Tâm lý học căn bản - Chương 11 - Phần 2

BẢNG 11–1

Các giai đoạn phát triển nhân cách theo lý thuyết phân tâm của Freud

Giai đoạn

Tuổi

Đặc điểm chính

– Miệng

Từ sơ sinh đến 22 hay 18

Quan tâm thỏa mãn tình dục bằng hoạt động miệng như bú, ăn uống, ngậm và cắn.

– Hậu môn

Từ 12 hay 18 tháng tuổi đến tuổi lên 3

Thỏa mãn bằng cách giữ lại và tống phân ra; tiến đến thích nghi với quan điểm của xã hội liên quan đến việc kiểm soát vấn đề đi ngoài.

– Sùng bái dương vật

Từ 3 đến 5 hay 6 tuổi

Quan tâm đến bộ phận sinh dục; nhằm thích nghi với xung đột do mặc cảm Oedipus, dẫn đến hiện tượng đồng hóa với bậc cha mẹ đồng giới tính của trẻ.

– Tiềm phục

Từ 5 hay 6 tuổi đến tuổi dậy thì

Các quan tâm về tình dục nói chung không quan trọng.

– Sinh dục

Tuổi trưởng thành đến lúc trưởng thành

Tái xuất hiện các quan tâm trính dục và thiết lập các quan hệ tình dục trưởncj thành.

* Phát triển tâm sinh lý (psycho sexual development): Tiến trình nhờ đó một cá nhân trở nên trưởng thành hơn trong cảm xúc và hành vi tình dục. Khẳng định giới tính (gender identity), cư xử theo vai trò giới tính (sex–role behavior), và chọn bạn tình (choice of sexual partner) là ba lãnh vực phát triển chủ yếu. Thuật ngữ này đôi khi đặc biệt dùng để chỉ một chuỗi các giai đoạn mà các nhà phân tâm cho là tiến trình phát triển phổ biến lần lượt gồm các giai đoạn miệng, hậu môn, sùng bái dương vật, tiềm phục, và sinh dục. Những giai đoạn này phản ảnh các bộ phận cơ thể tập trung các quan tâm thỏa mãn tình dục trong tiến trình phát triển thời thơ ấu của con người (theo Từ điển Y học).

C. CƠ CHẾ PHÒNG VỆ

Các nỗ lực của Freud nhằm miêu tả và lập thuyết về các động lực căn bản của nhân cách và tiến trình phát triển nhân cách được thúc đẩy bởi các khó khăn thực tế mà các bệnh nhân của chính ông gặp phải khi đối phó với chứng lo âu (anxiety), là một cảm giác căng thẳng gây tổn thương cho đời sống tâm lý của họ. Theo Freud chứng lo âu là một dấu hiệu nguy hiểm đối với bản ngã. Mặc dù chứng lo âu có thể phát sinh từ các cơn sợ hãi trong thực tế – như nhìn thấy một con rắn độc sắp tấn công chẳng hạn – nhưng nó cũng có thể xảy ra dưới dạng loạn thần kinh* (neur(jtíc anxiety), trong đó các xung động bất hợp lý phát xuất từ bản năng nguyên thủy đe dọa bùng nổ và không thể kiểm soát nổi. Bởi vì lo âu đương nhiên gây khổ sở cho con người, nên Freud tin rằng con người xây dựng một loạt các cơ chế phòng vệ để đối phó với nó. Các cơ chế phòng vệ (defense mechanisms) là những kế hoạch vô thức mà con người vận dụng để làm giảm bớt trạng thái lo âu bằng cách che đậy hay ngụy trang nguyên nhân tích thực của nó đối với chính bản thân của họ cũng như đối với người khác.

* Chứng lo âu (anxiety): Cảm giác sợ hãi thâm nhập toàn diện. Tình trạng lo âu là một dạng của chứng loạn thần kinh (neurosis), trong đó cảm giác lo sợ chi phối đời sống bệnh nhân. Tình trạng này có thể chữa trị bằng liệu pháp tâm lý (psychotherapy), liệu pháp ứng xử (behavior therapy), và thuốc an thần.

