Thằng Quỷ Nhỏ - Chương 17
Nga đến nhà Quỳnh lần thứ hai gặp lúc Quỳnh vắng
nhà. Lần này, Nga cũng đi với Ngoạn. Nó định ghé Quỳnh mượn cuốn bài tập
vật lý.
Mẹ Quỳnh vẫn ngồi ở chỗ quen thuộc trước cửa nhà, đằng sau thùng thuốc lá. Thấy Nga tới, mắt bà sáng lên:
- Cháu đến chơi hả ? Bữa nay Quỳnh đi vắng. Nhưng cháu cứ vào nhà chơi đi!
Không gặp Quỳnh, Nga dã tính quay về. Nhưng nghe mẹ Quỳnh nói vậy, Nga đành theo Ngoạn vào nhà.
Bên cạnh bàn "làm việc" của Quỳnh đang xúm xít ba, bốn đứa trẻ. Chúng dang hì hục tháo lắp một cái máy gì đó.
Nga hỏi Ngoạn:
- Anh Quỳnh đi đâu, em biết không ?
- Ảnh đi làm.
- Làm gì vậy ?
- Ảnh đi...
Đang nói, Ngoạn bỗng ngừng bặt. Suýt chút nữa, nó đã khai với
Nga chuyện anh Quỳnh đạp xe ba gác. Trong những buổi chiều trong tuần,
anh Quỳnh chỉ ở nhà có hai ngày. Những ngày còn lại, h- ăn cơm trưa xong
là anh chạy qua nhà ông chú để... đi làm. Anh đã dặn Ngoạn, h- chị Nga
có hỏi thì bảo anh đi... đóng sách ở ngoài cửa hiệu. Vậy mà vừa rồi
Ngoạn quên bẵng đi mất. Khi chị Nga thình lình hỏi, Ngoạn suýt buột
miệng để lộ mọi chuyện.
Thấy Ngoạn ngắc ngứ, Nga sốt ruột:
- Làm gì mà em cà lăm vậy ? Hay là em cũng không biết ?
Đột nhiên Nga sực nhớ ra:
- €, chị biết rồi! Ảnh đi đóng sách phải không ?
Đang ú ớ, nghe Nga hỏi vậy, Ngoạn mừng rơn. Nó gật đầu lia và nhìn Nga bằng ánh mắt tinh ranh:
- Đúng rồi! Sao chị biết hay vậy ?
Nga lên giọng:
- Chị là bạn ảnh sao lại không biết!
Thấy điệu bộ hách xì xằng của Nga, Ngoạn cười thầm trong bụng.
Đã mấy lần, Ngoạn tính nói huỵch toẹt công việc của anh Quỳnh ra để chọc
bà chị chơi, nhưng sợ anh Quỳnh rầy, nó đành thôi. Thôi mà trong bụng
cứ tiếc hùi hụi.
Để khỏi bị lôi cuốn bởi cái ý muốn "bật mí" đang thôi thúc trong lòng nó, Ngoạn bỏ lại chỗ mấy đứa bạn.
Trong khi đó, Nga đi thơ thẩn quanh nhà, chờ Quỳnh về, trong
bụng cứ lo ngay ngáy không biết Quỳnh đi "đóng sách" đến bao lâu.
Nga bước đến bên cửa sổ, nhìn ra con lạch sau nhà. Những dây
rau muống xanh mướt đan kín mặt nước. Chúng bò chồng lên nhau như một
bầy rắn nghịch ngợm. Bên kia lạch thuộc về ngoại ô, những mái nhà nằm
thấp thoáng sau những rặng dừa. Đây đó, những đứa trẻ ngồi câu cá ở sát
mép nước. Đứa nào đứa nấy trần trùng trục, da đen nhẻm.
Đứng ngó trông ra cửa sổ một hồi, đâm chán, Nga quay vào. Nó
đến bên bàn học của Quỳnh ở góc nhà, đứng săm soi mấy cuốn tập. Nga có ý
tìm cuốn bài tập vật lý nằm đâu nhưng chẳng thấy. Chắc Quỳnh cho ai
mượn rồi cũng nên! Nga nghĩ thầm và thuận tay nó cầm lên cuốn tập đặt
sát mép bàn và hờ hững lật ra.
