Yêu hay không yêu cũng mặc - Chương 72 - 73 - 74 - 75 - 76 (Hết)

Lại trở về

Mấy người bạn đến tìm tôi, có hai người mời tôi tới công ty họ tham gia phỏng vấn. Họ nói chỉ cần tôi đến đó thì việc đi làm rất đơn giản. Vì họ đều là những người khá thành công ở công ty. Tôi không biết ai dã dàn dựng những chuyện này. Nhưng quả là trời luôn tạo ra cho con người ta những cơ hội mới. Điều kì lạ nhất là việc tôi nhận được thông báo đi tham gia phỏng vấn vị trí Giám đốc một bộ phận của một công ty quảng cáo. Ngày thứ hai sau khi tham dự phỏng vấn, tôi được báo là tôi đã được nhận vào công ty và tuần sau bắt đầu đi làm.

Lương thử việc trong tháng đầu tiên của tôi là 3.500 tệ. Tôi nhẩm tính, nếu tôi nghe góp ý của các bạn tôi, dùng biện pháp thông báo chống mất tích để chuyển nhượng lại căn hộ đang ở thì có lẽ tình hình cũng không đến nỗi bi đát cho lắm. Tôi sẽ thuê một căn hộ nhỏ hơn, bắt đầu một cuộc sống mới, tuy không sung túc nhưng cũng không đến nỗi bi đát.

Tôi đi làm được nửa tháng. Anh ấy ngày nào cũng gọi điện cho tôi. Có lúc lại mời tôi đi ăn. Tôi không dám khẳng định việc các bạn tôi đến an ủi động viên tôi có liên quan đến anh ấy. Nhưng tôi biết công việc của tôi hiện nay chắc chắn là có sự can thiệp của anh ấy. Tôi vẫn giữ một khoảng cách khá rõ ràng với anh ấy. Anh ấy không phải là người yêu của tôi, cũng không thể là một người nào khác của tôi được, anh ấy chỉ là một người bạn tốt luôn giúp đỡ tôi động viên tôi mà thôi. Anh ấy biết tôi cố giữ khoảng cách nhưng cũng không ép buộc gì tôi.

Khi mọi thứ bắt đầu tốt đẹp trở lại thì chồng tôi bỗng nhiêu trở về.

Thứ Bảy, khi tôi đang giặt ga gối thì anh ta mở cửa, bước và, tay xách một túi nặng. Tôi cho rằng anh ta sẽ không bao giờ về nữa nên không thay khoá cửa. Anh ta vào nhà, thay dép, và nhìn tôi đầy dò xét. Mọi cảm giác căm ghét đã bị dồn nén lại trào dâng trong tôi. Trong quãng thời gian anh ta không về nhà, tôi tưởng mình đã bớt đi một phần nào cái cảm giác đó; hoặc tôi đoán rằng tôi và anh ta sống bên nhau lâu quá, không giữ khoảng cách nên tôi mới chán anh ta đến vậy. Nhưng hôm nay, khi vừa nhìn thấy anh ta, tất cả sự căm ghét, khó chịu, tức giận lại ào đến với tôi, thậm chí còn tăng hơn trước nhiều lần.

Tôi không nói gì hết. Dù trong lòng đang tràn ngập sự tức giận, rất muốn gào lên: “Anh cút đi!” nhưng tôi cũng không hề tỏ thái độ gì.

Tôi vẫn bình thản tháo vỏ ga, cho chúng vào máy giặt, đổ bột giặt, nước xả vải và bật máy.

Anh ta cũng không nói gì, lấy đồ trong túi ra: quần bò, dầu gội đầu, quần lót, mấy quyển truyện tranh, một gói khoai tây chiên…

Tôi ngồi trên ghế nhìn những động tác quen thuộc và không hề thay đổi của anh ta. Tôi có cảm giác là mình đang gục ngã. Cơn ác mộng trong suốt mười mấy năm qua, lại tiếp diễn tại phút giây này. Mọi thứ lại bắt đầu giống như tôi đang phải xem một bộ phim mà tôi căm ghét vậy. Nó có lặp đi lặp lại, làm cho con người ta như muốn điên lên. Có điều lúc đó tôi mới hơn 20 tuổi, còn bây giờ tôi đã 36 tuổi rồi.

