Đắc Nhân Tâm - Phần 3 - Chương 08

Chương tám
Quy tắc này sẽ giúp bạn làm được những việc dị thường

Xin bạn nhớ điều này: dù người hàng xóm có hoàn toàn lầm lộn nữa thì người đó cũng không tin rằng họ lầm, vậy đừng buộc lỗi họ; kẻ điên nào làm như vậy cũng được. Bạn nên ráng hiểu họ. Như vậy là bạn khôn, có đại độ và có lẽ xuất chúng nữa.
Người hàng xóm đó suy nghĩ và hành động như vậy vì họ có lý của họ. Bạn ráng tìm nguyên nhân sâu kín đó, tự nhiên bạn sẽ hiểu hành vi của họ và có lẽ cả cá tính của họ nữa.
Bạn hãy thành thật gắng tự đặt mình vào địa vị họ mà tự nhủ: "Nếu ta ở vào địa vị họ, ta sẽ có những tình cảm gì, sẽ có những phản động ra sao?". Như vậy bạn đỡ tốn thì giờ và đỡ cả bực tức. Hơn nữa, bạn sẽ tiến được một bước lớn trong nghệ thuật dẫn đạo người.
Một nhà tâm lý viết: "Thử bình tâm tự xét, bạn sẽ thấy điều mâu thuẫn sau này: bạn mê man chú ý tới việc riêng của bạn mà thờ ơ với hết thảy mọi việc trên thế giới. Xin bạn nhớ kỹ rằng trên địa cầu này ai cũng có tính đó hết. Bạn sẽ thấy như Lincoln và Roosevelt rằng muốn thành công trong bất cứ nghề nào - trừ nghề coi ngục - cần phải hiểu quan điểm của người khác".
Một trong những sự giải trí mà tôi ưa nhất, là bách bộ hoặc cưỡi ngựa dạo chơi trong khu rừng gần nhà tôi. Tôi thích cây sồi lắm. Cho nên tôi đau lòng thấy mỗi năm những cây đó bị những đám cháy tàn phá, không phải do tàn thuốc mà do sự vô ý của tụi con nít chơi nghịch trong rừng, bắt chước dân lạc hậu, xếp đá làm ông táo để nấu nướng. Có khi cháy lan rộng, đến nỗi phải kêu lính chữa lửa tới.
ở ven rừng, có tấm bảng dọa phạt vạ hoặc bỏ tù những kẻ nào vô ý làm cháy rừng, nhưng bảng đặt ở một nơi ít người đi tới, khách du lịch khó thấy được. Cũng có một người kỵ hiến binh đi coi rừng nhưng y không làm tròn phận sự, cho nên những đám cháy vẫn tiếp tục. Một lần tôi chạy lại bảo một người lính rằng có đám cháy, nhưng người đó uể oải trả lời rằng đám cháy không phải ở trong khu của y. Thấy vậy, tôi phải đích thân làm công không cho chính phủ.
Ban đầu, mỗi khi tôi thấy một đám thanh niên đốt lửa cắm trại, tôi vội chạy lại, lo sợ cho những cây quý của tôi. Tôi đe họ nên coi chừng, chứ không thì ngồi tù, vì làm cháy rừng. Nghĩa là tôi nói cho họ giận, không cần tự đặt vào quan điểm của họ. Cho nên họ bất đắc dĩ phải vâng lời, càu nhàu, oán hờn. Và có lẽ, họ chỉ đợi tôi quay lưng đi để nhóm lửa lại, đốt cả khu rừng cho đỡ tức.
May thay, lần lần tôi hiểu được bản tính con người và trở nên lịch thiệp hơn, hiểu người hơn, đại lượng hơn. Cho nên khi thấy một bọn trẻ quây quần chung quanh ngọn lửa trại, tôi lại gần nói:
"Vui không các em?... Các em nấu món gì đó?... Hồi nhỏ tôi cũng như các em, cũng thích đốt lửa trong rừng lắm. Mà có lẽ bây giờ tôi vẫn còn thích nữa... Nhưng các em cũng biết: đốt lửa ở đây nguy hiểm lắm... Anh biết, các em có ý tứ, cẩn thận lắm. Nhưng có nhiều kẻ vô ý hơn các em. Họ thấy các em đốt lửa, cũng bắt chước đốt và khi đi thì quên không dập. Rồi lửa bén tới lá khô, leo lên cây. Và nếu chúng ta không cẩn thận, thì khu vườn này không còn lấy một cây... Anh không ra lệnh cho các em đâu, không muốn quấy rầy các em đâu... Thấy các em chơi giỡn, anh vui lắm. Nhưng các em nên dẹp những lá khô này đi, cho nó khỏi bén cháy. Rồi khi đi về, nhớ lấy nhiều đất phủ lên bếp nhé? Các em nghe chứ? Và lần sau, các em nên làm bếp tại đằng xa kia, chỗ lấy cát kia. Như vậy không nguy hiểm... Thôi, cám ơn các em nhiều lắm. Chào các em... và chúc các em chơi vui nhé!''.
