CHƯƠNG 5.4: LẬP RA NHỮNG NGUYÊN TẮC

LẬP RA NHỮNG NGUYÊN TẮC

 

NẾU CUỘC SỐNG LÀ MỘT TRÒ CHƠI THÌ HÃY CHO MỌI NGƯỜI BIẾT LUẬT!

 

Fred có vấn đề với con trai, Johnnie. Fred thường bảo Johnnie đem rác đi đổ hàng tuần. Johnnie không làm như vậy thường xuyên lắm. Những lúc Johnnie không làm, Fred tội nghiệp không biết phải làm gì với nó. Anh tự nhủ: “Mình đánh nó, bắt nó đi ngủ, hay cắt tiền tiêu, hay nói chuyện với nó xem…?”

 

Junie cũng gặp chuyện tương tự với Karen, thư ký. Thường thì cô yêu cầu thư ký đánh máy cho xong những hồ sơ nào đó vào cuối ngày. Ai cũng biết yêu cầu này là hợp lý, nhưng dường như không bao giờ thư ký hoàn thành việc đánh máy đúng thời hạn. Junie không thể đánh cô ta, bắt cô ta đi ngủ. Junie chỉ muốn giữ một quan hệ vui vẻ trong văn phòng và hơi bối rối không biết nên xử lý vấn đề cách nào tốt nhất.

 

Trong những tình huống trên, những quan hệ sẽ bị ảnh hưởng. Nếu người khác làm chúng ta thất vọng, và chúng ta phạt họ vì đã làm vậy, họ giận ta. Thường thì họ cho là không công bằng, ta vô lý hay khó chịu.

 

                  Nói với họ ngay từ đầu

 

Giải pháp là thường xuyên bảo con bạn hay thư ký của bạn trước đó một thời gian về:

a) ĐIỀU BẠN MUỐN

b) ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU HỌ LÀM TỐT

c) ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU HỌ KHÔNG

 

LÀM. Nên nói với họ một cách nhẹ nhàng. Hãy nghe Fred nói:

 

Fred: “Johnnie, ta hãy nói về chuyện con đổ rác”.

 

Johnnie: “Cái gì cơ?”

 

Fred: “Trong nhà này ai cũng phải làm việc. Công việc của con là đổ rác. Con có hiểu điều đó không?”

 

Johnnie: “Có ạ!”

 

Fred: “Bố muốn con phải đổ rác hàng tuần, con có làm không?”

 

Johnnie: “Dạ”.

 

Fred: “Nếu con làm thì nhà ta sẽ rất sạch sẽ, con được nhận tiền tiêu và bố không bao giờ rầy la

 

con chuyện đổ rác. Con hiểu không?”

 

Johnnie: “Dạ hiểu ạ. Vậy là xong ạ?”

 

Fred: “Không, còn nữa. Nếu con không đổ thì con nên hiểu là bố sẽ không cho con tiền tiêu vào tuần đó. Không phải là bố không thương con hay tỏ ra keo kiệt. Đó là luật trong nhà này. Con được thưởng nếu làm và bị phạt nếu không làm”.

 

Johnnie: “Đồng ý”.

 

Fred: “Vậy con hãy nói lại xem chúng ta thỏa thuận việc đổ rác như thế nào?”

 

Johnnie: “Chừng nào con đổ rác thì được bố cho tiền”.

 

Fred: “Nếu con không đổ?”

 

Johnnie: “Con không được nhận tiền tiêu”.

 

Fred: “Đúng vậy con muốn hỏi gì nữa không?”

 

Johnnie: “Không ạ”.

 

Fred: “Được rồi, bố muốn con biết trước để sau này không rắc rối gì hết”.

 

Vậy là Fred đã đặt ra một số luật lệ, anh ta đã làm cho cuộc sống của anh dễ chịu hơn. Anh không cần áp lực thêm thì rác vẫn được đổ và con trai anh phải tôn trọng anh. Nếu Johnnie quyết định không đổ rác thì phải không được nhận được tiền. Nó có thể cho tiền cậu hàng xóm để cậu ta đổ rác cho nó.

