Tâm lý học căn bản - Chương 04 - Phần 5

ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ NGỘ ĐỘC

Tai nạn mắc cạn của con tàu Exxon Valder ở ngoài khơi bờ biển Alaska gây ô nhiễm môi trường tệ hại nhất từ xưa đến nay. Khoảng 11 triệu gallon dầu thô tràn vào vịnh Prince William Sound, làm chết hàng ngàn sinh vật gây ô nhiễm các vùng bờ biển và nước biển.

Khi thuyền trường Joseph Hazelwood của chiếc tàu dầu bi mắc cạn bị đưa ra trước tòa, thì lý lẽ chính để buộc tội là ông ta đã phạm tội say rượu trong thời điểm xảy ra tai nạn. Song người ta đã không tổ chức xét nghiệm máu của ông ta trong thời gian tai nạn xảy ra, vì thế lượng rượu trong cơ thể ông không thể nào xác định được.

Nhưng vẫn có một nguồn dữ kiện buộc tội: đó là cuốn băng ghi âm do Cơ quan An ninh Bờ Biển (Coast Guard) đã ghi lại được lời nói của Hazelwood ngay sau khi tai nạn xảy ra. Cuộn băng ghi âm này có thể cung cấp một đầu mối để thẩm định tình trạng ngộ độc rượu của ông ta được không? Theo nhà tâm lý David Pisoni, câu trả lời là được. Pisoni vừa mới khám phá trong một cuộc nghiên cứu rằng hiện tượng ngộ độc rượu (alcohol intoxication) gây ra các biến đổi cụ thể phản ánh bởi các đặc điểm vật lý trong tiếng nói của người bị ngộ độc. Các đặc điểm đo lường được như tốc độ tiếng nói, trường độ âm thanh (duration), và khả năng thay đổi cao độ giọng nói nhất thiết đều thay đổi hẳn trong khi say rượu. Mặc dù các nhân viên phục vụ quầy rượu và các cảnh sát viên giao thông có lẽ sẽ đánh cuộc rằng họ có thể nói ông khách nào và những người lái xe chạy quá tốc độ nào bị nhiễm độc rượu chỉ bầng vào việc nghe giọng nói của những người ấy, nhưng các thẩm định đó hoàn toàn có tính chủ quan và dễ bị thiên lệch. Ngược lại, nghiên cứu của Pisoni cho thấy rằng các biến đổi khách quan trong giọng nói xảy ra khi người ta bị nhiễm độc rượu, và các biến đổi ấy có thể đo lường được một cách đáng tin cậy bằng nhiều công cụ khác nhau.

Trong vụ án tàu Exxon Valdez, Pisoni đã phán đoán rằng cuốn băng ghi âm chứng minh quan điểm cho rằng Hazelwood bị nhiễm độc rượu vào thời điểm xảy ra tai nạn. Giọng nói của Hazelwood lúc ấy kéo dài hơn vừa cất cao hơn. Cả hai biến đổi ấy đều phù hợp với các biểu hiện của những người bị pháp luật cho rằng bị nhiễm độc rượu.

Thủ tục tố tụng lại ngăn cấm chứng cứ của Pisoni xuất trình trước tòa – bởi vì nó là một biện pháp khoa học mới mẻ, chưa có một điều lạ nào cho phép xuất trình một chứng cứ như thế trước bồi thẩm đoàn. Do đó, vị thuyền trưởng chiếc tàu dầu ấy thoát khỏi tội danh bị kém năng lực do nhiễm độc rượu.

Nhưng, Pisoni lạc quan rằng cuối cùng kỹ thuật ấy sẽ được pháp luật chấp nhận. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô lại hỗ trợ tài chánh cho cuộc nghiên cứu của ông. Mối ưu tư của những người này đều nhằm ngăn chặn không cho các ô tô được khởi động khi giọng nói của các tài xế cho thấy họ đang bị nhiễm độc rượu.

3. Thuốc gây mê/ gây ngủ: Làm giảm đau đớn và bớt lo âu

Thuốc gây ngủ hoặc gây mê* (narcotics) là các loại dược phẩm làm tăng cảm giác thư giãn, làm giảm đau đớn cũng như lo âu. Hai trong số các loại thuốc gây ngủ mạnh nhất là morphine** và heroin*** trích xuất từ vỏ hạt cây thuốc phiện. Mặc dù morphine được phép dùng trong y học để khống chế các cơn đau dữ dội, nhưng dùng heroin là bất hợp pháp ở Hoa Kỳ. Dù vậy, cũng không ngăn chặn được tệ nạn dùng heroin xảy ra khắp nơi.

