Thiên Huyền Địa Hoàng - Chương 124
Thiên Huyền Địa Hoàng
Cổ Cổ
www. gacsach. com
Chương 124: Bút ký của bố
Tôi ngồi chờ một lúc thì xe bus tới. Lái xe nói sáng trời mù sương lên tới điểm đón trễ hơn mọi khi. Đây là chiếc xe duy nhất có tuyến đường nối từ trường cấp 3 nội thị qua nghĩa trang tới bệnh viện ngoại thành.
Trong khi ngồi không trên xe, tôi mở cuốn bút ký của bố ra, đọc những trang đầu tiên trước. Chữ của ông ấy rất đẹp, không phải nắn nót mà là thanh thoát, tựa như gió lướt qua mây.
Tôi viết cuốn bút ký khi nhóc Dương Dương đến nhà đã qua nửa năm. Khi tôi quyết định đặt tên cũng là đồng ý cho nhóc ta ở lại lâu dài.
Tôi không còn nhớ chính xác Dương Dương tới nhà mình vào ngày nào, nhưng từ khi nhóc đó tới, cuộc sống trầm mặc tịch mịch của tôi nhiều màu sắc hơn.
Bà xã mất đã lâu không mà để lại đứa nhỏ nào, tôi vẫn sống một mình mãi, không nghĩ rằng, chăm sóc một người vất vả khó khăn tới vậy, đặc biệt chăm lo cho một người còn đặc biệt khác thường.
Tôi chỉ còn nhớ mang máng đó là một ngày mưa tầm tã, chỉ vì nó cứ đứng hoài, đứng hoài nhìn gốc cây Ngân Hạnh, tựa như qua đó nhìn xuyên đến một thứ gì đó quý báu, khiến người ngoài như tôi chạnh lòng. Chẳng qua đôi mắt đó rõ ràng trống rỗng vô hồn, lại tựa như muốn khóc.
Tôi biết hình ảnh cô quạnh, cảm giác mất mát đó, tựa như nhìn thấy chính bản thân mình 10 năm trước, khi vợ ra đi. Tôi nhìn những đồ vật chất chứa kỷ niệm về bà xã, cảm thấy đất trời tối tăm mờ mịt, như thể ngoài chúng, không còn gì ý nghĩ nữa.
Nhưng đứa nhỏ to xác này không phải tựa như linh hồn bị lấy mất, mà là chính xác linh hồn đã bị đánh mất rồi. Ở lại đây chỉ là cái xác, và bằng cách nào đó, nó hoạt động đi lại.
Dương Dương ở nhà tôi, vốn chỉ định lưu giữ ít bữa, dù sao cũng chỉ là một kẻ xa lạ không quen biết. Nhưng đứa nhỏ chẳng khác gì một con búp bê, một khi đã đặt mông ngồi xuống là nó ngồi lỳ ở đấy hơn tuần mới xê dịch. Mười ngày đầu tiên đó, sau khi thay giúp nó bộ đồ hôi hám rách nát chắc có đến mấy năm chưa tắm rửa thay đồ.
Trong lúc đó đôi tay nó vẫn nắm chặt chẽ một thanh kiếm ngắn sáng bạc, như một món trang sức, trên thân còn đeo một chiếc túi bẩn thỉu, bên trong chứa một khối cầu nhỏ bé gỉ sét tơi tả mà nặng kinh dị. Vốn định vất vào sọt rác, nhưng nghĩ có thể đối với tôi, cái vật như đồ đồng nát chỉ đáng đặt nơi xó nhà cho nhện giăng tơ nhưng đối với thằng nhóc đó lại là thứ hữu dụng, cho nên mới cất đi.
