qua một cơn sợ hãi thực sự tuy rằng không mãnh liệt quá119. Sáng hôm đó tôi cảm thấy thực sự vui vẻ, và rất tử tế với cả bọn họ và cả đám chúng tôi đều hả hê. Nhưng tôi bỏ rơi họ và đi đến phố Hàng Đậu: Tôi gặp con bé khi tôi chưa lên thang. Người ta mới sai nó đi mua đồ gia vị ở tiệm tạp hóa về, và khi trông thấy tôi, nó hốt hoảng cắm đầu chạy lên cầu thang. Nó cảm thấy kinh hoàng hơn là sợ hãi, một nỗi kinh hoàng làm con người tê cứng lại. Khi tôi lên hết cầu thang thì mẹ hó đã tát nó về tội chạy bổ như thế, và nhờ đó mà lí do đích thực làm con bé sợ hãi đã được ém nhẹm. Và như vậy là chẳng còn gì đáng lo cả. Con bé trốn trong một xó nào và suốt thời gian tôi ở đó không thấy mặt nó đâu. Tôi ở trong buồng của tôi chừng một giờ rồi lại đi.

Nhưng về đêm, tôi lại sợ và lần này sợ hơn trước. Tệ hại nhất là tôi sợ và biết là mình sợ thật. Thật không có gì vô lí và nhục cho bằng! Tôi chừa hề biết sợ hãi, dù rằng trước hay sau việc đó - không bao giờ! Nhưng lần này tôi thật là sợ - sợ run lên. Tôi ý thức rõ rệt điều đó và cảm thấy nhục nhã một cách kinh khủng. Nếu được phép chết thì tôi đã tự tử rồi, nhưng tôi nghĩ rằng tôi không đáng được chết. Tuy nhiên, đó chẳng phải là lí do khiến tôi không tự tử - cũng là vì quá sợ hãi mà tôi đã không làm vậy. Người ta tự tử vì sợ hãi, nhưng cũng vì sợ hãi mà còn đeo đuổi cuộc sống. Bắt đầu là không dám tự tử rồi sau đó tự tử trở thành một việc không thể làm được. Ngoài ra, đêm đó, ngồi trong buồng, tôi căm thù con bé và quyết định phải giết nó.

Với ý định đó, tôi vội vã đi đến phố Hàng Đậu khi trời mới rạng đông. Suốt dọc đường tôi nghĩ cách nhục mạ nó và rồi giết nó. Điều làm cho tôi căm hờn nó nhất là nhớ lại nụ cười của nó; nó làm nảy sinh lòng khinh bỉ lẫn với cảm tưởng kinh tởm bệnh hoạn trong tâm hồn tôi. Nó đã tưởng tượng những gì mà vòng tay ôm cổ tôi như vậy! Nhưng khi tôi đến kè Fontanca thì tôi lại thấy sợ hãi. Tôi có một cảm giác mới lạ, kinh hoàng. Tôi quay về nhà và nằm dài trên giường, rét run, tràn ngập sợ hãi đến nỗi không còn biết ghét con bé nữa. Tôi không còn muốn giết người nữa, và đó là điều tôi đã nhận thức được trên kè Fontanca. Lúc đó lần đầu tiên trong đời tôi hiểu là sự sợ hãi, nếu đủ cao độ, có thể tiêu diệt lòng căm thù và cả đến mọi ý muốn trả thù.

Tôi thức dậy khoảng giữa trưa và cảm thấy hoàn toàn dễ chịu. Tôi hơi hổ thẹn về những ý nghĩ ngày hôm trước, về ý muốn giết con bé. Điều đó làm tôi khó chịu. Tôi phải đi đến phố Hàng Đậu tuy rằng tôi không muốn đến đó. Tôi nhớ rõ là trên đường đi tôi thèm muốn được có chuyện cãi lộn với ai, một vụ cãi lộn kịch liệt. Khi tôi đến căn buồng tôi thuê ở Hàng Đậu thì thấy cô hầu Nina Xavelievna đã chờ đợi tôi ở đó đến một giờ. Cô nàng đã tự ý đến đây và đang lo sợ rằng tôi có thể không bằng lòng. Cô ta bao giờ cũng đến như vậy. Tôi thực ra không thích ả, nhưng lần này được, gặp ả tôi bằng lòng lắm. Điều đó làm ả sung sướng. Cô ả cũng khá xinh, kín đáo, và có những cử chỉ đẹp lòng những người thuộc giai cấp trung lưu thấp. Bà chủ nhà của tôi quý cô lắm. Tôi gặp hai người đang ngồi uống cà phê và bà chủ nhà có vẻ chịu chuyện. Tôi cũng đưa mắt nhìn Mat’riosa đứng trong một góc ở buồng bên: con bé đứng yên và u sầu nhìn mẹ cùng khách. Khi tôi vào nó không chạy trốn như hôm trước, và điều đó làm tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi để ý thấy nó có vẻ gầy, mệt mỏi, và chắc bị sốt. Tôi nồng nàn và thân mật với Nina suốt lần này và cô ả ra về hỉ hả lắm. Tôi rời khỏi buồng cùng lúc với Nina và suốt hai ngày sau tôi không lai vãng tới phố Hàng Đậu. Tôi chán ngấy nơi đó rồi. Vậy mà tôi cũng nhớ nơi đó.