Anh ta sắp xếp mấy thứ đồ dùng mới mang về, để quần bò vào phòng ngủ, sau đó cầm quần áo đi tắm. Tôi ngồi bất động trên sofa. Tôi không biết mình nên làm gì bây giờ. Anh ta đã vào phòng ngủ. Tôi đã chuyển về ở phòng ngủ khi dì tôi đến. Giờ tôi không biết mình có nên chuyển mọi đồ đạc của tôi về phòng khác không. Tôi bước vào phòng ngủ và mong ước giây phút này tôi biến thành làn sương mà tan đi mãi. Tôi lấy thẻ cắt tóc ở trên bàn trang điểm và nhìn thấy mấy tờ đô la Hồng Kông, đó chắc chắn là tiền trả góp rồi.

Tôi ngồi thẫn thờ trên ghế. Anh ta tắm xong, quay sang nói tôi như không có chuyện gì xảy ra cả: “Tối nay chúng ta đi ăn sushi nhé?”

Vẫn như cũ

Cuộc sống cứ trôi đi thành vòng tròn như thế rồi lại trở về điểm ban đầu, giống như chân chì của cái compa quay một vòng tròn rồi lại trở về điểm xuất phát.

Tôi lại trở về phòng khách, còn anh ta lại về phòng ngủ. Mỗi ngày sau khi đi làm về không ăn khoai tây chiên uống Coca thì lại đọc truyện tranh; hoặc xem các chương trình truyền hình của Hồng Kông; không thì mua về một lô những đĩa phim hoạt hình hoặc truyền hình Hàn Quốc nhảm nhí đến mức không chịu nổi; hoặc ngồi một mình cười ngặt nghẽo khi xem chương trình Khang Khang sến đặc của Ngô Tông Hiến. Còn thứ Bảy anh ta và đám bạn đi đến hộp đêm giải trí, Chủ nhật thì đi đánh bowling, tối lại đến quán rượu.

Tôi trông anh ta mà thường tự hỏi, liệu anh ta có phải là người máy không? Hay là một người làm bằng gỗ? Liệu đầu óc và cơ thể anh ta có vấn đề gì không? Sau bao nhiêu năm anh ta vẫn có thể làm một việc, một động tác với cùng một thái độ mà không phát chán? Tại sao anh ta vẫn có thể đọc một loại sách, xem một loại tiết mục mà không hề thay đổi? Sao anh ta có thể điềm nhiên như không khi bỏ nhà đi, sau đó trở về chẳng một câu giải thích cứ như chẳng có chuyện gì xảy ra vậy? Anh ta đã chuyển đồ đạc mình đi, rồi bây giờ lại chuyển về từng thứ một mà không cảm thấy ngượng ngùng sao?

Có một hôm, anh ta đang xem một quyển truyện tranh, tôi đứng trước mặt anh ta, nói rằng: “Tôi muốn nói chuyện với anh.”

“Tôi đang đọc sách.” Anh ta trả lời mà không buồn ngẩng đầu lên.

Tôi giật lấy quyển sách rồi vứt xuống đất, sau đó hỏi anh ta: “Anh muốn sống cả đời với tôi như thế này sao?”

Anh ta vẫn há mồm với vẻ ngạc nhiên thường thấy, hỏi lại: “Không sống như thế này thì sống như thế nào?”

“Anh, chính anh đã từng rời bỏ căn nhà này.” Tôi nghiến răng nhấn từng tiếng câu đó.

“Đây là nhà tôi, bây giờ tôi quay về.” Anh ta vẫn coi như chẳng có chuyện gì, nhổm người lên nhặt quyển truyện tranh.

Tôi giật lấy nó xé làm nghìn mảnh, cảm thấy mình đang muốn nổ tung ra: “Thực ra anh cũng đâu có được hạnh phúc, anh sống cùng tôi cũng đâu có được vui vẻ, anh còn trở về đây làm gì nữa. Chúng ta hãy li hôn đi, ngôi nhà này anh giữ lấy, tôi không cần đâu.”

