Một đời như kẻ tìm đường - Chương 02

Quo vadis? Ngài đi đâu?

Năm 14 tuổi là năm đầu tiên tôi phải có một lần suy nghĩ để

phải làm việc này. Thuở ấy, nhà trường (Trung học phổ thông Lê Quí Đôn - Sài Gòn) viết thư cho các phụ huynh với đôi lời nhắn nhủ về việc chọn hai ngoại ngữ, và nhất là chọn giữa hai học trình Cổ điển (classique) hay tân thời (moderne). Đó là giai đoạn những năm 50-60 của thế kỷ trước.

Vào thời đó, ngay cả cha mẹ tôi cũng bối rối, bởi lẽ không ai trong gia đình tôi có ý niệm gì về ngôn ngữ thịnh hành trên thế

giới, họa may tiếng Anh chăng? Còn về học trình cổ điển thì nghe khá lạ tai, vì chương trình sẽ đặt trọng tâm vào tiếng La Tinh, tiếng Hy Lạp cổ. Ông Hiệu trưởng thì hết lời để khuyến khích học sinh đi theo lộ trình cổ điển. Ông giải thích rằng các Kinh Thánh cần được hiểu tận gốc, các nền văn hóa Tây Âu cần được thấu triệt qua việc tham khảo và nghiên cứu các bài viết của những tác giả ngàn xưa, như Socrates hay Platon, mà họ bảo là tiền đồ của nền triết lý nhân loại.

Cha mẹ tôi vừa nghe thấy “hiểu tận gốc nền triết lý của nhân loại” nên thích lắm. Nhưng may mà cả hai đều không có tư

duy áp đặt. Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ cổ thì lại thấy chối tai. Ngoài ra, có một yếu tố rất ấu trĩ giúp tôi lấy định hướng cho đời mình. Đó là tôi có ba người bạn thân học cùng lớp, anh Chí, anh Thi và anh Nguyên cứ rủ tôi nghe một loại nhạc Mỹ giật gân, mới phổ biến, mà hai ca sĩ chính sau này nổi tiếng hoàn vũ, đó là Elvis Presley và Paul Anka. Ba anh nghe loại nhạc này vừa nhi mắt thưởng thức và vừa đứng ngồi không yên. Chỉ có chút ngôn ngữ cơ

thể thế thôi đã làm cho trái tim của tôi nghiêng hẳn sang cao trào tân thời. Nhiều khi chuyện đời nào cũng sẽ nghiêng sang một bên do bị ảnh hưởng của những yếu tố kỳ lạ, nhẹ nhõm và khó giải thích. Và đó là trường hợp của tôi, thời thiếu niên.

Trong cuộc thương thuyết với cha mẹ, đề tài chọn nghề

cũng xuất hiện đột ngột vào đúng lúc tôi chưa được cầm một xu tiền mặt nào vì khi ấy mẹ tôi cấm. Hơn nữa, tôi cũng chưa có ý niệm sau này phải đi làm để có tiền trang trải cuộc sống, nói chi đến chọn nghề, đó là tư duy của các thiếu niên vào những năm 50, thế kỷ trước. Cha tôi thì thích ngành kiến trúc. Mẹ tôi thì thích nghề bác sĩ. Và cuối cùng hai ngài đã hướng ý thích của tôi vào lộ

trình công chức, một hướng đi quá an toàn cho tôi, và cả cho mẹ

tôi bởi vì bà nghĩ như thế thì con trai bà sẽ không bao giờ rời khỏi vòng tay mình. Còn đối với cha tôi, chữ “công chức” có lẽ chứa

hàm một chút ý tưởng về việc con trai ông sẽ tham gia vào các hoạt động Công tác xã hội nhiều hơn.

Cuối cùng, bạn đọc cũng đã đoán ra, cha mẹ tôi cho phép tôi đi theo hướng “tân thời” và chọn tiếng Anh làm ngoại ngữ

chính. Đây là lựa chọn đầu tiên của cuộc đời tôi. Nó khởi đầu cho một chuỗi dài những quyết định tuần tự sau này, đôi khi còn khó đưa ra hơn rất nhiều.

Đây là cuốn sách của đời tôi. Có lẽ chẳng giống ai, mà dù như thế cũng chẳng sao. Nhưng điều quan trọng nhất chính là tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc những cái duyên kỳ lạ và bất ngờ của cuộc đời, dẫu đó là cuộc đời của tôi hay của các bạn. Những mối duyên kỳ lạ này đôi khi dẫn dắt tôi đi đến những chân trời không thể nào đoán trước được.

Bạn chở đánh giá cuốn sách, vì sách là chuyện của tôi, nhưng bạn có thể đánh giá chính tôi với tất cả những điểm mạnh và yếu, vì sách này là chuyện thật, là những ý tưởng thật mà tôi từng có nhiều năm về trước, ngày hôm qua và mới hôm nay. Dẫu vậy, sách này không phải là truyện về cả cuộc đời tôi, mà chỉ phản ảnh những chuyển biến theo dòng lựa chọn vô tình hay cố ý trong mỗi khoảnh khắc. Mà vô tình thì nhiều hơn trong trường hợp của tôi, vì ít khi nào tôi có dịp đặt hết lý trí vào một sự cân nhắc để đi tới được một lựa chọn hợp lý.

