Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương 65
Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
Chương 65: Thuận lợi bán buôn
gacsach.com
Thì ra đây chính là năm mươi người thanh niên Đại Nam mà Diêu thiếu đã dày công chọn lựa từ 3500 quân binh chính quy cũng như 7000 dự bị quân khắp nơi trong Vạn Ninh huyện. Đây chính là những vị xuất sắc nhất trong lĩnh vực mật vụ mà Diêu thiếu với con mắt nhà nghề đích thân chọn lựa và đào tạo. Việc đào tạo họ kéo dài gần 6 tháng trời với rất nhiều kiến thức mật vụ cơ sở cũng như các kỹ năng cần thiết trong thời điểm này.
Năm mươi người này là những người cực ký suất sắc theo đúng nghĩa của nó. Họ đã được đào tạo một cách bài bản cũng như hết sức khắc nghiệt. Những chương trình và cũng như những thử thách mà họ đã trải qua có thể nói là không đanh cho con người. Những vị mật vụ lứa đầu tiên này được dạy tiếng hán và biết một số lượng chữ hán cơ sở. Được dạy tiếng Anh rất bài bản. Nhưng đây chỉ là một trong những mục tiêu nhỏ được đào tạo mà thôi. Các mật vụ được đào tạo nhiều nhất là các khả năng thăm dò, nghe lén, ám sát, khả năng thông thạo các loại vũ khí... ngay cả khả năng chụi đòn để đối phó tra tấn nếu bị bắt cũng là môn học không bỏ qua.
Thật ra nhóm mật vụ mà Diêu thiếu bí mật đào tạo lên đến 150 người, đã trải qua hàng trăm bài kiểm tra về mức độ trung thành cũng như các tố chất cần thiết. Vốn dĩ Diêu thiếu muốn đào tạo họ trong thời gian dài hơn nữa, nhưng vì tình thế cấp bách nên hắn không thể không tung ra một số học viên trước thời hạn. Diêu thiếu một vạn lần mong chờ những người này sẽ trưởng thành hơn trong thực tế lăn lộn. Một trăm người còn lại vẫn tiếp tục được đào tạo thêm và Diêu thiếu vẫn không ngừng mở rộng số lượng đào tạo mật vụ. Hắn có rất nhiều nơi để phải sử dụng đến lực lượng cá nhân này. Mật vụ Vạn Ninh không thuộc hệ thống chính quyền Đại Nam, đây là lực lượng hoàn toàn trung thành và chỉ trung thành với Trần gia mà thôi. Tuy là ít ỏi nhưng đây mới chính là vốn liếng giữ thân của Diêu Thiếu.
Lúc này đây Vạn Ninh chỉ còn lại 50 mật vụ còn đang tiến hành rèn luyện, năm mươi người khác thì chia thành hai đường, một nhóm thâm nhập Thái Nguyên tỉnh, nhóm còn lại thì tiến về Kinh Đô Huế. Nhưng nhiệm vụ cụ thể của họ chỉ có Diêu thiếu là người biết mà thôi.
Lý Tân chính là tiểu Cẩu người hầu của Diêu thiếu. Tên này lòng trung thành thì khỏi phải bàn, chẳng qua Diêu thiếu vì xuyên qua nên không nhớ chuyện cũ mà có một đoạn thời gian lạnh nhạt cùng hắn. Nhưng sau khi Cán ca khuyên bảo Diêu thiếu tìm một người quản tài chính thì Tiểu Cẩu đã được chuyển về bên cạnh Diêu thiếu. Trong quá trình đào tạo thì Diêu thiếu lại phát hiện ra tên này có năng khiếu làm mật vụ chứ không phải là quản tài chính. Vì lý do này Tiểu Cẩu được chuyển hẳn qua đi theo Diêu thiếu để học hành. Quả thật Tiểu Cẩu không phụ sự mong đợi của Diêu thiếu mà tiến bộ đến thần tốc. Hắn lại là người luôn theo bên Quang Diêu nên được học hành thời gian rất dài. Tên này vậy mà tự mình dựa theo phương án đào tạo của Quang Diêu mà dạy dỗ em gái hắn là Lý Hoa thành một nữ mật vụ khá hợp cách.
Chính vì biểu hiện suất sắc này mà Quang Diêu đã cho Tiểu cẩu tham gia huấn luyện nhóm tân mật vụ khi họ được tuyển chọn. Tiểu cẩu họ Lý tên Tuất, sinh năm con chó nên có tên tiểu cẩu. Nhưng nay đã được lên làm thống lãnh mật vụ lại có được học chữ nghĩa nên xin Diêu thiếu cho hắn đổi tên thành Lý Tân. Em gái hắn thì đổi tên thành Lý thanh Hoa.
Lần này nhiệm vụ nhóm mật vụ tại Hongkong quá nặng nề nên Diêu thiếu không thể không để anh em nhà họ Lý đảm nhiệm lãnh binh cho được.
