Một đời như kẻ tìm đường - Chương 17

Những sự khác biệt về cảm nhận cũng như về tư tưởng giữa các thế hệ thì có rất nhiều.

CẢM NHẬN VỀ KHÔNG GIAN

Xưa kia, ông bà của chúng ta chi đi ra khỏi làng một bước đã gọi thế là đi xa. Đến thế hệ của chúng ta, đã có những cuộc đi chơi liên tỉnh, thậm chí ra nước ngoài. Đối với chúng ta, thế giới còn quá mênh mông. Đối với tuổi trẻ thì khác. Cảm nhận về không gian của thế hệ sau co giãn một cách khó hiểu - đi mua vài ổ bánh mì thì xa, rủ nhau đi lên Đà Lạt hay xuống Đồ Sơn thì gần, còn mua vé theo Elon Musk để lên cung trăng du lịch thì luôn luôn sẵn sàng!

CẢM NHẬN VỀ THỜI GIAN

Vào đầu thế kỷ XX, ông bà nội của tôi lấy nhau trước tuổi 16, đến 18 đã có con đầu lòng, và khi 34 đã có đủ mười miệng ăn

trong nhà. Làm gì cũng sớm sủa vì vào thời đó, nào ai dám quả

quyết mình sẽ thọ quá 50, 60?

Đến thế hệ của tôi thì thời gian đã giãn ra một chút. Tuổi thọ trung bình đã đạt mốc 70, thậm chí hơn thế. Nhưng từ những năm gần đây, tuổi thọ trung bình đã tăng khá nhanh và thế hệ trẻ

ngày hôm nay sẽ dễ dàng đạt mốc 90, thậm chí 100 tròn.

Cảm nhận về thời gian sẽ thay đổi rất nhiều cách nhìn về

cuộc đời. Vội vã làm chi, khi tuổi thanh thiếu niên còn bao nhiêu thú vui đáng khám phá. Hấp tấp công việc làm gì khi lúc nào cũng có ăn, và chăng, nếu phải làm việc 40 năm cuộc đời thì bắt đầu đi làm thực sự vào tuổi 28-30 có gì là muộn? Còn chuyện lập gia đình thì chẳng có gì phải hối hả.

Điều này trái ngược hẳn với nếp sống ngàn năm của dân tộc. Trước mắt thì đứa con không sống theo giờ giấc của phụ

huynh, thích đi chơi về khuya, không quản lý thời gian, mất nhiều thời gian vào những chuyện quá nhỏ trong khi lại chểnh mảng chuyện quan trọng. Phụ huynh thì vội vã, đứa con thì đúng định vô tư. Đố bạn: Ai là người làm đúng?

CẢM NHẬN VỀ GIÁ TRỊ SỐNG

Ở thế hệ phụ huynh chúng ta thì ưu tiên bao giờ cũng là tiết kiệm cho tương lai dài hạn. Nhưng cho thế hệ trẻ hôm nay thì tương lai dài hạn là sang năm, hoặc sang năm nữa, không xa hơn thế. Ý niệm này về thời gian có ảnh hưởng đến phong cách sống.

Ví dụ cưới muộn nhưng người yêu thì phải có sớm, không đợi được. Du lịch tham quan thì cứ đi ngay, không màng tới khâu chuẩn bị. Món ngon thì cứ rủ nhau thưởng thức ngay, giá bao nhiêu cũng trả. Và nếu chẳng may hết tiền trong túi thì chẳng có gì phải nghĩ ngợi, chỉ cần đi xin một việc tạm bợ trong khách sạn hoặc quán ăn là giải quyết xong.

Làm sao chúng ta có thể thuyết phục “bọn trẻ” để chúng tiết kiệm cho tương lai lâu dài khi ưu tiên của cả thế hệ trẻ là sống đã.

Sống thực, sống mạnh, sống nhiệt tình trước khi quá muộn!

CẢM NHẬN VỀ CUỘC SỐNG TÌNH CẢM

Thế hệ trẻ không nhìn tình yêu như ông bà chúng ta ngày xưa. Văn hóa xưa là sớm lập gia đình để sớm ổn định cuộc sống.

Xây nhà xây của đẻ con, cái gì cũng phải sớm. Ý niệm về tình yêu thời đó mang nhiều tính vật chất và lễ nghi.

Ngày nay yêu và được yêu thì xem như đã đủ. Thậm chí phải sớm khoe chúng bạn rằng mình đã có người yêu để tránh những xì xào của xã hội. Thế là cả thế hệ trẻ yêu nhau vùng mạng.

Cậu bé hàng xóm của tôi mới 21 tuổi mà đã có 3, 4 đời người yêu!

Con gái ngày nay chẳng còn gì để giữ vào ngày tuổi đôi mươi, thử hỏi giữ để làm gì vì sớm muộn rồi cũng mất trước khi lập gia đình, và con trai ngày nay chấp nhận dễ dàng sự việc như

thế, thậm chí không nghĩ tới nữa. Phía con trai thì tình yêu là thứ

vô tội vạ. Cứ yêu đã rồi hạ hồi phân giải. Còn chuyện ly dị được thế hệ trước xem là một vấn đề đáng thận trọng, thì ngày nay không còn là một thảm cảnh. Con cái ai nuôi chẳng được!

Hiện tượng toàn cầu hóa cũng mang lại nhiều điều mới mẻ, một là người nước ngoài sang nước ta khá đông, hai là những phong tục mới lan tràn khắp toàn cầu.

Các phụ huynh ạ, hãy tập chấp nhận hết, vì khi bạn chấp nhận rồi thì đứa con mới nói thật cho bạn nghe. Bạn chớ mắng con, vì nếu mắng thì nó sẽ cắt luôn nguồn thông tin mà bạn khao khát tìm về nó. Hãy nhớ là tuổi 18 được pháp luật công nhận là tuổi trưởng thành, và mọi đứa trẻ đều hiểu sâu sắc điều này.

Trong chuyện này không có người thua người thiệt, mà chỉ

nên có sự cảm thông, vì chính sự cảm thông mới mở đường cho sự

hướng dẫn. Cả thế hệ trẻ hành xử như thế chứ con bạn không phải là một trường hợp đơn lẻ đâu.

CẢM NHẬN VỀ VIỆC LÀM, Ý NIỆM VỀ THÀNH

CÔNG

Rất đông giới trẻ ngày nay không mơ ngồi văn phòng nữa.

Và ý niệm thành công của họ không nhất thiết phải là một chức

Giám đốc hoặc một vị trí nào cao trong doanh nghiệp. Tất nhiên, thực tế vẫn y nguyên là thực tế. Ít có ai từ chối một chức vị. Tuy nhiên những trách nhiệm kèm theo phải được trả công đích đáng thì các bạn trẻ ngày nay mới nhận.

Thực ra, người trẻ ngày hôm nay không có những hoài bão của thế hệ trước, nhất là ước mong có được cuộc sống ổn định. Họ

có một ý niệm khá vững chắc về cuộc sống, về giá trị cá nhân và sẽ

không cho rằng cái gì cũng là cơ hội. Như tôi viết ở trên, thời gian là đồng lõa của giới trẻ, họ không vội và sẽ sẵn sàng từ bỏ mọi đề

nghị suông.

Tôi luôn luôn chủ trương mỗi người phải được hoàn toàn tự

do trong những lựa chọn của mình.

Ở nhiều nước Tây Phương, số đông trẻ con ở tuổi 16 đã có ý niệm khá rõ về những lựa chọn của nó. Đến tuổi 18, ít em nào để

cho cha mẹ can thiệp vào những ý riêng về chuyện lựa chọn con đường cho tương lai. Và cho dù đám trẻ không có ý niệm gì, cha mẹ cũng chỉ có lời khuyên và gợi ý chứ không bao giờ xâm nhập vào lãnh địa riêng tư của con. Luật pháp quy định và tôn trọng mỗi đơn vị trưởng thành.

Truyền thống của chúng ta thì không như thế. Phụ huynh can thiệp mạnh mẽ và sâu đậm vào những lựa chọn của đứa con đã trưởng thành, lấy cớ là “mày còn nhỏ, mày đã biết gì”. Ngày nay, nghĩ gì cũng có thể đúng, làm gì cũng có thể sai. Và hệ thống giáo dục lỗi thời không giúp cho sự cảm thông mở rộng ra mà còn khép lại.

* * *

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, các hiện tượng kinh tế và xã hội biến đổi nhanh như ngày hôm nay. Điều này lại càng làm cho chúng ta thêm bối rối, vì mỗi chúng ta rất cần vịn vào một thực tế ổn định để định hướng!

Xưa kia, khi cha mẹ tôi chỉ dẫn cho tôi đường đi lối bước, những lý luận và cân nhắc trong gia đình vẫn còn hiệu lực cả 20, 30 năm sau. Cho đến đúng ngày hôm qua là chấm dứt.

Nhưng thế giới đã xoay quá nhanh. Những gì đúng ngày hôm này sẽ không còn đúng, thậm chí hoàn toàn lỗi thời chỉ vài năm ngắn sắp tới. Mà cuộc xoay vần sẽ xoay càng ngày càng nhanh.

