Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 10 - Phần 1
Quyển V
[1a]
Kỷ Nhà Trần
Thái Tông Hoàng Đế
Họ Trần, tên húy là
Cảnh, trước tên húy là Bồ, làm Chi hậu chính triều Lý, được Chiêu Hoàng nhường
ngôi.
Ở ngôi ba mươi ba năm
(1226-1258), nhường ngôi 19 năm, thọ sáu mươi tuổi (1218 - 1277) băng ở cung
Vạn Thọ, táng ở Chiêu Lăng.
Vua khoan nhân đại độ,
có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương,
chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ
làm và chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn.
Trước kia, tổ tiên vua
là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở
hương Tức Mặc719, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý
sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá.
719 Sau là xã Tức Mặc, huyện
Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
Vua là con thứ của
Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý720. Vua mũi cao, mặt
rộng, giống như [1b] Hán Cao Tổ. Khi mới tám tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng
cục triều Lý. Vì có chú họ là Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nên vua
được vào hầu trong cung. Chiêu Hoàng thấy vua thì ưa.
720 Tức
năm 1218.
Năm Ất Dậu (1225), mùa
đông, tháng 12, ngày 12 Mậu Dần, nhận thiền vị của Chiêu Hoàng, lên ngôi Hoàng
Đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung.
Bính Tuất, Kiến
Trung năm thứ 2 (1266), (Tống Bảo Khánh năm thứ 2) mùa xuân, tháng Giêng,
sách phong Chiêu Hoàng làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh.
Phong Trần Thủ Độ làm
Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sư. Phế thượng hoàng nhà Lý ra ở
chùa Chân Giáo, gọi là Huệ Quang đại sư.
Tháng 2, định luật
lệnh, điều lệ.
Sai Trần Thủ Độ đem
quân đi đánh Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng và các man.
Lúc ấy, nhân thế suy
yếu của triều Lý, giặc cướp tụ tập nhiều. Người Man ở vùng núi Tản Viên, vùng
núi Quảng Oai xâm phạm đánh lẫn nhau. [2a] Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang721, Đoàn Thượng chiếm cứ
Hồng Châu 722. Thủ Độ điều động các quân đi đánh dẹp.
Bấy giờ Nộn và Thượng
binh thế còn mạnh, chưa dễ hàng phục được, mới phong cho Nộn làm Hoài Đạo
Vương, chia cho các huyện Bắc Giang Thượng, Bắc Giang Hạ, Đông Ngạn723 cũng hẹn phong
làm vương cho Thượng định ngày đến thề, nhưng Thượng không đến.
721 Vùng đất của tỉnh Bắc
Ninh.
722 Vùng đất phía tây bắc
và phía nam tỉnh Hải Dương.
723 Vùng
đất huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Mùa hạ, tháng 5, phong
em là Nhật Hiệu làm khâm Thiên Đại Vương (khi ấy mới hai tuổi).
Trao phẩm cấp cho các
quan văn võ theo hẫu theo thứ bậc khác nhau.
Tháng 6, lấy ngày sinh
làm tiết Càn Ninh.
Mùa thu, tháng 8, ngày
mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.
Trước đó, Thượng hoàng
nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người
thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở
chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, mhưng bên trong thực ra là để
dễ bề giữ chặt.
Có lẫn Thủ Độ qua trước
cửa chùa, thấ Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: "Nhổ cỏ thì phải nhổ
cả [2b] rễ sâu".
Huệ Tông đứng dậy, phủi
tay nói: "Điều ngươi nói, ta hiểu rồi".
Đến nay, sai người bày
biện hương hoa đến bảo (Huệ Tông): "Thượng phụ sai thẫn đến mời".
Thượng hoàng nhà Lý
nói: "Ta tụng kinh xong sẽ tự tử".
Nói rồi vào buồng ngủ
khấn rằng: "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày
nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế".
Bèn thắt cổ tự tử ở
vườn sau chùa.
Thủ Độ ra lệnh cho các
quan đến khóc, khoét tường thành phía nam cửa (người bấy giờ gọi là "cửa
khoét"), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa
Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông. Giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên
Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho châu lạng làm ấp thang mộc.
Sử thần Ngô Sĩ Liên
nói: Tam Đại xưa lấy được thiên hạ là vì lòng nhân. Cho nên [3a] những vua có
đức lớn mà không làm nhiễu việc ác quá lắm thì trời chưa bao giờ vội dứt bỏ họ.
