Người phiên Dịch - Chương 65-66
Chương 65 Trình Gia Dương Chúng tôi ăn cơm trong khách sạn, bàn chuyện tương lai. Tôi nói: “Thực ra từ lâu anh đã không muốn làm ở đó nữa rồi, chúng mình sẽ đi Thượng Hải, Hồng Kông, nếu không thì đi Paris, Brussels. Ở đó anh có rất nhiều bạn, dựa vào sức hai chúng mình thì dù đi đâu cũng chẳng có vấn ề gì”. Phi vừa nhai vừa nói: “Em ngh chúng mình khng nên ội vã, phi dùng nhu cế cương. Cấp trên chỉ nói là cho chúng mình nghỉ làm, chứ đâu có nói là đuổi việc. Chúng mình cứ tiếp tục xem xét tình hình rồi tính sau. Này, anh đừng có ăn thịt dê đấy, món này là của em, không tốt cho vết thương của anh đâu”. Thực ra sau khi nhận được điện thoại của phòng Nhân sự thông báo mình tạm thời bị đình chí công tác, trong lòng tôi phấn khởi vô cùng. Đúng vậy, lúc này tôi có cảm giác mình giống như con vẹt đang nắm chìa khóa cái lồng trong tay. Lúc nào muốn bay ra thì cứ bay, thật sảng khoái. Mặt khác, tôi cũng muốn nhanh chóng rời khỏi chỗ này, bởi tôi vẫn lo sợ không biết bố mẹ sẽ còn giở những thủ đoạn gì ra nữa. “Bố mẹ anh sẽ hận em tới tận xương tủy mất, vì đã đem cậu con trai yêu quý của mình đi mất”. “Em đừng nghĩ như vậy. Thứ nhất, thựa ra, lúc anh gần chết đuối thì em đã vớt anh lên, cứu sống anh. Đây chính là tấm gương người tốt việc tốt. Thứ hai...”, tôi bỏ đũa xuống dùng giấy ăn lau miệng, “chúng ta đã làm cho bố mẹ anh tức đến mức như vậy, anh nghĩ họ cũng không muốn nhận chúng ta nữa đâu”. Cô nắm lấy bàn tay đang đặt trên bàn của tôi. “Gia Dương à, liệu sẽ có một ngày anh hối hận vì quyết định này không?” “Bây giờ anh đã hối hạn rồi”. Tôi đáp lại, “Anh hối hận vì chúng mình đã lãng phí quá nhều thời gian”. Cô đứng dậy, tuy cách tôi chiếc bàn nhưng cũng rướn cổ hôn tôi trước ánh mắt của bao nhiêu người. Tôi cảm thấy thật hãnh diện. “Vấn đề lúc này là, sắp đến Tết rồi, chúng mình phải đi đâu đây?” Tôi băn khoăn. Phi nghĩ một lát rồi nói: “Hay là mình về nhà em đi. Cũng lâu rồi em chưa về thăm bố mẹ”. “Được, cứ quyết định như vậy đi, khi quay lại, bọn mình sẽ tồ chức. Để cho họ phải hối hận”. “Đúng, để cho họ phải hối hận”. Kiều Phi Ngày hai mươi chín tháng Chạp, tôi đưa Gia Dương về quê. Sau trận tuyết lớn, Tết ở phương Bắc có cảm giác lại náo nhiệt hơn. Vết thương trên mặt Gia Dương đã đỡ hơn. Khuôn mặt trắng trẻo của anh đỏ lựng vì rét. Chiếc áo lông của anh bị tôi kéo phéc mơ tuya lên tận cổ: “Lạnh không?” “Vẫn chịu được”. Vừa nói xong anh liền hắt xì hơi, “Chao ôi, lạnh quá!”. Chúng tôi bắt taxi về, trên đường đi tôi nói với anh: “Em thì quen rồi, lúc học cấp ba, nhà em rất xa trường, em toàn phải đi xe đạp. Đi được nửa đường thì tay chân, thậm chí cả tai đã tê cứng cả. Nhưng anh thử đoán xem, sau đó thế nào?” “Sao cơ?” “Cứ đạp xe, đạp xe mãi, người cứ nóng dần lên, thế là không lạnh nữa”. “Thế à?” “Đúng vậy đấy, em không lừa anh đâu”. Anh cười rồi ôm tôi vào lòng. Hai chúng tôi đang mặc rất nhiều quần áo, lại dính vào nhau như vậy, trông chẳng khác nào hai chiếc bánh trôi. Bố mẹ tôi vô cùng vui mừng khi nhìn thấy Gia Dương. Hôm