Bí mật tư duy triệu phú - Phần 02 - Tư duy triệu phú 06

TƯ DUY TRIỆU PHÚ SỐ 6

 Người giàu ngưỡng mộ những ngườithành công và giàu có khác.

 Người nghèo bực tức với những ai thành công và giàu có.

 Người nghèo thường nhìn thành công của người khác bằng cặp mắt oán giận, khinh khi pha lẫn đố kỵ và ganh ghét. Thậm chí, họ còn so bì: “Sao họ lại may mắn thế”, hoặc nói thầm: “Bọn nhà giàu hợm hĩnh!”. Bạn phải ý thức rằng nếu bạn nhìn nhận người giàu là xấu xa, bất kể ở khía cạnh và góc độ nào, hoàn cảnh và hình thái nào, trong khi bạn muốn trở thành người tốt, thì bạn sẽ không bao giờ giàu có. Làm sao bạn có thể trở thành người mà bạn luôn xem thường hay khinh ghét được? Thật đáng ngạc nhiên khi chứng kiến thái độ khinh khi, thậm chí oán hận mà những người nghèo dành cho những người giàu. Cứ như thể người giàu làm cho họ nghèo vậy. Họ hay buông những lời đại loại như: “Người giàu đã lấy hết mọi của cải thì đâu còn gì cho tôi nữa”. Đó chính là cách nói của nạn nhân.

 Tôi muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện với những ví dụ lấy từ thực tế mà tôi đã trải nghiệm, không phải để phàn nàn mà chỉ nhằm mình họa cho quy tắc này. Dạo trước, lúc còn túng bấn, tôi vẫn thường lái chiếc xe cũ nát. Việc chuyển làn trên đường không có gì khó cả. Hầu hết mọi người đều nhường chỗ để tôi chen vào. Nhưng khi tôi giàu lên và tậu được chiếc Jaguar đen sang trọng, tôi không thể không nhận ra là mọi chuyện đã thay đổi. Ai nấy đều ép xe tôi, cắt qua giành đường ngày trước mặt tôi, chưa kể thỉnh thoảng còn giơ ngón tay ra vẻ xỉa xói nữa. Thậm chí, có khi tôi còn bị ném gạch đá hay đồ vật, tất cả chỉ vì một lý do: tôi chạy chiếc Jag.

 Một hôm, tôi chạy xe qua khu ngoại ô nghèo gần San Diego để phân phát gà tây trong chuyến làm từ thiện nhân dịp Giáng sinh. Tôi kéo tấm kính trần cho sáng và để ý thấy bốn gã bụi bặm ngồi trong thùng chiếc xe tải đang chạy ngày phía sau tôi. Như ở chỗ không người, họ bắt đầu “chơi bóng rổ” bằng cách ném vỏ lon bia vào ô cửa đang mở trên nóc xe tôi. Sau khi để lại năm vết lõm và nhiều vết xước sâu trên chiếc xe, họ chạy vượt qua tôi và hét lên: “Đồ nhà giàu ghê tởm!”.

 Tất nhiên, tôi cho đó chỉ là một rắc rối mang tính cá biệt cho đến hai tuần sau, tại một khu ngoại ô nghèo khác, tôi đậu xe bên đường và trở lại sau chưa đầy mười phút, thế mà toàn bộ một bên xe của tôi đã bị khoá chặt. Lần sau, khi đến khu ngoại ô đó, tôi thuê chiếc Ford Escort bình dân, và thật kỳ lạ, tôi không gặp một vấn đề nào cả. Tôi không khẳng định rằng trong các khu ngoại ô nghèo luôn có nhiều kẻ xấu, nhưng theo kinh nghiệm riêng, tôi chắc chắn là ở đó có thể xảy ra khối chuyện làm người giàu tức giận. Ai mà biết được, có thể đó là một câu hỏi khó tìm lời giải theo kiểu “con gà hay quả trứng có trước”: Bởi quá túng quẫn nên họ căm ghét người giàu, hay do oán giận người giàu nên họ túng quẫn? Theo tôi thì chẳng mấy ai quan tâm điều đó. Mọi việc vẫn diễn ra như thế, và họ vẫn cứ nghèo!            

