Tội Lỗi - Chương 30
Chương 30
Nằm nghĩ ngợi một lúc rồi thì tôi cũng mệt bởi ngồi ghế cứng quá lâu trên tàu nên thiếp đi lúc nào không hay mãi cho đến khi mẹ lay gọi tôi mới choàng tỉnh mở mắt ra. “Xuống nhà ăn cơm đi con! 12h trưa rồi”, tôi khẽ vâng rồi uể oải vào căn phòng vệ sinh bé tí xíu chỉ đủ chỗ cho cái bồn rửa mặt và bồn vệ sinh lau qua mặt cho tỉnh táo hơn rồi đi xuống nhà. Cơm đã được dọn sẵn khá tươm tất nửa con gà luộc còn nghi ngút khói để trên bàn, cạnh đấy là một ít giò lụa và đĩa bò xào cần tỏi món mà tôi rất thích.
Ruột gan cồn cào tôi ngồi ngay vào chiếc bàn ăn cũ mèm với lấy bát đũa, chợt không thấy bóng bố đâu mà xe máy vẫn ở nhà tôi đặt bát hỏi mẹ đang ngồi đối diện chuẩn bị xới cơm cho tôi “Bố đâu rồi mẹ? Bố không ăn ah”, mẹ tôi vẫn lẫy chiếc đũa đánh đều cơm trả lời “Bố đi làm ở gần đây! Đi xe đạp cho tiện! Già cả rồi đi xe máy không quen”, cơn cồn cào trong dạ tôi biến đâu cả, họng tôi lại nghẹn đắng “Thế làm sao mà bố lại phải về chỗ đấy làm”(xin lỗi ko thể nói ra chỗ làm của bố tôi), mẹ tôi gạt đi “Thôi cứ ăn cơm đi! Chuyện dài lắm, ăn xong mẹ kể cho”. Tôi và vội hai bát cơm rồi nhanh chóng giúp mẹ thu dọn bàn ăn để nghe mẹ kể những sự việc đã xảy ra ở nhà.
Mẹ tôi lúc đầu cũng muốn dấu diếm tôi nhiều thứ nhưng tôi cứ nổi khùng lên bắt mẹ phải nói rõ khiến mẹ tôi cũng sợ cái cảnh ngày trước tái diễn mặc dù tôi đã khỏi hòan tòan. Lo lắng cho việc tôi bị kích thích lên mẹ cũng kể hết những biến cố trong thời gian vừa qua. (Những biến cố liên quan đến vấn đề cá nhân của bố tôi không kể vì nó cũng khá tế nhị và tôi cũng không muốn phán xét chính bố của mình), mẹ nói bố tôi bị người ta kiện là ăn lót tay nên bị kỷ luật và thuyên chuyển công tác về chỗ này với cái chức quèn. Mẹ bảo thật ra thì kiện năm nào chẳng có nhưng vấn đề là sếp trên của bố tôi không buồn nâng đỡ, không buồn đứng ra che chắn cho bố tôi dù chỉ một câu nên sự thể mới thế. Tôi vỡ lẽ ra và cũng nghĩ là chẳng có gì nữa thì mẹ lại nói thêm một câu trách móc “Mà mấy cái lão sếp trên bố mày cũng đểu! Tiền lót tay thì bố mày nhận ở nhà rồi cũng chuyển cho các ông ấy! Cả năm 100 vụ lót tay may ra giữ lại được 20 vụ còn bao nhiêu người ta biếu xén thì cũng đưa lại hết vậy mà tráo trở đẩy người ta như thế, không bán nhà lo chạy chọt thì khéo đi tù ấy chứ, tòan lũ khốn nạn”. Mẹ vừa dứt câu cũng là lúc tôi run rẩy mặt mày tái mét “Vậy là rõ rồi! Là do tôi! Là do những lần tráo phong bì của tôi! Tôi cứ tưởng những phong bì ấy vào két tiền nhà mình! Vào sổ tiết kiệm của mẹ! Hóa ra nó chỉ nằm tại nhà tôi để chuyển đến những người không dám ra mặt nhận tiền! Vậy mà tôi cứ vô tư tráo nhiều hôm tôi ước lượng tráo nhưng phong bì thì tiền đô còn tôi lại tráo vào tiền việt! Tôi hại bố tôi rồi!” có lẽ vì thế mà bố tôi bị người ta nghi ngờ bớt xén và chắc cũng không khó để điều tra ra. Thêm một lần nữa tôi có tội mà không thể khai nhận, thêm một lần nữa tôi gây họa cho chính gia đình mình. Tôi cố vớt vát quay sang hỏi mẹ “Thế còn mẹ! Sao mẹ lại ở nhà bán hàng thế!” giọng mẹ chợt trùng xuống đôi mắt nhìn ra ngòai cửa xa xăm “Công ty mẹ cắt giảm biên chế và thuyên chuyển công tác mẹ xuống làm kế tóan công trường! Chịu không nổi khói bụi nên mẹ phải nghỉ ở nhà bán hàng”. Tôi định hỏi thêm nữa thì đã có người gọi mua hàng nên mẹ tôi tất tả chạy ra để lấy hàng cho khách.
