Putin - Từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên Bang Nga - Chương 09 - Phần 3

Khretxu nói: "Putin nắm được tất cả các điều kiện mà các khu vực dựa vào đó để sinh tồn, đang làm rõ mối quan hệ giữa các dự toán và ông cũng không hề quên các Hiệp nghị". Để chứng minh, ông ta đã nêu một ví dụ: Thứ sáu tuần trước, khi tham gia Hội nghị Văn phòng Liên hợp "Hiệp nghị Xibir", Putin đã đồng ý dành cho thành phố này một quy chế khoa học và giáo dục, đặc biệt ngày hôm sau ông đã ký những quyết định có liên quan.

Khretxu nói đùa rằng những người tham gia Hội nghị "Hiệp hội Xibir" là một điềm báo cho sự trường thọ về chính trị. Ông mỉm cười nói: “Trong tất cả các thủ tướng Nga, chỉ có Checnomodin đã từng tham gia hội nghị này, mà chính ông là người giữ chức vụ trên vũ đài chính trị thời gian lâu nhất. Điều đó có nghĩa là Putin - người đã từng tham gia hội nghị này cũng có thể giữ vị trí lâu dài trong Chính phủ.”

Thị trưởng Saint Petersburg Yakovlev rất hài lòng với việc Duma quốc gia chỉ một lần bỏ phiếu đã thông qua việc bổ nhiệm Putin làm Thủ tướng. Chủ nhiệm Văn phòng Báo chí của Thị trưởng nói rằng trước bầu cử một tuần, Thị trưởng Saint Petersburg cũng đã nói kết quả bầu cử thủ tướng như vậy. Lời tiên đoán của ông ta đã thành sự thực.

Khi nói về thủ tướng mới, Thị trưởng đã nhấn mạnh Putin có kinh nghiệm công tác thực tế ở các khu vực cụ thể. Putin đã từng là phó thị trưởng Saint Petersburg. Ông đánh giá cao tố chất nghiệp vụ của thủ tướng mới: "Từ trước tới nay ông chưa hề gây xung đột với ai và hành động rất chặt chẽ, cẩn thận." Ngày 17/8, Thị trưởng Saint Petersburg đã tổ chức gặp gỡ với thủ tướng mới theo kế hoạch.

Những nhà lãnh đạo "phong trào nước Nga - ngôi nhà chung của chúng ta" và Đảng Tự do dân chủ trong Duma quốc gia Nga cũng hài lòng với kết quả phiếu bầu thủ tướng mới của Duma quốc gia, đồng thời cũng tính tới khả năng vào ngày 19/12 sẽ đồng thời bầu cử cả Duma quốc gia và tổng thống.

Luzkov cho rằng việc Duma ủng hộ bỏ phiếu bầu Putin làm Thủ tướng nói lên rằng, tình hình có khả năng phát triển theo hướng ổn định. "Hiện nay, biên giới giữa Chechnya và Dagextan đang phát sinh đối kháng, các công dân của chúng ta đang đứng trước sự hy sinh, tình hình kinh tế và xã hội ngày càng nghiêm trọng, nhất thiết phải giải quyết vấn đề xây dựng một thể chế quản lý nhà nước có hiệu quả, do đó Nhà nước cần phải có một vị thủ tướng hợp pháp đã được Quốc hội phê chuẩn." Ông còn cho rằng, sứ mệnh này không nghi ngờ gì nữa, đó là một nhân tố tích cực.

Người lãnh đạo Đoàn Nghị sĩ Nông nghiệp Nikola Khalitonov cho rằng kết quả bỏ phiếu ngày hôm nay thể hiện mọi người đã tín nhiệm Putin, nhưng ông cũng tỏ vẻ hoài nghi Chính phủ nhiệm kỳ này chỉ có thể làm việc đến khi bầu cử nghị viện. Người lãnh đạo Đảng đoàn Nghị sĩ "khu vực Nga" Molotov nói: "Hiện nay, việc chúng ta cần phải làm là hãy bỏ phiếu cho Putin, mọi việc khác hãy quên đi và cần tích cực làm việc."

