Nữ Nhân Sau Lưng Đế Quốc - Thiên Thu Vị Hoàng - Chương 742
Nữ Nhân Sau Lưng Đế Quốc - Thiên Thu Vị Hoàng
Chương 742: C742: Chương 742
Tô Vũ dùng châm bạc cưỡng chế hạ sốt cho hắn, nhưng cũng không duy trì được bao lâu.
Khi Thẩm Nguyệt đến, Tô Vũ đã đi ra khỏi phòng đứng dưới mái hiên nhưng lại không để nàng tiến lên trên một bước.
Trên mặt Tô Vũ lộ ra vẻ mệt mỏi rã rời cùng tái nhợt: “A Nguyệt, nàng đừng qua đây, mùi bệnh trong phòng rất nặng nếu truyền cho nàng thì không tốt”.
Thẩm Nguyệt dừng bước, cau chặt mày hỏi: “Còn chàng thì sao?”
“Ta vẫn tốt mà”.
“Ta tìm được nguồn gốc của bệnh dịch rồi, là do nước dùng trong thành không sạch sẽ. Chàng tuyệt đối đừng uống nước lã, hoặc nước múc lên từ giếng có thể phải vệ sinh hơn một chút, nhưng cũng nhất thiết phải đun sôi trước khi uống”.
Tô Vũ mỉm cười: “Ta biết A Nguyệt có thể làm được mà, nàng không cần lo lắng, ta vẫn luôn dùng nước trong giếng ở sân sau”.
“Đợi ta tìm được thứ gì đã khiến nguồn nước ô nhiễm liền có thể đúng bệnh hốt thuốc rồi”, Thẩm Nguyệt nhìn hắn nói: “Tô Vũ, chàng đợi ta”.
“Được, ta đợi nàng”, Tô Vũ khẽ nói: “A Nguyệt, mau đi đi, đi làm chuyện nàng nên làm”.
Thẩm Nguyệt mím môi, đôi mắt đen trắng rõ ràng của nàng như khảm chặt lên trên bóng hình hắn, hỏi: “Tô Vũ, ta có thể qua đó ôm chàng một lúc không”.
Nàng rất nhớ hắn, rõ ràng người ở ngay trước mắt nhưng lại một lòng da diết nghĩ về hắn.
Khóe môi Tô Vũ như có như không khẽ nhếch: “Có thể, chỉ là không phải là bây giờ. Đợi bệnh dịch kết thúc, ta lại ôm nàng, được không?”
Thẩm Nguyệt nghiến răng kìm nén nỗi lòng, cũng không nói gì nữa liền quay gót rời đi.
Nàng vừa tới trước cửa nha môn cùng Hạ Du như thường lệ thì vài người thân binh vội vàng quay ngược lại nói: “Khởi bẩm công chúa, thuộc hạ theo lệnh kiểm tra dọc theo lưu vực sông Tương kết quả đã phát hiện ra vấn đề”.
Thẩm Nguyệt bất giác nhíu mày: “Có vấn đề gì?”
“Thuộc hạ nhìn thấy có xác vài con chuột chết bị nước sông cuốn dạt vào bờ”.
Trời đổ mưa vài ngày liên tiếp khiến tổ chuột ngập trong nước, có chuột chết đuối trôi sông cũng không có gì kỳ lạ, nhưng phát hiện này cũng không thể cẩu thả bỏ qua.
Mày Thẩm Nguyệt vẫn chưa giãn ra: “Nhưng sông Tương không phải là một lạch ngòi nhỏ với lượng nước đáng kể, khả năng tự thanh lọc cũng rất mạnh, nếu chỉ là một vài con chuột chết cũng không thể tạo thành bệnh dịch nặng nề như vậy”.
Thân binh đáp: “Thuộc hạ cũng chỉ là phỏng đoán, không dám xằng bậy đưa ra kết luận bệnh dịch lần này nhất định có liên quan tới chuột chết, do đó thuộc hạ đã dẫn người liên tục tìm kiếm theo các cửa ngõ nơi sông Tương chảy vào thành Kinh”.
Để kiểm soát nước sông Tương, bên ngoài thành Kinh còn có một cửa cống, tại cửa cống đó, đường sông được mở rộng và đào sâu để tích trữ nước sông.
Dưới thời tiết với lượng mưa dồi dào bịt kín miệng cống, nó vừa đồng thời tích trữ nước vừa giúp thành Kinh không chìm trong ngập lụt, mà vào thời điểm lượng mưa khan hiếm lại có thể thích hợp mở ra cống nước để dân chúng thành Kinh có nước sử dụng.