sau là Ba mươi Tết, tôi cùng mẹ nấu rất nhiều đồ ăn. Gia Dương và bố tôi vừa ăn lạc vừa đánh bài với nhau. Tôi nghĩ thầm, nhóc ạ, lần này anh chết chắc rồi, bố em đánh bài rất giỏi đấy. Ông từng là quán quân của cả chung cư, đến Thần Bài mà gặp có khi cũng phải khóc. Tôi ra hiệu cho bố: “Bố à, bố đừng nhường anh ấy nhé, bố phải thắng hết tiền của anh ấy đấy”. Tôi cùng mẹ làm xong cá rồi ra xem họ đánh bài. Gia Dương đang cười rất đắc chí, khuôn mặt bố tôi rất nghiêm túc, dường như ông đang dốc toàn lực. Tôi liền hỏi: “Bố à, sao vậy bố? Bố nhường anh ấy à?”. Bố tôi dùng tay ra hiệu với tôi: “Không phải, thằng nhóc này nhớ bài lắm, bố và cậu ấy ra cây nào, cậu ấy nhớ hết. Bố thua cậu ấy ba mươi tệ rồi”. Gia Dương mỉm cười rất ranh mãnh rồi hỏi: “Hai bố con đang nghĩ cách hạ anh đúng không?” Tôi đáp lại: “Anh cũng thật quá đáng, lát nữa em sẽ cho anh một trận”. Mẹ tôi bưng bánh chẻo lên, chúng tôi ngồi trên giường ăn. Bố tôi lấy tấm thảm da quấn vào chân cho tôi và Gia Dương. Ăn xong, chúng tôi đốt pháo rồi đi chúc tết hàng xóm. Cô hàng xóm nhìn thấy Gia Dương liền khen: “Phi Phi à, chàng trai này được lắm!”. Tôi đáp lại: “Cũng thường thôi ạ”, nhưng thực ra trong lòng rất vui. Mấy ngày sau, chúng tôi đi thăm bạn bè. Tôi phát hiện Gia Dương rất có tài trong việc đánh bài, đánh mạt chược, chơi điện tử với trẻ con, anh đúng là cao thủ. Anh đánh thắng tất cô chú, cậu mợ, anh chị em họ của tôi. Tôi liền trêu: “Hay là anh chuyên tâm vào luyện những thứ này đi, sau này bọn mình khỏi cần đi làm phiên dịch nữa, tới Ma Cao hặc Monte Carlo kiếm sống bằng nghề cờ bạc là được rồi". “Monte Carlo thì cũng được, trình độ của anh ngang cơ với các tuyển thủ châu Á đấy”, anh chàng cứ dương dương tự đắc. Nhưng anh chỉ chơi cho vui, tiền thắng được đều đem hết ra mua pháo rồi phát cho tụi trẻ con quanh nhà tôi. Bọn chúng rất thích anh. Mùng Năm, bố mẹ tôi đi thăm bạn. Lúc tôi ngủ dậy thì đã gần trưa, Gia Dương vẫn đang say giấc. Trước khi đi, mẹ đã chuẩn bị cho chúng tôi một nồi lẩu. Nồi nước dùng béo ngậy, những miếng thịt dê thái mỏng, miến, rau cải, lòng lợn, còn có cả tôm, tôi nhớ là Gia Dương rất thích ăn trai, liền mặc áo đi ra ngoài mua. Lúc tôi quay lại Gia Dương đã dậy rồi, anh đã dọn xong bàn ăn, đang nếm nước dùng. “Em đi đâu thế?” Anh hỏi. “Em đi mua trai cho anh đấy”. Có điều, anh chàng công tử này cũng khó chiều thật, lúc chúng tôi đang ăn uống ngon lành thì anh liền “a” lên một tiếng lấy tay che miệng rồi trách tôi: “Em chẳng chịu rửa trai sạch một chút, mẻ cả răng anh rồi”. Tôi không để ý, tiếp tục ăn lòng: “Ai bảo anh không nhìn kỹ”. Thế nhưng, một lúc sau, vẫn thấy anh ấy che miệng kêu đau. Tôi bỏ đũa xuống rồi tiến về phía anh hỏi: “Sao vậy Gia Dương? Bị đau ở đau? Để em xem nào?”