Cơ chế phòng vệ chủ yếu là dồn nén/trấn áp (repression), trong đó các xung động bản năng không chấp nhận được hay không hài lòng sẽ bị đẩy trở vào vùng vô thức. Dồn nén là một phương thức trực tiếp nhất nhằm giải quyết tinh trạng lo âu; thay vì phải giải quyết một xung động gây ra tình trạng lo âu ở bình diện ý thức, người ta chỉ việc phớt lờ nó đi. Thí dụ, một sinh viên căm ghét bà mẹ sẽ dồn nén những thứ tình cảm không chấp nhận được về mặt cá nhân cũng như xã hội này. Chúng vẫn còn lẩn khuất trong vùng bản năng, bởi vì giáp mặt trực tiếp với chúng sẽ gợi ra cho cô cảm giác lo âu. Dù vậy, chúng vẫn còn ảnh hưởng: các tình cảm thực sự có thể bộc lộ qua các giấc mộng, các câu nói nhỡ lời hay hành vi sai lạc, hoặc tượng hình qua một cung cách nào khác. Chẳng hạn, cô sinh viên ấy lại có thể gặp rắc rối với các nhân vật uy quyền như các vị thầy học chẳng hạn và cô nhận một kết quả tồi tệ ở học đường. Đế lẩn tránh, cô có thể gia nhập quân đội, ở đó cô có thể ban ra các lệnh khắt khe buộc người khác phải tuân theo và không cho họ khiếu nại chi cả.

Nếu như biện pháp dồn nén không có hiệu quả đẩy lùi tình trạng lo âu, người ta sẽ triệu dụng đến các cơ chế phòng vệ khác. Thí dụ, người ta có thể sử dụng biện pháp hồi quy (regression) nhờ đó họ có thể cư xử tựa như đang ở trong một giai đoạn phát triển trước đây vậy. Nhờ thoái lui về độ tuổi trẻ hơn–chẳng hạn, nhờ than vãn và trút các cơn thịnh nộ – người ta có thể cảm thấy bớt đi áp lực nhu cầu đè nặng lên họ.

Bất kỳ ai đã từng phẫn nộ vì hành động thiếu công bằng của một vị giáo sư, sau đó khi quay về ký túc xá lại quát nạt người bạn cùng phòng của mình đều biết rõ biện pháp chuyển dịch đại khái là gì. Trong biện pháp chuyển dịch (displacement), sự biểu lộ một cảm giác hay ý tưởng khó chịu được lái chệch đi từ một cá nhân uy quyền đe dọa hơn sang một kẻ yếu kém hơn. Trường hợp thường thấy nhất là viên trưởng phòng sau khi bị thượng cấp phê phán quay sang chửi mắng người thư ký để trút cơn bực dọc.

** Chứng loạn thần kinh (neurotic anxiety/neurosis): một bình tâm trí (mental illness) tuy bệnh nhân vẫn còn sáng suốt nhưng lại thích nghi sai lạc về cách cư xử hay suy nghĩ, gây đau khổ cho họ. Bệnh loạn thần kinh được phân loại theo triệu chứng, có thể là một trạng thái xúc động bệnh lý nghiêm trọng, như trong chứng lo âu (anxiety) hay trầm cảm/u uất (depression); cư xử và suy nghĩ buồn rầu, như trong chứng lo sợ (phobias) hay ám ảnh (obsessions); hoặc than vãn về thể chất như trong chứng hysteria hay bệnh từng (hypochondria). Trong thực tế, khó phân biệt được loạn thần kinh với bệnh tâm thần (psychosis) bởi vì mức độ sáng suốt còn sót lại rất biến đổi. Các triệu chứng của bệnh loạn thần kinh đôi khi do stress dồn dập (như ở các chiến binh ngoài mặt trận) nhưng thường là do một tương tác phức tạp giữa các stress và một nhân cách do bị tổn thương (vulner–able personality).

Các biện pháp điều trị có thể là hóa liệu pháp (chemotherapy, thường dùng thuốc an thần), tâm lý liệu pháp, hay ứng xử liệu pháp. Hiện vẫn còn quá ít chứng cứ thuyết phục hậu thuẫn cho biện pháp dùng các liệu pháp cư xử như giảm cân thụ (desentization) và gây tràn ngập (floading).

