Putin - Từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên Bang Nga - Chương 11 - Phần 2

Sáng sớm ngày 1/6, sau vài giờ ngừng bắn toàn diện được thực hiện giữa hai bên Nga - Chechnya, Tổng Tham mưu trưởng vũ trang Chechnya, Matxkhadov dẫn một đội chiến đấu hơn một trăm năm mươi tên tập kích vào làng Sali ở phía nam Chechnya, bắt hai mươi sáu quân nhân của Bộ Nội vụ Nga, sau đó không lâu tại thủ phủ Groznui của Chechnya lại xảy ra nổ bom, làm chết bốn binh sĩ Nga, bị thương năm người, sau sự việc xảy ra, hai bên Nga - Chechnya đã đối thoại ngay, lực lượng vũ trang Chechnya rút khỏi làng Sali nhưng binh sĩ Nga bị bắt không được thả.

Tướng Samanov chỉ huy quân Nga cho rằng sự kiện làng Sali về toàn cục đã phản ánh tình hình phức tạp tại biên giới Chechnya, một mặt ngày 1/6 bắt đầu thời gian ngừng bắn, mặt khác một bộ phận vũ trang Chechnya tiếp tục đối kháng với quân đội liên bang, khả năng khiến hiệp định Mátxcơva bị hủy bỏ, phía Chechnya không ổn định, quân Nga tạm thời ngừng rút quân.

Ngày 6/8, bọn vũ trang ly khai Chechnya đánh lén vào thủ đô Groznui của Chechnya, kịch chiến với quân đội Liên bang. Đây là cuộc xung đột kịch liệt nhất xảy ra từ khi Chính phủ Nga ký hiệp định ngừng bắn với lực lượng vũ trang ly khai Chechnya từ tháng 5 đến nay. Lần xung đột này khiến tình hình Chechnya lại xấu thêm.

Theo báo chí, 6 giờ ngày 6/8, khoảng ba trăm tên vũ trang ly khai được trang bị tốt, tuân theo lệnh của thủ lĩnh Andabiev tập kích vào kho hàng hóa của nhà ga và sáu khu nhà làm việc của Chính phủ ở Groznui, sau đó triển khai chiến đấu tại trung tâm, tòa nhà chính phủ của nước cộng hòa, Bộ Nội vụ, Cục An ninh, mục tiêu pháo kích của chúng là tòa nhà chính phủ ở trung tâm thành phố, tòa nhà này bị phá hủy hầu như hoàn toàn. Cùng ngày, bọn ly khai Chechnya còn tập kích vào Acgong và Gudekmet ở phía đông Groznui, chiếm đóng Gudekmet. Ngày 7/8, ngoài tòa nhà chính phủ, Cục An ninh và Bộ Nội vụ còn nằm trong tay quân Nga, trung tâm thành phố Groznui bị bọn chống chính phủ khống chế. Ngày 12/8, chiến sự ở Groznui vẫn tiếp diễn, quân đội Liên bang bị chết trận hơn hai trăm người, bị thương hơn tám trăm người.

Sau sự kiện, Thủ tướng Nga Cheknomukdin lập tức gọi điện cho Mikhailov, Trưởng đoàn đại biểu Liên bang đang đàm phán với phái đối lập Chechnya tại Groznui và trao đổi ý kiến với Tổng thống Yelsin về tình hình Chechnya. Ông ta cũng mạn đàm với Lebed, Thư ký Hội đồng An ninh phụ trách vấn đề an ninh. Ngày 9/8, Tổng thống Yelsin ra tuyên bố về tình hình xấu đi ở Chechnya. Ông ta chỉ trích hành động của lực lượng vũ trang ly khai của Chechnya ở Groznui, đồng thời ông ta tỏ ý từ nay về sau vẫn áp dụng phương pháp đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề Chechnya, nhưng quyết không cho phép “dùng ngôn từ giả tạo đàm phán với chính quyền Liên bang”. Ngày 10/8, Yelsin nhận chức Bí thư Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Lebed, Trợ lý An ninh quốc gia của Tổng thống thay mặt Tổng thống ở Chechnya. Ngày 11-12, Lebed chớp nhoáng đến Groznui thảo ra một kế hoạch có ba nội dung: Hội nghị An ninh đánh giá tình hình Chechnya, các ngành chủ quản Liên bang cung cấp vật chất kĩ thuật bảo đảm, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Nga phụ trách khống chế quân đội Liên bang. Ngày 11, Thủ tướng Nga Cheknomukdin đề xuất thi hành tình trạng khẩn cấp từ hai - ba ngày.

