Tâm lý học căn bản - Chương 11 - Phần 1
Chương 11. CÁ TÍNH VÀ NHÂH CÁCH
DÀN BÀI
Mở đầu
Triển khai chủ đề
I. CÁC LÝ THUYẾT PHÂN TÂM VÀ NHÂN CÁCH HAY CÁ TÍNH
1. Lý thuyết phân tâm của Freud
2. Các nhà phân tâm theo phái tâm Freud
3. Tóm tắt và học ôn I
II. CÁC KHẢO HƯỚNG NÉT NHÂN CÁCH, TIẾN TRÌNH HỌC TẬP, VÀ NHÂN BẢN – THĂM DÒ NHÂN CÁCH HAY CÁ TÍNH
1. Các lý thuyết nét nhân cách: Gọi tên nhân cách hay cá tính?
2. Các lý thuyết dùng tiến trình học tập để giải thích nhân cách hay cá nhân
3. Các lý thuyết nhân bản về nhân cách
4. So sánh các khảo hướng giải thích nhân cách hay cá tính
III. ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH – XÁC ĐỊNH ĐIỀU GÌ KHIẾN CHÚNG TA THÀNH ĐẶC THÙ
1. Tính tinh tin cậy và giá trị của trắc nghiệm tâm lý
2. Đánh giá nhân cách hay cá tính bằng biện pháp tự báo cáo
ỨNG DỤNG TLH: “Định chuẩn về mặt chủng tộc” – lãnh vực mà tâm lý và chính trị gặp gỡ nhau.
3. Các phương pháp phóng ngoại nội tâm.
4. Đánh giá hành vi ứng xử
THỪA HƯỞNG HÀNH QUẢ CỦA TLH: Thẩm định các đánh giá nhân cách
TRÍCH DẪN THỜI SỰ: Nói ra sự thật – trắc nghiệm liêm khiết có nhận diện được những người lương thiện không?
5. Tóm tắt và học III
IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ
Phụ lục: SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH THEO QUAN ĐIỂM CỦA FREUD
(Trích tác phẩm Unconsious and Psychoanalysis của J.P. Charrier)
V. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI
MỞ ĐẦU:
TRƯỜNG HỢP CỦA JOHN GOTTI
Về nhiều mặt, John Gotti có vẻ là một anh chàng khá bình thường. Anh ta tự xưng là một thương gia buôn bán dụng cụ hàn xì và sưởi ấm cho các nhà thầu xây dựng, và dây khóa kéo cho các xí nghiệp may quần áo. Mỗi tuần các chi phiếu nhận được đều đặn từ các nghiệp vụ kinh doanh nộp thẳng vào ngân hàng. Anh ta sống trong một ngôi nhà giản dị, có đĩa thu sóng vệ tinh gắn trên nóc. Các bạn bè đều nói anh ta là một gã đàn ông bình thường, và người ta không ngạc nhiên chút nào khi thấy anh ta vào một quán rượu địa phương uống một vài chai bia để tiêu khiển.
Thế nhưng, Gotti lại có một bộ mặt khác. Anh ta thường hay lui tới các nhà hàng sang trọng và đắt tiền, mặc những bộ comlê hợp thời trang và mang giầy vớ hàng hiệu. Đầu tóc luôn luôn hớt tỉa gọn gàng, và móng tay cắt dũa tỉ mỉ. Nếu gặp anh ta ở một câu lạc bộ ban đêm sang trọng như thế, có lẽ bạn thấy anh ta giống một nhà kinh doanh giàu có và rất thành đạt. Có lẽ bạn sẽ lân la đến yêu cầu anh ta quyên góp vào hội từ thiện của bạn, và bạn sẽ không lấy làm lạ khi nhận được một khoản tiền hiến tặng hào phóng.
Nhưng có lẽ Gotti còn có một bộ mặt khác nữa. Các công tố viên liên bang đã truy tố anh ta đến bốn lần, xem anh ta là thủ lãnh của một gia tộc tội phạm tương tự như ông trùm được miêu tả trong tác phẩm Bố già (The Godfather), Họ xem anh ta là người kế thừa cho tên găng tơ Albert Anastasia, là người đứng ở hậu trường giựt dây “tổ chức sát thủ”. Các công tố viên này đưa ra chứng cứ buộc anh ta phạm các tội dùng mánh khóe gian lận, hành hung, và cướp bóc. Đối với họ và bồi thẩm đoàn đã buộc anh ta vào tội sát nhân, anh ta đúng là một tên găng tơ tàn nhẫn và bất nhân.
TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ
Phải chăng con người thực John Gotti hài lòng về cuộc sống như thế?
Giống như Gotti, nhiều người cá nhân cách phản ảnh nhiều bộ mặt khác biệt nhau, họ xuất hiện dưới một bộ mặt trong các tình huống nhất định và dưới một bộ mặt hoàn toàn khác biệt trong các tình huống khác. Đồng thời, có lẽ bạn cũng quen biết một số người có hành vi ứng xử rất dễ đoán biết đến mức hầu như không cần phải suy nghĩ gì bạn vẫn có thể nói được họ sẽ có hành động gì trong một tình huống nào đó. Đây là những người có hành vi ứng xử hầu như hoàn toàn nhất quán dù trong bất kỳ bối cảnh nào.
Các nhà tâm lý chủ yếu chú trọng tìm hiểu các đặc điểm trong hành vi ứng xử của con người chuyên trách một lãnh vực tâm lý gọi là nhân cách hay cá tính (personality). Bản thân thuật ngữ personality được dùng theo hai nghĩa, tuy khác biệt nhưng lại có liên quan với nhau. Một mặt, nó liên hệ đến các điểm đặc trưng phân biệt người này với người khác – tức là đến các hành vi ứng xử nào khiến cho một cá nhân thành độc đáo, khác biệt hẳn người khác. Mặt khác, nó được dùng làm phương tiện giải thích tính ổn định hay bất biến trong hành vi ứng xử của con người khiến cho họ hành động nhất quán vừa trong những bối cảnh khác biệt nhau vừa qua các thời kỳ kèo dài.
Trong chương này chúng ta tìm hiểu một số lý thuyết về nhân cách hay cá tính. Chúng ta sẽ bắt đầu với một khảo hướng bao quát nhất và toàn diện nhất: đó là lý thuyết phân tâm của Freud. Kế đó, chúng ta quay sang các lý thuyết mới đây hơn về nhân cách hay cá tính. Chúng ta sẽ tìm hiểu các khảo hướng chú trọng nhận diện các nét nhân cách căn bản nhất giúp phân biệt người này với người khác; tìm hiểu các lý thuyết nhấn mạnh đến cách thức tác động của yếu tố hoàn cảnh đối với nhân cách hay cá tính của con người; và tìm hiểu các khảo hướng mệnh danh là các lý thuyết nhân bản, nêu bật các khía cạnh nhân cách hay cá tính độc đáo chỉ riêng con người mới có. Chương sách kết thúc bằng một thảo luận về cách đánh giá nhân cách hay cá tính và cách sử dụng các loại trắc nghiệm cá tính.
Đọc xong chương này bạn sẽ đủ sức trả lời các câu hỏi dưới đây:
– Các nhà tâm lý định nghĩa và vận dụng khái niệm nhân cách/cá tính ra sao?
– Theo Freud và những người kế thừa, nhân cách hình thành theo cấu trúc nào và phát triển ra sao?
– Các lý thuyết nét nhân cách, tiến trình học tập, và nhân bản về cá tính hay nhân cách có những khía cạnh chủ yếu nào?
– Làm cách nào đánh giá nhân cách chính xác nhất, và các biện pháp đánh giá nhân cách chủ yếu là các biện pháp nào?
I. CÁC LÝ THUYẾT PHÂN TÂM VỀ NHÂN CÁCH HAY CÁ TÍNH
Oscar Madison: luộm thuộm, nhếch nhác, cẩu thả.
Felix Unger: ngăn nắp, chỉnh tề, mực thước.
Như bất kỳ ai đã xem qua vở kịch hay loạt phim truyền hình trước đây nhan đề là The Odd Couple (Đôi bạn kỳ quái) đều thừa nhận, Oscar và Felix là hai nhân vật dường như hiếm người có cá tính tương phản đến thế. Vậy mà đối với một nhóm lý thuyết gia về nhân cách gọi là các phân tâm, hai người đàn ông này thực ra hoàn toàn giống nhau – ít ra ở phần nhân cách căn bản làm động cơ cho hành vi ứng xử của họ. Theo các nhà phân tâm (psychoanalysts), hành vi ứng xử phát sinh phần lớn bị thúc đẩy bởi các lực lượng mạnh mẽ tiềm phục bên trong nhân cách mà chúng ta chưa hề biết đến. Các lực lượng ẩn khuất này vốn được định hình bởi các kinh nghiệm thời thơ ấu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và chi phối hành vi cư xử thường ngày của chúng ta.