Tôi thừ người ra một lúc rồi lặng lẽ như một cái bóng lên phòng nằm vật ra, thế là hết ngay cả cơ đồ bố tôi gây dựng cũng bị hủy đi dưới bàn tay tôi, Lan cũng đã vì tôi mà chết thảm, tôi cứ nghĩ mình quay lại sẽ cố gắng làm lại từ đầu để không còn vật vờ như cái bóng trong bệnh viện nữa. Nhưng giờ đây tôi chợt nhận ra có lẽ mình chẳng có thể làm gì được, con người như mình chỉ có thể chơi, phá, làm hại người thân mà thôi.
Buổi tối khi cả nhà đang ngồi trước chiếc tivi 17” cũ mèm xem thời sự thì bố tôi lên tiếng “Thế bây giờ con định như thế nào! Quay lại học thì không được rồi! Trường đã gạch tên rồi không thể học tiếp được nữa! Hay xem học cái gì rồi sau này còn đi làm” câu hỏi của bố tôi tưởng chừng như dễ trả lời vì tôi đã định sẵn ra đây sẽ làm gì rồi, giờ sao khó trả lời thế. Tôi không thể nói là tôi sẽ xin tiền đi du học, tôi sẽ học về kinh doanh, về ngân hàng, về tài chính hoặc về CNTT cũng được, khi về nước bố sẽ kiếm cho tôi một chỗ làm tốt, rồi tôi sẽ đi tìm em, xin lỗi em và sẽ che chở suốt đời cho em với sức lao động của chính mình. Bây giờ tôi biết trả lời thế nào đây, đành nặn ra một nụ cười buồn “Con cũng chưa tính gì cả! Con muốn nghỉ ngơi đã! Mai con về quê thăm ông nội! Sau đấy lên sẽ tính bố ạ!” Bố tôi nhìn tôi một lúc rồi cũng gật “Uhh thế thì về thăm ông đi! Nhưng để nghỉ ngơi cho khỏe đã mấy ngày nữa hãy đi! Đi vội làm gì” nhưng giờ tôi chẳng muốn ở lại nhà nên đáp ngay “Không sao đâu bố! Mai con đi luôn cũng được! Về quê không khí trong lành cũng hay mà”. Bố tôi cũng không cản nữa mà dặn dò “Thế mai về nhớ bảo ông là đi học thêm 2 năm ở Anh nhé! Không được cho ông biết gì đâu! Cả bà nữa cũng thế” Tôi khẽ vâng rồi đi lên gác thả người lên cái giường ọp ẹp rồi thiếp đi trong tiếng quạt kêu loạch xoạch cả đêm.
Con đường làng cuối thu vắng vẻ lạ thường, giờ đang là lúc nông nhàn nên trai tráng đi ra tỉnh làm cửu vạn hoặc làm thợ xây cả thế nên chỉ lác dác trên đường các mẹ các chị tất tả trong chiếc nón tơi ra thăm ruộng, coi lúa. Cánh đồng lúa xanh mướt dọc hai bên đường tạo cho người ta một cảm giác bình yên lạ thường. Tôi thò hẳn mặt ra ngòai xe để cho những cơn gió mát rượi mang theo mùi bùn tanh tanh thốc vào mặt, lâu lắm rồi tôi mới được ngắm nhìn cánh đồng quê, mới được đi trên con đường làng quen thuộc.
Tôi không đi luồn qua nhà chú như mọi lần, tôi sợ gặp chú thím, sợ phải đối diện với cái nhìn ái ngại của chú thím. Tôi vòng đường vào cổng chính nhà ông, mọi thứ vẫn không thay đổi, đàn gà vẫn ríu rít ngòai sân nhặt thóc, giếng nước vẫn phủ đầy rêu xanh, tiếng radio to hơn nhiều so với ngày xưa vọng ra từ căn nhà gỗ ba gian cho tôi biết là tai ông đã kém đi nhiều.
