Lũ Người Quỷ Ám - Chương 56

Notes

[←1]

LŨ NGƯỜI QUỈ ÁM, (nguyên tác tiếng Nga là “Бесы” về tên tác phẩm xin xem thêm Ghi chú của người dịch ở đầu sách) là quyển thứ ba trong số “năm tiểu thuyết vĩ đại” của Doxtoevxki, được viết từ năm 1870 đến năm 1872 và đăng tải trên tạp chí “Người đưa tin Nga” (Русский вестник) trong hai năm 1871 - 1872).

Các chú giải dưới đây phần lớn là của dịch giả Nguyễn Ngọc Minh, chúng tôi chỉ sửa đổi một số ít những chỗ cần thiết và đưa từ cuối mỗi trang xuống cuối sách và sắp xếp lại. Ngoài ra chúng tôi thêm vào một số chú giải có ghi rõ NHĐ (Người hiệu đính).

[←2]

Đây là lời chú của dịch giả Nguyễn Ngọc Minh, in trong F. Doxtoevxki. Lũ người quỉ ám, Nguồn Sáng xuất bản, Sài Gòn, 1972; chúng tôi giữ nguyên lời chú này để bạn đọc tham khảo, về những thay đổi trong lần tái bản này, chúng tôi ghi rõ trong Lời chú của Người hiệu đính in kèm theo (NHĐ).

[←3]

Lời đề từ này trích từ bài thơ Những con quỷ của nhà thơ Nga A. X. Puskin (1799-1837). Bản dịch của Tạ Phương, A. X. Puskin tuyển tập tác phẩm, Thơ và Trường ca, NXB Văn học – TTVNNN Đông Tây, Hà Nội, 1999 (NHĐ).

[←4]

Xtepan Trofimovitr Verkhovenxki: tác giả đặt tên nhân vật này có dụng ý nêu lên một chủ đề của tác phẩm: sự kế thừa tư tưởng giữa thế hệ "cha" (Xtepan Verkhovenxki) và "con" (Piot’r Verkhovenxki, Nicolai Xtavroghin, Liza, Daria v.v...): Xtepan tiếng Hi Lạp có nghĩa là vòng hoa, mũ miện (tượng trưng cho đỉnh cao) Trofim tiếng Hi Lạp có nghĩa là con cháu, hậu duệ; Verkh tiếng Nga cũng có nghĩa là đỉnh cao, phía trên (NHĐ).

[←5]

Tradaaev (1794-1850): triết gia, đại diện cho từng lớp trí thức tiến bộ Nga, đặc biệt nổi tiếng với tác phẩm Những bức thư triết học (NHĐ).

Belinxki (1811-1848): nhà phê bình văn học Nga, chống đối chế độ nông nô, giáo hội và nhà nước; tư tưởng pha trộn chủ nghĩa quốc gia lãng mạn và chủ nghĩa xã hội duy vật nhân đạo. Ông rất có uy tín tại Nga thời đó như một ngự sử văn đàn, và là người đầu tiên khám phá thiên tài của Doxtoevxki.

Granovxki (1813-1855): nhà sử học, hoạt động xã hội, theo chủ nghĩa Tây phương, rất nổi tiếng trong lớp trẻ thời những năm 1840-1850 (NHĐ).

Herzen (1812-1870): nhà văn và lý thuyết gia cách mạng Nga, lưu vong khắp Âu châu từ 1847. Các tác phẩm ông viết được bí mật đưa về nước và có ảnh hưởng chính trị lớn trong giới thanh niên Nga. Tư tưởng của Herzen có giá trị tiên tri lớn cho đến tận ngày nay.

[←6]

Charles Dickens (1812-1870): nhà văn hiện thực lớn nhất nước Anh thế kỉ XIX. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng: David Copperfield, Truyện phiêu lưu của Oliver Twist...

[←7]

George Sand (1804 - 1876): nữ tiểu thuyết gia Pháp, nổi danh cả về đời sống lãng mạn ra ngoài qui ước với nhiều cuộc tình duyên sôi nổi lẫn những tác phẩm chủ trương cải tạo xã hội, tranh đấu cho nữ quyền và ca tụng đồng quê.

[←8]

Furie (1772-1837): triết gia Pháp, chủ trương hủy bỏ quyền tư hữu để mọi người sống đoàn kết trong tình huynh đệ.

