Chương 04: MỤC TIÊU

Mục tiêu

 
 

"Cuộc sống đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự vận động và không ai khác ngoài họ mới biết họ phải làm gì".

 

Viktor Frankl

 

Đề ra mục tiêu và đạt được mục tiêu là vấn đề chương này sẽ bàn đến. Tại sao chúng ta đề ra mục tiêu và phải tuân theo những nguyên tắc nào để đạt được mục tiêu?

 

Trong một cuốn sách nổi tiếng của Frankl "Đi tìm mục đích của con người", ông mô tả lại cuộc sống ở trại tập trung thời thế chiến thứ II. Tác phẩm này ra đời khi ông tình cờ biết được chỉ một thanh niên 26 tuổi may mắn thoát chết trở về từ địa ngục trần gian của trại tập trung. Vì muốn tìm hiểu nguyên do anh ta tồn tại được trong khi những người khác ra đi vĩnh viễn, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu và cuối cùng ông hiểu được sự tình là chính cái khao khát cháy bỏng muốn gặp lại người vợ cũ đã giúp anh tồn tại. Tương tự với những trường hợp khác, ông kết luận những người vượt lên trên hoàn cảnh tiếp tục sống không chỉ là những người khỏe mạnh, to béo hay thông minh hơn người mà vì họ có mục đích để tồn tại…

 

 

Mục tiêu là cái gì đó giúp chúng ta tồn tại và đi mãi trên đoạn đường đời. Chúng ta có thường nghe nói một số người về hưu ở tuổi 60 và chết sau đó vài tháng không? Một khi chúng ta mất mục tiêu, mất phương hướng thì chúng ta trở nên bồn chồn, lo âu. Bạn có bao giờ để ý thấy bạn thực sự sung sướng khi đang thực hiệu một dự án chứ không phải kết thúc nó không?

 

Sau đây là 2 điểm chính cần phải lưu ý:

 

"Đề ra mục tiêu là việc hiển nhiên con người phải làm". Chúng ta không thể sống mà không có mục tiêu hoặc ít nhất là không có trong một thời gian dài. Bạn nhất thiết phải có một mục tiêu nếu bây giờ bạn chưa đề ra danh sách các mục tiêu cần phải thực hiện.

 

"Mục tiêu gì là không quan trọng nhưng bạn phải có một mục tiêu". Có người cứ tìm cách trì hoãn thực hiện những gì họ nghĩ có liên quan đến đời họ. Họ không chắc mục tiêu họ đề ra là hoàn toàn có lợi cho họ hay không vì thế họ chẳng bao giờ làm được cái gì cả.

 

Trường hợp Bill Simth, người luôn tính chuyện trở lại trường để học lấy một mảnh bằng đại học. Anh không chắc là liệu mục tiêu này có hợp lý không. Vấn đề là ở chỗ anh đã tính chuyện này 30 năm rồi và bây giờ anh đã 57 tuổi đời. Anh không còn nhiều thời gian nữa.

 

Nếu Bill quay trở lại học và thấy rằng điều đó không cần thiết với anh nữa thì chẳng có gì bàn cãi. Thế là cuối cùng anh ta đã hiểu ra được vấn đề. Bạn thấy đấy, người ta thường cho rằng "Nếu bạn chọn sai đường thì hậu quả thật khó lường".

 

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như tôi đề ra mục tiêu và việc tến hành thực hện nó không như ý muốn và mang lại nhiều phiền toái và bất hạnh cho tôi?" Thật ra điều này rất tuyệt vì bây giờ họ sẽ biết loại bỏ những yếu tố không hay. Họ biết rõ hơn cái gì sẽ có lợi hay không có lợi cho họ.

 

Chúng ta có thể thấy được là những người thành công cho rằng "Thất bại là mẹ của thành công". Trong khi đó những người không thành công cho rằng "Thất bại làm bạn nhụt chí".

 

Qui luật lệch hướng quay của quả đất

 

Buckminster Fuller là ông tổ của định luật lệch góc quay dần dần của quả đất, đây là một định luật về sự phát triển dần đần, một phần của quá trình phát triển nguyên tắc định ra mục tiêu.

 

Qui luật này cho thấy chúng ta thu lượm nhiều điều để bổ sung vào mục tiêu thực tế. Thực ra điều quan trọng không phải là đạt được mục tiêu mà là chúng ta đã thu lượm được gì và khai thông trí tuệ như thế nào trên suốt đoạn đường ấy.

 

Fred có lẽ cho rằng "Trải qua 6 năm học Đại học chỉ để lấy một mảnh bằng hay sao". Điều anh ta không nhìn thấy được là trong chừng đó thời gian anh ta sẽ gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người, học hỏi được nhiều điều, biết rõ về mình hơn và có nhiều kinh nghiệm. Vấn đề không phải là mảnh bằng đại học mà là đoạn đường anh ấy đã đi qua như thế nào.

 

Nếu bạn quyết định đi bộ vượt qua châu Âu hoặc tậu một chiếc xe thể thao hiệu Ferrari hay bắt đầu lập ra một cơ sở kinh doanh, thì điều quan trọng không phải là việc đi bộ, chiếc xe hơi hay cơ sở kinh doanh mà là bạn cần phải trở thành con người như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Trong quá trình đi đến mục tiêu, bạn dần dần trở nên can đảm hơn, quyết đoán hơn, phát huy được thế mạnh của mình, hiểu được nguyên tắc của bản thân, dẻo dai hơn (biết chịu đựng hơn), tự tin hơn, gặp được người bạn đời hoặc biết lập các giấy tờ quan trọng…

 

Những gì bạn thu lượm được trong khi theo đuổi mục tiêu không quan trọng bằng việc xem xét "Bạn sẽ trở thành cái gì"?

 

Khi bạn bắt đầu thực hiện mục tiêu thì bạn nên nhớ rằng một điều là không phải mọi việc đều xảy ra một cách suôn sẻ. Mục tiêu nào cũng đầy trở ngại khó khăn.

 

Khi thủy triều dâng lên, nó dâng lên một chút và rút xuống một chút, và nó dần dần dâng lên theo một lộ trình như vậy. Khi cái cây phát triển, lá rụng đi một ít và lá mới mọc ra nhiều hơn và kết quả là cây dần dần lớn hơn, to ra… Ngược lại cây không thể phát triển nếu như không tồn tại một tiến trình như vậy. Cách sự vất diễn biến, phát triển trên hành tinh này theo một đồ thị gấp khúc đi lên, là một tiến trình bất di bất dịch.

 

Không may có người lại nghĩ rằng sự phát triển của bản thân họ không theo qui luật tự nhiên của vũ trụ. Vì thế khi Mary bắt đầu một chương trình giảm cân và thấy rằng có lúc cô giảm cân và có lúc lại tăng cân, thế là cô ta cho rằng việc làm giảm cân khó có thể thực hiện được và đành chấp nhận số phận làm một bé bự. Fred bắt đầu tiết kiệm tiền và sau một vài lần chi tiêu ngoài dự tính, cậu ta thấy rằng không thể tiết kiệm và đành phải từ bỏ mộng tự lập về mặt tài chính.

 

Những người thành công không hẳn là người thông minh, xuất sắc hay kiệt xuất. Đơn giản là họ nắm bắt được qui luật phát triển của sự vật và nhận thấy rằng sự phát triển của họ phải tuân theo qui luật của các sự vật diễn ra xung quanh họ.

 

Họ thấy được rằng người ta đạt đến mục tiêu bằng một quá trình điều chỉnh liên tục. Chúng ta đi sai đường (lệch hướng), thì điều chỉnh lại cho đúng hướng, giống như con tàu vũ trụ, tên lửa, vệ tinh đi sai hướng hay lệch hướng thì phải Điều Chỉnh, Điều Chỉnh, Điều Chỉnh.