 Nói “đừng oán giận, đố kỵ những người giàu có” thì thật dễ dàng, nhưng điều này còn tùy thuộc vào tâm trạng của bạn, và bất kỳ ai, kể cả tôi, đều có thể lọt vào chiếc bẫy đó. Gần đây, khi đang ăn tối trong phòng khách sạn, khoảng một tiếng trước giờ dạy lớp buổi tối của khoá Tư Duy Triệu Phú, tôi bật ti-vi định xem vài trận đấu thể thao thì bắt gặp chương trình của Oprah Winfrey. Dù không phải là một người mê các chương trình phỏng vấn trên truyền hình, nhưng tôi yêu thích Oprah. Hơn bất kỳ người nào khác trên hành tinh này, người phụ nữ đó đã tác động đến nhiều người theo cách tích cực, và bà xứng đáng với những đồng tiền kiếm được, và nhiều điều khác nữa! Lúc ấy, bà đang phỏng vấn nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar, Halle Berry. Hai người trò chuyện về bản hợp đồng đóng phim mà Halle nhận được - một Trong những hợp đồng đóng phim lớn nhất trong lịch sử dành cho một nữ diễn viên với số tiền lên đến 20 triệu đô-la. Halle nói rằng cô không quan tâm lắm đến số tiền đó, mà cô nỗ lực gìành cho được hợp đồng khổng lồ này là để mở đường cho những phụ nữ khác làm theo. Trong tôi thoáng có cảm giác hồ nghi: “Hừ, cô nghĩ tôi và những người xem chương trình này dễ tin vậy sao? Tốt nhất là cô hãy nhận món tiền không lồ ấy và tăng lương cho người đại diện của cô đi. Đây quả là câu nói màu mè nhất mà tôi từng nghe”.

 Tôi cảm nhận chất tiêu cực đang dâng lên trong con người mình, nhưng may sao tôi đã kịp thời kiểm soát bản thân trước khi sức mạnh đáng sợ ấy chế ngự tôi. “Xoá đi, xoá ngay, cảm ơn vì đã chia sẻ”. Tôi hét lên thật to với trí óc mình cho át đi giọng điệu ghen tỵ ấy.

 Tôi không thể tin được điều đó. Đây chính là tôi, “Ngài Tư Duy Triệu Phú”, vừa rồi đã tỏ ra ghen tỵ với Halle Berry về số tiền mà cô kiếm được. Tôi liền nói lớn: “Phải vậy chứ, cô gái! Hãy nhảy múa đi! Cô đang làm mọi người sửng sốt! Cô còn xứng đáng nhận 30 triệu đô-la cơ! Cô thật tài giỏi và cô xứng đáng có được số tiền ấy”. Thế là tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

 Dù lý do khiến cô ấy mong muốn có món tiền này là gì thì vấn đề vẫn không nằm ở chỗ cô ấy, mà là ở tôi. Cho dù các ý kiến của tôi không hề tạo ra sự khác biệt nào cho tài sản hay hạnh phúc của Halle, nhưng chúng thật sự tạo ra sự khác biệt đối với tài sản và hạnh phúc của tôi. Vì thế, bạn đừng quên rằng các suy nghĩ và quan điểm không tốt mà cũng không xấu, không đúng mà cũng không sai, chỉ cần chúng lên lỏi vào tâm trí bạn thì chắc chắn chúng có thể thâm nhập vào cuộc sống của bạn, làm tăng cường hay suy yếu hạnh phúc và thành công của bạn.

 Vào đúng giây phút tôi cảm nhận thứ năng lượng tiêu cực ấy đang chạy qua cơ thể mình, “cơ quan theo dõi” của tôi lập tức rung chuông báo động, và vì đã được huấn luyện nên tôi lập tức vô hiệu hoá những ý nghĩ tiêu cực trong đầu mình. Bạn không nhất thiết phải là người hoàn hảo mới trở nên giàu có, nhưng bạn cần nhận biết thời điểm khi suy nghĩ của bạn không hỗ trợ cho bản thân và những người khác, sau đó phải nhanh chóng hướng sự tập trung vào các suy nghĩ tích cực hơn. Bạn nghiên cứu cuốn sách này càng nhiều bao nhiêu, thì quá trình đó sẽ diễn ra càng nhanh chóng và dễ dàng bấy nhiêu, và nếu bạn tham gia khoá học về Tư Duy Triệu Phú, bạn sẽ có khả năng làm cho quá trình này diễn ra chớp nhoáng. Tôi thường nhắc đến khoá học Tư Duy Triệu Phú, nhưng tôi sẽ không bị chương trình này mê hoặc nếu tôi không tận mắt chứng kiến những kết quả kỳ diệu mà mọi người đạt được trong cuộc sống của họ.

