Tâm lý học căn bản - Chương 08 - Phần 1

Chương 8. TRÍ THÔNG MINH

DÀN BÀI

Mở đầu

Triển khai chủ đề

I. ĐỊNH NGHĨA HÀNH VI THÔNG MINH

1. Đo lường mức thông minh

2. Tính IQ

3. Trắc nghiệm kiến thức và trắc nghiệm năng khiếu

4. Những cách hình dung khác nhau về trí thông minh

TRÍCH DẪN THỜI SỰ: Sáng suốt để cư xử khôn khéo về mặt tình cảm

5. Phải chăng trí thông minh là khả năng xử lý thông tin? Các khảo hướng hiện đại

ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC: Phải chăng trí thông minh thực dụng khác hẳn trí thông minh ở học đường?

THỪA HƯỞNG THÀNH QUẢ CỦA TÂM LÝ HỌC: Bạn có thể đạt được điểm số cao hơn trong trắc nghiệm tiêu chuẩn hay không?

6. Tóm tắt và học ôn I

II. CÁC MỨC ĐỘ KHÁC BIỆT V KHẢ NĂNG TRÍ TU

1. Hiện tượng thiểu năng tâm trí

2. Những người thiên bẩm trí tuệ

3. Tóm tắt và học ôn II

III. DỊ BIỆT THÔNG MINH GIỮA CÁC CÁ NHÂN: DO DI TRUYỀN, DO HOÀN CẢNH – HAY DO CẢ HAI

1. Cuộc tranh luận căn bản: ảnh hưởng của yếu tố di truyền so với hoàn cảnh sinh sống

2. Đặt câu hỏi tính di truyền/ hoàn cảnh sinh sống vào đúng tầm nhìn

3. Tóm tắt và học ôn III

IV. NHƯNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ

V. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI

MỞ ĐẦU

TRƯỜNG HỢP LESLIE LEMKE

Buổi hòa nhạc bắt đầu với bản “Rhapsody in Blue”, một bản nhạc trau chuốt long lanh của Genshwin. Sau đó, người nhạc sĩ trình diễn bài “Hello, Dolly!” và “l Believe”. Sau một vài bản nhạc khác, anh ta kết thúc bằng hai bản “Amazing Grace và “He Touched Me”. Nhạc chơi thật tuyệt vời, khiến cho nhiều khán giả không cầm được nước mắt.

Không có gì khác thường ở buổi hòa nhạc này, ngoại trừ một điều: Leslie Lemke, người nhạc sĩ 32 tuổi bị mù, tàn tật vì chứng liệt não, và thiểu năng nghiêm trọng. Anh chỉ có thể đối thoại những câu đơn giản nhất và có khả năng trí tuệ của một đứa trẻ. Song lẽ, mặc cho rất nhiều khuyết tật – và thực tế về hầu hết các tiêu chuẩn anh đều khiếm khuyết trầm trọng – nhưng đóng góp của anh cho giới âm nhạc quả là phi thường, vượt xa năng lực của đa số người với trí thông minh “bình thường”.

Được mệnh danh là “hội chứng thông thái”, tình trạng của Lemke xảy ra khi một cá nhân mặc dù bị thiểu năng tâm trí lại tỏ ra có thiên tài ngoạn mục trong một lãnh vực đặc biệt. Mặc dù hiện tượng hội chứng thông thái, nổi tiếng nhờ bộ phim Rain Main, rất hiếm thấy nhưng các năng khiếu biểu lộ bởi các nhà “thông thái” này rất phi thường. Chẳng hạn, trong trường hợp một nhà thông thái thiểu năng trầm trọng, dù không thể làm nổi một bài toán số học đơn giản nhất, anh ta có thể gọi tên các tháng mà ngày 18 đều rơi vào thứ bảy cho từng năm suốt trong thập niên 1900. Một người khác có khả năng tính nhẩm căn số bậc hai của bất kỳ con số nào, và một người khác nữa có tài nặn tượng bất kỳ con vật nào anh ta chỉ nhìn qua có một lần.