Ông còn nói rằng: "Sự thực là chúng ta chẳng có gì để thảo luận. Chúng ta không biết kế hoạch của Putin, chúng ta không thể tìm hiểu con người Putin, chúng ta cũng không biết liệu ông ta làm việc tốt hơn hay xấu hơn so với Stepasin."

Lời phát biểu của ông đại diện cho ý kiến của nhiều người trong Duma, các nghị sĩ đều không muốn làm ảnh hưởng tới công tác chuẩn bị để tiến hành bầu cử vào ngày 19/12 của họ. Nếu như trong lần bỏ phiếu thứ ba mà Putin vẫn bị phủ quyết thì có khả năng tiến hành cuộc tuyển cử mới. Điều này có lẽ sẽ không làm thay đổi gì nhiều lắm đối với thời gian tuyển cử đã định, nhưng hình như không có nghị sĩ nào muốn bỏ lỡ cơ hội lợi dụng quyền hạn tổng bầu cử. Các nghị sĩ còn nhận thức rằng, dù gì đi chăng nữa, họ cũng chẳng có cách nào để gây ảnh hưởng việc bỏ phiếu bầu vị thủ tướng mới mà Yeltsin đã lựa chọn.

Cách nhìn nhận của các nghị sĩ mỗi người mỗi khác, nhưng qua đó có thể thấy rằng, việc bước qua cửa ải một cách thuận lợi của Putin không có nghĩa là cục diện chính trị Nga đã có sự thay đổi lớn lao, hàm chứa trong đó chỉ là chậm lại khủng hoảng Chính phủ mới dẫn tới xu thế nguy hiểm của việc biến động cục diện chính trị.

Trước tiên, điều đó không nói lên chính trị Nga đã đi vào thế ổn định, cũng không nói được mâu thuẫn giữa một lực lượng chính trị nào đó đối với Tổng thống Yeltsin đã có sự hòa hoãn. Mọi người đều biết rằng, lực lượng cánh tả đứng đầu là Đảng Cộng sản Nga vẫn cứ là phái đối lập chủ yếu của Tổng thống Yeltsin, nhưng tình hình hiện nay đã thay đổi. Cùng với sự nhanh chóng đi lên của lực lượng trung tả mà đại biểu là phong trào "Tổ quốc", Tổng thống Yeltsin đã lún sâu vào hoàn cảnh bị động của "cuộc chiến hai mặt". Đặc biệt là sự liên hợp của phong trào "Tổ quốc" với phong trào "Toàn Nga" đã trở thành một cuộc tổng tuyển cử tương lai của Tổng thống Yeltsin. Để xoay chuyển cục diện bất lợi này, Yeltsin mới giải tán Chính phủ Stepasin, Putin lên làm Thủ tướng cũng không thể làm cho tình thế cuộc tổng tuyển cử thay đổi về căn bản, cũng không thể hóa giải được mâu thuẫn giữa Tổng thống với lực lượng phái trung và phái phản đối cánh tả. Do đó, cùng với việc từng bước triển khai cuộc vận động tổng tuyển cử Duma và Tổng thống, xu thế cuộc đấu tranh trên chính trường Nga ngày càng diễn ra ác liệt là điều khó tránh khỏi.

