Bí mật tư duy triệu phú - Phần 02 - Tư duy triệu phú 16 - 17
TƯ DUY TRIỆU PHÚ SỐ 16
Người giàu hành động bất chấp nỗi sợ hãi. Người nghèo để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
Ở phần đầu cuốn sách này, chúng ta đã thảo luận về “Quá trình Hiển hiện” với công thức: suy nghĩ dẫn tới cảm xúc, cảm xúc chi phối hành động, hành động tạo ra kết quả. Hàng triệu người “suy nghĩ” về việc làm giàu và hàng ngàn người khẳng định, mường tượng và chiêm nghiệm về việc làm giàu. Tôi cũng chiêm nghiệm về điều đó hầu như mỗi ngày, nhưng tôi chưa bao giờ ngồi mường tượng ra cảnh hàng đống tiền rơi xuống quanh tôi. Tôi đoán tôi chỉ là một trong số những người kém may mắn luôn phải làm một cái gì đó thì mới thành công được.
Khẳng định, chiêm nghiệm và hình dung đều là những công cụ tinh thần tuyệt vời, nhưng chúng không bao giờ mang đến cho bạn những đồng tiền thật cả. Trong thế giới thực tại của chúng ta, bạn phải hành động thật sự mới có thể thành công thật sự. Tại sao hành động lại có vai trò quan trọng đến thế?
Chúng ta trở lại một chút với “Quá trình Hiển hiện”. Hãy quan sát suy nghĩ và cảm xúc. Đó là một phần của thế giới bên trong hay bên ngoài? RÕ ràng là thế giới bên trong. Giờ thì hãy quan sát kết quả. Chúng thuộc thế giới bên trong hay bên ngoài? Từ đó suy ra “hành động” là chiếc cầu nối giữa thế giới bên trong và bên ngoài.
TƯ DUY TRIỆU PHÚ SỐ 17
Người giàu luôn học hỏi và phát triển. Người nghèo nghĩ họ đã biết tất cả.
Để bắt đầu những buổi thảo luận của mình, tôi thường giới thiệu cho mọi người cái mà tôi gọi là “ba từ nguy hiểm nhất”. Những từ đó là: “Tôi biết rồi”. Vậy làm sao bạn biết rằng bạn biết một điều gì đó? Đơn giản thôi. Nếu bạn đã trải nghiệm nghĩa là bạn biết. Bằng không, bạn chỉ nghe kể, bạn chỉ đọc hay thậm chí bạn nói về nó, nhưng bạn vẫn không biết gì cả. Nói một cách thẳng thắn, nếu bạn chưa thật sự giàu có và hạnh phúc, hoàn toàn có khả năng là bạn còn nhiều điều phải học về tiền bạc, thành công và cuộc sống. Như tôi đã kể ở phần đầu cuốn sách này, trong những ngày tháng túng quẫn, tôi đã may mắn nhận được lời khuyên từ một triệu phú là bạn của cha tôi, người đã có lòng trắc ẩn đối với cảnh ngộ của tôi. Bạn còn nhớ những gì ông nói với tôi chứ? “Harv, nếu công việc không thành công như cậu mong muốn, có nghĩa là có điều gì đó mà cậu không biết”. Thật may mắn là tôi đã khắc ghi lời nói của ông vào tim và đi lên từ chỗ là người “biết-tất-cả” thành một người “học-tất-cả”. Kể từ thời điểm đó, cuộc sống của tôi đã thay đổi hẳn.
Người nghèo thường cố chứng tỏ với thế giới rằng họ đúng. Họ luôn ra vẻ như là họ đã tính toán hết mọi điều, và chỉ có do xúi quẩy hay một chút vướng mắc tạm thời nào đó nên họ phải khánh kiệt hay rơi vào cảnh long đong. Một trong những phương châm của tôi là: “Bạn có thể đúng, hoặc bạn có thể là người giàu, nhưng bạn không thể là cả hai”. Là người “luôn luôn đúng” có nghĩa là bạn phải bám chặt vào cách suy nghĩ và cách sống cũ của bạn - cách sẽ đưa bạn đến vị trí không mấy tốt đẹp mà bạn đang đứng hiện giờ. Triết lý này cũng có thể áp dụng khi nói đến hạnh phúc, theo kiểu: “Bạn có thể giàu có hoặc hạnh phúc”.
SUY NGHĨ THỊNH VƯỢNG
Khác biệt trong suy nghĩ và hành động của người giàu so với người nghèo và trung lưu
Trong Phần I cuốn sách, chúng ta đã thảo luận về Quá trình Tiến triển. “Quá trình Tiến triển” có thể tóm tắt như sau: tư duy sinh ra cảm xúc, cảm xúc chi phối hành động và hành động tạo ra kết quả. Tất cả đều bắt đầu từ những ý nghĩ được tạo ra trong trí óc chúng ta. Thật kỳ diệu khi trí não ta gần như là yếu tố nền tảng của cuộc sống, vậy mà cho tới bây giờ, đã số chúng ta vẫn hầu như không hề biết bộ máy quan trọng này hoạt động thế nào? Vì thế, chúng ta hãy quan sát xem nó hoạt động ra sao. Nói một cách hình tượng, bộ óc của bạn không gì khác hơn là một chiếc tủ hồ sơ thật lớn, tương tự những chiếc tủ hồ sơ mà bạn thấy ở văn phòng hay trong nhà bạn. Tất cả thông tin bạn nhận đều được ghi nhìn và sắp xếp vào đó sao cho bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và lấy ra khi cần thiết nhằm giúp bạn sống sót. Bạn lưu ý nhé, tôi không nói để phát triển, tôi nói để sống sót.