 

Một lý do nữa chứng tỏ sự cần thiết phải luôn có mục tiêu

 

Chúng ta đã bàn kỹ về cách chúng ta hướng đến những gì chúng ta suy nghĩ nhiều nhất. Nếu bạn có mục tiêu trong đầu, bạn sẽ nghĩ đến nó nhiều nhất vì bạn có xu hướng day đi day lại mục tiêu của mình. Nếu bạn không có mục tiêu, thì bạn sẽ quan tâm đến những gì bạn suy nghĩ nhiều nhất. Đầu óc của bạn sẽ tạp trung vào những ý nghĩ nổi bật nhất và chính vì vậy nó đưa bạn đi trên con đường đó (hướng đó). Tóm lại, những ý nghĩ nổi bật nhất của bạn là mục tiêu của bạn.

 

Viết ra mục tiêu của bạn

 

Tôi đã hỏi tất cả những người luôn đề ra mục tiêu cho mình và được biết tất cả bọn họ cho rằng, chúng ta nên viết ra mục tiêu của mình.

 

Khi bạn đi mua sắm, bạn lập ra một danh sách hay những thứ cần chuẩn bị. Làm như vậy, bạn sẽ mua được tất cả những gì bạn cần mà không sợ bị sót món nào. Bảng danh sách giúp bạn đi đúng hướng.

 

Người ta lập ra cả danh sách dài cho buổi tiệc. Họ ghi ra những thứ cần mua chẳng hạn như bánh, trái, thức uống, kẹo… Làm như vậy họ không quên bất kỳ thứ gì.

 

Điều lạ thường là mặc dầu người ta ai cũng biết hiệu quả của tờ danh sách, thế nhưng chỉ khoảng 3% người áp dụng nó vào đời sống. Điều rất có ích và quan trọng cho cuộc đời của họ thế mà người ta cứ loạng choạng đi ngư người mù, họ không bao giờ lập ra danh sách những gì họ muốn và cứ liên tục tự hỏi tại sao họ chẳng bao giờ đạt được cái gì!

 

 

Việc lập ra danh sách không phải là việc duy nhất cần làm nhưng có nó sẽ giúp chúng ta định ra hướng đi để đạt mục tiêu mà chúng ta muốn trong cuộc sống. Thế nhưng hầu hết người ta vẫn dành nhiều thời gian để lập kế hoạch cho các bữa tiệc hơn là kế hoạch cho đời mình. Thế rồi họ tự nhủ tại sao họ không được hạnh phúc như họ muốn.

 

Danh sách rất có lợi, nó có ích cho việc đi mua sắm, và có ích cho cả đời bạn.

 

Đúc kết

 

Mục tiêu là cỗ xe chuyên chở chúng ta qua những đoạn đường thử thách mà từ đó ta lớn lên. Chúng ta luông cần có mục tiêu, không phải vì cái chúng đem lại cho ta mà vì cái chúng làm cho ta.

 

Giới hạn

 
 

"Bạn đúng khi nghĩ rằng liệu bạn có thành công hay không".

 

Henry Ford

 

Nếu bạn có suy nghĩ rằng bạn không thể làm được việc gì đó, điều này sẽ hạn chế sự thành công của bạn. Dĩ nhiên, nó không ám chỉ đến người luôn tự cho mình là có thể làm được mọi việc và những người luôn cho rằng mình không thể làm được gì.

 

Mẫu người có tư tưởng "Tôi chắc chắn là người thất bại" không chịu cố gắng học hỏi, bỏ lỡ cơ hội, không làm việc hết mình vì anh ta nghĩ "Chẳng có lợi gì cả". Quả thực anh ta chẳng làm được việc.

 

 

Có người lại có tư tưởng "Tôi sẽ thành công, tôi nhất định làm được bất cứ việc gì. Tôi sẽ làm việc khi tôi cần, tôi sẽ học càng nhiều càng tốt nếu như tôi có thể, tôi nhất định sẽ thay đổi". Và anh ta làm được điều đó.

 

Điều đáng nói là cả hai tư tưởng đều mạo hiều, táo bạo. Người thứ nhất cố tình lảng tránh trách nhiệm. Anh ta có thể nói rằng: "Việc gì cũng khó, bạn làm giúp tôi nghe". Anh ta đang không có cơ hội tự khẳng định mình để thành công. Thậm chí người ta tỏ ra thương hại anh ta. Với anh ta chơi trò câm điếc tỏ ra tiện lợi và nhanh chóng.

 

Người thứ hai sẽ gặt hái được nhiều thành công là điều hiển nhiên. Anh ta đạt được mục tiêu.

 

Đúc kết

 

Bất kể sự hạn chế nào cũng đều thuộc trách nhiệm của mình. Sẵn sàng đón nhận trách nhiệm là bước khởi đầu hứa hẹn một tương lai tươi sáng.

 

Điều bất lợi

 
 

Hễ khi chúng ta nghi ngờ khả năng thành ông của mình, chúng ta phải tự hỏi những trở ngại và khó khăn mà người khác đã trải qua thì sao.

 

Chẳng hạn như Demosthenes, một diễn giả nổi tiếng đã từng khổ sở về sự ăn nói khó khăn của mình. Ông luyện nói bằng cách ngậm đá cuội ở trong miệng vì cho rằng khi làm tốt việc này thì ông sẽ có thể nói trước công chúng. Và ông đã trở thành một trong những nhà diễn thuyết nổi tiếng nhất mọi thời đại.

 

Hellen Keller không cam chịu số phận mù lòa câm điếc của mình. Cô dành chọn đời mình để giúp những người có số phận hẩm hiu hơn cô.

 

Abraham Lincoln làm ăn thất bại ở tuổi 22. Năm 23 tuổi ông đã thất cử vào ghế cơ quan lập pháp. Đến 25 tuổi ông lại thất bại trên thương trường. Khi ông 26 tuổi, người yêu của ông qua đời, ông bị suy sụp tinh thần ở tuổi 27, ông thất cử liên tiếp vào ghế quốc hội ở tuổi 34, 37 và 39. Đến 46 tuổi ông lại bị thất cử vào thượng nghị viện, thất bại khi tranh ghế Phó Tổng thống Hoa Kỳ ở tuổi 47.

 

Đến năm 52 tuổi ông được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ và trở thành một trong những nhà lãnh đạo tài ba nhất trong lịch sử thế giới.

 

Menachim Begin trải qua tuổi niên thiếu cù bơ cù bất trong khu ổ chuột người Ba Lan.

 

Winston Churchill là một sinh viên nghèo và rất khổ sở về chứng nói lắp của mình. Về sau không những ông được giải thưởng Nobel mà còn là một trong những người có tài ăn nói hấp dẫn.

 

Danh sách này rất dài. Bài học ở đây là; "Bạn bắt đầu ở đâu không quan trọng, cái cốt yếu là bạn đạt đến cái đích nào". Những bất lợi đôi khi lại là lợi điểm nếu ta nhìn chúng theo cách này và dùng chúng như động lực để làm được tốt hơn, tốt hơn.

 

Vấn đề:

 

"Lúc nào chúng ta cũng đối mặt với những thử thách lớn mà đằng sau nó là những vấn đề hóc búa".

 

Đôi lúc chúng ta có ý nghĩ: "Đời có đẹp không nhỉ nếu như chúng ta chẳng có vấn đề gì cả?". Nếu vậy chúng ta có thể thỏa thích trên bãi biển suốt cả ngày mà chẳng cần lo toan gì cả. Thế thì cuộc đời bạn chẳng khác gì một con ốc biển. Con ốc biển chẳng phải lo nghĩ gì cả.