[←9]

Johann Wolfgang Goethe (1749-1832): đại văn hào Đức, là thiên tài đa diện, sở trường đủ mọi loại văn chương; tác giả vở kịch thơ Faust được xếp vào hàng những danh tác bất hủ của nhân loại.

[←10]

Tokevil (1805-1859): nhà sử học và hoạt động chính trị người Pháp, tác giả của nhiều bài báo về cơ cấu xã hội. (NHĐ)

[←11]

Paul de Kock (1794-1871): nhà văn Pháp, nổi tiếng với cốt truyện hấp dẫn, nhẹ nhàng, hóm hỉnh (NHĐ).

[←12]

Alecxandr Radisev (1749-1802): nhà văn Nga, tư tưởng tự do chủ nghĩa. Tác phẩm nổi danh của ông là cuốn Cuộc du hành từ Peterburg tới Moxcva xuất bản năm 1790 đả kích chế độ nông nô và quân chủ chuyên chế. Vì cuốn sách này, ông bị Nữ hoàng Caterina bỏ tù và bị đầy đi Xibir. Sách bị cấm. Ngày nay các học giả coi sách đó như khởi điểm của tư tưởng cách mạng tại nước Nga.

[←13]

Lễ Tro: mùa lễ hàng năm của Kito giáo kéo dài trong 40 ngày ăn lạt trước và để sửa soạn lễ Phục sinh, thường vào tháng 3 và tháng 4 dương lịch.

[←14]

Anthens: thủ đô Hi Lạp, trung tâm văn minh Âu châu thời Thượng Cổ, trước Công nguyên.

[←15]

Bức danh họa Sistine Madonna của họa sĩ Italia Raphael (1483- 1520), là người có biệt tài điều hòa ánh sáng và bóng tối. Bức họa này hiện tàng trữ ở Drezden thuộc nước Đức.

[←16]

Những chữ Pháp văn trong nguyên bản đều dịch và in nghiêng.

[←17]

La Marseillaise, bài Quốc ca của Cộng hòa Pháp từ năm 1792, tượng trưng cho khí thế cách mạng lật đổ quân chủ và nổi tiếng khắp Âu châu. Bài ca mang tên đó vì nhân dân hải cảng Marseille đầu tiên sử dụng nó làm bài hát tranh đấu.

[←18]

Rasel (1821 - 1858): nữ diễn viên nước Pháp, từ năm mười bốn tuổi chuyên về bi kịch cổ điển. Khi nổi danh, cô có đi lưu diễn cả ở nước Anh và Hoa Kì và nức tiếng “Đệ nhất kịch sĩ” thời đó.

[←19]

Dmitry Vasilyevich Gngorovich (1822-1900): là tiểu thuyết gia và nghệ sĩ Nga. Từ năm 24 tuổi, ông bỏ Peterburg lui về sống ở nông thôn, chuyên viết truyện ngắn, tiểu thuyết và bình luận về nghệ thuật.

[←20]

Igor: ông hoàng trị vì nước Nga vào nửa đầu thế kỷ thứ X tức là thời đại khai quốc của dân Nga xem thêm chú thích trang 93.

[←21]

Nikolai Gogol (1809-1852): nhà vân Nga, tác giả cuốh Những linh hồn chết mô tả sinh hoạt và phong tục xã hội đồng quê; có ảnh hưởng lớn tới Doxtoevxki. Phê bình gia Belinxki khi đọc bản thảo tác phẩm đầu tay của Doxtoevxki khen là “Một Gogol mới đã xuất hiện!”

[←22]

Ivan Andreevitr Crưlov (1768-1844): nhà văn châm biếm Nga, viết trên 200 truyện ngụ ngôn, đặc sắc về tinh thần hoạt kê chân chính cũng như tài sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời. Ngụ ngôn của ông biểu lộ được dân tộc tính của người Nga đồng thời có cả giá trị nhân loại.

[←23]

Victor Considerant (1808-1893): nhà xã hội chủ nghĩa người Pháp, truyền bá các học thuyết cải cách xã hội của Fourier (1772- 1837), và đứng đầu trường phái này sau khi thầy mất. Tác phẩm chính của ông là cuốn Định mệnh xã hội xuất bản năm 1838. Ông có qua Hoa Kỳ lập một cộng đồng hợp tác để thực hành học thuyết nhưng thất bại.

