Tội ác và sự trừng phạt - Chương 37
Khi chàng bước vào nhà Sonya, trời
đã hắt đầu xẩm tôi. Suốt ngày hôm ấy. Sonya bồn chồn lo lắng khác
thướng. Nàng với Dunia cùng chờ đợi. Dunia đến nàng từ sáng sớm, vì nhớ
rằng hôm nay, Xvidrigailov có nói là Sonya "biết chuyện ấy". Chúng tôi
sẽ không kể lại tỷ mỉ việc hai người con gái đã nói chuyện, than khóc
với nhau ra sao, họ đã hiểu nhau đến thế nào.
Qua cuộc gặp gỡ ấy, Dunia ít nhất cũng được một niềm an ủi là anh nàng
sẽ không cô đơn: chàng đã đến tự thú với Sonya trước tiên: chàng đã đến
tìm ở nàng một con người khi chàng thấy cần một con người; cũng chính
nàng sẽ đi theo chàng đến nơi số phận đã định. Dunia cũng không hỏi nữa,
song nàng biết là sẽ như thế. Thậm chí nàng còn nhìn Sonya một cách
sùng kính và lúc đầu đã suýt làm cho Sonya bối rối vì lòng sùng kính ấy.
Thậm chí Sonya còn suýt khóc oà lên nữa: nàng nghĩ khác hẳn, nàng còn tự
cho mình không xứng đáng được nhìn Dunia nữa là khác. Hình ảnh tuyệt
vời của Dunia chào nàng một cách ân cần và tôn kính hôm họ gặp nhau lần
đầu ở nhà Raxkonikov, từ đấy đã vĩnh viên khắc sâu vào lòng nàng như một
trong những hình ảnh đẹp đẽ và cao cả nhất đã xuất hiện trong đời nàng.
Cuối cùng Dunia sốt ruột quá không chịu được nữa; nàng từ giã Sonya để
đến nhà anh và ngồi đợi chàng ở đấy; nàng cứ có cảm giác rằng chàng sẽ
về đây trước tiên. Ngồi lại một mình, Sonya lập tức quay ra lo sợ cuống
cuồng lên. Nàng nghĩ có lẽ chàng tự tử thật cũng nên. Chính Dunia cũng
sợ như thế. Nhưng suốt ngày cả hai đều ra sức tìm đủ các lý lẽ để làm
cho nhau tin là việc ấy không thể xảy ra được, và họ thấy yên tâm hơn,
khi đang ngồi cạnh nhau. Nhưng vừa chia tay nhau một cái, là cả hai lại
chỉ nghĩ đến mỗi một việc ấy nữa mà thôi. Sonya nhớ rằng hôm qua
Xvidrigailov có nói với nàng là Raxkonikov chỉ có hai con đưòng: đi
Vladimirka hay là… Hơn nữa nàng lại biết rõ tính sĩ diện, ngang ngược,
tự ái và óc vô thần của chàng. "Chả nhẽ chỉ có sự nhát gan, tâm lý sợ
chết là có thể buộc chàng sống" - Cuối cùng nàng thầm nghĩ trong cơn
tuyệt vọng. Trong khi đó, mặt trời đã lặn. Nàng buồn rầu đứng trưtớc cửa
sổ nhìn đăm đăm phía trước mặt, nhưng qua khung cửa sổ chỉ thấy bức
tường lớn không quét vôi của toà nhà bên cạnh. Cuối cùng, khi nàng đã
dần dần đi đến chỗ tin chắc rằng người khốn nạn đã chết thì Raxkonikov
bước vào phòng nàng.
Một tiếng reo mừng buột ra khỏi lồng ngực nàng. Nhưng nhìn kỳ vẻ mặt chàng, nàng bỗng tái mặt đi.
- Đúng rồi ấy? - Raxkonikov cười nhạt nói - Tôi đến lấy mấy cái thánh
giá của em đây, Sonya ạ. Chính em đã bảo tôi ra ngã tư đưòng: bây giờ đã
đến lúc thực hiện, em lại đâm ra sợ sệt hay sao!
Sonya kinh ngạc nhìn chàng. Nàng thấy cái giọng ấy những lời ấy đều là
giả tạo. Vả lại trong khi nói với nàng, chàng cùng nhìn đâu vào góc nhà
tưởng như tránh nhìn thẳng vào mặt nàng.