Ngày 27 tháng 9 năm 1861, Tòa nhà hành chính Đặc khu Hongkong, văn phòng toàn quyền Charles Straubenzee. Vào hồi 14 giờ 30 phút, văn phòng của vị toàn quyền này đón tiếp ba vị khách rất đặc biệt, vì cuộc gặp gỡ này mà vị Charles Straubenzee toàn quyền Hongkong đành phải hủy một số lịch hẹn trước đó.
- Xin chào ngài Charles.
- Ồ, xin chào Robert thân ái các hạ.
- Như đã hẹn, hôm nay tôi cùng đến với chủ tịch hội đồng quản trị của công ty K&R. Tôi xin giới thiệu cùng ngài, Đây là Ngài Kennny Trần.
- Rất hân hạnh được làm quen với Ngài, Kenny các hạ. Tôi tên là Charles Straubenzee chức vụ của tôi tại Hongkong thì chắc ngài đã rõ ràng.
Charles nói chuyện với Diêu thiếu không ngờ lại dùng tiếng Hoa lơ lớ. Có lé ông ta nghĩ Diêu thiếu không thể nói được ngoại ngữ, và ông ta cũng tưởng nhầm Diêu thiếu là người Hoa.
- Tôi cũng rất vui khi được lam quen với ngài thưa Charles các hạ. Tôi tên là Kenny Trần. Ngài có thể dùng tiếng Anh để đối thoại cùng với tôi. Bởi vì tôi cũng là công dân gương mẫu của HongKong.
Diêu thiếu dùng một giọng tiếng Anh còn chuẩn Anh- Anh hơn cả Robert mà đối thoại cùng Charles Straubenzee.
- Ôi chúa ơi, Kenny các hạ từng sống ở London? Thật quá bất ngờ khi Chủ tịch của K&R lại là một vị thương nhân Á Đông quá trẻ tuổi.
Thật cũng không thể không khiến cho Charles Straubenzee bất ngời cho được. Giọng tiếng Anh của Diêu thiếu là đặc sệt London người sinh sống.
- Vâng tôi cũng có một khoảng thời gian ở đó. Người Đông Á chúng thôi trưởng thành hơi sớm do đó phải lo công việc của gia tộc khi tuổi như tôi cũng không quá hiếm lại.
Diêu thiếu trợn mắt nói dối Charles Straubenzee về việc hắn đã từng sống ở London hay không. Tiếp theo là một mang xã giao hỏi han các kiểu và giới thiệu Lý Tân là giám đốc phân phối gì đó khiến Charles Straubenzee cũng không mấy coi trọng vị mật vụ này.
Charles Straubenzee tự tay rón cho mấy người mỗi người một ly rượu mạnh sau đó cùng ngồi xuống nhâm nhi.
- Kenny các hạ, chúng ta cũng là người vô cùng bận rộn, vậy chúng ta có thể đi vào thẳng vấn đề. Bản hợp đồng đã thương thảo trước đó của hai bên theo ý kiến của ngài thì như thế nào.
Chính thức ra Robert vừa là phó chủ tịch hội đồng quản trị vừa là giám đốc điều hành, cộng thêm ủy quyền của Diêu thiếu thì hoàn toàn có thể thay mặt mà kí bản hợp đồng này. Nhưng Robert nhạy cảm khi biết rằng Diêu thiếu có khi còn có nhiều kế hoạch khác nên hắn đành phải quay về Vạn Ninh mà lấy ý kiến. Và quyết định của Robert là chính xác.
- Bản hợp đồng này, các điều khoản đều rất tốt, bản thân tôi thì sẵn sàng chấp thuận. Nhưng...
Nói đến đây Diêu thiếu bỏ lửng mà nhấp một ngụm nhỏ rượu mạnh.
- Tôi còn có đề nghị hợp tác tốt hơn chúng nhiều.
Buổi thương thảo tiếp theo của Charles Straubenzee và Diêu thiếu cùng sự góp mặt cửa Robert cùng Patrick Lý ( tên ngoại quốc đăng ký hộ tịch Hongkong của Lý Tân tiểu cẩu). Nội dung của hợp đồng ký kết cũng như các thỏa thuận ngầm này thì không ai biết được ngoài bốn người bọn họ. Nhưng thái độ của Charles Straubenzee đối với Patrick Lý thì thay đổi hoàn toàn mà trở nên nhiệt tình vô cùng. Tiếp theo đó Robert cùng Diêu thiếu rời đi, kế vào chính là Lý Tân ở lại. Tên này còn có cộc gặp mặt tiếp xúc cùng Cục trưởng ty cảnh sát Hoàng Gia Anh tại Hongkong với sự giới thiệu của Charles Straubenzee.
- Robert, lần này anh đi Châu Âu rất vất vả, nhiều chuyện thực sự là làm giúp tôi mà không hề liên quan đến việc của công ty. Tôi quả thật rất cảm ơn anh.