[←24]

Job: tên tập sách thứ 18 trong 66 tập làm thành bộ Kinh Thánh của Kito giáo, nội dung mô tả sự tin tưởng tuyệt đối vào Thượng đế dù gặp bao thử thách gian lao ở đời này.

[←25]

Bismarck (1815 - 1898): nhà chính khách xứ Phổ, có tài thao lược, lập nên đế quốc Đức. Ông từng làm Đại sứ ở Nga những năm 1859 - 1862. Đối với Âu châu ông cũng nổi tiếng như Gia Cát Lượng ở Á Đông.

[←26]

Pascal (1623-1662): triết gia kiêm khoa học gia người Pháp, từ nhỏ đã sớm phát lộ thiên tài, nhưng đến 25 tuổi ông hi sinh bộ óc tuyệt vời để phục vụ cho Kito giáo. Đã suy nhược, lại hành xác hãm mình, ông mất năm 39 tuổi. Tác phẩm dở dang của ông nhan đề Tư tưởng là danh văn bất hủ của nhân loại.

[←27]

Igor là ông hoàng khai quốc của nước Nga, Khúc ca về cuộc hành binh Igor là tác phẩm vĩ đại nhất của thời sơ khai văn học Nga, soạn vào cuối thế kỉ XII, đầu thế kỉ XIII, và được so sánh ngang hàng với bản anh hùng ca nhan đề Bài ca Roland (La Chanson de Roland) nổi tiếng, soạn vào cuối thế kỉ II ở Pháp. Đó cũng là một bản anh hùng ca mô tả sự thất trận và bị cầm tù của ông hoàng Igor trước quân Mông Cổ cũng như nỗi buồn của người chinh phụ bằng một giọng trữ tình bi thảm và chan chứa tinh thần dân tộc.

[←28]

A.X. Puskin (1799 - 1837): đại thi hào Nga. Ông chú trọng tới sứ mệnh của nước Nga và đề cao tinh thần dân tộc. Tác phẩm chính là cuốn Evgheni Oneghin - Năm 1880, Doxtoevxki thay mặt làng văn Nga đọc diễn từ ca tụng sự nghiệp của Puskin.

[←29]

Molier (1622-1673): nhà soạn hài kịch trứ danh của Pháp.

[←30]

Volter: (1694-1778): văn hào Pháp, khuynh hướng hoài nghi và châm biếm, có ảnh hưởng tới cuộc cách mạng 1789.

[←31]

Bokhara: còn viết là Bukhara, một xứ miền Tây Á, nay thuộc Nga, dân sống du mục và chuyên sản xuất len.

[←32]

Tenier: tên chung hai cha con cùng là họa sĩ nổi danh chuyên vẽ phong cảnh đồng quê, người xứ Flander, nay thuộc nước Bỉ, sống vào thế kỉ XVII.

[←33]

Thằng Cười: tiểu thuyết của nhà văn Pháp V. Hugo (NHĐ).

[←34]

Kharcov: một tỉnh ở phía Đông Bắc Ucraina nay thuộc Nga.

[←35]

Cozac: tên một sắc dân thuộc Nga; cưỡi ngựa giỏi và rất hiếu chiến.

[←36]

Copec: tiền đồng của Nga, bằng 1/100 rúp.

[←37]

Columbus: người khám phá ra Mĩ châu năm 1492.

[←38]

Trerkex: tên một vùng ở Tây Bắc núi Cavcaz, phía Nam nước Nga.

[←39]

Sevastopol: một hải cảng thuộc Nga, bị liên quân Anh - Pháp vây từ năm 1854 đến 1855 trong trận chiến tranh Crum chấm dứt bằng Hiệp ước Paris 1956 xem thêm chú thích ở trang 166.

[←40]

Amazon: theo huyền thoại Hi Lạp, chỉ những nữ chiến binh khỏe mạnh, hiếu chiến, cưỡi ngựa giỏi, thuộc một giống dân sống ở vùng Xiti (Scythia) gần Hắc Hải.

[←41]

Tên cũ là Sevastopol; hải cảng thuộc Nga ở Tây Nam vùng Crưm, cũng là căn cứ Hải quân nơi xảy ra chiến tranh 1854-1856 mà văn hào L.Tolxtoi đã viết thành tác phẩm Sevastopol.

[←42]

Lễ Lá: (Pháp văn: Fete des Rameaux; Anh văn: Palm Sunday) là ngày lễ nhằm vào chủ nhật trước lễ Phục sinh, kỉ niệm Chúa Jesus vào thành Jerusalem và được dân Do Thái choàng vòng lá lên đầu tôn làm vua.