Dân nghiện heroin thường tiêm thuốc này thẳng vào mạch máu. Tác dụng tức thời của nó được miêu tả như một “luồng” cảm giác khoái lạc, về một số khía cạnh tương tự cảm giác cực khoái trong giao hợp (sexualorgasm) – và cũng khó miêu tả như cảm giác này. Sau luồng cảm giác đó, người dùng heroin trải qua cảm giác sảng khoái và bình an kéo dài từ 3 đến 5 giờ đồng hồ. Nhưng khi hiệu quả của thuốc tan biến đi thì người dùng thuốc lại cảm thấy cực kỳ phiền muộn và nảy ra ước muốn mãnh liệt được tái lập cảm giác ấy. Hơn nữa, cần phải dùng liều lượng heroin nhiều hơn lần trước mới gây được cảm giác có mức độ tương đương. Điều này khiến người dùng thuốc rơi vào cái vòng lệ thuộc ngày càng tệ hại về sinh lý và tâm lý: người dùng cứ liên tục hoặc tiêm thuốc vào người hoặc cố gắng gia tăng liều lượng không ngớt để hòng tái lập cảm giác ngang với mức cũ. Cuối cùng, cuộc sống của kẻ nghiệp chỉ xoáy vào heroin mà thôi.

Bởi vì các cảm giác do heroin đem lại rất mãnh liệt, nên chứng nghiện heroin đặc biệt khó chữa trị. Một phương thuốc trị liệu đã thành công phần nào là biện pháp dùng methadone. Methadone**** là một hóa chất dùng để thỏa mãn về mặt tâm lý cơn thèm thuốc của kẻ nghiện heroin mà không gây cảm giác “bốc” do heroin đem lại. Khi người nghiện heroin được dùng một liều lượng methadone đều đặn, người ấy có thể sinh hoạt tương đối bình thường lại. Nhưng dùng methadone để trị bệnh cũng có nhược điểm lớn là dù methadone trị dứt chứng lệ thuộc về mặt tâm lý đối với heroin thì cơ thể lại bị lệ thuộc về mặt sinh lý đối với methadone. Do đó, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra loại hóa chất không gây nghiện để đối phó với heroin cũng như với bất cứ loại ma túy gây nghiện nào khác.

Barbittursles* bao gồm các loại dược phẩm như Nembutal, Seoonal, và Phenobarbital, các barbiturates là một dạng thuốc gây trầm cảm khác thường hay được các bác sĩ kê toa để chữa bệnh mất ngủ hay để làm giảm stress, các barbiturates gây ra cảm giác thư giãn. Tuy vậy, nếu dùng quá lâu sẽ đưa đến tình trạng nghiện về tâm lý và cơ thể, và khi dùng chung với rượu có thể đưa đến tình trạng tử vong, bởi vì phối hợp này sẽ làm thư giãn các cơ bắp thuộc hoành cách mô (diaphragm) đến mức làm cho người dùng nó bị ngạt thở mà chết. Một loại ma túy có tên gọi của dân đứng đường là Quanlude liên hệ mật thiết với họ thuốc barbiturate cũng gây các hậu quả nguy hiểm tương tự.

* Ngộ độc barbiturate (barbiturism) là tình trạng nghiện các loại thuốc nhóm barbiturates. Các dấu hiệu ngộ độc gồm lẫn lộn, nói lắp bắp, ngáp buồn ngủ, mất trí nhớ, mất cân bằng, và giảm phản xạ cơ. Khi ngưng thuốc cần phải thực hiện chậm, trong vòng từ 1 đến 3 tuần lễ, để tránh các triệu chứng như run rẩy và co giật, có thể gây tử vong (theo Từ điển Y học)

4. Thuốc gây ảo giác: gây ra trạng thái phiêu diêu

Các loài thảo mộc như cây nấm, cây cà dược (fimsonweed), và cây bìm bìm hoa tím (momins glories) có điểm gì chung? Ngoài việc chúng là các loài thảo mộc khá thông thường, mỗi loại đều có thể được dùng để điều chế ra một loại thuốc gây ảo giác* (hallucinogine) mạnh, tức là loại dược phẩm gây ra các dạng ảo giác (hallucination) hoặc các biến đổi trong tiến trình nhận thức.

