Đắc Nhân Tâm - Phần 4 - Chương 01
Chương Một
Nếu bạn bắt buộc phải chỉ trích, thì xin bạn bắt đầu như sau này
Hồi Calvin Coolidge còn làm Tổng thống Huê Kỳ, một người bạn tôi được mời lại Bạch cung, vô phòng ông vừa đúng lúc ông nói với cô thư ký của ông rằng: "Chiếc áo cô bận hôm nay thiệt đẹp... Cô có duyên lắm...".
Ông vốn ít nói. Chưa bao giờ người ta nghe ông khen những người giúp việc ông như vậy. Thiệt lạ lùng, thiệt bất ngờ, tới nỗi cô thư ký thẹn thùng đỏ mặt lên.
Ông Coolidge nói tiếp: "Lời tôi khen đó, cô đừng lấy làm tự phụ lắm; tôi chỉ muốn làm vui lòng cô thôi... Từ nay tôi muốn khi đánh máy, cô để ý tới những dấu chấm câu hơn chút nữa".
Phương pháp đó tuy kém kín đáo, nhưng tâm lý thật sâu sắc. Sau khi được nghe lời khen rồi, ta thấy những lời trách không khó chịu lắm.
Người thợ hớt tóc, thoa xà bông thiệt kỹ rồi mới cạo râu.
Phương pháp đó, ông Mc. Kinley dùng năm 1896; khi ông dự bị cuộc vận động tuyển cử của ông để làm Tổng thống. Một trong những người cộng tác với ông, viết một bài diễn văn mà người ấy tự cho rằng hùng hồn bằng tất cả những bài của Cicéron, Démosthène và Daniel Webster hợp lại.
Vẻ tự đắc hiện trên mặt, người đó đọc cho ông Mc. Kinley nghe tác phẩm bất hủ của mình. Thiệt ra bài đó có giá trị, nhưng dùng không đúng trường hợp, sẽ làm cho người ta la ó, phản đối, chế giễu, nhưng ông Mc. Kinley không muốn phạm lòng tự ái, cũng không muốn làm cụt hứng người đó. Nhưng dù sao cũng phải chê. Ông xử trí khéo léo như vầy; ông khen lớn:
"Bài diễn văn của anh thiệt hay; đáng khen lắm; không ai làm hơn được. Trong nhiều trường hợp, một bài như vậy cần lắm. Nhưng trong trường hợp này, nó có thiệt là thích hợp không? Mặc dầu lời lẽ hữu lý và ôn tồn, ta cũng nên đoán trước nó sẽ có tiếng vang gì trong đảng chúng ta. Anh về nhà đi, viết cho tôi bài khác phỏng theo những ý kiến đây này, rồi anh gởi cho tôi một bản nhé".
Người kia vâng lời, theo ý ông và có công giúp ông nhiều nhất trong cuộc vận động bầu cử đó.
Dưới đây là một bức thư mà Tổng thống Lincoln viết ngày 26-4-1863, trong giờ đen tối nhất của cuộc Nam Bắc chiến tranh. Đã 18 tháng rồi, những đại tướng của Ngài cầm đầu quân đội miền Bắc thua hết trận này tới trận khác. Thiệt là một cuộc đâm chém vô lý và vô ích. Cả ngàn lính đào ngũ. Dân tình hoảng sợ. Chính đảng Cộng hòa cũng phản kháng, đòi Ngài từ chức. Ngài nói: "Chúng ta ở ngay bờ một vực thẳm. Thượng đế hình như cũng ghét bỏ chúng ta và tôi không còn một mầm hy vọng nào hết!".
Đại tướng Hooker đã có những lầm lỗi nặng và Tổng thống muốn sửa trị người hữu dõng vô mưu cầm vận mạng của cả một dân tộc đó. Vậy mà trước khi chỉ trích, Ngài khen Hooker ra sao? Lầm lỗi của Đại tướng rất nặng mà Ngài không nói tới ngay bằng một cách tàn nhẫn. Ngài chỉ rất ôn tồn nói: "Ông đã làm vài việc mà tôi không được hoàn toàn vừa ý...". Thiệt là nhã nhặn và lịch thiệp!