[←43]

Ermolov: đại tướng lừng danh của Nga (1772 - 1861), nổi tiếng trong chiến dịch năm 1812, chỉ huy quân đội Cavcaz.

[←44]

Jupiter: (thần thoại La Mã) vị chúa tể cai trị các thần; tương đương với Zeus trong thần thoại Hi Lạp.

[←45]

Denis Vaxilievitr Davưdov (1784 - 1836): sĩ quan kị binh nổi tiếng. Ông cũng là tác giả của nhiều bài cuồng ca.

[←46]

Falstaff: một nhân vật trong vở Henry IV. (Phần I) và trong Những Người Vợ Vui Tươi của Windsor của Shakespeare, một chiến sĩ mập ú vui tính, khôn ngoan, nói chuyện thì hăng hái và can đảm lắm, nhưng ra trận thì nhát như thỏ đế.

[←47]

Hamlet: hoàng tử nước Đan Mạch; Hamlet là tên của một trong bốn bi kịch lừng danh nhất của Shakespeare.

[←48]

Horatio: một người bạn học thân của hoàng tử Hamlet, hiểu biết, an ủi, biện hộ cho Hamlet rất nhiều.

[←49]

Ophelia: vị hôn thê của hoàng tử Hamlet. Nàng phát điên và trầm mình tự tử khi Hamlet khước từ tình nàng để lo phục thù cho vua cha bị người em sát hại.

[←50]

“Kẻ tháng Chạp”: những người vệ binh hoàng gia trẻ chủ trương Quân chủ lập hiến họp thành nhiều hội kín tổ chức tại Nga vào cuối triều đại Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất và vào lúc Nga hoàng này băng hà, họ định cướp trại lính đồn trú ở Petersburg vào ngày 26-12-1825. Nga hoàng Nicolai Đệ nhất kế vị, đè bẹp cuộc nổi loạn, treo cổ năm Kẻ tháng Chạp, còn tất cả bị phát vãng đi Xibir.

[←51]

Turgenev (1818-1883): tiểu thuyết gia người Nga, nổi danh nhất với tác phẩm Cha và con mô tả sự xung đột giữa hai thế hệ cũ, mới ở Nga. Thế hệ già theo tư tưởng tự do bảo thủ, thế hệ trẻ theo chủ nghĩa hư vô cách mạng. Nhân vật chính trong truyện là gia đình Bazarov.

[←52]

Byron (1788-1824): thi sĩ lãng mạn người Anh, cuộc đời nổi tiếng vì những mối tình sôi động, sống hoang tàng, phiêu bạt; sau tham dự cách mạng ở Hi Lạp và bỏ mình tại đó.

[←53]

Honore de Balzac (1799-1850): tiểu thuyết gia Pháp.

[←54]

Xcopetx: một giáo phái cuồng tín ở Nga. Các giáo đồ tự hoạn và hành xác trước công chúng.

[←55]

Quyển sách cuối cùng của bộ kinh thánh Tân Ước, nội dung tiên đoán ngày tận thế, sự phán xét tội lỗi của con người và đời sống vĩnh cửu. Tương truyền do thánh Juan viết và được coi như sấm kí của Tây phương.

[←56]

Stenka Razin: một lãnh tụ Cozac. Xuất thân từ một gia đình khá giả nhưng lại cầm đầu một cuộc nổi dậy của nông dân năm 1670. Bị bắt hành quyết tại Moskva năm 1671.

[←57]

Marquis de Sade (1740-1814): văn sĩ Pháp, chuyên viết những cuốn tiểu thuyết tình dục đề cao sự bạo dâm và chống đối Giáo hội.

[←58]

Falstaff: một nhân vật trong vở Henry IV. (Phần I) và trong Những Người Vợ Vui Tươi của Windsor của Shakespeare, một chiến sĩ mập ú vui tính, khôn ngoan, nói chuyện thì hăng hái và can đảm lắm, nhưng ra trận thì nhát như thỏ đế.

[←59]

Derzavin (1743-1816): thi sĩ người Nga.

[←60]

Tableaux vivantes: các màn trình diễn không có lời hay tương tác trên sân khấu do người thực đóng, diễn tả một bức tranh hay một màn kịch.