Sách này cũng có thể được xem như một cuộc “so tài” giữa linh tính và lý trí, mà bên thắng cuộc không bắt nguồn từ bộ óc tính toán mà từ con tim hồn nhiên và vô tư.

* * *

Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị, chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta cũng không có quyền lựa chọn, hoặc không muốn lựa chọn, hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp. Tới đâu thì mỗi người

một nơi, mỗi người một hoàn cảnh, tới những nơi ta muốn đến hay không thực sự muốn đến. Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai là cái gì còn mù mờ. Phải chăng, trong nghiệp chướng của mỗi con người có một sự thúc đẩy để sớm khởi hành, không thể dừng lại được. Cuộc đời dù là tiến hay lui, vẫn phải tiếp tục bước đi.

Cá nhân tôi trong suốt bấy nhiêu năm toàn gặp những tình huống lạ kỳ. Nhiều lần như thế, mỗi lần y như một: phải đưa ra một quyết định, phải lựa chọn, và sau đó mọi việc tiếp diễn như

không cần tới mình. Mỗi lần mình tìm giải pháp, tìm hướng đi là một lần số mệnh đầy mình đi vào một lộ trình không muốn mà mình chẳng biết trước tốt hay xấu.

Tổi sang Pháp năm 17 tuổi, chẳng chọn đi, mà cũng chẳng chọn Pháp. Tôi tốt nghiệp kỹ sư, mà nghĩ lại cho cùng thì mình chưa bao giờ mơ làm kỹ sư, họa may làm bác sĩ hay kiến trúc sư

như bố mẹ tôi từng mong mỏi.

Tôi sống hòa đồng vui vẻ với vợ tôi đã được một nửa thế

kỷ, nhưng bạn có tin không, tôi chưa bao giờ thực sự cân nhắc việc sống chung với cô ấy. Không chọn nhưng rốt cuộc tôi đã có được một cuộc sống gia đình mà nhiều người có thể hằng mong. Về bạn bè nói chung cũng vậy, tôi chưa chọn bạn nào bao giờ trong cuộc đời. Họ tới với tôi một cách thật tự nhiên. Và trong số đó, tôi có nhiều bạn tốt.

Tôi cũng chưa bao giờ mơ đến quyền lực, nhưng rồi cuộc đời nghề nghiệp đã đưa tôi vào những vị trí quyền lực kinh tế quốc tế cực mạnh trên cả năm châu. Đó không phải là sự lựa chọn nào, nó tới ngẫu nhiên.

Một chuyện lạ khác, tuy tôi là kỹ sư cầu đường, nhưng chưa bao giờ tôi thiết kế cầu hay xây dựng một con đường nào cho ai đi.

Nhưng ngược lại, đây là một mâu thuẫn nữa, tôi đã làm tư vấn về

kinh tế và đã dạy kinh tế trong đại học nhưng chưa bao giờ học kinh tế; tôi đã làm chuyên gia quy hoạch vùng và chỉnh trang lãnh

thổ, một môn hoàn toàn xa lạ, tôi đã làm nghề buôn bán những nhà máy điện khổng lồ tuy chưa bao giờ học về điện lực; tôi đã lãnh đạo doanh nghiệp xây đường sắt, metro và cao tốc trong khi trước đó chưa bao giờ tôi có chút ý niệm gì về kỹ nghệ giao thông; tôi đã chủ trì một tập đoàn làm nghề lọc nước và phân phối nước lọc cho các đô thị từ nước sông trong khi tôi chưa bao giờ bước chân vào môn hóa; và tôi đã làm lãnh đạo trong một công ty thuộc ngành dầu khí, vốn cũng là một chân trời quá xa lạ. Bạn ạ, thử hỏi chọn lựa ở đâu, chọn lựa hướng đi gì khi cả cuộc đời làm toàn những gì mình chưa bao giờ đi học, và ngược lại chuyện quái gở là chưa bao giờ tôi có dịp thi thố những gì nhà trường đã bỏ công đào tạo? Một câu hỏi thật to lớn cho những phụ huynh, cho những học sinh đang chọn nghề!

Chưa hết, tôi sinh ra làm người Việt nhưng suốt cuộc đời nghề nghiệp lại tại vị ở nước ngoài. Nắm vững được tiếng Pháp thì cuộc đời lại đưa đẩy sang làm việc ở xứ nói tiếng Anh (Anh Quốc, Fiji, Singapore, Malaysia), thậm chí tiếng Bồ Đào Nha (Brazil).

Đến tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ Việt của mình cũng chẳng mấy sử

dụng, mà rốt cuộc vẫn phải làm việc bằng ngôn ngữ xứ người trong hơn bốn chục năm. Bạn ạ, đừng nói là tôi đã lựa chọn! Hay đúng hơn, lúc phải lựa chọn, tôi đã bị cuộc đời đưa đẩy để rồi chỉ

còn một phương án duy nhất mở đường. Đi hay không đi, chứ

không được chọn hướng, chọn nơi, chọn lúc, chọn bạn và đối tác, chẳng có gì mình được thực sự chọn cả.

Ở một lĩnh vực khác, tôi chưa bao giờ chọn làm nghề giáo viên, nhưng rồi các trường đại học tại nhiều quốc gia đã dành cho tôi những giờ làm việc lý thú.

