Tâm lý học căn bản - Chương 14 - Phần 7

3. Tóm tắt và học ôn V

A. TÓM TẮT

– Gây hấn (aggression) là hành động cố tình gây thương tích hay nguy hại cho người khác. Một số lý thuyết xem tính gây hấn thuộc bản năng sinh vật, trong khi các lý thuyết khác xem nó là phản ứng đối với tâm trạng thất vọng. Một khảo hương khác nữa, căn cứ vào lý thuyết tiến tình học tập theo quan sát, chú trọng đến hiện tượng tiêm nhiễm và bắt chước lối ứng xử gây hấn của người khác.

– Các chứng cứ vững chắc đều cho rằng xem quá nhiều tài liệu có nội dung gây hấn trên các phương tiện truyền thông – kể cả các chương trình TV lẫn sách báo phim ảnh khiêu dâm – có liên quan đến hành động gây hấn sau đó, tuy người ta chưa thể thiết lập được mối quan hệ nhân quả giữa hai hiện tượng này.

– Tiến trình ra tay giúp đỡ trong các tình huống khẩn cấp gồm có 4 bước: (1) Nhận thấy một cá nhân, biến cố, hay tình huống có thể cần đến sự giúp đỡ. (2) Giải thích biến cô ấy là trường hợp cần đến sự giúp đỡ; (3) Cho rằng mình có trách nhiệm ra tay can thiệp; và (4) Quyết tâm cứu giúp và thực hiện biện pháp giúp đỡ.

B. HỌC ÔN

1/ Theo Lorerz, hành động gây hấn chủ yếu do... Tính gây hấn phát động theo một tiến trình gọi là...

2/ Giả thuyết nào cho rằng tâm trạng thất vọng nảy sinh cơn tức giận, và cơn giận này khiến cho người ta dễ có hành động gây hấn?

a–Thất vọng đưa đến gây hận (Frustration–aggression)

b–Học tập theo quan sát (Obsenational learning)

c–Phát tiết (Catharsis)

d–Gây hấn do bản năng (Instinctual aggression)

3/ Theo lý thuyết nói trên, tỷ lệ hành động gây hấn xảy ra trong một tình huống nhất định tùy thuộc vào sự hiện diện của...

4/ Lý thuyết... dự đoán rằng thiếu nhi xem chương trình truyền hình có nội dung gây hấn rất dễ biểu hiện tính gây hấn.

5/ Chính phối hợp gồm tình dục và bạo hành, chứ không phải chỉ riêng phim ảnh có nội dung tình dục, mới dẫn đến tình trạng khả dĩ gia tăng bạo hành đối với nữ giới. Đúng hay Sai?:...

6/ Biện pháp nào dưới đây có thể là biện pháp hữu hiệu để giúp cho một cậu bé bớt đánh nhau?

a– Dẫn em đến phòng tập thể dục và để cho em tự do phát tiết năng lực lên dụng cụ tập quyền anh.

b– Dẫn em đi xem bộ phim Terminator 2 vài lần, hy vọng rằng sẽ giúp cho em phát tiết năng lực gây hấn.

c– Khen thưởng nếu em không đánh nhau trong một thời gian nhất định.

d– Phớt lờ sự việc và để cho nó tự nhiên phai nhạt đi.

7/ Hãy liệt kê bốn bước thuộc tiến trình ra tay can thiệp trong tình huống khẩn cấp.

8/ Nếu một cá nhân trong đám đông không chịu ra tay giúp đỡ trong một tình huống khẩn cấp rõ rệt do sự hiện diện của những người chứng kiến khác, thể cá nhân ấy sẽ trở thành nạn nhân của hiện tượng...

C. CÂU HỎI TỰ VẤN

Với kiến thức hiện tại của bạn về hành vi giúp đỡ người khác, phương thức nào có thể làm tăng thêm cách cư xử vị tha ở mọi người. Nếu được yêu cầu thuyết trình đề tài này, bạn sẽ nói điều gì với khán giả của mình?.

(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)

VI. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ.

– Thái độ là gì và nó được hình thành, duy trì và thay đổi ra sao?

1. Trong chương này, chúng ta thảo luận đến ngành tâm lý xã hội. Ngành học này nghiên cứu cách thức mà tư tưởng, tình cảm và hành động của con người bị tác động bởi người khác; nó cũng tìm hiểu bản chất và nguyên nhân gây ra hành vi ứng xử của cá nhân trong các tình huống xã hội.

2. Là trọng tâm nghiên cứu trong ngành tâm lý xã hội, thái độ (attitude) là thành kiến do tiêm nhiễm mà có nhằm phản ứng thuận lợi hay bất lợi đối với một đối tượng đặc biệt nào đó. Mô hình ABC về thái độ cho rằng thái độ cấu thành bởi ba yếu tố: ảnh hưởng (affect), cách cư xử (behavior) và lối tư duy (cognition). Chúng ta thủ đắc thái độ thông qua các tiến trình do điều kiện hạn chế, trong đó một đối tượng trung tính trước đây bắt đầu gợi ra thái độ liên quan đến một đối tượng khác do chúng được cặp đôi diễn ra nhiều lần và thông qua các tiến trình tạo điều kiện tác động.

