Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 12 - Phần 3

Hiến Từ thái hậu lập đàn chay ở chùa Chiêu Khánh, phát tiền bố thí dân nghèo để cầu đảo cho Thượng hoàng.

Đinh Dậu, (Thiệu Phong) năm thứ 7 (1357), (Nguyên Chí Chính năm thứ 17). Mùa xuân, tháng 2, ngày 19, Thượng hoàng băng ở cung Bảo Nguyên, miếu hiệu là Minh Tông, tên thụy là Chương Nghiêu Văn Triết Hoàng Đế.

Trước đây, Minh Tông nối ngôi đã lâu, rồi mẹ đích mới sinh con trai. Hôm người con ấy đầy tuổi thì Anh Tông đi tuần biên giới vắng, việc ở nhà do Minh Tông quyết định. Có người xi làm lễ theo tư cách tử tế. Các quan còn nghi ngại thì Minh Tông bảo họ:

"Còn ngại gì nữa. Trước đây vì con đích trưởng chưa sinh, nên ta tạm ở ngôi này. Nay đã sinh rồi thì đợi khi lớn lên, ta sẽ trả lại ngôi vua chứ có khó gì?"

Người đó trả lời:

"Việc này từ xưa hay sinh nguy biến, xin nghĩ kỹ lại".

Minh Tông nói:

"Cứ thuận nghĩa mà làm, yên hay nguy đâu đáng lo?"

Cuối cùng [20a] làm lễ thao tư cách tử tế. Một năm sau thì người con đích tự ấy mất. Minh Tông rất thương xót.

Ngài thường dạy các hoàng tử rằng:

"Con nào mà dốc sức mưu tính sản nghiệp, keo sẻn làm giàu thì không phải con ta. Nếu quả làm chuyện đó thì thà phân tán hết của cải cho người nghèo đi còn hơn. Vì như vậy, dẫu không tránh khỏi túng thiếu, vẫn còn là hành vi của bậc quí nhân".

Khi se mình, triều đình muốn lập đàn chay cầu đảo, Minh Tông biết chuyện, gọi Hữu tướng quốc Phủ vào chỗ nằm để hỏi. Vua sợ, lập tức bảo phủ là Phạm Ứng Mộng xướng nghị xin lấy mình chết thay. Phủ đem câu ấy tâu lên. Minh Tông nói:

"Ứng Mộng tự nhận làm địa vị Chu Công thì cứ lấy thân mình mà chết thay cho cha hắn, còn đàn chay thì không đuợc làm!".

Bấy giờ Hiến Từ thái hậu phóng sinh các giống súc vật để cầu cho Minh Tông khỏe lại. Minh Tông bảo bà: "Thân ta không thể lấy con lợn, con dê mà đổi đuợc".

Khi bệnh trầm trọng, cho gọi quan thầy thuốc là bọn Trâu Canh, Vương Định, Phạm Thế Thường vào xem [20b] mạch. Canh nói: "Mạch phiền muộn". Minh Tông ứng khẩu một bài thơ nhỏ, đọc cho bọn Canh nghe:

Chuẩn mạch hưu luân phiền muộn đa, Trâu công lương tễ yếu điều hòa.

Nhược ngôn phiền muộn vô hưu yết, Chỉ khủng trùng phiêu phiền muộn gia. (Xem mạch chớ bàn nhiều muộn phiền, Ông Trâu thuốc tốt cắt cho yên. Nếu còn nói mãi phiền cùng muộn, Chỉ sợ càng tăng phiền muộn lên). Vì Trâu Canh ra vào cung cấm, hay dùng những câu kỳ lạ, những kế quỷ quyệt để huyễn hoặc Dụ Hoàng. Minh Tông ghét hắn, nên mượn bài thơ để châm biếm. Đến khi dâng thuốc lên thì ngài nói:

"Người ta ở đời, bao nhiêu khổ não. Ngày nay thoát được khổ não này, thì ngày khác lại phải chịu khổ não khác". Rồi không chịu uống thuốc.

Khi bệnh nguy kịch, sai thị thần là Nguyễn Dân Vọng đem bản thảo tập thơ ngự chế đốt đi. Dân Vọng còn do dự, thì Minh Tông nói:

"Vật đáng tiếc còn không thể tiếc được, tiếc làm gì thứ ấy".