Đến lúc về lưu, vốn dĩ lọi người có thể thả lỏng đi vào thời kỳ thư giu thì tôi lại được Dụng Trên Cao động viễn, tôi đã phải nghiên cứu những hồ sơ củy cầm cậu, tư vấn cho không biết bao nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Không những thế, hầu hết công việc tôi làm đều là miễn phí, giống như một ông phụ lục lộ phải đi kiếm kế sinh nhai: Đã có lột động lực vô hình nào thúc đẩy tôi làm như

vậy, chứ thật lòng nào tôi có mơ và càng không có chọn lựa!

Đến khi “thất thập cổ lai hi” tức ngoài 70 thì tôi mới bắt đầu viết sách. Ở tuổi đó, có khả nhiều nhà văn viết sách, nhưng chẳng ai lại viết sách đầu tay khi vào tuổi “chống gậy, răng long”. Nhưng bạn có ngạc nhiên không khi tôi chưa bao giờ giỏi về văn chương!

Điều đó phản ánh qua điểm số văn chương của tôi khi còn ngồi ghế nhà trường. Còn bố tôi - một nhà văn thực thụ - thậm chí còn phê rằng: “Con chớ bao giờ dùng ngòi bút cùn của con để sinh sống”. Thế nhưng tuy đã xa quê nhà hơn 50 năm, tiếng Việt của tôi tuy đã lai hóa, tha hóa, biến hóa, tôi hóa đến trở thành khó hiểu, tôi đã học lại tiếng mẹ đẻ để rồi sách đầu tay Một Đời Thương Thuyết đã được vinh danh “Giải Sách Hay 2016”. Thật sự đây cũng là chuyện hi hữu, khó tưởng. Dù sao việc viết sách cũng không phải một lựa chọn đích danh. Ngay chính cuốn sách này, tôi đang viết và bạn đang cầm trên tay, tôi cũng không thực sự hiểu sao mình viết nó, nhưng tôi có thể khẳng định rằng đây cũng không phải là lựa chọn của riêng tôi. Bạn có thể quát lên: ông nói gì? Làm sao ông có thể ngụy biện đến độ ông dám khẳng định chẳng bao giờ

ông muốn viết nó, trong khi mọi người đều biết ông có thể đã bỏ ra rất nhiều công sức để tạo nó ra? Nhưng tôi vẫn cứng đầu, ôn tồn thưa với bạn đọc: tôi không biết động cơ nào đã thúc đẩy mình làm việc này, không biết mình sẽ tìm nghị lực ở đâu để cuối cùng tạo ra nó, cũng như tôi đã từng đầu tư một khối nỗ lực to lớn để viết xong hai sách đầu tay, nhất là cuốn Một Đời Quản Trị.

Động lực nào? Năng lực nào để tôi có thể cáng đáng thêm quyển sách thứ ba? Tôi có thể giải bày, nhưng chắc chắn với bạn rằng lần này cũng không phải là một quyết định duy lý. Nhất trí là không. Và hôm nay, tôi chỉ trông thấy trước mặt một quả núi cố

gắng mà mình phải vượt. Ngại lắm, do dự lắm, nhưng dường như

có ai đó cứ thôi thúc tôi phải làm việc mà chính bản thân tôi, dù muốn hay không, vẫn chẳng tài nào cưỡng lại được. Có phải là tình yêu tôi dành cho thế hệ sau đã dẫn dắt đôi bàn tay tôi và cả khối trí óc của tôi tiến bước? Tôi cũng không biết!

* * *

Một trong những yếu tố đã thúc đẩy tôi trong việc tiếp tục viết những quyển sách chính là những lá thư mà rất động sinh viên và học sinh trung học phổ thông gửi riêng cho tôi. Hầu hết các em khao khát tìm thấy ở tôi một lời khuyên. Có lẽ vì các em đang đứng trước những lựa chọn, trong một tình huống éo le mà tôi đoán được vì chính tôi đã sống những giây phút tương tự hồi tôi còn trẻ: tôi còn nhớ những buổi tối hàn huyên với bố mẹ về việc lựa chọn môn học và nghề nghiệp mai sau. Những buổi đó thường bắt đầu bằng một không khí ôn tồn, nhưng rồi nội dung gay go của vấn đề sẽ sớm khơi dậy những ước mong mâu thuẫn giữa cha, mẹ

và tôi, những lý giải mà thực sự cả bộ ba đều không nắm vững.

Với mẹ tôi, bà cho rằng cứ làm công chức là được - một giấc mơ

vừa đơn giản vừa thực tiễn, cách mẹ thương con là cầu mong cho con một cuộc sống an nhàn. Cha tôi thì lại nghĩ rằng tương lai của đứa con phải hùng hồn hơn bởi ông tin vào cái lý của ông bà xưa rằng “con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng rồi cha tôi cũng thốt ra một câu não nuột: toán mày cũng kém, văn mày cũng còn, lý hóa mày chẳng chịu học, sử địa thì mày lười... Rồi cha đi dần tới trạng thái bức xúc khi nhắc về chuyện học hành, nghề nghiệp của tôi.