Loại ma túy gây ảo giác phổ biến nhất hiện nay là cần sa (marijuana), thành phần tác dụng của nó – chất tetrahydrocanabitol (THT) – nó trong một loại hạt thường thấy, tức là cây đại ma (cannabis). Cần sa thường được hút chung với thuốc lá, dù có thể dùng bằng cách nấu lên để nuốt vào qua đường miệng. Có đến 1/3 dân Mỹ trên 12 tuổi đã thử qua nó ít ra một lần trong đời; và đối với số người trong độ tuổi từ 18 đến 25, con số đó gấp hai lần. Dù bị pháp luật cấm đoán, cần sa thịnh hành đến mức những khoảng 30% học sinh trung học thú nhận có dùng trong nhiều năm trước. Dù sao con số này đã hạ thấp đáng kể so với cao điểm hồi năm 1972, khi mà hơn phân nửa học sinh toàn quốc thú nhận đã dùng qua ít nhất một lần trong năm (NIDA, 1972).

Tác dụng của cần sa khác nhau tùy từng cá nhân, nhưng nói chung nó đem lại cảm giác sảng khoái và yêu đời. Cảm nhận của các giác quan dường như sống động và mạnh mẻ hơn, lòng tự tin của người dùng thuốc có vẻ cũng tăng lên. Ký ức có thể bị suy kém đi, khiến cho họ có cảm tưởng lâng lâng giống như “đi mây về gió”. Ngược lại, tác dụng của nó không hẳn luôn luôn theo chiều hướng tích cực: những cá nhân dùng cần sa trong tâm trạng u uất lại càng trầm uất hơn khi hiệu quả của thuốc đã tan biến đi, bởi vì loại ma túy này có khuynh hướng tăng cường cả những cảm giác vui lẫn buồn.

Cần sa nổi tiếng là loại ma túy “an toàn” khi dùng với liều lượng vữa phải, và dường như không có chứng cứ khoa học nào nói rằng nó gây nghiện hoặc khiến cho người dùng nó “bị dẫn dụ” dùng đến các loại ma túy nguy hiểm hơn. Ngoài ra, cần sa được xem là có một số công dụng y học, và trong một vài trường hợp pháp luật cho phép kê toa chữa trị bệnh nhãn áp cao (glaucoma) hoặc các trường hợp bệnh hen suyễn (asthma) trầm trọng.

Tuy nhiên, dùng cần sa với liều lượng cao về lâu dài đưa đến các hậu quả tai hại. Thí dụ, một số chứng cứ cho thấy dùng nhiều cần sa ít nhất sẽ tạm thời làm giảm mức hormone sinh dục nam testoterone, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và lượng tinh dịch. Tương tự dùng nhiều cần sa cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (immune system) làm giảm khả năng đẩy lùi mầm bệnh và làm tăng nhịp tim, dù người ta chưa rõ các ảnh hưởng này mạnh đến mức nào. Nhưng hút nhiều cần sa sẽ bị hậu quả tai hại không nghi ngờ gì nữa: giống như thuốc lá, cần sa hút vào làm hại phổi, dễ gây ung thư phổi và các bệnh khác thuộc đường hô hấp.

Tóm lại, các hậu quả ngắn hạn, của cần sa có vẻ tương đối không đáng kể – nếu như người ta dùng tuân thủ các lời cảnh cáo cụ thể như tránh lái xe và sử dụng máy móc trong lúc dùng thuốc. Nhưng người ta chưa xác minh cụ thể liệu các hậu quả dài hạn của nó có nguy hại hay không. Cho nên, tệ nạn hút cần sa còn lâu mới bị quét sạch, và người ta cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để giải quyết nghi vấn về tính an toàn của loại thuốc ma túy này.

LSD* và PCP: Hai loại dược phẩm gây ảo giác mạnh nhất là LSD (thường thấy dưới dạng acid) và Phecycildine, hay PCP (thường gọi là bụi thần). Cả hai loại ma túy này đều ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não bộ, gây cải biến hoạt động và cảm nhận của các tế bào não.