Sau cùng tôi quyết định chấm dứt tất cả. Tốt nhất là rời bỏ Petersburg. Tâm trạng của tôi đã đến mức đó! Nhưng khi tôi đến phố Hàng Đậu để cho họ biết là tôi không thuê căn buồng nữa thì thấy bà mẹ lo buồn và hoảng hốt lắm: Mat’riosa đã đau ba hôm nay và đã mê sảng suốt ba đêm liền. Tất nhiên tôi hỏi ngay nó đã nói mê những gì (Chúng tôi thì thầm nói chuyện trong buồng của tôi). Bà kể cho tôi là con bé trong cơn mê sảng đã nói về “những điều thật là kinh khủng. Nó nói: Tôi đã giết Chúa”. Tôi đề nghị mời bác sĩ và nhận trả tiền nhưng bà không chịu.

- Nhờ ơn Chúa tự nhiên nó sẽ khỏi. Vả lại nó đâu có lúc nào cũng liệt giường. Sớm nay nó còn ra tiệm tạp hóa mà.

Tôi quyết định gặp riêng Mat’riosa, và bởi vì bà chủ nhà tiết lộ rằng khoảng năm giờ chiều bà phải có mặt ở cuối thành phố, tôi định là sẽ trở lại đây. Tuy nhiên, tôi không biết tại sao tôi muốn trở lại đây và làm gì.

Tôi ăn tại một quán, và đúng nằm giờ mười lăm tôi trở lại. Như thường lệ tôi mở cửa bảng chìa khóa của tôi. Con bé ở nhà một mình, nằm trên giường mẹ, sau tấm màn gió. Tôi thấy nó ngóc đầu lên nhìn tôi, nhưng tôi giả bộ không trông thấy. Các cửa sổ đều mở. Thời tiết ấm, có lẽ nóng nữa. Tôi đi lại trong buồng một lát rồi ngồi lên giường. Nay tôi còn nhớ rõ mỗi phút giây lúc đó. Không hiểu tại sao, rõ rệt là tôi lấy làm thích thú để Mat’riosa phải hồi hộp chờ đợi bằng cách là không nói gì với nó cả. Tôi chờ đợi cả một giờ. Đột nhiên, nó vùng dậy khỏi giường sau bức màn gió. Tôi nghe rõ tiếng chân nó nện trên sàn khi nó nhảy khỏi giường, rồi tiếng những bước chân hối hả của nó. Rồi tôi thấy nó hiện ra đứng trước cửa buồng tôi. Khi đó lòng dạ tôi ti tiện biết bao, tôi lấy làm hài lòng thấy con bé đã phải đi bước trước. Ôi, tôi thật đáng khinh và quả thật nhục nhã quá.