 

Julie có thể dùng giải pháp tương tự với Karen, cô thư ký….

 

Julie: “Tôi muốn cô đánh máy xong những cái này trước cuối ngày”.

 

Karen: “Được ạ”.

 

Julie: “Cô có xong trước 5h30 được không?”

 

Karen: “Được”.

 

Julie: “Rất quan trọng. nếu cô làm tôi rất biết ơn”.

 

Karen: “Dạ”.

 

Julie: “Karen, tôi muốn cô hiểu là trước khi cô về, cô phải làm xong việc đó. Nếu không thì cô

 

phải ở lại làm, cô có rõ không?”

 

Karen: “Vâng”.

 

Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy mấy ông bố bà mẹ và những người chủ luôn gặp phiền toái với những việc như thế này. Hoặc họ không đặt ra luật lệ, hoặc là họ quá mềm mỏng không giữ đúng luật lệ, họ sẽ gặp phiền toái.

 

Ví dụ: Bà mẹ cho con đi chơi biển. Lúc 5h chiều, bà nói: “Chúng ta về thôi”.

 

Bọn trẻ nói: “Chút nữa đi ạ”

 

Lúc 5h15 chiều, bà nói: “Chúng ta về nhà”.

 

Bọn trẻ nói: “Một lúc nữa đi ạ !”.

 

Lúc 5h25, bà nói: “Mẹ nói phải về”.

 

Đến 5h45 thì bà không tìm thấy bọn trẻ nữa. Rốt cuộc, cả nhà rời biển lúc 6h30 và bà mẹ tự hỏi: “Tại sao bọn trẻ lại không nghe lời mình cứ?”

 

Sự thật là, chính bà mẹ không giữ lời! Bà luôn tỏ vẻ mình không coi trọng lắm điều mình nói. Bà nói: “Mẹ đi đây”. Nhưng không đi. Những đứa trẻ biết mẹ của chúng là người hay nhượng bộ. Bà ta nên làm gì? Lúc 4h30 bà nên bảo đám con: “10 phút nữa chúng ta sẽ rời đi”. Lúc 5h, bà cứ lên xe lái đi dù có đám con hay không. Những đứa trẻ phải biết mẹ chúng nói là làm. Để cho cuộc sống được dễ dàng về lâu về dài, chúng ta cần phải nghiêm khắc và cần phải mạnh mẽ.

 

Hãy quan sát những ông bố bà mẹ sau đây với con mình trong siêu thị:

 

Billie hai tuổi: “Con muốn được ăn sôcôla”.

 

Ông bố: “Con không được ăn sô cô la”.

 

Billie: “Con muốn ăn”.

 

Ông bố: “Con không được ăn”.

 

Billie: “Con muốn ăn một thanh”.

 

Ông bố: “Con không được ăn”.

 

Billie(hét lên): “Con muốn ăn”

 

Ông bố: “Không’.

 

Billie (bắt đầu khóc rống lên): “CON MUỐN ĂN MỘT THANH. CON MUỐN ĂN MỘT

 

THANH. CON MUỐN ĂN SÔCÔLA.

 

Ông bố: “Này ăn đi”.

 

Thông điệp của ông bố: “Nếu con chịu la lên và khóc đủ lâu thì bố sẽ cho con thứ con muốn”. Thậm chí ông bố có ý nói: “Không, bố sẽ chùn bước nếu con làm ồn quá. Nếu con hốn xược thì con có thứ con muốn.

 

Tạo điều kiện cho Billie biết bằng cách quấy rối, nó sẽ có được cái nó muốn, ông bố còn tự hỏi tại sao nó làm thế không biết. Ông bố nên làm gì? Chỉ cần bảo Billie trước: “Hôm nay con không được ăn sôcôla. Con có làm gì bố cũng mặc, không cho ăn sôcôla. Con muốn nổi tam bành cũng được, nhưng không được ăn sôcôla”.