Lý thuyết gia quan trọng nhất chủ trương quan điểm này, và thực ra là một trong những khuôn mặt nổi tiếng nhất trong lãnh vực tâm lý, chính là Sigmund Freud. Là một y sĩ người áo, Freud là người khởi xướng lý thuyết phân tâm (psychoanalytic theory) vào đầu thế kỷ 20.
1. Lý thuyết phân tâm của Freud
Chàng sinh viên đang mải mê theo tiếng nhạc dìu dặt chợt có ấn tượng ban đầu thật đẹp về một phụ nữ quyến rũ mà anh nhận ra trong căn phòng chật cứng người ở buổi tiệc. Trong khi bước về phía nàng, anh nghiền ngẫm một câu đối thoại đã nghe được trong một phim xưa vào tối hôm trước: “Tôi cho rằng chúng ta chưa được giới thiệu với nhau.” Thật khủng khiếp cho anh, sự việc diễn ra lại khác đi một chút. Sau khi len qua căn phòng đông nghịt, cuối cùng anh đến gần người phụ nữ và buột miệng nói: “Tôi cho rằng chúng ta chưa bị cám dỗ lẫn nhau”.
Tuy dường như chỉ là một câu nói nhỡ lời do tâm trạng bối rối, nhưng theo lý thuyết phân tâm một hành vi sai lạc như thế hoàn toàn không phải chỉ là nhỡ lời. Đúng ra, nó là một dấu hiệu của các tình cảm và ý tưởng lắng đọng sâu xa, ẩn náu trong tầng vô thức (unconstious), một phần thuộc nhân cách mà người ta hoàn toàn không hề biết đến. Nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống đều nhức nhối, và vô thức là nơi trú ẩn “an toàn” để chúng ta khỏi ray rứt khi nhớ lại các biến cố ấy, một nơi mà chúng vẫn có thể lưu lại mà không tiếp tục quấy nhiễu chúng ta. Tương tự, vô thức chứa đựng các thúc đẩy bản năng (instinctual drives): đó là các ước mơ, các khao khát, và các nhu cầu thuở ấu thời, ẩn nấp để khỏi lộ diện trước ý thức, bởi vì các xung đột và thống khổ mà chúng sẽ gây ra nếu chúng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Đối với Freud, kinh nghiệm ý thức chỉ là phần nổi của tản băng trôi. Giống như phần tản băng chìm dưới làn nước, các chất liệu ẩn náu trong vô thức làm còi cọc và méo mó các thông tin tiếp nhận bởi ý thức của chúng ta. Đa số hành vi thường ngày của con người được xem là bị thúc đẩy bởi các lực lượng vô thức mà chúng ta ít biết đến. Thí dụ, mối lo âu về việc làm hài lòng bậc cha mẹ vốn có nhiều đòi hỏi khắt khe nơi một đứa trẻ có thể khiến cho lòng tự trọng lúc trưởng thành của nó bị thấp đi, dù nó có thể không hề biết được nguyên nhân tại sao các thành tựu của nó – có lẽ rất đáng kể – dường như chưa đủ thỏa mãn tâm nguyện của nó. Thực ra về mặt ý thức người trưởng thành vẫn có thể nhớ lại thời thơ ấu tươi đẹp của mình; nhưng chính phần vô thức của y lưu giữ các kỷ niệm đau buồn, mới khiến cho y tự đánh giá mình thấp đi.
Theo Freud, muốn tìm hiểu đầy đủ về nhân cách hay cá tính cần phải soi sáng và bóc trần mọi thứ ẩn nấp trong vô thức. Nhưng vì vô thức che đậy và ngụy trang ý nghĩa đích thực của chất liệu mà nó dung chứa, nên người ta không thế quan sát chúng trực tiếp được. Do đó cần phải diễn dịch các manh mối của vô thức – như các câu nói nhỡ lời, các hành vi sai lạc, các ý tưởng mơ mộng viễn vông, và các giấc mơ chẳng hạn để tìm hiểu các tiến trình vô thức điều khiển tác phong cư xử của con người. Câu nói nhỡ lời, như trường hợp vừa nêu trên, có thể được giải thích như là hành vi tiết lộ các ao ước tình dục vô thức căn bản của người buột miệng thốt ra câu nói ấy.