Về nguyên nhân của lần tập kích này, người phát ngôn của lực lượng chống đối Chechnya nói: "Mục đích tấn công của họ là nhằm phá hoại đàm phán, tiến tới cản trở tiến trình giải quyết vấn đề Chechnya trước khi Tổng thống Yelsin làm lễ nhận chức, phải “thể hiện lực lượng vũ trang của phái chống đối, chứng minh chúng ta không phải là một quần thể chia rẽ, mà là một tổ chức có chỉ huy và chiến lược thống nhất, có thể bắt Nga phải mưu cầu hòa bình, lật đổ Chính phủ Chakaev thân Nga”.

Lebed đi lại năm lần giữa Mátxcơva và Chechnya, nhiều lần đàm phán với Matxkhađốp - Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang bất hợp pháp Chechnya. Ngày 30/8 đã ký hiệp định Khaxaviut tuyên bố gác vấn đề độc lập của Chechnya năm năm nữa, quân đội Nga rút khỏi Chechnya.

Do hiệp định Khaxaviut quy định, “Vấn đề độc lập của Chechnya” để lùi đến năm 2001 giải quyết. Nhưng trước sau Chechnya vẫn không từ bỏ chủ trương độc lập của nó. Tháng 1/1997, sau khi Matxkhadov được bầu làm Tổng thống nước cộng hòa này, Chechnya coi việc “xây dựng quan hệ ngoại giao” với điện Kremlin là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, vẫn kiên trì Chechnya là quốc gia độc lập, quan hệ với Nga được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Còn Liên bang Nga thì cho rằng, trong hiệp định hòa bình hai bên đã đồng ý “gác lại” vấn đề độc lập của Chechnya, vì vậy trước hết phải giải quyết tốt vấn đề kinh tế xã hội của Chechnya với tiền đề “nước Cộng hòa Chechnya là một trong tám mươi chín chủ thể hành chính của Liên bang Nga”. Năm 1997, Yelsin và Matxkhađốp đã hai lần hội ngộ, nhưng cuộc đàm phán song phương như “người điếc đối thoại”, quan hệ chính trị Nga - Chechnya chẳng hề tiến triển. Yelsin chuẩn bị thăm Chechnya lần nữa, nhưng Matxkhadov thì coi cuộc viếng thăm của Yelsin là “phải tuân thủ nghiêm ngặt tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia” và các chuẩn mực ngoại giao được công nhận, chứ không phải viếng thăm mang “tính thị sát”.