Bước vào nhà phải nói to lắm ông mới nhận ra tôi, ông ôm chầm lấy thằng cháu đích tôn, gọi bà đang nằm trên chiếc võng dậy để mà nhìn mặt tôi, đã 3 năm rồi chưa gặp tôi, ông hỏi tôi nhiều lắm cứ nắm lấy tay tôi như sợ tôi vuột mất mà hỏi “Đi nước ngoài đẹp không? Học được nhiều không? …” những câu hỏi dường như là vô tận nhưng những lời nói dối từ cái miệng của tôi nó là vô cùng thế nên tôi hòan thành xuất sắc những câu hỏi gần như những câu trắc nghiệm của các bác sĩ thường dành cho tôi vào mỗi buổi điều trị.
Ba ngày tôi ở quê tôi chỉ ở nhà ông không đi đâu cả, mặc ông hỏi đi hỏi lại những câu hỏi cũ cả mấy ngày vì tính ông hay quên tôi vẫn vui lòng đáp lời ông bằng những câu trả lời chưa lần nào giống lần nào rồi nhìn ông cười móm mém trong tiếng nhai trầu nhóp nhép của bà. Ngày thứ tư thì tôi xin phép ông bà về để tiếp tục việc học nốt trong nước để chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp thạc sĩ. Ông bà động viên tôi nhiều lắm, ông bảo nếu tôi đỗ thì sẽ ra đình làm lễ báo công với các bậc tổ tiên của dòng họ khiến tôi hơi hoảng “Làm sao mà lừa cả tổ tiên được đây”.
Chiếc xe lại đưa tơi rời khỏi miền quê với những cánh đồng xanh mướt để tìm về với sjư náo nhiệt của thành thị. Nhưng tôi không về với náo nhiệt của HN mà tôi tìm về với náo nhiệt của nơi gia đình Lan sống. Mất 20k tiền xe ôm và 2 cú điện thoại chỉ đường tôi đã tìm đến nhà Lan. Ngôi nhà vẫn thế không có gì thay đổi chỉ có những cây cảnh phía trong sân nhà nhiều hơn ngày xưa dường như nó đã thành vườn cây cảnh chứ không còn là một khu đặt cây cảnh bình thường. Với tay bấm vào cái chuông cửa để nghe những tiếng king kong vọng ra liên hồi. Tiếng mẹ Lan trong nhà nhẹ nhàng vọng ra khiến tôi ngỡ ngàng “Anh ơi! Ra xem hộ em ai với”, trong chốc lát tôi đã thấy bố Lan bước ra vẫn với phong thái điềm đạm chỉ có gương mặt là hơi già và hốc hác đi một chút. Trông thấy tôi bố Lan vội vã mở cổng niềm nở bắt tay tôi “H ah! Bất ngờ qúa! Thấy chị bảo em điện thoại hỏi đường vào đây làm anh mắng bảo không để anh ra đón bắt cậu đi xe ôm làm gì”, tôi cười đáp lời “Dạ em cũng muốn tự đi một lần cho biết đường! Lần sau vào đỡ lạc”
Yên vị trong nhà xong tôi ngồi đàm đạo với anh chị. Từ ngày Lan mất anh chị đã không còn muốn li thân nữa anh chị đã nhận ra rằng hạnh phúc là nhường nhịn và sống cho nhau sống cho con cái chứ không phải sống cho bản thân mình nữa. Anh chị cũng hỏi tôi về quá trình điều trị, cuộc sống trong đấy, những khó khăn gặp phải và tuyệt nhiên anh chị không đề cập đến tai nạn của tôi và Lan. Có lẽ anh chị không muốn khơi dậy nỗi đau trong lòng anh chị cũng như sự rồ dại trong tâm trí tôi. Còn tôi cũng chỉ ngồi dưới nhà nói chuyện tuyệt nhiên không dám mò lên gác nghỉ ngơi như anh chị bảo, tôi sợ phải đi qua cửa phòng Lan, sợ phải nhìn thấy cái góc phòng nơi Lan kéo violon cho tôi năm nào, sợ phải đối diện với cái tội không thể nói với ai. Thế nên tôi ngồi nói chuyện dùng bữa trưa với anh chị và Vân Anh xong liền xin phép ra thăm mộ Lan. Anh chị thấy tôi nói thế cũng nhìn nhau ra chiều hội y’ xem có nên cho tôi đi không nhưng cuối cùng anh cũng là người quyết định khi gọi Vân Anh “Vân Anh xuống đưa cậu ra mộ chị Lan đi con”. Giọng Vân Anh trong trẻo “vâng ạ” từ trên gác vọng xuống và nhanh chóng có mặt để đưa tôi đi.