Nếu bạn yêu cầu Leslie giải thích thiên tài phi thường của mình, có lẽ ngay đến câu hỏi anh ta cũng không hiểu nổi. Nhưng anh có thể trả lời câu hỏi cảm tưởng thế nào khi ngồi vào chiếc đàn dương cầm: Anh ta chỉ nói đơn giản: “Tôi cảm thấy hạnh phúc.”

TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ

Mặc dù khả năng của Leslie Lemke và các nhà thông thái khác vẫn chưa được giải thích thỏa đáng, nhưng có một điều hiển nhiên: Trí thông minh là một hiện tượng phức tạp lạ thường. Nó cũng là một mục tiêu khảo cứu quan trọng của các nhà tâm lý chuyên tìm hiểu vấn đề liệu con người phải làm sao để thích nghi hành vi cư xử của mình với môi trường sinh hoạt, và vấn đề mọi cá nhân khác biệt nhau như thế nào về cung cách nhận thức và tìm hiểu thế giới chung quanh.

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các thách đố đối với nhà tâm lý liên quan đến vấn đề định nghĩa và đo lường trí thông minh. Nếu giống như hầu hết mọi người, có lẽ bạn thắc mắc không biết mình thông minh đến mức độ nào. Cũng vậy, các nhà tâm lý cũng đã ưu tư khá nhiều về bản chất của trí thông minh. Chúng ta sẽ khảo xét một số quan điểm về trí thông minh cũng như các nỗ lực của các nhà tâm lý nhằm xây dựng và sử dụng các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa như là một công cụ đo lường trí thông minh. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu hai nhóm người phản ánh các đối cực dị biệt về trí tuệ cá nhân: những người thiểu năng tâm tư và những người thiên bẩm trí tuệ. Các thách đố đặc biệt mà mỗi cơ cấu dân số đều phải vượt qua sẽ được thảo luận cùng với các chương trình đặc biệt đã được thiết lập nhằm giúp đỡ mọi cá nhân thuộc hai nhóm đối cực nói trên vươn được đến tiềm năng toàn diện của họ. Cuối cùng, chúng ta sẽ thảo luận đến hai vấn đề có lẽ gây tranh cãi nhiều nhất xung quanh khái niệm trí thông minh, đó là: vấn đề liệu trí thông minh bị ảnh hưởng đến mức độ nào bởi yếu tố di truyền và yếu tố hoàn cảnh sinh sống; và vấn đề liệu các trắc nghiệm thông minh có thiên vị đối với các nhóm văn hóa chiếm địa vị ưu thế trong xã hội không.

Như vậy, đọc xong chương này bạn sẽ đủ sức giải đáp các câu hỏi sau đây:

– Các nhà tâm lý quan niệm và định nghĩa như thế nào về trí thông minh?

– Người ta dùng các phương pháp chủ yếu nào để đánh giá trí thông minh?

– Làm cách nào phân biệt được các đối cực trí tuệ, và các chương trình đặc biệt nào đã được thiết lập nhằm giúp cho con người tối đa hóa tiềm năng toàn diện của họ?

– Phải chăng các trắc nghiệm IQ truyền thống đều thiên vị về mặt văn hóa?

– Phải chăng các dị biệt trí tuệ do yếu tố chủng tộc, và trí thông minh bị ảnh hưởng đến mức độ nào bởi hoàn cảnh sinh sống và yếu tố di truyền?