“Tại sao phải li hôn chứ?” Anh ta chăm chứ nhìn tôi, vẫn với cái bộ điệu thờ ơ ấy, không hiểu đó là ngu ngốc hay độ lượng nữa.

“Cuộc đời của anh đã chấm dứt, cuộc đời của tôi cũng thành tàn phế rồi. Chúng ta chẳng còn điểm chung gì nữa, có lẽ chỉ còn một điểm giống nhau là cứ bó chặt lấy nhau thế này mà chết thôi.” Tôi buồn bã nói.

“Thật là không hiểu nổi cô nữa? Cô định làm cái gì chứ? Cô muốn li hôn thì cô đi mà li hôn, tôi thì không.” Anh ta nói điều đó một cách chắc chắn, sau đó lại cúi đầu đọc truyện tranh.

Tôi chạy về phòng mình, nằm vật ra giường, ngay cả chút khả năng tư duy cuối cùng còn sót lại cũng tàn lụi rồi. Cái xác chết kia, cái thây đông lạnh ấy, cái kẻ sống bên tôi mười mấy năm mà chẳng mang lại cho tôi chút xúc cảm và tư tưởng mới nào ấy. hắn muốn lì ra ở cái nhà này, hẳn không muốn đi. Cũng không biết đã bao thời gian trôi qua, tôi nghe thấy tiếng chân hắn đi ra khỏi cửa, mới nghĩ ra rằng hôm nay là ngày hắn đến quán rượu đây. Tôi gọi điện thoại cho mẹ tôi, nói rằng: “Mẹ ơi, con rất muốn li hôn, con về với mẹ được không?”

Mẹ tôi dịu dàng nói: “Con lại gặp chuyện gì không vừa ý rồi đúng không? Vợ chồng sống với nhau không tránh khỏi có lúc bát đĩa va chạm, chịu đựng một chút là qua thôi. Hai vợ chồng con đã sống với nhau mười mấy năm rồi, đã hiểu rõ về nhau. Bây giờ mà con muốn tìm một người khác chưa chắc đã được như mong muốn. Con à, khi trẻ là vợ chồng nhưng khi già là đôi bạn. Rồi sau này con sẽ nhận ra rằng người bặn đời đầu tiên là người hợp ý nhất…”

Tôi thẫn thờ buông điện thoại. Mẹ ơi, mẹ làm sao hiểu được con gái mẹ mười mấy năm trời mà không thể nào đồng cảm được với người đàn ông nằm cùng giường. Ở bên anh ta chỉ cảm thấy căm ghét và lạnh lẽo, từng ngày từng ngày tự huỷ hoại mình, chẳng còn hy vọng, qua hôm nay đã biết ngày mai ngày kia thậm chí ngày tàn của đời mình sẽ tuyệt vọng như thế nào rồi.

Căm ghét

Sự căm ghét của tôi với anh ta đã đến cực điểm, chỉ cần nghĩ đến anh ta, hoặc sắp phải gặp mặt anh ta, thậm chí chỉ nhìn thấy anh ta thôi là đầu tôi đã có thể nổ tung lên rồi.

Tôi không sao có thể kiềm chế nổi mình nữa. Một người phụ nữ vốn được mọi người nhận xét là dịu dàng, nhã nhặn, điềm đạm và hướng nội như tôi lại có thể có những thái độ và hành động quyết liệt đến khó tưởng tượng như vậy. Thái độ đố không phải là tình yêu, không phải là hận thù, không phải là vui sướng, không phải là hứng khởi mà đó là căm ghét, là cảm giác ghê tởm mà mỗi một giây khắc đều có thế làm tôi phát điên, cảm giác đó cứ nhấn chìm tôi. Trong tai tôi cứ quay mòng mòng cái giọng nói là tôi chán ngấy; nếu tôi còn hơi sức để suy nghĩ, thì nên lập tức trong đầu tôi là những biểu hiện đáng ghét nhất khó chịu nhất của anh ta; còn trước mắt tôi cứ hiển hiện ra khuôn mặt mà tôi không ghê tởm không sao chịu nổi; còn bầu không khí xung quanh tôi đặc quánh cái mùi tởm lợm của anh ta. Tay chân tôi chỉ muốn vứt hết đá hết tất cả những thứ gì anh ta đã từng dùng có mang hơi hướng của anh ta.