 

Chúng ta phải nghĩ ra cách giải quyết vấn đề và tìm ra những biện pháp mới để thực hiện chúng. Cuộc sống này luôn tồn tại những vấn đề. Chúng thôi thúc chúng ta phải học hỏi, kiểm nghiệm, và vượt qua những trở ngại. Các con mèo không phải đối mặt với những vấn đề lớn. Nếu bạn là mèo thì bạn thấy mọi thứ đều dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống của con mèo có vẻ thoải mái lắm. Nhưng ai muốn làm con mèo nào?

 

Điều độc nhất vô nhị của con người là ở chỗ con người biết học hỏi và thu thập nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể tạo ra những gì chưa có trên đời này. Mèo không biết viết nhạc, chó không thể thành lập công ty, ốc biển không thể đi xem phim. Tất cả những điều này chỉ có con người chúng ta mới làm được. Có nghĩa là chỉ chúng ta mới biết yêu, biết cười, biết khóc…

 

Người lạc quan cho rằng một vấn đề đơn giản chỉ là một cơ hội để học hỏi. Điều này nghe có vẻ như không có gì, nhưng rất là sâu sắc. Chúng ta thấy rõ điều này ở trẻ em. Đứa bé 10 tháng tuổi xem mọi thứ xung quanh nó là một thách thức để khám phá. Nào thích tạo ra tiếng ồn, nhặt vật rơi hoặc ăn uống và thậm chí thấy vui khi ném những gì chúng đang ăn. Cuộc sống đối với bé là một hành trình khám phá thú vị. Trong khi đó các bạn trẻ lại thích ném mình vào những hoạt động mạnh mẽ và mạo hiểm hơn như chạy xe, lao lên cầu thanh, lao mình vào sóng…

 

Nếu bạn chịu khó suy ngẫm thì chắc chắn rằng bạn cũn đã từng trải qua những năm tháng đầu đời như vậy.

 

Thế thì quả thật không làm sao hiểu được một người lúc đầu có tư chất can đảm như vậy lại trở thành người nhút nhát sợ hãi mà ngay cả những vấn đề bình thường nhất họ cũng cho là to tát, khó khăn. May mà ngày nay nhiều người trưởng thành không có thái độ "Tôi không bao giờ làm được điều đó". Nếu không họ sẽ mãi mãi là một đứa bé trong vòng tay mẹ.

 

Có lý không khi chúng ta mong đợi ở trẻ em nhiều hơn là người lớn? Chúng ta nhắc nhở chúng ở trường: "Con phải ăn học, học tất cả những chữ cái nếu không con sẽ dậm chân ở lớp đầu mãi mãi". Nói cách khác chúng ta cho chúng biết thông điệp là chúng phải ra sức học tập. Không may, nhiều người trưởng thành không nhận được cùng thông điệp như vậy!

 

Thỉnh thoảng lại có người quan niệm rằng cuộc sống tự ban cho ta những điều tố đẹp mà chẳng cần phải lo toan. Chúng ta, những người lớn chắc ai cũng mong và tự đòi hỏi phải tiến bộ hơn. Ta tự hỏi: "Chúng ta đã học những gì từ bao nhiêu năm qua? Ta có thể làm gì được trong năm này mà năm qua ta không làm được?"

 

Đúc kết

 

Con người lớn lên từ hoàn cảnh. Như Horace nói: "Cái khó ló cái khôn".

 

Sai lầm

 
 

Có một anh chàng than rằng Thượng Đế không bao giờ nói cho anh ta biết cái gì cả. Anh ta đi hỏi bạn bè: "Tại sao Thượng Đế không gửi cho tôi một thông điệp nào cả như từng gửi cho người khác?" Bạn thân của anh ta trả lời dứt khoát: "Thượng Đế làm như vậy với anh qua những sai lầm của anh đấy. "

 

Sai lầm là những thông tin phản hồi chúng ta mong nhận được và cần phải học hỏi từ chúng. Kẻ chiến thắng phạm sai lầm nhiều hơn kẻ thất bại. Đó là lý do họ chiến thắng. Họ sẽ nhận được nhiều thông tin phản hồi khi họ cố gắng thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau. Vấn đề vướng mắc của những người thất bại là ở chỗ họ coi sai lầm là một gánh nặng mà không nhìn thấy những mặt tích cực của nó.

 

Chúng ta học hỏi nhiều điều lúc thất bại hơn là lúc thành công. Khi chúng ta thất bại, chúng ta suy ngẫm, phân tích, tập hợp lại và thảo ra một chiến lược mới. Khi chúng ta chiến thắng hay thành công, chúng ta chỉ đơn giản ăn mừng những gì ta đã làm vì thế chúng ta học hỏi được rất ít khi thành công. Đó là lý do nữa để chúng ta sẵn sàng vui vẻ đón nhận những sai lầm.

 

 

Câu chuyện về Thomas Edison là một hyền thoại. Có lần một người hỏi nhà phát minh cảm thấy thế nào sau nhiều sai lầm nỗ lực tạo ra bóng điện mà không thành. Nhà phát minh trả lời rằng ông không hề thất bại, mà ngược lại ông đã thành công khi phát hiện ra hàng ngàn cách không chế tạo được bóng đèn điện. Thái độ tích cực của ông với những sai lầm đó giúp Edison thành công và đóng góp được một sáng chế quan trọng cho thế giới mà bất kể ai cũng phải kính phục.

 

Werner Von Braum cũng biết rằng sai lầm là yếu tó cần thiết trong quá trình học hỏi và tìm tòi. Trong suốt thế chiến thứ II, ông phát triển một loại tên lửa mà người Đức hy vọng sẽ dùng để ném bom London. Cấp trên cho gọi ông lên hỏi sau một thời gian khá lâu khi ông đã làm không thành công 65. 121 lần. Họ hỏi ông "Anh sẽ sai lầm bao nhiêu lần nữa thì mới thành công?"

 

Ông trả lời: "Tôi nghĩ khoảng 5000 lần nữa". Ông nói: "Phải vấp khoảng 65. 000 lần mới có đủ khả năng, kiến thức để chế tạo tên lửa. Có thể đến lúc này Nga đã mắc phải 30. 000 sai lầm. Mỹ có khi không phạm sai lầm nào cả". Trong suốt nửa cuối của cuộc chiến, Đức làm kinh hoàng cả thế giới bằng tên lửa đạn đạo. Không có nước nào có loại tên lửa như vậy. Vài năm sau đó Von Braun đã trở thành bậc thầy, người đứng đầu chương trình không gian Hoa Kỳ, đã từng đưa người đến mặt trăng vào khoảng 1969.

 

Kính tráng thủy, lần đầu tiên được tạo ra một cách tình cờ, khi một miếng nhựa nhỏ bị kẹp giữa hai tấm thủy tinh. Thế là kỹ thuật tráng thủy đã tồn tại qua hàng ngàn năm nay. Sai lầm và tình cờ đều có mục đích của nó.

 

Đúc kết

 

Sai lầm thực sự không phải là sai lầm. Chúng ta hãy xem xét và đón nhận những sai lầm và chấp nhận chúng như là một phần tất yếu để học hỏi. Ngược lại nếu chúng ta không nghiêm túc hay dễ dãi với chúng, chắc chắn chúng ta sẽ hối tiếc. Thành công không có chỗ cho sự lười nhác.

 

 

Luật nhân quả

 
 

"Thành công đơn giản chỉ là vấn đề may mắn, trên cơ sở của thất bại"

 

Earl Wilson

 

Newton phát hiện ra định luật "Lực và phản lực". Nói cách khác mọi tác động đều có phản lực tương đương. Nếu chúng ta gieo gì thì gặp nấy. Nếu chúng ta trồng khoai, chúng ta sẽ không gặt được ngô. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải nhớ rằng qui luật này ứng nghiệm với tất cả những gì chúng ta làm, tất cả những kinh nghiệm chúng ta có.