Hợp lý hóa (rationalization) là một cơ chế phòng vệ khác, diễn ra khi chúng ta bóp méo sự thật bằng cách biện minh tốt đẹp những gì xảy đến cho chúng ta. Chúng ta dựng ra các lối giải thích giúp bảo vệ lòng tự ái của mình. Nếu bạn đã từng nghe ai đó nói rằng y đã không phiền vì phải chờ đợi trong một cuộc hẹn bởi vì thật ra y có rất nhiều việc phải làm vào buổi chiều hôm đó, có lẽ bạn sẽ hiểu được công dụng của biện pháp hợp lý hóa.

Theo biện pháp phủ nhận, người ta chỉ đơn thuần phủ nhận thông tin nào gây ra tình trạng lo âu cho họ mà thôi. Thí dụ, khi được báo tin bà vợ bị chết trong một tai nạn ôtô, người chồng thoạt đầu phủ nhận sự kiện bi thảm ấy, nói rằng có lẽ có lầm lẫn gì đó; rồi sau đó ý thức của ông ta mới dần dần chấp nhận rằng thực ra bà vợ đã chết. Trong các trường hợp cực đoan, tình trạng phủ nhận có thể kéo dài rất lâu; và ông chồng vẫn cứ tiếp tục trông chờ bà vợ quay về nhà.

Phóng ngoại nội tâm (projection) là một biện pháp tự vệ nhờ quy các xung động và tình cảm khó chịu cho người khác. Thí dụ, một người đàn ông bất lực trong sinh hoạt tình dục có thể oán trách bà vợ rằng bà ta kém khả năng đáp ứng tình dục.

Cuối cùng, một cơ chế phòng vệ mà Freud xem là đặc biệt lành mạnh và có thể chấp nhận được về mặt xã hội là hiện tượng thăng hoa. Trong biện pháp thăng hoa**** (sublimation), người ta lái các xung động khó chịu vào các ý tưởng, tình cảm, hay hành vi được xã hội cho phép. Thí dụ, một người có tính gây hấn rất mạnh có thể trở thành bác hàng thịt – để có dịp dùng dao chém mạnh vào thịt súc vật thay vì vào người. Biện pháp thăng hoa cho phép bác hàng thịt ấy có cơ hội không những giải phóng tình trạng căng thẳng tâm lý mà còn thực hiện tính gây hấn theo cách thức được xã hội chấp nhận.

Theo lý thuyết của Freud, tất cả chúng ta đều sử dụng các cơ chế phòng vệ đến một mức độ nào đó. Tuy vậy, một số người đã lạm dụng chúng quá nhiều đến mức làm cho một phần khá lớn năng lực tinh thần thường xuyên phải được vận dụng đến để che đậy và chuyển hướng các xung lực không thể chấp nhận được của bản năng nguyên thủy, khiến cho cuộc sống thường ngày thành khó khăn ra. Trong trường hợp này, hậu quả sẽ là chứng “loạn thần kinh”, một thuật ngũ do Freud dùng để chỉ các rối loạn tâm trí gây ra bởi tình trạng lo âu.

*** Cơ chế phòng vệ (defense mechanism): Các biện pháp nhờ đó có thể tránh được hay kiểm soát được một xung động không mong muốn. Có nhiều cơ chế phòng vệ bao gồm tràn ngập/dồn nén (repression), phóng rọi nội tâm (projection), và tạo phản ứng (reaction formation). Các cơ chế này phần nào chịu trách nhiệm về các vấn đề như tật máy giật (ties), nói lắp (stammeriny), và ám ảnh sợ hãi (phobias) (theo Từ điển Y bọc).

**** Dồn nén/trấn áp (repression) tiến trình loại trừ một ước muốn hay ý tưởng không chấp nhận được khỏi đời sống tinh thần có ý thức. Chất liệu bị dồn nén sẽ tiếp tục chi phối hành vi ứng xử và có thể nảy sinh các triệu chứng bệnh tâm lý. Một trong các mục đích của phân tâm học là đưa những chất liệu bị dồn nén ấy lên tầng ý thức để cơ thể đối phó hợp lý với chúng.

***** Hồi quy /thoái trào (regression). Thuật ngữ này có 3 nghĩa:

1. (Trong thần kinh học) tình trạng trở lại mức hoạt động kém trưởng thành hơn. Thuật ngữ này có thể dùng để chỉ trạng thái một bệnh nhân trong bệnh viện trở nên không tự kiềm chế được và hay yêu sách.

