Papillon - Người tù khổ sai - Chương 30 phần 2

Thế là tôi lại vào trại, trong một văn phòng giống y như ở đảo Royale, chứa từ một trăm đến một trăm hai tù nhân. Ở đấy có thằng Pierrot rồ, Hautin, Arnaud và Jean Carbonieri. Đáng lẽ tôi phải về cùng nhóm với Jean vì nó là em Matthieu nhưng Jean không có cỡ như Matthieu, và do nó đánh bạn với Hautin. Arnaud tôi thấy không hợp. Cho nên, tôi gạt nó ra và về ở với Carrier, người Bordeaux, còn gọi là thằng Pierrot rồ.

Đảo Saint-Joseph hoang đã hơn đảo Royale, hơi nhỏ hơn Royale một chút nhưng vì dài hơn, nên trông như lớn hơn. Trại ở lưng chừng cao điểm của đảo, giữa hai khoảng đất bằng làm thành hai tầng kế tiếp nhau. Trại giam ở tầng thứ nhất; còn ở tầng trên là nhà lao cấm cố trứ danh mà mọi người ghê sợ. Nhân tiện cũng xin nói là phạm nhân bị giam cấm cố hàng ngày vẫn được đi tắm một giờ. Hy vọng rằng việc đó sẽ còn tiếp tục.

Hàng ngày, vào buổi trưa, tên A-rập làm việc cho thiếu tá đưa đến cho tôi ba cái cà-mèn xếp lồng vào một miếng sắt dẹt ở đầu có tay xách bằng gỗ. Hắn để ba ngăn cà-mèn lại và lấy những ngăn cà-mèn hôm trước về. Bà mẹ đỡ đầu Lisette hàng ngày gửi cho tôi những món mà bà đã nấu nướng cho gia đình bà ăn.

Chủ nhật, tôi đến thăm và cảm ơn bà. Tôi ở đấy cả buổi chiều để chuyện trò với bà và chơi với các con bà, vuốt mớ tóc vàng của chúng, tôi tự nhủ, nhiều khi khó mà biết đâu là bổn phận của mình. Nguy cơ đang đè nặng lên gia đình này trong trường hợp hai thằng ngu kia vẫn giữ ý định thật là ghê gớm. Girasolo đã tố giác câu chuyện ra rồi mà bọn lính chẳng tin. Đến nỗi chúng không chịu tách mấy thằng kia ra, mà chỉ chuyển chúng đến Saint-Joseph. Nhưng nếu tôi nói thêm một câu để người ta tách chúng riêng ra từng thằng một, hóa ra tôi lại xác nhận sự kiện là có thật, cùng tính chất nghiêm trọng của chuyện tố giác nọ. Nếu thế thì phản ứng của cai tù sẽ ra sao? Tốt hơn cả là câm miệng lại.

Ở trại, Arnaud và Hautin hầu như không nói với tôi. Thế lại hóa hay, chúng tôi đối xử với nhau nhã nhặn nhưng không thân mật, Jean Carbonieri không nói chuyện với tôi, nó tức vì tôi đã không về ở cùng nhóm với nó. Chúng tôi có bốn người: Pierrot rồ, Marquetti, đã từng đoạt giải nhì trong cuộc thi vĩ cầm ở Roma, nhiều khi cậu ta chơi đàn mấy giờ liền, làm tôi cũng buồn man mác, và cả Marsori, dân Corse, vùng Sète, cũng vậy.

Tôi không nói gì với ai, tôi có cảm giác là ở đây cũng không ai biết gì về cuộc chuẩn bị nổi loạn bị dang dở ở đảo Royale. Họ còn giữ những ý định ấy không? Cả ba đang làm lao dịch nặng nhọc. Họ phải kéo lê dưới nước những tảng đá to để xây một hồ bơi ngoài biển. Một tảng đá to được buộc chặt bằng xích, một sợi dây khác từ mười lăm đến hai mươi mét được nối vào đấy ở bên phải và bên trái. Mỗi tù nhân chẳng dây kéo của mình vào thân hay vào vai, móc đây đó vào một khâu của sợi xích dài. Rồi cùng một lúc, y như những con vật, họ phải kéo các tảng đá đến nơi đã định. Dưới trời nắng chói chang, đấy là một công việc nặng nhọc và chán ngấy.