 

Chúng ta không tránh khỏi qui luật này. Sức khỏe, tinh thần, sự thành đạt và các mối quan hệ cá nhân, tất cả đều diễn tiến theo một phương trình như nhau, đòi hỏi chúng ta phải hóa giải. Điều thú vị của qui luật này là ở chỗ với những nỗ lực của chúng ta, chúng ta không bao giờ biết được khi nào sẽ thu được kết quả hay lợi ích gì. Nhưng may mắn sẽ luôn đến với bạn mặc dầu không rõ sẽ đến khi nào song chắc chắn sẽ góp phần làm cho cuộc sống của bạn thú vị hơn, sôi nổi hơn.

 

Hơn nữa, những gì chúng ta có được bây giờ là kết quả, thành quả của những nỗ lực của chúng ta. Nếu chúng ta thật sự hạnh phúc và hài lòng với tình bằng hữu thắm thiết hay mối quan hệ yêu thương, đó là vì chúng ta đã chuẩn bị đất kỹ để gieo hạt. Nếu chuyện làm ăn của chúng ta đang đâm chồi nảy lộc, đó là vì chúng ta nỗ lực mới có được.

 

 

Nếu chúng ta quan tâm đến người, thì người sẽ quan tâm đến chúng ta. Nếu chúng ta nói tốt về họ, thì họ sẽ nói tốt về ta. Nếu chúng ta lừa dối họ, thì chúng ta sẽ bị họ lừa dối. Nếu chúng ta hãnh diện về những thành công của người khác thì chúng ta sẽ thật sự vui thích và hạnh phúc với những thành công của mình. Nếu như chúng ta nói dối, thì chúng ta sẽ bị người nói dối. Nếu chúng ta chỉ trích, phê phán, thì chúng ta sẽ bị người ta chỉ trích. Nếu chúng ta yêu người thì chúng ta sẽ được người yêu.

 

Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể thấy một nguyên tắc triết lý được thể hiện theo những cách khác nhau. Nhưng tựu trung chỉ đề cập đến một vấn đề: "Bạn sẽ được người ta đối xử như bạn đã từng đối xử với người ta."

 

Trên một phần mộ Ai Cập cổ có niên đại 1600 trước công nguyên có ghi dòng chữ: "Người mưu tìm hạnh phúc cho người khác cũng chính là người hạnh phúc".

 

Khổng Tử cho rằng: "Những gì bạn không muốn người ta làm cho mình thì đừng nên làm cho người ta".

 

Nhà triết học Aistotle có câu: "Chúng ta nên đối xử với thiên nhiên như chúng ta mong thiên nhiên đối xử với chúng ta".

 

Trong kinh thánh có đoạn viết: "Hãy làm cho người ta điều mà bạn muốn họ làm cho bạn".

 

Những nguyên tắc này được kiểm nghiệm rất rõ trong các mối quan hệ của chúng ta và trong quá trình gặt hái những thành quả trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong cuốn sách của James Allen "Người Tư Duy" có đoạn viết: "Mọi người tồn tại và lớn lên trong hoàn cảnh. Muốn có những đặc điểm hay tính cách nào đó thì phải tồn tại trong một môi trường tương ứng. Mọi việc xẩy ra trên đời này dường như không phải là sự tình cờ mà tất cả đều diễn ra theo một luật định".

 

 

Con người tồn tại trong hoàn cảnh và lệ thuộc vào ngoại cảnh nhưng con người có một năng lực sáng tạo vô song và biết lợi dụng hoàn cảnh để phát triển tính cách, hay thế mạnh vốn có của mình để trở thành người làm chủ được bản thân.

 

Dĩ nhiên phải có thời gian, con người mới hoàn thiện được mình và làm chủ được bản thân, song hoàn cảnh thay đổi theo ta, tức là sự thay đổi tâm lý và suy nghĩ của con người qui định hoàn cảnh con người tồn tại.

 

Người bất tài thường đứng lặng người và trầm trồ ngưỡng mộ những người tài ba, kiệt xuất và thầm ước "Giá như tôi có cái tài đó" hay "sự may mắn đó" nhưng họ không bao giờ hiểu được sự thành công đó là kết quả của sự miệt mài nỗ lực bao nhiêu năm tháng. Chúng ta hay nghe nói đến sự thành công của những ca sĩ qua một đêm biểu diễn nhưng để có được sự thành công này thực sự họ đã phải khổ luyện trong suốt hàng mấy tháng hoặc mấy năm trước đó.

 

Điều thú vị của tạo hóa là ở chỗ sản lượng thu hoạch được bao giờ cũng nhiều hơn hạt giống. Chẳng hạn khi bạn gieo trồng một hạt bí ngô, bạn không chỉ thu lại một hạt bí, mà là cả xe bí ngô. Quy luật này ứng nghiệm với tất cả những gì chúng ta làm, nhưng trước tiên chúng ta cần phải chuẩn bị đất và gieo mầm.

 

Đúc kết

 

Tạo hóa luôn luôn bình đẳng và công bằng. Chúng ta gieo gì thì gặt nấy.

 

Mạo hiểm

 
 

Cái giá để trở thành một con người cho đúng nghĩa quá cao cho nên ít người có đủ can đảm làm con người đúng nghĩa. Con người phải biết dứt bỏ mới mong tìm được sự thanh thản tự tại của mình. Họ phải từ bỏ sự tìm kiếm an toàn và phải dang tay đón nhận những khó khăn hay mạo hiểm của cuộc đời. Như vậy, họ mới yêu cuộc sống, quí cuộc sống (và từ đó họ hưởng được cuộc sống an bình).

 

Morris West

 

 Mục tiêu nào cũng có những khó khăn của nó mà chúng ta phải vượt qua, Fred có thể nói rằng: "Tôi không muốn mạo hiểm, tôi không muốn bị thử thách!" Điều Fred không thấy là chính những thử thách đó sẽ mang lại cho anh ta phần thưởng. Luật thiên nhiên định rằng đằng sau mỗi mùa đông là mùa xuân.

 

Hầu hết chúng ta bắt đầu cuộc sống của mình bằng thái độ lạc quan và vô tư với những khó khăn, thách thức. Trẻ con không ý thức với những thử thách mới mà chúng sẽ trải qua. Vì thế người mẹ lúc nào cũng thấy đứa con 2 tuổi của mình đùa giỡn trên những bậc thang, thong dong trên xa lộ, bình thản đi trên mái nhà hay kéo đuôi ngưạ, đại loại là những hoạt động như vậy. Giống như một người lớn khỏe mạnh và hạnh phúc, đứa bé muốn thử thách và khám phá mình. Khi chúng tập tễnh những bước đi đầu tiên và khi chúng bắt đầu đi lại vững vàng tức là chúng đã mạo hiểm, chấp nhận vượt khó. Và chúng lại thích thú.

 

Khoảng thừ 2 tuổi đến 22 tuổi, nhiều người trải qua một sự thay đổi thái độ đáng kể. Họ luôn bị chi phối bởi tình trạng "an bình và tự tại". Họ trải qua nhiều đêm dán mắt vào màn hình Tivi và trầm trồ ngạc nhiên trước những hành động tài ba phi thường của các siêu sao màn bạc. Thế là họ bị lôi cuốn vào hàng đống phim tâm lý xã hội và những bộ phim thể hiện những cá tính nhân vật trong những tình huống khó khăn. Trong khi đó cuộc sống của họ càng lúc càng trở nên tẻ nhạt.