Nếu như khái niệm về vô thức như thế dường như không xa lạ gì đối với chúng ta, đó chỉ vì lý thuyết của Freud đã gây ảnh hưởng rất sâu rộng, được ứng dụng từ địa hạt văn học cho đến lãnh vực tôn giáo. Tuy nhiên, vào thời Freud khái niệm cho rằng vô thức có khả năng cất giấu các kỷ niệm đau buồn để con người tự bảo vệ mình khỏi bị tổn thương quả là một cuộc cách mạng tư tưởng vậy. Và các nhân vật trí tuệ cao siêu nhất thời ấy nói chung đều bài bác quan điểm của ông. Họ cho là không có cơ sở và thậm chí là nực cười nữa. Hiện nay thái độ quá dễ dàng chấp nhận sự hiện hữu của một bộ phận nhân cách hay cá tính mà con người không biết rõ ấy – và là bộ phận chịu trách nhiệm đối với phần lớn hành vi ứng xử của chúng ta – đúng là một biểu hiện cho ảnh hưởng của lý thuyết Freud vậy.
A. CẤU TRÚC NHÂN CÁCH HAY CÁ TÍNH: BẢN NĂNG NGUYÊN THỦY, BẢN NGÃ, VÀ SIÊU NGÃ
Để miêu tả cấu trúc của nhân cách, Freud đã xây dựng một lý thuyết toàn diện chủ trương rằng nhân cách con người bao gồm 3 thành phần tuy tách biệt nhưng lại tương tác lẫn nhau: đó là bản năng nguyên thủy, bản ngã và siêu ngã. Mặt dù Freud miêu tả các thành tố này bằng các thuật ngữ – rất cụ thể, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức rằng chúng vô thức không phải là các cơ cấu vật chất hữu hình hiện diện ở một bộ phận nhất định nào ở não bộ. Đúng ra, chúng biểu trưng các khía cạnh của một khuôn mẫu nhân cách hay cá tính tổng quát nhằm miêu tả sự tương tác giữa nhiều tiến trình và lực lượng khác nhau trong phạm vi nhân cách hay cá tính làm động cơ cho hành vi ứng xử của con người. Tuy vậy, Freud cho rằng 3 cơ cấu ấy có thể được phác họa bằng sơ đồ để nêu rõ cách thức liên hệ của chúng đối với tầng ý thức và tầng vô thức của con người (xem hình 11–1).
Hình 11–1: Trong khuôn mẫu nhân cách hay cá tính theo quan điểm của Freud có ba thành tố chủ yếu là: băn năng nguyên thủy, bản ngã, và siêu ngã. Như lược đồ cho thấy, chỉ một phần nhỏ của nhân cách biểu lộ ở tầng ý thức. Không nên xem hình vẽ này như là một cấu trúc vật chất thực tại, mà chỉ là một khuôn mặt bao gồm các quan hệ tương tác giữa các thành phần thuộc nhân cách.
Nếu như nhân cách chỉ bao gồm các khao khát và ước vọng có tính bản năng và nguyên thủy thì hóa ra nhân cách sẽ chỉ có một thành tố duy nhất là bản năng nguyên thủy mà thôi. Bản năng nguyên thủy ấy chính là bộ phận nhân cách bẩm sinh, thô sơ, và chưa được tổ chức nhằm mục đích duy nhất là xúi giục con người có hành vi làm giảm tình trạng căng thẳng gây ra bởi các thúc đẩy nguyên thủy liên hệ đến cơn đói, cơn khát, tình dục, gây hấn, và các xung đột không hợp lý khác, các thúc đẩy này được nuôi dưỡng nhờ “năng lực tâm lý” hoặc libido theo cách gọi của Freud. Bản năng nguyên thủy tác động theo nguyên tắc khoái lạc (pleasure prindple), mục tiêu của nó là tức thời giảm bớt tình trạng căng thẳng và tối đa hóa thỏa mãn nhu cầu của các thúc đẩy.