I. ĐỊNH NGHĨA HÀNH VI THÔNG MINH

Dong thuyền vượt cả trăm dặm ngoài biển khơi là khả năng điển hình của các thành viên Trukese, một bộ lạc nhỏ bé ở phía nam Thái Bình Dương. Mặc dù nơi đến của họ có thể là một hòn đảo rộng không quá một dặm, và trên bản đồ chỉ là một dấu chấm nhỏ mà thôi, người Trukese vẫn có thể dong thuyền tới điểm hẹn chính xác chẳng hề cần đến la bàn, đồng hồ bấm giờ, kính lục phân, hoặc bất kỳ công cụ lái thuyền nào khác không thể thiếu trong ngành hàng hải hiện đại ở phương Tây. Họ có khả năng bơi thuyền rất chính xác, ngay cả khi gió ngược không cho họ nhắm trực tiếp đến hòn đảo khiến họ phải đi theo các luồng nước ngoằn ngoèo trên biển cả.

Người Trukese làm thế nào để có được khả năng lái thuyền tài tình đến thế? Nếu bạn có hỏi thì họ cũng không tài nào giải thích nổi. Có lẽ họ sẽ bảo chúng ta rằng họ sử dụng một tiến trình đòi hỏi phải chú ý đến hiện tượng thiên văn, các vì sao mọc và lặn ra sao, các dấu hiệu của thời tiết, âm thanh, và cách cảm nhận các đợt sóng vỗ vào mạn thuyền. Nhưng vào bất cứ lúc nào trên hành trình ấy, họ đều không thể nhận ra được tọa độ của họ trên bản đồ đi biển cũng như nói được lý do tại sao họ lại hành động như họ đang làm. Họ cũng không tài nào giải thích được lý thuyết hàng hải làm nền tảng cho kỹ thuật lái thuyền của họ.

Có lẽ một số người sẽ nói rằng tình trạng bất khả giải thích kỹ thuật lái thuyền của người Trukese theo thuật ngữ phương Tây là một dấu hiệu bán khai và thậm chí là hành vi thiếu thông minh nữa. Thực tế nếu chúng ta cho các thủy thủ Trukese làm một trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa của phương Tây về kiến thức và lý thuyết hàng hải, hoặc một trắc nghiệm truyền thống về trí thông minh, thì có lẽ họ sẽ đạt được thành tích rất thấp. Song lẽ, về mặt thực dụng khó có thể nói dân Trukese là thiếu thống minh được. Dù không tài nào giải thích được làm cách nào mình đã hành động được như thế, họ vẫn cứ có khả năng đi lại rất dễ dàng trên biển khơi.

Cách thức đi biển của người Trukese làm phát sinh một khó khăn trong việc xác định ý nghĩa của trí thông minh. Đối với người phương Tây, cách du hành trên con đường thẳng, đi trực tiếp và nhanh nhất, nhờ dùng kính lục phân và các công cụ hàng hải khác mới chính là kiểu hành vi “thông minh” nhất; còn cách đi theo luồng nước ngoằn ngoèo trên biển cả nhờ “cảm nhận” các con sóng nước dường như không được xem là hợp lý cho lắm. Nhưng đối với người Trukese là những người sử dụng kỹ thuật hàng hải của riêng họ, thì việc sử dụng các công cụ hàng hải phức tạp có lẽ là quá ư rắc rối và không cần thiết đến mức họ có thể cho rằng các nhà hàng hải phương Tây là thiếu thông minh.

Như vậy, hiển nhiên thuật ngữ “trí thông minh” mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Thí dụ, giả sử bạn sinh sống ở một ngôi làng hẻo lánh tận lục địa Châu Phi xa xôi thì cách phân biệt giữa thông minh và kém thông minh của bạn có thể rất khác biệt với cách phân biệt của người dân sống ở trung tâm thành phố New York. Đối với người Phi Châu, thông minh có thể được biểu thị bởi khả năng săn bắn hiếm có hoặc các khả năng sinh tồn khác. Còn đối với người dân New York, nó có thể được thể hiện qua khả năng đối phó hữu hiệu trước một hệ thống biến chuyển ồ ạt, bởi sự thành đạt như một cá nhân có nghề nghiệp được hưởng lương cao bổng hậu và được xã hội trọng vọng, hoặc bởi thành tích cao ở một trường trung học tư thục có chế độ giáo dục khắc khe.