 Trong cuốn sách nổi tiếng “Nhà Triệu Phú Một Phút” (The One Minute Millionaire), những người bạn tốt của tôi là Mark Vìctor Hansen và Robert Allên đã trích dẫn câu chuyện bất hủ của Russell H. Conwell trong tác phẩm “Cánh đồng kim cương” ( Acres of Diamonds) của ông ra đời cách đây hơn một thế kỷ:

 Tôi cho rằng bạn nên làm giàu và làm giàu phải là nhiệm vụ của bạn. Bao nhiêu đạo hữu đã nói với tôi: “Ông, với tư cách là một mục sư Thiên Chúa giáo, có dành thời gian đi khắp mọi miền đất nước để khuyên mọi người nên làm giàu, nên kiếm tiền không?”. Có, tất nhiên là tôi đã làm như vậy.

 Họ hỏi: “Tại sao ông không thuyết giảng về chân lý trong sách Phúc âm, mà lại nói về việc kiếm tiền của còn người?”. Vì hướng còn người đến việc kiếm tiền một cách chân chính là mục đích của sách Phúc âm. Những người giàu hoàn toàn có thể là những người trung thực nhất mà bạn từng gặp trong xã hội. Vậy mà một người trẻ tuổi vừa ngồi đây tối này lại nói: “Ồ, lúc nào tôi cũng nghe người ta nói rằng nếu một người có nhiều tiền thì chắc chắn anh ta là kẻ dối trá, hèn hạ, ích kỷ và bần tiện”. Bạn ạ, đó chính là lý do khiến bạn không có gì cả, bởi vì bạn luôn giữ trong đầu ý nghĩ tiêu cực về con người. Niềm tin của bạn đã được xây trên một nền tảng sai lầm rồi. Để tôi giải thích rõ hơn. 98 trong số 100 người giàu ở Mỹ là những người trung thực. Vì thế họ mới giàu có. Vì thế họ mới được tin cậy trong vấn đề tiền bạc. Và vì thế họ mới dẫn dắt được những doanh nghiệp lớn và có nhiều người cùng làm việc với họ.

 Một chàng trai trẻ khác thì nói: “Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe có những người kiếm hàng triệu đô-la bất chính”. Vâng, tất nhiên, tôi cũng nghe được những chuyện tương tự, nhưng thật ra việc đó hiếm hoi đến mức báo chí cứ bàn luận mãi về chúng như một vấn đề thời sự nóng hổi, khiến bạn có cảm giác rằng tất cả người giàu có đều làm giàu bằng những cách không trung thực.

 Này bạn, bạn hãy lái xe cùng tôi đến những vùng ngoại ô Philadelphia và làm quen với những người chủ của các ngôi nhà xung quanh thành phố tuyệt vời này – những ngôi nhà tuyệt đẹp trong vườn lúc nào cũng nở đầy hoa. Tôi sẽ giới thiệu bạn với những người có nhân cách tốt đẹp nhất, những người kinh doanh thành công nhất của chúng tôi, những người chủ nhà danh giá, thật thà, thanh khiết, trung thực và biết chi tiêu tiết kiệm. Chúng ta vẫn nhắc nhở mọi người chống lại thói tham lam và sử dụng quá nhiều lần các cụm từ màng nghĩa xấu như “lợi lộc bẩn thỉu” đến nỗi người ta có cảm tưởng rằng những ai có nhiều tiền đều xấu xa cả.

 Tiền bạc được xem như một thứ quyền lực, và bạn nên có nguyện vọng đúng đắn để có nhiều tiền! Bạn nên có tiền, bởi một khi có tiền, bạn có thể làm nhiều việc tốt hơn khi bạn nghèo khó.

 Tiền bạc in ra Kinh thánh, tiền bạc xây nên nhà thờ, tiền bạc gửi cha xứ của bạn đến và tiền bạc thành toán cho các nhà truyền đạo…

 Vì vậy, bạn nên trở thành người giàu có. Nếu bạn có thể làm giàu theo cách lương thiện, thì đó chính là nhiệm vụ thiêng liêng của bạn. Thật sai lầm nếu những còn chiên ngoan đạo này nghĩ rằng bạn phải nghèo rớt mùng tơi mới được xem là người ngoan đạo.