Nhà Hạ nếu không có Kiệt, nhà Thương có Trụ, thì việc truyền ngôi hẵn cũng chưa
hết. Xem như cuối đời nhà Chu, các nước chư hẫu cưỡng bức, tiếm lấn mà ngôi
chính thống vẫn truyền nối mãi mãi không dứt. Đó là do nhân sâu ơn dày của tổ
tông để lại mãi đến đời sau vậy.
Họ Lý được nước không
kém gì Tam Đại, truyền nối nhiều đời, đến Huệ Tông không có con trai, lại mắc
bệnh tật, chắc là ơn trạch của tiên vương đến đây là hết rồi, cho nên họ Trẫn
mới có thể lấy được nước. Đã lấy nước của người ta, lại giết vua của người ta
thì thực bất nhân quá lắm.
Sau này, Phế Đế phải
thắt cổ chết, Nguyên Quân bị giết724, mình làm thế nào thì phải chịu thế ấy, đạo trời là
như vậy đó. Dù không có lời nguyền của Huệ Tông, cũng tin là phải thế. Thủ Độ
coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng có biết đâu thiên hạ đời sau
chỉ mặt [3b] gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói cho lợn725.
724 Bản chữ Hán chép
Nguyên hậu, là đã nhầm chữ Quân thành chữ Hậu. Nguyên Quân tức là vua Trần Thuận
Tông, sau khi nhường ngôi cho thái tử Án (Thiếu Đế), xưng vương là Thái Thượng
Quân Hoàng Đế, thường được gọi là Nguyên Quân. Xem BK7.
725 Chỉ
việc Trần Thủ Độ đã giết Huệ Tông lại lấy hoàng hậu của nhà vua.
Đưa các cung nhân và
con gái họ hàng nhà Lý Huệ Tông gả cho các tù trưởng người Man.
Mùa đông, tháng 10, tôn
cha là Thừa làm Thượng hoàng, ở cung Phụ Thiên, phường Hạc Kiều phía bên tả. Hễ
khi nước có việc lớn, thì ở trong đó xem xét, quyết định. Tôn mẹ là Lê thị làm
Quốc Thánh hoàng thái hậu (có sách chép là Bảo Thánh Quốc mẫu).
Xuống chiếu cho dân
gian dùng tiễn "tỉnh bách"726 mỗi tiễn là 69 đỗng. Tiền nộp cho nhà nước
(tiễn "thượng cung") thì mỗi tiễn là 70 đồng.
726 Tỉnh bách: có người đọc
là "tỉnh mạch". Ở Trung Quốc, từ đời Ngũ Đại về sau, lấy 77 làm 100,
gọi là "tỉnh bách" (nghĩa là 100 thiếu, hay 100 bớt).
Tuyển thục nữ trong
nước sung làm cung nhân.
Sai Phụ quốc thái phó
Phùng Tá Chu quyền Tri phủ Nghệ An, cho phép ban tước từ tá chức, xá nhân trở
xuống cho người khác, rồi sau về triều tâu lê.
Sử thần Ngô Sĩ Liên
nói: Ban tước cho người là quyễn của thiên tử, không phải là quyền của kẻ làm
tôi [4a]. Phùng Tá Chu là bề tôi cũ triều Lý, không có việc cần phải chuyên
quyễn như ra ngoài cương giới, làm lợi cho quốc gia, vỗ yên trăm họ, mà lại cho
phép chuyên quyền thì cả người cho phép đều sai cả.
Bễ tôi nhà Trần mà biết
đạo ấy, phải chăng chỉ có Quốc công Hưng Đạo Đại Vương. Thánh Tông vì thấy ông
có công lao to lớn, cho phép được tự tiện phong tước cho người, nhưng chưa bao
giờ ông phong cho một ai cả. Giữa lúc giặc Hồ vào cướp, cầm quân chuyên chế,
lấy thóc của người giàu để cấp lương quân, nhưng cũng chỉ cho người đó làm giả
Lang tướng mà không dám cho làm Lang tướng thực.
Đinh Hợi (Kiến
Trung) năm thứ 3 (1227), (Tống Bảo Khánh năm thứ 3). Thi tam giáo tử (nghĩa là
những nối nghiệp Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo).
Xuống chiếu rằng tất cả
các đơn từ văn khế đều dùng phép in ngón tay vào nửa tờ giấy.
Tuyên bố các điều khoản
lễ minh thệ, theo như lệ cũ của triều Lý và bắt đẫu định việc thực hiện.