Trên thực tế, các quan điểm như vậy về trí thông minh đều rất hợp lý, bởi vì chúng đều tượng trưng cho các trường hợp trong đó những người thông minh hơn có khả năng vận dụng các tài nguyên sẵn có trong hoàn cảnh sinh sống của mình khéo léo hơn những người kém thông minh. Đây là sự phân biệt mà chúng ta sẽ cho rằng là căn bản đối với bất kỳ định nghĩa nào về trí thông minh. Tuy vậy, cũng hiển nhiên rằng các nhận định này biểu thị cho các quan điểm rất khác biệt nhau về trí thông minh.

Hai nhóm hành vi khác biệt nhau ấy biểu hiện cho cùng một khái niệm thuộc lãnh vực tâm lý đã từ lâu là một thách đố đối với các nhà tâm lý. Trong nhiều năm họ đã ra sức xoay xở nhằm sáng tạo một định nghĩa tổng quát về trí thông minh khả dĩ áp dụng được đối với một người dù thuộc nền văn hóa nào và bất kỳ hoàn cảnh mưu sinh nào. Thế nhưng, điều thú vị là những người thuộc giới bình dân ít học vấn lại có quan niệm khá sáng tỏ về trí thông minh. Thí dụ, trong một cuộc điều tra yêu cầu một nhóm người thuộc giới này định nghĩa trí thông minh theo họ là gì, người ta nhận diện được ba thành tố chính của trí thông minh. Thành tố thứ nhất là khả năng giải quyết vấn đề: các đối tượng phỏng vấn đều cho rằng những người lý luận hợp logic và tìm ra được nhiều giải pháp hơn là những người thông minh. Thứ hai, các đối tượng phỏng vấn cũng cho rằng khả năng ngôn ngữ là hiện thân của trí thông minh. Cuối cùng, họ cho rằng trí thông minh được biểu thị bởi năng lực trong sinh hoạt xã hội, tức là khả năng lôi cuốn được sự quan tâm của kẻ khác và tương tác hữu hiệu với họ.

Định nghĩa trí thông minh của các nhà tâm lý cũng chứa đựng một số yếu tố tương tự quan điểm của giới bình dân. Đối với các nhà tâm lý, trí thông minh (Intelllgence) là khả năng tìm hiểu thế giới chung quanh, tư duy hợp lý, và sử dụng các tài nguyên sẵn có một cách hữu hiệu khi phải đối phó với các thách đố.

Không may, quan điểm của giới bình dân cũng như của các nhà tâm lý đều không chính xác cho lắm khi ứng dụng để phân biệt giữa người thông minh và người kém thông minh. Để khắc phục trở ngại này, các nhà tâm lý nghiên cứu về thông minh đã tốn nhiều công sức xây dựng rất nhiều loại trắc nghiệm, thông dụng nhất là các trắc nghiệm thông minh (intelligence test), và dựa vào các trắc nghiệm này để xác định mức thông minh của mỗi người. Đến nay các bài trắc nghiệm này tỏ ra rất thuận lợi cho việc nhận diện học sinh nào cần được quan tâm đặc biệt trong việc học, trong việc chẩn đoán các rối loạn về trí tuệ, và trong việc giúp đỡ người ta chọn ngành học và nghề nghiệp tối ưu. Nhưng đồng thời, công dụng của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

* Trắc nghiệm thông minh(intelligence test) phương pháp đánh giá tiêu chuẩn hóa nhằm xác đinh khả năng trí tuệ. Điểm số đạt được thường gọi là chỉ số thông minh (intelligence quotient). Hầu hết các trắc nghiệm đều đưa ra một loạt gồm các kiểu khác nhau về các vấn đề phải giải quyết. Được biết nhiều nhất là thang điểm thông minh Wechsler cho người trường thành (WAIS), thang điểm thông minh Wechsler cho thiếu nhi (WISC), và thang điểm thông minh Binet của trường đại học Stantord. Điểm số của các trắc nghiệm thông minh được dùng vào các mục đích như chẩn đoán tình trạng dưới bình thường (subnormality) và đánh giá tình trạng suy thoái trí tuệ.