Đây, bức thư đó đây:
"Tôi đã để ông cầm đầu đạo binh Potomac. Khi quyết định như vậy, tất nhiên tôi đã căn cứ vào những lý lẽ vững vàng. Nhưng tôi không phải cho ông hay rằng ông đã làm vài điều mà tôi không được hoàn toàn vừa ý.
Tôi tin rằng ông là một quân nhân can đảm và có tài dụng binh. Tự nhiên, tôi trọng những tài ba đức tính đó.
Tôi cũng tin rằng ông không vừa cầm quân, vừa làm chính trị, mà như vậy là phải. Ông có đức tự tin, đức đó quý lắm, nếu không phải là cần thiết.
Ông có xa vọng. Xa vọng mà giữ được trong những giới hạn cho vừa phải thì tốt nhiều hơn là hại. Nhưng tôi biết rằng xa vọng của ông đã đưa ông tới sự dùng đủ mọi cách để cản trở Đại tướng Burnside; như vậy ông đã làm hại lớn cho nước chúng ta và cho một người bạn cầm quân đáng trọng và đáng khen của ông.
Mới rồi ông có nói - tôi biết chắc như vậy - rằng quân đội và chính phủ đều cần có một người độc tài cầm đầu.
Không phải vì ông có ý tưởng đó mà tôi tin dùng ông. Chính ra, dù ông có ý tưởng đó, tôi cũng vẫn có gan dùng ông. Ông cũng hiểu vậy chứ?
Chỉ những đại tướng thắng trận mới có thể đòi làm nhà độc tài được. Bây giờ tôi hãy xin ông thắng trận trước đã, còn vấn đề độc tài, chúng ta sẽ bàn sau.
Chính phủ sẽ hết sức bênh vực ông, nghĩa là không hơn cũng không kém các đại tướng khác. Nhưng tôi ngại rằng cái phong trào chỉ trích và nghi ngờ các vị chỉ huy mà ông rải rác trong quân đội sẽ trở lại hại ông. Tôi sẽ hết sức giúp ông để triệt cái thói đó đi.
Quân đội mà có tinh thần đó thì ông - mà cả Nã Phá Luân tái sinh nữa - cũng không thể bắt họ gắng sức được. Ông nên coi chừng hữu dõng vô mưu. Nhưng ông phải cương quyết; luôn luôn dụng tâm mãnh tiến và đem đại thắng về cho chúng tôi".
Tôi hiểu bạn lắm. Bạn không phải là một Coolidge, một Mc. Kinley hay một Lincoln. Điều bạn muốn biết là làm sao áp dụng phương pháp đó vào công việc làm ăn hàng ngày được. Đây, xin bạn nghe chuyện ông Gaw, kiến trúc sư giúp việc cho một hãng thầu khoán lớn về nhà cửa.
Ông Gaw là một người thường như bạn và tôi.
Hãng của ông cậy ông cất ở Philadelphie một ngôi nhà lớn, hẹn phải cho xong một thời hạn nhất định. Mọi việc tiến hành thuận tiện. Nhà cất gần xong rồi thì thình lình nhà chế tạo những đồ đồng để trang hoàng phía trước nhà, cho hay rằng không giao những đồ đồng đó y hẹn được. Sao? Cả một tòa nhà vì vậy mà phải trễ sao? Phải bồi thường lớn và sai hẹn, sẽ lỗ vốn lớn, bao nhiêu sự khó khăn! Mà chỉ vì mỗi một người!
Gọi điện thoại... Tranh biện... trách mắng... Đều vô hiệu. Hãng bèn sai ông Gaw lại Nữu Ước vô tận hang để làm xiêu lòng con cọp đó.
Khi ông vô phòng giấy nhà chế tạo đó, ông nói:
"Ông có biết rằng ở Brooklyn này, không có ai trùng tên với ông không?".
Người kia ngạc nhiên: "Không, tôi không hay đấy". Ông Gaw tiếp: "Tôi cũng mới hay đây, khi kiếm địa chỉ của ông trong Điện thoại niên giám".