Cuối cùng, bữa nào tôi không ăn tát là may. Tôi vẫn nhớ những cái tát của cha, và ngày hôm nay tôi vẫn chảy nước mắt, đo được tình thương của cha qua sức mạnh của cái tát năm nào.

Dẫu vậy cũng có hôm câu chuyện trở nên tích cực hơn: mẹ

bảo làm bác sĩ kiếm tiền bộn lắm, cha nói làm kiến trúc mới tận dụng được óc sáng tạo, và ông có vẻ hăng hái hơn với suy nghĩ

này. Nhưng rồi mẹ lại bảo làm kiến trúc thì đói, thế là đến lượt hai ông bà choảng nhau: bà chẳng biết gì thì đừng nói; ông cứ độc đoán như thế này thì bàn với bạc vào làm gì mất công.

Còn tôi thì mù tịt. Mười sáu tuổi mà đã biết gì, nói chi đến lấy những quyết định!

Hôm nọ, trên Facebook, một trong những sinh viên mà tôi quý trọng đã công khai lên một vài suy nghĩ của em, mà tôi cho là tiêu biểu cho hàng ngàn lá thư tôi thường nhận được. Tôi xin đăng lại nguyên văn:

“Viết cho những ngày chợt nhìn lại và suy nghĩ thật nhiều, về cuộc đời và những sự lựa chọn... Năm nhất Đại học, là một đứa hăng say tham gia rất nhiều hoạt động và may mắn được ghi nhận nhờ đó. Mình đã từng cảm thấy nuối tiếc và lãng phí thay cho những đứa bạn xung quanh vì cảm thấy tụi nó sống thật “đáng chán và vô vị”, mình không chấp nhận việc một sinh viên ĐH suốt ngày thu mình trong phòng, cuộc sống chỉ xoay quanh việc ăn, ngủ

và bấm điện thoại. Mình khi ấy không muốn bản thân trở thành một người như vậy chút nào. Trong rất nhiều những lựa chọn cho quãng đời tuổi trẻ, tại sao “tụi nó” lại lựa chọn như thế? Giờ nghĩ

lại mới thấy sao hồi đó mình vô duyên quá!

Đi mãi mới hiểu được rằng mình chẳng thể thay đổi một ai trừ phi họ thật sự muốn điều đó. Rằng những lời khuyên khi ấy nói ra thật vô nghĩa. Nói vậy không có nghĩa là mình sẽ để mặc những người như vậy, việc mình có thể làm và nên làm nhất là phải nỗ

lực thật nhiều và sống thật tốt. Trước là để yêu thương bản thân, sau là để đến khi họ giật mình và lựa chọn thay đổi, khi ấy mình sẽ

có đủ khả năng để giúp đỡ họ. Mình của những khi đó đã quên rằng mỗi người đều có định nghĩa riêng cho mình về “hạnh phúc”, và việc gì xảy ra đều có thời điểm của nó.

Ba năm trôi qua, dù có đủ sáng suốt hay không, dù tự do hay bị ép buộc thì mình cũng đã đưa ra những lựa chọn riêng cho mình lựa chọn những thứ tự ưu tiên, lựa chọn phải đánh đổi những gì để có được những gì, lựa chọn sẽ bắt đầu và nói lời kết thúc với những gì, sẽ mở lòng và đồng hành cùng ai,... Những khi vui vẻ lại thầm cảm thấy biết ơn vì “đang đi đúng con đường mình lựa chọn”, những khi buồn chợt nhìn lại mà cảm thấy nuối tiếc và nghi ngờ liệu mình đã lựa chọn đúng hay chưa. Rằng giá như có thể

quay lại mà chọn lựa khác đi... Mà giả sử mình biết trước tất cả lựa chọn đưa ra đều đúng đắn, liệu mình có còn cảm thấy vui, liệu mình có cảm nhận được ý nghĩa nằm trong sự cố gắng”?

Suy cho cùng thì không có sự lựa chọn nào là đúng đắn hay sai lầm cả, vì khi đã chọn, mình đâu còn cơ hội để thử những lựa chọn khác. Có thể tại thời điểm này đó là một lựa chọn sai lầm

nhưng về lâu dài, biết đâu chính điều đó lại mở ra cho ta những khung trời mới mà khi đủ thời gian để nhìn lại, mình lại thầm cảm ơn bản thân rồi sao? Thế nên việc cần làm phải chăng là cứ nuối tiếc và đoái hoài những lựa chọn bị bỏ lỡ, mà quên mất rằng điều cần làm là vui sống với lựa chọn của chính mình và làm cho nó trở

nên đúng đắn?

Chi riêng việc được tự do lựa chọn đã là một điều đáng để

biết ơn rồi... ... như lời một người Thầy mình vô cùng kính trọng đã nói rằng: "Your life. Your choice!"

Mình tin rồi sẽ đến “một ngày đẹp trời mình sẽ nhận ra tất thảy những việc đã xảy ra, đều nên xảy ra”. ... và mình vẫn đang cố

gắng đi đến cùng những lựa chọn của mình...

Sài Gòn, ngày 18/12/2018 Ngày chưa giông bão,

Hà Ngọc Bảo Hân Câu Lạc Bộ Mâm Sống/ Đại Học Ngân Hàng Thủ Đức (Tôi được phép của Bảo Hân qua điện thoại để

đăng tải lại thư riêng)

Tất cả bài triết lý của tuổi trẻ xoay quanh đề tài: lựa chọn!