1. Đo lường mức thông minh

Các trắc nghiệm thông minh hồi sơ khai đều căn cứ vào một tiền đề đơn giản: Nếu như thành tích đối với một số bài tập hay đề mục trắc nghiệm tỷ lệ thuận với tuổi tác, thì thành tích ấy có thể được dùng để phân biệt giữa người thông minh với người kém thông minh thuộc một nhóm người cùng lứa tuổi nhất định. Sử dụng nguyên tắc này, nhà tâm lý người Pháp Alfred Binet đã sáng tạo trắc nghiệm thông minh đầu tiên được chính thức công nhận nhằm nhận diện các học sinh “đần nhất” trong hệ thống học đường ở thành phố Paris để giúp đỡ họ chữa trị và cải thiện việc học tập.

Binet khởi đầu bằng cách giới thiệu các bài tập cho các học sinh đồng trang lứa được các giáo viên của chúng đánh giá là “xuất sắc” hay “đần độn”. Nếu một bài tập nào mà các học sinh xuất sắc làm được còn các học sinh đần độn không làm được, thì ông sẽ giữ mục ấy lại để đưa vào trắc nghiệm chính thức; nếu cả hai đều làm được thì nó sẽ bị loại bỏ. Sau cùng, ông có được một trắc nghiệm phân biệt giữa các nhóm học sinh thông minh và đần độn, và với công trình khảo cứu sâu rộng hơn nữa – ông sáng tạo được một trắc nghiệm phân biệt được mức thông minh của các em thuộc các nhóm tuổi khác nhau.

Trên cơ sở trắc nghiệm của Binet, trẻ được gán cho một điểm số tương ưng với số tuổi trí tuệ* (mental age) của chúng, là số tuổi trung bình của các đứa trẻ làm trắc nghiệm được điểm số bằng nhau. Thí dụ, một cậu bé 10 tuổi đời đạt được điểm số 45 cho bài trắc nghiệm và đây là điểm số trung bình của các đứa trẻ 8 tuổi, thì số tuổi trí tuệ của nó sẽ được xem là 8 tuổi. Tương tự một cô bé 14 tuổi đạt được điểm số 88 cho bài trắc nghlệm – phù hợp với điểm số trung bình của thiếu niên 16 tuổi sẽ được xem có số tuổi trí tuệ bằng 16 tuổi.

* Tuổi trí tuệ (mental age) một cách đo lường mức độ hoạt động trí tuệ của một cá nhân. Thí dụ, một người có tuổi trí tuệ là 6 sự hoạt động ở mức trung bình của một đứa trẻ 6 tuổi. Phép đo lường này hiện nay không còn sử dụng nữa, thay vào đó là so sánh hoạt động của những người thuộc cùng nhóm tuổi (theo Từ điển Y học).

Việc gán tuổi trí tuệ cho các học sinh sinh cống hiến một dấu hiệu cho thấy liệu chúng có cùng mức thông minh với các bạn đồng trang lứa hay không. Tuy nhiên, loại tuổi này không giúp người ta so sánh chính xác giữa những người thuộc nhóm có tuổi đời (chronological age) khác nhau. Thí dụ, chỉ áp dụng tuổi trí tuệ mà thôi nên chúng ta giả sử rằng một người 18 tuổi đạt được điểm số trung bình của lửa tuổi 16 thì lúc người ấy lên 5 ắt chỉ thông minh bằng đứa trẻ lên 3, trong khi trên thực tế hồi lên 5 người ấy có thể biểu hiện mức độ phát triển chậm hơn nhiều.

