Tâm lý học căn bản - Chương 05 - Phần 2
4. Phục hồi tự phát: sự tái hiện phản ứng CĐK
Một khi đã được giải trừ, phải chăng phán ứng CĐK sẽ bị biến mất vĩnh viễn? Không nhất thiết như thế, Pavlov đã khám phá ra điều này khi ông tái lập thí nghiệm với chú chó một tuần lễ sau khi phản ứng CĐK của nó đã được giải trừ. Khi ông rung chuông chú chó lại chảy nước bọt. Tương tự, những người từng bị nghiện cocaine nay đã nỗ lực giải trừ thói quen lệ thuộc. Dù đã được “chữa trị”, nhưng nếu sau đó lại tiếp cận với các kích thích gây liên tưởng mạnh mẽ đến ma túy – như chất bột trắng hoặc tẩu dùng để hút cocaine – họ có thể đột nhiên cảm thấy bị thôi thúc dùng ma túy trở lại mà không thế nào cưỡng lại được, dù sau một thời gian cai nghiện kéo dài.
Hiện tượng này gọi là phục hồi tự phát (spontanous recovery) – sự tái hiện một phản ứng đã được giải trừ trước đây sau một thời gian không tiếp xúc với kích thích CĐK. Nhưng thường thì các phản ứng tái hiện do hiện tượng phục hồi tự phát yếu kém hơn so với hồi đầu và cũng có thể được giải trừ dễ dàng hơn trước.
5. Tổng quát hóa và phân biệt kích thích
Bất kể các dị biệt về màu sắc và hình dạng, đối với hầu hết chúng ta hoa hồng vẫn cứ là hoa hồng. Niềm vui phát sinh khi chúng ta cảm nhận vẻ đẹp, mùi hương, và nét tao nhã của hoa đối với các bông hồng khác nhau. Pavlov đã nhận thấy một hiện tượng tương đồng: lũ chó của ông thường chảy nước bọt không chỉ đối với tiếng chuông điện dùng trong giai đoạn tạo điều kiện, mà chúng còn chảy nước bọt đối với tiếng chuông thường hoặc tiếng còi nữa.
Hành vi ấy là hậu quả của hiện tượng tổng quát hóa kích thích. Hiện tượng tổng quát hóa kích thích (stimulus generalization) xảy ra khi một phản ứng CĐK cũng xảy ra đối với một kích thích tương đồng với kích thích CĐK ban đầu. Sự tương đồng giữa các loại kích thích thì hiện tượng tổng quát hóa kích thích càng dễ xảy ra. Như chúng ta đã đề cập trên đây, bé Albert phát sinh phản ứng CĐK là sợ chuột, sau này cảm thấy sợ các vật có lông màu trắng khác; em sợ thỏ trắng, áo choàng lông trắng, và cả chiếc mặt nạ Santas Claus màu trắng. Ngược lại, theo nguyên tắc tổng quát hóa kích thích, rất có thể em sẽ không sợ con chó đen bởi vì màu sắc của nó khác biệt rõ rệt so với kích thích gây sợ hãi ban đầu.
Phản ứng CĐK gây ra bởi kích thích mới thường không mãnh liệt bằng phản ứng CĐK ban đầu, dù cho kích thích mới càng giống kích thích cũ thì phản ứng mới càng giống phản ứng cũ. Như vậy, cơn sợ hãi đối với chiếc mặt nạ Santa claus màu trắng của bé Albert có thể không mạnh mẽ bằng cơn sợ hãi của nó đối với chuột trắng. Thế nhưng, hiện tượng tổng quát hóa kích thích giúp chúng ta biết phải ngừng xe khi có đèn đỏ, dù các đèn đỏ có khác nhau về kích cỡ, hình dáng, và độ sáng chẳng hạn.