- Kenny, không cần nói nhiều. Tôi biết trong làm ăn thương nghiệp rất khó có được tình bằng hữu thực sự. Sự thật thì tôi rất lo sợ có ngày vì lợi ích quá lớn mà anh hất cẳng tôi khỏi K&R. Vì lý do này tôi muốn có được tình hữu nghị từ anh. Nói thật nếu tôi ở vào địa vị của anh cũng có thể phát sinh các loại suy nghĩ này.
- Tình hữu nghị có được không khó. Giữ được mới là khó khăn, mà thời gian lại là minh chứng và cũng là thử thách cho thứ này. Tôi có thể đảm bảo với anh một chuyện, chỉ cần anh trân thành đối đãi cùng tôi thì Trần Quang Diêu tôi tuyệt không bao giờ làm tổn hại mối tình cảm này.
-
- Cám ơn.
Đôi lúc không cần phải nói nhiều, bất kể Robert xuất phát từ mục đích nào mà cần đến tình hữu nghị đôi bên thì Diêu thiếu không quan tâm. Hắn chỉ cần biết nếu Robert không có những hành động phương hại đến K&R và Đại Nam thì Diêu thiếu sẽ không có ý nghĩ khác.
Chuyện tiếp theo của Robert và Diêu thiếu rất nhiều. Họ phải tiến hành tiếp xúc và tìm kiếm để thuê thương thuyền cũng như dự trù kinh phí cho chuyến đi Châu Âu lần này của Robert. Thương thuyền thì họ thuê được một chiếc rất tốt của thương nhân Bồ Đào Nha với trọng tải 3500 tấn, vượt xa thương Hạm K&R. Lần này Robert mang theo gần 3 triệu bảng Anh đi Châu Âu mua bán nên một chiếc thương Hạm K&R là không đủ. Vậy nên chiếc thuyền mang tên São João Baptista sẽ được thuê trong bốn tháng với giá 6 ngàn bảng để đồng hành cùng thương hạm K&R. Tất nhiên đây chỉ là tiền cứng thuê thuyền mà thôi, lương thủ thủ đoàn, nguyên liệu cùng với tiền bảo trì của São João Baptista sẽ do công ty K&R bỏ ra. Dù có hơi đắt đỏ nhưng chất lượng của São João Baptista viễn siêu thương hạm K&R, thêm vào đó lần này Diêu thiếu cần mua rất nhiều máy móc với trọng lượng cũng như kích cỡ lớn. Vậy nên dù tốn kém thì Diêu thiếu vẫn phải đầu tư. Hắn không muốn thuê các thương hạm rác, chẳng may không chịu nổi gió bão thì mất cả chì lẫn chài.
Ngoài São João Baptista thuê mướn ra thì Diêu thiếu có mua một thương hạm cũ của thương nhân anh với giá 80 ngàn bảng Anh. Đây là một số tiền rất lớn cho một thương hạm cũ, nhưng Diêu thiếu rất hài lòng. Chiếc thương hạm này có tên Marlborough được hạ thủy năm 1847 nên còn rất mới. Thương hạm dài 60m rộng 13m với sức chứa hàng lên tới 3792 tấn. Động cơ 450 mã lực có hai buồng hơi chính phụ. Nhưng đây là thiết kế đời đầu của động cơ hơi nước nên cho dù máy móc cồng kềnh nhưng công suất không quá cao. Nếu so sánh cùng Steam engine của tiểu hạm Espérance thì không lại được. Steam engine của Espérance chỉ nhỏ bằng phân nửa với chỉ một lò hơi nhưng có công suất cực đại lên đến 340 mã lực. Chỉ cần một so sánh đơn giản này đã thấy được sự vượt trội vè mặt công nghệ của Espérance.
Thương hạm Marlborough, vì cồng kềnh to lớn lại có động cơ không quá khỏe nên tốc độ di chuyển không quá tốt nếu không có gió hỗ trợ. Vận tốc tối đa của nó chỉ vào khoảng 20 km/ giờ. Ấy là vì buồng hơi của Marlborough đã có vấn đề sau một thời gian dài phục vụ. Nhưng nếu Marlborough chỉ phục vụ tuyến đường Vạn Ninh Ấn Độ hay Vạn Ninh- Hongkong thì hết sức hợp lý.
Ngày 4 tháng 10 âm lịch năm 1861. Diêu thiếu dắt theo đoàn thủy thủ cùng Marlborough về tới Vạn Ninh. Robert đã dẫn theo hai thương hạm mà đi thẳng về phía Malaca rồi. Lúc này Malaca đang thuộc quyền kiểm soát của Anh và đây chính là điểm tiếp tế đầu tiên trên chặng đường biển Á – Âu mà bất khì một đội thuyền nào cũng đều cần đến. Lần này đến Malaca Robert dễ thở hơn nhiều vì có được thư tay giới thiệu và đảm bảo của Charles Straubenzee.