LSD là loại ma túy ưa chuộng của cậu bé Ryan Shafer, nêu ở đầu chương này, gây ra các ảo giác sống động. Các cảm nhận về màu sắc âm thanh, và hình dáng đều bị lệch lạc đến mức ngay những cảm nhận tằm thường nhất – như nhìn các vân gỗ trên một chiếc bàn cũng gây khoái cảm và sinh động. Nhận thức về thời gian cũng bị lệch lạc đi, sự vật và con người đều xuất hiện dưới dạng mới lạ đến mức một số người nghiện nói rằng LSD làm tăng sự hiểu biết về thế giới chung quanh họ. Nhưng đối với những người khác, cảm nhận do LSD gây ra rất đáng sợ, nhất là nếu những người ấy có những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ. Ngoài ra, người ta còn có thể cảm nhận được các tình tiết mở đầu sự việc trong trạng thái ảo giác kéo dài sau lần dùng thuốc ban đầu.

Là một loại ma túy mới xuất hiện gần đây, PCP cũng gây ảo giác mạnh mẽ. Nhưng tác đụng phụ của nó khiến cho loại ma túy này còn nguy hiểm hơn cả LSD nữa. Dùng nhiều có thể bị chứng hoang tưởng (paranoid), có thái độ nghi ngờ và cô lập, và trong một số trường hợp người nghiện có thể có hành vi bạo hành đối với bản thân cũng như với người khác.

* Thuốc gây ngủ/gây mê (narcoties) là loại dược phẩm gây ra trạng thái vừa tê mê (stupor) vừa không cảm giác, và làm giảm đau. Thuật ngữ này được sử dụng đặc biệt để nói về loại morphine và các loại thuốc dẫn xuất từ thuốc phiện (opium), nhưng nó cũng được dùng để nói đến các loại thuốc khác làm giảm chức năng của não bộ [như các loại thuốc gây mê toàn thân (general anaesthetics) và thuốc ngủ (hypnotics)]. Trong luật pháp, thuật ngữ này dùng để chỉ bất cứ loại thuốc gây nghiện nào bị ngăn cấm sử dụng. Thuốc gây nghiện (như morphine và các loại thuốc giống như morphine) đều phải được thay thế khi chỉ dùng làm thuốc gây ngủ bởi chúng có thể gây ra tình trạng lệ thuộc và quen thuốc. Tuy vậy các loại thuốc này vẫn còn được dùng để giảm các cơn đau nặng. Sự gây mê (narcosis): một tình trạng giảm tri thức hoặc hoàn toàn mất tri thức do sử dụng các loại thuốc gây mê (narcotic drugs), các loại thuốc này làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh. Các phản ứng bình thường của cơ thể đối với các kích thích sẽ bị giảm đi và cơ thể được xoa dịu hoặc hoàn toàn bị mê đi.

** Morfine: một loại thuốc giảm đau và gây ngủ (analgesic and narcotic drug) mạnh chủ yếu dùng để làm giảm các cơn đau dữ dội và dai dẳng. Phục thuốc bằng cách uống hay tiêm. Tác dụng phụ thường thấy là ăn mất ngon, buồn nôn, táo bón (constipation), và lẫn lộn. Morphine gây cảm giác sảng khoái, tình trạng dung nạp của cơ thể đối với loại thuốc này phát triển nhanh chóng và có thể đưa đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc.

*** Heroin (còn gọi là diamorphine): là loại bột màu trắng kết tinh từ morphine nhưng có thời gian tác động ngắn hơn. Cũng như morphine, đây là loại thuốc giảm đau gây ngủ nhanh, và dùng liên tục sẽ gây nghiện thuốc (theo Từ điển Y học).

**** Methadone: một loại thuốc giảm đau gây ngủ mạnh, dùng uống hay tiêm, để giảm các cơn đau dữ dội, và dưới dạng xi rô để trấn áp các cơn ho. Nó cũng thực dùng để chữa chứng nghiện heroin. Rối loạn tiêu hóa (digestive upsets), buồn ngủ (drownsiness), và choáng váng (diziness) có thể xảy ra. Dùng lâu ngày có thể gây nghiện. Tên thương mại là Physopeptone.