Nếu như các loại kích thích khác biệt nhau đến mức khiến nho sự xuất hiện của loại kích thích này gây ra phản ứng CĐK còn loại kích thích kia thì không gây ra phán ứng CĐK ấy, chúng ta có thể nói rằng hiện tượng phân biệt kích thích (stimulus discrimination) đã phát sinh. Trong tiến trình phân biệt kích thích, một sinh vật học cách phân biệt giữa các loại kích thích khác nhau để giới hạn phản ứng của nó vào một loại kích thích nhằm tránh có phản ứng đối với các loại kích thích khác. Nếu không có khả năng phân biệt giữa đèn tín hiệu giao thông màu đỏ hoặc màu xanh lục, chúng ta sẽ bị tai nạn giao thông; và nếu không thể phân biệt được chú mèo với con sư tử, chúng ta có thể lâm vào tình huống nguy hiểm trong cuộc du ngoạn cấm trại.
6. Tạo điều kiện cao cấp
Giả sử một cậu bé 5 tuổi bị con chó Rays vừa to lớn vừa xấu tính của bác hàng xóm vật ngã vài lần. Sau một vài rủi ro như thế, không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy tình trạng chỉ cần nghe đến tên chú chó ấy là cậu bé đã phát sợ lên rồi.
Phản ứng khó chịu về tình cảm mà cậu bé đã trải qua khi nghe đến tên “Pays” là một thí dụ về tiến trình tạo điều kiện cao cấp. Tiến trình tạo điều kiện cao cắp (higher – order conditioning) xảy ra khi một kích thích CĐK đã được hình thành trong tiến trình tạo điều kiện trước đây đến nay lại xảy ra cặp đôi lặp đi lặp lại nhiều lần với một kích thích trung tính. Nếu như chính kích thích trung tính này lại biến thành kích thích gây ra một phản ứng CĐK tương tự với kích thích CĐK, thì tiến trình tạo điều kiện cao cấp đã xảy ra. Thực tế, kích thích CĐK ban đầu đóng vai trò một kích thích KĐK.
Thí dụ về chú chó Rays của chúng ta có thể làm sáng tỏ tiến trình tạo điều kiện kiện cao cấp. Cậu bé đã quen kết hợp hình ảnh của con Rays, ban đầu là một kích thích trung tính, với hành vi thô bạo của nó. Cho nên, chỉ cần thấy con Rays là đã khiến cậu bé phát sợ lên: sự xuất hiện của con Rays đã biến thành kích thích CĐK gây ra phản ứng CĐK là cơn sợ hãi.
Nhưng sau này cậu bé lại kết hợp hình ảnh con Rays với tên của nó, bởi vì một lần cậu gặp con Rays thì chủ nhân của nó đều lên tiếng: “Lại đây, Rays!”. Do sự tái diễn nhiều lần cặp đôi gồm tên gọi của con Rays (khởi đầu là một kích thích trung tính với sự xuất hiện của con Rays (bây giờ là một kích thích CĐK) cậu bé trở nên quen phản ứng sợ hãi và thù ghét bất kỳ lúc nào nghe được tên Rays dù cậu đang an toàn ở trong nhà mình. Như vậy, tên gọi “Rays” đã trở thành một kích thích CĐK bởi vì trước đây nó đã được cặp đôi với kích thích CĐK là sự hiện diện của chú chó Rays. Tiến trình tạo điều kiện cao cấp xảy ra: tiếng gọi tên Rays đã trở thành kích thích CĐK gây ra phản ứng CĐK.
Một số nhà tâm lý đã đề nghị dùng tiến trình tạo điều kiện cao cấp để giải thích sự hình thành và duy trì thành kiến chống lại các thành viên thuộc các nhóm chủng tộc thiểu số. Thí dụ, mỗi khi cha mẹ của một bé gái nhắc đến một nhóm chủng tộc đặc biệt nào đó họ thường dùng các hình dung từ có ý nghĩa xấu như “ngu ngốc” và “thô bỉ” chẳng hạn. Cuối cùng, cô bé có thể sẽ liên kết các thành viên thuộc chủng tộc ấy với phản ứng có tình cảm khó chịu được gợi ra bởi các hình dung từ “ngu ngốc và thô bỉ” ấy (phản ứng đã hình thành thông qua quá trình tạo điều kiện trước đó). Mặc dù đây không phải là lời giải thích hoàn chỉnh cho thành kiến, như chúng ta sẽ thấy khi thảo luận đầy đủ hơn ở Chương 14, nhưng rất có thể tiến trình tạo điều kiện cao cấp này lại là một bộ phận thuộc tiến trình phát sinh thành kiến.