Tôi sẽ lấy một ví dụ hơi bất ngờ với những bạn phụ huynh nào mơ cho con làm việc trong ngành ngân hàng: chỉ độ 10 năm nữa nghề ngân hàng có lẽ sẽ biến tích, chứ không chỉ biến đổi.

Ngay ngày hôm nay, tại một số quốc gia tân tiến tiền phong, đã có vô số ngân hàng đóng cửa và được thay thế bằng những chiếc máy cỏn con không có người trông, được đặt ngay góc các đường phố.

Máy có khả năng phát tiền, cho mượn tiền để mua xe hoặc mua nhà, mở tài khoản và nhận giữ tiền hộ khách hàng. Máy còn có khả

năng đếm tiền nếu chẳng may có ai ném cho một mớ tiền giấy và một đống tiền cắc lẫn lộn. Máy sẽ tự động soạn lại “đống rác” vừa được ném vào, tự động hỏi khách hàng muốn làm gì với số tiền vừa gửi. Thế thì các nhân viên ngân hàng sẽ đi đâu nếu máy đã cáng đáng hết mọi giao dịch?

Để lấy thêm một ví dụ khác, dịch vụ chuyên chở cũng sẽ

được cách mạng hóa nhanh chóng. Và chỉ trong thời gian ngắn nữa, taxi sẽ không có người lái, hành khách sẽ ra lệnh từ trước qua máy điện thoại, rồi trả tiền cước bằng cùng dụng cụ đó. Không lâu sau đó, hành khách sẽ chẳng cần ra lệnh bằng giọng nói nữa, mà chỉ cần phát ra ý muốn trong đầu. Những chiếc máy có khả năng đoán ý trong đầu của đối tác đang được chế tạo và sẽ mang dịch vụ

này tới đại chúng thật sớm. Các tài xế taxi sẽ đổi sang việc nào?

Quy mô và tốc độ của sự đảo lộn càng ngày càng lớn. Khó khăn cho bạn, và cho tôi, là chỉ trong không quá 10 năm trước mặt, thế giới ngày mai sẽ không còn điểm giống thế giới chúng ta đang sống, do đó chúng ta không còn một điểm tựa nào để vịn vào mà giúp con lý luận và lựa chọn. Chỉ trong 20 năm nữa, 80% các nghề

của ngày hôm nay sẽ biến đi, và ngay những nghề cố hữu nhất như

nhà văn, bác sĩ, luật sư chẳng hạn, nội dung của công việc và những kỹ năng mà nghề đòi hỏi sẽ khác hẳn những đòi hỏi xưa kia.

Vậy làm sao có thể giúp con khi chính mình không có một ý niệm gì về tương lai? Không thể phủ nhận, vai trò của gia đình sẽ

suy giảm, mỗi đơn vị con người phải sớm nắm bắt được khả năng tự vệ, tự lập, tự chọn. Khuynh hướng của xã hội cũng như khuynh hướng của luật pháp tách dần dần mỗi thành viên của gia đình thành những cá nhân tự quản. Thực tế này đã hiện hữu tại mọi quốc gia tân tiến, và đang tràn vào đất nước chúng ta.

Cha mẹ, phụ huynh nào còn có tư duy muốn che chở đứa con hãy sớm tạo cho con điều kiện để tự ý thức. Hơn lúc nào hết, phụ huynh phải dạy đứa con tự che chở, tự cảnh giác, tự bảo vệ.

Đúng hơn là bạn phải dạy nó tự học để tự bảo vệ. Thế giới ảo sẽ

bao trùm con bạn từ đầu đến chân, 24 tiếng một ngày, nhưng hậu quả thì không ảo mà thật! Chắc hẳn các phụ huynh đã cảm nhận được đứa con tuột khỏi tay mình từ khá lâu, nhưng điều mới mẻ là nó có thể tuột tay cha mẹ ngay khi còn ở nhà, dù khóa cửa giam con chăng nữa. Trong khi đó, ở nhà trường các chương trình học lại thay đổi quá chậm và đôi khi không đúng hướng. Hệ thống giáo dục không theo kịp đà tiến hóa, không còn đáp ứng với thị trường công việc hay nhu cầu của các doanh nghiệp. Các giáo viên không nhận được kịp thời sự bồi dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên nếu nhìn một cách tích cực hơn, thế giới đang có xu hướng ưu tiên cho những ai tạo giá trị không ngừng, và việc che chở đứa con yêu không thuộc lộ trình này.

* * *

CHỈ CÓ MỘT BÍ QUYẾT

Nếu bạn hỏi tôi có bí quyết nào để nuôi con sớm thành tài thì tôi chỉ có một, mà tôi rút tỉa sau nhiều năm trải nghiệm. Xin thưa: con bạn sẽ thành công sau này nếu bạn cho nó tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập thể lành mạnh hoặc tự phát, hoặc từ thiện ngay từ khi còn nhỏ. Một câu lạc bộ đọc sách, một đội vận động

thể thao, một nhóm tập kịch, hát hợp ca, một câu lạc bộ thanh niên từ thiện, làm tình nguyện viên cho Hồng Thập Tự, một đoàn hướng đạo viên...

Tôi chưa thấy một đứa trẻ nào thất bại sau này khi nó sớm tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập thể lành mạnh nói trên. Đứa trẻ sẽ tập sống ngoài xã hội và với xã hội, tập làm việc nhóm, trau chuốt cách ăn nói, biết lắng tai nghe, nhiễm tinh thần kỷ luật, nghiệm được sức mạnh của sự liêm chính chân thật, cảm nhận được tình bạn bè thân hữu. Nó sẽ phát triển tính hồn nhiên, khả

năng sáng tạo, sự tự tin, lòng dũng cảm. Tập thể sẽ cảnh giác, giữ

tính an toàn cho các thành viên. Các em sẽ tự khám phá phong cách tử tế, tư duy đạo đức, sự kính trọng lẫn nhau. Qua việc từ

thiện, các em sẽ được chạm trán trực tiếp với mặt kém của xã hội, và sẽ hiểu vị trí và nhiệm vụ làm người của mình hơn. Tóm lại, trẻ

sẽ học tất cả những cá tính cần thiết để con người thành nhân.

Trước khi nghĩ đến thành công.

Còn riêng bạn, hãy thực hiện những việc sau:

Dạy con biết sử dụng mọi khả năng bẩm sinh của mình.

Ngày nay, phải tự cấm việc đút cơm cháo cho con, vì đơn giản, làm vậy thì đứa con sẽ ấu trĩ suốt đời. Dạy con biết dùng hai bàn tay, học nghề chân tay song song với một nghề tri thức hay buôn bán. Không có gì quan trọng hơn cho đứa trẻ là nó cảm nhận được rằng hai bàn tay của mình có khả năng tạo giá trị, song song với trí óc. Dạy con biết lắng tai nghe, hiểu ý của đối tác, biết trình bày một vấn đề, biết thương thảo, trao đổi, vì truyền thông là một chìa khóa lớn của thành công. Dạy con biết lý luận, suy diễn mạch lạc.

Con bạn nếu luôn luôn ấp a ấp úng với những ý tưởng thiếu mạch lạc thì xã hội sẽ không cho nó chỗ đứng trong bất cứ sinh hoạt tập thể nào đáng kể. Dạy con biết hợp tác với nhiều người khác trên những dự án mang tầm xã hội. Con bạn phải ý thức được rằng nó là một thành phần trọn vẹn của xã hội. Chớ bao giờ tưởng con mình đứng trên là tốt. Trên hay dưới thì vẫn là đứng ngoài. Dạy con biết khéo léo xử lý mọi vấn đề với lòng từ bi và tính nhân ái, dưới quyền chỉ huy của lương tri của chính bản thân. Dạy con biết

cho và biết nhường nhịn khiêm tốn, chỉ như vậy con bạn mới tìm ra chỗ đứng trong xã hội, vì có cho thì mới có nhận. Dạy con biết tạo và nhận tình thương, động viên trái tim và xua đuổi phản ứng vô cảm. Dạy con biết đánh giá mọi việc. Đánh giá sai là cả chuỗi công việc sẽ bị trôi đi. Không ra đời, lăn lộn với mọi tình huống, đối mặt với mọi đối tác thì sẽ không bao giờ biết đánh giá và sẽ

đưa tới biết bao nhiêu quyết định bất cập, không phù hợp, trái lý trí và nhân tâm.

Dạy con tính nhẫn nại. Ai không bền bị trên đường dài sẽ

không bao giờ thành công bền vững. Ai không biết đợi thì chỉ

mang bức xúc đau khổ về mình. Dạy con biết trân quý mỗi khi nhận bất cứ thứ gì, vì không phải ai cũng có được những gì nó được hưởng. Không biết trân quý là không có ý niệm thực tế. Và nhất là bạn hãy dạy con biết tự học, đây là điểm then chốt! Dù dạy con bao nhiêu bài học, bạn cũng chỉ truyền tải được vài phần trăm những gì nó cần biết và hiểu. Con người phải học suốt đời, và điều tuyệt vời là sự tự học lại càng vui khi càng lớn tuổi. Ngày nay, không ai có thể đoán trước được mình phải thu góp thêm kiến thức gì trong tương lại 20 năm sắp tới! Bằng cấp cùng những kiến thức đi theo khi mình nhận được lúc còn trẻ không thể so sánh với khối kiến thức mà mình gom góp được sau khi tốt nghiệp. Nhất là vào thời biến đổi ngày nay.