Kết quả thiệt khác hẳn với lần trước. Bọn trẻ vội vàng làm theo ý tôi. Không càu nhàu, không oán hờn gì hết, vì tôi không bắt chúng vâng lời tôi, tôi xin chúng hợp tác với tôi, chúng hành động là tự ý chúng. Lần này hai bên đều hài lòng vì tôi đã biết trọng quan điểm của chúng.
Lần sau, muốn xin bọn cắm trại có ý tứ một chút cho khỏi cháy rừng, hoặc muốn bán một món hàng hoặc mời một ông bạn dự vào một việc thiện, xin bạn hãy trầm tư một lúc và tự hỏi: "Họ chịu làm điều mình xin họ là vì lẽ gì?". Đành rằng như vậy mất thì giờ một chút, nhưng bạn sẽ được lợi nhiều vô cùng vì bạn sẽ tìm được cách cảm động người đó và ít khó nhọc mà kết quả mỹ mãn hơn nhiều.
Vị giáo sư dạy khoa Thương mãi ở Đại học đường Harvard nói: "Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?".
Lời đó quan trọng tới nỗi tôi muốn lặp lại một lần nữa:
"Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?".
Nếu cuốn sách này chỉ giúp bạn được mỗi một điều là làm tăng năng lực hiểu thấu quan điểm của người khác mà không quên quan điểm của bạn, trong bất cứ trường hợp nào, phải, nếu cuốn này chỉ giúp bạn được bấy nhiêu thôi, thì nó cũng đã đánh dấu một quãng đường đầy ý nghĩa trong cuộc đời làm ăn của bạn rồi. Xin bạn nhớ điều này: dù người hàng xóm có hoàn toàn lầm lộn nữa thì người đó cũng không tin rằng họ lầm, vậy đừng buộc lỗi họ; kẻ điên nào làm như vậy cũng được. Bạn nên ráng hiểu họ. Như vậy là bạn khôn, có đại độ và có lẽ xuất chúng nữa. Người hàng xóm đó suy nghĩ và hành động như vậy vì họ có lý của họ. Bạn ráng tìm nguyên nhân sâu kín đó, tự nhiên bạn sẽ hiểu hành vi của họ và có lẽ cả cá tính của họ nữa. Bạn hãy thành thật gắng tự đặt mình vào địa vị họ mà tự nhủ: "Nếu ta ở vào địa vị họ, ta sẽ có những tình cảm gì, sẽ có những phản động ra sao?". Như vậy bạn đỡ tốn thì giờ và đỡ cả bực tức. Hơn nữa, bạn sẽ tiến được một bước lớn trong nghệ thuật dẫn đạo người. Một nhà tâm lý viết: "Thử bình tâm tự xét, bạn sẽ thấy điều mâu thuẫn sau này: bạn mê man chú ý tới việc riêng của bạn mà thờ ơ với hết thảy mọi việc trên thế giới. Xin bạn nhớ kỹ rằng trên địa cầu này ai cũng có tính đó hết. Bạn sẽ thấy như Lincoln và Roosevelt rằng muốn thành công trong bất cứ nghề nào - trừ nghề coi ngục - cần phải hiểu quan điểm của người khác". Một trong những sự giải trí mà tôi ưa nhất, là bách bộ hoặc cưỡi ngựa dạo chơi trong khu rừng gần nhà tôi. Tôi thích cây sồi lắm. Cho nên tôi đau lòng thấy mỗi năm những cây đó bị những đám cháy tàn phá, không phải do tàn thuốc mà do sự vô ý của tụi con nít chơi nghịch trong rừng, bắt chước dân lạc hậu, xếp đá làm ông táo để nấu nướng. Có khi cháy lan rộng, đến nỗi phải kêu lính chữa lửa tới. ở ven rừng, có tấm bảng dọa phạt vạ hoặc bỏ tù những kẻ nào vô ý làm cháy rừng, nhưng bảng đặt ở một nơi ít người đi tới, khách du lịch khó thấy được. Cũng có một người kỵ hiến binh đi coi rừng nhưng y không làm tròn phận sự, cho nên những đám cháy vẫn tiếp tục. Một lần tôi chạy lại bảo một người lính rằng có đám cháy, nhưng người đó uể oải trả lời rằng đám cháy không phải