Thiết Huyết Đại Minh - Chương 257-1

Thiết Huyết Đại Minh
Chương 257-1: Điểm yếu của vương phác (1)
gacsach.com

Hoàng Thành Nam Kinh, Phụng Thiên điện.

Thái Tử Chu Từ Lãng chính thức đăng cơ xưng đế, cũng sửa niên hiệu thành Long Vũ, năm sau là năm Long Vũ nguyên niên, bắt đầu từ bây giờ y không còn là Thái Tử Chu Từ Lãng nữa, mà đã là Đại Minh Long Vũ Đế Chu Từ Lãng rồi.

Đại sự đầu tiên sau khi Long Vũ Đế đăng cơ chính là ban chiếu lệnh quần thần hội thôi các Phụ thần Nội các.

Cái gọi là hội thôi chính là để các đại thần cùng nhau đề cử người có tài nhập các phò chính. Kỳ thực đây chính là tuyển cử dân chủ, hơn nữa còn là tuyển cử dân chủ chân chính, đương nhiên, không phải là nói tuyển cử dân chủ thì nhất định phải là công chính, công bằng. Trên thực tế, trên thế giới này không tồn tại tuyển cử công chính, công bằng thật sự, cái gọi là tuyển cử dân chủ cũng chỉ là một tấm màn đen tối mà thôi.

Ví như hội thôi năm đầu Sùng Trinh, vốn dĩ người đảng Đông Lâm Tiền Khiêm Ích nhập chủ nội các có tiếng nói rất cao, quả thật có thể nói là mọi người đều có chung mục địch, nhưng Ôn Thể Nhân và Chu Diên Nho lại cứ lấy "Quân tử bất đảng" làm lý do để kéo Tiền Khiêm Ích xuống ngựa. Kết quả là Tiền Khiêm ích mất chức quan, bị giáng xuống làm Thường thục, Ôn Thể Nhân và Chu Diên Nho lần lượt bước lên vị trí Nội các Thủ phụ.

Trương Tử An vung cây phất trần trong tay, dùng giọng the thé hô to:

- Đình nghị hôm nay, do chư vị đại thần hội thôi Nội các Phụ thần.

Vừa dứt lời, Tiền Khiêm Ích liền đứng ra quỳ xuống thềm son, cất cao giọng nói:

- Thần cho rằng Tôn đại nhân tài đức vẹn toàn, lại còn có công định sách, có thể làm Nội các Thủ phụ.

Tiền Khiêm Ích vừa dứt lời, Lữ Đại Bảo, Trương Phổ, Ngô Ứng của đảng Đông Lâm cũng lần lượt tán thành.

Lần trước khi Sử Khả Pháp đề nghị bổ sung quan viên nam Kinh, khá nhiều người đảng Đông Lâm được bổ nhiệm vào lục bộ Nam Kinh, Đô Sát viện và Khoa đạo nha môn. Những người đảng Đông Lâm này tuy phần lớn là chức quan thấp bé, quan hàm cao nhất là Tiền Khiêm Ích, chẳng qua cũng chỉ là Lễ bộ Thị lang, nhưng người đông, người ta có câu người đông thế mạnh. Một đám cùng nhau quỳ xuống, không thể nghi ngờ là rất có sức ảnh hưởng.

Những đại thần Mã Sỹ Anh, Cao Hoằng Đồ, Khương Viết Quảng đều lộ vẻ ngạc nhiên, bọn họ không ngờ người của phục xã Đông Lâm lại đề cử Tôn Truyền Đình nhập chủ Nội các! Bởi vì quan hệ của Sử Khả Pháp và phục xã Đông Lâm vẫn rất thân thiết. Vốn dĩ bọn họ cho rằng người của phục xã Đông Lâm nhất định sẽ đề cử Sử Khả Pháp nhập chủ Nội các. Lấy thế lực mạnh mẽ của phục xã Đông Lâm trong quan trường Nam Kinh, thậm chí bọn họ nhận định rằng Sử Khả Pháp đương nhiên là sẽ làm Nội các Thủ phụ.

Sử Khả Pháp đứng trên hàng đầu cũng không khỏi có chút thất vọng, y cảm thấy mình bị người của phục xã Đông Lâm bán đứng.

Nhưng ngược lại thì Tôn Truyền còn khiêm nhường, vội vàng quỳ xuống thềm son, tấu:

- Lão thần tài sơ học thiển, không đủ để nhập các chủ chính.

Tôn Truyền Đình khiêm nhường, nhưng lại không có ai hưởng ứng.