Một giải pháp cho vấn đề này xuất hiện dưới dạng chỉ số thông mình (Intelligence quotient/ IQ score), là đại lượng đo lường trí thông minh bao gồm cả tuổi trí tuệ lẫn tuổi đời của một cá nhân. Muốn tính được chỉ số thông minh người ta dùng công thức sau đây, trong đó MA là tuổi trí tuệ và CA là tuổi đời:

IQ Score = MA/ CA x 100

(Chỉ số thông minh = tuổi trí tuệ/ tuổi đời x 100)

** Chỉ số thông minh (intelligence quotient/ IQ score) là chỉ số vô tình trạng phát triển trí tuệ. Trong thời thơ ấu cũng như lúc trưởng thành, chỉ số này phản ánh khả năng trí tuệ tương đối so với những người khác thuộc dân số ở thiếu nhi, chỉ số này cũng tiêu biểu cho tốc độ phát triển (tuổi trí tệu tính theo bách phân của tuổi đời). Hầu hất các trắc nghiệm thông minh đều được xây dựng sao cho chỉ số thông minh trung bình của dân số nói chung vào khoảng 100 với độ lệch chuẩn khoảng 15 điểm.

Dùng công thức này, chúng ta có thể quay lại thí dụ trên đây về cá nhân 18 tuổi đời có tuổi trí tuệ là 16 sẽ có chỉ số thông minh bằng (16/ 18) x 100 – 88,9. Ngược lại, đứa trẻ 5 tuổi đời có tuổi trí tuệ 3 sẽ có chỉ số thông minh khá thấp là (3/5) x 100 = 60.

Chỉ cần thăm dò công thức này đôi chút bạn cũng sẽ thấy bất cứ ai có số tuổi trí tuệ bằng tuổi đời ắt sẽ có chỉ số thông minh bằng 100. Ngoài ra, người nào có số tuổi trí tuệ trội hơn tuổi đời sẽ có chỉ số thông minh cao hơn 100.

Mặc dù ngày nay các nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho cách tính là vẫn không thay đổi, nhưng chỉ số thông minh được hình dung hơi khác đôi chút và được gọi là độ lệch so với chỉ số thông minh trung bình (devlation IQ scores). Trước hết, người ta ấn định điểm số trắc nghiệm trung bình cho mỗi cá nhân trong cùng độ tuổi, và điểm số trung bình này được gán cho chỉ số thông minh bằng 100. Sau đó, nhờ các kỹ thuật toán học phức tạp để tính các chênh lệch (gọi là “độ lệch” – devlatlon) giữa điểm số của mỗi người với điểm số trung bình nói trên, người ta tính được các chỉ số thông minh cho tất cả các điểm số trắc nghiệm đạt được của một người thuộc cùng nhóm tuổi này.

Như bạn thấy ở Hình 8–1, khoảng 2/3 dân số có chỉ số thông mình từ 85 đến 115 (lệch 15 điểm so với chỉ số thông mình trung binh). Khi chỉ số tăng hoặc giảm ngoài khoảng ấy thì tỷ lệ bách phân dân số thuộc một nhóm tuổi sẽ giảm đi hoặc tăng lên rất đáng kể.

Hình 8–1: Chỉ số thông minh trung bình là 100, và 68,3% dân số có chỉ số thông minh trong khoảng từ 85 đến 115. Khoảng 95,4% dân số có chỉ số thông minh từ 70 đến 130, và 99,7% dân số có chỉ số thông minh từ 55 đến 145.

2. Tính IQ

Trắc nghiệm là đúng ra là gì? Đôi khi trong quãng đời đi học có lẽ bạn đã từng được trắc nghiệm theo loại này; và hầu như tất cả chúng ta đều được trắc nghiệm trong đời.