Có tiếng súng trường, súng mút-cơ-tông và súng ngắn nổ vang ở phía bến tàu. Tôi hiểu ngay, lũ điên khùng đã hoạt động. Việc gì đã xảy ra vậy? Ai thắng? Tôi ngồi trong phòng, không động đậy. Những tay tù sừng sỏ đều nói:

- Họ nổi loạn rồi!

- Nổi loạn à? Nổi loạn thế nào? - Tôi cố tình tỏ ra cho mọi người thấy là tôi không biết gì. Jean Carbonieri hôm đó không đi làm, sáng lại gần tôi, mặt tuy rám nắng mà vẫn tái mét như đã chết rồi. Nó nói lí nhí,

- Nổi loạn đấy, anh Papi ạ.

Tôi lạnh lùng hỏi nó:

- Loạn gì? Tao không biết.

Tiếng súng mút-cơ-tông vẫn tiếp tục nổ. Pierrot rồ chạy vào phòng.

- Nổi loạn nhưng hình như thất bại thì phải. Thật là một lũ điên? Papillon, mở dao ra đi. Ít ra ta cũng phải giết được thật nhiều lính rồi có chết mới chết.

- Phải, - Carbonieri nói, - phải giết càng nhiều lính càng tốt. Chissilia lấy ra một con dao cạo. Người nào cũng lăm lăm một con dao đã mở sẵn. Tôi nói với họ:

- Đừng có xử sự như những thằng ngu. Chúng ta có bao nhiêu mống?

- Chín.

- Bảy cậu hãy bỏ vũ khí -xuống. Cậu nào hăm dọa lính gác, tôi sẽ giết ngay. Tôi không muốn bị bắn như thỏ trong căn phòng này. Cậu có tham gia vào vụ này không?

- Không.

- Còn cậu?

- Cũng không.

- Thế cậu này?

- Tôi chẳng biết nếp tẻ gì cả.

- Tốt. Chúng ta ở đây đều là dân giang hồ, không ai biết gì về cuộc nổi loạn của bọn trường giả cả. Hiểu không nào?

- Được rồi.

- Đứa nào đi tố giác và nhận rằng có biết ít nhiều điều gì là sẽ bị bắn chết ngay đấy. Bởi vậy, thằng nào ngờ nghệch nói ra là chẳng ăn cái giải gì đâu. Các cậu vứt cả vũ khi vào thùng phân đi. Bọn lính chắc cũng sắp đến đây rồi.

- Thế nhỡ cánh tù thắng thì sao?

- Nếu cánh tù thắng, ta cứ để cho chúng thu xếp và hoàn thành chiến thắng của chúng bằng một cuộc vượt ngục. Còn tôi, với cái giá này, tôi không ham. Các cậu thì sao?

- Chúng tôi cũng vậy, - tám người kia cùng đồng thanh nói, kể cả Jean Carbonieri.

Tôi không ho hé về những gì tôi vừa nhận thấy: không còn tiếng súng nổ nữa, và như thế nghĩa là cánh tù đã thất bại. Quả thật là cuộc tàn sát đã được dự tính từ trước chưa thể nào mới đến giờ này mà đã xong xuôi được

Bọn lính vừa chạy như điên đến, vừa dùng báng súng, gậy, và chân thúc mấy người tù đi chuyển đá về.

Chúng lùa họ vào căn nhà kế bên rồi cũng vào trong đó luôn. Đàn ghi-ta, măng-đô-lin, bàn cờ vua, cờ đam, đèn dầu, ghế băng, các chai đựng dầu, đường, cà phê, quần áo trắng, tất cả đều bị chà đạp phá hủy và bị vất ra ngoài. Bọn lính đập phá tất cả những gì mà quy chế không chính thức cho phép các phạm nhân được giữ.