Con bé đứng đó và im lặng nhìn tôi. Từ mấy ngày nay tôi không nhìn gần nó, quả tình nó thật là gầy. Mặt nó như quắt lại và đầu nó như bị hun lửa. Mắt nó mở to hơn và sự dò hỏi câm nín trong đó làm tôi xúc động. Tôi ngồi im không động đậy, nhìn lại nó. Thế rồi đột nhiên tôi lại cảm thấy lòng căm thù sôi sục trong tim tôi. Mat’riosa có vẻ không còn sợ tôi nữa, và tôi nghĩ có thể nó mê sảng. Nhưng không phải. Đột nhiên nó lúc lắc cái đầu, theo kiểu những người bình dân chất phác thường làm để tỏ sự chê trách. Rồi bất ngờ nó giơ nắm tay nhỏ bé lên như đe dọa. Thoạt đầu tôi thấy cử chỉ đó ngộ nghĩnh nhưng rồi tôi không chịu đựng được nữa. Tôi đứng dậy và tiến lên một bước về phía nó. Mặt nó lộ vẻ tuyệt vọng không thể tường tượng được ở một đứa bé. Nó vẫn lúc lắc cái đầu trách móc và giơ nắm tay đe dọa tôi. Tôi nói với nó, nhẹ nhàng và tử tế, bởi vì tôi sợ nó. Nhưng tôi nhận thức ngay được rằng nó không nghe tôi và điều đó làm tôi càng kinh hãi. Đột nhiên, nó lấy hai tay che mặt như nó đã làm lần trước, đến bên cửa sổ và đứng đó quay lưng lại tôi. Tôi cũng quay đi không nhìn nó nữa và ngồi xuống gần cửa sổ. Cho đến nay tôi cũng không hiểu được khi đó tôi chờ đợi cái gì và tại sao tôi lại không rời bỏ nơi đó ngay lúc ấy. Bởi vì dường như thực sự tôi đang chờ đợi một cái gì. Có lẽ tôi ngồi lại đó một lúc rồi sẽ đứng dậy và giết nó, chỉ cốt để chấm dứt mọi sự trong niềm tuyệt vọng của tôi. Nhưng ngay lúc ấy tôi lại nghe thấy tiếng chân vội vã của nó. Nó ra khoảng hàng ba lát gỗ dẫn đến cầu thang. Tôi đứng dậy và chạy ra cửa; tôi chỉ vừa kịp thoáng thấy nó đi vào buồng xép dùng để chứa đồ lặt vặt, cạnh nhà cầu. Tôi ngồi xuống gần cửa sổ và một lần nữa lại nghĩ đến chết chóc. Cho đến nay, tôi vẫn không thể hiểu tại sao tôi lại nghĩ trước tiên đến điều đó. Chắc phải có gì xui khiến. Tôi thực không thể tin được rằng ý nghĩ đó tự nhiên lóe trong đầu tôi, nhưng - tôi nhớ lại rất rõ ràng và nhớ cả tim tôi đập mạnh như thế nào.

Một phút sau tôi nhìn đồng hồ để coi giờ đúng. Tại sao lại cần phải ghi nhận giờ đúng, nay tôi cũng không hiểu - tôi chỉ có thể nói được là tôi ráng ghi nhận tất cả mọi sự. Vì vậy, đến nay tôi còn nhớ mọi chi tiết, tất cả như đang xảy ra trước măt tôi. Chiều đã muộn. Một con ruồi vo ve và đậu lên mặt tôi. Tôi bắt nó, kẹp nó trong mấy ngón tay một lát rồi thả nó ngoài cửa sổ. Dưới sân một cái xe lăn bánh ầm ĩ. Một người thợ may đang lớn tiếng hát; hắn ngồi ở cửa sổ trông sang một góc sân. Tôi có thể nhìn thấy hắn đang làm việc. Lúc đó tôi chợt nghĩ rằng, vì không ai trông thấy tôi đi qua sân để lên lầu, tôi không nên để người ta thấy tôi ở đây và rời khỏi nơi đây. Vì vậy, tôi kéo ghế lùi xa cửa sổ để các người ở trong chung cư không nhìn thấy tôi. Ôi, tôi thật bỉ ổi quá! Tôi cầm một quyển sách lên nhưng lại bỏ ngay xuống. Rồi tôi bắt đầu quan sát một con nhện nhỏ xíu mầu đỏ trên một lá xương rồng và chợp mắt thiếp đi. Nay tôi còn nhớ mọi sự cho đến lúc cuối cùng.

Đột nhiên, tôi rút đồng hề ra. Con bé đã rời khỏi buồng được hai mươi phút. Tôi quyết định đợi đúng mười lăm phút nữa. Tôi tự đặt cho tôi thời gian đó. Tôi cũng có ý nghĩ là có thể con bé đã trở lại buồng trong thời gian tôi thiếp đi. Nhưng không thể được: có một sự im lặng chết chóc và tôi có thể nghe được tiếng vo ve của từng con ruồi nhỏ. Tim tôi lại bắt đầu đập mạnh. Tôi rút đồng hồ ra: vẫn còn ba phút nữa mới phải đi. Tôi ép mình ngồi cho đủ, mặc dầu tim tôi đập nhức nhối. Rồi tôi đứng dậy, đội mũ, mặc áo choàng và nhìn quanh phòng xem tôi có để lại dấu vết nào không. Tôi đặt chiếc ghế lại gần cửa sổ hơn, vào chỗ cũ của nó. Xong rồi tôi khẽ mở cửa, đi ra rồi khóa lại bằng chìa khóa của tôi, và đi đến căn buồng xép. Cửa đóng nhưng không khóa. Mặc dù biết là cửa không khóa, tôi vẫn không mở mà chỉ kiễng chân lên và dòm qua khe hở phía trên cánh cửa. Và ngay lúc tôi kiễng chân lên, tôi nhớ lại rằng trước đó, khi tôi còn ngồi gần cửa sổ và ngắm con nhện đỏ, tôi cũng đã tự nhìn thấy tôi đi qua chỗ này, kiễng chân lên để nâng tầm mắt tới khe hở này. Tôi kể lại chi tiết này để chứng minh lúc đó tôi rất minh mẫn vì vậy không thể cho rằng tôi bị khủng hoảng tinh thần hay vô trách nhiệm về hành vi của tôi. Tôi nhòm qua khe cửa. Một lúc lâu tôi mới nhận ra sự vật vì ở đó tối, nhưng không đến nỗi hoàn toàn đen kịt. Nhưng sau cùng tôi cũng thấy mọi thứ cần phải nhìn.