Không may mắn cho bản năng nguyên thủy – nhưng lại may cho con người và xã hội – thực tại lại cản trở thỏa mãn các nhu cầu ấy theo nguyên tắc khoái lạc trong hầu hết mọi trường hợp liên tục. Thay vì thế, ngoại giới thiết lập các hạn chế, chúng ta không thể luôn luôn được ăn vào bất kỳ lúc nào thấy đói; và chúng ta chỉ có thể thỏa mãn thúc đẩy tình dục khi nào hội đủ các điều kiện thời gian, không gian – và đối tượng sẵn lòng đáp ứng. Để lý giải sự kiện này của cuộc sống, Freud đã đề nghị một bộ phận thứ hai của cá nhân mà ông gọi là bản ngã.
Bản ngã (ego) được xem như một trái độn giữa bản năng nguyên thủy với các điều kiện thực tại thuộc thế giới khách quan bên ngoài con người. Ngược lại bản chất tìm – kiếm – khoái – lạc của bản năng nguyên thủy, bản ngã tác động theo nguyên tắc thực tại (reality principle), theo đó năng lực bản năng bị hạn chế nhằm duy trì tình trạng an toàn cho cá nhân và giúp cho cá nhân ấy hội nhập vào đời sống xã hội. Như vậy, theo một ý nghĩa nhất định thì bản ngã chính là “người điều hành” nhân cách hay cá tính: nó ra quyết định, kiểm soát hành động và cho phép cá nhân tư duy và giải quyết vấn đề ở tầng bậc cao hơn so với khả năng của bản năng nguyên thủy. Bản ngã cũng là căn cứ để cho các năng lực trí tuệ cao cấp như trí thông minh, suy tư chính chắn, lý luận, và học tập chẳng hôm.
Siêu ngã (super ego), cơ cấu hình thành sau cùng để hoàn thiện nhân cách hay cá tính, biểu trưng cho các quan điểm đúng và sai của xã hội được các bậc cha mẹ, thầy cô, và các nhân vật quan trọng khác trao truyền lại cho cá nhân. Nó trở thành một bộ phận thuộc nhân cách từ khi trẻ học cách phân biệt giữa điều đúng và điều sai, và bộ phận này tiếp tục phát triển khi con người bắt đầu hội nhập các tiêu chuẩn riêng tư của họ vào các nguyên tắc luân lý phổ quát của xã hội mà họ đang sống.
Thực ra, siêu ngã gồm có hai thành phần là lương tâm (conscience) và bản ngã lý tưởng (ego – ideal). Lương tâm ngăn cấm chúng ta làm việc xấu xa về mặt luân lý còn bản ngã lý tưởng thúc đẩy chúng ta làm các việc phù hợp với đạo lý. Siêu ngã giúp con người kiểm soát các xung động xuất phát từ bản năng nguyên thủy, khiến cho họ bớt ích kỷ đi và tỏ ra đạo đức hơn.
Mặc dù bề ngoài thì siêu ngã dường như đối kháng với bản năng nguyên thủy, nhưng hai thành tố này có cùng một sắc thái quan trọng là: cả hai đều hảo huyền về mặt chúng không chịu xét đến các điều kiện thực tại quy định bởi xã hội hay ngoại giới. Do đó siêu ngã xô đẩy người ta hướng đến đức hạnh cao cả hơn và, nếu bị bỏ mặc không kiểm soát, nó sẽ khiến cho người ta trở thành những người cầu toàn không tưởng, không đủ bản lĩnh thỏa hiệp để dàn xếp các đòi hỏi của cuộc sống. Tương tự, bản năng nguyên thủy không bị hạn chế sẽ khiến người ta trở thành con người sơ khai, không suy nghĩ chín chắn, và một mực chạy theo khoái lạc, người này không chậm trễ tìm cách thỏa mãn mọi khát vọng. Như vậy bản ngã phải thỏa hiệp giữa các nhu cầu của siêu ngã và bản năng nguyên thủy, cho phép con người thỏa mãn một số nhu cầu thúc đầy bởi bản năng nguyên thủy trong khi vẫn giữ cho siêu ngã đức hạnh không ra tay ngăn cản trường hợp thỏa mãn ấy.
B. PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HAY CÁ TÍNH: KHẢO HƯỚNG CÁC GIAI ĐOẠN
Freud không dừng lại ở chỗ miêu tả các thành tố thuộc nhân cách của người trưởng thành. Lý thuyết của ông cũng đưa ra một quan điểm về tiến trình phát triển nhân cách hay cá tính qua một số giai đoạn trong thời thơ ấu.