Thấy sau một lúc lâu cũng không có ai đề xuất ý kiến, Long Vũ Đế dùng giọng nói non nớt, nói:

- Tiên đế từng nói với trẫm, người để lại cho trẵm hai vị năng thần một văn một võ, có thể trông cậy, Tôn ái khanh chính là vị văn thần trong lời nói của Tiên đế! Nếu chư vị đại thần đều cho rằng ái khánh có thể làm Nội các Thủ phụ, thì coi như mọi người có cùng ý nghĩ rồi, Tôn ái khanh đừng từ chối nữa.

Tôn Truyền Đình giơ cao nha vật (tấm thẻ bằng gỗ các quan cầm khi thượng triều), cất cao giọng nói:

- Lão thần lo sợ.

Tôn Truyền Đình tuy là miệng nói lo sợ, nhưng ai cũng biết ý tứ trong lời nói của lão là đã nhận lời rồi, Long Vũ Đế vui vẻ nói:

- Nội các Thủ phụ chính là Tôn ái khanh, chư vị đại thần có thể tái đề cử mấy vị hiền thần nữa, cùng Tôn ái khanh quản lý Nội các.

Long Vũ Đế vừa dứt lời, Tôn Truyền Đình liền giơ cao nha vật bẩm:

- Lão thần cho rằng, Tiền đại nhân, Lữ đại nhân tiếng tăm khắp Giang Nam, tài đức vẹn toàn, có thể làm Nội các Phụ thần.

Tôn Truyền Đình vừa dứt lời, sắc mặt của Mã Sỹ Anh, Sử Khả Pháp liền biến đổi.

Đối với ứng cử viên cho Nội các Phụ thần, không thể nghi ngờ là lời nói của Nội các Thủ phụ rất có phân lượng, cho dù là Tiên đế, cũng phải thận trọng suy xét người do Nội các Thủ phụ đề xuất, Hoàng Thượng năm nay tuổi còn trẻ, vậy thì càng phải coi trọng ý của Nội các Thủ phụ Tôn Truyền Đình này rồi. Trên cơ bản thì việc này chính là do Tôn Truyền Đình định đoạt.

Tôn Truyền Đình nói để cho Tiền Khiêm Ích và Lữ Đại Bảo vào Nội các, vậy thì ắt chính là hai người này rồi, trên cơ bản là Sử Khả Pháp, Mã Sỹ Anh không có việc gì. Tuy rằng hai người cảm thấy bất mãn, nhưng lại không thể công khai đưa ra ý kiến phản đối, bởi vì bọn họ cũng là quan viên được yêu cầu nhập các rất cao, để tránh hiềm khích.

Cao Hoằng Đồ lại giận đến xanh cả mặt, lúc trước khi lập tân quân, y và Tôn Truyền Đình ở cũng một trận doanh, những tưởng Tôn Truyền Đình trở thành Nội các Thủ phụ, thế nào cũng sẽ để y nhập các mới đúng. Nhưng điều khiến y vạn vạn lần không ngờ đến là, Tôn Truyền Đình lại tiến cử Tiền Khiêm Ích và Lữ Đại Bảo!

Trên thực tế, để Tiền Khiêm Ích và Lữ Đại Bảo nhập các là chuyện mà Vương Phác và Tôn Truyền Đình đã bàn bạc xong trước đó. Vì nhược điểm của Tiền Khiêm Ích và Lữ Đại Bảo đã rơi vào tay Vương Phác, bọn họ phải nghe lời Vương Phác, ở Nội các chỉ có thể làm theo lời của Tôn Truyền Đình. Như thế sẽ đảm bảo được sự thống nhất trong chính sách của Nội các, sẽ không xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều trong phương lược đại chính.

Bộ máy Nội các cứ như vậy sẽ ổn định.

Tuy rằng Mã Sỹ Anh, Sử Khả Pháp và Cao Hoằng Đồ cảm thấy bất mãn, thậm chí là phẫn nộ, nhưng bọn họ không còn cách nào, bởi vì Tôn Truyền Đình đã là Nội các Thủ phụ, mà tuyệt đại bộ phận quan viên trong triều đều là người của đảng Đông Lâm, dựa vào mấy người bọn họ phản đối thì có tác dụng gì? Cho dù là đề xuất ý kiến của mình ra, không có người phụ họa, chẳng qua chỉ là tự làm mất mặt mình mà thôi.