 

 

Đương đầu với những thử thách và tìm cách hoàn thiện bản thân là hương vị của cuộc sống. Đi tìm sự an bình và tự tại chính là bóp nghẹt năng lực sống của chúng ta, làm mất đi hương vị cuộc đời. Không lẽ cái gọi là hương vị cuộc sống là khi ta nằm ù lì mãi trong cái hộp vỏn vẹn 3, 5m2?

 

Để đạt được mục tiêu, chúng ta phải liều lĩnh, chấp nhận vấp ngã, chấp nhận thương đau. Trong yêu thương chúng ta cũng phải liều. Nói với người khác: "Anh yêu em" cũng là một chuyện thật liều, nhưng các phần thưởng của nó sẽ là rất lãng mạn.

 

 

Mặt khác của sự liều lĩnh là được chứng tỏ bạn là bạn. Những công việc khó khăn và nguy hiểm đều được tưởng thưởng rất hậu. Trong thực tế, tạo hóa luôn luôn liên tục động viên chúng ta phải trườn, phải leo, phải thật xuất sắc. Để làm ra tiền, chúng ta phải liều mất nó, những người kiếm ra tiền nhiều nhất là những người dám chịu nguy hiểm. Muốn thắng ván tennis là chúng ta chấp nhận nguy cơ thua cuộc. Người thắng cuộc chấp nhận rủi ro nhiều hơn người thua cuộc. Đó là lý do tại sao họ thắng rất nhiều. Mặc dầu người thắng cuộc thua nhiều hơn người thua cuộc nhưng điều quan trọng là họ chơi rất thường xuyên cho nên họ có cơ hội thắng nhiều. Và chúng ta thường nhớ hoặc nhắc đến họ với những thắng lợi chứ không phải là các thất bại của họ. Giống như chuyện chế tạo bóng đèn của Thomas Edison. Chúng ta ghi nhớ ông vì đã chế tạo ra bóng đèn điện chứ không phải là hàng loạt những thất bại của ông khi cố gắng tạo ra nó.

 

Đúc kết

 

 

Chúng ta có sự lựa chọn, hoặc là một cuộc sống thú vị hoặc đơn giản chỉ là sự tồn tại. Kiếm việc là một thử thách, băng qua đường cũng là một thử thách. Bắt đầu việc làm ăn, một mối quan hệ hay lập gia đình cũng là một thử thách. Cuộc sống là thử thách.

 

Vì thế chúng ta phải bước ra ngoài để gặt hái thành quả.

 

Sự cam kết

 
 

"Bạn có thể làm bất cứ chuyện gì hoặc có thể mơ đến bất cứ cái gì… hãy bắt đầu đi. Kiên quyết và dũng cảm thường mang lại sức mạnh và phép màu nhiệm trong chính bản thân nó. "

 

Goethe

 

Chúng ta phải đi những bước đi đầu tiên. Khi chúng ta đứng trước một vấn đề nan giải, chưa sẵn sàng đương đầu, vũ trụ có thái độ: "Bạn chưa dứt khoát và kiên quyết với nó. Một khi đã cam kết dấn thân thì bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ".

 

Lúc chúng ta tuyên bố: "Tôi sẽ làm việc này bất kể điều gì xẩy ra!" tức là chúng ta một phần nào đó có thái độ "lạc quan và mạnh mẽ". Những người thành đạt trong cuộc sống thường hay quyết định làm như vậy. Nhà leo núi chinh phục được ngọn Everest là người luôn nói: "Tôi sẽ chinh phục được nó". Những người tuyên bố không dứt khoát: "Tôi sẽ thử, tôi sẽ đi, tôi sẽ cố gắng" là những người thường cuốn gói về sớm. Tương tự đối với các nhà buôn, vận động viên điền kinh, chồng vợ cũng vậy. Muốn đạt được kết quả chúng ta phải kiên quyết và nghiêm túc.

 

Nỗ lực

 
 

Sâu bọ và thú vật hầu như lúc nào cũng bận rộn, nào là chuẩn bị cho mùa đông, sẵn sàng cho mùa xuân, làm tổ, sinh con, đẻ cái. Đại khái là những vấn đề chúng phải làm để tồn tại. Và chúng dường như rất sung sướng với cuộc sống bận rộn này.

 

Tương tự, để có được hạnh phúc, chúng ta phải cố gắng. Ngược lại chúng ta phải trả giá vì sự lười nhác và sao nhãng của chúng ta. Như người thủy thủ biết được như vậy khi đi tàu, vận động viên thể hình viết vậy với thân hình của mình, sinh viên biết vậy với trí tuệ và kiến thức của mình… Và tất cả chúng ta sẽ biết hậu quả ra sao với chúng ta.

 

Thái độ của chúng ta đối với nỗ lực rất quan trọng.

 

Chúng ta cần phải nỗ lực vì chúng ta muốn vậy, bởi vì chúng ta có thiên hướng hay cảm thấy vui khi học hỏi, tự khám phá mình, thử nghiệm và kiểm nghiệm cuộc đời ta. Lỗi lầm mà nhiều người mắc phải là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng khi họ không đạt kết quả như mong muốn họ trở nên thất vọng.

 

Anh nhân viên mại vụ gọi điện thoại đi nhiều nơi nhưng không bán được cái gì cả, hay không có được đơn đặt hàng nào cả, anh ta cho rằng đó là một ngày kém may mắn. Không nên vậy, anh ta cần gọi điện vì đơn giản là anh ta muốn gọi điện. Anh ta nên vui vẻ tự mình kiểm nghiệm những cái mới, tôi rèn những kỹ năng của mình và nên tự hào vè khả năng kiên nhẫn của mình. Nếu anh ta chấp nhận thái độ: "À tôi rất vui với những gì tôi đang làm, từ đó tôi sẽ họ hỏi thêm nhiều kinh nghiệm sống và tập trung vào công việc của tôi". Chắc chắn kết quả tốt đẹp sẽ đến với anh ta.

 

Emerson cho rằng: "Kết quả tốt đẹp là nhờ vào nỗ lực của mình". Thái độ say sưa trong chiến thắng sẽ đưa chúng ta xa rời thế giới hiện tại. Chúng ta phải tập trung vào những việc trước mắt chứ không phải kết quả đạt được. Và như thế bạn sẽ không say sưa với men chiến thắng và để tâm thật sự vào công việc hiện tại.

 

Khi bạn ở nhà bà mẹ vợ, bạn sẽ thấy vô lý khi phải rửa xe cho bà ta. Bạn nghĩ rằng: "Tôi sẽ bị ướt sũng và bà ta sẽ đánh giá cao việc làm này và cảm ơn tôi hết lời, nếu không tôi sẽ rất bực bội". Đó là thái độ của kẻ thua cuộc. Phải luôn luôn có thái độ như thế này: "Tôi sẽ rất vui khi rửa xe vì tôi được thư giãn". Nếu bạn thực sự muốn làm, thì bạn sẽ vui vì những nỗ lực của bạn sẽ có kết quả ngay. Nếu bà mẹ vợ khen thì tuyệt, đó là phần thưởng. Nếu bà không đánh giá cao việc làm của bạn thì cũng chẳng sao vì dù sao cũng đã thấy vui khi làm vậy.

 

 

Nếu bạn làm gì thích, thì không còn gì phải bàn cãi. Chắc chắn bạn sẽ đạt được mục đích. Đó là qui luật. Tuy nhiên, nếu kết quả bị trì hoãn, hay không đến với bạn đứng để cho nó chi phối thời gian của bạn (Có thể là cả tuần hay cả năm). Kết của luôn luôn đến với bạn.

 

Bây giờ bạn có đang làm việc gì đó vì thích hay không? Hãy quyết định. Bạn sẽ được toại nguyện và hạnh phúc. Đó là một quyết định đúng. Như James M. Barrie đã nói "Bí quyết được hạnh phúc không phải là làm những gì mình thích mà thích những gì mình làm".