[←61]

Nicolai Chernyshevsky (1828-1889): tư tưởng gia và phê bình gia cấp tiến người Nga. Là đệ tử của Belinsky, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa xã hội Pháp và triết lí duy vật Đức. Ông kêu gọi cải cách chính trị, giáo dục phổ thông và giải phóng nông nô. Cuốn tiểu thuyết Làm gì viết trong tù năm 1863, trước khi bị đày đi Xibir, mô tả giới thanh niên cấp tiến, không tưởng và nhiều hăng say với việc cải cách xã hội.

[←62]

Fra Diavolo: nhạc kịch hài hước ba màn do Auber (1782- 1871) soạn năm 1830, kể lại những cuộc phiêu lưu của một nhà tu làm trùm bọn cướp và nổi tiếng hào hùng tên là Diavolo.

[←63]

Chỉ cuộc cải cách nông nô Nga năm 1861 (NHĐ).

[←64]

Juyl Favr (1809-1880): chính khách Pháp, làm Bộ trưởng Ngoại giao và đã phải ký kết những điều khoản nhượng bộ nhục nhã với Phổ năm 1870 sau khi Pháp bại trận. Khi đó Bismarck làm Thủ tướng Phổ.

[←65]

Capfig - danh từ riêng này không thấy có trong các từ điển bách khoa và văn học sử Nga. Dịch giả phỏng đoán là tên Capnixt do bà Varvara đọc chệnh đi. Vaxili Capnixt (1737-1823) là tác giả vở hài kịch châm biếm nhan đề Mưu gian (1798) châm chọc ác độc giới cảnh sát mô tả như quân cướp bóc lột. Cả hai bản Anh ngữ và Pháp ngữ đều không có chú thích. Bản Pháp ngữ phiên âm là Capefigue, một tiếng vô nghĩa.

[←66]

Số phận đã được định (tiếng Latin)

[←67]

Nihilism - chủ nghĩa Hư vô, học thuyết của một nhóm cực đoan ở Nga vào thế kỷ XIX, chủ trương vô chính phủ và chối bỏ hoàn toàn những niềm tin đạo đức và tôn giáo hiện hữu để thiết lập một trật tự mới không còn quyền tư hữu; phần đông gồm những thanh niên để tóc dài, ăn mặc kỳ lạ, như giới hippie bây giờ.

[←68]

Karl Vogt (1817-1895): nhà tự nhiên người Đức theo chủ nghĩa duy vật thô thiển; tham dự cuộc Cách mạng 1848-1849 ở Đức; sau đó, trong những năm lưu vong 1850 và những năm 1860, nhận tiền để làm tay sai cho Hoàng đế Pháp là Napoleon III.

[←69]

Moleschott (1822-1893): nhà sinh vật học và triết gia người Đức, đại diện cho trường phái duy vật thô thiển, có dạy học tại Đức, Thụy Sĩ và Italia.

[←70]

Ludwig Buechner (1824-1893): nhà sinh vật học và triết gia người Đức; theo chủ nghĩa duy vật thô thiển.

[←71]

Quần đảo Macseeva: tại phía Nam Thái Bình Dương, thuộc Pháp.

[←72]

Herzen (1812-1870): nhà văn và lý thuyết gia cách mạng Nga, lưu vong khắp Âu châu từ 1847. Các tác phẩm ông viết được bí mật đưa về nước và có ảnh hưởng chính trị lớn trong giới thanh niên Nga. Tư tưởng của Herzen có giá trị tiên tri lớn cho đến tận ngày nay.

[←73]

Kharcov: một tỉnh ở phía Đông Bắc Ucraina nay thuộc Nga.

[←74]

Kondraty Ryleev (1795-1831): thi sĩ Nga, có chân trong nhóm tao đàn của đại thi hào Puskin; ông bị xử tử với tư cách là một lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa của Nhóm tháng Chạp, để lại một tập thơ tranh đấu dân quyền cao cả và hùng tráng.

[←75]

Chiến tranh Pháp - Phổ xảy ra năm 1870-1871, chính là thời gian tác giả viết cuốn truyện này. Những ai quen thuộc với văn chương Nga đều biết nhân vật Karmazinov ở đây là bức ký họa châm biếm nhà văn Nga Turgenev. Turgenev có khuynh hướng tự do tư tưởng, thân Tây phương và lưu vong gần suốt đời ở Đức và Pháp. Doxtoevxki thoạt đầu có quan hệ với Turgenev, sau quay về chủ nghĩa dân tộc mà đối nghịch hẳn với Turgenev.