Về chính trị, nhà cầm quyền Chechnya nắm quyền chủ động, còn Liên bang Nga thì ở vào thế bị động. Tháng 5/1996, Nga - Chechnya đã ký kết điều ước về hòa bình và trên nguyên tắc bình đẳng với nhau, đặt cơ sở luật pháp thực hiện hòa bình ở Chechnya, đánh dấu quan hệ Nga - Chechnya bước vào giai đoạn mới. Hơn nữa, điều ước này còn quy định hai bên sẽ “được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực của luật pháp quốc tế và quốc gia bình đẳng”, điều này mâu thuẫn với lập trường mà Nga duy trì “Chechnya là một bộ phận của Liên bang Nga”, cho Chechnya với thân phận “quốc gia độc lập” làm bạn với Nga, chôn vùi đi những hiểm họa tiềm ẩn. Matxkhadov lợi dụng triệt để quyền lực chính trị tự chủ, thành lập chính phủ phái cứng rắn, vẫn coi tội phạm chiến tranh Basaev là Thủ tướng Chính phủ Chechnya. Chính phủ Nga dù tỏ ra bất bình kịch liệt, nhưng cũng không còn cách nào khác. Về kinh tế, Nga cõng trên lưng một bao quá nặng, hai chính phủ Nga - Chechnya đã ký hàng loạt hiệp nghị hợp tác kinh tế, trong đó bao gồm khôi phục các biện pháp bảo đảm đời sống của các điểm dân cư Chechnya, cấp phát tiền hưu và tiền lương, khôi phục các hạng mục kinh tế quốc dân... Chính phủ Nga còn đổ của cho các đặc khu kinh tế của Chechnya, thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt, mở lại đường hàng không, đường sắt và đường bộ, giúp cho dầu lửa của vùng Chechnya và việc cung ứng dầu lửa trở lại trong tay nhà cầm quyền Chechnya. Chính phủ Nga bỏ vốn cứu vãn nền kinh tế Chechnya đầy khó khăn. Chechnya yêu cầu Nga bồi thường tổn thất chiến tranh lên tới 260 tỷ đô la. Đến nay Nga đã bỏ ra 142 triệu đô la vào việc xây dựng lại nền công nghiệp cho Chechnya.

Không chỉ có thế, năm 1997 Matxkhadov tuyên bố, tiếng Chechnya dần dần phải chiếm địa vị thay tiếng Nga, lấy người Nga làm đối tượng tiến hành đại “thanh lý” đối với tất cả các cơ quan, “thay đổi có tính căn bản đối với Chính phủ”, bước sang năm mới 1998, Chechnya bắt đầu dùng chứng minh thư mới, thực hiện tiền hàng mới và thay đổi biển xe ô tô... đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kapkaz. Hiện nay Chính phủ Chechnya phấn đấu cho hai mục tiêu, một là cố gắng ký hiệp định với các nước ngoài Kapkaz, nhằm giảm bớt sự ỷ lại đối với Nga, hai là đàm phán về các hạng mục mà Chechnya không thể thực thi, cố gắng về mặt tâm lý không thoát khỏi ảnh hưởng đối với Nga. Cuối năm 1997 Phó Thủ tướng Chechnya Chakaev thăm Gruzia, hai bên thảo luận vấn đề phát huy tác dụng của con đường bộ Tbilisi - Groznui, con đường này có thể giúp Chechnya vòng qua Nga mà liên hệ với bên ngoài, từ đó phá vỡ sự phong tỏa của Nga. Điều này có ý nghĩa chiến lược. Chechnya còn ra sức mở rộng quan hệ với Azecbaizan hai bên đã thảo luận vấn đề gia công tổng hợp dầu lửa của Chechnya và gia công từng phần dầu lửa của Kasbien.

Chính quyền Chechnya để tranh thủ độc lập, đã yêu cầu sự giúp đỡ của phương Tây và Islam nhiều hơn. Khi bầu cử Tổng thống Chechnya, Matxkhadov đã nhận tiền viện trợ 35 vạn USD của Hội đồng An ninh châu Âu. Năm 1997, Matxkhadov lần lượt đi thăm các nước Thổ Nhĩ kỳ, Gruzia, Balan, Mỹ..., ông ta một mặt tích cực mời thương gia các nước đầu tư vào Chechnya, mặt khác mong muốn các nước đó lên tiếng ủng hộ về chính trị đối với Chechnya. Ông ta nói: “Nếu Nga không là nước đầu tiên công nhận Chechnya, thì các nước khác có thể công nhận trước.”