NGÀY NAY, KHÔNG NGƯỜI NÀO THÀNH CÔNG MÀ

KHÔNG BIẾT TỰ Học. VẬY TỰ HỌC LÀ GÌ?

Tự học trước nhất là tập quan sát việc làm của người khác, để chính mình rút tia bài học và cách làm để thành công. Tự học là biết tạo điều kiện để mời các vị có nhiều kinh nghiệm chịu chia sẻ

cho mình nghe những bí quyết, hoặc cách nhìn một vấn đề. Những người này có thể là gia đình, có thể là những người ngoài xã hội.

Tự học là biết tìm ra giải pháp cho những vấn đề mình gặp bằng cách tham khảo sách hoặc các tài liệu trên mạng. Trong các loại sách, có sách chuyên môn, có sách về văn hóa tổng hợp...

Chỉ sách mới là người bạn có đủ “nhẫn nại” đi theo mình, mỗi khi mình cần. Chi sách mới cho phép mình so sánh các giải pháp theo từng thời đại. Chị sách mới cho mình cơ hội làm bạn với các tác giả sống trên thế gian này cách đây hàng nghìn năm, chia sẻ tư duy và góc nhìn của họ. Chỉ sách mới cho phép mình tìm lại gốc rễ của mỗi vấn đề, mỗi hiện tượng.

Tự học cũng là cách để trau dồi văn hóa, cải thiện bản thân, và đây là điểm mà các đối tác sẽ đánh giá mình. Văn hóa cao sẽ

mở mọi cánh cửa. Tự học còn là tự cho mình nhiều kỹ năng mới, như nắm bắt ngoại ngữ, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng của những nghề tay chân...

Có bao nhiêu thấy cũng không thay thế được việc tự học.

Thầy và sách bổ sung cho nhau. Thầy có thể hướng dẫn, nhưng chi sách mới là bạn đồng hành vừa súc tích, vừa trung thành. Một trăm phần trăm vĩ nhân là những người có khả năng tự học cao và có một điểm chung là đọc rất nhiều sách trên nhiều chuyên môn, địa hạt khác nhau.

Chỉ có sự chăm chỉ đọc sách mới mở ra cho chúng ta những thế giới mà chúng ta không biết tới, và chỉ có văn hóa mới giúp con người kiến tạo ra một cuộc sống an nhiên, súc tích. Việc tự học và đọc sách là tiền đề để xây dựng một văn hóa cao. Phụ huynh không thể thay thế con trong việc hấp thụ văn hóa bởi đây là việc mang tính cá nhân, nhưng phụ huynh có thể dạy con sớm biết tự

học và sớm khám phá ra niềm thích thú đó.

Xã hội chúng ta đã rất khác nếu cả dân tộc ý thức sớm được điều này.

Tự học kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Thường các bậc cha mẹ sợ nhất là đứa con hay mơ màng, và hay mắng con:

“Sao con cứ ngồi cắn bút rồi mơ vậy! Học đi con”. Ở ngay tại đây, tôi xin lưu ý các bậc cha mẹ rằng chỉ có giấc mơ mới biến đứa con của bạn thành người sáng tạo phong phú. Bạn có biết chính giấc mơ là cổ máy cho sự tiến hóa của loài người? May cho chúng ta là chỉ loài người mới biết mơ giữa mọi loài động vật. Nếu voi, sư tử

và đại bàng đều biết mơ, đều có trí tưởng tượng phong phú thì tôi chưa chắc thế giới này đã dễ gì để cho con người cai trị. Tất cả

những tiến bộ của nền khoa học đều bắt đầu từ một giấc mơ.

Người ta kể rằng nhà bác học vĩ đại Albert Einstein suốt ngày ngồi mơ. Ông mơ đến những thế giới ảo nơi đâu, không ai biết, nhưng ông đã là một nhà tiên phong đi sâu vào cấu trúc của những nguyên tử nhỏ li ti, để biến những phần tử đó thành những nguồn năng lượng vĩ đại. Thế giới ảo của ông không khác chi thế giới ảo của con trẻ. Trong thế giới đó, con của bạn sẽ hoàn toàn hạnh phúc và thỏa mãn với những gì nó sẽ khám phá.

Vậy các phụ huynh ạ, chớ bao giờ làm lỗi lầm to tát là cấm con mơ! Có mơ thì nó mới lớn lên, bạn nhớ nhé.

* * *

Thế giới ngày nay còn có những đòi hỏi khác nữa mà các bạn phụ huynh nên ý thức sớm và hướng dẫn con.

Thứ nhất là ngoại ngữ. Không còn một nơi nào trên thế giới mà người bản xứ không biết sử dụng thêm một ngoại ngữ, thông thường là tiếng Anh. Xin nói ngay để bạn đỡ lặp đi lặp lại lỗi lầm.

Đây không phải là thứ tiếng Anh thụ động, được dạy bởi rất nhiều trường ngoại ngữ tại Việt Nam, mà là tiếng Anh linh động cho công việc. Người dùng ngoại ngữ thường phải đối mặt với những tình huống tâm lý, khoa học, kinh tế tài chính, pháp lý... thành thử

những thứ như “hello, good bye” chẳng có mấy công dụng. Không nhà trường nào có khả năng dạy thứ tiếng Anh chuyên nghiệp này, mà chi trường đời mới làm cho con bạn thạo ngoại ngữ. Điều này có nghĩa con bạn phải có cơ hội đi đây đi đó một mình, để tự tạo cho chính bản thân một sự thông thạo nào đó về ngoại ngữ.

Thứ hai là khả năng tự giới thiệu. Con bạn phải biết tự

“bán” theo phương pháp marketing tân tiến nhất, phải biết bảo vệ

giá trị của bản thân. Giá trị càng cao thì xã hội sẽ dành cho nó một chỗ đúng càng tốt. Giá trị là giáo dục, văn hóa và đạo đức. Giá trị

là biết mình, biết người, biết mình muốn gì, biết xã hội chờ đợi gì ở mình. Biết khôn khéo vào khuôn mà vẫn giữ được khả năng sáng

tạo cá biệt. Biết đứng trong hàng ngũ một cách trật tự những vẫn tạo được sự chú ý âm thầm. Biết làm cho người khác yêu mến mình mà không mua chuộc. Biết làm cho xã hội cần mình vì khả

năng sáng giá.

Tất cả những thứ này bạn không thể truyền cho con trong một khoảnh khắc, mà là một quá trình lâu dài.

Thứ ba là sự tự tin. Con bạn sẽ không đi đâu xa được nếu không tự tin. Mà nguồn cơn làm cho nó mất tự tin nhiều, oái oăm thay, lại do chính cha mẹ tạo nên. Nếu bạn bảo vệ con nhiều quá, nó sẽ không thể tự tin khi đứng một mình. Nếu bạn cho con nhiều tiền quá, nó sẽ không tự tin khi không có sẵn một mớ tiền trong túi.

Nếu bạn chưa dạy con trình bày gọn ghẽ thì đứa con sẽ rất khớp khi phải phát biểu. Còn nếu bạn tệ quá, hay nói với con “mày chẳng ra gì” thì đừng ngạc nhiên, con bạn sẽ dần dần biến thành một con thỏ luôn luôn mang mặc cảm sợ hãi tự ti.

Bạn hãy nhìn cách sư tử, đại bàng dạy con. Chúng chỉ dạy con những điều tối cần cơ bản như biết tự bảo vệ thân mình, kiếm ăn, rồi sau đó mặc con tự lập, sống chết mặc bay. Cũng vì vậy con ngựa mới sinh ra đã biết chạy, con voi sơ sinh sẽ biết đứng gầm.

Không loài thú nào dạy con ỷ lại. Bạn nên xem gương dạy con của những con thú trong rừng sinh thái và nhất thiết phải tránh tạo cho con sự sợ hãi tự nhiên trước mọi tình huống. Một đứa con tự tin sẽ sớm trở thành một con người tự lập và hạnh phúc.

Nhân tiện đây, tôi khẩn khoản xin các bạn phụ huynh chú ý về truyền thống hành xử khác biệt của cha mẹ giữa con trai và con gái tại nước chúng ta. Hễ là con trai, phụ huynh chiều nó như ông vua. Còn hễ là con gái thì nó chi được coi như một đứa hầu. Nói thế có công bằng không? Có lẽ cách hành xử đó bắt nguồn từ ý nghĩ rằng đằng nào con gái cũng sang nhà khác sau này. Tôi xin nói thẳng rằng tư duy củ hủ đó quá tồi bại và ngu xuẩn. Con nào cũng là con mình. Thế nhưng hễ chiều con trai quá, nó sẽ ỷ lại và sau này nó sẽ không làm gì nên chuyện và sẽ mất tự tin. Người con trai cần có nhiều cơ hội đối mặt với nhiều chướng ngại để chóng

lớn, không thể mang sự nuông chiều để dạy dỗ. Con gái thì ngược lại! Hễ đứa con gái không cảm nhận được cha mẹ chiều chuộng thì sự thiếu vắng đó sẽ làm cho nó mất tự tin. Người phụ nữ càng được cha mẹ nuông chiều càng đẹp càng duyên. Không có người con gái nào xấu hơn khi mang đầy mặc cảm. Thành thử thay vì chiều con trai và ấm con gái, phụ huynh nên làm ngược hẳn lại.