- Sonya ạ, tôi đã suy nghĩ hiểu ra rằng như thế có lẽ lợi hơn. Trong
trường hợp nầy có điều… Thôi, nói ra thì dài lắm, mà cũng chẳng cần nói
làm gì! Nhưng em có biết cái gì làm cho tôi bực mình không? Tôi bực mình
là vì cả cái lũ đần độn, nửa người nửa ngợm ấy sẽ xúm lấy tôi, sẽ nhìn
xỉa xói vào tôi, sẽ hỏi tôi những câu ngu xuẩn mà tôi buộc phải trả lời,
sẽ chỉ trỏ tôi… Xì! Sonya ạ, tôi sẽ không đến Porfiri đâu, tôi chán hắn
lắm rồi. Tôi sẽ đến ông bạn "Thuốc Súng" của tôi thì hơn, tôi sẽ làm
cho ông ta ngạc nhiên một mẻ, tôi sẽ gây được một ấn tượng đặc biệt.
Nhưng lẽ ra phải điềm tĩnh hơn: dạo nầy tôi để phát bẳn quá. Em có tin
được không; vừa rồi tôi suýt giơ quả đấm ra hăm doạ em gái chỉ vì nó
ngoảnh lại nhìn tôi lần cuối cùng đấy. Thật là một tâm trạng thú vật.
Chà, sao tôi lại đến nông nỗi nầy! Đâu, thánh giá đâu?
Chàng dường như không tự chủ được nữa. Thậm chí chàng cũng không thể
đứng yên tại chỗ lấy một phút, không sao tập trung chú ý vào một vật gì;
ý nghĩ của chàng cứ nháy từ chuyện nầy sang chuyện khác, chàng nói lảm
nhảm chẳng đâu vào với đâu; tay chàng run run.
Sonya lặng lẽ lấy trong ngăn kéo ra hai chiếc thánh giá, một chiếc bằng
gỗ huyền bá, một chiếc bằng đồng, làm dấu thánh cho mình, rồi cho
Raxkonikov và đeo chiếc thánh giá bằng gỗ huyền bá lên ngực chàng.
- Thế ra đây là một cử chỉ tượng trưng: có nghĩa là tôi vác lấy cây thập
tự(l), hê, hê! Cứ như thế là trước nay tôi đau khổ còn ít quá! Bằng gỗ
huyền bá tức là của hạng bình dân; cái bằng đồng là của Lizaveta thì em
giữ, cho tôi xem tí? Thế lúc ấy… bà ta đeo cái nầy à? Tôi cũng có biết
hai chiếc thánh giá giống như thế. Một chiếc bằng bạc, một chiếc có đính
tượng. Hôm ấy tôi ném cả hai lên ngực mụ già. Lẽ ra bây giờ tôi đeo hai
chiếc ấy thì phải hơn, thật đấy, nhưng tôi cứ nói nhảm mãi, quên cả
công việc; tôi đãng trí thế nào ấy! Sonya ạ, tôi đến là để báo trước cho
em biết… Ấy chỉ có thế… Tôi đến đây chỉ vì thế (Hừm, thế nhưng trước
đây tôi cứ tưởng là sẽ nói nhiều hơn). Mà chính em cũng muốn tôi đi, thế
thì tôi sẽ vào tù, và em sẽ toại nguyện; kìa sao em lại khóc? Em cũng
thế à? Thôi, đừng khóc nữa; ôi, tôi thật khổ với những chuyện nầy!
Tuy vậy, cũng có một cảm xúc nảy sinh trong lòng chàng; chàng nhìn nàng,
lòng se lại: "Người nầy, người con gái nầy thì sao? - Chàng thầm nghĩ, -
đối với nàng ta có nghĩa lý gì? Sao nàng lại khóc, sao nàng lại sửa
soạn cho ta như mẹ và em ta thế. Nàng sẽ làm bảo mẫu cho ta!".
- Anh làm dấu mà cầu nguyện đi, một lần thôi cũng được, - Sonya cầu khẩn, giọng rụt rè, run rẩy.
- Ô tuỳ ý em, bao nhiêu lần cũng được! Tôi rất sẵn lòng, Sonya ạ, rất sẵn lòng.
Thật ra chàng muốn nói một cái gì khác.
Chàng làm dấu thánh mấy lần. Sonya với lấy chiếc khăn, trùm lên đầu. Đó
là một chiếc khăn trùm bằng da mịn, có lẽ chính chiếc khăn mà dạo trưđc
Marmelazov có nói là "khăn chung của gia đình", Raxkonikov thoáng nghĩ
như vậy, nhưng chàng không hỏi: Quả nhiên, chính chàng cũng bắt đầu cảm
thấy mình đãng trí lạ lùng và tự dưng lo âu một cách vô lý. Điều đó
khiến chàng hoảng sợ. Chàng cũng chợt thấy sợ hãi khi thấy Sonya muốn
cùng đi với chàng.