Đọc vẩn vơ mấy dòng đầu, Nga bỗng giật mình. Hóa ra đây không
phải là cuốn tập ghi chép bài học. Cuốn tập chép toàn thơ có xen kẽ
những đoạn văn ngắn.
Đọc lướt qua, Nga thấy những bài thơ này quen quen. Toàn thơ
tình. Dưới những bài thơ không đề tên tác giả nhưng Nga nhớ mang máng
đây là thơ Xuân Diệu hay Nguy-n Bính gì đó, Nga đã từng đọc qua rồi. Tự
nhiên, Nga mỉm cười nhủ bụng: hóa ra anh chàng này cũng mơ mộng gớm, thế
mà mình cứ tưởng!
Bỗng Nga không cười được nữa. Mà giật bắn người. Đập vào mắt
Nga là những câu thơ đã được sửa lời. Đúng ra là những chữ "em" trong
bài đều được đổi thành chữ... "Nga". Nga run run đọc:
Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền
Không thể vô tình qua trước cửa
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên ?
Nga hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa
Để tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay, thế cũng vừa.
Bất giác, Nga cảm thấy máu nóng dồn lên mặt. Chẳng dám đọc tiếp, Nga lật qua trang khác. Cũng vậy:
- Tôi đã nói, từ khi vừa gặp gỡ:
"Tôi rất ngoan, tôi không dám mong nhiều
Nga bằng lòng cho tôi được phép yêu
Tôi sung sướng với chút tình vụn ấy"
Những câu thơ vang lên như những lời thì thầm van vỉ khiến Nga
sợ hãi. Nó lật vội một lúc hai ba tờ như muốn chạy trốn tình yêu lặng lẽ
của Quỳnh. Nhưng ở trang nào, Nga cũng bắt gặp tên mình. Và khi đọc
phải đoạn thơ sau đây thì Nga ngượng chín người:
Có một bận Nga ngồi xa tôi quá
Tôi bảo Nga ngồi xích lại gần hơn
Nga xích gần thêm một chút: tôi hờn
Nga ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa.
Tôi sắp giận, Nga mỉm cười, vội vã
Đến kề tôi và mơn trớn: "Nga đây!"
Tôi vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay
Vì tôi nghĩ: thế vẫn còn xa lắm!
Nga không đủ can đảm đọc tiếp nữa. Nga gấp cuốn tập lại và đặt
vào chỗ cũ. Tim đập thình thịch, Nga lấm lét nhìn ra cửa. Nga sợ Quỳnh
về đột ngột. Quỳnh về đột ngột sẽ bắt gặp hành động vụng trộm của Nga,
và nhất là Quỳnh sẽ biết Nga đã đọc thấy những tâm sự thầm kín của
Quỳnh. Lúc ấy, hẳn Nga sẽ xấu hổ không biết để đâu cho hết.
Nhưng ngoài hiên không có ai. Quỳnh chưa về. Mẹ Quỳnh thì ngồi
khuất sau cánh cửa. Nga đặt tay lên ngực để trấn tĩnh, rồi liếc về phía
Ngoạn, kêu:
- Về Ngoạn ơi! Chiều rồi!
Ngoạn quay lại, cụt hứng:
- Chiều đâu mà chiều! Giờ này khoảng ba giờ là cùng!
- Ba giờ mà chưa chiều ? Chị còn phải về lau nhà.
- Vậy chị về trước đi! Lát em về sau.
Thấy Ngoạn ù lì, Nga tính bước lại cốc cho nó một cái. Nhưng sợ
giằng co với Ngoạn, rủi Quỳnh về tới. Nga hết đường tránh nên nó tặc
lưỡi bước ra khỏi nhà.
Khi Nga chào về, mẹ Quỳnh tỏ ra vồn vã:
- Ừ, cháu về. Khi nào thằng Quỳnh về, bác sẽ nói lại.
Rồi bà dặn vói theo:
- Mai mốt rảnh ghé chơi nghen cháu!
Nga dạ nhỏ và vội vã rảo bước. Nó đi nhanh như chạy. Nga muốn
đi thật xa căn nhà của Quỳnh nơi nó tình cờ phát hiện ra những tâm tư u
uẩn của anh.