Làm vậy sẽ khôn ngoan hơn và hiệu quả hơn. Các con cả hai phái sẽ tự tin hơn!

Thứ tư là khả năng hòa nhập. Mỗi người chỉ có thể chọn đứng trong hoặc đứng ngoài xã hội. Hòa nhập với xã hội là bước đầu của sự thành công. Nếu toàn xã hội mến con của bạn thì nó sẽ

luôn luôn có người sẵn sàng hỗ trợ. Nhưng muốn hòa nhập thì bước đầu là do mình, bắt đầu bằng việc biết cho và biết thỏa hiệp.

Cho không bao giờ là dễ, phải vượt phản ứng tự nhiên, và hãy hiểu thêm rằng không phải cứ muốn cho mà đã tìm ra người chịu nhận.

Tôi từng gặp khá nhiều sinh viên không được xã hội mở cửa cho phép hòa nhập. Nói chuyện lâu với các em này tôi mới khám phá ra lý do: cha mẹ của các em đã từng dạy chúng phải tránh hết sức để người khác lợi dụng. Từ đó, các em tránh luôn giao tiếp với bạn bè, bạn hỏi mượn cái gì cũng không. Những đứa này đã đánh mất khả năng hòa nhập, chưa nói đến việc cho. Thử hỏi không hòa nhập thì mình đứng ở nơi đâu trong xã hội?

Thứ năm là khả năng hỗ trợ người khác thành công. Các phụ huynh ạ, thế giới ngày nay vô cùng tích cực và chúng ta phải cảm ơn toàn loài người về điểm này. Xưa kia sự thành công là một câu chuyện dài, vất vả, vì có người thất bại thì mới có người thành công. Ngày nay, ai ai cũng phải mong và giúp cho người khác thành công để chính mình thành công! Vì thành công ngày nay là một tác động tập thể. Tóm lại, hỗ trợ nhau và đẩy nhau cùng lên.

Cơ hội sẽ tới nếu con bạn tự tạo một chỗ đứng trong một nhóm, đóng góp hết mình và nhận được kết quả từ sự đóng góp của người đồng hành. Chính làm việc nhóm sẽ tạo ra nhiều cơ hội.

Thứ sáu là biết lấy những quyết định theo đúng thời điểm.

Cuộc đời là một chuỗi dài những lúc phải biết đợi cơ hội hoặc thời điểm để hành động. Nếu mua luôn cho con nhà lầu xe hơi ngay từ

khi nó mới 22 tuổi, bạn đang phạm một lỗi lầm to lớn: bạn đang dạy nó không chờ đợi. Bạn đang tước đi của đứa con một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công: khả năng chờ thời.

Thứ bảy là đạo đức. Giữ được tử tế là đã khá, nhưng sự tử

tế không bảo đảm sự bền vững. Mình tử tế thì xã hội sẽ tử tế lại, chấm hết. Nhưng nếu hơn thế, mình đạo đức, xã hội sẽ dành cho mình sự kính nể, trân trọng suốt đời. Chỉ có đạo đức mới bảo đảm sự bền vững. Và có lẽ đây mới là gốc thật của giáo dục mà bạn nhất thiết phải tặng con.

Ở đây tôi xin trích một câu thơ của thi sĩ Văn Liêm khi thi sĩ gửi đôi lời cho người Thầy của đứa con:

Thây hãy dạy con tôi: Có thể bán mồ hôi và trí tuệ, Không bao giờ được bán lương tâm Mỗi con người chỉ có một trái tim, Sống nhân ái sẽ được nhiều hơn mất.

Để kết luận, tôi xin trích bản dịch một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Kahlil Gibran (1883-1931) với tựa đề “Your children”

(Những đứa con của bạn):

Your children are not your children, They are the sons and daughters of Life's longing for itself They come through you but not from you. Anh though they are with you, they belong not to you. You may give them your love but not your thoughts. You may house their bodies but not their souls, For their souls dwell in the house of tomorrow. Which you cannot visit, not even in your dream. You may strive to be like them, but seek not to make them like you

Dịch nghĩa:

Con chúng ta thực ra không phải con chúng ta. Chúng là con của Cuộc Sống tự tìm lấy Cuộc Sống. Chúng đến qua chúng ta

chứ không phải từ chúng ta. Và tuy ở với chúng ta, lại không thuộc về chúng ta.

Chúng ta có thể cho chúng tình thương, nhưng không thể

cho chúng tư tưởng của mình. Vì chúng đã có tư tưởng riêng của chúng. Chúng ta có thể chứa thân thể của chúng trong nhà, nhưng linh hồn của chúng là không thể. Vì những linh hồn đó chỉ trú ngụ

trong căn nhà của ngày mai, nơi mà chúng ta không thể đến thăm, ngay cả trong giấc mơ. Chúng ta có thể cố gắng để giống chúng, nhưng đừng tìm cách làm chúng giống chúng ta...

* * *

Các phụ huynh thân mến,

Bạn hãy giúp con tạo giá trị thực; hãy hướng dẫn nhưng đừng áp đặt; hãy tạo động lực cho con, nhưng đừng bao giờ mạnh tay cưỡng kéo nó đi, hãy dạy nó sử dụng khả năng bẩm sinh, nhưng hãy mặc nó tự luyện, và nhất là tránh hết sức làm gì thay con.

Mỗi người có một nghiệp. Ngay từ khi mở mắt chào đời.

Cha mẹ chỉ là nơi Đấng Trên Cao giao phó nghiệp của đứa con, và chỉ một thời gian ngắn ngủi. Sau đó đứa con sẽ được nghiệp dẫn dắt. Bạn phải ý thức được rằng mình sẽ bất lực trước sức mạnh êm đềm, chậm rãi những vô cùng mãnh liệt của nghiệp. Và khi con phát biểu hoặc phản biện bạn, điều vô ích là cha mẹ phản biện ngược lại đứa con, vì chính cái nghiệp đang tiếp thu đứa con của bạn đó!

Tích cực mến chào bạn, trong niềm tin tưởng lạc quan rằng Bạn là một phụ huynh không những yêu con, mà còn sáng suốt và tế nhị.

PHAN VĂN TRƯỜNG

Kính chiếu hậu

Nhìn lại những lỗi lầm và những giá trị mình đã tạo ra

Being cool is being your own self, not doing something that someone else is telling you to do. Muốn nổi bật thì hãy là chính mình, chứ đừng thụ động chờ người khác chi bảo.

- VANESSA HUDGENS

Let your soul stand cool and composed before a million universes. Hãy giữ tâm hồn trầm tĩnh và tinh táo trước một triệu hình thể biến đổi của vũ trụ.

- WALT WHITMAN

Vào vào một ngày chủ nhật đẹp trời năm 2012, chúng tôi, những học sinh thuở xa xưa của các trường trung học phổ thông chương trình Pháp đã tổ chức một cuộc gặp gỡ đại đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Số đông là cựu học sinh các trường Marie Curie, Jean Jacques

Rousseau Sài Gòn (Lê Quí Đôn), cũng có một ít Taberd, Yersin... Khỏi phải nói, mấy trăm bạn bè tíu tít hạnh phúc khi gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Người thì từ Anh, Đức, Thụy Sĩ, Ý Đại Lợi, Pháp... Người thì xa hơn như Mỹ, Úc, Canada, có cả

Tân Tây Lan. Một nửa số đông đã phải đi một nửa địa cầu để đến tụ họp.

Trong đám chúng tôi, có nhiều bạn chưa gặp lại nhau từ

hơn nửa thế kỷ. Hầu hết đều đã về hưu, ở trạc tuổi 65. Nhờ trời, những người có mặt đều mạnh khỏe, nếu không muốn nói con trai tráng hay đỏm dáng đẹp gái. Tuy nhiên, những nét nhăn trên mặt, vẻ nhìn khiêm tốn, câu nói ôn tồn, dáng đi chậm rãi là những hiệu chứng không thể chối cãi của sự từng trải và tuổi tác.

Chằng giấu làm gì, hầu hết chúng tôi đều là những người đã được thấy nhiều, nếm nhiều, thất bại nhiều, nhưng có lẽ thành công cũng nhiều. Không nói quá, chúng tôi đã tới tuổi mà ngay khi được thần may mắn chào đón thì cũng vẫn giữ sự hoài nghi, ngược lại khi bị xui xẻo đón đường thì cũng không hoảng hốt. Chúng tôi đã thấm bản chất thực của vận con người. Vận lên vận xuống, có chi

đáng ngạc nhiên? Lúc thành công thì do vận may nhiều hơn sự

biến báo giỏi giang, tất nhiên rồi. Lúc sa sút có gì để tủi hổ? Tại sao người bạn này may, người kia rủi thì chúng tôi không biết và có lẽ cũng không còn mấy quan tâm. Khi người ta đã qua ngưỡng cửa của tuổi 60, thậm chí 70, không ai còn nghĩ tới so bì, mà mỗi người chỉ có một mong ước là thánh nhân trên trời phù độ để gìn giữ thứ duy nhất phải quí, đó là sức khỏe.