Tôi biết tôi sắp điên lên rồi, nhưng tôi lại chẳng có việc làm, nên tôi chẳng biết đi đến nơi nào nữa. Tôi chỉ có thể ngồi lì ở dây, tôi chẳng có bạn bè, mẹ tôi chẳng muốn chứa chấp đứa con gái không biết nghe lời, không biết thuận theo số phận. Tất cả bạn bè đều sẽ quay lưng với tôi, bởi họ đều cho rằng tôi số sướng mà không biết hưởng, lấy được ông chồng tốt mà không biết quí trọng. Tôi không thể tìm cho mình một chỗ dung thân, tôi chẳng biết đi đâu hết. Có lúc tôi từng suy nghĩ nghiêm túc sẽ tìm một ngôi chùa yên tĩnh nào đó, tôi sẽ ẩn cư ở đó một tháng, hai tháng, hoặc cả đời mình. Nhưng tôi chẳng còn sức và không còn đủ niềm tin để làm dù là một việc như thế. Có lúc tôi từng cầm con dao cắt hoa quả lên, nhưng rồi tôi lại sợ nhìn thấy máu, mà tôi cũng không biết cách làm thế nào để cắt đứt động mạch, máu sẽ chảy trong bao lâu tôi mới chết hẳn được. Thậm chí có một lần tôi đã leo lên tận tầng 29 của khu nhà, tôi muốn buông người xuống dưới kia như một cánh bướm. Nhưng rồi tôi lại sợ tôi không chết ngay, họ sẽ cấp cứu để cuối cùng tôi thành một kẻ sống dở chết dở hay tàn tật thì càng khốn khổ.

Thật đúng là ếch ngồi đáy giếng, tôi biết đời mình thế là tàn rồi. Trong cuộc sống chung mười mấy năm nhạt nhẽo chẳng tiến bộ được chút nào, tôi đã trở thành chiến lợi phẩm đợi phút hành trình trong tay người thợ săn; hay thứ vải mọt gặm cũ kĩ lôi ra từ đáy rương của một lẻ có của nhưng hà tiện cất giữ mà bây giờ chết đi mới được lôi ra; hay mẩu khăn giấy mà thực khách trong tiệm ăn nhanh dùng xong tiện tay ném ra ngoài đường; hay chiếc lá vàng úa đâm ra từ một cành cây đang khô héo chưa kịp hoà mình vào ánh dương rạng rỡ đã tàn tạ rụng xuống.

36 tuổi, tôi thường thảng thốt giật mình khỏi cơn ác mộng, khóc thầm tự ti cho số phận nhìn thấy đấy nhưng không sao thoát được. 36 tuổi, tôi thường ngồi bó gối trong góc nhà, mông lung sung nghĩ về quá khứ và tương lại của mình. 36 tuổi, tôi khóc than cho tuổi thanh xuân và niềm hạnh phúc trong tổ ấm gia đình. 36 tuổi, tôi thương cảm cho sự bất lực của mình không thể lấy những điều tốt đẹp. 36 tuổi, tôi cầu nguyện cho niềm hạnh phúc vốn chẳng thuộc về mình. 36 tuổi, tôi buồn bã cho bản thân mình, trái tim mình, cảm xúc của mình ngày càng trở nên già nua héo úa…

Vậy mà, 36 tuổi, việc tôi là nhiều nhất lại là hoài nghi: cuộc sống vợ chồng có thật sự hạnh phúc mĩ mãn như trong tiểu thuyết? 36 tuổi, tôi cười đám người hối hả ngoài kia: ý nghĩa cuộc đời mỗi người có phải là cả đời cặm cụi chẳng làm nên việc gì rồi cứ thế chết đi cho đúng quy định nhân sinh thế thái? 36 tuổi, tôi lật giở hết đống sách vở để tìm đáp án cho một câu hỏi: Có người nào chỉ vì trách nhiệm và lòng nhân đạo mà cả đời phải sống chung với kẻ mà mình không thích thậm chí căm ghét không?