[←76]

Babylon: thủ đô của xứ Babylonia là một nước xưa, ở phía Tây Nam Á châu, ước khoảng bốn ngàn năm về trước (2800-1000 trước Công nguyên), nổi danh vì rộng lớn, giàu có, tàn ác và trụy lạc.

[←77]

Taler: đồng bạc của cựu đế quốc Đức.

[←78]

Báo Tiếng Chuông: đây là tờ báo cách mạng bằng tiếng Nga do Herzen phát hành, trong thời gian lưu vong ở London, được đưa về Nga, và thanh niên rất hâm mộ.

[←79]

Mazurca: một điệu nhảy bình dân của Ba Lan, nhẹ nhàng, khinh khoái, rất phổ biến ở Nga.

[←80]

Platon (427-347 trước Công nguyên): triết gia Hi Lạp thời cổ; chủ trương nước cộng hòa lý tưởng do các hiền triết cai trị.

[←81]

Rousseau (1712-1778): triết gia kiêm văn sĩ Pháp; chủ trương xã hội tự nhiên trong đó con người sống gần vạn vật và không bị văn minh làm trụy lạc.

[←82]

Prudon (1809-1865): triết gia xã hội người Pháp, nổi danh với tác phẩm Quyền tư hữu là gì? xuất bản năm 1840, trong đó ông minh định: Quyền tư hữu là quyền ăn cắp.

[←83]

Cabet (1788-1856): nhà chủ nghĩa xã hội người Pháp, có thiết lập một cộng đồng không tưởng theo chủ trương cộng sản của mình tại Hoa Kỳ từ năm 1849 đến 1856.

[←84]

Cicero (106 - 43 trước Công nguyên): nhà hùng biện và chính khách trứ danh của La Mã.

[←85]

Kopernik (1473-1543): nhà thiên văn học Ba Lan, người đã chứng minh trái đất xoay quanh chính nó và đồng thời xoay quanh mặt trời; bị Giáo hội La Mã kết án là tà đạo.

[←86]

Littré (1801-1881); triết gia duy thực của Pháp, nổi danh với bộ từ điển mang tên ông.

[←87]

Ở đây ngầm chỉ sự lưu lạc của dân Do Thái trong bốn mươi năm, sau khi thoát kiếp nô lệ ở Ai Cập và tìm về Đất Hứa.

[←88]

Ivan: tên sáu vị Nga hoàng trị vì ở Vương quốc Moskva, nổi danh nhất là Nga hoàng Ivan Đệ tứ (1530-1584); tượng trưng cho dòng dõi hoàng gia chính thống của Nga.

[←89]

Một giáo phái Kito cuồng tín, tự lấy roi đánh vào mình trước công chúng, cho rằng hành xác như thế sẽ được cứu rỗi vì noi gương Chúa.

[←90]

Salomon: một vị minh quân của Do Thái thời Thượng cổ, nổi tiếng vì chính trực và khéo léo khi xử án.

[←91]

Arkhanghelxc: đây là hải cảng Nga, nằm tại phía Bắc Âu châu; so với Xibir nằm tại phía Bắc Á châu, là hai cực Tây và Đông của đế quốc Nga.      

[←92]

Flibuxtieru: cướp biển, nghĩa rộng là thảo khấu; đọc gần giống tên viên cảnh sát.

[←93]

Câu này là trích văn của Pascal trong tập Tư tưởng.

[←94]

Carlxrue: một thành phố phía Tây nước Đức.

[←95]

Công chức Nga trước Cách mạng 1917 mặc đồng phục và có phẩm trật tương đương với quân đội.

[←96]

Pompei (106 - 48 trước Công nguyên): đại tướng và chính trị gia La Mã, cầm binh đánh trận đã nhiều, nhưng bị thất bại về tay Caesar và bị ám sát; chế độ Cộng hòa vì thế cũng suy sụp luôn.

[←97]

Casius (chết năm 42 trước Công nguyên): đại tướng La Mã, chỉ huy đội thủy quân của Pompei trong cuộc tranh chấp với Caesar. Thán phục sự can đảm của Caesar, ông qui hàng; nhưng sau lại ám sát Caesar. Thua trận tại Filippi năm 45, ông tự tử.

[←98]

Gliuc (1714-1787): nhà soạn nhạc kịch trứ danh người Đức.

[←99]

Hoffmann (1789-1874): nhà thơ, nhà ngữ học, và sử gia người Đức.