- Kìa? Em đi đâu! Ở nhà, ở nhà! Tôi đi một mình - Chàng quát lên, bực
dọc và sợ sệt rồi đi ra cửa, vẻ hầu như hằn học. - Việc gì phải đi cả
một đoàn tiền hô hậu ủng như thế - Chàng lẩm bẩm trong khi bước ra
ngoài.
Sonya đứng lại một mình ở giữa căn phòng. Chàng cũng không từ biệt nàng
nữa, chàng đã quên khuấy nàng đi rồi; một mối ngờ vực sâu cay, đầy ý
phán kháng đang sôi sục trong lòng chàng:
"Nhưng tất cả những việc nầy có phải hay không, có đúng hay không? -
Chàng lại nghĩ trong khi bước xuống cầu thang, - phải chăng không còn có
thể dừng lại sửa chữa lại tất cả… và đừng đi nữa?"
Nhưng chàng vẫn cứ đi. Chàng bỗng cảm thấy một cách dứt khoát rằng không
việc gì phải đặt ra cho mình những câu hỏi nữa. Bước ra phố, chàng sực
nhớ là chưa từ biệt Sonya, là nàng đã đứng lại ở giữa phòng, choàng
chiếc khãn dài xanh, nghe chàng quát không dám nhúc nhích; chàng dừng
lại một thoáng. Ngay lúc ấy chợt có một ý nghĩ soi vào tâm trí chàng
sáng rực, như thế vẫn đợi đến lúc nầy để đánh chàng quỵ hẳn.
"Tại sao vừa rồi ta lại đến nàng, đến để làm gì? Tuyệt nhiên không có
việc gì hết! Để cho biết là ta đã chịu đi chăng? Có cần thiết gì đâu!
Hay là ta yêu nàng? Làm gì có, yêu đương gì? Vừa rồi ta xua đuổi nàng
như đuổi một con chó đây thôi. Hay là ta cần đến chiếc thánh giá của
nàng thật? Ôi, ta suy đốn nhiều quá! Không, chính là ta cần đến nước mắt
của nàng, ta cần trông thấy vẻ hoảng hốt của nàng, xem tâm hồn nàng,
quằn quại đau đớn. Ta phải bấu víu lấy một cái gì trì hoãn lại, nhìn một
con người? Thế mà ta còn dám hy vọng vào mình như vậy: mơ ước về bản
thân như vậy, ta, một thằng ăn mày, một kẻ ti tiện, một thằng tồi, một
thằng hèn".
Chàng đi đọc bờ kênh. Từ đây đến đây không còn xa nữa. Nhưng đến đâu
cầu, chàng dừng lại một lát và bỗng rẽ lên cầu, đi về phía chợ hàng Rơm.
Chàng háo hức nhìn hai bên, chăm chú nhìn kỹ từng vật một mà không sao
tập trung được sức chú ý vào một vật gì, tất cả đều lướt qua rất nhanh.
"Đấy, chỉ một tuần nữa, một tháng nữa họ sẽ đưa ta lên những cỗ xe tù
chở qua cầu nầy đi đâu không rõ, lúc ấy ta sẽ nhìn xuống dòng kênh nầy
ra sao, có lẽ ta sẽ nhớ lại chăng? - Chàng thoáng nghĩ. - Đây, cái bến
nầy, đến lúc ấy ta cũng sẽ đọc chính những chẽ kia chăng? Trên biển đề
Tavarissextvo, ấy phải nhớ lấy cái chữ a kia, và một tháng sau sẽ nhìn
đúng vào chữ a ấy: thế đến lúc ấy ta sẽ nhìn như thế nào? Lúc ấy ta sẽ
nghĩ gì sẽ cảm xúc ra sao? Trời ơi, tất cả những thứ đó, những mối… lo
âu của ta hiện nay chắc phải ti tiện lắm! Tất nhiên những chuyện đó chắc
cũng phải có một cái thú… riêng… (ha - ha - ha! ta nghĩ những chuyện gì
thế nầy!) ta đang trở thành một thằng con nít, ta đang tự huênh hoang
với mình; ta có gì mà phải tự xấu hổ với mình nhỉ? Chà, chen lấn ghê
thật! Kìa, chắc cái lão người Đức béo phục phịch kia vừa xô mình: hắn có
biết hắn vừa xô ai không nhỉ? Mụ đàn bà nhà quê kia bế con đi ăn mày,
kể cũng lạ thật: mụ ấy tưởng ta sung sướng hơn mụ ấy. À, ta cho mụ vài
xu cũng hay. Ở trong túi còn đồng xu năm, ở đâu ra thế không biết? "Đây
nầy, đây nầy cầm lấy, bà mẹ!"