Dạng trắc nghiệm hồi sơ khai vẫn còn giá trị đối với chúng ta dù nó đã được chỉnh lý nhiều lần, và dạng hiện tại của nó rất ít giống với nội dung ban đầu. Hiện nay trắc nghiệm này được gọi là trắc nghiệm Stanford – Binet (Stanford – Binet test) công bố lần thứ tư; cách đo lường này được hiệu đính lần cuối vào năm 1985. Trắc nghiệm này gồm có một số mục khác biệt nhau về bản chất tùy theo nhóm tuổi của người được trắc nghiệm. Thí dụ, trẻ em được yêu cầu sao chép các con số hoặc trả lời các câu hỏi về sinh hoạt thường ngày. Còn người lớn được yêu cầu thực hiện phép loại suy, giải thích các câu tục ngữ và miêu tả các điểm tương đồng làm cơ sở cho các nhóm từ ngữ.

Trắc nghiệm tiến hành theo hình thức khẩu vấn. Người kiểm tra khởi đầu bằng cách tìm cho được mức tuổi trí tuệ ở đó thí sinh có khả năng trả lời chính xác tất cả các câu hỏi, rồi từ đó tiến lên các bài tập khó dần. Khi một người có số tuổi trí tuệ nhất định đạt đến mức không thể giải đáp được bất cứ mục nào trong bài trắc nghiệm thì cuộc trắc nghiệm kết thúc. Nhờ kiểm tra theo kiểu các câu trả lời chính xác và không chính xác, người kiểm tra tính được chỉ số thông minh cho thí sinh.

Loại trắc nghiệm IQ khác thông dụng ở Mỹ do nhà tâm lý David Wechsler sáng tạo gọi là Thang điểm thông minh Wechsler cho người trưởng thành (Wechsler Adult Intellience Scale – Revised), thường gọi tắc là WAIS–R. Cũng có một mẫu trắc nghiệm dành cho thiếu nhi gọi là Thang điểm Thông minh Wechsler cho thiếu nhi (Wechsler Intelligence Scale for Children – III), thường gọi tắt là WISC –III. Cả hai loại WAIS–R và WISC–III đều có hai phần chính là: thang điểm ngôn ngữ (verbal scale) và thang điểm năng khiếu vô ngôn (performance/ nonverbal scale). Như bạn thấy các câu hỏi mẫu ở Hình 8 – 2, hai thang điểm này bao gồm các câu hỏi thuộc các loại rất khác biệt nhau. Trong khi các bài tập thuộc thang ngôn ngữ là các câu hỏi có tính truyền thống, bao gồm tính nghĩa từ vựng và trình độ am hiểu các loại khái niệm khác nhau, thi thang năng khiếu vô ngôn bao gồm lắp ráp các đồ vật nhỏ và sắp xếp các con số theo một thứ tự hợp lý. Mặc dù điểm số của mọi người về hai phần ngôn ngữ và năng khiếu vô ngôn trong bài trắc nghiệm nói chung không cách biệt nhau lắm, nhưng điểm số của người bị khuyết tật ngôn ngữ hoặc có trình độ hiểu biết về hoàn cảnh sinh sống thiếu sót trầm trọng có thể cách biệt tương đối khá lớn. Nhờ cống hiến các điểm số cá biệt, các trắc nghiệm WAIS –R và WICS–III phản ánh chính xác hơn về các khả năng đặc biệt của một cá nhân.

Thang điểm ngôn ngữ

Thông tin: Sữa lấy từ đâu?

Kiến thức phổ thông: Tại sao chúng ta để thức ăn vào tủ lạnh?

Số học: Stacey có hai bút chì và giáo viên cho em thêm hai cây nữa. Em có bao nhiêu tất cả?

Các điểm tương đồng: Bò và ngựa giống nhau ở những điểm nào?

