Cổ Long

Cổ Long (1937–1985) tên thật là Hùng Diệu Hoa (熊耀華) là nhà văn Đài Loan viết tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng. Ông là một tác gia tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng mọi thời đại, là người khởi nguồn cho dòng tiểu thuyết kiếm hiệp tân phái.

Tiểu thuyết của ông mang phong cách hiện đại, tính triết lý sâu sắc, rất khác biệt với các võ hiệp tiểu thuyết gia cùng thời và trước đó. Truyện của ông hoàn toàn hư cấu về thời gian và không gian nhưng tâm lý và quan hệ của các nhân vật trong truyện lại rất thật. Cổ Long không miêu tả kỹ về xuất thân và võ công mà xoay quanh nội tâm của các nhân vật, thường thì họ không phải những mẫu anh hùng điển hình toàn diện, mà là một con người thực, có tốt có xấu, có lúc sai có lúc đúng, ham mê tửu sắc giống như bản thân Cổ Long. Kết thúc truyện của ông đôi khi rất dở dang nhưng chính sự dở dang đó đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều.

Ảnh tác giả: 

Quỷ Luyến Hiệp Tình


Trên đời này có chuyện người chết sống lại? Có chuyện mượn xác hoàn hồn?
Sở Lưu Hương trước giờ tin rằng chuyện đó nếu có chắc chắn chỉ ở trong truyền thuyết Liêu Trai.
Nhưng lần này, sự thật đang phơi bày ra trước mắt chàng, lại có thần y Trương Giản Trai làm chứng, có ai dám không tin?
Thời gian trận quyết chiến giữa Tả Khinh Hầu và Tiết Y Nhân chỉ còn tính bằng ngày thì quái sự đã xảy ra.
Rốt cuộc là chuyện gì mà khiến hai vị đệ nhất kiếm khách này đau đầu không biết xử trí làm sao?
Tiết

Phi Đao Hựu Kiến Phi Đao


Lời Tác Giả - Phi Đao, Lại Gặp Phi Đao

Thuở xưa, mỗi khi thời đại ngập tràn bạo lực, tà ác, loạn lạc, trong giang hồ đột nhiên có một thứ phi đao xuất hiện, không ai biết hình trạng và thức dạng của nó, cũng không ai có thể hình dung lực lượng và tốc độ của nó.

Trong mắt và trong tâm con người, nó đã không những là một thứ vũ khí có thể trấn bạo, mà còn là một thứ tượng trưng cho chính nghĩa và tôn nghiêm. Thứ lực lượng đó đương nhiên lớn lao tột bực, mạnh mẽ tột bực, cho nên vô địch.

Ngọ Dạ Lan Hoa


Lời của dịch giả:
Ngọ Dạ Lan Hoa là phần cuối cùng trong Sở Lưu Hương truyền kỳ hệ liệt của Cổ Long, được viết vào năm 1979, khi tác giả đã bước vào những năm cuối đời, phải chiến đấu với bệnh ung thư.
Có lẽ vì vậy mà đầu đuôi chi tiết của tác phẩm có lúc không phù hợp với nhau. Nếu như độc giả thấy trong truyện có nhiều khúc mắc khó hiểu, thì những điểm ấy đều bắt nguồn từ nguyên tác tiếng Trung chứ không phải từ dịch giả.

Liệp Ưng Đổ Cục


Thời đại đó, giai tầng đó, những người đó, đã tạo thành thế giới võ hiệp của chúng ta. Trong thế giới đó của chúng ta, ngập tràn lãng mạn và nhiệt tình, ngập tràn sắt và máu, tình và hận, ôn nhu trong bạo lực, cũng như bạo lực trong ưu nhã. Thiết huyết tương kích, tình thù bện quấn, tạo thành những cố sự truyền kỳ làm xao động lòng người. Trên trời có nhật nguyệt tinh tú chiếu rọi sự thô lậu và mỹ lệ của nhân thế. Thế giới võ hiệp cũng có những người sáng như sao trời, tuy chớp tắt bất chợt, nhưng ánh sáng mỗi lần phát ra đủ để chiếu ngời vĩnh thế. Những người đó đương

Kiếm Thần Nhất Tiếu


"Chính trong cái khoảnh khắc bé nhỏ ấy, Lục Tiểu Phụng ngã ầm xuống. Lục Tiểu Phụng mà sao chết được?