Rồi tôi quyết định rời khỏi nơi này. Tôi xuống thang. Tôi không gặp một ai - sau này sẽ không có ai vạch mặt chỉ tên tôi được. Ba giờ sau, tôi và lũ thủ hạ của tôi mặc sơ mi trần ngồi uống trà và đánh bài với một cỗ bài hoen ố. Rồi Lebiadkin ngâm thơ, những thằng khác kể chuyện. Lần này chúng tôi nói chuyện có duyên và thông minh chứ không nhạt nhẽo và đần độn như thường lệ. Hôm đó có cả Kirillov. Trên bàn có chai rượu rum nhưng ngoài Lebiadkin ra không ai đụng tới. Prokhor Malov đưa ra nhận xét: “Khi Nicolai không ủ ê và vui vẻ thì tất cả chúng ta đều vui mừng và tỏ ra thông minh hơn”. Tôi còn nhớ là hắn nói vậy; điều đó cho thấy là tôi vui vẻ chứ không phải ủ ê, và tôi cũng đã có nói những điều thông minh. Tuy nhiên nay tôi vẫn còn nhớ rõ ràng lúc đó tôi biết chắc rằng tôi phải là một thằng hèn nhát, ti tiện, và đáng tởm nên mới có thể cảm thấy nhẹ nhõm và tôi cũng biết rằng sẽ không bao giờ tôi còn tự trọng được nữa, suốt đời tôi, sau khi tôi chết - không bao giờ nữa. Hơn nữa tôi thấy câu ngạn ngữ Do Thái “Rắm ai vừa mũi người nấy” áp dụng đúng cho tôi. Tôi nói vậy bởi vì mặc dầu tôi thấy tôi đáng tởm, sự kiện đó cũng không làm tôi bận lòng hay làm tôi hổ thẹn cho lắm.

Chính lúc đó, trong khi uống trà và chuyện gẫu với tụi nó, nói lung tung chuyện này chuyện nọ, lần đầu tiên trong đời tôi tự đặt thành một công thức rõ rệt ý tưởng rằng tôi không biết và cũng không cảm thấy điều ác là cái gì. Không phải chỉ đơn giản là tôi đã mất nhận thức về thiện và ác, mà tôi nghĩ rằng chẳng có gì là thiện hay ác (tôi thích nhận định đó); rằng tất cả chỉ là một định ước; rằng tôi có quyền không để bị ràng buộc; nhưng nếu tôi đạt được tới cái tự do đó thì cũng là rồi đời tôi. Đó là lần đầu tiên tôi ý thức được điều đó và đặt thành công thức, đúng lúc đang ngồi uống trà, cười lớn và nói lang bang, tôi chẳng còn nhớ đã nói những gì. Đôi khi những tư tưởng sáo, cổ lỗ làm người ta xúc động, tưởng như hoàn toàn mới lạ, ngay khi đã trên năm mươi tuổi đầu.

Nhưng tôi vẫn chờ đợi xảy ra chuyện gì. Và thật vậy, khoảng mười một giờ đứa con gái nhỏ của người gác cửa ở tại chung cư ở phố Hàng Đậu đến và nói với tôi Mat’riosa đã thắt cổ tự tử. Tôi đi ngay đến đó và yên lòng khi thấy chính bà chủ nhà cũng không biết tại sao bà đã nhờ con bé đến tìm tôi. Tất nhiên bà ấy đang than khóc như loại phụ nữ này thường làm trong trường hợp tương tự. Có những kẻ hiếu kì và, dĩ nhiên, có cảnh sát. Tôi ở đó một lát rồi bỏ đi.