7. Vượt ra ngoài phạm vi tạo điều kiện hạn chế theo quan điểm truyền thống: Thử thách các giả định căn bản
Về mặt lý thuyết, phải có khả năng liên tục gây ra các dây chuyền phản ứng bất tận gồm các phản ứng cao cấp nhằm kết hợp một kích thích CĐK với một kích thích khác. Trên thực tế, Pavlov đã giả thuyết rằng toàn bộ tiến trình học hỏi chẳng qua chỉ là tổng hợp các chuỗi gồm nhiều phản ứng CĐK. Tuy nhiên, quan điểm này không được minh chứng bởi các cuộc nghiên cứu sau đó, nên hóa ra tiến trình tạo điều kiện hạn chế chỉ giúp chúng ta lý giải được phần nào cách thức học hỏi của con người và loài vật mà thôi.
Người ta cũng đã nêu nghi vấn về một số giả định nền tảng khác của tiến trình tạo điều kiện hạn chế. Chẳng hạn, theo Pavlov cũng như nhiều người đương đại bênh vực quan điểm tạo điều kiện hạn chế thì tiến trình kết hợp kích thích với phản ứng xảy ra theo cung cách máy móc và không suy nghĩ. Ngược lại lối nhìn này, các lý thuyết gia chuyên nghiên cứu vấn đề học hỏi chịu ảnh hưởng của ngành tâm lý chuyên nghiên cứu hoạt động trí tuệ đã lập luận rằng tiến trình tạo điều kiện hạn chế hàm ngụ nhiều điều hơn chứ không chỉ như lối nhìn máy móc này. Họ khẳng định rằng các chủ thể học hỏi hình thành trí thức và kỳ vọng về các kích thích KĐK nào sẽ cặp đôi được với các kích thích CĐK đặc biệt. Dưới một góc độ ý nghĩa, quan điểm này chủ trương rằng chủ thể học hỏi (leamers) hình thành và bảo thủ một ý niệm hoặc một hình ảnh về một sự vật nào đi đôi được với sự vật nào trong thế giới hiện thực này.
Các chứng cứ liên quan đến tầm quan trọng của các kỳ vọng hình thành ở chủ thể học hỏi xuất phát từ một nghiên cứu khoa học nổi tiếng của nhà tâm lý Leon Kamin nhằm tìm hiểu tiến trình tạo điều kiện hạn chế ở loài chuột (1969). Trong thí nghiệm này, trước tiên Kamin lặp lại nhiều lần cặp đôi kích thích gồm một âm thanh và một cú điện giật đối với một nhóm chuột. Như chờ đợi, chẳng bao lâu các con vật này biểu lộ một phản ứng CĐK hạn chế, chỉ cần nghe âm thanh ấy là các chú chuột có phản ứng sợ hãi.
Trong giai đoạn hai của thí nghiệm, cả hai loại kích thích âm thanh và ánh sáng cùng xuất hiện rồi sau đó là cú giật điện đối với nhóm chuột nói trên. Khi đánh giá kết quả học hỏi của nhóm chuột, Kamin nhận thấy ứng sự xuất hiện đơn độc của âm thanh vẫn còn gây phản ứng sợ hãi có điều kiện hạn chế. Thế nhưng, dù sau khi đã lập đi lặp lại nhiều lần cặp ba kích thích gồm ánh sáng, âm thanh, và cú điện giật thì sự xuất hiện một mình ánh sáng không thôi lại hoàn toàn không xảy ra phản ứng nào cả. Thực tế, dường như lũ chuột này không đủ năng lực học hỏi được một tương quan mới mẻ giữa ánh sáng và cú điện giật.