Các hoàng tử đứng hầu bên cạnh, ngài nhân thể nói với họ:

"Các con cứ xem việc làm của người xưa, việc nào hay thì theo, việc nào dở thì lánh, cần gì phải cha dạy?"

Ngài từng nói:

"Người làm vua dùng người, không phải là có tình riêng với người đó, mà chỉ nghĩ là người đó [21a] hiền thôi. Bởi vì người đó theo tấm lòng của ta, giữ chức vụ cho ta, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta, cho nên ta coi là hiền mà dùng họ. Nếu ta quả là hiền, thì những người được ta dùng cũng hiền, như Nghiêu Thuấn đối với Tắc Khiết, Quỳ Long vậy. Nếu ta không hiền, thì những kẻ ta dùng cũng không hiền, như Kiệt, Trụ đối với Phi Liêm, Ác lai vậy. Đó chính là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, cùng loại thì hợp nhau. Kiệt, Trụ đâu phải có tình riêng gì với bầy tôi của hắn? Bảo hắn là ngu tối thì được, chứ bảo hắn là có tình riêng thì không phải".

Lại dặn Hiến Từ thái hậu:

"Sau khi ta mất, người ở lại cung Thánh Từ, đừng vào núi (đi tu)".

Sau khi Minh Tông băng, thái hậu theo lời dặn, không thụ giới nhà Phật.

Phan Thu Tiên nói: Minh Tông có bẩm tính nhân hậu, nối nghiệp thái bình, phép cũ của tổ tông, không thay đổi gì cả. Bấy giờ có kẻ sĩ dâng sớ nói là trong dân gian có nhiều người du thủ du [21b] thực, đến già vẫn không có hộ tịch, thuế má không nộp, sai dịch không theo. Vua nói:

"Không như thế, thì sao thành đời thái bình? Ngươi muốn ta trách phạt họ thì được việc gì không?"

Triều thần như bọn Lê Bá Quát, Phạm Sư Mạnh muốn thay đổi chế độ. Vua nói:

"Nhà nước đã có phép tắc riêng, Nam, Bắc khác nhau, nếu nghe kế của bọn học trò mặt trắng tìm đường thoát thân thì sinh loạn ngay".

Điều đáng tiếc là nghe lời gian nịnh của Trần Khắc Chung mà giết Quốc phụ thượng tể, đó là điểm kém thông minh vậy.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Cái đức của Minh Tông mà nên được, tuy là do thiên tư tốt đẹp, cũng còn do sức dạy bảo của vua cha. Khi vua ở Đông cung, đang tuổi ấu thơ, có lần nghịch làm chiếc giá đèn bằng tre, Anh Tông đòi xem, sợ không dám dâng. Hôm khác, vào hầu [22a] tẩm điện Anh Tông đang rửa mặt, nhân hỏi đến trò nghịch cũ, Anh Tông giận lắm, cầm ngay cái chậu rửa mặt ném vua. Vua nấp vào cánh cửa tránh được, chậu rơi trúng cánh cửa vỡ tan. Được sự răng dạy nghiêm ngặt như vậy, cho nên tài đức của vua do đấy mà nên và cả các con cũng đều có tài nghệ cả.

Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu chỉ cho các lộ ở Thanh Hóa và Nghệ An khơi các kênh ngòi cũ.

Phong anh là Thiên Trạch làm Cung Tín Vương.

Mùa thu, tháng 9, ngày mồng 8 tôn Hiến Từ thái hậu làm Thái hoàng thái hậu.

Mùa đông, tháng 11, ngày 11, táng (Minh Tông) ở Mục Lăng1089, vì câu nệ ngày giờ nên để chậm.

1089 Mục Lăng: ở xã Yên Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Từ năm Ất Mùi (1355) đến năm nay (Đinh Dậu, 1357), trong hai năm, một thăng gạo trị giá 1 tiền.

Mậu Tuất, (Đại Trị) năm thứ 1(1358), (Nguyên Chí Chính năm thứ 18). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, dổi niên hiệu. Đại xá.

Truy [22b] tặng Quốc phụ thượng tể Quốc Chẩn làm Đại Vương.

Từ tháng 3 đến tháng 7 mùa thu, hạn hán, sạu cắn lúa, cá chết nhiều.