Có hai tiếng súng nổ, chắc chắn là tiếng súng ngắn. Trại giam có tám tòa nhà. Bọn lính hành động như vậy ở cả tám tòa nhà, thỉnh thoảng còn dùng bán súng để phá. Một người trần truồng, rõ ràng là bị bọn lính giải về xà-lim để đánh cho nhừ tử, đã chạy về phía nhà giam.

Bọn chúng đã đến các nhà ở phía trước và bên phải chỗ chúng tôi. Bây giờ chúng đang ở nhà thứ bảy. Chỉ còn lại căn nhà của chúng tôi. Cả chín đứa chúng tôi ai nấy đều vẫn ngồi yên ở chỗ của mình. Những người đi làm ở ngoài cũng chưa ai về. Người nào cũng chết dí tại chỗ của người nấy. Không ai nói gì. Miệng tôi khô rang, tôi đang nghĩ: “Mong cho đừng có thằng khốn nào lợi dụng lúc hỗn quân hỗn quan này để hạ thủ mình một cách vô tội vạ.”

- Chúng nó đến đây rồi kia, - Carbonieri nói, hắn không còn hồn vía nào nữa.

Bọn lính, hơn hai mươi tên, ùa vào, súng mút-cơ-tông hay súng ngắn lăm lăm trong tay sẵn sàng nhả đạn. Filissari la lối:

- Này, chúng mày chưa cởi hết quần áo ra à? Còn chờ gì nữa, đồ chó chết? Chúng mày sẽ bị bắt cả lũ.

- Cởi hết quần áo ra, chúng ta không muốn lột quần áo ở xác chúng mày ra.

- Thưa ông Fillissari...

- Câm mồm đi, Papillon. Đừng có xin tha tội ở đây. Cái chuyện chúng mày bày đặt ra nó quá ư nghiêm trọng. Ở trong phòng tù nguy hiểm này, chắc chắn cả bọn chúng mày đã tham gia.

Mắt y trợn trừng lên vằn đỏ những tia màu, ánh mắt tràn đầy sát khí.

- Chúng tôi có quyền, Pierrot nói.

Tôi quyết định đánh bài liều.

- Tôi ngạc nhiên thấy một người Corse như ông mà lại đi tàn sát những người vô tội? Ông muốn bắn hả? Được, không cần phải dài dòng làm gì, chúng tôi không thiết nữa đâu. Ông bắn đi, bắn cho mau đi. Trời đất ơi! Tôi tưởng ông cũng là một con người chứ, ông Filissari kia, một đệ tử chân chính của Napoléon! Nhưng tôi đã lầm. Cũng chẳng sao. Thậm chí tôi cũng những muốn nhìn thấy ông khi ông bắn chúng tôi nữa cơ. Tôi quay lưng lại đây. Này, các cậu quay lưng cả lại để người ta không nói là chúng mình định tấn công họ.

Và tất cả mọi người như một, đã quay lưng lại bọn lính. Bọn họ sững sờ trước thái độ của tôi, càng ngạc nhiên hơn vì trước đấy (việc này về sau tôi mới biết) Filissari đã bắn chết hai phạm nhân ở các nhà khác.

- Mày còn muốn nói gì nữa không, Papillon?

Vẫn quay lưng lại, tôi đáp:

- Chuyện nổi loạn này, tôi không tin chút nào. Sao lại nổi loạn? Để giết lính à? Rồi vượt ngục? Rồi đi đâu? Tôi đây, là chuyên viên vượt ngục, tôi từ ở rất xa, tận Colombia trở về. Tôi thử hỏi có nước nào lại chứa chấp những kẻ giết người rồi vượt ngục? Tên cái nước ấy là gì vậy? Đừng có ngu như thế, không một ai xứng đáng với danh hiệu một con người lại dính vào chuyện này làm gì.