3. Một số lý thuyết cho rằng con người cố gắng duy trì tính nhất quán giữa các thái độ của mình. Hiện tượng mâu thuẫn nhận đinh (cognitive dissonance) xảy ra khi hai nhận định – thái độ hoặc ý nghĩ – đối nghịch nhau và lưu giữ đồng thời trong tâm trí của một cá nhân. Để giải quyết định trạng mâu thuẫn này, con người có thể thay đổi lối suy nghĩ, thay đổi tầm quan trọng của nó, hoặc phủ nhận nó, nhờ đó giảm bớt được tình trạng mâu thuẫn. Tuy vậy, lối giải thích khác căn cứ vào lý thuyết nhận định bản thân (self perception theory) đã được đề xướng nhằm lý giải hiện tượng mâu thuẫn nhận định.

– Cách thức hình thành ấn tượng về người khác và tìm hiểu nguyên nhân gây ra cách cư xử của họ.

4. Ấn tượng (impression) về người khác được hình thành thông qua các nhận định về xã hội – các tiến trình làm cơ sở cho việc tìm hiểu của chúng ta về thế giới chung quanh trên bình diện xã hội. Con người xây dựng các lược đồ tâm trí (schemas), sắp xếp có hệ thống các thông tin về người khác và kinh nghiệm xã hội trong ký ức. Các lược đồ ấy tượng trưng cho đời sống xã hội của chúng ta và giúp chúng ta giải thích và xếp loại các thông tin về tha nhân.

5. Một trong các phương thức nhờ đó con người hình thành ấn tượng về người khác là vận dụng các nét nhân cách trung tâm (central traits), các đặc điểm cá tính vốn được gán cho một ảnh hưởng quan trọng lạ thường trong tiến trình hình thành ấn tượng. Khảo hướng xử lý thông tin khám phá rằng chúng ta có khuynh hướng tính trung bình một số nét nhân cách để hình thành một ấn tượng tổng quát.

6. Lý thuyết quy trách (attribution theory) cố gắng giải thích xem liệu chúng ta làm cách nào để tìm hiểu các nguyên nhân gây ra lối cư xử, đặc biệt về các nhân tố hoàn cảnh hoặc tiền định.

– Các thiên kiến nào ảnh hưởng đến nhận định của chúng ta về cách cư xử của tha nhân?

7. Lý thuyết nhận định bản thân cho rằng tiến trình quy trách tương tự với các tiến trình mà chúng ta sử dụng với người khác có thể được vận dụng để tìm hiểu các nguyên nhân gây ra cách cư xử của bản thân chúng ta. Ngoài ra, mọi người đều có kiểu quy trách đặc trưng của mình.

– Ảnh hưởng của xã hội có các nguồn gốc chủ yếu nào và các chiến thuật nào được vận dụng để gây ra các ảnh hưởng ấy?

8. Ảnh hưởng của xã hội là lãnh vực nghiên cứu của ngành tâm lý xã hội liên quan đến các tình huống trong đó hành động của một cá nhân hay một nhóm người tác động đến cách cư xử của người khác. Thích nghi (conformity) là sự thay đổi cách cư xử hay thái độ phát sinh do hậu quả của ước muốn tuân theo các niềm tin hay tiêu chuẩn đánh giá của người khác. Các nhân tố tác động đến hiện tượng thích nghi bao gồm bản chất của nhóm người, bản chất của phản ứng cần thiết, loại công việc, và tình trạng nhất trí của nhóm người ấy.

9. Phục tùng (compliance) là lối cư xử phát sinh do hậu quả của một áp lực trực tiếp của xã hội. Hai biện pháp thúc đẩy người khác phục tùng là kỹ thuật bước – chân – vào – cửa (foot – in – the – door technique), theo đó người ta khởi đầu yêu cầu chấp thuận một đề nghị không đáng kể nhưng sau đó yêu cầu đáp ứng đề nghị quan trọng hơn, và thủ thuật cánh cửa – trước – mặt (door – in –the – face procedure), theo đó một đề nghị quan trọng nhằm để bị khước từ, tiếp sau đó là một đề nghị kém quan trọng hơn. Ngược lại phục tùng, vâng lời (obedience) là sự thay đổi cách cư xử do mệnh lệnh của người khác. Các biện pháp nhằm duy trì tình trạng độc lập đối với áp lực của một phe nhóm là chủng ngừa (inocuiation), cảnh giác (forewarning), và kiên định lập trường (consistency).