. Anh mở bàn tay che miệng ra, trong lòng bàn tay là một chiếc hộp đỏ bằng nhung. Tôi bất ngờ tới nỗi không nói nên lời, không phải chứ! “Phi” Trên mặt anh ấy vẫn còn đọng lại nụ cười ranh mãnh của trò đùa ban nãy, anh không kìm được nữa, liền cười to rồi nói: “Chúng mình kết hôn nhé!” “Em phải xem kim cương có to không đã”. Tôi chậm rãi mở hộp ra, nhìn thấy một chiếc nhẫn ngọc lục bảo. Gia Dương đeo nhẫn cho tôi, tôi không kìm nén được nữa bèn cười phá lên. Không hiểu tình huống này giống với bộ phim nào nữa? Đá quý luôn khiến phụ nữ phát điên. Tôi ôm chặt cổ anh: “Chỉ là vì miếng đá quý của anh thôi đấy nhé, thôi được, em đồng ý. Khi nào thì đi đăng kí?” “Nhanh nhất có thể, khi nào về chúng mình sẽ đăng kí” “Cứ quyết định như vậy nhé. Mau ăn lẩu đi”. “Được”. Rất lâu sau, tôi vẫn thích ngắm đi ngắm lại chiếc nhẫn mặt đá xanh. Đúng là rất đẹp, tôi nhìn nó dưới ánh trăng rồi lại nhìn dưới ánh mặt trời, nhìn qua gương, đổi từ tay trái sang tay phải, sáu đó cứ cười ngây ngô. Trên chuyến bay trở về, Gia Dương nói: “Nếu biết em thích thế này thì anh đã sớm mua cho em rồi”. “Thế nhưng ý nghĩa lại khác nhau”. “Em nói rất đúng”. Anh nắm chặt tay tôi. Hết Tết, chị cùng phòng gọi điện cho tôi, nói là không tìm được một số tài liệu năm ngoái tôi đã đưa cho chị ấy. Tôi định tới Bộ tìm cho chị, nhân tiện dò hỏi xem tình hình thế nào nhưng Gia Dương kiên quyết không đi cùng. Anh cứ đòi liên lạc với nơi đăng kí kết hôn. “Anh không đi đâu, đang bận bao nhiêu việc đây này. Anh còn phải liên lạc với bạn bè ở Thượng Hải nữa, nếu muốn thì em đi một mình đi”. Con người này đúng là cố chấp, tôi đành phải đi một mình tới Bộ vậy. Chị cùng phòng nói: “Phi Phi à, bao giờ em mới chịu trở lại làm việc đây, em định làm chị mệt chết đấy à?” “Em cũng muốn đi làm lắm, nhưng vẫn chưa tháy phòng Nhân sự thông báo em đi làm lại”. Tôi nhìn chị ấy cúi đầu dịch văn bản, gửi fax, cảm thấy rất kì lạ. “Sao vậy? Mới đầu năm sao lại bận thế?” Chị ấy nghiêng đầu lên nhìn tôi rồi nói: “Có chuyện rồi”. |
Chương 66 Kiều Phi Buổi chiều, tôi về nhà thấy Gia Dương đang lên mạng xem tin tức. Vừa nhìn thấy tôi, anh liền bào: “Em lên sân thượng ngắm mấy con rùa Braxin anh vừa mua xem thế nào?” Tôi chầm chậm bước lên sân thượng, vừa lên thì đã nhìn thấy hai con rùa có vạch đỏ trên đầu được Gia Dương nuôi trong bể cá. Tôi lại đi xuống rồi ngồi vào chiếc ghế bân cạnh anh. Anh cười hớn hở rồi hỏi: “Thế nào? Có thích không?” “Còn phải nói”. Anh lo lắng nhìn tôi: “Em sao vậy?” Tôi chống cằm, ngắm khuôn mặt thanh tú đã hồng hào trở lại của anh rồi nhắc: “Đã hết Tết rồi, anh vẫn không gọi điện về nhà à?”. Anh không trả lời, tay vẫn lướt rất nhanh trên bàn phím. Tôi đi rót nước, lúc đang ở bên ngoài thì nghe thấy tiếng anh nói: “Em nói gì cơ? Chúc Tết ấy à? Em thử nghĩ xem, cái chuyện giả tạo như vậy có cần thiết phải làm không? Em nói đi”. “Không phải vậy, đến bây giờ, thực sự em cũng không muốn nhìn thấy họ”. Từng chữ, từng chữ của tôi đều chứa đầy nỗi ấm ức. “Gia Dương à”. Tôi uống một ngụm nước rồi nói vọng vào, “Hôm nay em lên Bộ, hình như đã có chuyện gì thì phải. Xung đột vũ trang xảy ra ở Châu Phi, hai kỹ sư đường sắt cao cấp của chúng ta đã tử nạn. Bố anh đi đưa linh cửu về, ngoài cảnh vệ ra, ông ấy không mang theo nhân viên nào cả”. Anh đi ra nhìn tôi, lo lắng hỏi: “Em nói gì thế?” “Bố