Bạn luôn phải tìm đến các ngăn lưu trữ thông tin trong trí óc mình trước khi xử lý một tình huống nào đó. Ví dụ bạn đang cân nhắc để xử lý một cơ hội tài chính, bạn sẽ tự động tìm đến tập hồ sơ có ghi nhìn “tiền bạc” rồi mới quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Ở đó chỉ có những suy nghĩ về tiền bạc mà bạn đã lưu trữ. Đó là tất cả những gì bạn có thể nghĩ về tiền bạc, bởi vì tất cả những gì thuộc phạm trù “tiền bạc" tồn tại trong bộ óc bạn cho đến lúc này đều được giữ ở đó.
Bạn sẽ quyết định dựa trên những điều mà bạn tin là hợp lẽ, có thể lý giải được và phù hợp với bạn tới thời điểm đó. Bạn quyết định theo những gì bạn nghĩ là lựa chọn đúng. Tuy nhiên, đôi khi sự “lựa chọn đúng” đó có vẻ như không phải là một lựa chọn thành công. Có khi những gì bạn tưởng chừng là chân giá trị khiến bạn tuyệt đối tin tưởng lại có thể liên tục đem đến những kết quả thảm hại. Giả dụ như khi đi mua sắm tại một khu thương mại lớn, vợ tôi nhìn thấy một chiếc túi xách màu xanh lá cây đang được chào bán với giá giảm 25%. Ngay lập tức, cô ấy tìm tới các ngăn lưu trữ trong đầu mình và hỏi: “Tôi có nên mua chiếc túi này không?”. Chưa đầy một phần ngàn gìây, các ngăn lưu trữ trong đầu cô đáp lại rằng: “Bạn đang tìm một chiếc túi màu xanh lá cây để diện cùng với đôi giày màu xanh vừa mua tuần trước. Mà giá cả cũng vừa phải đấy chứ. Hãy mua đi thôi!”. Khi cô ấy đến quầy tính tiền thì tâm trí của cô không chỉ phấn khích vì cô sắp có chiếc túi xách đẹp, mà còn tự hào rằng cô sẽ mua được nó với giá khuyến mãi tới 25%.
Đối với trí óc cô ấy, việc mua bán này hoàn toàn hợp lý. Cô muốn có nó, cô tin rằng cô cần nó, và đó là cơ hội mua rẻ! Tuy nhiên, không bao giờ trí óc cô ấy lại đưa ra ý nghĩ: “Đúng, đây là cái túi đẹp, và đúng đây là cơ hội tốt, nhưng hiện này tôi đang nợ ba nghìn đô-la, vậy nên tốt hơn là tôi đừng nên mua”.
Cô ấy đã không tìm ra những thông tin này bởi vì không có bộ hồ sơ nào trong đầu cô chứa điều đó. Bộ hồ sơ “Khi bạn đang nợ nần, đừng mua bất cứ cái gì nữa” chưa bao giờ được cài đặt trong đầu cô và nó không tồn tại, có nghĩa là khả năng lựa chọn đó không phải một phương án để cân nhắc.
Bạn có hiểu ý tôi không? Nếu bạn chỉ tìm thấy trong tủ tài liệu của mình những bộ hồ sơ không phục vụ cho thành công tài chính của bạn, thì chúng vẫn là những lựa chọn duy nhất mà bạn có. Chúng sẽ là lựa chọn rất tự nhiên, tự động và hoàn toàn hợp lý đối với bạn. Nhưng rốt cuộc, chúng sẽ vẫn đem lại sự thất bại tài chính hoặc ít nhất là sự hoang phí. Ngược lại, nếu bạn có trong trí óc những hồ sơ củng cố, tăng cường cho thành công tài chính, rất tự nhiên và hoàn toàn tự động, bạn sẽ đưa ra quyết định mang lại thành công. Bạn thậm chí không phải nghĩ về điều đó. Cách nghĩ tự nhiên của bạn sẽ kết trái trong thành công, giống như Donald Trump vậy. Cách nghĩ thông thường của ông ấy sinh ra thịnh vượng.
Khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền bạc, sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn có thể suy nghĩ y hệt như người giàu? Tôi hy vọng bạn sẽ nói “tất nhiên” hoặc điều gì đó tương tự.
Vâng, bạn hoàn toàn có thể! Như chúng ta đã khẳng định ở phần trên, bước đầu tiên trong bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải là sự nhận thức, có nghĩa là bước đầu tiên để suy nghĩ theo cách của người giàu là bạn phải biết người giàu suy nghĩ như thế nào.
Người giàu suy nghĩ rất khác với người nghèo và giới trung lưu. Họ nghĩ khác về tiền bạc, về sự thịnh vượng, về bản thân họ, về người khác, và hầu như đều khác Trong mỗi phương diện của cuộc sống.
Trong Phần II cuốn sách này, chúng ta sẽ cùng xem xét một số sự khác biệt đó; và như một phần của việc tái định hình suy nghĩ của bạn, chúng ta sẽ cài đặt 17 bộ hồ sơ thịnh vượng theo chọn lựa vào trong trí óc bạn. Cùng với những bộ hồ sơ mới là những sự lựa chọn mới. Nhờ đó bạn có thể nhận ra khi nào bạn đang suy nghĩ như người nghèo và như người trung lưu để có ý thức chuyển sang và tập trung suy nghĩ như người giàu.
Hãy nhớ rằng, bạn có thể chọn những cách suy nghĩ giúp bạn có được hạnh phúc và thành công thay cho những cách thức vô dụng.
T. Harv Eker T. HARV EKER -