2. (Trong phân tâm học) Thuật ngữ này dùng để chỉ một chức năng tâm lý cá biệt; thí dụ, các nhà phân tâm có thể nói đến tình trạng hồi quy năng lực libido (libido regressing) về một giai đoạn phát triển trước đó.

3. (Trong bệnh học) thoái trào là một giai đoạn bệnh khi các dấu hiệu và triệu chứng biến mất đi và bệnh nhân bình phục.

D. ĐÁNH GIÁ LÝ THUYẾT CỦA FREUD

Hầu như hơn hẳn bất kỳ lý thuyết tâm lý nào chúng ta có dịp thảo luận đến, lý thuyết nhân cách của Freud trình bày một loạt các khẳng định vừa tỉ mỉ vừa phức tạp – mà một số đã chệch hướng quá xa so với các lý giải thường thấy về hành vi ứng xử đến mức dường như khó chấp nhận được. Nhưng không phải chỉ người bình thường quan tâm đến giá trị của học thuyết Freud, đến các nhà tâm lý chuyên về nhân cách hay cá tính cũng đã phê phán về các điểm thiếu chính xác của học thuyết này. Trong số các phê phán hùng hồn nhất là phê phán cho rằng “thiếu dữ kiện khoa học” minh chứng cho lý thuyết này. Tuy có rất nhiều đánh giá riêng lẻ của những nhân vật đặc biệt dường như hậu thuẫn cho lý thuyết này, nhưng chúng ta vẫn còn thiếu chứng cứ hợp lý cho thấy nhân cách được hình thành và tác động như quan điểm trình bày của Freud – phần nào do quan điểm về nhân cách của ông xây dựng trên các khái niệm hữu tượng không quan sát được. Ngoài ra, trong khi chúng ta dễ dàng vận dụng lý thuyết Freud để lý giải các sự việc đã xảy ra, thì việc tiên đoán các rối loạn phát triển nhất định sẽ biểu lộ ra sao khi đứa trẻ trưởng thành thực là một việc làm rất khó khăn. Thí dụ, nếu một cá nhân bị tình trạng ngưng kết ở giai đoạn hậu môn, thì theo Freud anh ta sẽ cẩu thả và luộm thuộm lạ thường – hoặc sẽ ngăn nắp và sạch sẽ cực kỳ. Lý thuyết Freud không đưa ra hướng dẫn nào để dự đoán được cách biểu lộ nhất định nào sẽ xảy ra. Như vậy, lý thuyết này đưa ra sự lý giải phong phú về các diễn biến có tính lịch sử, chứ không phải là cách lý giải khả quan về mặt khoa học. Sau cùng, Freud đã đưa ra các nhận xét mặc dù cực kỳ sâu sắc – và xây dựng lý thuyết căn cứ vào một nhóm đối tượng tương đối hạn chế, chủ yếu gồm các phụ nữ Áo thuộc giai cấp thượng lưu, sống vào kỷ nguyên đạo đức nghiêm ngặt hồi đầu thế kỷ 20. Làm sao người ta có thể chỉ căn cứ vào nhóm đối tượng hạn chế này để tổng quát hóa được một vấn đề đầy nghi vấn trọng đại như thế?

Mặc dù các phê phán không thể tránh được, lý thuyết Freud đã gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lãnh vực tâm lý – và thực ra đối với toàn bộ tư tưởng phương Tây. Các khái niệm về vô thức, tình trạng lo âu, cơ chế phòng vệ, các nguyên nhân trong thời thơ ấu gây ra các rối loạn tâm lý lúc trưởng thành đến nay vẫn còn bàn bạc trong quan điểm của mọi người về thế giới chung quanh và trong cách tìm hiểu nguyên nhân gây ra hành vi ứng xử của bản thân và của tha nhân.

Hơn nữa, điểm nhấn mạnh vào vô thức của Freud phần nào được minh chứng bởi một số khám phá mới đây của các nhà tâm lý chuyên về lãnh vực trí tuệ. Các công trình nghiên cứu này cho thấy các tiến trình trí tuệ mà con người không hề hay biết đã ảnh hưởng quan trọng đến các tư duy và hành động của con người. Ngoài ra, các kỹ thuật thí nghiệm tiên tiến đã ra đời cho phép người ta nghiên cứu vô thức một cách tính vị và khoa học hơn, khắc phục tình trạng trông cậy vào khảo hướng truyền thống của Freud chỉ dựa vào các nghiên cứu trường hợp điển hình về một đối tượng duy nhất và các diễn dịch thiếu vững chắc về lý thuyết đối với các giấc mộng, các câu nói nhỡ lời, và các hành vi sai lạc.