Và hiện rõ ra một sự hoài nghi về những phương án đúng đắn, chỉ

có tương lai mới trả lời được, mong mỏi một ngày đẹp trời sẽ đến.

Có lẽ sách này phần nào là câu trả lời cho câu hỏi đó. Một câu hỏi mà tôi đã nhận được mười nghìn lần trong suốt nhiều năm qua, tiêu biểu cho hàng triệu thắc mắc của các em trẻ khắp nước.

Không thể chối cãi, việc lựa chọn ám ảnh các em và cha mẹ các em.

Tôi cũng không thể nào quên lời khuyến khích của Anh Dương Thành Truyền, Chủ tịch Nhà Xuất Bản Trẻ mỗi lần tôi tới thăm Anh và em Đặng Vĩnh Thắng, người biên tập cho hai sách Thương Thuyết và Quản Trị. Anh cứ nhắc tôi là phải viết một cuốn sách thứ 3 cho đủ bộ. Anh dùng chữ Pháp “trilogie”, có nghĩa là một bộ ba. Anh bảo tôi, tựa đề của sách mới bắt buộc phải dùng lại chữ “Một Đời...”. Nói thế cho vui, vì nhiều bạn trẻ của tôi khẩn khoản xin tôi viết về tình yêu và hạnh phúc, nhưng đối với một

người có 50 năm có lẽ chng có sóng đó máy đá điển ti Có bạn khác lại chuyện tôi nên viết về 3: Đời Sài Linz, chắc tin ban ấy nghi ngờ

đời tôi là đế ngồi trái măng vào Each và cach vì tin: Việc này dưng là việc nghìn năm, minh quá nhỏ bé để xế lá Thi, xét cho cùng, tôi đầu viết sách đá viết sách Tôi đi đếm tiền bằng nghề bán sách đối với tôi, nội dung: phải đi TCC hình thức, hình thức chi là cái bao Loc ga chi tôi viết LMột Đời Quản Trị có người đã đề nghị với tôi viết lại thành ba ba cuốc du Nghệ thuật quân nhân sự, “Mười hai bí quyết để I :”. Nhìn tối đối với tôi, mình có thông điệp rất cần hết tại cho đến ng cho cộng đồn: hình.

Và cuối cùng những bức thư của các em trẻ sinh viên lành - :-gi-ning in mới nghiệp cùng công chuối các Locsin III thì hàng rin, cha tôi có kết luận là không có =tốt hơ: việcertai nghiệm thực tế tài cấp những câu hỏi các et cette

Có một lý do khác làm tôi muốn viết. Đó là để cấp ra tình thường đặc biệt của một bậc tiền bối dành cho cá nhân tôi - Bác Đoàn Thẻm (1955-2005). Sinh thời, Bác Đoàn Thêm là một nhà văn nổi tiếng khi xưa đã cộng tác nhiều năm cùng với Cha tôi và nhóm Tạp Chí Bách Khoa. Bác còn là một thi sĩ đã ra mắt công chúng rất nhiều tập thơ như “Huyền Sử Taj Mahal” (tên dài của tập thơ là “Taj Mahal, hay là Mối tình bất diệt của Hoàng Đế Ẩn Đi Shahjahan"), hoặc Từ Thức hay là Kẻ Tìm Đường Tôi sẽ viết dài hơn về Bác trong một đoạn sau.

Tôi muốn trân trọng tri ân Bác, và tặng cuốn sách này cho Bác và Cha tôi, hai người bạn thân.

Điều đáng chú ý là Bác đã cho ra một tập thơ với nội dung rất hiện đại về sự lựa chọn, tìm hướng đi của cả một thế hệ. Đó là tập thơ về Huyền Sử Từ Thức, mà tôi sẽ dành cả một chương để

minh họa. Vào thời đó, giấc mơ tìm đường chỉ có thể là tìm lên còi tiền. Từ Thức đã lên được cõi tiên, rồi từ đó mới sớm có được nhận thức rằng cái nơi được ăn ngon, được chiều chuộng như ống hoàng, nhưng không có việc gì làm khác ngoài hưởng thụ, rút cục

không phải là thiên đàng mà người ta tưởng. Đi lên đến tận trời rồi, chỉ một thời gian ngắn sau mới ngỡ ra chân lý.

Truyền thuyết kể rằng, xưa kia có một anh chàng tên là Từ

Thức, người Thanh Hóa, làm quan tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh).

Tuy ông được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng trong triều đình, ông vẫn luôn luôn bị ám ảnh bởi giấc mơ đi du ngoạn nơi thiên thai. Một hôm Từ Thức đi chơi hội mới gặp một cô gái xinh đẹp. Cô gái tên là Giáng Hương, cô đang gặp một tình huống éo le giữa hội. Từ Thức đã vội cởi áo gấm giúp cô gái thoát nạn. Nào ngờ cuộc gặp gỡ này sẽ dẫn tới kỳ duyên sau này. Thời gian sau Từ Thức từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Chàng lên đường đi ngao du tìm cảnh thiên thai. Rồi một lần Từ Thức đi qua một ngọn núi mới thấy một chiếc động, chàng vào động. Chàng gặp bà chủ động.