- Lạy chúa phù hộ cậu! - Người ăn mày nói, giọng nghe như khóc.
Chàng bước thới khu chợ Hàng Rơm. chàng thật khó chịu, rất khó chịu khi
phải len vào giữa đám đông, thế nhưng chàng vẫn nhằm đúng vào chỗ có
đông người nhất mà tiến. Chàng sẵn sàng hiến dâng tất cả mọi sự trên đời
để được đứng lại một mình; nhưng chàng cùng cảm thấy mình không một
phút nào có thể đứng lại một mình cả. Trong đám đông có một gã say rượu
đang dớ trò: hắn cứ muốn nháy múa, nhưng lại cứ ngã chúi sang một bên.
Một tốp người xúm lại quanh hắn.
Raxkonikov len qua đám đông, đứng nhìn gã say rượu mấy phút rồi bỗng
cười phá lên từng đợt ngắn và đứt quãng. Chỉ một phút sau chàng đã quên
bẵng gãà say rượu, thậm chí không trông thấy hắn nữa; tuy vẫn nhìn vào
hắn. Cuối cùng chàng bỏ đi, cũng không nhớ là mình đang ở đâu nữa; nhưng
đi đến giữa khu chợ, trong người chàng bỗng xao động lên, một cảm giác
rất mạnh lập tức tràn vào người chàng, khống chế chàng cả thể xác lẫn
tinh thần.
Chàng chợt nhớ đến những lời của Sonya: "Anh hãy ra ngã tư đường, cúi
mình trước dân chúng, quỳ xuống hôn mặt đất, vì anh đã có tội với trời
đất, và hãy nói to lên với mọi người: "Tôi là kẻ sát nhân!". Chàng run
bắn cả người lên khi nghĩ đến đấy. Nỗi lo âu và sầu muộn không có lối
thoát của chàng trong suốt thời gian gần đây nhưng nhất là trong mấy
tiếng đồng hồ gần đây đã làm cho chàng ngột ngạt đến nỗi chàng háo hức
vồ lấy cái khả năng có được một cảm giác thuần tuý mới mẻ, trọn vẹn nầy.
Cảm giác đó bỗng đến với chàng như một cơn bệnh: nó cháy bùng lên trong
lòng chàng như một tia lửa rồi bỗ g bao trùm lấy chàng như một đám
cháy. Trong khoảnh khắc chàng thấy cả tâm hồn dịu hẳn lại. Chàng ứa nước
mắt. Chàng đang đứng thế nào thì cứ thế mà gục xuống đất…
Chàng quỳ ở giữa khu chợ, cúi mình xuống sát đất và hôn mặt đất bẩn thỉu
ấy một cách khoái lạc, lòng tràn đầy hạnh phúc. Chàng đứng dậy, rồi cúi
xuống một lần nữa.
- Chà thằng cha say khướt rồi - một gã trẻ tuổi đứng bên cạnh nói.
Có tiếng cười phá lên.
- Ấy là người ta sắp đi Jerusalem đấy, anh em ạ, người ta đang từ biệt
con cái, từ biệt tổ quốc, từ biệt mọi người đây, người ta hôn mảnh đất
của đô thành Saint- Petersburg, - một người tiểu thương hơi ngà ngà say
đứng trong đám đông nói thêm.
- Anh chàng hãy còn trẻ - một người thứ ba đệm vào.
- Con nhà quý phái! - Có ai nhận xét, giọng đạo mạo.
- Thời buổi bây giờ thì cũng chẳng biết thế nào là quý phái, thế nào là không.
Tất cả những lời bàn tán ấy giữ Raxkonikov lại, và mấy chữ: "Tôi đã giết
người", có lẽ đang chực thốt ra, đã ngưng dọng lại trong miệng chàng.
Tuy vậy, chàng cũng điềm tĩnh chịu đựng những tiếng quát tháo, và, không
nhìn sang hai bên, chàng bước thắng qua ngõ hẻm đi về phía sở cảnh sát.