Không một người nào trong đám chúng tôi còn có ý tưởng khoe khoang, bởi nhờ trời, giữa chúng tôi thì gia đình ai cũng đầy đủ. Trong đám cũng có vài anh em đi siêu xe, siêu thế nào thì chẳng ai quan tâm! Năm chìm bảy nổi, mỗi người một cảnh ngộ, để rồi cuối cùng, đến lúc về hưu rồi, mới thấy “đứa” nào cũng giống “đứa” nào. Quả là trời thật công bằng!

Rồi anh em cũng thăm hỏi những bạn học xưa hôm đó vang, mặt. Rất may là thế hệ chúng tôi, tạm gọi là vui Imạnh cả, chàng Có người nào thực trội, và cũng chẳng có ai thực kém, trừ

một hai trường hợp xui xẻo cùng cực, không thể gán lý do vào sự

học dốt hoặc lười biếng. Chẳng biết đây có phải là quy luật chung không?

Chúng tôi thăm hỏi nhau về các Thầy xưa, họ nay ra sao, hiện ở đâu... Rồi chúng tôi cũng thăm hỏi những bạn xưa kia từng đúng nhất, những ngôi sao trong lớp, ngày nay đã ra sao, thành công như thế nào. Chúng tôi còn nhớ là xưa kia tất cả chúng bạn thường quen nếp đúng núp sau các bạn nhất lớp, họ làm gì mình cũng muốn bắt chước. Lúc chọn môn học hoặc chọn hướng đi, văn chương hay khoa học, đều so ý thích của mình với lựa chọn của đứa đứng đầu bảng, rồi, y như rằng, mỗi chúng tôi đều chọn đi theo đứa đầu đàn. Nó đi đâu mình đi đó, vì thực ra chính mình cũng chẳng biết phải đi đâu, theo nó như bóng với hình thì ít nhất chết cũng chết chung, tuy giỏi thì không giỏi như nhau.

Tôi xin kể lại những mẩu chuyện của những con người đã sống trải nhiều, đã đi tha phương cầu thực rồi về nước, đã biết đây biết đó, làm nhiều nghề, đã hiểu giá trị và sự thực dụng của bằng

cấp. Nếu tổng cộng hết lại, có lẽ chúng tôi cũng sống một vài trăm thế kỷ tuổi đời, đã đậu vài trăm bằng cấp rất cao, có hôn nhân, ly hôn và cả tái hôn, đã có một ngàn con cháu và từng gây dựng, chọn trường, hướng đi cho tất cả chúng nó. Chúng tôi đã có nhiều người lập nghiệp rồi sạt nghiệp, rồi lập lại nghiệp. Chúng tôi đã xây nhà, bán nhà, và mua hoặc xây lại nhà nhiều lần. Chúng tôi có kẻ từng hầu tòa, cũng có người đã được các chính phủ vinh danh. Chúng tôi đã bôn ba khắp năm châu và nếm mọi mùi máy bay tàu bò.

Chúng tôi đã thưởng thức tất cả những món ngon của ngọt từ tứ

xứ, cũng như có nhiều lần cầu bơ cầu bất, nằm gai nếm mật.

Chúng tôi là tất cả những thứ đó, có bao nhiêu thứ phức tạp hoặc thú vui nhất trong cuộc sống thì đã qua hết, và như thế nhiều lần, tại nhiều nơi trên khắp thế giới, trên một khoảng thời gian dài hơn 60 năm. Và chúng tôi đã thu góp được những bài học thấm thía của cuộc đời thật. Kính chiếu hậu của tất cả chúng tôi là một cuốn sách dày, có lẽ phải hơn một chục nghìn trang.

Và lạ thay, chính hôm gặp lại nhau, chúng tôi đã không cầm được sự thèm khát muốn kể cho nhau hết. Khác hẳn với hai, ba chục năm về trước khi một số chúng tôi gặp nhau ở tuổi 30, 40, lúc đó chưa thuần mãn như ngày hôm nay mà vẫn còn chút nghinh nhau, còn so bì, còn đánh giá khắt khe những thành công của nhau, và lòng còn tràn ngập những ý tưởng vật chất và chức vị.

Tuổi hưu sau 60, 65 là tuổi lý tưởng để mở kính chiếu hậu, đọc lại dĩ vãng một cách thật ôn tồn, chẳng còn chút ghen tuông vì năng lượng còn lại chỉ có thế. Chính vào lúc chẳng còn những ham muốn muộn màng thì chúng tôi mới thực sự hiểu thấu đáo hạnh phúc thật là ở đâu, thành công thật ở chỗ nào, mọi thứ tới làm sao, sự thất bại là bởi những lý do gì, và tất cả những thứ đó chỉ làm cho tất cả chúng tôi buồn cười. Buồn cười về thể chất và lập trình của con người đã được Thượng Đế thiết kế một cách kỳ quặc, để

chỗ rất lớn cho nghiệp chướng và kỳ duyên, nhưng vẫn gài chúng ta vào cái ảo tưởng là mỗi người có đủ quyền để tự chọn, tự tạo, tự

lập, tự do mọi lúc.

Vậy “mấy đứa già” chúng tôi đã hiểu gì sau khi dán mắt vào kính chiếu hậu, sau khi nhìn lại dĩ vãng của mình, duyệt lại những sai lầm, ôn lại những vận may rủi?

1. Tất cả chúng tôi đã thành công xấp xỉ như nhau! Rút cục, nghề gì thì nghề, cuối cùng chẳng khác may vận. Chung chung, giống nhau gần như bản sao!

2. Bằng cấp đóng một vai trò rất nhỏ trong cuộc đời. Nó là bàn đạp để sử dụng cho kẻ biết sử dụng trong vài năm đầu đời nghề nghiệp, nhưng không bao giờ hơn thế. Nhưng giá phải trả cho những ước mong cho sự thèm khát quang vinh thực sự là quá đắt.

Cuối cùng những kẻ thành công đã trả giá về sức khỏe, đời sống gia đình, giáo dục con cái và cuối cùng cả hạnh phúc cá nhân nữa!

3. “Thằng” đứng thứ nhất xưa kia không thành công bằng đứa đứng giữa, trội nhất là đứa đứng bét lớp.

4. Tài sản của cha mẹ không giúp được cho sự thành công của con cái. Tất cả các bạn nào trong đám chúng tôi có cha mẹ

giàu xưa kia, do một sự trêu trọc ngang trái của cuộc đời, đều không được hưởng cái tài sản kếch sù đó, thậm chí còn bị họa.

5. Xui xẻo dược đánh giá là 50% của những lý do thất bại, nhưng may mắn lại chiếm 80% của sự thành công. Tất cả chúng tôi đều chia sẻ ý kiến là chính mình có thể tự tạo ra sự xui xẻo cũng như sự may mắn. 6. Người biết đánh giá mọi việc, làm đúng việc đúng thời đúng thế trước sau gì cũng thành công, bất chấp môn học, nghề được chọn, nơi để làm việc.

7. Người có óc sáng tạo, phần lớn là kỹ sư trong đám, có được một cuộc đời vô cùng lý thú, số đông không giàu, nhưng họ

sở hữu được thêm một thế giới có màu có sắc, có nhạc mà những người khác không có được.

8. Người hạnh phúc là người biết hưởng ngay lúc này, ngay tại đây. Trong đám chúng tôi, rất dễ trông thấy những người này.

Họ chọn cái bánh ngon nhất, họ ngồi xuống và không giấu sự

khoan khoái. Hỏi họ một câu, họ chỉ mỉm cười và phán: Hãy ngồi luôn xuống đây để thưởng thức món này đi, ngon lắm.

9. Người nô lệ của đồng tiền, tiết kiệm tối đa để rồi không tiêu là người khổ nhất. Trong đám chúng tôi cũng có một số bạn như thế. Trông họ nghiêm ngặt khắc khổ. Có người dành dụm được kha khá sau nhiều năm, để chẳng được hưởng công.

10. Người kiêu dễ thất bại. Người khiêm tốn bao giờ cũng được xã hội khen ngợi và dành chỗ cho sự tham gia. Có anh bạn nói to cho mọi người cùng nghe rằng anh hối hận xưa kia anh đã có nhiều lúc quá ngạo mạn.

11. Người đạo đức luôn luôn được quý mến, và sự quý mến luôn luôn đưa họ tới nhiều cơ hội. Có thể thấy rõ, sự bền vững tới từ phong cách đạo đức. Mọi phong cách khác đều mang lại sự bất thường.

12. Nghe các bạn ấy tả cơ hội đến ra sao thì mới hiểu rằng khi cơ hội thật tới thì nó không giống cái gì mình tưởng. Nó bao giờ cũng tới như một thách thức. Mọi người đều tán thành ý kiến rằng trên đời không cần nhiều cơ hội đến thế. Mỗi người đều có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt. Chỉ cần một hai lần đích đáng là...

trúng! Nhưng lần nào cũng là một thách thức đòi hỏi nhiều sáng kiến, nhiều nỗ lực, và có lẽ phải có một chút bản lĩnh, thậm chí liều lĩnh.