- Mày, thì may ra có thể như thế, nhưng còn Carbonieri? Tao chắc chắn nó có tham gia, vì sáng nay thằng Arnaud và thằng Hautin ngạc nhiên thấy nó báo bệnh để không đi làm.

- Ông tưởng thế thôi, tôi bảo đảm là như vậy. - Và tôi quay mặt lại với y. - Tôi nói để ông hiểu ngay nhé. Carbonieri là bạn tôi, anh ta biết mọi chi tiết về chuyến vượt ngục của tôi, anh ta không có ảo tưởng gì hết, anh ta biết rõ hậu quả của một cuộc vượt ngục bằng cách nổi loạn.

Đúng lúc đó, thiếu tá chỉ huy đến. Ông ta đứng bên ngoài. Filissari đi ra. Thiếu tá gọi:

- Carbonieri.

- Có tôi.

- Cho nó vào xà lim nhưng không được ngược đãi. Giám thị này, đi theo nó. Tất cả đi ra ngoài hết, chỉ các giám thị trưởng ở lại đây thôi. Đưa tất cả các tù nhân còn rải rác ở đảo về trại. Không được giết ai, cho tất cả về trại, không trừ một ai.

Thiếu tá chỉ huy trại, viên chỉ huy phó và Filissari cùng bốn lính gác bước vào phòng giam. Thiếu tá nói.

- Papillon, có một việc rất nghiêm trọng vừa xảy ra. Với tư cách chỉ huy trại giam, tôi có trách nhiệm rất nặng nề. Trước khi có vài biện pháp đối phó, tôi cần biết ngay một số tin tức. Tôi biết là trong thời điểm ngặt nghèo này, anh sẽ từ chối không nói chuyện riêng với tôi, vì thế, tôi đã đến đây. Giám thị Ductos đã bị giết. Bọn chúng còn muốn lấy vũ khí cất ở nhà tôi. Đây là một cuộc nổi loạn. Tôi chỉ có vài phút thôi, tôi tin anh. Tôi hỏi ý kiến anh về việc này, thế nào?

- Nếu có nổi loạn, sao chúng tôi không biết gì cả? Sao không ai nói gì với chúng tôi? Có bao nhiêu người liên quan đến vụ này? Tôi đặt ra ba câu hỏi đó với ông thiếu tá và tôi sẽ trả lời, nhưng trước tiên, ông phải cho tôi biết, là sau khi họ giết giám thị và đoạt được súng của ông ấy rồi, tôi đoán chắc vậy, có bao nhiêu người đã hành động?

- Ba người.

Đó là những ai?

- Arnaud, Hautin và Marceau.

- Tôi hiểu rồi. Dù ông muốn hay không, ông nghĩ thế nào tùy ý nhưng không có cuộc nổi loạn nào cả.

- Papillon, anh nói láo. - Filissari nói - Cuộc nổi loạn này đáng lẽ xảy ra ở đảo Royale, Girasolo đã tố giác, chúng tôi không tin là có. Nhưng bây giờ, rõ ràng những gì nó nói ra là đúng. Vậy là anh có ý bịp chúng tôi Pappillon!

- Nếu như ông nói là đúng, thì tôi đây, tôi là thằng đi tố cáo chăng, rồi cả Pierrot rồ nữa, rồi Carbonieri và Galgani cùng tất cả cánh lục lâm Corse ở đảo Royale, rồi cả cánh giang hồ nữa. Bất chấp những sự việc đã xảy ra tôi vẫn không tin vào chuyện ấy. Nếu có cuộc nổi loạn, thì chúng tôi cầm đầu chứ không có ai khác.

- Anh nói chuyện gì mà lạ vậy? Không có ai liên quan đến việc này sao? Vô lý.