36 tuổi, tôi cứ hỏi mình hết lần này đến lần khác. Có người nào như tôi đem lòng căm ghét kẻ chung sống cùng mình hết năm này sang tháng khác, kẻ mà mọi người vẫn nhắc đến với từ thân mệ “ông xã nhà cậu” không? Thậm chí căm ghét đến mức độ cứ phỉa nghĩ đến việc bắt buộc phải chạm mặt anh ta, phải an cơm cùng anh ta trên một chiếc bàn, hít thở bầu không khí bó hẹp trong một căn phòng với anh ta, thì bạn sẽ phát điên đến mức muốn nổi tung?

Cái cảm giác căm ghét ấy đã từ lớp biểu bì thấm sâu vào da thịt, rồi vào xương tuỷ. Rồi từ xương tuỷ nó lan mãi ra, lan ra tận đến đầu não đến suy nghĩ, lan khắp cơ thế. Thậm chí khi tôi nhìn thấy bất cứ thứ gì có liên quan đến anh ta thì cái cảm giác ấy, nó như mùi của sầu riêng vậy, lại xộc vào cơ quan cảm giác của tôi, tràn ra khắp nơi, bó chặt lấy tôi giống như một màn đêm đen đặc, làm cho người ta bức bối đến mức muốn phát điên, phát rồ, thậm chí đến mức muốn phát điên, phát rồi, thậm chí đến mức cuồng loạn lúc nào cũng có thể huỷ diệt tất cả.

Tôi biết tôi thế là hết, thế là hết thật rồi.

Thuốc ngủ

Tôi lôi tất cả ảnh ra khỏi cuốn album và xé nát hết, lại còn những trang nhật kí, bưu thiếp, sổ điện thoại, sổ ghi chép, thư từ, bưu ảnh…

Tôi chẳng muốn để lại bất cứ một dấu vết nào cho bố mẹ hết, cũng không muốn lưu giữ một dấu ấn gì cho các bạn – những người đang nhẫn nại nghe tôi kể câu chuyện cuộc đời dài dòng của mình. Người chết cũng giống như một ngọn đèn tắt vậy, cái bạn muốn giữ lại chưa chắc đã giữ được, còn cái bạn không muốn giữ thì nó lại không chịu mất đi. Thôi hãy thuận theo ý trời, ông Trời có cái lí của mình. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, dì tôi, bố tôi, người bạn đã lừa tôi đi Thanh Viễn, lại còn cả người yêu đầu tiên của tôi, rồi người tình khi tôi đã có chồng. Từng người trong bọn họ đã đến rồi đi trong đời tôi, có người đã dắt tôi theo, có người bỏ toi lại, có người muốn giữ tôi, có người muốn rời xa tôi, họ đều đang đi con đường của họ, đang bận công việc của họ.

Tôi tự nghĩ, nếu như tôi không ở cùng với người đàn ông Hồng Kông này, nếu như lúc đầu tôi không ở chung với anh ta chỉ vì thói hư vinh, thì bây giờ có phải tôi đang sống một cuộc sống khác không? Có lẽ tôi đã kết hôn với một người đại lục, đã sinh con, chúng tôi có thể là chưa có nhà riêng, nhưng chúng tôi được hạnh phúc vui vẻ, chúng tôi sẽ cãi cộ nhau vì một chuyện không đâu, nhưng sau đó lại ngọt ngào tình cảm…

Cũng có thể tôi gặp đại gia, tôi sẽ làm vợ ông ấy. Tôi sẽ chỉ ra vào những khách sạn hạng sang, tham gia những bữa tiệc toàn người nổi tiếng, mặc những bộ đầm dạ hội lộng lẫy. Vào một đêm nào đó nhớ về một người đàn ông Hồng Kông, nghĩ rằng ít nhất cũng đã có một chút tình cảm với nhau. Hay có thể tôi sẽ là vợ hai của một người giàu có, cả đời chẳng có danh phận gì hết, chỉ biết oán thán và chờ đợi…