– Tại sao chúng ta bị lôi cuốn bởi một số người, và các mối quan hệ xã hội diễn biến theo tiến tình nào?

10. Khảo cứu về hiện tượng lôi cuốn giữa con người (interpersonal attracntion), hay các mối quan hệ gần gũi, tìm hiểu hiện tượng mến thích (liking) và yêu thương (loving). Các yếu tố quyết định chủ yếu làm nẩy sinh hiện tượng mến thích là sự gần gũi (proximity), tiếp xúc đơn thuần (mere exposure), cá tính tương đồng (similarity), và nét quyến rũ về mặt thể chất (physical attractiveness).

11. Hiện tượng yêu thương khác biệt với mến thích do sự hiện diện của các yếu tố như rung động sinh lý mãnh liệt, sự quan tâm toàn diện, sự mơ tưởng, dao động tình cảm mạnh mẽ, tình trạng mê hoặc, khao khát tình dục, ý định độc chiếm, và cảm giác quyến luyến thiết tha. Theo một lý thuyết, tình yêu có thể phân ra làm hai loại: tình yêu nam nữ (passionate/romantic love) và tình thương (compassionate love). Lý thuyết của Sternberg đi xa hơn, chia tình yêu thành tám loại.

12. Công trình nghiên cứu mới đây tìm hiểu tiến trình xây dựng, duy trì, và sút giảm các mối quan hệ tình cảm. Các mối quan hệ thường trải qua nhiều giai đoạn, và các yếu tố hình thành tình yêu – mật thiết (intimacy), đam mê (passion), và ràng buộc (decisionicommitment) – thay đổi mức độ ảnh hưởng qua thời gian.

– Các nhân tố nào làm nền tảng cho lối cư xử gây hấn và lối cư xử phụng sự xã hội?

13. Gây hấn (aggression) là hành động cố tình gây thương tích hay tổn hại cho người khác. Lý thuyết bản năng cho rằng con người có thúc đẩy bẩm sinh nhằm cư xử gây hấn và rằng nếu tính gây hấn không được bộc phát theo các đường lối mong muốn của xã hội, thì nó sẽ phát tiết theo một hình thức khác có thể gây bất lợi cho xã hội – một quan điểm ít được minh chứng bởi các cuộc nghiên cứu. Còn lý thuyết thất vọng – dẫn đến – gây hấn (frustration – aggression theory) cho rằng tâm trạng thất vọng khiến cho người ta dễ có hành động gây hấn – nếu như các gợi ý gây hấn (aggressive cues) hiện diện. Cuối cùng lý thuyết học tập theo quan sát (observational learning theory) cho rằng lối cư xử gây hấn tiêm nhiễm được do sự khích lệ – nhất là khích lệ dành cho các nhân vật điển hình.

14. Lối cư xử giúp đỡ người khác trong tình huống khẩn cấp được quyết định phần lớn bởi hiện tượng khuếch tán trách nhiệm (diffusion of responsibility). Hiện tượng này làm giảm xác suất ra tay giúp đỡ khi hiện trường có mặt nhiều người chứng kiến. Quyết định ra tay giúp đỡ là hậu quả của một tiến trình 4 giai đoạn bao gồm nhận thấy một tình huống có thể cần đến sự giúp đỡ, giải thích tình huống ấy là trường hợp cần đến sự giúp đỡ, đảm nhận trách nhiệm ra tay can thiệp, quyết tâm giúp đỡ và thực hiện biện pháp giúp đỡ.

VII. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI ÔN TẬP

I.

1/ Thái độ

2/ 1–b; 2–c; 3–a

3/ hướng tâm; ngoại vi

4/ Sai; chúng ta thường cải biến thái độ chứ không thay đổi cách cư xử để giảm bớt tình trạng mâu thuẫn nhận định.

5/ d.

II.

1/ Lược đồ

2/ Trung tâm; xử lý thông tin

3/ Hoàn cảnh; tiền định

4/ Lan truyền

5/ Quy trách căn bản

6/ Đúng

III.

1/ Người ủng hộ quan điểm xã hội

2/ b

3/ b

4/ Cánh cửa trước mắt

5/ tương nhượng

6/ hiện tượng vâng lời

7/ 1–b; 2–c; 3–a

IV.

1/ Đúng

2/ Quy luật bổ sung nhu cầu

3/ Sai: dường như khởi đầu rất sớm trong thời ấu thơ

4/ Rung động

5/ c

6/ Sai; con người có các khuôn mẫu sở thích khác biệt nhau

7/ b

V.

1/ Bản năng; phát tiết

2/ a

3/ Các gợi ý gây hấn

4/ Học tập theo quan sát

5/ Đúng

6/ c

7/ Nhìn thấy biến cố ấy; đảm nhận trách nhiệm can thiệp; quyết tâm giúp đỡ và thực hiện biện pháp trợ giúp

8/ Khuếch tán trách nhiệm

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3