Ngày 25/1/1997, sau khi đơn vị quân đội cuối cùng của Liên bang Nga rút khỏi Chechnya, Chechnya khôi phục lại cục diện của tháng 12/1994 trước khi quân Nga tiến công. Để đối phó với phái cứng rắn trong nội bộ Chechnya và “đề phòng kẻ địch xâm nhập từ bên ngoài”, Matxkhadov giải tán đội bảo vệ Tổng thống do Dudaev thành lập và tổ chức lại đội bảo vệ quốc dân Chechnya, đội bảo vệ Tổng thống, đội bảo vệ Islam và quân chính quy... Theo dự tính của các chuyên gia, đội quân này có khoảng hai vạn người. Đội bảo vệ Tổng thống, người chỉ huy là Tankhadov, dưới quyền là một tiểu đoàn lính dù mạnh, một tiểu đoàn bộ binh mô tô, một đại đội nghi thức và một đại đội kỵ binh, tổng cộng khoảng 2.000 người, những lực lượng vũ trang khác bao gồm quân đội ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu (1.500 người), quân đội đang chỉnh biên các cấp (1,5 vạn người), trong đó bao gồm các đơn vị do Basep chỉ huy như tiểu đoàn dù mạnh Apukhain, tiểu đoàn Mutslin của Basaev, binh đoàn đặc chủng của Kláep, trung đoàn chống tăng, binh đoàn bộ binh mô tô số 1 và số 2, trung đoàn bộ binh số 3, trung đoàn bộ binh sơn cước của Ansanukháep, hai tiểu đoàn công trình và hai tiểu đoàn thông tin.

Chechnya bầu ra Nghị viện mới phục vụ cho lợi ích của tập đoàn thống trị tối cao, ngoài ra, theo mệnh lệnh của Matxkhadov đã thành lập pháp viện giáo pháp Islam tối cao. Pháp viện này ngay từ đầu mới ra đời đã có quyền lực lập pháp tối cao ở Chechnya, đây cũng là chủ định giữ nó với nghị viện tất sẽ không ngừng xung đột. Ngày 3/2 cùng năm đó Matxkhadov phát biểu trên truyền hình, tuyên bố Chechnya thực hiện toàn diện chế độ giáo pháp Islam.

Sự hình thành phái đối lập vũ trang mà người lãnh đạo là các sĩ quan chỉ cũ Dudaev Basaev, Islapiép... khiến cho tình hình chính trị của Chechnya càng thêm bê bối. Sắc lệnh giải tán tất cả lực lượng vũ trang bất hợp pháp mà Tổng thống Chechnya công bố trở thành một trang văn rỗng. Điều đó cũng chứng tỏ, các quan chức Groznui căn bản không có khả năng đáp lại sự khiêu chiến của các sĩ quan chỉ huy ngoài mặt trận.

Thực hiện chế độ giáo pháp Islam cũng không thể làm tiêu tan được sự xung đột giữa nhà cầm quyền với các phe phái đối lập. Kết quả đã xuất hiện hai Uỷ ban quốc vụ, một do Basaev lãnh đạo, còn một do Matxkhadov lãnh đạo. Chính vì vậy mới xảy ra việc sĩ quan chỉ huy chiến trận Basaev tự ra chủ trương, chỉ huy bọn thổ phỉ Chechnya xâm nhập Daghetxtan giúp các phần tử độc lập Daghetxtan vũ trang phản loạn. Matxkhadov cố sức muốn cùng chúng vạch rõ biên giới, song không làm được, cuối cùng mới vời đến quân đội Liên bang Nga đi quét sào huyệt và ngọn lửa chiến tranh lại một lần nữa bùng cháy trên đất Chechnya. Và lần này quân đội Liên bang Nga vào là đã được sự chuẩn bị.

Tập kích đường không vào bọn phỉ nổi loạn, Putin tỏ thái độ cứng rắn.