Nhà chế tạo lấy cuốn niên giám và tìm kiếm kỹ lưỡng, rồi nói với một giọng tự đắc rõ rệt:
"Quả thật tên tôi hơi lạ. Họ tôi gốc ở Hòa Lan qua cư trú ở đây gần được hai trăm năm rồi".
Trong vài phút, ông ta vui vẻ kể về cha mẹ và tổ tiên ông. Khi ông ta nói xong, ông Gaw khen nhà máy của ông ta và kết luận:
- Nhà máy đó vào hạng sạch sẽ nhất, khéo tổ chức nhất trong số các nhà máy mà tôi đã được thấy.
Nhà kỹ nghệ nói:
- Tôi đã suốt đời dựng nó lên, sửa sang nó và tôi lấy làm tự đắc vì nó lắm... Ông muốn đi thăm các xưởng của tôi không?
Ông Gaw, từ đầu đến cuối trầm trồ khen máy móc, phương pháp làm việc và giảng giải tại sao ông cho là hơn những nơi khác. Ông nhận thấy vài bộ phận đặc biệt: nhà kỹ nghệ khoe tự ông ta sáng tạo ra và tả tỉ mỉ về những động tác của nó ra sao.
Sau cùng, ông ta cố mời ông Gaw dùng bữa trưa với ông ta. Bạn nhận kỹ, từ đâu tới đó, chưa có nửa lời về mục đích của cuộc thăm viếng.
Sau bữa, nhà kỹ nghệ nói: "Thôi nói về việc ông đi. Tất nhiên tôi hiểu tại sao ông lại đây. Tôi không ngờ rằng ông nói chuyện vui vẻ như vậy. Ông có thể trở về Philadelphie. Tôi hứa với ông rằng những đồ đồng của ông sẽ làm và giao đúng hẹn, dù tôi phải ngưng hết thảy những công việc khác lại".
Ông Gaw không đòi mà được. Nhà kỹ nghệ giữ lời hứa và tòa nhà cất xong đúng hẹn.
Nếu ông Gaw dùng những phương pháp kịch liệt mà người ta thường dùng trong những trường hợp đó thì có trôi chảy được như vậy không?
Vậy, muốn cải thiện người mà không làm cho người đó phật ý, giận dữ, bạn hãy:
"Bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người đó vài lời khen thành thật".
Đó là quy tắc thứ nhất. Hồi Calvin Coolidge còn làm Tổng thống Huê Kỳ, một người bạn tôi được mời lại Bạch cung, vô phòng ông vừa đúng lúc ông nói với cô thư ký của ông rằng: "Chiếc áo cô bận hôm nay thiệt đẹp... Cô có duyên lắm...". Ông vốn ít nói. Chưa bao giờ người ta nghe ông khen những người giúp việc ông như vậy. Thiệt lạ lùng, thiệt bất ngờ, tới nỗi cô thư ký thẹn thùng đỏ mặt lên. Ông Coolidge nói tiếp: "Lời tôi khen đó, cô đừng lấy làm tự phụ lắm; tôi chỉ muốn làm vui lòng cô thôi... Từ nay tôi muốn khi đánh máy, cô để ý tới những dấu chấm câu hơn chút nữa". Phương pháp đó tuy kém kín đáo, nhưng tâm lý thật sâu sắc. Sau khi được nghe lời khen rồi, ta thấy những lời trách không khó chịu lắm. Người thợ hớt tóc, thoa xà bông thiệt kỹ rồi mới cạo râu. Phương pháp đó, ông Mc. Kinley dùng năm 1896; khi ông dự bị cuộc vận động tuyển cử của ông để làm Tổng thống. Một trong những người cộng tác với ông, viết một bài diễn văn mà người ấy tự cho rằng hùng hồn bằng tất cả những bài của Cicéron, Démosthène và Daniel Webster hợp lại. Vẻ tự đắc hiện trên mặt, người đó đọc cho ông Mc. Kinley nghe tác phẩm bất hủ của mình. Thiệt ra bài đó có giá trị, nhưng dùng không đúng trường hợp, sẽ làm cho người ta la ó, phản đối, chế giễu, nhưng ông Mc. Kinley không muốn phạm lòng tự ái, cũng không muốn làm cụt hứng người