Họ chẳng làm phiền tôi gì hết, chỉ hỏi những câu thường lệ. Tôi chẳng nói gì ngoại trừ sự kiện con bé bệnh và mê sảng, tôi đã đề nghị mời bác sĩ và chịu tiền. Họ có hỏi sơ qua về con dao nhíp bị mất, và tôi kể là mẹ con bé đã đánh nó vé tội đó, nhưng chuyện chẳng có gì đặc biệt. Họ không tìm ra gì về việc chiều hôm đó tôi có ghé lại nhà. Và thế là xong.

Tôi không đến phố Hàng Đậu trong cả một tuần và sau đó tôi đến trả căn buồng cho họ. Bà chủ nhà hãy còn than vãn, tuy rằng bà đã trở lại cắt may những mụn vải rách của bà.

- Chỉ tại con dao nhíp của ông mà tôi đã bất công với nó, - bà nói câu đó không có ý trách móc gì cho lắm, tuy rằng dường như bà ấy đã dành câu đó để nói với tôi khi tôi tới.

Tôi thanh toán tiền thuê buồng và nói với bà là tôi không thuê nữa, viện cớ rằng tôi không thể tiếp Nina ở đây sau biến cố này. Bà lại nói đến cảm tình đối với Nina, và khi ra về tôi cho bà thêm năm rúp nữa ngoài số tiền thuê phòng.

Phiền nhất là tôi thấy đời chán đến mức làm tôi phát điên. Tôi chắc rằng tôi đã có thể quên được chuyện xảy ra ở phố Hàng Đậu và sự nguy hiểm mà tôi đã thoát được, nếu tôi đừng tiếp tục tức tối nhớ lại những sự việc đi liền theo vụ đó. Tôi trút hận thù lên đầu bất cứ ai tôi gặp. Và chính lúc đó tôi quyết định - nhưng thật là không vì một lí do nào đặc biệt - phá phách đời tôi và làm nó hết sức nát bấy, đến kinh tởm. Trước đó một năm, tôi có ý định tự tử, nhưng nay tôi quyết định làm còn hơn thế nữa. Một hôm, tôi nhìn Maria Lebiadkina, cô gái thọt chân vẫn quét dọn các phòng trong chung cư và khi đó chưa mất trí, mới chỉ ngớ ngẩn, vốn thầm kín và tuyệt vọng mê say tôi (lũ bạn tôi đã đánh hơi khám phá được bí mật này) tôi quyết định cưới cô ta. Ý tưởng là Nicolai kết hôn với một sinh vật như vậy làm dây thần kinh của tôi nhảy cỡn lên. Thật là không còn có gì ngông cuồng hơn. Không thể nào hiểu nổi nếu không nhớ rằng chuyện này xảy ra đúng vào thời kì đặc biệt đó trong đời tôi. Dù sao tôi không phải cưới cô ta chỉ vì sau một bữa ăn no tôi đã đánh cá một chai rượu. Những nhân chứng trong cuộc hôn nhân này là Kirillov; Piot’r Verkhovenxki, khi đó đang làm cho chính phủ tại Petersburg; anh của cô Lebiadkina; và Prokhor Malov, anh này nay đã chết. Không một ai khác biết chuyện này, bởi vì tất cả những người kể trên đã thề giữ kín. Bao giờ tôi cũng nghĩ rằng giữ kín chuyện này là một hành vi ti tiện - tôi muốn làm công khai vụ hôn nhân này. Tuy nhiên, chuyện này đã được giữ kín mãi cho đến hôm nay do tôi tiết lộ ra.

Sau lễ cưới, tôi về trại của mẹ tôi để nghỉ ngơi. Trong tỉnh người ta cho là tôi khùng, điều đó đến nay vẫn còn, và còn làm hại tôi, tôi sẽ giải thích điều đó sau. Rồi tôi ra nước ngoài ở bốn năm.

Tôi đã đi về phương Đông, tới thăm tu viện trên núi Athos và dự lễ ở đó, lâu tới tám giờ liền; tôi đi Ai Cập, sống ở Thụy Sĩ, du lịch đến Iceland và sau đó đến học tại đại học Göttingen suốt một năm. Trong năm cuối của cuộc du hành đó tôi quen thân với một gia đình người Nga sống tại Paris, và trong khi sống ở Thụy Sĩ tôi chơi thân với hai thiếu nữ Nga ở đó. Cách đây vài năm, đi qua một tiệm sách ở Frankfurt tôi thấy trong các bưu thiếp hình một cô bé quần áo sang trọng làm tôi nhớ đến Mat’riosa. Tôi mua hình đó và khi trở về khách sạn tôi dựng nó trên lò sưởi. Tôi để nguyên tấm hình nơi đó, chẳng đụng và chẳng nhìn đến nữa, rồi khi tôi rời khỏi Frankfurt tôi cũng quên không mang theo.