Nó ngồi ngay lối đi lại, trên bục cửa ra vào, tựa lưng vào thành, cứ thế nhìn gốc cây. Ban đầu tôi mang ra cho thằng nhóc cốc sữa nóng uống cho ấm người nhưng nó không nhúc nhích, cũng chẳng buồn ư hử đáp lời. Tôi thử chạm vào cơ thể nó, nhưng lạnh ngắt, tựa như một cái xác chết khiến người ta rùng mình ớn lạnh. Đôi mắt thằng nhóc vẫn trống rỗng vô hồn, nhìn cái cây mà tôi không chắc có phải chính xác nó nhìn cái cây thật không. Vì nó như bức tượng điêu khắc ngồi án ngữ ở đó nên tôi không thể đóng cửa lại, cũng đành thức trắng đêm cùng.
Ngày đầu tiên thì cũng thôi đi, 10 ngày tiếp theo sau đó, nó vẫn giữ nguyên tư thế cũ, mắt vẫn mở trừng trừng, một chút di chuyển tê chân mỏi tay cũng không có, cơ thể vẫn lạnh như tảng băng. Nếu không phải còn nhìn thấy nó hô hấp thì tôi thật sự tin chắc đó là một thi thể không hơn.
Được rồi, thằng nhóc đó không ăn, không uống, không bài tiết vài ngày thì cũng thôi đi, nó lại chơi liên tiếp nhiều ngày, một kẻ bình thường như tôi chịu đựng không nổi.
Tôi như có lửa thiêu đốt âm ỉ trong lòng, ra vào đứng ngồi không yên, lúc đi ngang qua lại không nhịn được nói một câu khuyên nhủ, hoặc chạm vào cơ thể nó để biết chắc thằng nhóc đó vẫn tồn tại.
Cuối cùng chịu đựng không nổi kéo nó vào toilet, lột hết đồ ra, rồi xả nước lạnh lẽo từ đầu tới chân. Nó không chút phản kháng, mặc nhiên để tôi dội nước tắm như hắt nước xua đuổi bệnh dịch. Ngay cả trong hoàn cảnh như thế, cơ mặt nó vẫn không chút biểu lộ cảm xúc, mắt vẫn chẳng thèm nhắm lại và đôi tay vẫn nắm lấy thanh kiếm như thể liền một khối với cơ thể rồi.
Tôi kéo kéo cánh tay, muốn ấn ngồi xuống lại phát hiện nó như thể khối bê tông, lay chuyển không nổi, đành cứ trong tư thế đứng mà cắt ngắn mái tóc dài rối bù xù cũng bốc mùi cống rãnh không kém. Sau đó giúp nó gội đầu, tắm cẩn thận lại bằng dầu thơm, rồi thay đồ tử tế. Vật lộn một hồi không kịch liệt nhưng mệt hơn lần hồi xưa tắm cho con chó lông xù ghét nước. Nó khá to lớn, lông lại dài thướt tha, mỗi lần mang nó đi tắm nó làm như mang đi tử hình, quẫy đạp phản kháng, thành ra tắm xong người tôi còn muốn hôi hám hơn, cũng mang thân đi tự xử.
Tôi gấp cuốn bút ký lại, xe dừng bến. Chỉ mình tôi bước xuống trạm dừng, chiếc xe sau lưng lăn bánh. Tôi bước chân vào cổng nghĩa trang Diệp Bách Thọ, trong lòng trĩu nặng.
Xem ra ngày xưa tôi đã làm phiền ông ấy rất nhiều. Tuy biết bản thân có chút khác thường cũng không ngờ mình lại có bộ dáng như thế. Dù sao trời cao cũng khá thương tình đưa đường chỉ lối cho tôi đến gặp ông ấy. Vì gặp được bố, tôi mới có ngày hôm nay. Đổi lại là người khác, không biết tôi giờ thế nào? Chỉ biết chắc sẽ không tốt đẹp như ở với ông ấy.
Khu nghĩa trang vắng vẻ, dù có người thỉnh thoảng qua lại nhưng tất cả đều chỉ nghị luận nhỏ nhẹ. Tôi chầm chậm bước tới tòa nhà bách linh, nơi người thân gởi tro cốt người quá cố lại đây cho nhân viên hương khói dùm vì không có điều kiện chăm lo thường xuyên.