Cũng có thể hôm nào đó tôi lang thang trên mạng, tán tỉnh một người đàn ông lạ lẫm, chúng tôi sẽ trao đổi với nhau những lời tình tứ, gửi cho nhau những tin nhắn nồng nàn, gọi cho nhau những cú điện thoại thắm thiết. Có một hôm, anh ấy sẽ ôm một bó hoa xuất hiện đột ngột ở tầng dưới căn lầu tôi thuê, có tiếng hát cất lên: “Em muốn lấy chồng thì đừng lấy ai nhé, nhất định chọn anh đây này…” Tôi lao xuống đứng trước mặt anh ấy, ôm lấy hoa, ôm cả anh ấy nữa, rồi chúng tôi sẽ phiêu du, bốn biển đều là nhà.

Bây giờ, tất cả đã chấm hết, chẳng còn điều gì có thể xảy ra được nữa. Chỉ có cuộc sống đáng ghét này cứ bó chặt lấy tôi, giống như từng lớp mạng nhện dày đặc đang bó chặt lấy con côn trùng bé nhỏ đáng thương đang muốn cất lên đôi cánh yếu ớt, quẫy đạp tuyệt vọng, càng quẫy dấn càng sâu hơn, càng quẫy càng bức bối không sao thở được.

Làm sao tôi lại sống như thế đến tận hôm nay được chứ? Chẳng có niềm vui, chẳng còn cảm xúc, u tối mê muội, đánh mất cả bản thân mình. Tôi vẫn còn nhớ hồi tôi cới chồng tôi mới quen nhau, chúng tôi trẻ trung biết bao! Cứ cho rằng chúng tôi đã sai làm, nhưng nghĩ lại tất cả đều là tự nguyện đấy chứ, nếu như đây chỉ là một ván bài chúng tôi hoàn toàn có thể bỏ đi đánh lại. Nhưng thực tại của chúng tôi bây giờ đâu phải như vậy, dù rằng đã có rất nhiều cơ hội, anh ta và tôi có thể vứt bỏ đi cái cuộc sống chung mà cả hai đều chán ngắt này, để rẽ sang một con đường mới. Nhưng bởi sự lười nhác, sợ hãi, tự ti, ỷ lại, nên chúng tôi vẫn bó chặt lấy nhau, dẫn đến kết cục không thể cưỡng lại như ngày hôm nay.

Nếu như số phận cho phép tôi làm lại, tôi nhất định sẽ dũng cảm mà rẽ sang lối khác. Nhưng tất cả đều không thể được nữa rồi, những thứ đã mất không thế lấy lại được. Những viên thuốc ngủ kia thật đáng yêu quá, từng viên từng viên trông cứ như những đứa trẻ thực thà, lặng lẽ nằm im đúng vị trí của chúng. Chúng cũng giống như hai chúng tôi, chẳng bao giờ cựa quậy cố gắng làm một cái gì hết, mặc theo số phận an bài, trôi theo cái miệng tham lam của nó, bị chôn vùi trong cái cuống họng và thực quản tăm tối của nó. Tất cả đã đến lúc kết thúc rồi, tôi giơ tay cầm lên những viên thuốc đáng yêu đó.

Có tiếng mở của, tôi dừng lại.

Anh ta loẹt quẹt đi vào nhà, rồi đẩy mạnh cửa phòng tôi, cả người nồng nặc mùi rượu, ánh mắt lờ đờ, anh ta lải nhải nói với tôi: “Tôi biết rằng cô không yêu thương gì tôi, từ trước đến giờ chẳng bao giờ cô coi tôi ra gì. Nhưng tôi cứ trở về đây đấy.”

Rồi sau đó lại loẹt quoẹt đi sang phòng ngủ bên cạnh, tôi nghe tiếng anh ta nằm vật ra giường và tiếng thở đều khi chìm vào giấc ngủ.