ở trong khu của y. Thấy vậy, tôi phải đích thân làm công không cho chính phủ. Ban đầu, mỗi khi tôi thấy một đám thanh niên đốt lửa cắm trại, tôi vội chạy lại, lo sợ cho những cây quý của tôi. Tôi đe họ nên coi chừng, chứ không thì ngồi tù, vì làm cháy rừng. Nghĩa là tôi nói cho họ giận, không cần tự đặt vào quan điểm của họ. Cho nên họ bất đắc dĩ phải vâng lời, càu nhàu, oán hờn. Và có lẽ, họ chỉ đợi tôi quay lưng đi để nhóm lửa lại, đốt cả khu rừng cho đỡ tức. May thay, lần lần tôi hiểu được bản tính con người và trở nên lịch thiệp hơn, hiểu người hơn, đại lượng hơn. Cho nên khi thấy một bọn trẻ quây quần chung quanh ngọn lửa trại, tôi lại gần nói: "Vui không các em?... Các em nấu món gì đó?... Hồi nhỏ tôi cũng như các em, cũng thích đốt lửa trong rừng lắm. Mà có lẽ bây giờ tôi vẫn còn thích nữa... Nhưng các em cũng biết: đốt lửa ở đây nguy hiểm lắm... Anh biết, các em có ý tứ, cẩn thận lắm. Nhưng có nhiều kẻ vô ý hơn các em. Họ thấy các em đốt lửa, cũng bắt chước đốt và khi đi thì quên không dập. Rồi lửa bén tới lá khô, leo lên cây. Và nếu chúng ta không cẩn thận, thì khu vườn này không còn lấy một cây... Anh không ra lệnh cho các em đâu, không muốn quấy rầy các em đâu... Thấy các em chơi giỡn, anh vui lắm. Nhưng các em nên dẹp những lá khô này đi, cho nó khỏi bén cháy. Rồi khi đi về, nhớ lấy nhiều đất phủ lên bếp nhé? Các em nghe chứ? Và lần sau, các em nên làm bếp tại đằng xa kia, chỗ lấy cát kia. Như vậy không nguy hiểm... Thôi, cám ơn các em nhiều lắm. Chào các em... và chúc các em chơi vui nhé!''. Kết quả thiệt khác hẳn với lần trước. Bọn trẻ vội vàng làm theo ý tôi. Không càu nhàu, không oán hờn gì hết, vì tôi không bắt chúng vâng lời tôi, tôi xin chúng hợp tác với tôi, chúng hành động là tự ý chúng. Lần này hai bên đều hài lòng vì tôi đã biết trọng quan điểm của chúng. Lần sau, muốn xin bọn cắm trại có ý tứ một chút cho khỏi cháy rừng, hoặc muốn bán một món hàng hoặc mời một ông bạn dự vào một việc thiện, xin bạn hãy trầm tư một lúc và tự hỏi: "Họ chịu làm điều mình xin họ là vì lẽ gì?". Đành rằng như vậy mất thì giờ một chút, nhưng bạn sẽ được lợi nhiều vô cùng vì bạn sẽ tìm được cách cảm động người đó và ít khó nhọc mà kết quả mỹ mãn hơn nhiều. Vị giáo sư dạy khoa Thương mãi ở Đại học đường Harvard nói: "Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?". Lời đó quan trọng tới nỗi tôi muốn lặp lại một lần nữa: "Chẳng thà đi bách bộ hai giờ đồng hồ trên vỉa hè trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ, còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết rõ được mình sẽ nói gì với người ta và không đoán trước được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao?". Nếu cuốn sách này chỉ giúp bạn được mỗi một điều là làm tăng năng lực hiểu thấu quan điểm của người khác mà không quên quan điểm của bạn, trong bất cứ trường hợp nào, phải, nếu cuốn này chỉ giúp bạn được bấy nhiêu thôi, thì nó cũng đã đánh dấu một quãng đường đầy ý nghĩa trong cuộc đời làm ăn của bạn rồi.

 

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3