THỪA HƯỞNG THÀNH QUẢ CỦA TÂM LÝ HỌC: NHẬN DIỆN CÁC TRƯỜNG HỢP NGHIỆN MA TUÝ VÀ NGHIỆN RƯỢU

Trong một xã hội bị hoành hành bởi những kẻ buôn bán các loại dược phẩm được phép làm mọi việc từ việc chữa trị chứng cảm sốt thông thường đến đem đến cuộc sống mới lạ cho “những tầng lớp ưu tú chán chường”, không lạ gì khi các tệ nạn liên quan đến thuốc men trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Thế nhưng những người vướng vào tệ nạn ma túy và rượu chè lại không dám thú nhận tình trạng lệ thuộc của mình, và ngay cả bạn bè thân thích cũng như các thành viên trong gia đình cũng không phát hiện được khi nào việc dùng thuốc men để chữa các chứng bệnh xoàng hay rượu chè giao tiếp xã hội biến thành tình trạng lạm dụng.

Dù vậy, có một vài dấu hiệu cho thấy lúc nào xảy ra tình trạng lạm dụng này. Các dấu hiệu ấy là:

– Luôn năng nổ đi tìm thú vui.

– Thấy phấn khởi thường xuyên hơn so với lúc không dùng thuốc hoặc rượu.

– Cảm thấy sảng khoái khi tự kích thích mình (bằng thuốc).

– Đi làm việc hay đến lớp trong tâm trạng phấn khởi (để có cơ hội dùng thuốc).

– Bỏ học hoặc không muốn đi làm việc vì đang trong tâm trạng phấn khởi (do đã dùng thuốc).

– Cảm thấy buồn bã sau đó về các lời nói hay việc làm trong lúc bóc đồng.

– Lái xe đi trong tâm trạng sảng khoái.

– Dễ phạm pháp vì dùng thuốc.

– Trong cơn bốc đồng vì rượu hay thuốc đã làm điều gì đó mà lúc khác có lẽ không bao giờ làm như thế.

– Cảm thấy sảng khoái trong các hoàn cảnh cô đơn, xa rời xã hội.

– Không thể cưỡng lại ý muốn đi tìm cảm giác sảng khoái.

– Cảm thấy cần uống một chầu hay dùng một liều thuốc để sống qua một ngày.

– Sức khỏe suy nhược dần.

– Thất bại trong học vấn hay trong nghề nghiệp.

– Luôn luôn bị ám ảnh bởi rượu hay ma túy.

– Tránh né gia đình hoặc bạn bè trong khi uống rượu hoặc dùng thuốc.

Một vài triệu chứng nói trên khi xuất hiện đồng thời cũng đủ để báo động cho bạn biết mình có nguy cơ mắc phải tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào ma túy. Bởi vì chứng nghiện rượu hay ma túy không thể tự mình chữa khỏi được, nên khi nghi ngờ rằng mình đã bị nghiện cần lập tức nhờ sự giúp đỡ của nhà tâm lý, bác sĩ, hay các nhà tư vấn.

* Thuốc gây ảo giác (hallucinogen) là loại thuốc gây ra ảo giác. Thí dụ như đại ma (cannabis) và lysergic acid diethylamide (LSD). Thuốc gây ảo giác trước đây được dùng để chữa trị một vài dạng bệnh tâm thần.

* Ảo giác (hallucination) là một nhận thức giả tạo về sự vật gì đó không có thực tại chỗ. Ảo giác có thể thuộc về thị giác, thính giác, xúc giác, vi giác, hay khứu giác. Ảo giác có thể phát sinh do bệnh tâm thần [như bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia)] hay do các rối loạn vật lý trong não bộ [như chứng động kinh thùy thái dương (temporal bức epilepsy)]. Ảo giác cũng có thể phát sinh do dược phẩm hoặ tình trạng mất cảm giác (sensory deprivation). Cần phân biệt ảo giác với các giấc mơ (dream) cũng như với các ảo tưởng (illusion) bởi vì các ảo giácxảy ra giống như một nhận thức có thực vậy.