13.Với câu hỏi cái gì nguy hiểm nhất trong cuộc đời? gần như mọi người đều tán thành ý kiến là thành công quá sẽ dễ dẫn tới sự đổ vỡ vì con người không biết tự giới hạn. Ý kiến chung là sự

thành công quá trong nghề nghiệp sẽ tổn hại trầm trọng đến sức khỏe, đời sống gia đình và giáo dục con cái.

14. Cái gì là rào cản lớn nhất cho những mơ ước của mình?

Một nửa số bạn tham gia trả lời là thiếu vốn. Nhưng đến khi nửa số

bạn kia công khai rằng nghĩ cho cùng chính cha mẹ, trong vai phụ

huynh, là rào cản lớn nhất cho những mơ ước thì mọi người đều tán đồng. Bạn nào cũng khoe cha mẹ xưa kia chỉ mong đứa con trở

thành bác sĩ, có phụ huynh thì chỉ gợi ý cho con, nhưng cũng có

một vài trường hợp cha mẹ cấm chọn học môn gì khác. Chẳng trách, trong đám chúng tôi khá đông bác sĩ.

15. Cuối cùng có một câu hỏi mà rất nhiều người bạn không trả lời được: Nếu được Thánh nhân tặng lại một cuộc đời hoàn toàn mới, bạn có chọn lại đúng cuộc đời mà mình đang sống không? Ý

kiến chung là ai chẳng muốn hơn, nhưng chẳng ai dám nghĩ mình có khả năng làm hơn, chi bằng hãy vui và chấp nhận những gì đang có! Số đông thành thật nhìn nhận rằng họ chưa bao giờ lựa chọn thực sự. Tất cả chúng tôi cũng thú nhận rằng vào những khúc quanh quan trọng, cảm nhận như có một bàn tay vô hình thúc đẩy và cuối cùng dẫn dắt. Có người gọi thế là cảm hứng, có bạn lại cho đó là tiếng gọi từ Bề Trên. Liệu đó là cái nghiệp chăng?

Trời! Sau khi sống 60 chục năm cuộc đời để cuối cùng đi đến kết luận rằng mình hãy chấp nhận cuộc sống của mình, chớ mơ

tới đổi đời thì thật đáng ngạc nhiên, nhưng nghĩ cho cùng, cảm nhận đó sâu sắc làm sao. Có lẽ trong tâm khảm của mỗi người, đâu đó có sự nhìn nhận rằng mình chẳng bao giờ thoát được nghiệp chướng. Và chăng sống một cuộc đời khác có chắc gì được nhiều hơn không? Mà nếu được nhiều hơn, có mất cái gì khác không?

Đến đúng lúc đó, con người ngước mắt lên trời rồi tự vấn “Con có xứng đáng hơn không?”, và tự nhận rằng “Rõ thật trời quá công bình!”.

Thế ra chúng ta chỉ là những con kiến quá tầm thường với nhiều ảo tưởng!

Tôi muốn dẫn các bạn phiêu lưu cùng tôi trên một hành trình kỳ lạ: đó là chuyến đi ngược thời gian để tự khám phá bản thân, tự nhìn lại chính mình vài năm về trước. Tôi đã có ý nghĩ ngộ

nghĩnh đó khi chuẩn bị tham gia một buổi hội thảo KOTF (Kick Off To Future) với các bạn trẻ thuộc tổ chức JCI.

Tôi nhớ mình đã có những nhận xét như sau, mong bạn đọc đừng cười, khi tôi phơi bày hết tâm can và tự chỉ trích. Tôi khuyên các bạn hãy nhớ làm việc này khi mình đạt mốc tuổi 35, 40.

CẢM NHẬN VÀO NĂM ĐÃ QUA TUỔI 70

Không có gì thay thế được sự quý mến của xã hội, của bạn bè thân hữu.

• Có lẽ những bằng cấp, vị trí, chức vụ, chỉ đóng một vai nho nhỏ trong quá trình xây dựng cuộc đời. Thái độ, phong cách, tình người và tư tưởng mới là chính. Con người được đánh giá thông qua văn hóa mà họ thể hiện. Hưu trí với tay không, óc rỗng, chí nhụt thì đã chết đi một tí. Không làm gì hữu ích giống như tự

khai tử.

- Tuổi 70 mới là tuổi đậm đà, cảm nhận y như còn có nhiều vũ khí trong tay! Mắt không cần nhìn cũng thấy, tai không cần nghe cũng bắt, miệng không cần nói cũng vẫn truyền cảm. Phải chăng tuổi 70 mới là tuổi xuất thần? - Năm 18 tuổi tôi mới xuất bản sách Một Đời Thương Thuyết, năm 71 tuổi mới xuất bản Một Đời Quản Trị, vậy tuổi nào là tuổi già?

• Lẽ sống sẽ còn dẫn dắt chúng ta đi tiếp. Đừng quản ngại về chuyện một ngày kia ta sẽ phải đột ngột dùng lại!

NHÌN LẠI NĂM 65 TUỔI

Vào tuổi đó, bạn bè không còn ganh đua nữa, tất cả những tranh giành trong đời người đều là phù phiếm. Nhường nhịn là thái độ tốt và lành, và mình cũng chẳng thiệt gì khi nhường nhịn, đôi khi còn được đền bù gấp bội. Không một đứa bạn nào, xưa kia từng đứng nhất lớp, nay đã thực sự thành công trội hơn những đứa khác, kể cả những đứa được nhìn nhận là thiên tài hồi còn trẻ.

Những tay xoàng về học vấn lại có nhiều tài sản hơn những tay bằng cấp to, ít nhất đó là chuyện thật trong lớp tôi.

• Những đứa giản dị, ấm áp, chia sẻ, vui vẻ là những người sung túc sung mãn nhất. Những đứa ích kỷ thì có ít tài sản và ít bạn nhất, cuộc đời khá tẻ nhạt, phải chăng có chút cô liêu!

• Các bậc cha mẹ đã vô tình thu hẹp sự lựa chọn nghề

nghiệp của con cái vào các nghề như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư. Ít khi nào cha mẹ ủng hộ con trở thành nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh, nhà văn. Tư duy của phụ huynh thu hẹp vào nghề kiếm tiền, từ đó

những tài năng tiềm tàng trong các môn nghệ thuật hoặc thể thao không có cơ hội để xuất phát. Điều mà cha mẹ giết chết là tâm hồn nghệ sĩ hoặc khả năng thi đua của đứa trẻ. Tôi sẽ khuyên các phụ

huynh trẻ hãy ưu tiên để cho những đứa con của mình hồn nhiên nẩy nở. Làm vậy, biết đâu sẽ khám phá ra thiên tài?

ĐÚC KẾT VỀ SỰ HỌC VÀO TUỔI 65

Học để làm gì?

Học để có thêm kiến thức: hệ số rất nhỏ, chỉ 1. Học để biết việc, biết làm ăn, có nghề: hệ số là 2. Học để nắm vững nghệ thuật sống hòa đồng với xã hội: hệ số là 4. Học từ đâu?

Từ cha mẹ: hệ số là 1.

Từ sách: hệ số là 4.

- Từ thầy: hệ số là 5.

• Từ những trải nghiệm cá nhân, tạm gọi là “bụi đời”: hệ số

là 6. Tất nhiên, nếu một ngày kia, mình trở thành bác học hay nhà sáng tạo thì phần kiến thức vô cùng quan trọng. Nhưng ngay tại đây, chúng ta đừng quên rằng Bác học vĩ đại nhất của loài người, Albert Einstein, xưa kia chỉ là một học sinh khá xoàng, thành công muộn màng. Vị trí, chức vụ, quyền hành, tài sản là phù du. Những thứ đó giống thuốc phiện, người ta không cai bỏ được, nhưng rất hại vì nó phá hoại con người thật, phủ nhận cuộc sống duy linh, và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

- Hành trình “đi lên vị trí mới thú vị, hành trình “đi tới”

trách nhiệm mới nổi bật. Trạng thái “tôi” không đáng kể, mà hành trình nỗ lực mới tạo ra sự sống thực. Quyền hành chỉ có ý nghĩa thực khi mình có ảnh hưởng sâu đậm trên người khác, để làm cho họ tốt hơn, để làm cho xã hội đẹp hơn, tốt lành hơn. Quyền hành không thể đeo như nữ trang! Càng cho đi nhiều tài sản càng giàu –

đây là một khám phá cá nhân làm cho tôi ngạc nhiên nhất. Tiền khi cất giữ chỉ là giấy, không có ích cho ai mà còn có thể trở thành một mối lo. Tiền là món nợ khi nó ngủ. • Ngược lại, tiền có thể là nô lệ

phục vụ mình, là dụng cụ để cụ thể hóa mọi dự án mang ý nghĩa

cao. Nó có khả năng giúp cho ta tạo thêm giá trị cho xã hội. Thứ

tiền đó mới là đồng tiền quý phái. Vết nhơ do đồng tiền sẽ tổn hại kinh khủng đến tâm lý và sức khỏe. Hãy tránh nhơ bẩn vì đồng tiền. Và đừng đánh mất sức khỏe vì nó, bởi dù thiếu hay thừa tiền đều mang lại những nỗi lo âu có hại.