Sự kiện khiến cho kết quả này nổi tiếng chính là cách thức so sánh nó với hành vi của nhóm chuột khác đóng vai trò kiểm soát trong cuộc thí nghiệm. Các chú chuột thuộc nhóm kiểm soát này không qua giai đoạn đầu của thí nghiệm, chúng được đưa ngay vào giai đoạn hai để được hình thành điều kiện với cặp ba kích thích gồm âm thanh, ánh sáng, và cú giật điện. Đối với nhóm chuột này, kết quả hoàn toàn khác hẳn: chỉ một mình kích thích hoặc âm thanh hoặc ánh sáng đều đủ sức gây ra phản ứng sợ hãi có điều kiện (xem hình 5–2).
Hình 5–2: Thí nghiệm minh chứng hiện tương phong tỏa (blocking). Trong giai đoạn 1, các chú chuột thuộc nhóm bị hiện tượng phong tỏa được tạo điều kiện có phản ứng đối với âm thanh. Trong giai đoạn 2, hai loại kích thích đồng thời xuất hiện là âm thanh sau đó là một cú giật điện. Kết quả cho thấy ở giai đoạn 3 là chỉ có âm thanh mới gây ra phản ứng sợ hãi. So sánh với nhóm chuột thuộc nhóm kiểm soát (không qua giai đoạn đầu của cuộc thí nghiệm) chịu kích thích đồng thời bởi cặp ba gồm âm thanh, ánh sáng rồi sau đó là cú giật điện, thì lũ chuột thuộc nhóm kiểm soát này đều có phản ứng sợ hãi đối với riêng âm thanh hoặc ánh sáng.
Kamin lập luận rằng các kết quả thu được của ông minh chứng một hiện tượng mà ông gọi là phong tỏa (blocking) trong đó sự kết hợp một kích thích CĐK với một kích thích KĐK ngăn chặn sự hình thành phản ứng đối với một loại kích thích thứ hai. Ông dự đoán rằng nguyên nhân của hiện tượng này là sự hiện diện của loại kích thích CĐK thứ nhất (âm thanh) đã khiến cho các con vật bỏ qua loại kích thích thứ nhì (ánh sáng) được đưa vào trong giai đoạn hai của cuộc thí nghiệm.
Ngoài ra, Kamin còn cho rằng khi các chú chuột bị giật điện lần đầu tiếp sau sự xuất hiện của âm thanh trong giai đoạn một của thí nghiệm, chúng trải qua cảm giác ngạc nhiên. Chính yếu tố ngạc nhiên này khiến cho chúng kết hợp âm thanh với cú giật điện để hình thành tiến trình tạo điều kiện hạn chế. Trên thực tế, Kamin đã lập luận rằng việc học hỏi chỉ xảy ra với các biến cố gây ngạc nhiên và không lường trước được điều này giải thích tại sao ánh sáng ở giai đoạn hai không thể gây phản ứng CĐK: cú giật điện không còn gây ngạc nhiên cho lũ chuột trong giai đoạn này, bởi vì chúng đã hình thành sự học hỏi rằng âm thanh báo hiệu một cú giật điện sắp xảy đến. Cho nên, khi cặp ba kích thích gồm âm thanh, ánh sáng và cú giật điện cùng xuất hiện, thì bối cảnh không còn yếu tố ngạc nhiên nữa, và mối tương quan giữa ánh sáng và cú giật điện không thể gây ấn tượng cho các con vật được.