Tôi kể chuyện đó để chứng tỏ lần nữa rằng tôi đã nhớ rõ ràng đến mức nào, và tôi có thể khách quan như thế nào. Tôi có thể vứt bỏ tất cả những kỉ niệm đó nếu tôi muốn. Ký ức bao giờ cũng làm tôi khó chịu, và tôi không tiếc nuối dĩ vãng như nhiều người, nhất là từ khi tôi ghê tởm dĩ vãng cũng như tất cả những gì liên hệ với tôi. Còn đối với Mat’riosa, tôi bỏ quên cả tấm hình của nó trên lò sưởi ở khách sạn.

Cách đây một năm, vào mùa xuân, tôi đi chơi ở Đức và vô ý quên không đổi xe lửa nên đến ga sau mới xuống tàu. Lúc đó khoảng hai ba giờ chiều. Trời đẹp. Đó là một tỉnh nhỏ ở Đức. Vì phải chờ đến mười một giờ đêm mới có tàu, nên tôi đến khách sạn. Tôi có vẻ bằng lòng về chuyện này vì tôi cũng chẳng vội vã để tới đâu. Khách sạn nhỏ và tồi tàn, nhưng chung quanh có nhiều cây và bồn hoa. Họ cho tôi một phòng rất nhỏ. Tôi gọi thức ăn và ăn rất ngon miệng, và vì đã đi tàu suốt đêm hôm trước, nên chừng bốn giờ tôi ngủ rất say.

Tôi mơ giấc mơ rất kì lạ, như chưa bao giờ có. Thường thì các giấc mơ của tôi đều vô nghĩa hoặc dễ sợ. Tại viện bảo tàng ở Dresden có một bức tranh của Claude Lorrain120, trong mục lục gọi là “Mục đồng và Tiên nữ” nhưng riêng tôi vẫn gọi là “Thời đại Hoàng kim”, chẳng biết vì lí do gì. Tôi đã ngắm nó nhiều lần, lần cuối cùng là mới ba ngày trước, khi tôi qua Dresden. Tôi đã đặc biệt tới viện bảo tàng để ngắm nó, và có lẽ chính vi vậy mà tôi đã dừng chân ở Dresden. Trước hết, chính bức tranh đó tôi đã thấy trong giấc mơ - không phải như một bức họa mà như một cảnh thật.