Nghi thức lễ đó như
sau:
Hàng năm vào ngày mồng
4 tháng 4, tể tướng và trăm quan đến trực ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, [4b]
tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh trăm quan
mặc nhung phục lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ, nghi trượng
theo hầu ra cửa Tây thành, đến đền thờ thần núi Đồng Cổ727, họp nhau lại uống máu
ăn thề. Quan Trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng:
727 Núi
Đồng Cổ: vốn ở THanh Hóa, tục gọi là núi Khả Phong. Đời Lý, các vua cho rằng
thẫn núi Đồng Cỏ đã có công giúp Thái Tông đánh thắng Chiêm Thành, sau lại thác
mộng báo cho biết âm mưu làm phản của ba vương Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh,
nên đã dựng đền thờ trong đại nội, bên hữu chùa ThánhThọ. Hằng năm các quan
phải đến thề ở đền để tỏ lòng trung thành với nhà vua. Nhà Trần cũng theo lệ
ấy. (Xem Việt điện u linh, xem thêm BK2.)
"Làm tôi tận
trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết".
Đọc xong, tể tướng sai
đóng cửa điểm danh, người vắng mặt phải phạt 5 quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái
bốn phương đứng chật ních bên đườngđể xem như ngày hội lớn.
Mậu Tý, (Kiến
Trung) năm thứ 4 (1228). (Tống Thiệu Định năm thứ 1). Mùa xuân, tháng
giêng, phong Khâm Thiên Vương Nhật Hiệu làm Quận vương.
Tháng 2, thi lại viên
bằng thể thức công văn (bạ đầu cách).
Mùa thu, tháng 8, phong
anh là Liễu làm thái úy.
Xác định số đinh tỉnh
Thanh Hóa.
Lệ cũ, hằng năm vào đầu
mùa xuân, xã quan (nay là xã trưởng) [5a] khai báo nhân khẩu gọi là đơn sổ, rồi
căn cứ vào sổ, kê rõ các loại tông thất, văn quan văn giai, võ quan võ giai,
quan theo hầu, quân nhân, tạp lưu, hoàng nam, già yếu, tàn tật, phụ tịch, xiêu
tán… Người có quan tước, con cháu được tập ấm mới được ra làm quan, người giàu
có khỏe mạnh mà không có quan tước thì sung quân đội, đời đời làm lính.
Tháng 9, thi lại viên
bằng thể thức công văn gọi là bạ đầu. Người trúng tuyển được sung làm thuộc lại
ở các sảnh viện. (Việc này đã chép vào tháng 2 rồi).
Mùa đông, tháng 10,
nước Chiêm Thành sang cống.
Tháng 12, Nguyễn Nộn
đánh giết Đoàn Thượng.
Nộn đã phá được Thượng,
nhân gộp cả quân của Thượng, cướp bắt con trai, con gái, tài sản, trâu ngựa đất
Hồng Châu. Con của Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng.
Thanh thế của Thượng
rất lừng lẫy. Thủ Độ lo lắm, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc
mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, đưa công chúa Ngoạn Thiềm gả
cho hắn để ngầm [5b] dò la tin tức. Nộn cũng chia nha tướng riêng cho công chúa
ở. Vì thế công chúa không thể báo được tin gì.
Kỷ Sửu, (Kiến Trung)
năm thứ 5 (1229), (Tống Thiệu Định năm thứ 2, Nguyên Thái Tông Oa Khoát Đài năm
thứ 1. Mùa xuân, tháng 3, nhật thực.
Nguyễn Nộn ốm chết.
Sau khi kiêm tính quân
của Thương, Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, chè chén chơi bời bừa bãi. Nhưng
Nộn cũng biết là thế không thể cùng đối lập với nhà Trần, định đến tháng 10 sẽ
vào chầu, song còn do dự chưa quyết.
Đến khi ốm nặng, vua
sai nội nhân tới hỏi thăm, Nộn cố gượng ăn cơm, phi ngựa để tỏ ra còn khỏe
mạnh, không bao lâu thì chết. Người dưới quyền là Phan Ma Lôi Ngầm phóng ngựa
chạy trốn, không biết là đi đâu.
Ma Lôi là người Chiêm
Thành, buôn bán ở Ai Lao, được Nộn nhận làm nô, có tài chủ động đánh thắng,
dùng binh như thần. Sau khi Nộn chết, thiên hạ lại quy về một mối.
Sai sứ sang thăm nước
Tống. Nhà Tống phong vua làm An Nam Quốc Vương.