- Thế hành động của những kẻ khác là thế nào? Có ai ngoài ba thằng khùng ấy làm gì không? Ở đây, có ai nhúc nhích chân tay để chiếm vọng gác có bốn giám thị có súng, lại có cả ông xếp Filissari cũng có súng mút-cơ-tông nữa không? Có bao nhiêu tàu ở Sain- Joseph nào? Chỉ có một chiếc sà-lúp thôi? Thế là một sà-lúp dùng cho sáu trăm người à? Chúng tôi có ngu đâu? Rồi giết người để vượt ngục? Cứ cho là có hai mươi người đi được, thì rồi cũng sẽ bị bắt và phải đầu hàng ở bất cứ chỗ nào. Thưa thiếu tá, tôi không biết người của ông hay chính tay ông giết bao nhiêu tù, nhưng gần như chắc chắn đấy là những người vô tội.

Và bây giờ lại đi phá tất cả các đồ đạc mà chúng tôi có được là nghĩa lý gì? Các ông tức giận có lý đấy, nhưng xin các ông đừng quên rằng ngày mà các ông không để cho đời sống của tù nhân được dễ chịu đôi chút, thì ngày đó đúng là sẽ có một cuộc nổi loạn, một cuộc nổi loạn của những kẻ tuyệt vọng, nổi loạn để cùng tự vẫn với nhau, đã chết thì chết chùm cả một thể: lính cũng như tù. Thưa ông Dutain, tôi nói với ông hết sức thành thật đấy, tôi cho là ông đáng được đối xử như vậy, chỉ vì ông đã đến tìm chúng tôi hỏi rõ tình hình trước khi quyết định. Xin ông để cho chúng tôi được yên.

- Thế còn những thằng đã liên quan đến vụ này? - Filissan lại nói.

- Đó là việc các ông phải tìm ra. Chúng tôi không biết gì cả, về chuyện này, chúng tôi không giúp được gì cho các ông đâu. Tôi xin nhắc lại, đây là chuyện điên rồ của những thằng trưởng giả, chúng tôi không dính dáng vào đấy.

- Ông Filissan, khi nào người ở phòng tù nguy hiểm này về hết, ông khóa cửa lại cho đến khi có lệnh mới. Đặt hai người gác ở cửa, không được đánh đập ai và đừng có phá phách các thứ của họ. Đi thôi

Nói đoạn ông ta bỏ đi cùng với cả bọn cảnh sát.

Phào! Phào! Hú vía!

Vừa đóng cửa lại. Filissari vừa nói với tôi:

- Phúc tổ cho mày là tao lại là dân Corse!

Chưa đầy một giờ sau, gần hết những người thuộc căn nhà của chúng tôi đã về cả. Chỉ thiếu mười tám người: bọn gác đã nhận ra rằng trong lúc hốt hoảng cuống quýt họ đã nhốt lầm mấy người này vào một nhà khác. Khi tất cả đã cùng trở về, ở đâu về đó, chúng tôi mới biết rõ sự việc đã xảy ra như thế nào, vì tất cả những người đó đều đang đi làm cỏ-vê. Một anh kẻ trộm người Saint-Etienne đã thầm thì kể với tôi:

- Papi này, anh thử tưởng tượng là chúng tôi đang kéo một tảng đá nặng gần một tấn trên quãng đường dài gần bốn trăm mét. Con đường kéo đá không có đoạn nào gay go lắm, và chúng tôi đến một cái giếng cách nhà trại trưởng chừng năm mươi mét. Cái giếng vẫn là nơi nghỉ chân từ trước đến nay. Nó vừa có bóng dừa mát, lại ở giữa đoạn đường phải đi tiếp. Cho nên chúng tôi đã dừng lại như mọi ngày, chúng tôi kéo một xô nước giếng mát lịm lên uống, có mấy thằng thấm nước vào khăn để che lên đầu. Mỗi lần nghỉ thường là mười phút, thằng lính gác cũng đến ngồi ở thành giếng. Hắn bỏ mũ ra, đang lấy khăn tay ra lau đầu và mặt thì Arnaud từ đằng sau tới tay cầm một cái cuốc, buông thõng xuống cho nên không ai biết mà báo cho thằng lính đề phòng. Giơ cuốc lên và dùng phía lưỡi bén bổ vào giữa đầu người lính chưa mất đến một giây đồng hồ. Đầu bị tách ra làm hai mảnh, người lính ngã sóng soài ra đất không kêu được một tiếng. Hautin đã đứng sẵn từ trước ở đó, chộp ngay lấy khẩu mút-cơ-tông, còn Marceau thì cởi thắt lưng và lấy khẩu súng ngắn. Có súng trong tay, Marceau quay lại nói với cả bọn tù: “Đây là một chốc nổi loạn, ai theo chúng tôi, thì đi cùng chúng tôi.” Không có một tên giữ chìa khóa nào nhúc nhích hay kêu la, không có tù nhân nào tỏ ý muốn theo họ”…