 Trong đoạn văn của Conwell có nhiều điểm đáng chú ý. Điểm thứ nhất đề cập đến khả năng được tin tưởng. Trong tất cả những phẩm chất cần thiết để làm giàu, yếu tố được tin tưởng phải được đặt lên hàng đầu. Liệu bạn có đồng ý hợp tác kinh doanh với một người mà bạn không hề tin tưởng, dù chỉ xét về một phương diện nào đó? Hẳn là không bao giờ!

 Vậy thì để có thể làm giàu, rõ ràng bạn phải được nhiều người tin tưởng, và tất nhiên là để được nhiều người tin tưởng thì bản thân bạn phải là người đáng tin. Còn những điều kiện cần thiết nào nữa để một người làm giàu? Đúng là quy luật nào cũng có ngoại lệ, nhưng nói chúng bạn phải có những tính cách gì mới có thể thành công? Bên cạnh nét cá tính riêng, ở bạn phải hội tụ những đặc điểm này: tích cực, trọng chữ tín, chuyên tâm, quyết đoán, kiên trò, chăm chỉ, mạnh mẽ, thân thiện, hòa đồng, thông minh và tinh tường ít nhất một lĩnh vực nào đó. Yếu tố thú vị tiếp theo trong đoạn văn của Conwell là nhiều người trong chúng ta bị tiêm nhiễm ý nghĩ rằng bạn không thể vừa giàu có vừa trung thực, hoặc vừa giàu có vừa thánh thiện. Tôi cũng từng có suy nghĩ như vậy. Như phần lớn trong chúng ta, tôi được nghe bạn bè, thầy cô, đài báo, ti-vi… nói rằng người giàu là xấu, rằng tất cả họ đều rất tham lam. Đó chính là cách nghĩ dẫn bạn đến kết cục đen tối: trở thành người thất bại. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy những người giàu có nhất mà tôi biết cũng là những người tốt nhất.

 Khi chuyển tới San Diego, tôi sống trong khu giàu có nhất của thành phố. Tôi thích vẻ đẹp của những ngôi nhà ở đây, nhưng tôi cảm thấy có đôi chút bối rối vì không quen biết ai cả và tôi thấy có vẻ như tôi chưa hợp với nơi này lắm. Thế nên tôi quyết định sẽ sống khép kín và không giao dù nhiều với những người giàu có hợm hĩnh kia. Tuy nhiên, lũ trẻ nhà tôi, lúc đó mới lên năm và bảy tuối, lại nhanh chóng kết bạn với những đứa trẻ hàng xóm, và thỉnh thoảng tôi phải ghé qua những tòa dinh thự đó khi đưa chúng đến chơi hoặc đón chúng về. Tôi nhớ lần gõ vào cánh cửa gỗ cao phải đến sáu mét và được chạm khắc tinh xảo. Người mẹ ra mở cửa và với giọng thân thiện, cô nói: “Harv, thật vui được gặp anh, xin mời vào”. Tôi hơi lúng túng khi cô rót trà mời tôi rồi bưng ra một đĩa trái cây. “Họ muốn cái gì đây?”, đầu óc đa nghi của tôi tò mò muốn biết. Rồi chồng cô, lúc đó đang chơi đùa với bọn trẻ trên sân, cũng bước vào. Anh còn tỏ ra thân thiện hơn: “Harv, chúng tôi thật vui khi có anh là hàng xóm. Anh cùng cả nhà phải đến dự bữa tiệc nướng ngoài trời với chúng tôi tối nay nhé. Chúng tôi sẽ giới thiệu anh với mọi người ở đây, và chúng tôi không chấp nhận lời từ chối đâu đấy. À mà anh có chơi golf không? Mai tôi sẽ chơi ở câu lạc bộ, anh đến nhé?”. Lúc đó, tôi bị sốc thật sự. Chuyện gì đã xảy ra với những kẻ nhà giàu hợm hĩnh mà chắc chắn tôi sẽ gặp tối mai? Tôi về nhà và nói với vợ rằng chúng tôi được mời dự tiệc ngoài trời.

 “Ối trời,” - cô ấy kêu lên, - “thế em sẽ mặc gì đây?”. “Không, em không hiểu rồi,” - tôi nói, - “những người đó đáng mến, dễ gần và không kiểu cách gì đâu. Em hãy cứ là chính em thôi”.