[6a] Canh
Dần, (Kiến Trung) năm thứ 5 (1230), (Tống Thiệu Đinh năm thứ 3). Mùa xuân,
tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống
chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm hai mươi quyển.
Định bị đồ có mức độ
khác nhau:
Loại bị đồ làm Cảo điền
hoành thì thích vào mặt sáu chữ, cho ở Cảo xẵ (nay là xã Nhật Cảo), cày ruộng
côn, mỗi người ba mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
Loại bị đồ làm Lao
thành binh thì thích vào cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng Thành, thành Thăng Long,
lệ vào quân Tứ sương729.
728 Oa Khoát Đài: hay Oát
Ca Đài (đời Thanh đổi gọi là Ngạc Cách đức Y) là phiên âm tên vua Mông Cổ Ô -
gô - đây là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn, Thiết Mộc Chân (Têmugin), lên
ngôi năm 1228.
729 Trấn
binh của kinh đô, chuyên việc phòng vệ, canh gác.
Định các phường về hai
bên tả hữu của kinh thành, bắt chước đời trước chia làm 61 phường.
Đặt ty Bình bạc730.
730 CMCB6 chú là chức kinh
doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Thực ra, Bình bạc ty (năm
1265 đổi thành đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn) là cơ quan
hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó.
Lại mở rộng phía ngoài
thành Đại La, bốn cửa thành giao cho quân Tứ sương thay phiên nhau canh giữ.
Sửa đổi quan chức các
phủ lộ. Đặt hai viên An phủ sứ và An phủ phó sứ.
Trong thành dựng cung,
điện, lầu, các và nhà lang vũ ở hai bên phía đông và tây. Bên tả là cung Thánh
Từ (nơi thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quan Triều (nơi vua ở).
Chép công việc của quốc
triều làm bộ Quốc triều thường lễ, mười quyển.
[6b] Mùa xuân, tháng 7,
xuống chiếu rằng phàm người coi tục đi đòi người kiện tụng, thì cho lấy
tiềncước lục tùy theo quãng đường gần hay xa.
Tháng 9, Quốc Thánh
hoàng thái hậu băng, truy tôn làm Thuận Từ hoàng thái hậu.
Tân Mão, (Kiến Trung)
năm thứ 7 (1231), (Tống Thiệu Định năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, sai Nội
minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh
Trầm và kênh Hào731 từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn
Châu. Việc xong, thăng Bang Cốc làm Phụ Quốc thượng hầu.
731 CMCB6 chú là tên hai
con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là tỉnh Gia), tỉnh Thanh Hóa.
Mùa thu, tháng 8, vua
ngự đến hành cung Tức Mặc, dâng lễ hưởng ở tiên miếu, thết yến và ban lụa cho
bô lão trong hương theo thứ bậc khác nhau.
Thượng hoàng xuống
chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
Trước đây, tục nước ta
vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân, thường quét vôi
trắng, gọi là đình trạm. Thượng hoàng khi còn hàn vi từng nghỉ ở đó, có một nhà
sư bảo rằng: "Người trẻ tuổi này ngày sau sẽ đại quý". Nói xong [7a]
thì không thấy nhà sư đâu nữa. Đến nay vua lấy được thiên hạ mới có lệnh này.
Sử thần Ngô Sĩ Liên
nói: Việc này của Trần Thái Tông cũng giống như việc Vạn Hạnh với Lý Thái Tổ.
Đó là mầm đầu tiên của sự sùng Phật ở đời Lý, đời Trần. Kể ra, người thức giả
mọi việc đều biết trước, có gì lạ đâu.
Nhâm Thìn, (Kiến
Trung) năm thứ 8 (1232), (Từ tháng 7 về sau là Thiên Ứng Chính Bình năm
thứ 1, Tống Thiệu Định năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, bắt đầu định triều
nghi.
Phong con của thượng
hoàng là Bà Liệt làm Hoài Đức Vương.
Xưa Thượng hoàng còn
hàn vi, lấy người con gái thôn Bà Liệt (thuộc huyện Tây Chân)732. Người đó có mang thì
bị (Thượng hoàng) ruồng bỏ. Đến khi Bà Liệt ra đời, Thượng hoàng không nhận
con.
732 Sau là huyện Nam Chân,
Nam Trực, tương với huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam ngày nay.
Lớn lên Bà Liệt khôi
ngô, giỏi võ nghệ, xin sung vào đội đánh vật. Một hôm, bà Liệt đánh cầu với
người trong đội, người kia vật ngã Bà Liệt, bóp cổ Liệt đến suýt tắt thở.