Mặt khác, việc bước qua cửa ải một cách thuận lợi của Putin cho thấy lực lượng chính trị các phe phái đã không thể bị vướng vào "vấn đề chiến thuật" đã lặp đi lặp lại của Chính phủ, mà là tập trung sự chú ý vào "mục tiêu chiến lược" của cuộc tổng tuyển cử bầu Duma và tổng thống. Trước mắt, việc tranh thủ để giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử này đã trở thành "đại sự hàng đầu" của các lực lượng chính trị, các phe phái. Phản ứng đầu tiên sau khi nhận được tin Yeltsin cử Putin vào chức vụ Thủ tướng Nga của Chủ tịch Duma quốc gia Seleznikov là "để đảm bảo cho bầu cử Duma đúng thời gian đã quy định, nếu như ngày mai bỏ phiếu, tôi sẽ bỏ một phiếu cho Putin". Lời nói của ông trên thực tế tiêu biểu cho nhận thức chung của đa số lực lượng chính trị Nga. Tóm lại việc Putin được Duma biểu quyết thông qua lần thứ nhất chỉ có thể xem là cuộc khủng hoảng Chính phủ mới tạm thời kết thúc, nhưng cùng với bầu cử Duma và Tổng thống đang tới gần, giữa các lực lượng chính trị của các phe phái sẽ lại triển khai cuộc đấu tranh và so tài ngày càng ác liệt hơn.

Các quốc gia khác nhìn nhận việc Putin lên làm Thủ tướng mới như thế nào?

Ngày 16/8, bản tin thời sự Nhật Bản đã phát đi bài viết nhan đề: "Duma quốc gia Nga phê chuẩn thủ tướng mới...", nêu lên rằng:

"Đối với Tổng thống Nga Yeltsin - vị lãnh đạo chính trị chuyên quyền luôn thay đổi thủ tướng và giữ thái độ đối địch với Duma quốc gia cho rằng sở dĩ chỉ thông qua một lần đã phê chuẩn Putin làm Thủ tướng, chẳng qua chỉ là các phe phái muốn tránh sự đối chọi không cần thiết với Chính phủ, dốc sức vào việc chuẩn bị cho bầu cử Duma vào cuối năm."

Căn cứ vào quy định của Hiến pháp, nếu Duma quốc gia ba lần còn quy định thêm, trong tình hình đó, thời gian bầu cử sẽ được tiến hành vào ngày chủ nhật tuần đầu tiên sau ba tháng kể từ ngày bị giải tán. Suy nghĩ cặn kẽ hơn sẽ thấy rằng nếu như lại thông qua hai lần bỏ phiếu bầu thủ tướng nữa thì ngay trong cuối tháng đó giải tán Duma, cuộc bầu cử sẽ được tiến hành vào cuối tháng 11, điều này cũng không lệch mấy so với thời gian bầu cử được dự định lúc đầu vào ngày 19/12.

Nhưng nếu Duma bị giải tán, các phe phái nhất thiết trong vòng ba tháng phải bãi bỏ đặc quyền tranh cử của nghị sĩ. Các phe phái hình như đều cho rằng nếu như nhất trí tiến hành bầu cử trong cùng một thời gian, duy trì các điều kiện có lợi là thượng sách, mà không muốn mạo hiểm bởi những rủi ro của việc bị giải tán.

Phái cộng sản lớn nhất trong Duma chống lại thế lực Tổng thống, kể từ khi bị "thất bại" trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống vào tháng 5 đã mất đi cơ hội tiến công Chính phủ, đây cũng là một nhân tố quan trọng. Có thể nói rằng, lần phê chuẩn Thủ tướng mới của Duma quốc gia này một lần nữa lại bộc lộ sự thiếu khả năng khống chế đối với Chính phủ".

Kênh thời sự này còn phát đi một bài khác với nhan đề: "Vị Tổng thống càng ngày càng bị cô lập", trong đó có đoạn:

“Duma quốc gia chỉ một lần biểu quyết đã dễ dàng thông qua việc bổ nhiệm Putin làm Thủ tướng. Đây là một phản ứng không mấy vui vẻ của dư luận và nghị viện đối với một tổng thống luôn thay đổi thủ tướng. Đối với Tổng thống Yeltsin mà nói, điều này còn cách tương đối xa sự thắng lợi về mặt chính trị.”