NHỮNG TIẾC NUỐI CHO NĂM 60 TUỔI

• Có rất nhiều việc trong đời hoàn toàn vô ích. Thực sự

chúng ta rất khó nắm được nghệ thuật biết “cái gì cần làm, cái gì không”! Có thể nói 80% những việc chúng ta triển khai chẳng có ích cho ai, kể cả cho chính mình, đôi khi ta chỉ làm vị tự ái, dù đúng hay sai chỗ. Chọn đúng việc là một nghệ thuật ít người nắm.

Chỗ thời gian còn lại nên dành cho một việc có ích lớn lao: giáo dục con cái, giáo dục xã hội.

• Điều quan trọng là không ngừng tạo giá trị mới cho chính mình, cho gia đình, cho xã hội. Đã có lúc, tôi yếu đuối nghĩ rằng gây dựng xong cho mình là đủ! Đây là một lỗi lầm, vì khi làm vậy tôi đã trót quên rằng sở dĩ mình thành công là nhờ sự đóng góp và ưng thuận, dù vô tình hay cố ý của cả xã hội và gia đình.

• Tuổi 60, tôi tiếc kinh khủng đã không bỏ nhiều thời gian hơn cho những đam mê, thậm chí sống gắn liền với đam mê, đôi khi còn phải nghĩ tới việc chia sẻ đam mê cho vợ con. Xin bạn đọc đừng cười: bất thình lình tôi nghĩ tới việc tập lại nhạc cụ để đi chơi nhạc miễn phí trong các phòng trà và quán ăn. Cho vui! Mấy chục năm qua, tôi đã bỏ đàn trong xó nhà, và như thế cũng hủy luôn hạnh phúc tới từ nguồn nghệ thuật và cuộc đời nghệ sĩ. Thật vô thức và đáng tiếc!

• Hạnh phúc là một thứ phải gắn liền với tính bền vững.

Hạnh phúc qua ngày hoặc thời cơ chỉ là cái nợ phải trả, đôi khi rất nặng gánh. Tình yêu chỉ ngọt ngào, thắm thiết khi bền vững và chân thật. Một nụ hôn chỉ nồng nàn khi có sự hòa nhập toàn vẹn.

• Ở tuổi 60 tôi lại thường từ chối những việc mình quá thèm khát ở tuổi 40, 45, như một ghế chủ tịch chẳng hạn. Còn những ghế thành viên Hội đồng quản trị, tôi thường xuyên nhận được

những đề nghị từ nhiều doanh nghiệp. Nhận để làm gì? Quá vô ích! Họa may một vài lời khuyên và tư vấn sẽ có ích và sẽ nặng cân hơn nếu mình đang ở vị trí quyền lực, nhưng liệu có ai đó muốn nghe không lại là chuyện khác.

CẢM NHẬN KHI NHÌN LẠI NĂM 50 TUỔI

Không có gì dễ bằng kiếm tiền. Làm gì cũng có tiền. Xưa kia tôi cứ lo không đủ sức nuôi gia đình bốn miệng ăn. Nỗi lo đó không có căn cứ – xã hội nào cũng sẽ nuôi các thành viên, và câu

“trời sinh voi sinh cỏ” thật quá đúng!

• Bao nhiêu cũng thiếu, bao nhiêu cũng đủ, nhưng khi nắm được bản chất thật của cuộc đời thì bao nhiêu cũng vừa. Tôi nhìn nhận mình hơi chủ quan khi nghĩ như vậy. Tiêu tiền thực ra khó hơn kiếm tiền. Đây là một mâu thuẫn, và tôi ngỡ ngàng khi khám phá ra cốt lõi của những hành động của mình - kiếm tiền chi chứng tỏ khả năng, còn tiêu tiền là tạo ra bao nhiêu nghiệp, nên hãy cẩn trọng!

- Tiêu cho mình là thụ hưởng. Còn xài tiền để khoe là tiêu cho người khác, và số đông lại thích tiêu cho người khác, nên phải gọi thế là kiêu căng! Từ thiện không phải là bố thí tùy tiện. Việc từ

thiện sẽ sắp đặt vị trí của bạn trong xã hội. Bạn có quyền không làm từ thiện, nhưng đừng trách khi xã hội không dành cho bạn cảm tình mà bạn thực sự cần. Càng giúp xã hội sẽ làm cho mình càng giàu - giàu cảm tình của đại chúng, giàu sự hậu thuẫn và hỗ trợ khi cần. Đây chính là cán cân tạo hóa. Khi 50 tuổi, tôi cảm nhận rằng mình mới thực sự vào đời, mới thực sự chín chắn, mới có vai trò được nhìn nhận trong xã hội. Thành thử tôi nhìn chính mình vào tuổi 40 như người còn tập sự! Đây là một khám phá cực kỳ quan trọng: ngay nơi chúng ta cứ tưởng tuổi 40 đã già, kỳ tình mình chưa sống thực sự, con cái chưa gây dựng, sự nghiệp chưa thực sự

rõ ràng, tài sản còn bấp bênh, bạn bè còn thay đổi, Ở cũng chưa ổn định. Nói trắng ra là ở tuổi 40, mình vẫn còn là trẻ con!

+ Vào tuổi 50 tôi mới thực sự biết chọn lựa. Trong nhà, đồ

trang trí không còn chất động kỷ niệm của những chuyến đi vòng

quanh thế giới, hay những đồ mã mà người ta trao tặng nhưng không mang một chút giá trị vật chất, họa may một chút tình cảm.

Bạn bè cũng không còn “chất đống” như Ở tuổi 30, 40 nữa. Ở tuổi ngũ tuần, những người bạn thật mới lộ diện, tâm tình chân thật, không còn so bì hơn thiệt. Rút cục, từ hàng trăm bạn thân, mình chỉ còn chắt lọc được vài người, nhưng những người này sẽ là bạn có nhau đến cõi cuối. - Vào tuổi 50 cuộc đời như tóp lại, không còn chuyện tài sản, không còn chuyện con cái, bạn bè thu hẹp vào nghĩa chân tình. Cuộc sống thật mới bắt đầu, và chúng ta mới thực sự hết là trẻ con. Tiếng nói của ta ngoài xã hội được lắng nghe trân trọng. Và tình yêu vợ chồng không còn những tranh chấp kịch liệt lý thuyết, chứa đầy tự ái và rất ít tình yêu, mà luôn luôn chóng đi tới thỏa hiệp thực tiễn và cụ thể. Vào tuổi 50 chúng ta mới hiểu cái gì mình còn thiếu thật và cái gì mình không thèm khát nữa!

• Và chuyện quan trọng nhất mà tôi xin các bạn nào sắp ly dị hãy cố ghi nhớ: người mà mình đã cưới ở tuổi đôi mươi, đã từng có ý định ly thân, đến tuổi 50 mới hiện ra người thực: người đó đáng yêu làm sao! Không may ly dị rồi thì nay sẽ tiếc nuối. Đến tuổi này mới ý thức được! Giá trị của hôn nhân thay đổi the thời gian, đây là điều không thể tránh được, nhưng chính những pha sôi nổi mới giúp cho mỗi chúng ta có cơ hội nặn ra con người mà chúng ta từng ao ước! Thật là vô thức nếu mỗi ba chìm thì chia tay, cứ bẩy nối lại thêu dệt thêm tình ái! Không mang công cố nặn ra con người lý tưởng thì con người lý tưởng chỉ nguyên là ý tưởng, và đôi khi còn là ảo tưởng. Vậy, hôn nhân cũng là một hành trình, chứ không phải một cuộc giao hợp nhất thời và cố định. Không hiểu được nguyên lý này thì chỉ đưa tới một cuộc đời tình ái hời hợt, giống như một chuỗi sưu tập, không có thì khao khát, mà có thì không tận hưởng.

NHÌN LẠI NHỮNG LỰA CHỌN Ở TUỔI 40, 45

• Vào tuổi đó, tôi đang làm lãnh đạo một doanh nghiệp lớn đa quốc gia, giấc mơ của bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp, và tôi mới khám phá ra rằng quyền thế là cái gì quá hão huyền. Có quyền trong công ty mà không được kính trọng “ngoài xã hội” là chuyện

thường dễ xảy ra. Có chức cao mà không ai thực sự tuân thủ là một nỗi đau. Trong những doanh nghiệp bên Châu Âu, nhân viên nào cũng tuân thủ lệnh trên, nhưng không khí dân chủ vẫn cho phép họ

công khai chỉ trích quyết định của lãnh đạo, nếu những lựa chọn của lãnh đạo không minh sáng. Quyền thế chi đem lại thêm áp lực, sự nhức đầu nếu mình chỉ đi tìm quyền thế đơn thuần. Tôi đã có nhiều năm mất ngủ liên tục, đôi khi tim đập thình thành ban đêm.