** Đại ma hay cần sa (cannabis) là một loại thuốc điều chế từ một loại cây gai Ấn Độ (cannabis saliva), cũng được biết dưới nhiều tên như pol, marijuana, hashish, và Bhang. Dùng hút hoặc nuốt, nó gây cảm giác sảng khoái (euphoria) và ảo giác (hallucination) ảnh hưởng đến nhận thức (perception) và tri giác (awareness), đặc biệt về thời gian. Cần sa không có giá trị trị liệu và sử dựng, nó là bất hợp pháp. Dùng lâu ngày sẽ khiến cho não bộ bị tổn thương và dẫn dụ người nghiện nó tiến tới dùng các loại ma túy tai hại hơn, như heroin chẳng hạn (theo Từ điển Y học).

* LSD (lysergic acid diethylamide) là một loại ma túy gây ảo giác lược dùng để chữa trị các chứng rối loạn tâm lý. Tác dụng phụ gồm rối loạn tiêu hóa (digestive upsets), choáng váng, ngứa rang (tingling), lo âu, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, mất đều hòa cơ bấp và run rẩy. Gây các biến thái ở thị giác, thính giác và các giác quan khác. Các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lẫn lộn. Tính dung nạp của cơ thể đối với loại thuốc này phát triển rất nhanh. Vì tác dụng gây độc này, LSD chỉ được dùng để chữa trị các ca bệnh nặng (theo Từ điển Y học).

** Chứng hoang tưởng (paranoia): một loại rối loạn tâm thần đặc trưng bởi trạng thái có những ảo tưởng (delusions) được dệt thành tình tiết, không có ảo giác (hailucination) hay các triệu chứng rõ rệt khác và bệnh tâm trí. Đây là một tình trạng mang tính hiếm thấy, hầu hết những người có ảo tưởng như vậy với thời gian sẽ phát triển các dấu hiệu của các bệnh tâm lý khác.

5. Tóm tắt và học ôn III

A. TÓM TẮT

– Các loại dược phẩm tác động tâm lý (Psychoactive drugs) ảnh hưởng đến cảm giác, nhận thức, và hành vi ứng xử của con người. Các loại dược phẩm nguy hiểm nhất là các loại thuốc gây nghiện – chúng gây ra tình trạng lệ thuộc về sinh lý hoặc tâm lý.

– Các loại thuộc kích thích (stimulants) làm gia tăng mức tỉnh táo của hệ thần kinh trung ương.

– Các là thuốc gây trầm cảm (depressants) làm giảm mức tỉnh táo của hệ thần kinh trung ương. Chúng có thể gây tình trạng nhiễm độc cho cơ thể.

– Các loại thuốc gây ngủ/gây mê (narcotics) gây ra cảm giác thư giãn, làm giảm đau đớn và lo âu.

– Các loại thuốc gây ảo giác (hallucinogen) gây ảo giác và các dạng nhận thức bị biến thái khác.

B. HỌC ÔN

1/ Thuật ngữ nào được dùng để gọi các loại dược phẩm tác động đến ý thức của con người?

2/ Cặp đôi nhóm dược phẩm với loại thuốc thuộc nhóm ấy

a– LSD

b– Phenobarbitol

c– Dexedrine

1. Nhóm barbiturate

2. Nhóm amphetamine

3. Nhóm thuốc gây ảo giác (hallucinogens)

3/ Hãy xếp loại các tên thuốc liệt kê dưới đây.

a– loại thuốc kích thích (stimilants).

b– loại thuốc gây trầm cảm (depressants).

c– loại thuốc gây ảo giác (hallucinogen).

d– loại thuốc gây ngủ/mê (narcotics)

1. PCP

2. Nicotine

3. Cocaine

4. Alcohol

5. Heroin

6. Cần sa (marijuana)

4/ Tác dụng của LSD có thể kéo dài sau khi dùng thuốc. Đúng hay Sai?...

5/... là loại thuốc dùng để chữa trị bệnh nghiện heroin.

6/ Dùng methadone để chữa bệnh sẽ phát sinh vấn để gì?

C. CÂU HỎI TỰ VẤN

Tại sao người ta dùng các loại dược phẩm tác động tâm lý và từ sao ở hầu hết mọi nền văn hóa người ta đều tìm cách để được các trạng thái ý thức cải biến?