 

Đúc kết

 

Câu chuyện về nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại Fritz Kreisler là một ví dụ cụ thể chứng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa nỗ lực và thành công. Sau một cuộc biểu diễn xuất thần, một người đàn bà bước đến gần ông và nói: "Ngài Kreisler, tôi sẽ đánh đổi cả đời tôi để chơi được vĩ cầm như ông". Ông mỉm cười với bà ta và nói: "Tôi đã từng ước như vậy".

 

Khi chúng ta thay đổi thì mọi việc thay đổi. Nhiều người cả đời hi vọng mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Họ mong mọi sự trở nên dễ dàng và có thể mong rằng một ngày nào đó một phép mầu lạ thường sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh tù túng bần cùng. Nhưng sự việc không xảy ra như vậy!

 

Sự việc tốt hơn khi chúng ta tốt hơn, tiến bộ hơn. Sự việc thay đổi khi chúng ta thay đổi. James Rohn một thương gia triệu phú của Mỹ trong một buổi thảo luận đã nói: "Nếu bạn không thay đổi tình trạng hay con người của bạn bây giờ, bạn sẽ luôn dẫm chân tại chỗ. Nếu ai đó giao cho bạn một Triệu Đô La, bạn sẽ trở thành một triệu phú hoặc bạn sẽ không giữ được số tiền đó". Chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực phát triển bản thân mình, mở mang kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, làm như vậy sẽ mang đến cho ta sự thành công còn không chúng ta sẽ tán gia bại sản.

 

Những gì bạn có được trong cuộc sống phản ánh con người hiện tại của bạn. Thực tế cho thấy đa số những kẻ trúng số lớn sẽ sớm rơi vào cảnh túng thiếu như họ đã từng gặp trước đây. Hai năm sau khi trúng mánh, năm người thì hết bốn người đã rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính như trước. Họ chưa thay đổi cái bên trong của mình và vì thế sự thật bên ngoài đã phản ánh cái bên trong hiện tại của họ.

 

Rõ ràng sự việc trở nên tốt hơn, khi chúng ta cố gắng tự cải thiện bản thân hàng ngày. Ngày hôm nay chẳng khác gì ngày hôm qua nếu chúng ta không cố gắng nỗ lực.

 

Hãy vận dụng tất cả những gì có được vào những cái bạn làm

 

Nếu bạn vận dụng tất cả những gì bạn có được vào bất kể chuyện gì bạn làm mà bạn vẫn không thành công, hoặc bạn vẫn thất vọng thế thì tại sao phải cố gắng hết mình như vậy? Câu trả lời là: vì lòng tự trọng của bản thân bạn.

 

Khi bạn luôn làm theo triết lý của bản thân bạn "bất kể hoàn cảnh nào làm gì tôi sẽ cố gắng hết mình" thì bạn sẽ vẫn ngẩng cao đầu, không hối tiếc, không hổ thẹn với lương tâm mình".

 

Đúc kết

 

Mất mát hay thua lỗ, thất bại là nỗi đau, nhưng đau đớn hơn nhiều khi ta nhận ra mình chưa cố gắng hết mình, chưa làm hết sức mình.

 

Giờ thứ 11

 
 

Nắm bắt được nguyên tắc "giờ thứ 11" là việc làm hết sức quan trọng để định hay vạch ra mục tiêu.

 

Bạn có bao giờ để ý thấy trong cuộc sống ngày trước giờ phút huy hoàng là lúc ảm đạm và u tối nhất không? Một thương gia kể lại rằng trước khi ông thần tài gõ cửa, anh ta đã có ý định bỏ cuộc. Anh ta đã rơi vào tình cảnh khó khăn không thể thay đổi được thì đột nhiên đó là lúc mà những cố gắng và nỗ lực của anh tưởng chừng sắp tan theo mây khói bắt đầu có hiệu nghiệm. Anh ta kiên nhẫn chống chọi với hoàn cảnh và kết quả tốt đẹp đã mỉm cười với anh ta.

 

Cũng giống như những nhà vô địch thể thao mà chúng ta hay nghe nói đến. Họ đã từng thất cơ lỡ vận và không thấy được một trận thắng nào. Trong khi thử lại thời vận nhiều lần, họ luôn kiên nhẫn thực hiện và đến độ đủ thời gian và kinh nghiệm để thay đổi cuộc đời và đón nhận những phần thưởng cao quý của cuộc đời.

 

Có lẽ bạn đã có đủ kinh nghiệm khi tự hỏi cuộc sống này có đáng để chúng ta cố gắng và nỗ lực không. Đó là lúc bạn sẽ gặp người đưa bạn bay bổng lên trời xanh.

 

Ở đây luôn tồn tại một nguyên tắc, đó là nguyên tắc giờ thứ 11. Ngay trước lúc bình minh là bóng tối và băng giá. Tức là nếu chúng ta chịu khó kiên trì đúng mức, thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu.

 

 

Chúng ta có thể thấy nguyên tắc này rất rõ khi quan sát những giây phút của người phụ nữ lúc sinh con. Trước khi có hạnh phúc tiếp nhận món quà cao quý nhất mà Thượng Đế ban cho, người phụ nữ sắp làm mẹ này phải kiên nhẫn, chịu đau đớn về thể xác, những cơn đau vò xé (mẹ tôi bảo với tôi rằng thật xứng đáng khi phải chịu như vậy).

 

Chúng ta cần thấu hiểu được dụng ý của nguyên tắc "giờ thứ 11" rằng cuộc sống không bao giờ phụ bạc chúng ta hay những nỗ lực đúng mức của chúng ta. Rõ ràng Thượng Đế thường hay thử thách chúng ta, xem thử liệu chúng ta có nghiêm túc khi đạt được mục tiêu hay không?

 

Khi mọi việc đang diễn ra bình thường, thì chúng ta an tâm đi tiếp. Nhưng khi mọi thứ có vẻ như ảm đạm là lúc chúng ta nên tự nhủ: "Tình hình đang xấu đi! Nhưng điều này có nghĩa là những việc mà mình đã nỗ lực làm bằng được bấy lâu nay đang sắp đến ngày đơm hoa kết trái". Như vậy, chúng ta cảm thấy am tâm hơn, dễ chịu hơn.

 

Nói chung, trước khi gặt hái được những gì có giá trị, chúng ta phải chịu thử thách. Nếu chúng ta chấp nhận nguyên tắc giờ thứ 11 này và coi khó khăn là một phần cần thiết trong quá trình đạt mục tiêu thì như vậy, trước hết chúng ta sẽ không bỏ cuộc, cuối cùng chúng ta sẽ có được những gì chúng ta khao khát trong cuộc sống.

 

Đúc kết

 

Đừng có bị mắc lừa. Giờ thứ 11 luôn là kẻ mang danh. Lúc mọi thứ trông có vẻ tối om là lúc ta chuẩn bị ăn mừng. Bạn đang gần đến nhà đấy.

 

Kiên nhẫn

 
 

"Kiên nhẫn là chỗ dựa của thành công. Tài năng chỉ là chất xúc tác. Trên đời này có nhiều người có tài nhưng không thành công là chuyện thường tình. Kiên nhẫn và kiên quyết luôn là bài giải của những vấn đề thuộc về con người. "

 

Calvin Coolidge:

 

Kiên nhẫn là chìa khóa vạn năng. Đó là bí quyết của người thành công. Họ thấy rằng kiên nhẫn là yếu tố quan trọng chủ yếu để đạt mục tiêu. Những người thất bại thường coi rẻ hoặc xem nhẹ tính kiên nhẫn.