Hiệu số (Cặp đôi các ký hiệu với các số sử dụng khóa)

Hoàn chỉnh hình vẽ (Nhận ra thứ gì còn thiếu)

(các mảnh rời của một chiếc bàn) Lắp ráp đồ vật (Trò chơi lắp hình)

Hình 8–2: Các loại đề mục điển hình trong các thang điểm ngôn ngữ và năng khiếu vô ngôn trong Thang điểm thông minh Wachsler cho thiếu nhi (WICS–III)

Bởi vì các trắc nghiệm Stanford – Binet, WAIS–R và WISC–III đều buộc phải thi riêng từng người, nên tương đối khó khăn và tốn kém thời gian để tiến hành trắc nghiệm và cho điểm trên quy mô rộng lớn. Do đó, hiện nay có rất nhiều bài trắc nghiệm là cho phép tổ chức trắc nghiệm từng nhóm người. Thay vì để cho người kiểm tra mà lúc yêu cầu một thí sinh đích thân trả lời các đề mục, các trắc nghiệm là hiện nay là công cụ đo lường nghiêm ngặt bằng giấy bút, trong đó các thí sinh đọc câu hỏi và viết ra câu trả lời. Ưu điểm chủ yếu của các trắc nghiệm tập thể là dễ tổ chức thi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp các nhược điểm có thể trội hơn ưu điểm trong lối trắc nghiệm tập thể. Chẳng hạn, các trắc nghiệm tập thể thường đưa ra số câu hỏi có phạm vi hạn chế hơn so với các trắc nghiệm tiến hành khác nhau với từng cá nhân. Ngoài ra, người ta có thể được thúc đẩy thể hiện khả năng của minh đến mức cao nhất khi được phỏng vấn trên cơ sở giáp mặt với người điều hành trắc nghiệm. Cuối cùng, trong một số trường hợp người ta không thể vận dụng được trắc nghiệm tập thể, nhất là đối với thiếu nhi quá nhỏ tuổi hoặc những người có chỉ số thông minh quá thấp.

3. Trắc nghiệm kiến thức và trắc nghiệm năng khiếu

Các trắc nghiệm IQ không phải là dạng trắc nghiệm duy nhất mà bạn phải trải qua trong quãng đời đi học. Hai loại trắc nghiệm khác, tuy liên quan đến trí thông minh nhưng được sáng tạo nhằm đo lường các hiện tượng hơi khác biệt đôi chút, là trắc nghiệm kiến thức và trắc nghiệm năng khiếu. Trắc nghiệm kiến thức (achlevement test) là trắc nghiệm nhằm xác định trình độ kiến thức thuộc một lãnh vực học thuật nhất định. Thay vì đo lường khả năng tổng quát như trắc nghiệm thông minh, trắc nghiệm kiến thức chú trọng đến nội dung kiến thức đặc biệt mà cá nhân đã học hỏi được.

Còn trắc nghiệm năng khiếu (aptitude test) được sáng tạo nhằm dự đoán khả năng của một người trong một lãnh vực hay một ngành nghề đặc biệt. Có lẽ bạn đã từng tham dự loại trắc nghiệm năng khiếu nổi tiếng nhất là SAT hay Trắc nghiệm Đánh giá Năng khiếu Học tập (Scholastic Assessment Test). Trắc nghiệm SAT nhằm tiên đoán thành ích học tập ở đại học trong tương lai của một cá nhân vừa tốt nghiệp bậc trung học. Trong nhiều năm qua SAT đã chứng tỏ phản ánh khá chính xác với thành tích học tập ở bậc đại học.

Mặc dù về mặt lý thuyết sự phân biệt giữa các loại trắc nghiệm thông minh, năng khiếu, và kiến thức có thể xác định rạch ròi, nhưng về mặt thực tiễn có rất nhiều điểm trùng lắp giữa ba loại trắc nghiệm này. Thí dụ, đại khái trắc nghiệm SAT thường bị phê phán là ít tiêu biểu cho loại trắc nghiệm năng khiếu, và thực ra nó lại nhằm đánh giá trình độ kiến thức. Do đó, khó mà sáng tạo được các trắc nghiệm dự đoán tương lai mà không căn cứ vào thành tích đạt được trong quá khứ vậy.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Sách giảm giá tới 50%: Xem ngay