Điều đặc biệt đáng ghi nhớ về chuỗi giai đoạn ấy là nó cho rằng các kinh nghiệm và rắc rồi gặp phải trong một giai đoạn thơ ấu nào đó sẽ báo hiệu các dạng phong cách cá tính hay biểu hiện nhân cách đặc thù lúc trưởng thành. Lý thuyết cũng độc đảo ở chỗ tập trung mỗi giai đoạn vào một chức năng sinh vật chủ yếu, được giả định là trọng tâm khoái lạc trong một thời kỳ nhất định.
Trong thời kỳ phát triển đầu tiên, gọi là giai đoạn miệng (oral stage), bộ phận miệng của đứa hài nhi là điểm tập trung khoái lạc (Xem bảng 11–1 tóm tắt các giai đoạn). Trong suốt thời gian kéo dài khoảng từ 12 đến 18 tháng đầu đời, trẻ bú, ngậm, và cắn bất kỳ vật gì cho được vào miệng. Đối với Freud, hành vị này cho thấy miệng là một căn cứ địa chủ yếu của một dạng khoái lạc tình dục, và nếu trẻ được nuông chìu quá đáng (như được cho bú ngay một khi chúng khóc lên) hoặc bị thất vọng quá mức trong nỗ lực tìm cách khoái khẩu trẻ có thể bị tình trạng ngưng kết ở giai đoạn này. Nếu có tình trạng ngưng kết (Fixation) thì đến lúc trưởng thành sẽ biểu lộ các đặc điểm nhân cách có liên hệ đến một giai đoạn phát triển trước đây của người ấy. Thí dụ, tình trạng ngưng kết ở giai đoạn miệng có thể khiến cho người ta đến lúc trưởng thành sẽ quan tâm lạ thường đến các hoạt động công khai ở bộ phận miệng – như ăn uống, nói năng, hút thuốc lá chẳng hạn – hoặc khiến cho người ấy hiển lộ các dạng biểu tượng cho các quan tâm đối với bộ phận miệng: như có tính châm chọc “chua cay” hoặc rất dễ bị mắc lừa (“nuốt” bất cứ thứ gì).
* Hiện tượng ngưng kết (fixation trong phân tâm học): tình trạng ngưng phát triển tâm lý do một biết cố gây tổn thương đã ngăn cản đứa trẻ tiến sang một giai đoạn phát triển kế tiếp. Hiện tượng này bị cho là nguyên nhân gây ra bệnh tâm trí (Mental illness) và rối loạn nhân cách (Personality disorder)
Từ khoảng 12 hay 18 tháng tuổi đến năm lên 3 – giai đoạn mà hầu hết các nền văn hóa đều nhấn mạnh đến việc kiểm soát vấn đề đi ngoài, trẻ bước vào giai đoạn hậu môn (anal stage). Vào thời điểm này nguồn gốc khoái lạc chủ yếu chuyển biến tử miệng đến hậu môn, và trẻ cảm thấy khoái lạc đáng kể từ cả hai hành vi giữ phân lại hay tống phân ra ngoài. Nếu như việc kiểm soát vấn đề đi ngoài bị đòi hỏi đặc biệt, hậu quả có thể gây ra tình trạng ngưng kết. Nếu tình trạng ngưng kết ở giai đoạn hậu môn, Freud cho rằng trẻ khi trưởng thành sẽ tỏ ra nghiêm khắc, ngăn nắp và đúng giờ lạ thường – hoặc cẩu thả hay luộm thuộm cực kỳ, như trong thí dụ về hai nhân vật Oscar và Felix trên đây.