Lý thuyết phân tâm bị đánh giá thấp bởi sự kiện nó đề ra một phương pháp chữa trị tuy quan trọng – nhưng kéo dài quá lâu đối với các rối loạn tâm lý, như chúng ta sẽ thảo luận ở chương 13. Dù sao, vì nhiều lý do lý thuyết phân tâm vẫn còn được xem là một đóng góp quan trọng cho việc tìm hiểu nhân cách hay cá tính của chúng ta.

** Hợp lý hóa (rationalization): Giải thích các biết cố hay hành vi theo cách nào đó để tránh phải nêu ra lý do thực sự. Thí dụ, một bệnh nhân giải thích rằng y đã không đi dạ hội vì quá mệt trong khi thực ra y không dám đi vì sợ tiếp xúc với người lạ.

*** Phóng ngoại nội tâm (projectinon): Gán cho người khác những tính chất của chính mình. Trong phân tâm học, đây là một cơ chế phòng vệ Khi người ta không chịu nổi những cảm xúc của bản thân (như phẫn nộ chẳng hạn), họ sẽ đối phó với chúng bằng cách tưởng tượng rằng người khác cũng đang cảm thấy giống như họ vậy (thí dụ đang bị hành hạ hay ngược đãi chẳng hạn).

**** Thăng hoa (sublimation): Thay thế các biện pháp không được xã hội mong muốn để đạt được các mục tiêu hay ước muốn nhằm thỏa mãn bản thân bằng các biện pháp xã hội chấp nhận được (theo Từ điển Y học).

2. Các nhà phân tâm theo trường phái tân – Freud

Một hệ quả đặc biệt quan trọng của công trình lập thuyết của Freud là các công trình khảo cứu thực hiện bởi nhiều nhân vật thừa kế. Những vị này tuy được đào tạo theo lý thuyết truyền thống của Freud, nhưng sau đó đã ly khai vị thầy của họ về một số điểm quan trọng. Các lý thuyết gia này được mệnh danh là nhà phân tâm học theo phái tân – Freud (neo–Freudian psycho analysts).

So với Freud, các vị này nhấn mạnh nhiều hơn đến các chức năng của bản ngã, cho rằng bản ngã chi phối các hoạt động thường ngày của con người nhiều hơn bản năng nguyên thủy. Họ cũng chú trọng nhiều hơn đến các nhân tố xã hội và các ảnh hưởng của xã hội cũng như văn hóa đến tiến trình phát triển nhân cách. Chẳng hạn, Carl Jung khởi thủy tôn trọng triệt để tư tưởng của Freud, nhưng sau đó lại bài bác quan điểm cho rằng các thúc đẩy tình dục vô thức có tầm quan trọng hàng đầu – một quan điểm then chốt trong lý thuyết Freud – ngược lại ông tìm hiểu các thúc đẩy nguyên thủy của vô thức một cách tích cực hơn. Jung cho rằng con người có một vô thức tập thể (collective unconscious), bao gồm nhiều ảnh hưởng mà chúng ta thừa kế từ tổ tiên chúng ta nói riêng, từ nhân loại nói chung, và thậm chí từ các loài động vật tổ tiên trong quá khứ xa xôi của con người nữa. Chính cái vô thức tập thể của chung mọi người này biểu hiện bởi các hành vi phổ biến qua nhiều nền văn hóa khác nhau – như tình thương yêu dành cho bà mẹ, niềm tin vào đấng tối cao, và thậm chí đến các hành vi đặc thù như sợ rắn chẳng hạn.

Jung còn đi xa hơn cho rằng vô thức tập thể chứa đựng các nguyên mẫu (archetypes), tức là các biểu tượng phổ biến về một cá nhân, sự vật hay kinh nghiệm đặc biệt. Thí dụ, biểu tượng về bà mẹ, chứa đựng các hồi ức về mối quan hệ của tổ tiên chúng ta với hình tượng bà mẹ, được xem là biểu tượng phổ biến về mẫu tính trong nghệ thuật, tôn giáo, văn học, và thần thoại học (hãy lưu ý đến các khái niệm như Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Bà mẹ Đất, các bà mẹ ghẻ độc ác trong các truyện thần tiên, Ngày tưởng niệm các bà Mẹ, và vân vân!).