Mùa thu, tháng 8, xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các lộ bỏ thóc ra chẩn cấp dân nghèo. Các quan ở địa phương tính xem số thóc bỏ ra là bao nhiêu trả lại bằng tiền.

Lấy Phạm Sư mạnh là Nhập nội hành khiển tri Khu mật viện sự.

Ngô bệ lại đem quân tụ họp ở núi Yên Phụ, dựng cờ lớn ở trên núi, tiếm sưng vị hiệu, yết bảng nói cứu giúp dân nghèo. Từ Thiên Liêu1090 đến Chí Linh. Bệ chiếm giữ cả.

1090 Thiên Liêu: là tên xã.

Mùa đông, tháng 11, xuống chiếu cho An phủ sứ các lộ đem quân các đội phong đoàn đi bắt giặc cướp.

Kỷ Hợi, (Đại Trị), năm thứ 2 (1359), (Nguyên Chí Chính năm thứ 19). Mùa xuân tháng giêng, nhà Minh sai sứ sang thông hiếu.

Bấy giờ, vua Minh cầm cự với Trần Hữu Lượng chưa phân được thua. Vua sai Lê Kính Phu sang sứ phương Bắc để xem hư [22a] thực.

Mùa hạ, tháng 4, Chiều Từ Hoàng thái phi mất, được truy tôn là Chiêu Từ hoàng thái hậu (mẹ của Minh Tông).

Mùa thu, tháng 7, lấy Đỗ Tử Bình làm (tri) Khu mật viện sự.

Từ ngày 27 tháng 8 đến ngyà mồng 3 tháng 9, mưa to, nước lớn, trôi cả nhà cửa của dân, thóc lúa bị ngập.

Mùa đông, tháng 10, lấy Phạm Sư Mạnh làm Hành khiển tả ty lang trung, Lê Quát kiêm chức Hàn lâm viện phụng chỉ.

Canh Tý, (Đại Trị) năm thứ 3 (1360), (Nguyên Chí Chính năm thứ 20). Mùa xuân, tháng 2, đúc tiền Đại trị thông bảo.

Thăng Huệ Túc công Đại Niên làm Bình chương chính sự, phục lại tước vương. Năm này (Đại Niên) mất (mới năm mươi lăm tuổi).

Theo qui chế cũ, những người tước vương vào làm tể tướng đều gọi là "công", chỉ có thân vương thì được phong lại tước vương. Huệ Túc công, Uy Túc công trong đời Đại Khánh được phong tước vương, khi vào làm tể tướng đều gọi là "công" mà lại truy phục tước vương là không đúng [23b] lệ.

Tháng 3, Ngô Bệ bị giết.

Bấy giờ, quân của lộ bắt được Bệ ở Yên Phụ. Bệ chạy trốn, định về kinh sư thú tội. Các quan bản lộ bắt được Bệ cùng ba mươi tên bè đảng của hắn, đóng cũi giải về kinh, đều bị chém cả.

Mùa hạ, tháng 5, ngày mồng một, nhật thực.

Tháng 6, nước Nguyên loạn. Trần Hữu Lượng tiếm xưng đế, đặt quốc hiệu là Hán, đổi niên hiệu là Đại Nghĩa, đánh nhau với Minh Thái Tổ. Quan trấn thủ biên giới phía Bắc là Hoàng Thạc cho chạy trạm tâu rằng Minh và Hán đánh nhau ở Long Châu, Bằng Tường1091. Bọn Thạc nhân việc họ tranh nước với nhau thu được hơn 300 người.

1091 Long Châu: tên châu đời Đường, đời Tống, Nguyên cùng gọi là Long Châu. Nay là đất huyện Long Châu, Trung Quốc. Bằng Tường: tên động đời Tống, Nguyên. Đời Minh đặt làm thổ châu. Nay là đất huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Mùa thu, tháng 7, nước to.

Mùa đông, tháng 10, thuyền buôn của các nước Lộ Hạc1092, Trà Nha1093, Xiêm La1094 đấn Vân Đồn buôn bán, dâng các vật lạ.