Trước đây, Nga không bao giờ nghĩ là Quỳnh yêu mình. Nga chỉ
ngỡ Quỳnh chỉ mến Nga như Nga mến Quỳnh vậy thôi. Bao giờ Nga cũng coi
Quỳnh là bạn. Vậy mà Quỳnh lại... kỳ cục quá chừng! Hóa ra những cuốn
sách anh tặng, những băng nhạc anh đưa đều chứa đựng một tình cảm lặng
thầm. Trong khi đó, mình như một con ngốc, Quỳnh đưa gì, mình lấy tất,
khờ ơi là khờ! Khuôn mặt của Quỳnh bỗng dưng hiện lên trong trí Nga, một
khuôn mặt thô kệch và xấu xí. Thời gian gần đây, Nga đã quen dần với
diện mạo quái dị của Quỳnh. Nga chẳng thấy nó đáng sợ như ngày đầu gặp
mặt nữa. Đối với Nga, những đường nét thô kệch đó dần dần trở nên bình
thường, thậm chí có đôi khi tỏ ra đáng mến.
Nhưng bây giờ, mọi sự lại khác hẳn. Từ khi phát hiện Quỳnh đang
âm thầm yêu mình, Nga cảm thấy lo âu và sợ hãi. Vẻ quen thuộc trên
gương mặt Quỳnh biến mất. Nga chớp mắt, và trong đầu nó, cái mũi của
Quỳnh to dần lên, vừa to vừa đỏ, và hai vành tai không ngừng phe phẩy
như cánh bướm. Bất giác, Nga nhớ đến lời chòng ghẹo của Luận "Đũa mốc mà
vọc mâm son, hai tai chàng vẫy như con bướm vàng". Và Nga khẽ rùng
mình. Nga lắc đầu cố xua đuổi cái câu vè độc địa kia ra khỏi óc nhưng nó
cứ nhởn nhơ bay lượn trong đầu Nga, vừa bay nó vừa kêu vù vù như một
con ong đất.
Nga cứ ngỡ ngàng về chuyện Quỳnh yêu mình. Với Khải, điều đó rõ
ràng hơn. Vì vậy, Nga d- đối phó hơn. Nga biết mình phải làm gì. Với
Quỳnh, Nga lúng túng hơn nhiều.
Trước đây, càng ghét Khải bao nhiêu, Nga càng "xích lại" gần
Quỳnh bấy nhiêu. Trước sự tấn công ồ ạt của Khải, Nga tìm thấy ở Quỳnh
một tình bạn lặng lẽ nhưng chân thành. - bên Quỳnh, Nga thấy lòng mình
thanh thản và ấm áp. Nhưng bây giờ, sự thanh thản đó đã không còn nữa.
Hóa ra, Quỳnh cũng yêu mình. Chỉ khác là Quỳnh không nói ra. Anh biểu lộ
tình cảm bằng những sự chăm sóc ân cần và kín đáo.
Nhưng Quỳnh làm tất cả những điều đó để làm gì ? Thật buồn
cười. Nếu phải chọn một trong hai, lẽ nào mình lại chọn Quỳnh ? Chỉ chơi
với Quỳnh với tư cách bạn bè thôi cũng đã bị chế gi-u tối mày tối mặt
rồi. Huống hồ chi...
Mải nghĩ ngợi lan man, Nga về đến nhà lúc nào không hay. Nga
bước vào phòng khách và lại bắt gặp hình ảnh quen thuộc: chị Ngàn đang
ngồi trò chuyện với Khải.
Vừa thấy Nga xuất hiện, Khải gật đầu chào và mỉm cười hỏi:
- Nga đi đâu về đó ?
- Đi chơi.
Nga vừa đáp vừa cười với Khải, một nụ cười tươi thật tươi. Thái
độ khác thường đó khiến Khải ngồi chết sững. Anh như không tin vào mắt
mình. Và khi đã tin rồi thì trống ngực Khải lập tức vang lên từng hồi
rộn rã.
Còn Nga, sau khi cười với Khải, Nga đi thẳng xuống bếp, vẻ giận
dỗi. Nga chẳng giận Khải hay giận chị Ngàn. Nga chỉ giận mình. Nga giận
nụ cười tươi rói của mình khi nãy. Không hiểu sao, Nga cảm thấy khó
chịu về sự thay đổi thái độ của mình đối với Khải. Nó kỳ cục làm sao ấy!