 

Chúng ta thử nhìn xung quanh thì có thể thấy hầu hết người ta hay bỏ cuộc. Bạn thử hỏi có bao nhiêu người học chơi một loại nhạc cụ nào đó như guitar, dương cầm thành công? Họ thử học một thời gian và thấy tình hình tiến triển quá chậm chạp, họ bỏ cuộc và đi tìm cái khác dễ hơn. Nhiều người theo học lớp vẽ tranh sơn dầu, nhưng hầu hết đều thối lui rất sớm. Chúng ta thử nhìn qua số lượng sinh viên ghi danh học Đại học năm đầu. Lúc đầu phòng học chật kín người, nhưng khoảng cuối năm thì phòng học dường như trống trơn có thể đủ chỗ đậu một chiếc xe tải. Rất nhiều người bắt đầu chương trình tập dưỡng sinh, hay ăn kiêng nhưng đa số đều bỏ cuộc vv…

 

Hầu hết người ta hay bỏ cuộc. Đó là thông điệp nhắc nhở chúng ta phải kiên quyết thành công. Có nghĩa là nếu chúng ta kiên trì theo đuổi những gì chúng ta đang làm nhất định chúng ta sẽ thành công, vượt lên trên vô số người khác. Như tục ngữ có câu: "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Người thợ săn giỏi chỉ đơn giản là người thợ săn bình thường nhưng kiên trì mà thôi!"

 

 

Edison đã thành công với nhiều phát minh của ông: nào là chế tạo thành công bón đèn điện, đĩa hát, máy quay phim vv… Những phát minh của ông có tầm quan trọng rất lớn trên hành tinh này. Rõ ràng ai cũng thấy được tài của ông, nhưng trên hơn hết sự tận tâm hết mình và sức làm việc phi thường của ông là yếu tố hết sức quan trọng cho sự thành công của những phát minh của ông. Và người đời phải lặng người suy ngẫm về điều này. Edison cho rằng: "Thành công là kết quả của 99% mồ hôi và 1% cảm hứng, không có một phát minh hay một việc có giá trị nào đến với tôi một cách ngẫu hứng, tình cờ mà đến với tôi qua công việc".

 

Michenlangelo, một trong những họa sĩ và nhà điêu khắc vĩ đại nhất thế giới, khi còn sống đã có lần phát biểu: "Nếu người ta biết tôi phải vất vả và khổ sở đến mức nào để được thành thạo như thế này, thì chẳng có gì ghê gớm cả".

 

Lịch sử có rất nhiều tấm gương nổi bật vè tính kiên nhẫn. Trường hợp Julio Iglesias là một điển hình. Năm 20 tuổi cậu bé bị tai nạn giao thông và bị tàn tật hai chân và cả đời sẽ phải đi lại trên xe lăn, nhưng Julio không chấp nhận số phận như vậy và cậu kiên quyết tập luyện 12 tiếng đồng hồ một ngày trong hơn hai tháng chỉ để cử động ngón chân. Và cứ như thế kiên trì trong 2 năm, cậu bé bắt đầu cử động và sử dụng được bàn chân. Cậu tự dùng tay đẩy xe lăn chạy lên chạy xuống lối đi đến nhà bố mẹ, hi vọng một ngày nào đó đôi chân sẽ bắt đầu làm việc trở lại.

 

Cậy bé cho người ta lắp kính dọc theo lối đi đến nhà bố mẹ để cậu có thể tự cố gắng hơn nữa khi tự đẩy xe đi. Cuối cùng sự kiên nhẫn và kiên quyết hết mình của cậu đã giúp cậy bé lấy lại được thân hình của mình như xưa. Và việc này được công nhận là một hiện tượng siêu phàm của con người.

 

Hãy nhớ lại những lúc bạn nhìn thấy người ta bỏ cuộc nửa chừng: trong khi làm ăn, trong các mối quan hệ, trên sân tennis, trong khi chơi cờ. Chẳng thú vị gì khi phải bỏ cuộc hay nhìn thấy người ta bỏ cuộc.

 

Dĩ nhiên những lúc bỏ cuộc, rút lui là cách xử lý thông minh nhát chẳng hạn khi con tàu đang chìm thì đó là lúc phải ra đi thôi. Chúng ta không nên phạm phải những sai lầm mà không có chỗ cho sự kiên trì! Nếu bạn ghét công việc của mình, không thích nơi bạn làm việc hoặc thấy cơ hội tốt hơn ở nơi khác, thỉnh thoảng ra đi là giải pháp hay.

 

Vấn đề là ở chỗ nhiều người bỏ cuộc như là một thói quen. Như vậy, hãy tạo dựng cho mình tính kiên nhẫn.

 

Đúc kết

 

Kiên nhẫn là chỗ dựa của thành công

 

Hỏi

 
 

"Hỏi rồi bạn sẽ được toại nguyện".

 

Bài học đầu tiên về cách có được hay đạt được những gì mình muốn là yêu cầu hay hỏi người ta. Bạn có bao giờ nói với người nào đó rằng: "Tôi luôn vui vẻ làm cái gì đó cho người ta, nhưng chưa bao giờ yêu cầu người ta làm gì cho tôi" không? Chẳng mỉa mai tí nào nếu trên đời này còn có quá nhiều người thất vọng cho rằng cuộc sống chẳng mang lại cho họ cái gì cả và hầu hết bọn họ chẳng chịu hỏi hay yêu cầu.

 

Hỏi người ta, hay yêu cầu người ta để được những gì mình muốn là điều rất quan trọng vì 4 lý do sau:

 

HỎI LÀ ĐẶC ÂN VÀ CHỈ RÕ GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN.

 

Phải khẳng định trong thâm tâm của chúng ta và của người khác là chúng ta có quyền và được quyền hỏi và yêu cầu người khác. Tức là bạn cảm thấy xứng đáng và nó sẽ tạo cho bạn thái độ biết mong đợi.

 

HỎI RẤT QUAN TRỌNG CHO SỨC KHỎE.

 

Khi bạn không chịu hỏi hay yêu cầu người khác, bạn như thể bị bỏ rơi, không được người ta để ý đến. Điều này khiến cho bạn thất vọng, bực mình và rối ruột gan v…v… Hễ khi nào bạn không bộc bạch hay thổ lộ được, bao tử của bạn bị quặn lại.

 

HỎI LÀ YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ CHO ÔNG CHỦ, GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ CỦA BẠN BIẾT BẠN MUỐN GÌ.

 

HỎI KHIẾN CHO NGƯỜI KHÁC VUI VẺ VÀ SẴN LÒNG GIÚP BẠN. Thực ra, KHÔNG CHỊU HỎI LÀ ÍCH KỶ. Nếu bạn thích giúp đỡ người khác thì hay tạo cho họ cơ hội được giúp đỡ bạn. Đừng có chối bỏ đặc ân được giúp đỡ bạn của họ!

 

 

Có thể thấy phần lớn người ta sung sướng khi giúp đỡ người khác, nếu họ thấy rằng bạn đang gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ hoặc nếu họ tin rằng bạn đã làm hết mình và bạn cần thêm một sự trợ giúp. Nhiều người ta thiết muốn giúp đỡ người khác nhưng lại sợ là mình đang áp đặt người khác.

 

Những người phụ nữ mang thai đã tâm sự với tôi rằng ngay cả những người xa lạ cũng chú ý, quan tâm đến họ. Những người đó tự tin và cho rằng mong muốn được giúp đỡ các bà bầu khi các bà lên xuống xe, tàu hay máy bay sẽ không bị phản đối.

 

Thường thì họ không tin rằng người không phải là "các bà bầu" sẽ biết ơn khi họ ra tay giúp đỡ. Con người ta thật sự muốn giúp đỡ người khác.