 Tối hôm đó, chúng tôi đã được làm quen với những con người thân thiện, dễ thương, nghiêm túc và cởi mở. Cuộc nói chuyện dần dần chuyển sang đề tài hoạt động từ thiện do một vị khách khởi xướng. Hết người này đến người khác, những cuốn chi phiếu được lấy ra. Thật không thể tin nổi, tôi chứng kiến mọi người xếp hàng để đưa tiền cho người phụ nữ đó. Nhưng mỗi chi phiếu đều kèm theo điều kiện: Trách nhiệm phải từ hai phía, và người phụ nữ đó phải sử dụng số tiền đó vào mục đích từ thiện mà những người quyên góp đã chọn. Người bạn đã mời chúng tôi dự tiệc tối hôm đó cũng thường xuyên tham gia những buổi quyên góp từ thiện như thế. Thậm chí, họ còn đề ra mục tiêu trở thành nhà tài trợ chính trong thành phố cho các hoạt động của Quỹ Khám chữa bệnh Trẻ em. Họ không chỉ đóng góp hàng chục nghìn đô-la cho quỹ, mà còn tổ chức các buổi tiệc và quyên góp được hàng trăm nghìn đô-la nữa.

 Rồi chúng tôi gặp một bác sĩ giải phẫu tim mạch. Chúng tôi nhanh chóng trở nên thân thiết với tất cả mọi người trong gia đình anh. Anh là một trong những bác sĩ giải phẫu tĩnh mạch hàng đầu thế giới và đã kiếm được rất nhiều tiền. Mỗi ngày, anh thực hiện bốn đến năm ca mổ và nhận được trung bình từ 5.000 đô-la đến 10.000 đô-la mỗi ca.

 Tôi kể chuyện vị bác sĩ này bởi thứ ba hàng tuần là ngày “nghỉ” của anh ấy, và anh thường giải phẫu cho những ai không đủ tiền để thanh toán cho ca mổ. Trong ngày hôm đó, anh làm việc từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm, cố gắng thực hiện càng nhiều ca phẫu thuật càng tốt, thường là trên mười ca, và tất cả đều miễn phí. Ngoài ra, anh còn lập một tổ chức từ thiện và vận động các bác sĩ khác tham gia những ngày khám chữa bệnh miễn phí cho mọi người trong cộng đồng.

 Không nói bạn cũng đoán ra rằng ý nghĩ của tôi về “những người giàu tham lam và hợm hĩnh” đã hoàn toàn tan biến trong ánh sáng chói lóa của thực tế cuộc sống. Giờ thì tôi biết điều ngược lại mới là sự thật, bởi những người giàu nhất mà tôi biết lại là những người dễ thương và rộng lượng nhất. Tôi không ngụ ý rằng những người không giàu thì không dễ thương và rộng lượng, nhưng tôi có thể khẳng định rằng ý nghĩ “tất cả những người giàu đều xấu xa” thật là ngu dốt.

 Trên thực tế, việc oán ghét người giàu là một trong những cách chắc chắn nhất đẩy bạn đến chỗ bần cùng. Chúng ta là những sinh vật sống theo thói quen, và để vượt qua hay thay đổi bất kỳ thói quen nào, chúng ta đều cần phải luyện tập. Thay vì bực bội với người giàu, tôi khuyên bạn nên tập ngưỡng mộ họ, học cách chúc phúc cho người giàu, và tôi còn muốn bạn học cách yêu quý những người giàu có. Như thế, từ sâu trong tiềm thức bạn biết rằng khi bạn trở nên giàu có, những người khác sẽ ngưỡng mộ bạn, chúc phúc cho bạn và yêu quý bạn, chứ không hề tức giận với bạn như cách bạn đang làm với họ hiện này. Một trong những triết lý sống của tôi bắt nguồn từ những câu châm ngôn uyên bác và thâm thúy của người Huna xưa, những lời răn dạy khôn ngoan của các vị bô lão vùng đảo Hawaii. Câu ngạn ngữ đó như thế này: Hãy chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn có. Nếu bạn thấy một người có căn nhà đẹp, hãy chúc phúc cho người ấy và căn nhà ấy. Nếu bạn thấy một người có chiếc xe đẹp, hãy chúc phúc cho người ấy và chiếc xe ấy. Nếu bạn thấy một người có gia đình ấm êm, hãy chúc phúc cho người ấy và gia đình ấy.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3