Đối với Jung các nguyên mẫu này đóng vai trò quan trọng trong iệc quy định các phản ứng, thái độ, và thang giá trị trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Thí dụ, có lẽ Jung sẽ lý giải tính phổ biến của một bộ phim như Batman chẳng hạn là do bộ phim này sử dụng các biểu tượng phổ biến về tính thiện (Batman), tính ác (The Joker), và tính hồn nhiên (Vicki Vail).

Một nhà phân tâm theo phái tân – Freud quan trọng khác là Adfred Adler cũng cho rằng lý thuyết Freud nhấn mạnh đến các nhu cầu tình dục là lầm lạc. Adler cho rằng động lực nguyên thủy thúc đẩy con người là khao khát ngự trị, khao khát được tôn vinh; không phải chỉ để vượt trội hơn người khác, mà là sự truy tìm nhằm vượt qua giới hạn bản thân để đạt đến sự toàn bích. Adler sử dụng thuật ngữ mặc cảm tự ti (inferiority complex) để diễn tả các tình huống trong đó những người trưởng thành không có khả năng khắc phục được cảm giác thấp kém mà họ đã hình thành hồi còn bé, khi mà họ thấy mình quá bé bỏng và bị hạn chế trong việc tìm hiểu thế giới chung quanh. Các mối quan hệ xã hội đầu đời với các bậc cha mẹ ảnh hưởng, quan trọng đến trẻ, có thể khiến cho chúng nẩy nở mặc cảm tự ti thay vì tự định hướng vào nỗ lực đạt đến các mục tiêu hữu ích hơn cho xã hội, như mục tiêu cải thiện xã hội chẳng hạn.

Các lý thuyết gia theo phái tân – Freud khác như Erik Erikson (chúng ta có thảo luận lý thuyết của ông ở chương 10) và Karen Horney (1937) chẳng hạn, so với Freud họ cũng ít chú trọng hơn đến động lực tình dục cũng như gây hấn bẩm sinh và chú trọng nhiều hơn đến các yếu tố xã hội và văn hóa hậu thuẫn cho việc hình thành nhân cách. Thí dụ, Horney cho rằng nhân cách phát triển theo các mối quan hệ xã hội và lệ thuộc đặc biệt vào mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái cũng như vào mức độ đáp ứng nhu cầu của trẻ. Bà bác bỏ ý kiến của Freud cho rằng nữ giới mơ ước có dương vật, khẳng định rằng điều mà nữ giới mơ ước ở nam giới không phải là thân thể của họ mà chính là tình trạng độc lập, thành đạt và tự do mà nữ giới thường bị tước đoạt. Horney là một trong các nhà tâm lý tiên phong bênh vực lý tưởng nam nữ bình quyền.

3. Tóm tắt và học ôn I

A. TÓM TẮT

– Lý thuyết phân tâm của Freud chủ trương rằng nhiều xúc cảm, tâm tính, và ý tưởng lắng đọng sâu sắc ẩn náu trong vùng vô thức (unconscious), một bộ phận thuộc nhân cách hay cá tính mà con người không hề biết đến. Nhân cách hay cá tính (personality) bao gồm ba thành phần là: bản năng nguyên thủy (id), bản ngã (ego), và siêu ngã (super ego).

– Theo lý thuyết phân tâm (Psycho analytic theory), nhân cách phát triển qua nhiều giai đoạn, và vào một giai đoạn trọng tâm khoái lạc gắn liền với một bộ phận đặc biệt trên cơ thể. Các giai đoạn ấy là: giai đoạn miệng (oral stage), giai đoạn hậu môn (anal stage), giai đoạn sùng bái dương vật (phallic stage, giai đoạn này dẫn đến xung đột do mặc cảm Oedipus), giai đoạn tiềm phục (latency stage), và giai đoạn sinh dục (genital stage).