Dọc đường có một hình ảnh thoáng qua mắt chàng, nhưng chàng không lấy
làm lạ, chàng đã tiên cảm rằng tất phải thế. Hồi nãy trên khu Chợ hàng
Rơm, khi quay sang trái cúi mình sát đất lần thứ hai, chàng chợt trông
thấy Sonya. Nàng đứng nấp sau một cái nhà lớn bằng gỗ cho chàng khỏi
trông thấy: thế nghĩa là nàng đã đi theo chàng trong suốt đoạn đường khổ
nhục ấy! Giây phút ấy chàng đã cảm thấy và hiểu thấm thía rằng từ nay
Sonya sẽ vĩnh viễn ở bên cạnh chàng và sẽ theo chàng dù có phải đi đến
nơi cùng trời cuối đất, dù số phận có xua chàng đi đâu chăng nữa. Lòng
chàng như đảo ngược hẳn lại, nhưng… đây chàng đã đi đến nơi oan nghiệt…
chàng vào sân một cách khá mạnh dạn. Phải lên đến tầng thứ ba. "Bây giờ
ta vẫn chỉ mới lên thang gác mà thôi" - Chàng thầm nghĩ. Nói chung chàng
cứ có cảm giác là từ đây đến cái phút oan nghiệt ấy hãy còn xa, hãy còn
nhiều thì giờ lắm, còn có thể nghĩ lại rất nhiều điều.
Lại những mở rác rưới, những đống vỏ khoai trên cái cầu thang xoáy trôn
ốc, lại những cảnh cửa phòng mở toang, lại những gian nhà bếp toả ra
những luồng khói và những mùi hôi hám. Từ dạo nọ, Raxkonikov chưa lần
nào trở lại đây. Chân chàng cứ tê dại, khuỵu xuống, nhưng vẫn bước đị.
Chàng dừng lại một lát để thở lại cho đều, để trấn tĩnh lại, để khi vào
cho ra vẻ một con người. "Nhưng để làm gì? Tại sao? - Chàng chợt hiểu rõ
ý nghĩa của hành động vừa rồi. - Nếu đã cần uống cạn chén thuốc đắng
ấy, thì còn thiếu gì nữa? Càng đắng càng hay. - Trong giây lát đó hình
ảnh Ilya Petrovich "Thuốc Súng" vụt thoáng qua trí tưởng tượng của chàng
- Có thật ta đến gặp hắn không? Không thể gặp ai khác sao? Không thể
gặp Nikodim Phomits được sao? Hay là trở lại đến nhà riêng viên quận
trưởng, ít nhất cũng có không khí gia đình? Không! Hãy lên gặp Thuốc
Súng, phải đến gặp gặp Thuốc Súng. Đã uống thì phải uống cạn một hơi!".
Người lạnh toát, hầu như mê man: chàng mở cánh cửa vào sở cảnh sát. Lần
nầy trong sở rất ít người i, chỉ thấy một người gác cổng với một người
thường dân nào đứng đấy. Người canh cửa ngồi sau tấm vách cũng không
buồn nhìn ra nữa. Raxkonikov bước sang phòng bên. "Có lẽ bây giờ không
nói ra cùng còn kịp" - chàng thoáng nghĩ. Trong phòng nầy có một viên
thư lại mặc thường phục đang sắp sửa viết cái gì trên bàn giấy. Trong
góc có một viên thư lại khác đang soạn chỗ ngồi. Không thấy Zamiotov
đâu. Nikodim Phomits dĩ nhiên cũng không có ở đây.
- Không có ai cả à? - Raxkonikov hỏi viên thư lại ngồi ở bàn giấy.
- Thế ông cần hỏi ai?
- À - à - à? Tiếng thì chẳng nghe, người thì chẳng thấy nhưng cái tinh
thần Nga - la - tư… trong câu chuyện cổ tích ấy nói thế nào nhỉ, tôi
quên mất! X - Xin k - kính ch - Chào - ào ngà - ài - một giọng nói quen
thuộc bỗng reo to lên.
Raxkonikov run lên. Trước mắt chàng là viên trung uý Thuốc Súng; hắn vừa
ở phòng thứ ba đột ngột bước ra. "Đây chính là số mệnh, - Raxkonikov
nghĩ thầm - Tại sao hắn lại ở đây?".
- Ông đến tìm chúng tôi à? Có việc gì thế - Ilya Petrovich kêu lên.
(Hình như hắn đang vui và thậm chí có phần cao hứng nữa). - Nếu ông đến
giải quyết công việc thì hơi sớm quá. Tôi đến đây cũng chỉ tình cờ…
Nhưng nếu tôi có thể giúp được gì? Tôi xin thú thực với ông… Ông gì nhỉ?