Khi cuộc tiễu phỉ ở đã sắp kết thúc, Thủ tướng Chính phủ Nga, Putin bắt đầu chuẩn bị một kế hoạch mạnh dạn - lợi dụng thời cơ có lợi là những hành động khủng bố mà bọn thổ phỉ Chechnya đã làm như “bắt cóc, buôn lậu, nổ bom” không được lòng người cả trong và ngoài nước, triệt để cắt bỏ cái ung nhọt này ở Bắc Kapkaz. Ngày 14/9/1999, trong cuộc họp Duma triệu tập lần đầu tiên, Putin nêu ra một kế hoạch điều chỉnh tình hình Chechnya: thứ nhất, áp dụng biện pháp cách ly nghiêm ngặt tạm thời với các vùng biên giới giáp ranh Chechnya, nhưng Chechnya vẫn là bộ phận hợp thành của Liên bang Nga. Bất kỳ hành vi nào làm tổn hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ Nga đều bị coi là hành vi phi pháp. Thứ hai, phải xem xét lại một cách đúng đắn đối với tình hình chấp hành “Hiệp định Khaxaviut”. Bọn theo chủ nghĩa ly khai đơn phương lợi dụng sơ đồ hiệp định giải quyết vấn đề vị trí của Chechnya đạt được năm 1996 để thực hiện phân chia đất nước. Thứ ba, triệt để tiêu diệt bọn phỉ vũ trang trong biên giới Daghetxtan. Ban lãnh đạo Chechnya phải chuyển giao bọn phỉ trong biên giới Chechnya cho phía Nga, nếu không Nga sẽ vượt qua biên giới Chechnya tiêu diệt chúng. Thứ tư, đề nghị những người Chechnya có uy tín do buộc phải sống ở nước ngoài hợp thành cơ cấu đại biểu hợp pháp của nước Cộng hòa Chechnya ở Nga. Cuối cùng Putin nhấn mạnh, chỉ có thực các giải pháp đó, mới có thể thảo luận vấn đề địa vị kinh tế chính trị của Chechnya trong tương lai, điều đó chứng tỏ lập trường cứng rắn của Putin trong vấn đề Chechnya.

Tiếp sau đó, Putin bắt đầu chuẩn bị dư luận cho mục đích này, ông công khai bày tỏ trong mọi trường hợp, vụ nổ bom của bọn tội phạm xảy ra ở Mátxcơva gần đây được sự hỗ trợ của Chechnya, Putin nói: “kẻ nổ bom hai tòa nhà công sở ở Mátxcơva đang ẩn nấp ở Chechnya, được phần tử cực đoan Chechnya ủng hộ. Nga yêu cầu Chechnya phải đem nộp tên đó”.

Sau cuộc tiếp kiến Thủ tướng Ireland ông Putin cũng nói: “Bọn khủng bố chắc chắn ẩn náu ở Chechnya và được các phần tử cực đoan giúp đỡ.” Ông nói: “Chúng ta sẵn sàng đòi giới lãnh đạo của nước cộng hòa này đem nộp tội phạm”. Lời nói của Putin có căn cứ, có một tên không rõ lai lịch gọi điện cho thông tấn xã Nga - TASS nói: khủng bố xảy ra ở Nga là một tổ chức vũ trang của Daghetxtan thực hiện, và cảnh cáo sẽ còn đánh bom nữa. Người gọi điện có giọng Kapkaz nói rằng đó là sự cảnh cáo đối với quân Nga, để họ ngừng hành động tiến công vào sào huyệt phỉ ở Daghetxtan. Người đó còn nói: “Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục oanh tạc vào dân thường, giết hại vô số phụ nữ và trẻ em ở Khamachi.” Hắn đe dọa: “Chúng tôi tuyên bố, mỗi một trái bom của Nga sẽ không phải là không có phản ứng ngược lại. Không có một trẻ em hoặc một phụ nữ nào phải chết mà không được trả thù. Cái chết sẽ tiếp theo cái chết.”

Ngày 18/9, quân đội Liên bang Nga đóng ở Daghetxtan lần đầu tiên thừa nhận tối hôm trước họ đã oanh tạc “căn cứ máy bay chiến đấu của đạo giáo Islam ở Chechnya”.