– Cơ chế phòng vệ (defense mechanism) là các kế hoạch vô thức mà con người sử dụng để giảm bớt tình trạng lo âu (anxiety) ứng cách ngụy trang để che đậy nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các cơ chế phòng vệ quan trọng nhất là biện pháp dồn nén/trấn áp (repression), hồi quy (regression), Chuyển dịch (displacement), hợp lý hóa (rationalizatlon), phóng ngoại nội tâm (projection), và thăng hoa (sublimation).

– Mặc dù bị phê phán về nhiều điểm – bao gồm thiếu kiểm chứng khoa học và không giúp người ta dự đoán dứt khoát mà chỉ đưa ra các giải thích khi sự việc đã xảy ra – đến nay lý thuyết Freud vẫn còn gây ảnh hưởng lớn lao.

– Các nhà phân tâm theo phái tân Freud có công xây dựng và tu chỉnh lý thuyết phân tâm là Jung, người xây dựng khái niệm về vô thức tập thể (collective unconscious) và biểu tượng nguyên mẫu (archetype), Adler là người đề ra thuật ngữ mặc cảm tự tin (inferiority complex); và Horney là người quan niệm phát triển nhân cách căn cứ vào các quan hệ xã hội.

B. HỌC ÔN

1/ Lý thuyết... phát biểu rằng hành vi ứng xử bị thúc đẩy phần lớn bởi các lực lượng vô thức (unconscious forces).

2/ Theo lý thuyết Freud, biện pháp tốt nhất để xác định các nguyên nhân căn bản của hành vi ứng xử là trực tiếp tìm hiểu vô thức. Đúng hay Sai?...

3/ Cặp đôi mỗi thành phần nhân cách (theo Freud) với định nghĩa của nó:

a. Phân biệt đúng sai căn cứ vào các tiêu chuẩn của nền văn hóa.

b. Tác động theo “nguyên tắc thực tế”, năng lực được tái định hướng để hội nhập con người vào xã hội.

c. Tìm cách giảm bớt căng thẳng do các thúc đẩy nguyên thủy gây ra.

1. Bản ngã (cao)

2... Bản năng nguyên thủy (id)

3... Siêu ngã (super ego)

4/ Trong phạm vi của siêu ngã,... thúc đẩy chúng ta làm điều đúng, còn... ngăn cản không cho chúng ta làm điều không thể chấp nhận được.

5/ Chuỗi giai đoạn nào sau đây biểu thị trình tự phát triển nhân cách đúng theo quan điểm của Freud?

a. Miệng, sùng bái dương vật, tiềm phục, hậu môn, sinh dục.

b. Hậu môn, miệng, sùng bái dương vật, sinh dục, tiềm phục.

c. Miệng, hậu môn, sùng bái dương vật, tiềm phục, sinh dục.

d. Tiềm phục, sùng bái dương vật, hậu môn, sinh dục, miệng.

6/ Để giải quyết xung đột do... gây ra, Freud tin rằng các bé trai học cách dồn nén các thèm muốn đối với mẹ chúng và đồng hóa với cha chúng.

7/... là thuật ngữ mà Freud dùng để miêu tả các kế hoạch vô thức được vận dụng nhằm giảm bớt tình trạng lo âu.

8/ Hiện tượng... diễn ra khi các xung đột không chấp nhận được bị đẩy trở vào vùng vô thức, ở đó chúng không cần được giải quyết. Trong biện pháp..., người ta chỉ đơn giản không thừa nhận một biến cố chấn thương đã xảy ra. Sau cùng, trong biện pháp..., người ta có thể rút lui về một giai đoạn phát triển trước đó để tránh né các khó khăn hiện tại.

9/ Một người bạn bảo rằng bất kỳ lúc nào cảm thấy quá tức giận, anh ta đi đến phòng tập thể dục và ra sức tập luyện cật lực cho đến khi cảm thấy thư thái mới thôi. Hành vi này phản ảnh cơ chế phòng vệ nào theo quan điểm của Freud?

10/ Theo Carl Jung, các thúc đẩy tình dục kém quan trọng hơn các thúc đẩy của... một tập hợp lớn lao bao gồm các ảnh hưởng thừa kém các bậc tổ tiên của chúng ta.

C. CÂU HỎI TỰ VẤN

Chúng ta làm cách nào để ngăn chặn được tình trạng ngưng kết (fixation) phát sinh trong thời thơ ấu?

(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3