 

Billie sẽ hiểu được vấn đề. Trẻ con học rất nhanh.

 

                  Bắt người ta cam kết

 

Giới doanh nhân có một câu nói: “Điều bạn nói không đáng quan tâm, điều khách hàng nói mới là cái đáng nhớ”. Trong ngữ cảnh này, điều đó có nghĩa là NGƯỜI TA KHÔNG CAM KẾT BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TRỪ KHI CHÍNH MIỆNG HỌ NÓI RA ĐIỀU ĐÓ.

 

Tức là gì? Tức là không chỉ nói với con gái : “Mẹ muốn con về nhà lúc 11h” là đủ. Có thể nó sẽ nghĩ “ Vậy mẹ muốn mình về nhà vào lúc đó!” Rồi nó nghĩ: “Mình đâu có nghe điều này”.

 

Bạn cần phải đi xa hơn. Phải yêu cầu con bạn trả lời. Phải nhìn vào mắt nó khi nói như thế. Khi con bạn chú ý nghe thì bạn sẽ nói: “Con có làm không?” Bắt nó phải cam kết. Nên áp dụng điều này trong bất kỳ thỏa thuận nào. Hãy hỏi người khác: “Bạn sẽ mua cái đó/ hoàn thành việc đó/ đến đúng giờ chứ?” Nói cho người khác biết điều bạn muốn chẳng có nghĩa lý gì trừ khi. A) Họ nghe bạn nói. B) Họ hiểu ý bạn. c) Họ đã cam kết.

 

Đôi khi, bạn sợ không dám yêu cầu người ta cam kết vì bạn lo lắng người ta sẽ nói “không”. Thật là yếu đuối!

 

ĐÚC KẾT: Người ta luôn trốn thoát khỏi cái mà họ biết là họ trốn được. Để cho cuộc sống dễ dàng hơn và bạn có được kết quả tốt hơn với người khác;

 

a) HÃY NÓI VỚI HỌ TRƯỚC. Đây là điều tôi muốn. Hậu quả sẽ như thế này”.

 

b) Kiểm tra xem họ có hiểu không.

 

c) Tự cam kết với mình sẽ hành động và giữ vững cam kết đó

 

                 Học từ sai lầm

 

Harry đi làm về trễ. Vợ anh thảy thức ăn lên bàn và la lên: “Anh đi đâu thế? Anh về rất trễ!” Anh ta về trễ đã 28 năm nay và cô cũng đã giận dữ anh trong 28 năm. Cô hét lên, anh giận.

 

Câu hỏi: Sau gần nửa thế kỷ sống với nhau họ phải học được cái gì về quan hệ với con người chứ? Cô vợ không tìm được cách gì khuyến khích anh chồng về nhà sớm sao?

 

Điều gì xảy ra nếu cô nói: “Anh yêu, em rất vui khi thấy anh về nhà. Mỗi khi anh về trễ, em thật nhớ anh quá!” Như thế có phải anh ta sẽ phản ứng khác không?

 

Thời gian trôi qua, chúng ta có biết cách sống cho hạnh phúc hơn không? Chẳng lẽ chúng ta không thực hành được để hoàn thiện khả năng hòa hợp gia đình và đoàn kết với những người vui vẻ để mỗi ngày càng trở nên hạnh phúc hơn sao?

 

Tôi có một người hàng xóm rất dễ đổ mọi thứ lên đầu chồng mình. Cô đập vỡ kính, quăng bất kỳ thứ gì cô tóm được lên đầu anh. Có người đi ngang qua thấy cô ném cả chai sữa vào người anh.

 

Hai người đã cưới nhau được 24 năm và có lúc tôi cứ nghĩ chắc họ không học thêm được chút nào nữa về việc giao tiếp và quan hệ với con người.