anh, một quan chức cao cấp như vậy, một mình đi Châu Phi, không mang theo nhân viên, đến cả thư kí cũng không, lại chẳng cho phiên dịch đi cùng. Ông ấy đi một mình”. Tôi nhắc lại lần nữa một cách rành rọt. Anh ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh tôi. Gia Dương làm trong ngành này đã lâu, đương nhiên anh hiểu, một quan chức cao cấp như vậy nhưng lại thu gọn đoàn công tác tới mức đó thì có nghĩa là gì. Chắc chắn đó sẽ là một hành trình nguy hiểm, là sứ mệnh gian nan được đặt lên đôi vai của một quan chức ngoại giao cao cấp”. Tôi vuốt ve bàn tay anh: “Anh không tới thăm bố à? Có lẽ lúc này ông đang rất cần anh đấy”. Anh đứng lên rồi lại ngồi xuống tìm thuốc trong túi áo ngủ. Tôi châm một điếu thuốc rồi đặt vào miệng anh. Gia Dương dường như hơi sững người lại. Hút xong điếu thuốc, anh lại trở về phòng mình, bật máy vi tính lên. Tôi đi vào cùng anh: “Anh có nghe thấy em vừa nói gì không vậy?” Anh vẫn không nói gì. Con người này luôn ngoan cố như vậy, khiến người khác tức chết đi được. Chúng tôi ăn cơm tối rồi xem ti vi, lúc nằm trên giường, anh vẫn trầm ngâm không nói gì. Tôi tắt đèn ngủ, cảm nhận được cơ thể Gia Dương đang ép sát vào mình. Tôi bèn quay ra ôm anh, “Anh sao vậy Gia Dương? Không vui à?” “Đâu có”. Anh ghé sát mặt lại rồi nói, “Anh già thật rồi, anh đang nhớ lại chuyện hồi nhỏ”. “Kể cho em nghe đi”. “Lúc đó, bố anh không phải quan chức to lắm, mỗi khi rảnh rỗi, ông lại kiệu anh lên đầu rồi dắt theo anh trai anh đi chơi ở Bắc Hải. Bố anh chơi quay rất giỏi. Mỗi lần ông thắng, anh trai anh đều rất tức. Bây giờ anh mới nghiệm ra rằng, đúng là anh và anh trai anh đều không bằng ông, mọi phương diện đều không bằng ông. Đến cả những kiến thức thông thường ông dạy, bọn anh cũng không học được. Anh đã làm phiên dịch cho rất nhiều lãnh đạo ở Châu Âu, Châu Phi, Liên hợp quốc, nhưng uy tín của bố anh trong ngành rất đáng nể. Một số trường đại học nước ngoài tới giờ vẫn sử dụng những tài liệu do ông dịch để hỗ trợ cho việc giảng dạy. Anh nhớ lúc anh hai tuổi, ông đã bắt đầu dạy anh cách phát âm âm lưỡi. Anh lớn hơn chút nữa thì đã bắt đầu học tiếng Pháp. Tới lúc ấy, ông tuy bận rộn hơn nhưng vẫn dành thời gian kiểm tra và sửa bài cho anh. Có điều sau này, ông nhờ người khác giám sát anh”. “Nhưng bố anh vẫn rất quan tâm đến anh”, tôi nói, “Bố anh không giống những người khác, nếu như ông là người bình thường có lẽ ông sẽ thấu tình đạt lý hơn bất kì ai. Hơn nữa ông luôn hi vọng anh nên người hơn bất kì ai mà”. “Thế ư?” Gia Dương ngẩng đầu nhìn tôi. Tôi nhìn thấy mắt anh ngời sáng. Tôi gật đầu: “Đúng thế! Gia Dương à, thực ra bản thân anh cũng rõ điều này mà. Gia Dương à, anh có muốn đi sang Châu Phi với bố anh không?”