Nội các mới thành lập thể hiện hiệu suất, buổi chiều cùng ngày đã định ra danh sách Đường quan lục bộ và Đô Sát viện Đô ngự sử:

Lễ bộ Thượng thư: Tôn Truyền Đình

Lễ bộ Thị Lang: Tiền Khiêm Ích, Lữ Đại Bảo (Chiếu theo lệ thường, Nội các Phụ thần phải là Lễ bộ Thượng Thư hoặc Lễ bộ Thị Lang)

Sử bộ Thượng thư: Tôn Truyền Đình

Binh bộ Thượng thư: Sử Khả Pháp

Hộ bộ Thượng thư: Cao Hoằng Đồ

Hình bộ Thượng thư: Cao Trác

Công bộ Thượng thư: Mã Sỹ Anh

Đô Sát viện tả Đô ngự sử: Lưu Tông Chu

Đô Sát viện hữu Đô ngự sử: Vương Đạc

Ngoại trừ định ra ứng viên cho Đường quan của lục bộ và Đô Sát viện Đô ngự sử, Nội các còn thảo ra danh sách Võ tướng được thăng tiến.

Tả Lương Ngọc làm Ninh Nam Bá.

Cao Kiệt làm Hưng Bình Bá.

Lưu Lương Tá làm Quảng Xương Bá.

Lưu Trạch Thanh làm Đông Bình Bá.

Vương Phác làm Tĩnh Nam Hầu, Đề đốc Nam Trực, quân vụ của năm tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Quảng, Giang Tây, cùng với Tả Lương Ngọc, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh đều chịu tiết chế.

Bộ tướng của Tả Lương Ngọc là Kinh Thanh Viên, Lưu Quang Tổ, Lý Quốc Dũng, Từ Dùng, Hách Hiệu Trung làm Tổng binh.

Bộ tướng của Cao Kiệt là Lý Bản Thâm, Cao Tiến Khố, Lý Thành Đống, Ngô Thắng Triệu làm Tổng binh.

Bộ tướng của Lưu Lương Tá là Mã Đắc Công, Điền Hùng làm Tổng binh.

Bộ tướng của Lưu Trạch Thanh là Lưu Lỗ Hòa, Lưu Hồng Cơ, Lý Hóa Kình làm Tổng binh.

Bộ tướng của Vương Phác là Mặt Sẹo, Triệu Tín, Đường Thắng, Trương Hòa Thượng, Hoàng Đắc Công làm Tổng binh.

Thiên Tân vệ, đại doanh nghĩa quân.

Tướng sỹ nghĩa quân toàn bộ đốt giấy để tang, toàn mặt đồ trắng, tất cả tinh kỳ đều toàn bộ đổi thành màu trắng, trên trường mâu cũng buộc vải trắng, nhìn từ xa, trên giáo trương tựa như được phủ bởi một lớp băng tuyết.

Hồng nương tử thân khoác áo tang, đầu đeo vải trắng, đã trở thành Bạch nương tử rồi.

Sau lưng Hồng nương tử, Lý Hổ, Kinh Mậu Thành cầm một tấm vải biểu ngữ màu trắng, trên đó là huyết thư do Hồng nương tử dùng máu tươi của ba người Lý Nghĩa viết thành: "Vì chồng báo thù, tiêu diệt Sấm tặc!"

Mấy ngàn tướng sỹ nghĩa quân ở dưới đài duyệt binh im phăng phắc, lúc Hồng nương tử quay sang nhìn khuôn mặt ai oán và thê lương của Lý Nham, liền trở nên đằng đằng sát khí, trong con mắt to sáng ngời quyến rũ lúc này đã tràn đầy hận thù khắc sâu trong xương tủy, trên đôi má lún đồng tiền tuyệt đẹp khi sương tái tuyết lúc này lại toát ra một thần sắc vô cùng kiên định.

- Sấm tặc vô đạo, giết hại trung lương!

Giọng nói của Hồng nương tư vẫn dễ nghe như vậy, nhưng trong giọng nói lại lộ ra sát khí lạnh lẽo:

- Hôn quân vô đạo như thế không đáng để chúng ta hiệu trung với hắn, Hồng nương tử ta hôm nay đứng trước mặt ba quân tướng sỹ mà thề, thế sống chết cũng tru sát Sấm tặc, báo thù cho vong phu!

- Báo thù cho đại ca!

- Báo thù cho Tướng quân!

Lý Hổ, Kinh Mậu Thành đồng thời vung tay rống to.

- Báo thù cho Tướng quân!

- Báo thù cho Tướng quân!

- Báo thù cho Tướng quân!

Dưới đài duyệt binh, mấy ngàn tướng sỹ nghĩa quân hô to ba lần hưởng ứng theo.

Mấy ngàn người này là người từ Hà Nam Kỷ huyện do Lý Nham chọn ra, bọn họ trung thành với Lý Nham hơn so với Lý Tự Thành, hiện tại Lý Tự Thành giết Lý Nham, bọn họ đương nhiên muốn theo Hồng nương tử phản lại Lý Tự Thành.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3