đó. Nhưng dù sao cũng phải chê. Ông xử trí khéo léo như vầy; ông khen lớn: "Bài diễn văn của anh thiệt hay; đáng khen lắm; không ai làm hơn được. Trong nhiều trường hợp, một bài như vậy cần lắm. Nhưng trong trường hợp này, nó có thiệt là thích hợp không? Mặc dầu lời lẽ hữu lý và ôn tồn, ta cũng nên đoán trước nó sẽ có tiếng vang gì trong đảng chúng ta. Anh về nhà đi, viết cho tôi bài khác phỏng theo những ý kiến đây này, rồi anh gởi cho tôi một bản nhé". Người kia vâng lời, theo ý ông và có công giúp ông nhiều nhất trong cuộc vận động bầu cử đó. Dưới đây là một bức thư mà Tổng thống Lincoln viết ngày 26-4-1863, trong giờ đen tối nhất của cuộc Nam Bắc chiến tranh. Đã 18 tháng rồi, những đại tướng của Ngài cầm đầu quân đội miền Bắc thua hết trận này tới trận khác. Thiệt là một cuộc đâm chém vô lý và vô ích. Cả ngàn lính đào ngũ. Dân tình hoảng sợ. Chính đảng Cộng hòa cũng phản kháng, đòi Ngài từ chức. Ngài nói: "Chúng ta ở ngay bờ một vực thẳm. Thượng đế hình như cũng ghét bỏ chúng ta và tôi không còn một mầm hy vọng nào hết!". Đại tướng Hooker đã có những lầm lỗi nặng và Tổng thống muốn sửa trị người hữu dõng vô mưu cầm vận mạng của cả một dân tộc đó. Vậy mà trước khi chỉ trích, Ngài khen Hooker ra sao? Lầm lỗi của Đại tướng rất nặng mà Ngài không nói tới ngay bằng một cách tàn nhẫn. Ngài chỉ rất ôn tồn nói: "Ông đã làm vài việc mà tôi không được hoàn toàn vừa ý...". Thiệt là nhã nhặn và lịch thiệp! Đây, bức thư đó đây: "Tôi đã để ông cầm đầu đạo binh Potomac. Khi quyết định như vậy, tất nhiên tôi đã căn cứ vào những lý lẽ vững vàng. Nhưng tôi không phải cho ông hay rằng ông đã làm vài điều mà tôi không được hoàn toàn vừa ý. Tôi tin rằng ông là một quân nhân can đảm và có tài dụng binh. Tự nhiên, tôi trọng những tài ba đức tính đó. Tôi cũng tin rằng ông không vừa cầm quân, vừa làm chính trị, mà như vậy là phải. Ông có đức tự tin, đức đó quý lắm, nếu không phải là cần thiết. Ông có xa vọng. Xa vọng mà giữ được trong những giới hạn cho vừa phải thì tốt nhiều hơn là hại. Nhưng tôi biết rằng xa vọng của ông đã đưa ông tới sự dùng đủ mọi cách để cản trở Đại tướng Burnside; như vậy ông đã làm hại lớn cho nước chúng ta và cho một người bạn cầm quân đáng trọng và đáng khen của ông. Mới rồi ông có nói - tôi biết chắc như vậy - rằng quân đội và chính phủ đều cần có một người độc tài cầm đầu. Không phải vì ông có ý tưởng đó mà tôi tin dùng ông. Chính ra, dù ông có ý tưởng đó, tôi cũng vẫn có gan dùng ông. Ông cũng hiểu vậy chứ? Chỉ những đại tướng thắng trận mới có thể đòi làm nhà độc tài được. Bây giờ tôi hãy xin ông thắng trận trước đã, còn vấn đề độc tài, chúng ta sẽ bàn sau. Chính phủ sẽ hết sức bênh vực ông, nghĩa là không hơn cũng không kém các đại tướng khác. Nhưng tôi ngại rằng cái phong trào chỉ trích và nghi ngờ các vị chỉ huy mà ông rải rác trong quân đội sẽ trở lại hại ông. Tôi sẽ hết sức giúp ông để triệt cái thói đó đi. Quân đội mà có tinh thần đó thì ông - mà cả Nã Phá