Cậu ta kể tiếp:

-Arnaud nhìn chúng tôi khắp lượt rồi nói: “Đồ hèn! Cả lũ chúng mày ấy. Rồi chúng tao sẽ cho chúng mày thấy đã làm người thì phải thế nào?” Arnaud lấy khẩu mút-cơ-tông từ tay Hautin rồi cả hai chạy về phía nhà thiếu tá. Marceau ở lại nhưng đứng tách riêng ra một bên. Cậu ta cầm một khẩu súng ta và ra lệnh: “Không được động đậy, không được nói, không được la hét. Còn bọn A-rập kia, nằm úp sấp xuống đất.” Ở chỗ tôi đứng, tôi nhìn thấy rõ lắm.

Arnaud đang lên bậc thềm nhà thiếu tá thì thằng A-rập giúp việc ở đấy mở cửa đi ra, với hai đứa bé gái, một đứa dắt tay, một đứa bế bên hông. Cả hai bên đều sửng sốt, thằng A-rập đang bế đứa bé đá cho Arnaud một cái. Arhaud muốn giết hắn nhưng hắn đã thẳng tay đưa đứa bé ra để đỡ. Không ai kêu la, cả thằng A-rập lẫn những người khác. Khẩu mút-cơ-tông chĩa vào thằng A-rập đến bốn năm lần, ở đủ các góc độ khác nhau. Cứ mỗi lần như thế là đứa bé lại bị giơ ra trước nòng súng. Hautin không leo lên bậc mà đứng bên kéo ống quần của thằng A-rập. Thấy mình sắp ngã đến nơi, nó quẳng cả đứa bé gái vào khẩu mút-cơ-tông của Arnaud. Bị mất thăng bằng trên bậc thang, Arnaud, đứa bé gái, thằng A-rập bị Hautin kéo chân, tất cả đều ngã đè lên nhau lỏng chỏng. Lúc đó mới có những tiếng la hét đầu tiên, trước hết là của hai đứa bé, rồi của thằng A-rập, rồi tiếng chửi rủa của Arnaud và Hautin. Thằng A-rập, nhanh tay hơn hai gã kia, đã nhặt được khẩu súng nhưng nó chi nắm được cái nòng, lại nắm bằng tay trái. Hautin lại tóm dược cẳng hắn. Còn Arnaud thì nắm lấy cánh tay phải của hắn và bẻ xoắn lại. Thằng A-rập ném khẩu mút-cơ-tông ra cách xa mười mét.

Trong khi cả ba xông tới để cướp khấu mút-cơ- tông, thì có tiếng súng nổ lần đầu tiên, do người lính coi tù đi quét lá bắn tới. Ông thiếu tá hiện ra ở cửa sổ và bắn phát một, vì sợ bắn phải thằng A-rập, nên ông ta chỉ nhằm vào chỗ khẩu mút-cơ-tông rơi. Hautin và Arnand chạy trốn về phía trại theo con đường ven bờ biển, và vẫn bị súng bắn theo. Hautin chân bị tê cứng nên chạy không được nhanh, và đã bị hạ trước khi tới mép nước. Còn Arnaud thì lội xuống nước, khoảng giữa chỗ tù tắm và hồ bơi của lính. Chỗ ấy lúc nào cũng đầy cá mập. Arnand bị bao vây giữa những phát súng của một tên lính nữa vừa đến trợ lực và một tên lính coi tù đi quét lá. Y nấp sau một tảng đá to.