Trước đó, chỉ có Chính quyền Chechnya thông báo các vụ oanh tạc. Từ đầu tháng 9 bắt đầu bị oanh tạc tới tấp. Nhà cầm quyền Chechnya nói, các vùng bị oanh tạc có trên hai trăm dân thường bị chết.

Ngày 17/9 có sáu đợt oanh tạc, ít nhất làm ba người chết, ba người khác bị thương.

Quan chức Chechnya nói, sáng hôm qua một số làng bị hai đợt pháo kích trong đó có một số làng sát biên giới Daghetxtan. Ibrahimov nói với nhà báo: “Theo tình báo, Tư lệnh Chechnya đã ấn định thời gian và địa điểm, chuẩn bị tiến hành một hành động quân sự mới.”

Vùng tiến công theo kế hoạch của Chechnya là Khaxaviut, Kitsria, Babaiut, Chumada. Những địa điểm này đều ở vùng biên giới Chechnya.

Ibrahimov tuyên bố, quân đội Liên bang Nga tuy biết tin sớm về cuộc tiến công, họ cũng đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc tiến công này.

Thủ tướng Nga Putin ngay sau đó đã cho biết Nga sẽ oanh tạc với quy mô lớn vào trận địa của lực lượng vũ trang ly khai Chechnya.

Cũng cùng lúc đó, nhân viên điều tra của Nga xác định thủ lĩnh tổ chức khủng bố đã gây ra một loạt vụ nổ bom ở Nga. Các vụ đánh bom xảy ra trong vòng gần hai tuần lễ ở Nga đã làm chết gần ba trăm người.

Cảnh sát tiết lộ Kchiasev là đầu sỏ tổ chức khủng bố đã gây ra các cuộc đánh bom ở Matxcơva. Nhân viên điều tra nói, tên người Chechnya này hai mươi chín tuổi, sinh ra ở khu tự trị Karakhali Sesk. Mấy ngày trước đó, nhân viên điều tra đã tìm cách truy bắt một tội phạm dùng hộ chiếu của người khác. Chủ nhân hộ chiếu là Laipnov đã chết cách đó hơn một năm. Kchiasev thuê một phòng tầng trệt của hai nhà công sở bị đánh bom ở Matxcơva, cùng với người giúp việc là Saikakov - một người đàn ông Uzbek cùng gây án.

Do vậy, công chúng Nga phẫn nộ, Putin té nước theo mưa, bắt đầu tranh thủ sự ủng hộ của nghị viện, thông qua kế hoạch đối phó phiến quân Chechnya gây ra các vụ đánh bom.

Thủ tướng Putin sau khi triệu tập họp kín với một số ủy viên Nghị viện Liên bang (Thượng viện), đa số ủng hộ việc áp dụng biện pháp cứng rắn đối phó với sự tập kích của Chechnya.

Đối mặt với kế hoạch của Nga, Chechnya kêu gọi quốc tế phản đối “hành vi xâm lược” của Nga đối với nhân dân họ. Chechnya cảnh cáo rằng họ sẽ dùng mọi biện pháp phòng vệ. Mặt khác, cảnh sát đã bắt giữ hai tên tội phạm Chechnya là Dakhkirokov ba mươi hai tuổi và Sadiev (bốn mươi tuổi), hiện đang bị tù tại Lcutovo chờ xét hỏi. Kết quả hóa nghiệm cho thấy, tay của Dakhkirokov có dính thuốc nổ. Cảnh sát còn tìm thấy trong nhà Sadiev có thuốc nổ cùng loại và một khẩu súng ngắn. Một tên đồng bọn khác của bọn chúng là Khchiaev cùng học một trường. Bọn chúng cuối năm ngoái gia nhập tiểu đoàn huấn luyện của Chechnya do viên tư lệnh Khatav tổ chức. Khatav là một trong số lãnh tụ gần đây đã lãnh đạo bọn phản loạn ở Daghetxtan.

Đài Truyền hình NTV dẫn lời của cơ quan hành pháp nói Khchiaev và đồng bọn đã xâm nhập vào Nga một tuần trước khi nổ ra bạo động ở Daghetxtan, nhưng chúng đã đặt thuốc nổ từ trước.