Không một ai có thể tin là Lục Tiểu Phụng chết được, cho dù có người chính mắt thấy có người cầm dao cứa cổ chàng, cũng sẽ không tin Lục Tiểu Phụng cứ như vậy mà quy tây.

Có điều lần này, Lục Tiểu Phụng quả thật cứ thế mà quy tây."

Hoàng Thạch Trấn là một tiểu trấn tại biên thùy. Thế nhưng trước sau hai tay cao thủ võ lâm là Nhất Kiếm Liễu Thừa Phong và Lục Tiểu Phụng đã bỏ mình tại đây. Chẳng lẽ nơi đây lại

Ngân Câu Đổ Phường


Lục Tiểu Phụng (陆小凤, Liu Xiao Feng) là một nhân vật nổi tiếng trong những tiểu thuyết kiếm hiệp của Cổ Long với biệt hiệu "Tứ mi mao" - người có bốn hàng lông mày, bởi bộ ria mép của anh mảnh như lông mày vậy. Nhân vật này là một người chuyên làm việc nghĩa, tuy có võ công lợi hại là "Linh tê nhất chỉ", song Cổ Long không chú trọng lắm về việc miêu tả võ công của anh, mà tập trung khai thác khả năng phá án ("Lục Tiểu Phụng hệ liệt" là truyện võ hiệp song mang tính trinh thám nhiều hơn). Tật xấu của nhân vật này là mê rượu và nữ

Bích Huyết Tẩy Ngân Thương


Trời đông lạnh buốt, tại tuyết cốc.

Băng đóng ngàn dặm, một màn trắng toát phủ cả vùng rộng lớn. Trên thảm tuyết trắng, một người hì hục đào huyệt, một cái huyệt rộng ba thước, sâu năm thước, bề dài bảy thước.

Người này tuổi còn trẻ, trông mạnh khỏe, cao lớn, anh tuấn, có vẻ thuộc gia đình lương hảo. Y mặc áo choàng da thú cực quý, tay cầm cây ngân thương sáng chói, cán thương được chế bằng bạc thuần chất. Trên thương có khắc năm chữ:

"Phụng Thành, ngân thương, Khưu".

Kiếm Hoa Yên Vũ Giang Nam


Tiêm Tiêm cúi đầu lắng nghe tiếng tim mình đập.
Tim của Kim Xuyên cũng đập mạnh, đập còn nhanh hơn cả tim nàng.
Nàng biết tại sao tim y đập nhanh, cũng biết trong tâm y đang nghĩ gì.
Đây là một tiểu trọ quán rất tĩnh tại, tuy nhỏ, lại rất tinh trí, rất sạch sẽ.
Nhìn ra cửa sổ, có thể thấy rặng núi xa xa đang nuôi tình, cũng có thể thấy ngọn gió đang ôm ấp hoa cỏ.

Âm Công


Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người" người làm kế sinh nhai.
Một lần Bạch Bất Phục chứng kiến được trận giao tranh của Tam Quái Tam Nhãn và Giáo chủ Hắc Y Giáo, trận chiến xảy ra quyết liệt dẫn đến tình trạng “lưỡng bại câu thương”. Trận đâu kết thúc, Bạch bất Phục định đem mấy người này chôn để kiếm chút ít ngân lượng. Nào ngờ giáo chủ Hắc y Giáo còn sống. Bạch Bất Phục được giáo chủ truyền cho mười năm công lực, đồng thời cũng bị khống chế bắt phải mang khẩu quyết của “Bích Dạ Sáo Khúc” truyền lại cho con gái y.

Hậu tiên cô bảo kiếm


Trích từ truyện:

"Một trường hỗn đấu kinh thiên động địa, chỉ thấy trước quảng trường Trích Bát thiền viện người phóng nhao nháo, kiếm vung tua tủa, trượng bát ầm ầm, cuồng phong rít gió. Thật tận mắt chứng kiến mới thấy hết sự tàn khốc của sự tranh đoạt võ lâm Trung Nguyên.

Có lẽ phải ba bốn mươi năm mới thấy lại một trường huyết chiến ghê rợn như vậy, khiến người ta nhìn không khỏi phải thở dài."

Các trang