 

Có thể bạn biết những người thành công trong kinh doanh hay trong đời tư của mình. Dù là khi mua xe, tìm việc làm hay thực hiện những thương vụ hoặc lập gia đình thì họ thường đạt được chính cái mục tiêu họ theo đuổi. Họ làm được điều này nhờ biết yêu cầu những gì họ muốn.

 

Gần đây, vài người bạn mời tôi đi ăn ở một nhà hàng hải sản nổi tiếng. Dĩ nhiên là nhà hàng đó đông nghẹt khách hàng, và hôm đó không còn chỗ trống. Thế là anh bạn Peter của tôi bắt đầu hỏi và cuộc đối thoại mà tôi chỉ nghe từ phía anh diễn ra như sau:

 

"Nhà hàng thật sự hết chỗ sao?"

 

"Thật sự là hết chỗ rồi à?"

 

"Anh biết đấy, chúng tôi từ rất xa đến đây với hi vọng có thể thưởng thức những món ăn ngon tại nhà hàng của anh tối nay. Chúng tôi chỉ có 6 người".

 

"Vẫn hết chỗ à?"

 

"Nếu có khoảng trống thì anh sẽ cho chúng tôi ngồi ở đâu?"

 

"Ừ, nhưng nếu các anh còn chỗ trống?"

 

"Chật đến thế à!"

 

"Các anh khó khăn nhất chỗ nào? Hết bàn hay hết ghế?"

 

"Ừ, anh kiểm tra giúp nhé?"

 

"Cám ơn!"

 

"Vậy là nhà hàng thiếu ghế. Chúng tôi có 6 cái ghế thừa mà, chúng tôi đang ngồi đây. Chúng tôi có thể mang chúng đến được không?"

 

"Anh phải hỏi ý ông sếp à? Dĩ nhiên rồi, tôi sẽ đợi".

 

"8 giờ 30 là rất tốt. Cám ơn anh rất nhiều. Chúng tôi sẽ gặp anh vào giờ đó".

 

Và sau khi dàn xếp, Peter và chúng tôi ăn được một bữa tối tại nhà hàng chúng tôi đã chọn và đó là nhờ Peter đã sẵn sàng và không ngại hỏi người ta. Anh đã rất thân thiện và lịch sự. Anh chỉ yêu cầu cái mình muốn.

 

Vấn đề không phải chỗ ăn ở nhà hàng mình ưa thích mà ở chỗ chúng ta có được những gì chúng ta muốn khi hỏi, hay yêu cầu. Yêu cầu người khách bên cạnh bạn trên máy bay không hút thuốc khi bạn còn dùng điểm tâm (Hãy tế nhị yêu cầu anh ta ra chỗ khác). Hãy đề nghị nếu như bạn có thể làm cái gì cho người mà bạn tha thiết muốn giúp.

 

Điều nay không có nghĩa là chúng ta là người ăn bám, hay gánh nặng cho họ. Tôi cho rằng hỏi sẽ cung cấp cho bạn thông tin và tạo cơ hội cho người khác giúp đỡ bạn nếu điều đó phù hợp với họ (dĩ nhiên bạn phải biết điều đó phù hợp với họ). Những người thành công khi được hỏi tiết lộ một bí mật là họ có khả năng hơn trong việc hỏi hay yêu cầu người khác làm điều mà họ muốn.

 

Dĩ nhiên có lúc người ta không đồng ý thực hiện yêu cầu của bạn.

 

Có nguy hại gì không nếu 50% số lần bạn yêu cầu thì người ta không thực hiệu hay không đồng ý nhỉ? Có phải bạn là người không ra gì chăng? Hay họ không muốn giúp bạn? Không!

 

Đơn giản vì 50% đề nghị của bạn không phù hợp, không thuận lợi với kế hoạch của họ. Như thế 50% còn lại cũng là khá nhiều cho bạn rồi. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận được khá nhiều sự giúp đỡ còn hơn là chẳng được giúp đỡ gì cả.

 

Trong khi yêu cầu những gì mình muốn, tức là bạn phần nào giúp người bạn yêu cầu phát triển bản thân họ! Sao vậy? Nếu như họ đồng ý giúp đỡ bạn, tức là họ học hỏi được cái gì đó từ công việc đó. Nếu họ không nhận lời giúp đỡ bạn, họ sẽ học được cách nói "không" khi cần thiết mà không làm phật ý ai. Thế tại sao bây giờ ta không bắt đầu tạo điều kiện cho nhiều người tự phát triển bản thân họ bằng cách hỏi nhỉ?

 

Hơn nữa, trên quan điểm người hỏi, bạn có trách nhiệm với cuộc sống của mình hơn. Bạn sẽ ít có nguy cơ trở thành loại người không bao giờ hỏi và yêu cầu điều gì - những người này tự làm hết tất cả. Đó là cách họ sống chết vì nó.

 

Đúc kết

 

Điều quan trọng đối với bạn khi có được, đạt được những gì mình muốn là luôn tin rằng bạn xứng đáng để được như vậy. Khi trong ý thức hay vô thức bạn có ý nghĩ như vậy bạn sẽ luôn được thỏa mãn những nhu cầu hay yêu cầu của bạn. Một trong những cách tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu của bạn là HỎI.

 

Nguyên nhân hay kết quả

 
 

Điều quan trọng là "Bạn có hài lòng với công việc mà bạn đang làm hay không?"

 

Giả sử ta giao cho một người một công việc mà anh ta không thích, anh ta kiếm tiền ít hơn anh ta muốn, không có cơ hội cho cái thú đi chơi và nghỉ mát của anh ta, không bao giờ học được những kỹ năng mà anh tạ thật sự thích học hoặc chẳng bao giờ làm được điều gì anh ta thích với cuộc sống ngắn ngủi trên đời này.

 

Nhưng anh ta có đủ lý do vì sao anh ta làm công việc đó! Anh ta trách móc chính phủ, trách móc vợ và con cái, trách số phận của mình, trách móc ông chủ, phàn nàn về nền kinh tế và bệnh đau lưng, đổ tội cho học vấn kém vv...

 

 

Làm sao anh ta lại có ý tưởng là khi mình có đủ cớ và cái để đổ lỗi thì khổ sở cũng không sao. KHÔNG! Không thể ổn được. Trong cuộc sống chúng ta không thể vừa có nguyên nhân vừa có kết quả. Nhiều người cho rằng chúng có tầm quan trọng như nhau. Không phải như vậy!

 

Bạn có đủ lý do, nguyên nhân nhưng tất cả chẳng mang lại cho bạn cái gì cả. Nếu bạn không sống cuộc sống bạn muốn sống hay được làm những gì bạn thích làm, bạn sẽ hối tiếc.

 

Khi chúng ta nhìn xung quanh, chúng ta thấy nhiều người biết lợi dụng thế mạnh của mình. Họ trở nên thành công và thậm chí không cần có học thức sâu rộng. Họ có thể kiếm được nhiều tiền trong một môi trường khó khăn về kinh tế. Họ sống một cuộc sống hạnh phúc với vợ và một bầy con. Họ xây dựng lại hôn nhân từ đống tro tàn và giành lại tình yêu. Chính họ chứng tỏ cho chúng ta thấy được thành quành, kết quả thu lượm được mới là quan trọng. Họ là những người đã khám phá được điều mà như một người đã từng nói "Tôi đã từng trách móc thời tiết, và rồi tôi thấy người giàu cũng phải chịu đựng thời tiết".

 

Niềm vui mà bạn nhận được từ cuộc sống tỉ lệ nghịch với mức độ trách móc, phàn nàn hoàn cảnh của chúng ta.

 

Đúc kết

 

Bạn chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu bạn đi hết quãng đời với hàng ngàn "lý do tại sao tôi không làm cái này hay cái kia", bạn thật sự đã không làm được gì cả.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3