Các nhân viên điều tra của cảnh sát nói, chủ mưu vạch kế hoạch này rất có tổ chức. Chúng dùng hộ chiếu giả, vận chuyển số lớn thuốc nổ bằng tàu thủy đến các nơi của Nga, đặt kíp hẹn giờ, thuê phòng ở các tòa nhà được chọn làm mục tiêu. Thông tấn xã ở Tass dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Rusailo nói, quân đội Nga trong cuộc điều tra chống khủng đã thu tổng số bảy mươi tư quả bom.

Rusailo nói ông ta hài lòng về kết quả thu được. Ông bổ sung thêm trong khi càn quét cũng đã bắt được 2.200 tên “tội phạm”. Lúc này, Putin đã giành được chủ động về chính trị, dân chúng Nga phẫn nộ cực độ đối với hoạt động khủng bố được Chechnya tiếp tay.

Để được sự ủng hộ hơn nữa của quốc tế, Ngoại trưởng Nga Ivanov tối 18 đã phát biểu tại hội nghị trù bị cho cuộc họp ngoại trưởng tám nước Otawa: “Vấn đề chủ nghĩa khủng bố quốc tế là một sự kiện khiêu chiến nguy hiểm đối với thế giới, phải có biện pháp khẩn cấp tập thể ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố lan tràn”. Hoạt động diễn đàn triển khai ngay sau đó của Ivanốp đã có những tiến triển. Ông bày tỏ với phóng viên, trong đàm phán “chúng ta đã thương lượng, đề nghị tổ chức gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao “tám nước lớn” trong thời gian gần nhất nhằm thảo luận về sự thách thức có tính toàn cầu đối với thế giới và tìm sách lược đối phó với sự thách thức đó.”

Đối với sự chỉ trích của Nga, phía Chechnya ra sức phủ nhận, ngày 19/9 họ cho rằng họ không có quan hệ gì đối với các vụ đánh bom liên tiếp xảy ra gần đây ở các nơi của Nga, và nói rằng do nội bộ Nga dẫn đến các vụ khủng bố xảy ra nhiều như vậy, chỉ trích Nga mượn cớ tuyên chiến với Chechnya.

Cùng lúc đó, không quân Nga liên tục oanh tạc các mục tiêu khả nghi của quân du kích trong biên giới Chechnya, và triển khai một đợt oanh tạc mạnh nhất trong tháng 8. Nhiều làng mạc trong biên giới Chechnya bị bắn phá chưa kịp sửa đã lại bị đánh. Chính phủ Chechnya nói rằng hơn hai trăm dân các làng bỏ mạng trong các cuộc oanh tạc gần đây. Mátxcơva phủ nhận việc họ ném bom dân thường, nói rằng máy bay nhằm đúng cứ điểm của quân du kích ly khai, nếu như có bom lạc thì đó là sự chẳng may vô tình.

Tổng thống Chechnya Matkhadov bày tỏ, chủ nghĩa khủng bố không phải là chính sách của nhà nước Chechnya. Ông chỉ trích đó là Nga có ý tuyên chiến với Chechnya.

Chechnya và Daghetxtan đã thực sự thành chiến trường. Ngày 19/9, phiến quân đóng trại tại vùng biên giới giáp ranh Chechnya và Daghetxtan sau hai mươi tư giờ bị đánh thiệt hại nặng, bốn khu doanh trại, năm cứ điểm và hai mươi mốt xe ô tô bị không quân Nga phá hủy, khoảng một trăm bốn mươi tên phỉ bị chết.

Trung tâm thông tin tạm thời của quân đội Liên bang cho rằng tấn công có tính phòng ngừa vào căn cứ và khu tập kết của bọn vũ trang là đã làm thất bại kế hoạch của chúng một lần nữa xâm nhập Daghetxtan.