"Ngược lại, đối với những hành vi chuyên chế, độc đoán của một vị tổng thống không cần nêu rõ lý do đã cách chức thủ tướng trước, phái cải cách cũng đã đề ra yêu cầu phải sửa đổi Hiến pháp để hạn chế bớt quyền lực quá rộng lớn của tổng thống. Sự cô lập của phe cánh tổng thống càng ngày càng rõ rang."

Hãy cứ cho rằng, đối mặt với cuộc bầu cử Duma quốc gia vào tháng 12, Tổng thống Yeltsin đã lấy Putin - người đã từng là Cục trưởng Cục An ninh Liên bang làm Thủ tướng, xây dựng lại thể chế, để phản kích lại phái tả và phái trung lập đang chiếm ưu thế. "Nhưng, chớ có hy vọng vào Thị trưởng Mátxcơva Ruzkov trong địa vị tổng thống nhiệm kỳ sau sẽ xây dựng một liên minh tuyển cử của thế lực trung gian. Mà theo chỗ được biết, vị thị trưởng này đã tranh thủ được Primakov, vị thủ tướng trước đã duy trì được sự ủng hộ mạnh mẽ. Đảng Cộng sản, một thế lực lớn nhất trong Duma quốc gia cũng sẽ lấy sự hỗn loạn trong kinh tế làm bối cảnh để thu hút số phiếu bầu của người bất mãn với Yeltsin, mưu đồ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Duma quốc gia và sửa đổi Hiến pháp."

"Tổng thống Yeltsin không có một đảng chấp chính của riêng mình, mà do chịu ảnh hưởng của lần cách chức thủ tướng này, chính đảng của phái cải cách mà Yeltsin dựa vào không nghi ngờ gì nữa cần phải tiếp tục chiến đấu gian khổ. Nếu như trong cuộc bầu cử Duma quốc gia mà thế lực của phái cải cách bị hạ thấp thì mục tiêu thực hiện "Putin trở thành tổng thống" trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa hè năm tới sẽ trở nên ngày càng xa vời".

Trong chính giới cũng đã xuất hiện sự lo lắng: Tổng thống Yeltsin lấy tình hình Kapkaz căng thẳng để làm cái cớ nhằm gây hành động khác thường mưu đồ làm chậm cuộc bầu cử. Sự ra đời của nội các Putin cũng có khả năng trở thành sự bắt đầu hỗn loạn cục diện nước Nga.

Hãng tin của Pháp phân tích rằng: "Sự sắp đặt của tổng thống Nga thật là mạo hiểm". Hãng tin còn nói: "Các nhà phân tích chính trị hôm nay nói rằng, Tổng thống Nga Yeltsin chỉ trong vòng mười bảy tháng đã thay tới vị Thủ tướng thứ năm thật là mạo hiểm, hành động này của ông ta đều nhằm duy trì những lợi ích của những kẻ theo đuôi ông ta chứ không phải lợi ích quốc gia.

Các nhà phân tích nói rằng, Vladimir Putin - người phụ trách an ninh quốc gia KGB của thời đại Liên Xô, bầu ông ta làm quyền Thủ tướng chỉ làm tăng lên khả năng áp dụng các biện pháp "vi phạm Hiến pháp", điều này có khả năng phá hoại cuộc bầu cử Nghị viện dự định tiến hành vào ngày 19/12.

Đồng thời với việc này, cục diện căng thẳng về chính trị nước Nga ngày càng gia tăng. Tập đoàn mới rất mạnh mẽ do Thị trưởng Mátxcơva - người rất được dân chúng hoan nghênh và những nhà lãnh đạo khác lập ra khó có thể xử lý được xung đột mới phát sinh ở bắc Kapkaz. Sự phát triển của động thái này rất có thể thúc đẩy Nga tuyên bố thi hành tình trạng khẩn cấp.