1092 Lộ Hạc chắc là nước lộ Hạc mà Toàn thư dã chép vào đời Lý (BK6, 6B). Dựa vào âm đọc, có thể cho rằng Lộ Hạc là nước La Hộc được nhắc đến trong thư tịch Qrung Quốc đời Nguyên. La Hôc là quốc gia Lavo ở Lopburi, Thái Lan. Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc đến trong du ký của Mác-cô Pô-lô (Marco Polo).

1093 Trà Nha: nguyên bản chép là. Toàn thư chú rằng: đọc al2 (Nha), nhưng chữ này cũng có âm đọc là Oa. Trà Oa thì chắc chắn là chỉ đảo Ja-va (In-đô-nê-xi-a) mà ở những chỗ khác Toàn thư chép là Trảo Oa, qua Oa hay Chà Bồ.

1094 Xiêm La: Ở đây chỉ vương quốc Sukhuthai hình thành vào thế kỷ XIII ở Thái Lan.

Tháng 12, xuống chiếu bắt gia nô của các vương hầu, công chúa đều phải thích chữ vào trán và phải gọi theo loại hàm. Kẻ nào không thích chữ, không khai sổ bị coi là [24a] giặc cướp, lớn thì trị tội, bé thì sung công.

Tân Sửu, (Đại Trị), năm thứ 4 (1361), (Nguyên Chí Chính năm thứ 21). Mùa xuân, tháng giêng, sao Chổi mọc ở phương đông bắc. Vua tránh không ngự ở chính điện.

Tháng 2, Minh Thái Tổ đánh Giang Châu. Trần Hữu Lượng lưu giữ Vũ Xương, sai người sang ta xin quân (cứu viện). (Vua) không cho.

Tháng 3, giặc cỏ Chiêm Thành vượt biển đến cướp dân ở cửa biển Dĩ Lý1095. Quân của phủ ấy đánh tan bọn chúng.

1095 Cửa biển Dĩ Lý ở xã Lý Hoà, huyện Bố Trạch, nay thuộc tỉnh Quảng Bình.

Mùa hạ, tháng 5, lấy Phạm A Song làm tri phủ phủ Lâm Bình (Tức là Dĩ Lý)1096.

1096 Ở đây, Toàn thư chú thích phủ Lâm Bình là Dĩ Lý, nhưng chắc là nhầm. Phủ Lâm Bình nói ở đây hẳn gồm cả đất châu Lâm Bình đời Lý. Năm 1075, Lý Nhân Tông đã đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình (Toàn thư BK3, 9a). Có lẽ chữ Dĩ Lý ở đây nhầm từ chữ Địa lý.

Mùa thu, tháng 7, Tạ Lai có tội bị giết.

Bấy giờ vua ngủ ngày ở Long Phương đường. Ngự thư hỏa Tạ Lai đứng hầu, chung quanh không có ai. Lai rút gươm ra xem. Vua thức dậy, sai đem chém.

Nhâm Dần, (Đại Trị), năm thứ 5 (1362). (Nguyến Chí Chính năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, lệnh cho các nhà vương hầu, công chúa dâng [24b] các trò tạp hý vua xét duyệt trò nào hay thì thưởng cho.

Trước đấy, khi đánh Toa Đô, bắt được người phường hát là Lý Phương Cát rất giỏi hát, những con ở trẻ của các nhà thế gia theo y tập hát điệu phương Bắc. Nguyên Cát sáng tác các vở tuồng truyện cổ, có các tích như Tây vương Mẫu hiến bàn đào. Trong tuồng cổ có các vai quan nhân, chu tử, đán nương, câu nô gồm mười hai người, mặc áo gấm, áo thêu, đánh trống, thổi sáo, gảy đàn, vỗ tay, gõ ồn phím đàn (Chú: Chu Hậu chết, Hậu Chủ ghi vào mặt sau đàn tỳ bà: Hương trời còn đuôi phượng, hơi ấm tỏa phím đàn), thay đổi nhau ra vào làm trò, khiến người xem xúc động, muốn cho buồn được buồn, muốn cho vui được vui. Nước ta có tuồng truyện bắt đầu từ đấy.

Lại cho gọi các nhà giàu trong nước, như ở làng Đình Bảng ở huyện Bắc Giang, làng Nga Đình thuộc Quốc Oai vào cung đánh bạc làm vui. Có tiếng bạc đặt tới 300 quan tiền, ba tiếng thì đã gần ngàn quan rồi.