[←100]

Chopin (1810-1849): nhạc sĩ và nhà soạn nhạc trứ danh Ba Lan về dương cầm, khí chất ưu uất; là tình nhân của nữ sĩ George Sand.

[←101]

Anc Marxi (trị vì khoảng 642-617, trước Công nguyên): vị vua thứ tư theo truyền kì của cổ La Mã.

[←102]

Darwin (1809-1882); nhà sinh vật học người Anh, tác giả bộ Nguồn gốc muôn loài, chủ trương thuyết sinh vật tiến hóa và cạnh tranh để sinh tồn, rất có ảnh hưởng trong thế kỉ XIX.

[←103]

Heine (1797-1856): thi sĩ người Đức, trữ tình, sâu sắc và chua chát bậc nhất. Ông có nhiều mâu thuẫn trong đời sống nên tác phẩm cực phong phú. Ông tự lưu đầy ở Pháp trong 25 năm cuối đời.

[←104]

Lermontov (1814-1841): thi sĩ và tiểu thuyết gia người Nga, nổi tiếng thần đồng. 17 tuổi đã viết 300 bài thơ trữ tình, 15 trường thi, 3 vở kịch và một tiểu thuyết. Vì bẩm chất tương đồng, ông say mê Byron và trở thành Đệ nhất thi sĩ lãng mạn Nga. Tác phẩm để đời của ông là cuốn tiểu thuyết Một anh hùng của thời chúng ta (1840) mô tả nhân vật chính Petrorin quá giầu sinh lực mà không biết làm gì ngoài việc đi lính trong một xã hội chuyên chế, nên đành tiêu phí vào phiêu lưu, đàn bà, và những hành vi dũng cảm lố lăng để rồi chán ngấy chính mình và cuộc đời.

[←105]

Dẫn điển trong Kinh thánh của Kito giáo (Mátthêu 15: 29-39; Mác 8: 1-9); Chúa Jesus nuôi đám quần chúng đói bằng bảy ổ bánh và dăm con cá.

[←106]

Shakespeare (1564-1616); thi hào và kịch tác gia Đệ nhất của văn chương Anh, soạn 37 vở kịch, 154 bài xone và 5 trường thi.

[←107]

Rafael (1483-1520): họa sĩ và điêu khắc gia thiên tài của Italia, xem thêm chú thích trang 37 (NHĐ).

[←108]

Lozan: một thị xã ở phía Tây Thụy Sĩ, nằm bên bờ hồ Genève.

[←109]

Polinca Sace (theo bản dịch của Constance Garnett). Hai bản dịch của de Schloezer và MacAndrew đều ghi là Paulines Sachs.

[←110]

Giới vô sản nước Pháp chiếm ưu thế trong Paris Công xã năm 1793, và do đó quyết định luôn cả chính trị của Quốc ước Nghị hội.

[←111]

Renan (1823-1892): tư tưởng gia Pháp, chuyên khoa về Kito giáo, là tác giả của những cuốn Tương lai khoa học, Nguồn gốc Kito giáo. Cuốn Đời Jesus, xuất bản năm 1863, gây chấn động khắp Âu châu vì tác giả đứng trên quan điểm lịch sử mà xét tiểu sử của Jesus, thuần túy như một con người, không bị ảnh hưởng thần học hay tôn giáo chút nào.

[←112]

Tân Ước, sách Khải huyền, 3: 14-17.

[←113]

Tân Ước, sách Lúca 8: 32-35

[←114]

Uri: một trong ba tổng, kết hợp thành nước Thụy Sĩ, vào năm 1291. Tổng này chuyên về mục súc canh nông.

[←115]

Chương này, trong bản dịch của ông Nguyễn Ngọc Minh là chương IX phần thứ Hai, với lời dẫn sau:

Trong nguyên tác Lũ người quỉ ám của Doxtoevxki, chương Tìm đến cụ Tikhon thường gọi là chương Lời thú tội của Xtavroghin, được xếp đặt giữa hai chương Ivan - Hoàng tử và Cuộc lục soát tại nhà ông Xtepan Verkhovenxki. Tuy nhiên, hồi đó Nhà xuất bản đã không chịu in ra vì nghĩ rằng chương này có thể gây phẫn nộ và gây tiếng xấu cho tác giả. Doxtoevxki cũng đồng ý nên suốt trong thời gian sinh tiền, chương này chưa hề được ra mắt trong tác phẩm. Ngày nay chương này thường được in ở cuối tác phẩm như một phụ lục có tính cách giải thích, ngõ hầu làm sáng tỏ thêm cá tính của Xtavroghin, một nhân vật chính trong truyện. Tuy nhiên trong bản dịch này, chúng tôi đã cho đặt chương này vào vị trí đúng của nó vì nghĩ rằng làm như vậy độc giả sẽ có thể theo dõi diễn biến của truyện, đúng như quan niệm sơ khởi của tác giả. (Chú thích của Andrew Mac Andrew, dịch giả bản Anh ngữ.)