Lập luận phức tạp của Kamin chắc chắn đi quá xa các lối giải thích về tiến trình tạo điều kiện hạn chế theo quan điểm truyền thống. Cả hai khái niệm “bỏ qua” một kích thích và yếu tố “ngạc nhiên” cho thấy chủ thể học hỏi hình thành sự hiểu biết về biểu trưng cho thế giới hiện thực này ở bên trong tâm trí của họ. Họ kỳ vọng rằng một vài biến cố sẽ kết hợp với nhau, quan điểm như vậy tuy phù hợp với ngành tâm lý chuyên về hoạt động trí tuệ (cognitive psychology) nhưng lại không phù hợp máy với các khảo hướng truyền thống về tiến trình tạo điều kiện hạn chế. Vì thế, quan điểm của Kamin vẫn còn trong vòng tranh cãi.
Khoảng cách giữa kích thích CĐK và kích thích KĐK – các nhà tâm lý chuyên về vấn đề học hỏi đã nêu lên nhiều thắc mắc khác đối với các lối giải thích truyền thống về cách thức vận hành của tiến trình tạo điều kiện hạn chế. Thí dụ, một công trình nghiên cứu thực hiện bởi một nhà nghiên cứu hàng đầu về các tiến trình học hỏi đã bài bác chủ trương cho rằng việc học hỏi tối ưu (optimum learning) chỉ xảy ra khi kích thích KĐK xuất hiện tức thời ngay sau kích thích CĐK.
Giống như Pavlov, Garcia đã đóng góp lớn lao vào lãnh vực này trong khi nghiên cứu về một hiện tượng không có liên quan gì đến vấn đề học hỏi cả. Ban đầu ông quan tâm đến ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử (nuclear radiation) đối với các con vật nuôi trong thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm, ông nhận thấy các chú chuột trong căn phòng có bức xạ hầu như không chịu uống chút nước nào cả, còn khi nhốt trong cũi riêng quen thuộc chúng lại hối hả xuống nước. Cách lý giải hiển nhiên nhất là bức xạ đã tác động đến chúng. Nhưng chẳng bao lâu cách lý giải này bị gạt bỏ, bởi vì Garcia nhận thấy rằng cả khi không phóng bức xạ lũ chuột vẫn uống rất ít hoặc không chịu uống chút nước nào cả trong căn phòng bức xạ ấy.
Lúc đầu còn bối rối về hành vi của lũ chuột, nhưng sau cùng Garcia đã chắp nối các chi tiết thông tin lại với nhau và hiểu được điều gì sẽ xảy ra. Ông nhận thấy các chén đựng nước ở căn phòng bức xạ làm bằng plastic, do đó khiến cho chén uống nước có mùi vị lạ thường, giống như mùi vị của chất plastic, còn chén uống nước ở cũi riêng của chúng làm bằng thủy tinh không khiến cho nước có mùi vị lạ thường.
Sau một loạt thí nghiệm để loại bỏ dần một số cách giải thích khác nhau, chỉ còn một cách giải thích duy nhất khả dĩ chấp nhận được: hiển nhiên, nước có mùi vi plastic cập đôi với bệnh tật gây ra bởi bức xạ xảy ra lặp đi lập lại nhiều lần đã khiến cho lũ chuột hình thành sự liên kết CĐK hạn chế. Tiến trình này đã khởi đầu với bức xạ đóng vai trò kích thích KĐK gây ra phản ứng KĐK là bệnh tật. Do sự xuất hiện cặp đôi lặp đi lặp lại nhiều lần, nước có mùi vị plastic đã biến thành kích thích CĐK gây ra phản ứng bệnh tật CĐK.
Trở ngại trong khám phá này là nó đã vi phạm một số quy tắc căn bản trong tiến trình tạo điều kiện hạn chế – chẳng hạn, kích thích KĐK phải xuất hiện tức thời ngay sau kích thích CĐK thì tiến trình tạo điều kiện tối ưu (optimal conditioning) mới xảy ra được. Nhưng, các khám phá của Garcia lại cho thấy rằng tiến trình tạo điều kiện vẫn có thể xảy ra ngay cả khi có một quãng cách kẻo dài khoảng 8 giờ đồng hồ giữa sự xuất hiện kích thích CĐK với phản ứng bệnh tật. Ngoài ra, tiến trình tạo điều kiện dai dẳng qua các thời kỳ kéo dài rất lâu, và đôi khi ngay sau khi uống thứ nước ấy là lũ chuột ngã bệnh.