Luân tái sinh nữa - cũng không thể bắt họ gắng sức được. Ông nên coi chừng hữu dõng vô mưu. Nhưng ông phải cương quyết; luôn luôn dụng tâm mãnh tiến và đem đại thắng về cho chúng tôi". Tôi hiểu bạn lắm. Bạn không phải là một Coolidge, một Mc. Kinley hay một Lincoln. Điều bạn muốn biết là làm sao áp dụng phương pháp đó vào công việc làm ăn hàng ngày được. Đây, xin bạn nghe chuyện ông Gaw, kiến trúc sư giúp việc cho một hãng thầu khoán lớn về nhà cửa. Ông Gaw là một người thường như bạn và tôi. Hãng của ông cậy ông cất ở Philadelphie một ngôi nhà lớn, hẹn phải cho xong một thời hạn nhất định. Mọi việc tiến hành thuận tiện. Nhà cất gần xong rồi thì thình lình nhà chế tạo những đồ đồng để trang hoàng phía trước nhà, cho hay rằng không giao những đồ đồng đó y hẹn được. Sao? Cả một tòa nhà vì vậy mà phải trễ sao? Phải bồi thường lớn và sai hẹn, sẽ lỗ vốn lớn, bao nhiêu sự khó khăn! Mà chỉ vì mỗi một người! Gọi điện thoại... Tranh biện... trách mắng... Đều vô hiệu. Hãng bèn sai ông Gaw lại Nữu Ước vô tận hang để làm xiêu lòng con cọp đó. Khi ông vô phòng giấy nhà chế tạo đó, ông nói: "Ông có biết rằng ở Brooklyn này, không có ai trùng tên với ông không?". Người kia ngạc nhiên: "Không, tôi không hay đấy". Ông Gaw tiếp: "Tôi cũng mới hay đây, khi kiếm địa chỉ của ông trong Điện thoại niên giám". Nhà chế tạo lấy cuốn niên giám và tìm kiếm kỹ lưỡng, rồi nói với một giọng tự đắc rõ rệt: "Quả thật tên tôi hơi lạ. Họ tôi gốc ở Hòa Lan qua cư trú ở đây gần được hai trăm năm rồi". Trong vài phút, ông ta vui vẻ kể về cha mẹ và tổ tiên ông. Khi ông ta nói xong, ông Gaw khen nhà máy của ông ta và kết luận: - Nhà máy đó vào hạng sạch sẽ nhất, khéo tổ chức nhất trong số các nhà máy mà tôi đã được thấy. Nhà kỹ nghệ nói: - Tôi đã suốt đời dựng nó lên, sửa sang nó và tôi lấy làm tự đắc vì nó lắm... Ông muốn đi thăm các xưởng của tôi không? Ông Gaw, từ đầu đến cuối trầm trồ khen máy móc, phương pháp làm việc và giảng giải tại sao ông cho là hơn những nơi khác. Ông nhận thấy vài bộ phận đặc biệt: nhà kỹ nghệ khoe tự ông ta sáng tạo ra và tả tỉ mỉ về những động tác của nó ra sao. Sau cùng, ông ta cố mời ông Gaw dùng bữa trưa với ông ta. Bạn nhận kỹ, từ đâu tới đó, chưa có nửa lời về mục đích của cuộc thăm viếng. Sau bữa, nhà kỹ nghệ nói: "Thôi nói về việc ông đi. Tất nhiên tôi hiểu tại sao ông lại đây. Tôi không ngờ rằng ông nói chuyện vui vẻ như vậy. Ông có thể trở về Philadelphie. Tôi hứa với ông rằng những đồ đồng của ông sẽ làm và giao đúng hẹn, dù tôi phải ngưng hết thảy những công việc khác lại". Ông Gaw không đòi mà được. Nhà kỹ nghệ giữ lời hứa và tòa nhà cất xong đúng hẹn. Nếu ông Gaw dùng những phương pháp kịch liệt mà người ta thường dùng trong những trường hợp đó thì có trôi chảy được như vậy không? Vậy, muốn cải thiện người mà không làm cho người đó phật ý, giận dữ, bạn hãy: "Bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người đó vài lời khen thành thật". Đó là quy tắc thứ nhất.