Bà chủ mời chàng tạm dừng chân ít lâu. Nào ngờ bà chủ lại là mẹ

của cô gái hôm nào nơi hội, cô Giáng Hương, chính là người chàng đã cứu thuở nào. Từ Thức nhận để bà chủ gà Giáng Hương cho mình. Nhưng hai người sẽ chi sống với nhau được một thời gian ngắn tuy cuộc sống thuận hòa êm ấm. Từ Thức nhớ nhà quá, xin được về thăm. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương không thể đi theo, cô sắm xe và gài sẵn phong thư kín gói ghém lời ly biệt. Khi về đến quê, Từ Thức không còn nhận ra cảnh xưa, tất cả đều đã đổi thay. Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới ngỡ ra rằng cụ chính là cháu nội của mình. Chàng mới bàng hoàng ý thức chàng đã đi quá lâu, hơn một kiếp người. Muộn màng với cảnh cũ Từ Thức mới muốn trở lại cõi tiên với Giáng Hương, nhưng than ôi dịp may cũng chẳng còn. Chàng lại lỡ bước. Trước cửa động Bích Đào, dây leo đã mọc chằng chịt, cỏ dại đã đan kết thành những chiếc lưới cản lối ra vào. Thời gian đã qua, cố nhân đã đi nơi nào, và tất cả những ước mong, tưởng rằng còn thực hiện được, đã bị thời gian xóa nhòa. Từ Thức tìm ra thiên thai nhưng thiên thai không mang giải đáp cho những ước mơ của Từ Thức.

Tìm đường về chốn cũ, Từ Thức lại chi thêm vỡ mộng, chàng cảm nhận rằng đi ngược thời gian là vô vọng. Và cuối cùng chàng mới vỡ ra là hướng đi tìm hạnh phúc chẳng đâu xa, đó là xắn tay áo,

cuốc đất trồng khoai để giúp cộng đồng an sinh vui ấm. (Một phân đoạn này được trích từ Google, mà không tìm ra tên của tác giả.)

* * *

Từ câu chuyện huyền thoại về Từ Thức lên thiên thai gặp tiên, thi sĩ Đoàn Thêm đã tặng cho nền văn hóa dân tộc một áng thi văn tuyệt tác Từ Thức hay Kẻ Tìm Đường được Nhà Xuất Bản Mai Lĩnh đưa ra công chúng năm 1959.

Thi sĩ Đoàn Thêm (1915-2005) là một bạn chí thân của Cha tôi. Hai ông đều là công chức, đều cộng tác khá nhiều năm trong nhóm “Tạp Chí Bách Khoa” và không một bài viết nào của ông này lại không được ông kia bình luận, thậm chí chỉnh sửa, trước khi được ra mắt. Riêng cá nhân tôi đã bao lần được ân huệ đàm thoại trực tiếp với thi sĩ Đoàn Thêm. Ông là một nhà trí thức với nghĩa sâu đậm nhất. Ông yêu nước đến khắc khoải. Ông còn là một sử gia liêm khiết, một nhân chứng trung thực và sâu sắc trong thời đại của mình. Ông phân tích mọi việc đến chi tiết, ông khó tính, nghiệt ngã với ý muốn đi tìm sự thật, khám phá chân lý. Đôi khi sự

nghiệt ngã còn có thể đi tới cay cú, vì ông không chấp nhận bất cứ

một hình thức giả dối, trá hình, thậm chí trang điểm, nhưng buồn thay, những hình thức này lại nhan nhản ngoài xã hội. Và đến khi ông cần đúc kết hay tìm một vài nét tươi cho bài viết thì lập tức ông tìm đến Cha tôi, nhà văn Phan Văn Tạo (1920-1987). Cha tôi cùng chung tư duy, liêm khiết đến tuyệt đối, nhưng con người của Cha là yêu đời, yêu người, và cứ mỗi lần hai ông đàm thoại xong mỗi buổi tối như thường lệ (hai gia đình ở cách nhau vài phút bách bộ qua Cầu Công Lý, Sài Gòn) thì con người khác khoải bị quan lại tìm được nơi người lạc quan yêu đời lý do để tâm hồn êm ái trở

lại trước canh đêm.

Câu chuyện Từ Thức hay Kẻ Tìm Đường của Thi sĩ Đoàn Thêm không hẳn còn là truyện thần thoại của thời xưa nữa. Ngọn bút của thi sĩ đã khéo diễn tả tất cả những nỗi trằn trọc thắc mắc của các Từ Thức mới và cũ, phân vân đi tìm lẽ sống, để sống một cuộc đời hữu ích và trường tồn với núi sông. Ngày nay, đáng ngạc

nhiên là ai cũng là kẻ tìm đường, mỗi lúc, mỗi nơi. Thế giới nhan nhân bản đồ thực và ảo, trên giấy hoặc điện tử, thậm chí còn tặng thêm dịch vụ dẫn đường. Thế nhưng không ai có thể dám chắc con đường mình đi là đúng, có lẽ vì mình nào có chọn lộ trình, mà có thể do một sự tối ưu hóa của một trí thông minh nhân tạo hay tốt hơn, một bàn tay vô hình, tọa ở nơi đâu?