Xin lỗi…
- Raxkonikov.
- Thì đã đành là Raxkonikov!(2) Chả nhẽ ông lại có thể tưởng là tôi
quên! Xin ông đừng cho tôi là người như thế, ông… Rodion Romanovich Ro…
Ro… Rodonovich thì phải.
- Rodion Romanovich.
- Phải, phải - phải! Rodion Romanovich, Rodion Romanovich? Tôi muốn nhớ
nhớ lại là lại cái tên ấy kia. Tôi đã có nhiều lần hỏi thăm ông. Tôi xin
thú thật rằng từ dạo ấy tôi thành thật lấy làm phiền lòng rằng hôm ấy
chúng ta đã, về sau người ta nói rõ tôi mới được biết rằng ông là một
nhà văn trẻ, hơn nữa lại là một nhà bác học… và, có thể nói là đang trên
những bước đầu. Ồ lạy Chúa! Các nhà văn, nhà bác học thì vị nào mà lúc
đầu chẳng bước những bước độc đáo! Tôi và nhà tôi đều coi trọng văn học,
riêng nhà tôi thì lại yêu say mê! Văn học và nghệ thuật! Trừ dòng dõi
ra không kể, còn thì mọi thứ đều có thể đạt được bằng tài năng, tri
thức, trí tuệ, thiên tài! Như cái mũ chẳng hạn, mũ là cái gì? Mũ là một
cái bánh rán, tôi mua nó ở hiệu Zimmermann; nhưng cái được che đậy và
bảo toàn bên dưới cái ũu thì không thể nào mua được! Xin thú thật là tôi
cũng đã muốn đến phân trần với ông, nhưng lại nghĩ bụng, có lẽ ông…
Nhưng thôi, xin hỏi ông lên đây có việc gì cần không? Nghe nói ông có
người nhà mới lên thăm, phải không?
- Phải, mẹ và em tôi.
- Tôi đã có cái hân hạnh và may mắn được gặp em gái ông, thật là một
thiếu nữ có học thức đẹp tuyệt trần. Xin thú thật là tôi rất làm tiếc
rằng dạo ấy chúng ta đã nổi nóng lê như vậy! Còn như nhân khi ông bị
ngất tôi có nảy ra ý ghi ngờ, thì về sau những việc ấy đã được giải
thích một cách hết sức thần tình! Thật là dị đoan, cuồng tín! Tôi hiểu
nỗi căm phẫn của ông lắm. Có lẽ, nhân việc gia đình ông mới lên, ông
định dọn nhà mới chăng?
- Không, tôi chỉ… Tôi định ghé vào hỏi… tôi tưởng sẽ gặp ông Zamiotov ở đây.
- À phải! Chà là hai ông đã kết bạn mà, tôi có nghe nói. Ấy, Zamiotov
hiện không có ở đây, không đến nữa. Phải, chúng tôi đã đành tâm chịu
thiếu Alekxandr Grigorievich! Từ hôm qua ông ta không còn đến đây nữa;
ông ta đã đổi đi nơi khác… và khi thuyên chuyển, ông ta còn to tiếng với
mọi người… to tiếng một cách vô lễ nữa là khác… Một đứa trẻ nông nổi:
không hơn không kém; ông ta cũng có vẻ có triển vọng, nhưng cứ thử tin
vào cái lớp thanh niên "ưu tú" của chúng ta mà xem! Ông ta muốn dự một
kỳ thi gì đấy thì phải, nhưng với chúng tôi thì chỉ cần nói chuyện gẫu
và huênh hoang đôi chút, thế là đã thi xong rồi đấy. Vì đây không phải
như trường hợp ông hay ông Razumikhin bạn ông chẳng hạn! Sự nghiệp của
các ông thuộc lĩnh vực khoa học, và thất bại không thể làm các ông nản
chí được. Đối với ông tất cả những cái hào nhoáng của cuộc sống có thể
nói là chẳng là cái gì hết cả. Ông là một nhà tu; một nhà khổ hạnh, một
ẩn sĩ, ông chỉ cấn một quyển sách, một cây bút dắt trên vành tai, những
công trình nghiên cứu khoa học - linh hôn ông phiêu diêu ở những nơi ấy
đấy! Chính tôi đây cũng phần nào… Ông đã đọc bút ký của Livingston (3)
chưa nhỉ?
- Chưa.