- Đầu hàng đi, sẽ được sống, - bọn lính kêu to.

- Không bao giờ, - Arnaud đáp lại, - tao thà cho cá mập phanh thây còn hờn là nhìn thấy bộ mặt khả ố của chúng mày.

Và y lội xuống biển, thẳng vào chỗ lũ cá mập tập trung ở đấy. Hình như y bi trúng một viên đạn vì y có dừng lại một lát. Thấy thế, bọn lính tiếp tục bắn. Arnaud lại đi chứ không bơi, thân trên trên y còn nhô lên trên mặt nước thì lú cá mập đã tấn công ỵ Trông rất rõ y đâm một con cá mập đã phóng nửa người lên mặt nước để lao vào ỵ Rồi y đã bị phanh xác ra - hiểu theo nghĩa đen - vì lũ cá mập kéo tứ phía mà không cắn đứt chân tay y ra được. Chưa đầy năm phút sau y đã biến mất.

Bọn lính đã bắn ít ra là một trăm phút súng xuống chỗ Arnaud và lũ cá mập đang quần nhau. Chỉ có một con cá mập bị chết; nó đã dạt vào bờ, ngửa bụng lên.

Thấy bốn phía đều có cảnh binh kéo tới, Marceau vất súng xuống giếng, hòng cứu lấy mạng mình, nhưng bọn A-rập đã đứng lên, dùng gậy và tay đấm, chân đá, dồn hắn về chỗ bọn lính, nói rằng nó có ở trong cuộc. Tuy hắn bê bết máu và đã giơ tay lên, bọn lính cũng dùng súng lục và mút-cơ-tông bắn vào hắn, và cuối cùng, một tên lính còn cầm đầu nòng khẩu mút-cơ-tỏng phang báng súng vỡ đầu ra cho chết hẳn.

Bợn cảnh binh cũng xả đạn vào Hautin. Có cả thảy ba mươi tên, mỗi tên bắn sáu phát, và chúng đã cho cậu này ăn trước sau hơn một trăm ha mươi phát đạn. Filissari bắn chết những đứa bị bọn A-rập tố cáo là đã nhúc nhích định theo Arnaud nhưng sau lại chùn bước.

Đó là chuyện bịa đặt một trăm phần trăm vì tuy có thể có những thằng đồng lõa, song không hề có một ai cựa quậy cả.

Đã hai ngày hôm nay, tất cả những tù nhân bị nhốt trong mấy căn phòng giam dành riêng cho từng loại rồi không ai được ra đi làm. Ở cửa, lính gác cứ hai giờ thay phiên một lần. Giữa các nhà, lại có những lính gác khác. Cấm nói từ nhà này sang nhà kia. Giữa hai hàng võng là lối đi; đứng tại lối đi đó, hơi chếch một chút, có thể nhìn ra sân qua cửa sát. Có cả những cảnh binh được đưa từ đảo Royale đến để tăng cường. Không một tù nhân nào được ở bên ngoài. Kể cả bọn A-rập giữ chìa khóa cũng vậy. Tất cả đều bị nhốt. Thỉnh thoảng, có một người trần truồng theo sau là lính, bị đưa đến khu xà lim giam tù bị phạt nhưng không thấy có tiếng kêu la hay tiếng đánh đập. Bọn lính thường đứng nhìn vào trong qua các cửa sổ bên hông nhà. Ở mỗi cửa ra vào, có hai lính gác, một ở bên trái, một ở bên phải. Thời gian gác ngắn, chỉ hai giờ nhưng họ không bao giờ ngồi, cũng không đeo súng lên vai: khẩu mút-cơ-tông tì vào cánh tay trái, luôn sẵn sàng nhả đạn.

Tù nhân quyết định đánh bài poker, từng nhóm năm người một. Không đánh bài Marseillaise, cũng không chơi những thứ bài ăn lớn vì như thế quá ồn ào. Marquetti đang kéo một bài sonate của Beethoven cũng bị ngăn lại.