Thuật ngữ này đôi khi cũng được dùng theo nghĩa rộng hơn để chỉ một trạng thái tâm trí trong đó một cá nhân tin tưởng mãnh liệt rằng mình đang bị người khác hành hạ. Vì vậy, bệnh nhân có thái độ nghi ngờ và cô lập. Điều này có thể là hậu quả của chứng rối lọa nhân cách (personality disorder) cũng như các bệnh tâm trí gây ra các trạng thái hoang tưởng, như tâm thần phân liệt hoang tưởng (paranoid schzophreria), loạn tâm thần hưng – trầm cảm (manic –depressive psychosis), loạn tâm thần hữu cơ (organic psychoses, như nghiện rượu), hoang tưởng hư vô (parapbrenia), và stress xúc động mạnh (severe emotional stress) (theo Từ điển Y học).

(Giải đáp câu hỏi học ôn cuối chương)

IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ

* Ý thức có các trạng thái khác nhau nào?

1. Ý thức (consciousness) liên hệ đến sự nhận biết của con người về các cảm giác, ý nghĩ, và tình cảm của mình vào một thời điểm nhất định. Nó có thể thay đổi theo cách cảm nhận của con người về các kích thích từ bên ngoài: thay đổi từ trạng thái chủ động sang thụ động; và nó có thể có các trạng thái khác biệt nhau do cố tình cải biến hay tự nhiên xảy ra.

* Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta ngủ, và các giấc mơ có ý nghĩa gì và đóng vai trò gì?

2. Sử dụng điện não đồ (EEG) để nghiên cứu trạng thái ngủ, các nhà khoa học đã khám phá được rằng não bộ hoạt động suốt đêm, và rằng giấc ngủ trải qua một loạt gồm các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được nhận diện bởi một dạng sóng não duy nhất. Trong giai đoạn đôi khi được gọi là giai đoạn ngủ số 0, người ta rời khỏi tình trạng tỉnh thức trong đó cơ thể thư giãn và mắt nhắm lại, để rơi vào giai đoạn ngủ số 1. Giai đoạn ngủ số 1 đặc trưng bởi dạng sóng não biến động khá nhanh và có điện thế thấp, còn giai đoạn 2 cho thấy sóng não có dạng con quay và đều đặn hơn. Trong giai đoạn 3, sóng não biến động chậm hơn, có đỉnh cao hơn và đấy thấp hơn rõ rệt. Cuối cùng, giai đoạn 4 có dạng sóng não còn chậm hơn và đều đặn hơn nữa.

3. Trạng thái ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) đặc trưng bởi nhịp tim tăng lên, huyết áp vọt cao, hơi thở gấp, và ở nam giới thì bộ phận sinh dục cương lên. Điểm nổi bật nhất là mắt chuyển động qua lại nhanh hơn trong khi mí mắt nhắm khít lại. Các giấc mơ diễn ra trong thời kỳ này. Trạng thái ngủ REM dường như vô cùng cần thiết cho sinh hoạt của con người, còn các giai đoạn ngủ khác thì ít cần thiết hơn.

4. Theo Freud, các giấc mơ đều có nội dung công khai (ý nghĩa biểu kiến) lẫn nội dung tiềm ẩn (ý nghĩa đích thực). Ong cho rằng nội dung tiềm ẩn là đầu mối giúp hiểu biết được vô thức, vạch trần được những ước mơ hoặc khao khát chưa thỏa mãn được của người nằm mơ.

Nhiều nhà tâm lý không tán thành quan điểm này; họ cho rằng chính nội dung công khai của giấc mơ mới tượng trưng cho ý nghĩa đích thực của chúng.

5. Thuyết học hỏi ngược lại thì cho rằng các giấc mơ thường tượng trưng cho một tiến trình rà soát lại những thông tin không cần thiết để tẩy sạch chúng khỏi ký ức. Ngược lại, thuyết giấc mơ phục vụ cho ước muốn tồn tại cho rằng các thông tin thích hợp cho sự tồn tại thường nhật sẽ được tái xem xét và xử lý lại trong các giấc mơ. Cuối cùng, thuyết tổng hợp phát động chủ trương các giấc mơ là kết quả do năng lực xung điện phát động ngẫu nhiên. Năng lượng điện này ngẫu nhiên khơi dậy nhiều ký ức khác nhau, rồi các ký ức này dệt thành một câu chuyện liền lạc.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3