Các nhà phê bình luận ra rằng, quyết định của Yeltsin chịu ảnh hưởng của người trong "gia tộc" - tức là những người "tâm phúc" của ông ta. Họ nói rằng, trong số đó bao gồm cả con gái của Yeltsin là Tachiana Chiaslenko, Chủ nhiệm Văn phòng Vorodin, nhà tài phiệt Beredovxki và Abulamovic. Động cơ chủ yếu của những người này là đảm bảo cho Nga có một người kế cận có thể làm cho họ miễn bị khởi tố. Makharenko thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Nga nói: "Stepasin hiển nhiên không thể làm cho những lực lượng ủng hộ chính quyền Yeltsin đoàn kết nhất trí trước khi bầu cử Nghị viện, cũng không thể hiện được nó có năng lực bảo vệ cho lợi ích của Yeltsin và những người tâm phúc của ông ta.

Ngày 10/8, báo Bưu điện Washington của Mỹ với hàng tít lớn viết rằng: "Các nhà phân tích đánh giá nhân sự trong điện Kremlin càng làm cho nước Mỹ thất vọng", toàn văn như sau: Chỉ trước đây hai tuần, Thủ tướng Nga lúc đó là Stepasin trong một bữa tiệc tại khách sạn sang trọng Wylat ở Washington khi đứng trước những đại diện thuộc giới công nghiệp Mỹ đã trả lời về vấn đề Chính phủ của ông liệu có muốn thi hành một phán quyết đối với một công ty rất có quyền thế của Nga hay không.

Stepasin nói, ông không hề chịu ơn một tập đoàn xí nghiệp nào - những người mang danh là những nhà chấp chính hàng đầu có quan hệ rất mật thiết với Yeltsin. Sau đó, ông ta cười mà nói rằng, ông hy vọng những lời nói này của ông ta không mạo phạm những tập đoàn thăm nước ngoài trở về chưa kịp làm gì thì ngày hôm qua, Tổng thống Yeltsin đã bãi chức ông. Chuyến viếng thăm này của ông được coi là dịp đầu tiên để ông làm quen với Tổng thống Mỹ Clinton, Phó Tổng thống Al Gore và những thành viên cao cấp khác của Chính phủ Clinton. Hôm qua, trong một cuộc họp báo được Nghị viện tổ chức, một nhà báo kiến nghị, cơ cấu hai nước liên hợp giải quyết khủng hoảng được gọi là Uỷ ban A.Go - Checnomukdin hiện nay đã trải qua bốn đời thủ tướng nên gọi nó là Ủy ban A.Go - "Điền vào chỗ trống Ital."

Đa số những nhà báo cho rằng màn kịch tranh nhau ghế thượng tầng Chính phủ Nga làm căng thẳng thêm vấn đề các nhà quyết sách ngoại giao Mỹ phải làm quen với ban lãnh đạo mềm yếu. Vì luôn kiên quyết ủng hộ Yeltsin mà Mỹ phải chịu mạo hiểm. Nhưng hiện thực đang phơi bày trước mắt là: Yeltsin càng trở nên tráo trở, mà xem ra ông ta cũng không đủ sức để giải quyết vấn đề xác định người kế tục ông ta.

Thomas Graham - chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Hiệp hội Quỹ Hòa bình Quốc tế Khanaki nói rằng: "Trước khi nhân sự nước Nga thay đổi, bạn rất khó làm được việc gì. Đây không phải là vấn đề công việc ngoại giao mà điện Kremlin tập trung vào mà chính là đang tập trung vào vấn đề sinh tồn của chính trị và một tập đoàn nhỏ."

Nhưng việc chuyển giao quyền lực của Nga cũng như sự nghi hoặc về quyền lực trước mắt đều khiến cho người ta lo lắng. Graham nói rằng, những người ra ứng cử chủ yếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới là "một đảng viên cộng sản, một gián điệp cao thủ, và một thị trưởng tham ô thối nát". Giáo sư học viện Venxuli Gotman nói: "Sau tám năm, Nga phát động cải cách, hãy để cho chúng ta xem cuối cùng giải quyết được vấn đề gì, xem ra vẫn chưa thấy điều gì tốt đẹp nhất, chẳng có ai làm việc đúng đắn cả." Về phía các quan chức, Chính phủ Clinton đang rất bình tĩnh xử lý việc Stepasin bị bãi chức.