Các khám phá này có ý nghĩa quan trọng trong thực tế. Để ngăn chặn chó sói giết cừu, hiện nay một số chủ trại thường ném xác cừu tẩm thuốc ở những nơi chó sói hay lui tới. Loại thuốc này khiến cho bọn chó sói tạm thời bị bệnh khá nặng chứ không bị tổn thương lâu dài. Chỉ sau một lần ăn phải xác cừu tẩm thuốc là bọn chó sói có khuynh hướng lánh xa đàn cừu, vốn là nạn nhân chính của chúng. Như vậy, cừu đã trở thành kích thích CĐK đối với bọn sói. Cách làm này là một biện pháp nhân đạo hơn nhiều so với biện pháp bắn giết mà các chủ trại trước đây thường dùng đối với loài dã thú săn mồi.
8. Tóm tắt và học ôn I:
A. TÓM TẮT:
– Học hỏi (learning) là sự thay đổi hành vi ứng xứ tương đối lâu dài gây ra bởi kinh nghiệm.
– Tiến trình tạo điều kiện hạn chế (classical conditioning) là một dạng học hỏi, trong đó một kích thích trung tính lúc đầu (an initially neutral stimulus) – không gây ra loại phản ứng thích hợp trong tiến trình – cặp đôi với kích thích KĐK (uncondi – tional stimulus) xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Cuối cùng, kích thích trung tính ấy gây ra một phản ứng tương tự với phản ứng do kích thích KĐK.
– Tiến trình tạo điều kiện hạn chế làm nền tảng cho nhiều dạng học hỏi trong cuộc sống thường nhật, như sự hình thành các phản ứng tình cảm chẳng hạn.
– Các hiện tượng căn bản thuộc tiến trình tạo điều kiện hạn chế bao gồm giải trừ (extinction) giải trừ cảm thụ có hệ thống (systematic desensitizzation), phục hồi tự phát (spontaneous recovery), tổng quát hóa và phân biệt kích thích (stimulus generalization and discrimination), và tiến trình tạo điều kiện cao cấp (higher – order conditioning).
B. HỌC ÔN:
1/... liên hệ đền các biến đổi do kinh nghiệm gây ra, con... miêu tả các biến đổi do sự phát triển sinh lý cơ thể.
2/... là tên của nhà khoa học có công khám phá ra được hiện tượng học hỏi mệnh danh là tiến trình tạo điều kiện... (classical conditioning), trong đó sinh vật học cách phản ứng đối với một loại phản ứng mà nó không thường xuyên có phản ứng.
Tham khảo đoạn văn dưới đây để giải đáp các câu hỏi từ 3 đến 6.
Trong ba lần cuối vừa qua Theresa đến phòng mạch để bác sĩ Noble khám tổng quát ông này đã tiêm thuốc miễn dịch để ngừa bệnh khiến em đau đớn đến bật khóc. Khi mẹ em dẫn em đến khám tổng quát lần nữa. Vừa thấy mặt bác sĩ Noble là em thổn thức khóc, không để cho ông kịp chào hỏi.
3/ Mũi tiêm đau đớn mà Theresa tiếp nhận vào mỗi lần khám là..., gây ra... là nước mắt của em.
4/ Bác sĩ Noble lo âu bởi vì sự hiện diện của ông đã trở thành một... khiến cho bé Theresa khóc.
5/ Chỉ sự hiện diện của bác sĩ Noble cũng làm cho Theresa khóc, thì hành vì khóc này được gọi là một...
6/ May thay, bác sĩ Noble không còn tiêm thuốc cho Theresa vào máy lần sau đó. Qua thời gian ấy em dần dần ngưng khóc và thậm chí còn mến ông nữa. Hiện tượng... đã xảy ra.