Thượng hoàng thét lên: "Con ta đấy". Người ấy [7b] sợ hãi lạy tạ.
Ngay hôm đó, Thượng
hoàng nhận Bà Liệt làm con, cho nên có lệnh này.
Tháng 2, thi thái học
sinh. Đỗ đệ nhất giáp là Trương Hanh, Lưu Diễm; đệ nhị giáp là Đặng Diễn, Trịnh
Phẫu; đệ tam giáp là Trần Chu Phổ.
Mùa hạ, tháng 6, ban bố
các chữ quốc húy và miếu húy.
Vì Nguyên tổ tên húy là
Lý, mới đổi triều Lý làm triều Nguyễn, vả lại cũng để dứt bỏ lòng mong nhớ của
dân chúng đối với nhà Lý.
Tháng 8, gió lớn, dân
gian phát dịch lệ, nhiều người chết.
Trần Thủ Độ giết hết
tôn thất nhà Lý.
Khi ấy, Thủ Độ chuyên
chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng.
Mùa đông năm ấy, nhân
người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm733, Thủ Độ ngầm đào hố
sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết.
733
CMCB6 chú là thuộc huyện Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
(Xét thời Trần Anh Tông
còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa (Phan) Phu Tiên không ghi lại, việc này
chưa chắc đã có thực, hãy tạm [8a] chép vào đây).
Quý Tỵ, Thiên Ứng
Chính Bình năm thứ 2 (1233), (Tống Thiệu Định năm thứ 6), sai Phùng Tá Chu
duyệt định các ấp lớn phủ Nghệ An.
Hoàng Thái tử Trịnh
mất.
(Xét phép chép sử:
Hoàng thái tử sinh, tất phải chép rõ ngày, tháng, năm sinh; khi mất cũng thế.
Đây chỉ chép khi mất, có lẽ là vừa mới sinh đã chết ngay, nên không chép ngày
tháng sinh).
Nước to.
Giáp Ngọ, (Thiên
Ứng Chính Bình) năm thứ 3 (1234), (Tống Đoan Bình năm thứ 1). Mùa xuân, tháng
giêng, ngày 18, thượng hoàng băng ở cung Phụ Thiên, thọ 51 tuổi.
Mùa thu, tháng 8, ngày
28, táng (Thượng hoàng) ở Thọ Lăng phủ Long Hưng. (Lăng ở hương Tinh Cương734. Ba lăng Chiêu, Dụ Đức735 đều ở hương ấy).
Miếu hiệu là Huy Tông, tên thụy là Khai Vận Lập Cực Hoằng Nhân Ứng Đạo Thuần
Chân Chí Đức Thần Vũ Thánh Văn Thùy Dụ Chí Hiếu Hoàng Đế.
734 Vùng huyện Tiên Hưng
cũ, nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
735
Chiêu lang: lăng của Trần Thái Tông, Dụ lăng: lăng của Trần Thánh Tông, Đức
lăng: lăng của Trần Nhân Tông.
Lấy thái úy (Trần) Liễu
làm phụ chính, sách phong làm Hiển Hoàng.
[8b] Sử thần Ngô
Sĩ Liên nói: Thái Tông đối với anh là Liễu, có ý muốn tôn kính khác thường, cho
nên làm việc việc quá đáng này. Sách phong là Hiển Hoàng, thế là danh không
chính rồi. Đã danh không chính thì nói không thuận, nói không thuận thì việc
không thành. Liễu manh tâm làm loạn, vị tất đã không phải do đấy.
Phong Trần Thủ Độ làm
Thống quốc thái sư, tri Thanh Hóa phủ sự.
Gia phong thái phó
triều Lý là Phùng Tá Chu làm Hưng Nhân Vương; Quan nội hầu Phạm Kính Ân làm
Thái phó, tước Bảo Trung quan nội hầu.
Ất Mùi, (Thiên Ứng
Chính Bình) năm thứ 4 (1236), (Tống Đoan Bình năm thứ 2). Mùa xuân, tháng
giêng, sét đánh 30 chỗ trong thành Đại Xá.
[9a] Bính
Thân, (Thiên Ứng Chính Bình) năm thứ 5 (1236), (Tống Đoan Bình năm
thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, định lệ cấp lương bổng cho các quan văn võ trong
ngoài và các quan ở cung điện, năng miếu, chia tiền thuế, ban cấp theo thứ bậc.
Tháng 2, định quan hàm
cho các đại thần.