Vân anh giờ đã học lớp 10 đã có hình dáng của một thiếu nữ tuổi dậy thì, vẻ đẹp của Vân Anh không hề kém Lan nhưng nó mang dáng dấp của một vẻ đẹp hiện đại và năng động chứ không kiều diễm và trong sáng như Lan. Tôi lái xe theo lời hướng dẫn của Vân Anh ngồi sau xe để tìm đến nghĩa trang thành phố. Chiếc cổng nghĩa trang màu ve trắng đã hiện ra phía cuối đường, để xe vào bãi gửi tôi và Vân Anh đi bộ vào, nó chạy những bước nhảy tinh nghịch và ngây thơ ngúng nguẩy mái tóc dài tết 2 bím về phía sau để dẫn đường cho tôi đến mộ Lan, “Chao ôi! Nó vẫn còn ngây thơ! Vẫn còn nhỏ để chưa nhận ra được nỗi mất mát quá lớn này”, tiếng nó vọng ra từ xa “Cậu ơi! Đây rồi” làm ngắt đi dòng suy tư của tôi.
Con đường đến nơi Lan nằm chỉ vài chục mét mà tôi cảm thấy khó đi quá, bước chân mỗi lúc một nặng nề hơn, một cảm giác sợ hãi hoảng hốt đang hiện dần lên trong tôi. Tôi vẫy tay gọi Vân Anh “Cháu cầm tiền sang bên kia đường ngồi hàng net đợi cậu nhé! Không được đi đâu đấy! Tí cậu ra đón” Vân anh vui vẻ cầm tiền và sải những bước dài ra với hàng nét bên kia đường bỏ lại tôi một mình trước nơi Lan nằm.
Ngôi mộ được xây hình chữ nhật bên trong chỉ là một ụn đất với cỏ mọc um tùm, trên đỉnh ụn đất ấy là bát hương chi chit những chân hương, vài bông hoa cúc héo quét qeo tự bao giờ vẫn còn nằm trên mộ. Tôi đứng im lặng một lúc lâu trước ngôi mộ rồi bắt đầu dọn dẹp, những tíếng sụt sùi từ miệng tôi bắt đầu xuất hiện theo từng đám cỏ dại được nhổ lên. Tôi đi vòng quanh tôi nhổ cỏ vệ sinh mộ trong đôi bàn tay đã từng ôm Lan không biét bao lần, tôi nhổ không sót đám cỏ nào như ngày tôi bảo vệ Lan trước sự đeo báo của bao nhiêu cái đuôi.
Nén lại nước mắt tôi thắp vài nén nhang và đặt ít hoa quả lên mộ rồi quỳ gục trước ngôi mộ Lan như qùy trước vết thương mãi mãi không lành, vết thương mãi mãi phải băng bó chặt để không ai nhìn thấy. Tôi nức nở gọi những tiếng đầu tiên “Nhím ơi!” rồi tôi phủ phục người bên mộ Lan mà khóc, những giọt nước mắt của ân hận của óan trách lăn xuống ngày một nhiều hơn. Tôi gào lên những tiếng vô nghĩa, tôi đập tay vào cái ụn đất trước mặt mà gào “Nhím ơi! Cậu sai rồi! Cậu xin lỗi!”, những tiếng gào khóc của tôi trong không khí tĩnh mịch của nghĩa trang khién nó thê lương hơn bao giờ hết.
Tôi không phủ phục nữa, tôi áp người vào mộ Nhím mà ôm mà gào khóc, tôi như muốn ôm Nhím của tôi như ngày nào được ôm. Và tôi nhớ ra rằng Nhím đã ôm tôi mà nói “Em sẽ suốt đời không lấy chồng” vậy là Nhím đã giữ lời hứa rồi, giữ lời với “Anh già” rồi, giữ lời với một kẻ đầy tội lỗi…
P/S:
Nhím đã hồi sinh Nhím biết không?
Chẳng phải bởi “anh già” đầy tội lỗi
Nhím hồi sinh bởi nhừng người xa lạ
Những bro không biết mặt biết tên!
Nhím có nghe những lời óan trách
Dành cho kẻ tội lỗi này không
Nhím có biết bao người thương Nhím
Bởi kiếp người hủy dưới tay anh!
Anh đã biết làm sao để Nhím sống
Để nỗi đau vơi lại trong anh
Anh sẽ để thêm nhiều người biết Nhím
Dù biết rằng sẽ thêm kẻ hận anh