7/ Nhằm khắc phục cơn sợ hãi của mình, một người bị ám ảnh sợ loài nhện trước tiên được huấn luyện thư giãn, sau đó được cho tiếp cận dần dần với một con nhện trong bể nuôi, và sau cùng bắt chú nhện trong tay. Kỹ thuật này gọi là gì?
8/ Hiện tượng... xảy ra khi một kích thích tương tự, nhưng không hoàn giống với một kích thích CĐK, cũng gây ra phản ứng CĐK. Ngược lại hiện tượng... xảy ra khi một sinh vật không chịu phản ứng đối với một kích thích khác biệt với kích thích CĐK.
C. CÂU HỎI TỰ VẤN
Về mặt lý thuyết, cần phải có khả năng tạo ra một chuỗi gồm vô số các phản ứng cao cấp CĐK hạn chế (classically conditioned higher – order responses) để cho các kích thích cặp đôi có thể xuất hiện một cách bất tận. Những nhân tố nào có thể ngăn cản khả năng như thế xảy ra đôí với loài người?
(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)
II. TẠO ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG
Tốt lắm... Thật là một ý kiến khôn ngoan... Thật kỳ diệu... Tôi đồng ý với bạn... Cảm ơn con... Tuyệt vời... Đây là bài luận văn hay nhất của bạn; bạn sẽ được điểm A... Bạn thực sự hiểu rõ vấn đề... Tôi rất cảm động... Để bố được ôm chặt lấy con... Bạn sẽ được tăng lương... Ăn bánh đi con... Trông con thật tuyệt... Mẹ yêu con...
Hiếm người trong số chúng ta không hài lòng khi tiếp nhận bất cứ lời khen ngợi nào nói trên. Nhưng điểm đặc biệt đáng chú ý về các lời khen ngợi ấy chính là mỗi câu nói đơn giản như thế đều có thể dùng để tạo ra các biến đổi mạnh mẻ về hành vi ứng xử cũng như để truyền dạy cách thực hiện các việc làm phức tạp nhất thông qua một tiến trình gọi là tạo điều kiện tác động. Tiến trình tạo điều kiện tác động làm cơ sở cho nhiều dạng học hỏi quan trọng nhất của con người cũng như các loại sinh vật khác.
Tạo điều kiện tác động (operant conditioning) miêu tả tiến trình học hỏi trong đó một phán ứng chủ ý (a voluntaly response) được củng cố thêm hoặc bị suy kém đi, tùy thuộc vào các hậu quả tích cực hoặc tiêu cực của nó. Không giống như tạo điều kiện hạn chế, trong đó các hành vi ban đầu là các phản ứng sinh học tự nhiên đối với sự hiện diện của một số kích thích nào đó như thực phẩm, nước uống, hoặc đau đớn chẳng hạn, tiến trình tạo điều kiện tác động áp dụng cho các phản ứng chủ ý, mà một sinh vật cố tình thực hiện, nhằm đạt được kết quả mong muốn. Thuật ngữ “tác động” (operant) nhấn mạnh vào điểm này: sinh vật tác động (operates) vào môi trường sống của nó để gặt hái một thành quả mong muốn nào đó. Thí dụ, tiến trình tạo điều kiện tác động vận hành khi chúng ta hiểu được rằng tác phong làm việc cần cù có thể đem lại thành quả tăng lương, hoặc giả làm vệ sinh căn phòng chúng ta sẽ được cha mẹ khen ngợi, hoặc học hành chăm chỉ sẽ được điểm cao.
Như với tiến trình tạo điều kiện hạn chế, cơ sở để tìm hiểu tiến trình tạo điều kiện tác động là các công trình nghiên cứu thực hiện với loài vật. Đến đây, chúng ta dành đôi chút thời gian quay lại với công cuộc nghiên cứu hồi đầu, khởi sự bằng cuộc thăm dò đơn giản về hành vi của loài mèo.