Thực ra tôi cũng không chắc lắm về cái gì tôi đã thấy trong mơ. Tôi đang ở một địa điểm trong quần đảo Hi Lạp - và thời gian đã trở lại hơn ba nghìn năm trước. Nay tôi còn nhớ, sóng lăn tăn mầu xanh dương, những hòn đảo và mỏm đá, bờ biển rực rỡ mầu cây lá, chân trời huyền ảo, mặt trời đang lặn đầy quyến rũ - không thể diễn tả bằng lời được. Đây là cái nôi của nền văn minh Âu châu - ý nghĩ đó làm tim tôi tràn ngập tình yêu. Đây là địa đàng, nơi các thiên thần từ trên trời hạ xuống và kết tình thân hữu với loài người. Đây là điểm trên trái đất được thấy diễn ra những thần thoại đầu tiên. Và những người sống tại nơi đây đẹp biết bao! Họ thức dậy hồn nhiên và tối đi ngủ cũng hồn nhiên. Rừng và bóng mát của họ vang lời ca vui; nghị lực còn nguyên của tuổi trẻ dành cho tình yêu và những niềm vui giản dị, và tôi cảm thấy tất cả những điều đó hiển hiện cả cái định mệnh vĩ đại trải ba ngàn năm của họ, mà chính họ cũng không ngờ. Ý nghĩ đó làm tim tôi nhảy múa vì hoan lạc. Tôi sung sướng biết bao bởi vì tim tôi nhảy múa như thế đó và bởi vì, sau cùng tôi đã yêu! Mặt trời túa xuống các đảo và trên bể, vui mừng thấy đàn con xinh đẹp. Ôi, một giấc mộng huyền diệu, một ảo ảnh cao cả. Đó là lí tưởng bấp bênh nhất, nhưng là một lí tưởng mà con người đã tuyệt vọng tranh thủ suốt bao nhiêu thời đại và bỏ mình vì nó; một lí tưởng mà vì nó họ đã hi sinh tất cả; vì nó họ đã trông ngóng và mòn mỏi; và nhân danh nó bao nhiêu nhà tiên tri đã bị đóng đinh và sát hại. Không có lí tưởng đó thì con người không còn muốn sống nữa và cũng không thể chết được. Hình như tôi đã sống tất cả những điều đó trong giấc mơ này. Tôi xin nhắc lại là tôi thực sự không biết rằng tôi đã mơ thấy những gì - tôi chỉ biết rằng tôi cảm thấy những cái đó trong giấc mơ. Tuy nhiên, khi tôi thức giấc, ghềnh đá, biển và ánh dương chênh chếch hình như còn ở ngay trước mắt tôi. Và lần đầu tiên trong đời tôi, mắt tôi đẫm lệ. Tôi còn nhớ những giọt nước mắt đó, bởi vì tôi sung sướng và không hổ thẹn chút nào. Một cảm giác hạnh phúc như chưa bao giờ được biết tràn đầy tim tôi, đến nhức nhối. Ngày đã hầu tàn và ánh mặt trời chênh chếch xuyên qua lá các khóm hoa nơi cửa sổ trải dài trong buồng tôi. Tôi vội vã nhắm mắt, hi vọng bắt lại giấc mơ đã tan, nhưng rồi đột nhiên giữa ánh sáng lộng lẫy tôi thấy một chấm nhỏ. Dần dần chấm đó thành hình và tôi nhận lại rõ ràng con nhện nhỏ mầu đỏ tôi đã thấy trên cái lá cây xương rồng. Ngay lúc đó, cũng như lúc này, ánh tà dương cũng đang đổ vào. Tôi cảm thấy như có gì đâm thấu tim tôi và tôi ngồi dậy trên giường, và rồi nó xảy đến - tôi nhìn thấy ngay trước mặt tôi... (không, tất nhiên không phải là thực - ôi, nếu con bé là thực được - ước gì tôi có thể được trông thấy lại nó bằng xương bằng thịt, dù chỉ là một lần sau lần đó - dù chỉ là một giây lát - nếu tôi có thể nói với nó rằng...) Phải, tôi nhìn thấy Mat’riosa với nét mặt hốc hác và đôi mắt sốt nóng của nó y như cái lần đó, khi nó đứng trên ngướng cửa, lắc đầu một cách chê trách và giơ nắm tay nhỏ bé lên dọa tôi. Ôi! Sự tuyệt vọng đáng thương của đứa nhỏ yếu đuối, óc còn non nớt, đang đe dọa tôi (Chúa ơi, nó còn có thể làm gì đối với tôi được nữa!), nhưng, tất nhiên, nó chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Tôi chưa bao giờ trải qua một chuyện gì như thế. Tôi ngồi như vậy mãi cho đến đêm. Tôi không động đậy và cũng không ý thức được thời gian. Nay tôi muốn giải thích rõ ràng về những gì đã xảy ra. Phải chăng đó là cái mà người ta gọi là lòng hối hận hay cảm giác tội lỗi? Ngày nay tôi cũng chưa trả lời được. Nhưng tôi biết rằng tôi không thể chịu nổi khi nhìn khuôn mặt đó, ngay lúc nó đứng ở ngưỡng cửa - phải chính lúc đó, không một giây sớm hay muộn hơn, đúng lúc nó lắc đầu và giơ nắm tay nhỏ bé lên dọa tôi. Dáng điệu vờ sự đe dọa của nó không còn buồn cười nữa mà là khủng khiếp. Tôi thương hại nó, và lòng thương đó mở rộng tới độ điên rồ, tôi sẵn sàng hiến thân xác tôi cho xé tan thành trăm mảnh nếu chuyện đó không xảy ra. Không phải là tội ác ám ảnh tôi; cũng không phải là tôi hối tiếc sâu xa về cái chết của nó đến thế. Điều mà đến nay tôi vẫn không thể chịu đựng nổi chính là cái khoảnh khắc kia, và bởi vì từ khi đó tôi đã hầu như hàng ngày sống lại những giây phút ấy, và tôi biết rất rõ ràng rằng tôi hết còn cứu vãn được. Ngày nay tôi không chịu đựng nổi cảnh tượng đó, cũng như ngay khi ấy tôi đã không chịu đựng nổi, mặc dù khi ấy tôi không hay. Không phải tự nó hiện hình ra với tôi - chính tôi gọi nó đến, và không tài nào không gọi nó được, mặc dầu đời tôi khốn nạn vì nó. Ôi, ước chi tôi thấy được nó khi tôi thức, dẫu chỉ là một ảo ảnh! Tôi cầu mong nó sẽ nhìn tôi với đôi mắt sốt nóng mở to, đúng như khi ấy, để nó nhìn thấy tôi - nhưng đó chỉ là một ý tưởng ngu ngốc và sẽ không bao giờ xảy ra chuyện như vậy!