Người phát ngôn của Quốc hội Mỹ nói rằng: "Tôi cho rằng, chúng ta không nên quá coi trọng việc này. Nước Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy việc khống chế quân sự và cải cách kinh tế. Người đứng đầu chính phủ thực sự phải thường xuyên thay đổi. Nhưng, giữa các chính phủ phải tiến hành hợp tác trên các vấn đề mang tính thực tiễn và cùng nhau quan tâm. Đúng như một câu châm ngôn nổi tiếng: Mỗi nước phải hành động căn cứ vào lợi ích của nước mình chứ không phải theo ý muốn của người khác. Các quan chức chính phủ khác cũng cho rằng việc Stepasin bị bãi chức, họ không cảm thấy bất ngờ.

Theo một trợ lý Nhà Trắng, điều họ quan tâm là mục tiêu cụ thể, chứ không phải quan tâm ai lên ai xuống ở Kremlin." Họ mong muốn hợp tác có hiệu quả với Putin - người kết tục Stepasin. Tháng 6 năm nay, Putin gặp Phó Quốc vụ khanh Mỹ Talbott đã góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng xảy ra khi quân đội Nga tiến vào sân bay Pritxtina ở Kosovo. Ông đã nói chuyện điện thoại với Bogo - Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ sau Hội nghị Thượng đỉnh tổ chức vào trung tuần tháng 6 giữa Clinton và Yeltsin. Trong thời gian Stepasin thăm Washington gần đây, hai bên tuyên bố Putin và Bogo sẽ bắt tay vào giải quyết tranh chấp về một số vụ gián điệp Nga gây ra tại Mỹ.

Một quan chức Quốc vụ viện nhận xét: "Ông ta rất thông minh, ép người khác có tình có lý, song liệu ông ta có được sự ủng hộ của mọi người trong tuyển cử hoặc về chính trị hay không thì còn phải chờ xem. Putin nhậm chức trong tình hình xung đột không ngừng gia tăng giữa quân đội Nga và miền Nam nước Nga với quân du kích Islam của Dagextan, một tỉnh tiếp giáp với Chechnya ly khai. Các quan chức Mỹ lo lắng, cuộc chiến này đã dự báo tái diễn cuộc xung đột Chechnya đẫm máu."

Robin nói: "Chúng ta đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở đó, rõ ràng Dagextan là một vùng cực kỳ nhạy cảm. Tình hình đó vô cùng phức tạp. Sự bùng nổ xung đột kiểu như Chechnya cùng những hành động của Yeltsin khiến các chuyên gia về vấn đề Nga phê phán Chính phủ Clinton. Họ nói, Chính phủ Clinton đã quá mạo hiểm để ủng hộ cá nhân Yeltsin.”

Giáo sư Graham của Học viện Wensli cho rằng do sai lầm này, lợi ích của Mỹ trong tương lai sẽ bị phương hại, dù Yetlsin có giữ lời hứa trong nhiều vấn đề then chốt. "Đáng lẽ ngay từ đầu Mỹ phải áp dụng chính sách cứng rắn." Điều này ít ra cũng có thể xem xét ngay từ khi Yeltsin quyết định nã pháo vào tòa nhà Quốc hội năm 1993. Ông nói: "Chúng ta đã mất đi niềm tin." Một quan chức Mỹ bác lại, ngoài việc ủng hộ Yeltsin ra không còn cách lựa chọn nào khác. "Ông ấy là Tổng thống của một quốc gia. Không cần chúng ta phải can thiệp nhỏ nhặt vào việc chính trị của Nga."

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3