Tôi bỗng nhiên phấn chấn một cách kì lạ, tôi cầm lấy thuốc và cốc nước, một viên, hai viên, ba viên, đến khi uống được 20 viên thì tôi dừng lại. Tôi đi ra phòng khách, đóng hết tất cả các cửa sổ lại, rồi tôi đi vào phòng ngủ của anh ta, đóng chặt các cửa sổ, kéo rèm cửa lại, cắt dây điện thoại, cắt dây chuông cửa, mở bình khí gas, sau đó bỏ tất cả số thuốc còn lại vào mồm, thêm một ngụm nước và nuốt ực…

Đường núi

Có tiếng chim hót thánh thót. Con đường này dài quá. Khuôn mặt bố nở nụ cười đây này, vui quá. Tiếng suối róc rách. Tôi có vui không? Mỗi năm đến mùa xuân, người con gái mặc chiếc áo va vấn chiếc khăn rằng. 30 tuổi? 40 tuổi? 50 tuổi? Dưới chân núi ấy. Cô ấy đang đào đấy, đào một cách từ từ và nhấn nha. Đó là một khuôn mặt thanh tú, chịu đựng và bình lặng, cô ấy có bà nội, bà ngoại và mẹ nữa. Khuôn mặt của cô ấy là hình ảnh của ba người phụ nữ đó.

Tiếng còi xe rú lên. Cái xe đó lắc lư run rẩy. Bố bế lấy người con. Người vợ. Tốt lắm. Cứ cúi đầu đọc sách, người đàn bà lặng lẽ nhìn, lẳng lơ quyến rũ. Tên cuốn sách. Đáng ghét quá. Chẳng thích thú tẹo nào. Nếu như cứ thế này có phải là tốt không. Tất cả niềm vui và tự do ấy. Lời thề thì không tính nhé?! Tôi đang nói chuyện với cái bóng của mình đấy. Chẳng ai biết được đâu, vừa nãy tôi còn nhớ ra một câu nói, bây giờ thì quên rồi. Sinh con á? Không muốn đâu. Nếu như tôi muốn thì tôi đã sinh lâu rồi. Tiếng một tấm thép bị ném xuống nền. Cô ấy nói. Mắt không còn tinh tường nữa rồi. Có thể luyện đôi mắt bằng cách đánh bóng bàn. Thị lực của mắt sẽ hồi phục đấy. Cô ấy khen tôi xinh đẹp quá. Cũng chỉ tạm được thôi. Cũng là khá trong đám bạn bè chúng mình.

Đau quá. Cái dạ dày của mình. Chú chim nhỏ vẫn đang hót. Tiếng còi xe hú trên đường. Tiếng lạo xạo run rẩy của ô tô khi đi qua rãnh nước. Đám mây đang bay lượn. Bầu trời thật u ám. Là chữ “Hảo” hay chữ “Hiệu” đây. Đừng mơ mộng nữa. Là chữ “Nữ” trong chữ “Nữ nhi” ấy. Cái giường càng lúc càng lúc càng trở nên lạnh lẽo. Bây giờ là tháng Ba, hơn nữa trời đã tối rồi.

Ba người phụ nữ. Ba khuôn mặt thanh tú. Ở ngoài phòng có ai đang mở nước. Đường. Đường lên núi đấy. Thật đấy. Hay là giả? Dạ dày bỗng đau dữ dội. Đứa trẻ con. Cái gùi bằng tre. Một người đàn ông béo. Ở trên giường ấy, mờ mờ ảo ảo, hình như là sách. Đôi mắt mình càng ngày càng u tối. Vết thương. Những nếp nhăn. Một nụ hôn. Lại con đường, uốn lượn ngoằn ngoèo trườn lên trên. Đường đó lên Thiên đường đấy. Chiếc tháng. Mình hãy bám vào đó đi. Một cái giếng. Có người đang nhìn đâu đó. Một đứa trẻ con. Đôi mắt linh động. Da đầu. Cái trán. Rừng trúc ở Vân Nam. Bãi biển Tiểu Mai. Anh trai. Bạn học. Xe. Trâu. Nông thôi. Cúi đầu mà suy nghĩ xem. Nó khóc rồi. Những giọt nước mắt thấm vào làn đất mới. Trên thảm cỏ. Còn trên một bông, không thấm trên thảm hoa hồng trải khắp núi đồi thảo nguyên.