Sao trong các hồi tưởng của tôi không có gì làm tôi xúc động như vậy? Tôi chắc rằng người ta có thể tìm thấy trong đó nhiều tội còn nặng hơn thế, theo sự phán xét của người đời. Trong hiện trạng của tôi những kỉ niệm khác chỉ gợi lên sự căm thù trong lòng tôi, và trước đây tôi thường chỉ cần đẩy chúng vào hậu trường là có thể tìm lại sự bình yên giả tạo của tâm hồn.

Sau khi chuyện đó xảy ra, tôi lang thang khắp thế giới trong một năm, cố gắng bắt tâm trí tôi phải bận rộn. Thế nhưng tôi vẫn biết rằng - ngay cả lúc này - tôi có thể xua đuổi được Mat’riosa nếu tôi muốn. Tôi hiện hoàn toàn điều khiển được ý chí tôi như trước. Nhưng trở ngại ở đây là: tôi chưa hề và sẽ không bao giờ muốn xua đuổi Mat’riosa. Và sẽ vẫn cứ như thế cho đến lúc tôi mất trí.

Hai tháng sau, ở Thụy Sĩ, chắc chắn cũng như một kháng tố tự vệ của cơ thể, tôi trải quá một cơn đam mê - một sự bộc phát như trước đó tôi thường có. Tôi cảm thấy một sự cám dỗ không sao cưỡng lại được, là phạm vào một tội ác khác nữa - lần này là tội đa thê, bởi vì tôi đã kết hôn rồi. Nhưng tôi nghe lời khuyên của một cô gái khác, mà tôi đã thổ lộ dự định, và bỏ trốn. Tôi đã kể gần hết mọi sự với cô, kể cả sự kiện là tôi chẳng yêu gì cô gái kia mà chỉ là ham muốn mà thôi, rằng tôi không bao giờ có thể yêu ai được, và trong con người tôi chẳng có gì khác ngoài tình dục. Ngoài ra, tội ác mới ấy cũng không giải thoát tôi khỏi Mat’riosa chút nào.

Vậy nên tôi quyết định cho in mấy tờ giấy này thành ba trăm bản và mang về nước Nga. Khi đến lúc, tôi sẽ gửi chúng cho nhà cầm quyền, cho cảnh sát, và báo chí, với lời yêu cầu công bố, cho luôn cả những người tôi quen biết cá nhân ở Petersburg và khắp nước Nga nói chung. Đồng thời một bản dịch cũng được lưu hành ở nước ngoài. Dù cho làm thế không có nghĩa lí gì, tôi cũng vẫn xuất bản những tờ giấy này. Tôi ý thức rằng tôi có thể không bị rắc rối gì về mặt pháp luật, hay dù có thì cũng rất ít, vì tôi là nhân chứng độc nhất khởi tố chính mình, lại không có nguyên cáo hay bằng chứng gì cả. Ngoài ra còn có tin đồn dai dẳng về bệnh điên của tôi, mà chắc chắn gia đình tôi sẽ tìm cách lợi dụng để chặn đứng bất cứ sự truy tố nào có thể xảy ra. Tôi đề cập qua sự việc này, chỉ cốt để minh xác sự kiện rằng hiện nay tôi hoàn toàn làm chủ lí tính của tôi và nắm vững tình huống. Nhưng vẫn còn có những người biết rành mọi chuyện. Họ sẽ nhìn thẳng vào tôi và tôi sẽ nhìn lại họ. Tôi muốn mọi người chú mục vào tôi, mặc dầu tôi không biết điều ấy có thực sự sẽ làm tôi dễ chịu hơn chăng. Đó là cái phao cuối cùng của tôi.

Một lần nữa, tôi chắc chắn rằng nếu lục lại hồ sơ của cảnh sát Petersburg một cách thật chu đáo, thế nào cũng lượm lặt được một cái gì. Tôi chắc chắn một vài người phải còn nhớ căn nhà kia - nó mầu xanh da trời, về phần tôi, tôi không định đi đâu và trong một thời gian - một nạy hai năm - tôi sẽ ở lại nhà mẹ tôi tại trại Xcvoresniki. Nếu có lệnh đòi, tôi sẽ đi bất cứ nơi nào người ta cần tôi.

Nicolai Xtavroghin

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3