 

Một số cách làm không bao giờ có tác dụng! Đập phá đồ đạc là một cách, những khi cư xử và hành động có thể làm rạn nứt quan hệ. Chẳng hạn nói với nhau những câu như:

 

“Anh đi đâu về thế?”

 

“Anh biết mình đang làm gì chứ?”

 

“Anh lúc nào cũng trễ!”

 

“Cái đó là lỗi của anh”.

 

“Anh thật ngu ngốc, lười nhác, mập, đần độn, ích kỷ và vô tích sự”.

 

Tác dụng cuả chúng sẽ hết sức tồi tệ. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm và không nên tiếp tục mắc sai lầm tương tự.

 

Ví dụ, khi chồng bạn cứ về trễ hoài, bạn nên nói “Em yêu anh đến nỗi khi anh về trễ, em bắt đầu nhớ anh. Em cảm thấy anh không quan tâm và điều đó làm em buồn…” Chúng ta nên cho họ cơ hội để họ làm theo mong muốn của chúng ta, chứ không phải cơ hội để rời bỏ chúng ta. Thường thì người hay trách móc sẽ cằn nhằn và người về trễ sẽ càng về trễ hơn, và thậm chí đi luôn để khỏi phải nghe lời cằn nhằn.

 

Một ông tên là Robert có bà vợ cằn nhằn khi chồng gọi từ cơ quan nhắn là đêm đó ông sẽ về trễ sau bữa ăn tối. Ông bảo vợ để thức ăn của ông vào lò vi ba và ông rất ngạc nhiên thấy bà rất sốt sắng. Khi về nhà ông mới hiểu ra tại sao bà vui vẻ làm vậy: vì thức ăn hôm đó là món xà lách!

 

Chúng ta đang nói đến những kĩ năng giao tiếp rất cơ bản và ai cũng biết – nhưng thỉnh thoảng cũng nên nhắc lại những điều cơ bản nhất.

 

ĐÚC KẾT: Chúng ta nên bằng mọi cách cải thiện cho các quan hệ ngày càng tốt hơn chứ đừng để bị mai một dần đi. Quan hệ cũng giống như làm kinh doanh – hoặc phải tốt hơn lên hoặc sẽ tệ đi – không bao giờ có sự đứng yên. NẾU MỌI VIỆC KHÔNG CẢI THIỆN TỨC LÀ CHÚNG TA SỐNG MÀ KHÔNG CHỊU HỌC.

KỲ VỌNG CỦA BẠN THÀNH SỰ THẬT

 

Vào những năm 60 tiến sĩ Robert Rosenthal của đại học Harvard thực hiện một thí nghiệm ở một trường trung học tại California. Vào đầu năm học hiệu trưởng gọi 3 giáo viên vào phòng và bảo họ: “Dựa trên thành tích giảng dạy của các anh trong 3, 4 năm qua, rõ ràng các anh là những giáo viên giỏi nhất trong trường. Để thưởng công, năm nay tôi giao cho mỗi anh một lớp gồm 30 học sinh xuất sắc nhất trong trường. Học sinh sẽ được chọn dựa trên chỉ sô thông minh và lòng hăng say học tập của chúng”. Ông nói thêm: “Hãy dạy chúng như những học sinh khác và đừng nói với những học sinh này hay bố mẹ chúng rằng các anh biết chúng đặc biệt”.

 

Vào cuối năm, 3 lớp này đạt thành tích học vấn cao nhất toàn tỉnh, khoảng 20 – 30% tiến bộ trên mức bình thường.

 

Lúc này hiệu trưởng mới tiết lộ cho các giáo viên biết. “Những học sinh này không được chọn theo khả năng học vấn mà hoàn toàn ngẫu nhiên”. Quá ngạc nhiên, 3 giáo viên chỉ biết giải thích rằng những học sinh đã tỏ ra xuất sắc bởi vì chính họ, những giáo viên, là rất giỏi. Tiết lộ thứ 2: giáo viên cũng được chọn ngẫu nhiên.