Vào khoảng tuổi lên ba trẻ bắt đầu giai đoạn sùng bái dương vật (phallic stage). Vào thời điểm này đối với trẻ có sự di chuyển quan trọng khác về nguồn gốc khoái lạc chủ yếu. Lần này sự quan tâm tập trung vào bộ phận sinh dục và khoái lạc phát sinh do hành vi vuốt ve bộ phận này. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu một trong các sắc thái quan trọng nhất của tiến trình phát triển nhân cách theo quan điểm của Freud: đó là xung đột do mặc ảm Oedipus** (Oedipal conftict). Khi trẻ tập trung chú ý vào bộ phận sinh dục, thì các dị biệt giữa cấu trúc cơ thể của nam giới với nữ giới trở nên nổi bật hơn. Ngoài ra, vào thời điểm này Freud tin rằng các bé trai phát triển các mối quan tâm tình dục vào mẹ chúng, bắt đầu xem cha chúng như kẻ thù và ấp ủ ước muốn giết cha – giống như Oedipus đã làm trong bị kịch Hy Lạp cổ đại. Nhưng vì thấy người cha quá uy quyền, trẻ sinh lòng sợ hãi bị trả đũa dưới dạng “lo sợ bị thiến” (Castration anxiety). Sau cùng, nỗi sợ hãi này mạnh mẽ đến mức đè nén được các khao khát đối với mẹ của chúng, và thay vào đó bằng cách đồng hóa (identification) với người cha, cố bắt chước giống hành vi của ông càng nhiều càng tốt.
** Xung đột do mặc cảm Oedipus (Oedipal confliet): xem thêm phần phụ lục chương này.
Oedipus: Vua Laius cưới Jocaste (con gái của Moenecee và Créon). Các nhà tiên tri cho biết rằng đứa con trai sắp sinh sau này sẽ giết cha và lấy mẹ. Được lời cảnh giác này Laius đã tìm cách chống lại bằng cách đem bỏ đứa trẻ sơ sinh ấy đi, nhưng mọi việc vẫn xảy ra đúng như đinh mệnh. Biết mình chỉ là công cụ của định mệnh trớ trêu, nữ vương Jocaste treo cổ tự vẫn còn Oedipus tự đâm mù đôi mắt và sống khắc khoải với niềm hối hận cho iến chết (chú của người dịch).
Đối với các bé gái, tiến trình diễn ra khác biệt hẳn. Freud lập luận rằng các bé gái bắt đầu thức tỉnh tình dục đối với cha của chúng và cho rằng – trong một chủ trương mà sau này bị lên án nặng nề, và không phải là không hợp lý, là ông quan niệm rằng nữ giới thấp kém hơn nam giới – chúng bắt đâu mơ ước có dương vật (penis envy). Chúng ao ước có được cái phần cơ thể mà, ít ra theo Freud, dường như khá hiển nhiên là “thiếu sót” ở các bé gái. Đổ lỗi cho các bà mẹ khiến cho chúng bị thiếu dương vật, chúng đâm ra tin tưởng rằng mẹ chúng phải chịu trách nhiệm về khuyết tật “bị thiến” của chúng. Dù vậy, giống như các bé trai, chúng thấy rằng để giải quyết được những tình cảm không chấp nhận được như thế, chúng phải đồng hóa với bậc cha mẹ đồng giới tính bằng cách cư xử giống mẹ và chấp nhận thái độ và giá trị của bà mẹ. Theo cách này, hiện tượng đồng hóa với bà mẹ của các bé gái đã hoàn tất.
Vào thời điểm này, các nhà phân tâm nói rằng một xung đột do mặc cảm Oedipus đã được giải quyết. Và nếu như mọi việc diễn ra êm thấm thì lý thuyết của Freud giả định rằng các bé trai cũng như các bé gái đều tiến sang giai đoạn phát triển kế tiếp. Tuy nhiên, nếu các rắc rối phát sinh trong giai đoạn này, người ta cho rằng các vấn đề thuộc mọi loại sẽ nảy sinh, bao gồm từ hành vi ứng xử sai lạc về vai trò giới tính cho đến tình trạng lương tri không phát triển được.
Tiếp theo sau khi xung đột do mặc cảm của Oedipus đã được giải quyết, thường vào độ tuổi lên 5 hay 6, trẻ bước vào giai đoạn tiềm phục (latency stage) kéo dài cho đến tuổi dậy thì. Theo Freud trong suốt thời kỳ này trẻ bớt quan tâm rất nhiều; các quan tâm tình dục ít nhiều lắng dịu đi, ngay cả trong vô thức. Sau đó trong thời thanh xuân các tình cảm liên hệ đến dục tính lại tái xuất hiện đánh dấu bước khởi đầu thời đầu thời kỳ phát triển sau cũng là giai đoạn sinh dục (genital stage), kéo dài cho đến lúc lìa bỏ cõi đời. Trọng tâm của giai đoạn sinh dục này tập trung vào hành vi tình dục trưởng thành và có hình thức của người lớn mà Freud gọi là giao hợp tình dục (sexual intercourse).