Tìm hiểu qua các nguồn tài liệu tiếng Nga, người hiệu đính thấy chương này thường được xếp vào phần Phụ lục của tác phẩm vì đây là một chương chưa hoàn chỉnh, theo ý kiến của NXB tác giả đã loại bỏ hẳn ra khỏi cuốn sách và đưa ra một số điều chỉnh ở phần sau (phần ba) để nối mạch cốt truyện. Hơn nữa, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nhân vật Xtavroghin của cuốn tiểu thuyết khác với Xtavroghin của chương này và không phải là một hình tượng thống nhất. Vì vậy, chúng tôi đưa chương Tìm đến cụ Tikhon vào phần Phụ lục như các bản tiếng Nga thường làm (NHĐ).

[←116]

Levi: thuộc Chính thống giáo Nga.

[←117]

Từ đoạn này trở đi, bản dịch của Nguyễn Ngọc Minh có nhiều, chỗ khác với bản tiếng Nga NHĐ sử dụng. Chúng tôi giữ nguyên theo bản dịch của ông Nguyễn Ngọc Minh mà không hiệu đính lại vì làm như vậy khá phức tạp và xét thấy cũng không cần thiết. (NHĐ).

[←118]

Phần đầu chương này nói là có ba tờ giấy, nay lại thấy có năm tờ. Nguyên nhân có vẻ là vì có hai bản lời thú tội nầy. Xin xem lời ghi chú ở trang 865 (chú thích của Andrew Mac Andrew)

[←119]

Về phần đầu của cầu này, xin đọc đoạn cuối của Ghi chú dưới đây. Trong một bản trước, nói rõ hơn, không có đề cập tờ bị thiếu, thay vào đó là đoạn dưới đây. Đoạn này dường như cần thiết để đánh tan mọi nghi ngờ về những gì đã xảy ra, và phải đặt sau câu kết thúc bằng mấy chữ “mặt nó biểu lộ vẻ hoan lạc tuyệt đối”:

“Khi đã xong, nó có vẻ bối rối và tôi chẳng làm gì giúp nó dễ chịu hơn. Tôi không còn cảm thấy chút nào thương mến đối với nó nữa. Nó mỉm cười ngượng nghịu nhưng tôi chỉ thấy nó ngu muội. Nó càng thêm ngỡ ngàng; sau hết nó đưa hai tay lên che mặt và đứng yên trong góc buồng, quay mặt vào tường. Tôi sợ nó lại hoảng kinh nữa, vì vậy tôi không nói gì và ra về.

“Nay tôi tin rằng những gì đã xảy ra, khi nghĩ lại, đã đập mạnh vào tâm hồn nó như là một sự khả ố làm nó phấn khích. Mặc dầu nó chắc đã phải nghe những tiếng nhảm nhí và đủ mọi thứ chuyện từ thuở nhỏ, tôi tin chắc rằng nó hoàn toàn ngây thơ trước những chuyên đó. Chắc là khi chuyện đã rồi nó cảm nghĩ là mình đã phạm một tội trọng không thể nói được, đã phạm tội đáng chết, thực ra nó đã giết Chúa”.

Khi cụ Tikhon tiếp tục đọc “từ giữa câu,” phần đầu còn thiếu của câu đó là: “Đêm đó, tại một quán rượu, tôi dính líu vào vụ lộn xộn mà - như tôi đã nói ở trên - tôi đang cầu mong. Lebiadkin phải đưa tôi về nhà. Sáng hôm sau, khi thức dậy ý nghĩ đầu tiên của tôi là: nó có kể lại hay không? Tôi trải qua...” (Chú thích của Andrew Mac Andrew).

[←120]

Claude Lorrain (1600-1682); họa sĩ phong cảnh người Pháp.

[←121]

Chỉ chúa Jesus

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3