Tôi đứng trước di ảnh nhìn một hồi lâu rồi thắp cho ông nén nhang sau đó ra bậc thêm ngồi, cách ô thờ cúng của bố không xa.
Bông Tuyết từ trên người tôi leo xuống, chạy vào đám hoa cúc vạn thọ. Tôi ngẩng đầu thất thần nhìn trời xanh mây trắng hồi lâu, sau đó lôi điện thoại ra gọi điện cho Tư Đồ báo cho anh ta một tiếng bản thân đi đâu làm gì.
Tiện thể gọi điện cho Bách Lý Thiên Hương, được biết lần đó mọi người vội vã trở về vì công nhân của nhà máy xảy ra tình trạng ngộ độc thức ăn khiến mấy trăm người phải nhập viện. Thầm nghĩ sao mà tình trạng thực phẩm cuả nước nhà lại tệ hại thế này? Giờ ăn uống có vẻ phưu lưu mạo hiểm quá! Chẳng lẽ giờ mỗi lần cần nạp năng lượng lại phải dùng tới một dụng cụ thử chất lượng an toàn vệ sinh giống như thời xưa dùng ngân châm thử độc tố trong thức ăn?
Nói chuyện với Thiên Hương một chút thì cô chuyển máy cho Phong Linh, thì ra hai người ở gần nhau. Trong lúc trò chuyện còn loáng thoáng nghe thấy giọng Minh Đăng đang trách cứ ai đó vụng về hậu đậu vọng vào. Rồi giọng Thiên Hương can thiệp khuyên giải, giọng Hoa Thiếu Thiên hớn hở phụ họa, có cả giọng chó sửa ầm ĩ góp vui, tóm lại khá huyên náo ồn ào.
Sau đó mọi thứ trở lên yên tĩnh hơn, đoán có lẽ Phong Linh di chuyển ra nơi khác. Anh ta nói giờ đang ăn cơn trưa cùng mọi người, không ăn cùng thì thôi mà hễ tụ tập là bữa cơm nào cũng náo loạn như lễ hội. Lại nói giờ ở công ty vẫn còn nhiều việc cấp bách cần giải quyết cho ổn thỏa, hơn nữa tung tích của Âu Tử Dạ vẫn chưa rõ ràng. Tôi cũng nói chuyện của mình chưa giải quyết xong xuôi, còn phải tới thành phố Thiết Lĩnh.
Tôi là lần đầu nói chuyện qua điện thoại, cảm giác nói mà không nhìn thấy mặt đối phương không thích lắm, cũng không giỏi đưa đẩy nhiều lời, chỉ hỏi qua đáp lại những vấn đề trước mắt, việc sau thì tạm gác qua một bên, rồi nhanh chóng tắt máy.
Tôi lại ngẩng đầu tiếp tục nhìn trời xanh mây trắng hồi lâu cho đến khi Bông Tuyết từ trong đám hoa cúc trắng chạy trở lại, leo lên đầu vai tôi ngồi liếm láp.
Âu Tử Dạ... Anh ta đang che dấu bí mật gì mà không thể tiết lộ? Cả bọn Mạnh Chương nữa, vì sao phải tranh giành với anh ta? Nếu như Âu Tử Dạ tín nhiệm tôi hơn, liệu có vì thế chấp nhận tôi đồng hành cùng? Nếu như tôi tỏ ra có ích hơn, nếu như khiến anh ta tin tưởng hơn, thì có lẽ Âu Tử Dạ sẽ không nói cái kiểu “Chuyện của tôi từ giờ không liên quan tới cậu. ” Tôi sẽ không bị vất bỏ phía sau. Sẽ không có chuyện ngồi một mình tự hỏi không biết hiện giờ Âu Tử Dạ đang ở đâu làm gì?