. “Anh muốn”. Anh đáp lại, khuôn mặt dưới ánh trăng sáng ngời như ngọc. “Nhưng anh không thể bỏ am một mình mà không quan tâm được”. Tôi ôm anh, ôm thặt chặt. Từ trước tới giờ, anh luôn phải sống rất mệt mỏi, cái gì cũng muốn vẹn toàn đôi bên, đối với bố mẹ mình và cả với tôi. Kết quả là lúc nào anh cũng phải phân vân day dứt rồi tự làm khổ bản thân mình. “Anh nói gì vậy? Mai anh hãy đi tìm bố anh, nếu anh đi cùng ông, khi anh về, chúng mình sẽ đi đăng kí. Ngoài chuyện này ra, em không muốn anh bỏ lỡ bất cứ một giây phút nào nữa”. “Đi đâu mới có thể tìm được một người vợ tốt như em nhỉ?” Anh dụi đầu vào lòng tôi, “Anh sẽ làm như em nói, vợ yêu ạ”. Trình Gia Dương Tôi đứng trước cửa văn phòng của bố, nói với thư kí của ông rằng tôi muốn gặp ông. Thư kí của bố tôi đáp, thủ trưởng đi vắng rồi. “Tôi vừa nhìn thấy xe của bố tôi dưới kia mà”. Viên thư kí nhìn tôi nhăn nhó: “Thế cậu bắt tôi phải làm thế nào hả Gia Dương?” Tôi mặc kệ, tự đẩy cửa bước vào, , bố tôi đang ngồi xem văn kiện trên bàn làm việc. Ông ngẩng đầu lên, nhìn thấy tôi, mặt ông lạnh tanh: “Đến gõ cửa mà cũng không nữa, phép lịch sự tối thiểu bao nhiêu năm nay của con mất hết rồi à?”. Tôi nhìn ông, không nói gì. “Con tới tìm bố để xin tha thứ, hay lại tới xin một trận đòn nữa hả?” Ông đi tới chỗ tôi, ngắm nghía khuôn mặt tôi rồi nói: “Hồi phục cũng nhanh thật, lần trước xem ra bố vẫn còn nương tay”. “Bố định một mình đi Châu Phi à?” “Ai cho phép con được hỏi việc của bố?” “Bố còn không mang theo tùy viên?” “Những tài liệu liên quan trong nước đều đã chuẩn bị xong rồi, tới bên đó sẽ hội kiến với Tổng thống một lát. Sau đó sẽ đi đón linh cửu đồng bào về, chẳng còn nhiệm vụ nào khác”. “Điều này không phù hợp với quy tắc, không phù hợp với địa vị của bố, sao bố không mang theo phiên dịch chứ?” Ông “hừ” một tiếng: “Bố đã làm những gì con quên rồi à? Cái trò con nít đó của con là do bố dạy cho”. “Bố, con sẽ đi với bố, con sẽ làm phiên dịch cho bố”. Bố tôi sửng sốt ngẩng đầu lên, ông nhìn sâu vào mắt tôi, một lúc lâu sau vẫn không nói gì. Tôi tiếp tục thuyết phục: “Con biết nhiệm vụ lần này rất nguy hiểm, bố cũng không muốn đem theo quá nhiều người, có điều đường đường là quan chức cao cấp trong ngành ngoại giao, ít nhất sự phô trương tối thiểu này cũng nên có, con sẽ đi cùng bố”. Ông chậm rãi đi tới cửa sổ, đưa mắt nhìn ra ngoài rồi hạ giọng nói: “Con biết thậm chí bố còn không muốn đem theo người khác đi, huống hồ lại là con trai mình? Con đi đi. Con đừng trông mong là làm như thế này, bố sẽ nể tình mà tha thứ cho con”. “Con không đi đâu. Chuyện nào ra chuyện nấy, con không làm sai nên cũng không phải mong ai đó tha thứ. Những thứ khác của bố con không có được, nhưng tối thiểu thì sự kiên trì chính là thứ con học được từ bố đấy”. Tôi bước tới bên ông. Bố tôi cười: “Đúng vậy, điều này là do bố dạy con”. Rồi ông quay lại nhìn tôi, nhìn rất chăm chú: “Hay là bố đánh con vẫn chưa đủ đau? Hôm nay tới để gây chuyện hả?” “Lần sau bố nhớ dùng gậy đánh bóng chày ấy”. Tôi nhắc. “Được, bố nhớ rồi”. Ông quay lại bàn làm việc, phê văn bản, kí, đóng dấu, sau đó đưa cho tôi. “Gia Dương à, con đi đóng dấu văn bản đi, ngày kia bố con mình sẽ khởi hành bằng chuyên cơ riệng”. Khi tôi sắp đi, ông gọi tôi lại và nhắc: “Gia Dương à, lần này bố con mình đi để mang linh cữu đồng bào về, việc này vô cùng quan trọng”. “Vâng, thưa bố. Con biết rồi ạ”. |