Lại sai tư nô cày một miếng đất ở bên bờ bắc sông Tô Lịch [25a] để trồng hành, tỏi rau dưa đem bán, gọi tên phường ấy là Vườn Tỏi1097 (đến nay vẫn còn) và làm quạt đem bán cũng như thế.

1097 Nguyên văn là Toán Viên. Đến đời Lê, ở Thăng Long vẫn còn phường Toán Viên. Hai bài thơ trong Lã Đường di tập của Thái Thuận nói về phường Toán Viên đều nhắc đến Cửa Bắc và Hồ Tây. Có lẽ phường này ở ven Hồ Tây, gần cửa Bắc, chứ không phải là ở Láng như nhiều người thường nghĩ.

Tháng 2, sao chổi thấy ở phương Bắc.

Tháng 3, Chiêm Thành cướp Hóa Châu.

Mùa hạ, tháng 4, sai Đỗ Tử Bình duyệt bổ quân ở Lâm Bình, Thuận Hóa và đắp thành Hóa Châu.

Tháng 5, sét đánh điện Thiên An.

Từ tháng 5 đến tháng 7 mùa thu, hạn hán. Soát tù. Mưa to. Xuống chiếu miễn cho cả nước một nửa tô thuế năm ấy.

Tháng 8, lấy Hành khiển Phạm Sư Mạnh làm tri Khu mật viện sự.

Đói to. Xuống chiếu cho các nhà giàu dâng thóc để phát chẩn cho dân nghèo, ban tước theo thứ bậc khác nhau.

Tháng 9, vua ngự đến phủ Thiên Trường. Dân có ai ốm thì được ban thuốc uống công và tiền gạo, ít nhiều khác nhau. (Thuốc có tên là viên Hồng ngọc sương, trừ bách bệnh. Dân nghèo ai nghe tin đến được thì được ban hai viên thuốc, hai tiền và hai thăng gạo).

Mùa đông tháng 10, núi Thiên Kiện1098 lở.

1098 Núi Thiên Kiện: còn có tên là núi Địa Cận, ở xã Thiên Kiện, huyện thanh Liêm, tỉnh nam Hà.

Tháng 12, [25b] lấy Đỗ Tử Bình làm Đồng môn tri hạ.

Quý Mão, (Đại Trị), năm thứ 6 (1363), (Nguyên Chí Chính năm thứ 23). Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu chọn dân đinh bổ sung quân các lộ.

Tháng 3, thi học trò, hỏi văn nghệ để lấy người bổ sung vào quán các. thi lại viên bằng viết chữ, lấy làm thuộc viên các sảnh, viện.

Truy tặng Thiếu bảo Trương Hán Siêu chức thái phó.

Mùa hạ, tháng 5, trả lại cho Trâu Canh chức tước cũ.

Tháng 6, tịch thu gia sản của Ngô Dẫn, trại chủ xã Đại Lai.

Trước đây, về đời Minh Tông, cha Dẫn bắt được viên ngọc rết rất đẹp, đem đến Vân Đồn, các thuyền buôn tranh nhau mua. Một người chủ thuyền muốn đuợc vật lạ đó, dốc hết của cải để mua. Dẫn do vậy trở nên giàu có. Minh Tông đem công chúa Nguyệt Sơn gả cho Dẫn. Dẫn cậy giàu có thông dâm với người con gái khác, lại có những lời lăng nhục công chúa. Công chúa đem việc ấy tâu vua. Dẫn được tha tội chết, nhưng bị tịch thu gia sản.

Mùa đông, tháng 10, đào [26a] hồ ở vườn ngự trong hậu cung. Trong hồ xếp đá làm núi, bốn mạch đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ. Lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế. Lại gọi tên điện là điện Lạc Thanh, tên hồ là hồ Lac Thanh. lại đào một hồ nhỏ khác. Sai người hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi ở trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào đó. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ (cá diếc). Đặt chức khách đô để trông coi.

Giáp Thìn, (Đại Trị) năm thứ 7 (1364], (Nguyên Chí Chính năm thứ 24). Mùa xuân, tháng 2, xây dãy khách lang ở Tây điện, thẳng đến cửa Hoàng Phúc.

Mùa hạ, tháng 4, gọi Cánh chưởng phụng cung Vĩnh An là Bùi Khoan cùng [26b] uống rượu. Khoan lập mẹo uống vờ hết 100 thăng rượu, được thưởng tước hai tư.