Hóa ra tôi đã hiểu rằng doanh nghiệp tạo áp lực trên mọi thành phần lãnh đạo và nhân viên để gặt hái kết quả. Cuối năm, nếu kết quả tốt, mình sẽ được thưởng bằng cổ phiếu ưu đãi hay bằng tiền, những thứ mà thời đó chính mình không có thời gian để tiêu thụ!

Phải chăng mình chỉ là con chó đi tìm khúc xương để gặm, cho dù quyền thế đến đâu? Lúc đó mình mới hiểu được rằng chính vốn liếng mới là quyền thực của người chủ, chứ tài năng đôi khi chỉ

mang lại kiếp làm tớ! - Tôi đã lựa chọn một cuộc sống quốc tế.

Nghe thì thích lắm, nào là máy bay, khách sạn 5 sao..., nhưng giá phải trả là quá đắt. Sau 20 năm ngồi máy bay, màng tại bên trái của tôi đã bị áp lực không khí trên phi cơ chọc thủng, con người của tôi mất cảm giác ngày đêm do sự thay đổi vĩ tuyến quá thường trực, và đến tuổi 60 tôi không còn ngủ đêm nào một giấc. Nghĩ lại mà tiếc, vì có lẽ tôi đã lựa chọn sai những ưu tiên của cuộc sống.

• Tôi khám phá ra rằng quyền thế chi có ý nghĩa khi nó là dụng cụ để giúp xây dựng giá trị cho cộng đồng xã hội. Chức vị thì chỉ làm đẹp cho thẻ tên, và đẹp lòng trong một khoảnh khắc, chứ

thực ra quá phù du.

BÀI HỌC CỦA NĂM 30 TUỔI

• Tôi nhìn lại tuổi 30 và tự hỏi tại sao thời đó mình quá tham lam và vội vã. Tham việc, tham lượng cao, tham quyền thế.

Tại sao lại nghĩ mình đã già, phải vội vàng tranh thủ chức tước, lương bổng, lợi lộc? Để kể cho vui, tôi đã nhiều lần tranh chấp với sếp để tăng lương - họ cho 6%, tôi đòi 6,5%. Sự khác biệt 0,5%

không đáng để sự tranh chấp kéo dài một tháng trời. Rút cục tôi

thắng thế, nhưng ngay sau đó tôi đã phải trả giá quá đắt cho sự

ngông nghênh của mình - họ đã đốn tôi, cho tôi những công việc thực sự khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tại sao ở tuổi 30 lại ngu dốt như vậy thì bây giờ tôi khó giải lý. Phải chăng tính hiếu thắng không dằn xuống được?

Tôi hối hận vì thời đó mình quá vênh váo với đồng loại!

Không một lúc nào tôi để tâm vào việc “hưởng cuộc sống với gia đình” mà ngược lại, đặt quá nhiều ưu tiên vào nghề nghiệp. Tất cả

cho sự tiến thân là mục tiêu tối hậu. Và đó cũng là một lỗi lầm, phải trả giá rất nặng suốt đời. Lúc đó tôi chưa hiểu sự khác biệt giữa việc tranh giành quyền chức, lương bổng với sự tạo ra giá trị

thật.

- Đến khi bị “đốn” thì tôi cảm nhận như trời đã đổ trên đầu.

Tôi đã bị một ông sếp không có bằng cấp đi suốt nhiều năm, vì tôi không để lỡ một cơ hội nào để nhắc nhở ông ấy rằng tôi tốt nghiệp từ một lò ưu tú hạng nhất nước Pháp. Thật là vô thức! Bằng cấp to, nên tôi hoang tưởng mình lớn lắm! Càng già tôi càng thấy thái độ

ấy nghèo nàn và đôi khi khốn nạn.

• Thời đó tôi luôn luôn tìm “bí quyết” để thành công sớm, chứ không tin mấy vào việc thực hiện tốt. Tìm bí quyết là một ám ảnh thường trực - bí quyết làm giàu, bí quyết nói hay, bí quyết lên chức, bí quyết tóm người yêu... “Tìm bí quyết” mang tư duy đi đường tắt mà không trả giá, và đó là sự VÔ thức! Khi coi thường hành trình mà chị đi tìm nhanh chóng kết quả, cuộc đời sẽ tặng mình nhiều bài học sáng giá: mình đã tránh hạnh phúc mà không biết!

• Tôi đã quá ngốc với tình yêu - người yêu mình thì mình không yêu, và chi yêu người không yêu mình. Hình như, vào tuổi đó, sự thèm khát là có được một người yêu lý tưởng để khoe, chứ

thực ra mình không tìm hiểu, không trao tâm tình, không có chút hy sinh, không có tư duy chiều chuộng... Nhìn lại sự non nớt của bản thân ở tuổi 25, tôi không nhịn được cười. Giấc mơ tuyệt đối là làm giàu bằng mọi giá. Tôi tìm hiểu cách làm giàu, rất thèm khát

có xe “xì po”, đọc hàng trăm cuốn sách về những bí quyết làm giàu, rút cục có lẽ chỉ để làm giàu cho thằng bán sách. Mãi đến năm 50 tuổi, tôi mới hiểu rằng tài sản chọn mình, chứ mình nào có được chọn tài sản.

• Có một điều đến tuổi 70 tôi vẫn ngạc nhiên là thuở 20, 25

tôi rất tự tin, thực hiện việc gì cũng nghĩ rất tích cực là mình sẽ

thành công. Đó chỉ là ý nghĩ, vì trên thực tế tôi thất bại khá nhiều nhưng toàn vào chuyện lặt vặt. Chuyện chính là nghề nghiệp. Tôi may mắn dễ kiếm việc, nhưng vào thời đó, thị trường công việc bên Pháp rất rộng mở nên mình cũng chẳng cần tài cán gì. Tôi đã tìm ra nhiều việc tốt, dù không nơi nào tôi ở lâu vì mỗi khi đổi việc là một lần được lên lương. Tuy nhiên hệ quả tốt nhất không phải là lương bổng - tôi đã có cơ hội chạm trán với nhiều loại công việc, đổi môi trường làm việc chung quanh mình, mỗi lần thay đổi là một lần khám phá thêm những con người mới, cách làm việc mới, thành thủ dễ có cảm tưởng là mình thu thập kinh nghiệm mau hơn chúng bạn cùng tuổi khi họ ở ỳ một chỗ. Tuy nhiên, nghĩ lại cho cùng, tôi tự tin có lẽ vì đã sống tuổi 17 thật kinh khủng, vào năm 1963. Tháng 9, ngày 23, tôi lên máy bay sang Pháp, và tất cả

những gì xảy ra cho tôi năm đó ngay sau khi vừa đặt chân tới xứ

người đã làm cho tôi trưởng thành sớm. Trong cơn hoạn nạn tôi vẫn giữ được sự vô tư, và nhất là vẫn tin tưởng rằng khi mình tốt với mọi người thì Đấng Trên Cao sẽ không bao giờ bỏ rơi mình.

Cảm nhận đó đã theo đuổi tôi đến ngày hôm nay, mãi mãi.

Khi đã vượt qua được những thử thách kinh khủng đó, chúng ta sẽ

không bao giờ đánh mất sự tự tin.

Nhìn vào kính chiếu hậu giúp ta thấy rõ hơn chính mình, nhưng phải nhìn thật kỹ mới thấy trong chính con người của mình có một phần ảo và một phần thật!

Phần thật là xác thịt, hình dạng, cá tính, kiến thức và văn hóa. Nhưng phần ảo mới là nơi tạo ra những ước mơ, đem tới niềm hy vọng, kích thích sự sáng tạo, mang tới động lực, sự quyết tâm và cuối cùng là nụ cười. Phần thật là phần của hiện tại và của dĩ

vãng, nhưng không có phần ảo thì sẽ không xây dựng được tương lai. Thiếu phần ảo sẽ không có sự hưng phấn, chẳng có giấc mơ phi thường, và sẽ không có nguồn lực phát huy những hoài bão lớn lao.

Robert Fulghum từng viết:

“I believe that imagination is stronger than knowledge. That myth is more potent than history. That dreams are more powerful than facts. That hope always triumphs over experience. That laughter is the only cure for grief. And I believe that love is stronger than death”.

“Tôi tin rằng sức mạnh của trí tưởng tượng sẽ vượt những kiến thức cố định. Những huyền thoại sẽ lấp những hiện chúng.

Những giấc mơ sẽ đề thực tế. Niềm hy vọng sẽ xóa nhòa sự trải nghiệm. Chỉ có tiếng cười lạc quan mới giải được sầu. Và tình yêu thương sẽ đủ sức đẩy lùi sự hủy diệt.”

Tôi chỉ tiếc, khi nhìn lại cuộc đời, là đã không để cho giấc mơ chèn ép thực tế, nhưng tôi cũng rất may mắn được Thượng đế

tặng khả năng lạc quan bẩm sinh và nhất là những tiếng cười ròn rã.

Chân dung của lẽ sống

Who sees the human face correctly: the photographer, the mirror, or the painter? Đố ai diễn tả đúng nhất chân dung của con người: nhà nhiếp ảnh, cái bóng gương hay người họa sĩ?

- PABLO PICASSO

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3