- Còn tôi thì đọc rồi. Vả chăng bây giờ lắm người theo chủ nghĩa hư vô
lắm: cũng dễ hiểu thôi; thời đại ta là thời dại gì, xin hỏi ông. Nhưng
dù sao, tôi cũng nói với ông… chắc hẳn ông không phải là một người hư vô
chù nghĩa? Ông trả lời thành thật đi!
- Không…
- Không, ông ạ. Ông cứ nói thật với tôi đi, đừng ngại gì cả, như nói với
chính mình ấy. Công vụ là một đằng, mà… Ông tưởng tôi muốn nói: mà tình
bạn là một đằng khác (4) chứ gì? Không, ông đoán sai rồi! Không phải là
tình bạn, mà là tình của một công dân và một con người, tình yêu nhân
loại và tình yêu đối với Đấng Tối cao. Tôi cũng biết làm một nhà chức
trách, một người làm công vụ, nhưng bao giờ tôi cũng có bổn phận cảm
thấy mình là một công dân và là một con người, và chịu trách nhiệm về
việc đó. Vừa rồi ông nhã ý nói đến Zamiotov, Zamiotov thì sẽ lam một
chuyện gì bậy bạ theo kiểu Pháp trong một nhà chứa, bên côc sâm banh hay
cốc rượu sông Đông, đấy Zamiotov của ông là thế đấy! Còn tôi thì có thể
nói là đã mòn mỏi đi vì lòng tận tuỵ và vì những cảm xúc cao cả, hơn
nữa tôi lại có một chức vụ, một địa vị! Tôi có gia đình, có con cái. Tôi
làm tròn nhiệm vụ của một công dân và một con người, còn Zamiotov là
ai, tôi xin hỏi ông như vậy? Tôi đối xử với ông như với một người đã
được học vấn nâng cao phẩm giá lên. Đấy, ngoài ra bây giờ lại sinh ra vô
khối những hạng "cô đỡ" ấy (5).
Raxkonikov bỡ ngỡ giương cao lông mày lên. Lời lẽ của Ilya Petrovich,
hẳn là vừa ở bàn ăn đứng dậy, tuôn ra từng tràng trước mặt chàng, phần
lớn nghe như những âm thanh vô nghĩa. Nhưng dù sao chàng cùng hiểu được
ít nhiều; chàng băn khoăn nhìn hắn và không biết sự việc sẽ kết thúc ra
sao.
- Là tôi muốn nói đến những cô gái cắt tóc ngắn ấy - Ilya Petrovich vẫn
nói huyên thuyên, - Chính tôi đây đã đặt cho họ cái biết hiệu "cô đỡ" và
thấy đó là một biết hiệu hoàn toàn thích đáng. Hê - hê! Họ chui vào học
viện, học giải phẫu; nhưng ông bảo nếu tôi lăn ra ốm, liệu tôi có mời
một cô con gái đến chữa cho tôi không? Hê - hê!
Ilya Petrovich cười lớn, rất hài lòng với những câu dí dỏm của mình.
- Cứ cho đó là do lòng khát khao học vấn, một lòng khát khao vô độ;
nhưng có học vấn rồi thì thôi. Lạm dụng làm gì? Tại sao lại đi xúc phạm
đến những con người cao quý, như cái thằng Zamiotov vô lại kia đã làm?
Xin hỏi tại sao hắn lại xúc phạm đến tôi? Lại còn những vụ tự tử kia
nữa, cùng nhiều vô khốit, ông không thể tưởng tượng được đâu. Bọn họ
vung hết nhưng đồng tiền cuối cùng rồi tự sát. Con gái có, con trai có,
ông già cũng có… Đấy, vừa sáng nay có tin một ông mới lên đây được ít
lâu, nầy, ông Nil Pavlyst, ông Nil Pavlyst… Cái ông mà vừa rồi họ bảo là
đã bắn vào đầu tự sát ở quận Petersburgxkaya tên là gì thế nhỉ?
- Xvidrigailov, - một giọng khàn khàn và dửng dưng đâu từ phòng bên đáp.
Raxkonikov giật mình.
- Xvidrigailov! Xvidrigailov tự sát? - Chàng kêu lên.
- Sao! Ông biết Xvidrigailov à?
- Vâng… tôi có biết… Ông ta mới lên đây được ít lâu.
- Phải rồi, mới lên đây, vợ mới chết, ông ta là người chơi bời phóng
đàng, bỗng dưng lại tự sát, mà tự sát một cách ngang chướng không thể
tưởng tượng được có để lại mấy chữ trong sổ tay, nói là chết trong lúc
tỉnh trí và yêu cầu đừng buộc tội cho ai cả. Nghe nói ông ta có lắm
tiền. Sao ông lại biết ông ta?