Đây chính là thông điệp của quyển sách này. Từ huyền thoại mà tất cả chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, chúng ta đều mơ và đều cần tìm đường như Từ Thức. Nhưng chúng ta tìm trong một bối cảnh khác hẳn với thời đó, vì xã hội mà chúng ta đang sống mang quá nhiều mã số và ảo tưởng. Tất cả chúng ta là những Từ Thức, Thiên thai của chúng ta không phải là đỉnh núi tĩnh mịch.

Mà thiên thai có thực không? Đây là một câu hỏi chưa chắc ngây ngô vì ngay thế giới ngày nay của chúng ta đã có phần ảo. Ngay những kẻ tưởng rằng mình đã tới nơi, rút cục cũng khám phá Muộn màng và họ chỉ tìm thấy cái ho mà không thấy cái thực. Thế giới của loài người phi chăng đã tuột tay loài người? Đây không còn là một câu hỏi mà là hiện thực.

Chính cái lo đó đã được Đại văn hào Lê Quý Đôn tác họa.

Ngoài của động Bích Đào có một miếu nhỏ gọi là miếu Sơn Thần, chỉ co chân đầu người và không rộng lắm. Ngay trên cửa động, trên Vich đã được tạc bài thơ đề của Lê Quý Đôn khi ông viếng thăm động Bích Đào vào thế kỷ XVII, rằng:

Văn đạo thần tiên sự diệu mang Bích đào động khẩu thái hoang lương Càn không nhất hạt cùng Từ Thức Van thủy song nga lão Giáng Hương Thạch động hữu thanh khao hiểu nguyệt Diêm điền vô vị nát thu sương Thẻ nhân khi tác Thiên Thai mộng Thùy thức Thiên Thai diệc hí trường

Dịch Thơ: Thần tiên vẫn báo chuyên mơ màng, Động Bích Đào kia cỏ mọc hoang. Trời bể tìm tòi, mê huyện Thúc! Nước mây chờ đợi, mệt nàng Hương! Vang om thạch động trăng gần sáng, Nhạt nhẽo diêm điền muối đắm sương, Giấc mộng Thiên Thai mong mỏi mãi, Ai hay cũng chỉ hí du trường! (Nguồn từ Internet)

Đối với thi sĩ, thì mộng thiên thai rút cục cũng vẫn chỉ là giấc mộng chơi vơi!

Vào nuôi khác quan của cuộc đời mình, tôi đã tìm đườ), để

rồi chàng thủy: Suốt cuộc đời tôi của tuần 11), tiốn; như kẻ khiếm thị lại phải đi toilcha sơn tù. Nhưng tôi lui về lúc C10 tuổi, tìmình mới hiểu được rằng chẳng bao giờ tình sẽ tới, vì cuộc đời, ttn bản chất, phải là một cuộc hành trình dài vỏ tận. Đi đường nào rồi cùng có thể thành công, chọn lối nào tôi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc hay thành công không tùy thuộc vào con đường ta đi, nhà vào tâm trạng tự tại của ta cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua. Tôi không phủ

nhận vai trò cơ bản của giáo dục tri thức, không quên những đóng góp kinh khủng của khoa học hàn lâm, không gợi, dù chỉ một chút, khuynh hướng bỏ bê chữ nghĩa và kinh sách. Nhưng mong bạn hiểu ý của tôi, cuộc sống thành công còn do nhiều thứ khác nữa.

Trong quyển sách bạn đang cầm trên tay, tôi có dùng lại một vài đoạn từng đưa ra công chúng vì nó tiêu biểu cho cuộc đời của tôi, trong đó có bài viết về năm 1963, năm tôi rời xa gia đình sang Pháp, năm khởi đầu hành trình của tôi. Ngay khi đó, tôi cũng chẳng được lựa chọn. Tôi cũng kể lại trong quyển sách này những cuộc gặp gở lý thú với một số nhân vật đã đi qua cuộc đời mình.

Họ đã thành công rực rỡ, nổi tiếng thế giới. Tôi để cho bạn đọc khám phá thái độ của họ trước những cơ hội đã đến với bản thân.

Một trong những bí ẩn của cuộc đời là chẳng bao giờ ta thực sự biết được mình đã chọn đúng hay sai, giả định là mình đã chủ động trong việc lựa chọn. Tôi đã viết hẳn một chương về đề tài này, trong đó dùng lại truyện “Tái Ông Thất Mã” để minh họa và truyền tải thông điệp. Trong một đoạn khác, tôi cũng muốn truyền tải cho các bạn thông điệp chính của tôi: Khi bị mất cái gì thì bạn cũng có những thứ lợi về tay, mà vì sơ ý chằng bạn chẳng ngờ. Khi đoạt được cái gì, bạn không nên quên những gì mình cũng để tuột tay đánh mất cùng một lúc. Bạn nên chú ý nhìn cả hai mặt của sự

mất còn.

Tôi cũng xin phép độc giả viết một chương khá dài và đầy đủ về áng thơ “Từ Thức hay là Kẻ Tìm Đường” của Đoàn Thêm.