 

Ba giáo viên đó đã TIN vào khả năng của mình và KỲ VỌNG là học sinh sẽ học giỏi và học sinh đã chứng minh là họ đúng.

 

Điều chúng ta rút ra được ở đây là con cái, đồng nghiệp, và ngay cả bạn đời chúng ta sẽ hành động theo kỳ vọng của chúng ta. Nếu bạn nghĩ mình đang huấn luyện cho một đội bóng tồi, họ sẽ thua và chứng minh là bạn đúng. Khi bạn tin người khác thì họ sẽ tin vào chính họ và có xu hướng chứng minh là bạn đúng khi tin họ.

 

Bạn nói: “Nhưng ai cũng biết điều đó! Không có quyển sách nào dạy cách làm bố mẹ hay quản lý bản thân mà không nói đến tầm quan trọng của lời khen và sự khuyến khích”. Đúng! Chúng ta nghe nói nhiều đến vấn đề này nhưng không ai biết. Khi người ta thật sự biết cái gì thì họ phải sử dụng nó trong cuộc đời mình. Hãy hỏi chính mình xem bao nhiêu thầy giáo và ông chủ đã khuyến khích và nung nấu cho bạn khát vọng đạt đến đỉnh cao.

 

                 Bạn kỳ vọng gì tự người khác

 

Phat hiện của Rosenthal khiến cho chúng ta phải suy nghĩ: “Tôi đã kỳ vọng gì từ người khác trong đời tôi?” Fred nói: “Ừm, Rosenthal thì không sao, nhưng tôi biết rằng thư ký của tôi là một người trì độn!”Chỉ là vì cậu tin như thế, Fred ạ. Nếu cậu “biết” cô ấy là người trì độn thì cô ấy sẽ cứ trì độn. Khi bạn bắt đầu tin vào cô và khuyến khích cô thì cô sẽ bắt đầu có những hứa hẹn mới mẻ.

 

Tất cả chúng ta đều có thể giống như Fred – kỳ vọng để bị thất vọng hoặc để cho kỳ vọng của chúng ta biến thành sự thật tốt đẹp.

 

                 Vậy làm cách nào để khuyến khích ai đó?

 

Bạn làm cho người khác kỳ vọng sẽ thành công bằng cách giúp họ thấy được tiến bộ của bản thân họ. Thường thì tự họ không nhìn thấy. Bạn tuyển người mới vào và nói: “Jim, chỉ mới một tuần mà anh đã làm được chuyện. Dù hơi sớm nhưng tôi cho là với kỹ năng của anh, anh sẽ điều hành bộ phận này trong hai năm nữa”.

 

Bạn bắt đàu sơn bức tranh trong tâm trí Jim về những khả năng lớn hơn. Bạn làm cho anh ta thấy mình thành công. Làm cho người khác kỳ vọng ở chính bản thân họ không phải chỉ là vấn đề khen ngợi, dù không thể thiếu cái này. Bạn phải đưa họ vào tương lai. Bạn nói: “Con trai, bố biết là con đang gặp khó  khăn với môn Toán, nhưng thử tưởng tượng con dành thêm nửa giờ mỗi tối với những bài toán này, với quyết tâm của con, bố nghĩ con sẽ vượt qua bạn A trong kỳ thi tới. Con thấy sao?”

 

ĐÚC KẾT:  Bạn không thể khiến ai đó làm những việc mà họ không muốn làm, nhưng ai cũng muốn được khen ngợi và thấy mình thành công. Hãy học cách nhận ra giá trị và tiềm năng của người khác. HÃY KHEN NGỢI HỌ MỘT CÁCH ĐẶC BIỆT và nói với họ ĐIỀU HỌ CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC và TẠI SAO BẠN TIN LÀ HỌ SẼ ĐẠT ĐƯỢC. Họ sẽ chứng tỏ cho bạn thấy.

 

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3