Phàm người tôn thất vào
chính phủ, hoặc là Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái uý, hoặc là Tư đồ, Tả Hữu
tướng quốc, đều kiêm hàm Kiểm hiệu đặc tiến nghi đồng tam ty bình chương sự736.
736 Nghi
đồng tam ty: nghĩa là nghi thức ngang với nghi thức của tam ty hay tam công.
Bình chương sự: nghĩa là xếp đặt cho tốt đẹp, chỉ chức tể tướng. Đồng bình
chương sự: nghĩa là ngang với tể tướng.
Mùa hạ, tháng 6, nước
to, vỡ tràn vào cung Lệ Thiên.
Bấy giờ Hiển Hoàng
(Trần) Liễu làm tri Thánh Từ cung, nhân nước to, đi thuyền vào chầu, thấy người
phi cũ của triều Lý liền cưỡng dâm ở cung Lệ Thiên. Đình thân hặc tâu, vì thế
mới đổi tên cung Thưởng Xuân, giáng Hiển làm Hoài Vương.
Mùa thu, tháng 8, chọn
các nho sinh đã thi đỗ vào chầu, sau làm định lệ.
Mùa đông, tháng 10, cho
Phạm Ứng Thần làm Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần
vào học.
[9b] Gia phong Hưng
Nhân Vương Phùng Tá Chu làm Đại Vương; Quan nội hầu Phạm Kính Ân làm Thái úy,
ban cho mũ áo đại vương.
Đinh Dậu, (Thiên
Ứng Chính Bình) năm thứ 6 (1237), (Tống Gia Hy năm thứ 1). Mùa xuân, tháng
giêng, xuống rằng: khi làm giấy tờ về chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn
tiền bạc thì người làm chứng in tay ở ba dòng trước, người bán in tay ở bốn
dòng sau.
Lập công chúa Thuận
Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên.
Giáng Chiêu Thánh làm công chúa.
Bấy giờ Chiêu Thánh
không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang ba tháng. Trần Thủ Độ và công
chúa Thiên Cực bàn kính với vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho
nên có lệnh ấy. Vì thế, Liễu họp quân ra sông Cái làm loạn.
Vua trong lòng áy náy,
ban đêm, ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân (quốc sư là bạn cũ của Thái
Tông) trên núi Yên Tử rồi ở lại đó [10a]737.
737 Theo Thiền Tông chỉ nam tự trong Khóa hư lục thì
Trần Thát Tông trốn khỏi kinh thành vào đêm mồng 3 tháng 4 năm Bính Thân (1236)
và lên đến đỉnh Yên Tử vào ngày mồng 6 tháng 4 năm ấy. Như vậy là Toàn Thư chép
sự việc này muộn hơn một năm.
Hôm sau, Thủ Độ dẫn các
quan đến mời vua trở về kinh sư. Vua nói: "Vì trẫm non trẻ, chưa cáng đáng
nổi sứ mạng năng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, nên không
dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc".
Thủ Độ cố nài xin nhiều
lần vẫn chưa được vua nghe, mới bảo mọi người rằng:
"Xa giá ở đâu tức
là triều đình ở đó".
Thế rồi (Thủ Độ) cắm
nêu trong núi, chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là các Đoan Minh, sai ngườ xây
dựng. Quốc sư nghe thấy thế bèn, tâu rằng:
"Bệ hạ nên gấp
quay xa giá trở về, chớ để làm hại núi rừng của đệ tư".
Vua bèn trở về kinh đô.
Được hai tuần, Liễu tự lượng thế cô, khó lòng đối lâp được, ngầm đi thuyền độc
mộc giả làm người đánh cá, đến chỗ vua xin hàng.
Lúc ấy vua đang ở trong
thuyền, vội vàng bảo Thủ Đô:
"Phụng Càn Vương
(Phụng Càn là tên hiệu [10b] cũ của Liễu hồi còn nhà Lý) đến hàng đầy!" Rồi
lấy thân mình che đỡ cho Liễu. Thủ Độ tức lắm, ném gương xuống sông nói:
"Ta chỉ là con chó
săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?"
Vua nói giải hòa, rồi
bảo Thủ Độ rút quân về.
Lấy đất Yên Phụ, Yên
Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang738 cho Liễu làm ấp thang mộc. Nhân đất được
phong, mà Liễu có tên Hiệu là Yên Sinh Vương. Binh lính (theo Liễu) làm loạn ở
sông Cái đều bị giết.
738 Thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng
Ninh ngày nay.