Tháng 5, vua đi hóng gió chơi trăng. Vì uống rượu quá sai, lại lội xuống sông tắm, nên bị ốm. Sai quan thầy thuốc là bọn Trâu Canh thay nhau hầu thuốc thang.

Mùa thu, tháng 7, vua khỏi bệnh.

Thángg 8, chọn hoàng nam trong nước, định 3 bậc quân ngũ, sửa soạn thuyền chiến và vũ khí để phòng việc biên cương.

Mùa đông, tháng 10, Cung Túc Vương Nguyên Dục mất.

Ất Tỵ, (Đại Trị) năm thứ 8 (1365), (Nguyên Chí Chính năm thứ 25). Mùa xuân, tháng giêng, người Chiêm Thành cướp dân đi chơi xuân của Hóa Châu.

Trước đây, theo tục Hóa Châu, tháng giêng hàng năm, trai gái họp nhau ở Bà Dương chơi trò đánh đu. Người Chiêm đã nấp sẵn ở đầu nguồn Hóa Châu từ tháng 12 năm trước, đến khi ấy ập tới cướp bắt đem về.

Mùa đông, tháng 11, xuống chiếu cho các quân Sơn Lão1099 ở lạng Giang trấn giữ [27a] biên phòng, vì đất Bắc có loạn, Minh, Hán tranh nhau1100, đóng binh ở Nam Ninh, Long Châu.

1099 Sơn Lão quân: quân các dân tộc miền núi.

1100 Minh: tức chu Nguyên chương, Hán: tức Trần Hữu Lượng.

Bấy giờ có Thiều Thốn người Thanh Hóa, làm phòng ngự sứ Lạng Giang, thống lĩnh quân Lạng Giang, đóng ở sông Đông Bình, khéo vỗ về quân sĩ, trong quân ai cũng thích ông ta. Sau vì em trai kiêu ngạo làm bậy, ông bị tội lây, mất chức. Trong quân làm câu ca về ông: "Trời chẳng thấu oan, ông Thiều mất quan". Đến khi ông sửa soạn hành trang ra về, chúng lại làm câu ca: "Ông Thiều trở về, lòng ta tái tê". Triều đình nghe biết chuyện ấy, khôi phục quan chức cho ông, trong quân lại có câu ca: "Trời đã thấu oan, ông Thiều lại làm quan". Ít lâu sau, ông chết.

Minh Từ Hoàng Thái phi mất (phi là mẹ đẻ của Nghệ Tông).

Bính Ngọ, (Đại Trị) năm thứ 9 (1366), (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 26). Mùa xuân, tháng giêng, sai Tả bộc xạ Tăng Khoan, Hữu bộc xạ Lê Quát xét duyệt sổ đinh Thanh Hóa.

(Quát là người Thanh Hóa hồi trẻ ra chơi kinh sư, gặp khi bạn ông được cử đi sứ Kinh Yên, Quát tặng bạn bài thơ rằng:

Dịch lộ [27b] tam thiên quân cư an

Hải môn thập nhị ngã hoàn san

Trung triều sứ giả yên ba khách,

Quân đắc công danh, ngã đắc nhàn.

(Đường trạm ba ngàn, anh ruổi ngựa,

Mười hai cửa biển, tớ về ngàn.

Kẻ sang sứ Bắc, người mây nước,

Anh được công danh, tớ được nhàn.)

Người thức giả biết Quát sau này sẽ quý hiển. Quả nhiên, Quát thi đỗ, thăng chức nhanh chóng, vượt người bạn kia).

Tháng 3, người Chiêm cướp phủ Lâm Bình. Quan phủ Phạm A Song đánh bại chúng. Thăng A Song làm đại tri phủ Lâm Bình, Hành quân thủ ngự sứ.

Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cho An phủ sứ các lộ đi bắt giặc cướp.

Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở1101, đến canh ba mới về. khi tới sông Chử Gia1102 bị cướp mất ấn báu, gươm báu. vua tự biết mình không sống lâu, càng thả sức chơi bời.

1101 Hương Mễ Sở: nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

1102 Tức bãi Chử Gia, sau gọi là Chử Xa, huyện Văn Giang cũ, nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.