Thực ra, tôi không cần chép lại nhiều câu thơ đến như thế (áng thơ

gồm tổng cộng hơn hai ngàn câu), nhưng đây là một dịp may hiếm có, tôi muốn bạn đọc có cơ hội khám phá và làm sống lại người tôi vô cùng ngưỡng mộ, tác giả của “Từ Thức hay là Kẻ Tìm Đường”.

Tôi xin dâng hương kính tặng sách này cho hai tiền nhân thân thiết nhất, thi sĩ Đoàn Thêm và cha tôi, nhà văn Phan Văn Tạo. Cả hai người đã từng dẫn đường cho tôi đi, một con đường trước hết là liêm khiết với lương tri và tốt lành với xã hội.

Và sách này tôi viết cho những người bạn trẻ, kém tôi một, hai, ba thế hệ, để đáp lại thiện tình của Đoàn Thêm và Phan Văn Tạo đối với thế hệ của tôi. Tôi đã về nước giống như Từ Thức đã trở về làng để tiếp tay với xã hội đồng hương. Đó cũng là một cách để tôn thờ những vị đã miệt mài xây dựng đất nước và âm thầm tụ

tích tinh hoa cho các thế hệ đi sau.

Khởi đầu hành trình hạnh phúc

Where there is love there is life. Nơi nào có tình thương thật, nơi đó có sự sống thật.

— MAHATMA GANDHI

Cuộc đời của tôi chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1963, khi tôi mười bảy tuổi. Cha mẹ tôi đã dành dụm nhất phép chia đủ phương tiện đi du học bên Pháp. Vào thời đó chính sách của chính phủ

miền Nam là chỉ cho phép những sinh viên tuấn tú đi du học. Học thật giỏi thì được học bổng toàn phần. Học khá giỏi thì được một nửa học bổng. Học cũng phải khá thì đơn xin du học mới được xét, nhưng trong trường hợp đó thì sinh viên không được hưởng học bổng, mà phải tự túc. Tôi thuộc trường hợp này vì không phải là một học sinh xuất sắc, tuy nhiên cha mẹ tôi cho rằng đi du học cần thiết không những để thu thập kiến thức, mà còn cho phép đứa con được cọ mình với cuộc sống đầy đó. Và cha mẹ tôi không nghĩ sai.

Rất động sinh viên Việt Nam sang Pháp thời đó sẽ có được một học trình tốt đẹp. Rất động sẽ thành công sau này, sau khi tốt nghiệp. Một số lớn còn ở lại nước đã đón tiếp mình, sau khi họ

nhận được cơ hội tiến thân từ một quốc gia văn minh. Nói chung, đó là trường hợp của số đông chúng tôi cùng lứa tuổi, tôi không phải là một biệt lệ.

Nhưng những trường hợp du học thất bại cũng không hiếm.

Một số ít bạn học của tôi cũng gặp sự cố, hoặc không đáp ứng được với cuộc sống khó khăn ở nước sở tại. Một anh họ của tôi đã nhuốm bệnh tâm thần do áp lực cao của lớp học.

Riêng cá nhân tôi đã gặp một cảnh ngộ hi hữu. Ở trong một tình huống tương tự, có lẽ một số người khác sẽ khó ngóc đầu lên.

Nhưng vào thời đó, không hiểu sao, có lẽ vì tôi còn ở tuổi quá nhỏ

chăng, tôi đã một mình vượt từng khó khăn mà không than vãn, không hoảng hốt. Tôi đã chẳng nhìn thấy gì trước mắt vào lúc đó, càng xa hơn ý tưởng xây dựng tương lai. Tôi đã bám lấy mấy cái phao để không chìm trong một đại dương biến động. Tôi đã chỉ

biết sống với cái phao, nhưng rồi phao cũng dần dần đưa tôi vào bờ.

Nhìn lại “kính chiếu hậu” mới thấy mình đã sống nhiều tháng kinh khủng quá, nhưng ngay tại lúc gặp nạn, tôi chỉ bám lấy hơi thở để sống, không nghĩ gì xa hơn. Có lẽ chính vì tôi ngây ngô vô thức ở tuổi mười bảy, không có họ hàng thân thuộc bên cạnh, không có đến một người bạn học để cùng chia sẻ, ở một mình trong tỉnh lẻ, mà tôi mới học được sự tự tin. Những ngày đó là những lúc tôi cảm nhận mãnh liệt là có Đấng Trên Cao soi xét, cân lượng và cứu giải. Và chính vì Đấng Trên Cao đã đoái ngó tới thân phận của tôi ngày đó, mà đến tận hôm nay, và mãi mãi, tôi đã nguyện trả lại cho loài người, cho đất nước, cho bằng hữu tất cả

tình cảm và sự che chở mà tôi đã nhận được như là một đặc ân.

Bài viết sau đây đã được đăng trên trang CafeBiz năm 2017

để “vô tình” dự cuộc thi “Hành Trình Hạnh Phúc” do Liên Đoàn Lãnh Đạo và Doanh Nhân Trẻ Hà Nội - JCI Hà Nội - cùng với Dự

án Sách và Hành Động tổ chức. Và cũng vô tình, bài đã đoạt giải đặc biệt và đã được chia sẻ rất rộng rãi trên các mạng xã hội. Như

thường lệ, tôi chi kể chuyện thực, nhất là lúc viết lại sự tình thì tôi không biết bài sẽ được đưa vào một cuộc thi.

***

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3