Cùng lúc đó, khoảng hai nghìn tên vũ trang ly khai tập kết ở vùng biên giới Chechnya giáp với Stavropon. Chúng củng cố quân sự, đào hào, xây dựng điểm phóng tên lửa kiên cố.

Đối mặt với tình hình này, tổ chức hành chính khu biên cương Stavropon áp dụng hàng loạt biện pháp an ninh tương ứng. Pháo binh và vũ khí thiết giáp của cảnh sát và đội bảo vệ của vùng biên cương chốt giữ ở khu biên giới Stavropon - Chechnya được tăng cường thêm. Đội tuần tra biên giới được máy bay yểm trợ. Hệ thống thông tin liên lạc giữa đội bảo vệ các làng dọc theo biên cương cũng được hoàn thiện hơn. Điện đài trước đây sử dụng bị bọn vũ trang Chechnya cắt đứt thì được thay thế bằng điện đài đời mới.

Ngày 21/9 Thủ tướng Nga Putin khi trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Nga, đã nói thêm về chính sách Chechnya của ông. Ông nhận xét tình hình Chechnya và hoạt động của bọn khủng bố trên lãnh thổ Nga, phân tích bối cảnh đó, đề ra nhiệm vụ chính của chính của Chính phủ và xã hội.

Phóng viên hỏi thẳng: “Tất cả phát sinh từ đâu?”

Putin trả lời: “Đây là vấn đề nhiều mặt phức tạp! Tôi cho rằng trước hết phải chú ý đến những sự kiện xảy ra trong lịch sử cận đại của nước ta.

Chúng ta hãy nghĩ lại những sự kiện xảy ra khi Liên Xô giải thể và sau đó. Sau khi Liên Xô giải thể tình trạng phân lập dâng cao. Đặc biệt là thế lực ở nước Cộng hòa Chechnya vốn mang tính ly khai mạnh mẽ. Nga và Chechnya đã tiến hành đàm phán lâu dài không thu được kết quả tích cực. Quân đội Nga vào Chechnya, các nơi phản ứng kịch liệt về điều này, ở Chechnya, trên toàn thế giới, điều chủ yếu nhất là ngay cả ở nhiều nơi của Nga người ta cũng coi đây là dã tâm đế quốc của người lãnh đạo nước Nga.

Vậy làm thế đúng hay sai, hãy không đánh giá về điều đó. Bây giờ chúng ta cũng không thảo luận động cơ của nó là gì. Tôi cho rằng, ở thời điểm đó tất cả các biện pháp hòa bình không phải là đã dùng hết. Tôi xin nhắc lại, ai đúng ai sai chúng ta hãy tạm không kết luận vội.

Tôi chỉ muốn nhắc mọi người chú ý: Tất cả sự việc đều phát sinh trong tình hình quân sự bất lợi, kế hoạch hành động quân sự thiếu chu đáo và gây ra thương vong nặng nề.”

Trong bối cảnh như vậy mà ký hiệp định Khaxaviut, nghiêm chỉnh mà nói, từ góc độ pháp luật, đó căn bản không phải là hiệp định bởi vì nó vượt ra ngoài phạm vi quy định của pháp luật Nga, đó là nghĩa vụ một bên là Trung ương Liên bang, một bên là nước Cộng hòa Chechnya đều phải đảm nhận về mặt đạo lý. Rõ ràng người khởi thảo và ký kết văn kiện này muốn đạt được mục đích hoàn toàn khiến người ta có thể lý giải: ngừng chiến tranh để tránh chết chóc nhiều hơn.

Tình hình mấy năm gần đây chứng tỏ không nên xem nhẹ kinh nghiệm quốc tế của hoạt động chống khủng bố, có nghĩa là sau khi ký hiệp định Khaxaviut cần phải vận dụng kinh nghiệm quốc tế như thế nào. Ở đây tất cả đều tự nhiên diễn biến. Quân đội Liên bang một lèo rút tất cả. Không củng cố trận địa đáng lẽ phải củng cố, thậm chí không đòi thả từ binh và trao trả thi thể.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3