Có tiếng người, nghe nhỏ lắm. Lại có tiếng chú chim, thầm thì như đang kể chuyện gì. Lại có tiếng còi xe run rẩy. Tiếng thầm thì êm ái. Anh Khai, đây là bãi cỏ êm dịu. Em ôm lấy anh, anh quàng tay quanh người em. Những quyển sách, những nụ hôn, mùi vị của đầu lưỡi anh. Ánh mắt mê hồn của anh. Một ánh mắt tình tứ, người đàn ông mà có đôi mắt nhỏ quá. Phía sau của chiếc di động. Cái dạ dày lại đang hành hạ mình, khó chịu quá. Khuôn mặt mình nóng hầm hập như đang sốt. Đôi bông tai. Thảm cỏ. Triền núi. Cô gái vẫn đang đào cái gì đó. Của tôi đó, nhé. Bàn tay tôi có thật là mềm mại không? Đôi mắt tôi có thật là đẹp không? Đi thôi, chị Lan, mình đi vào giữa nhé, để xem kịch ấy. Rồi chen vào giữa, mấy bóng ma giữa chốn âm gian vây lấy chị ấy. Tiếng kêu thét lên. Tiếng chó sủa cuồng loạn. Mặt đất, những kẻ đã chết. Tiếng khóc. Đám cưới. Làn da đen đúa. Vẽ lên đôi mày. Anh ơi. Cô gái đẹp kìa. Được không? Hãy thổi một hơi, băng giá cũng phải nở hoa. Kẻ ăn mày đang chống gậy lết đi. Kết hôn. Tôi và anh ta. Có tình yêu không? Chưa có, chưa từng có. Nửa đầu phải tôi đau quá. Tôi đang đứng trước cửa căn phòng mà tôi thuê, bà chủ nhà người Hồ Bắc. Đôi mắt của bà màu xanh đen. Người đàn bà Triều Châu, đã 75 tuổi. Lúc đó là 25 tuổi đấy. 4 đứa con. Đầu của đứa con tôi kìa. Chiếc váy có dây ở lưng. Giấc mộng thêu bằng hoa. Chiếc nồi. Bức điện. Những tin nhắn. Công ty. Bàn tay mềm mại.

Ôi đau quá, đau quá. Cái dạ dày trở chứng. Cả cái đầu nữa. Thảm hoa trải khắp triền núi. Thảm cỏ nữa. Một đứa trẻ cô độc. Khuôn mặt mỉm cười. Hai bàn tay nắm chặt. Há miệng ra muốn cười mà không ra tiếng. Trầm tư suy nghĩ. Những con kiến. Con chuột nhỏ. Những cây nấm. Tôi ngồi bên cạnh anh ta. Tôi biết anh ta đã chết. Nhưng trông còn hồng hào hơn cả những kẻ còn sống. Tươi tắn quá. Sức sống đang bừng bừng cựa quậy. Hồi mình học tiểu học ấy, chỉ biết xông vào đánh nhau. Ngã lăn dưới chân tường. Nói mau. Mày không nói tao đập chết. Đẹp quá. Dịu dàng quá. Lương thiện quá. Trông cứ như Bồ tát ấy. Tôi vẫn ngồi bên cạnh anh ta. Trông anh ta vẫn như vậy. Tươi tắn, hồng hào, căng tràn nhựa sống. Tôi thì đã già. Chuột ở đâu mà nhiều thế, rúc ra rúc rích. Ở dưới chân ấy. Lại còn ngửa đầu nhìn mình mà cười nữa chứ. Tưởng mình là con mèo đáng yêu hay sao. Bọn chuột ngẩng đầu nhìn chúng tôi cười.

Con đường lên núi ấy, ngoắt ngoéo lắm. Đường núi. Nó sẽ dẫn ta lên ngôi nhà làm bằng mây. Tôi đang lên đây, đang lên đây. Chú ngựa đang uống nước, lại người con gái quấn chiếc khăn rằn. Khuôn mặt thạt nghiêm nghị. Tôi thật đau lòng, cứ thế bước đi mà không quay đầu lại. Tôi cứ thế men theo con đường mà đi lên phía trước. Cứ thế đi. Có tiếng nhạc. Thật du dương. Của thế giới khác. Thật quyến rũ. Cứ hút tôi đi…

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3