- Tôi… có quen… em tôi trước có làm gia sư trong nhà ông ta.
- À à ra thế… Thế thì ông có thể cho chúng tôi biết một số tài liệu về ông ta. Thế ông cũng không ngờ à?
- Hôm qua tôi có gặp ông ta. Ông ta uống rượu, tôi không biết gì hết.
Raxkonikov cảm thấy như có một cái đổ lên người chàng và đè chàng xuống.
- Hình như ông lại tái mặt đi rồi. Ở đây bí lắm…
- Vâng, tôi phải đi đây, - Raxkonikov lẩm bẩm. Xin lỗi, tôi đến làm phiền.
- Ồ không sao ạ. Ông ngồi chơi bao nhiêu lâu cũng được ấy chứ! Được nói
chuyện với ông thật là thú vị. Và tôi lấy làm mừng được tuyên hố rằng…
Ilya Petrovich lại còn chìa tay ra bắt nữa.
- Tôi chỉ muốn… tôi đến gặp Zamiotov…
- Tôi hiểu, tôi hiểu, như vậy cùng rất hay - Tôi rất hân hạnh… xin chào ông…
Raxkonikov mỉm cười.
Chàng lảo đảo bước ra. Đầu chàng choáng váng. Chàng không cảm thấy chân
mình chấm đất. Chàng bắt đầu xuống thang gác, tay phải vịn vào tường.
Chàng mường tượng như có một người gác cổng cầm quyển số đi lên sở xô
phải chàng; hình như có một con chó sủa vang lên đâu ở tầng dưới, và có
một người đàn bà nào vừa quát tháo vừa ném một hòn sói vào con chó.
Chàng xuống hết thang gác và bước ra sân. Ngoài sân, cách cửa ra vào
không xa, Sonya đang đứng lặng người ra nhìn chàng với đôi mắt thẫn thờ,
man dại, mặt tái mét. Chàng dừng lại trước mắt nàng, trên gương mặt
nàng có một cái gì đau đớn, ốm yếu, tuyệt vọng. Nàng chắp hai tay lên
ngực. Một nụ cười ngây dại, quái gở hiện lên m trên môi Raxkonikov.
Chàng đứng yên một lát, cười nhạt rồi quay trở lại lên sở cảnh sát.
Ilya Petrovich đã ngồi vào bàn và đang cậm cụi trên một đống giấy má gì
không rõ. Ttrước mặt hắn là người mu-gích đã xô phải chàng trong khi leo
lên thang gác.
- À à - à! Ông trở lại đây ư! Ông quên cái gì thế? Nhưng ông làm sao thế?
Raxkonikov môi trắng bệch, mắt đờ đẫn, từ từ bước lại gần hắn, tiến sát
cạnh bàn, chống tay lên định nói một câu gì, nhưng không nói được, chỉ
phát ra những tiếng ú ở rời rạc.
- Ông khó ở! Lấy ghế đây! Đấy. Ông ngồi xuống đây ông ngồi xuống! Lấy nước!
Raxkonikov buông người rơi phịch xuống ghế, nhưng mắt vẫn không rời Ilya
Petrovich bấy giờ đang ngạc nhiên một cách rất khó chịu.
- Chính tôi… - Raxkonikov mở đầu.
- Ông uống nước đi.
Raxkonikov lấy tay gạt cốc nước ra và nói khẽ, giọng ngập ngừng nhưng rành mạch:
- Chính tôi đã giết mụ chủ hiệu cầm đồ và em gái bà ta là Lizaveta để lấy của.
Ilya Petrovich há hốc mồm ra. Những người ở xung quanh đổ xô tới.
Raxkonikov nhắc lại lời cung khai.
(1) Trong nhiều ngôn ngữ châu Âu, thành ngữ "vác cây thập tự" có nghĩa là nhận lấy đau khổ
(2) Ilya Petrovich muốn nói rằng anh ta có quên là quên mất tên và phụ
danh, chứ họ (Raxkonikov) thì vẫn nhớ: ý muốn tỏ ra kính nể Raxkonikov
(gọi tên và phụ danh là cách gọi dành cho những người được mình mến
trọng)
(3) Nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh (1813 - 1873)
(4) Tục ngữ Nga
(5) Ý muốn ám chỉ các nữ sinh viên, mới bắt đầu có ở Nga