Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Chương 9 - Phần 2

Hình 63 - Đường hoạn lộ của Dương Danh Lập, đốc học Hà Nội

Nguyễn Đình Khang, quê ở Lam Vĩ (huyện Thụy Nguyên, Thanh Hóa), vốn là một quan võ. Làm thương tá tỉnh vụ ở Hà Nội năm 1896, ông không thể được coi như quan tỉnh thực thụ, nhưng hoạn lộ của ông đáng được xem xét vì nó giống như của Đào Trọng Kỳ và Lê Bảng. Ông tỏ ra là một nhà binh giỏi: sau khi chiêu mộ binh lính năm 1861, hai năm sau ông nhận chức quyền hiệp quản. Sau một thời kỳ dự bị, năm 1865 được phong tinh binh chánh đội trưởng suất đội (chánh lục phẩm) và được điểm tốt khi sát hạch đại pháo năm 1867[776]. Việc ông được bổ làm phó lãnh binh Thủy sư ở Hà Nội 10 năm sau, cho thấy ông được cấp trên đánh giá cao, nhưng năm 1882 sự nghiệp của ông đột nhiên bị gián đoạn: bị tước bỏ hết mọi chức quan và bị thải hồi vì đã thất bại trong việc bảo vệ kinh thành. Việc ông nhanh chóng đi theo kẻ chinh phục Pháp đã giúp ông được phục chức năm 1886 và nhanh chóng được thăng tiến. Phó lãnh binh Quảng Yên từ 1889 đến 1888, rồi Hà Nội từ 1888 đến 1893, được bổ làm phó đề đốc Hà Nội năm 1893 rồi chuyển sang ngạch quan văn (giảm một trật) để được bổ làm thương tá tỉnh vụ năm 1894[777].

[776] Việc bổ nhiệm ông năm 1865 phù hợp với sắc dụ 1862 (DLTY, tr. 448-449).

[777] Về việc chuyển từ ngạch quan võ sang quan văn xem ở trên. ANV-KL, 2514, tờ 11.

Hình 64 - Đường hoạn lộ của Nguyễn Đình Khang, thương tá tỉnh vụ ở Hà Nội

- Những viên quan đã chiêu mộ binh sĩ trước khi người Pháp chinh phục

Nguyễn Văn Cộng, sinh ở Thanh Nhàn (huyện Kim Anh, Bắc Ninh), chiêu mộ binh sĩ từ năm 1869. Sự thăng tiến của ông gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu dừng lại ở chánh cửu phẩm từ 1878 đến 1888, tiếp theo là sự thăng tiến nhanh chóng từ chánh cửu phẩm lên tòng ngũ phẩm (7 trật) trong hai năm 1888 đến 1889. Sau thời gian làm bang tá từ 1883 đến 1885 ở phủ Đa Phúc và ở châu Bình Châu (Thái Nguyên), ông được gọi về tỉnh Bắc Ninh từ 1885 đến 1892 (bang tá rồi tri huyện Văn Giang, đồng tri phủ Thuận Thành, tri phủ Từ Sơn) rồi chuyển về tỉnh Hà Nội làm tri phủ Ứng Hòa và Thường Tín (1894-1895). Vai trò của ông trong công cuộc “bình định” khiến ông được bổ làm án sát Hà Nội năm 1895[778].

[778] ANV-KL, 2514, tờ 10-11.

Hình 65 - Đường hoạn lộ của Nguyễn Văn Cộng, án sát tỉnh Hà Nội

- Những người xuất thân từ các nha môn và văn phòng của Pháp

1. Một sự thăng tiến chậm tiếp theo một bước lên bậc nhanh

Lê Nguyên Huy quê ở khu Tả Nhị thành phố Hải Phòng. Sau 6 năm làm ký lục trong ngạch của Pháp - ở phủ công sứ Bình Định (10/1883 đến 10-1884), ở phủ thống sứ (10-1884 đến 4-1885) rồi ở phủ công sứ Sơn Tây (4-1885 đến 11-1886) và ở Hải Phòng (11-1886 đến 11-1890) - ông làm việc ở phủ huyện trong 5 năm ở tỉnh Hải Dương với chức tri huyện Đông Triều (11-1890 đến 5-1891), tri phủ Bình Giang (7 đến 11-1891), rồi Kinh Môn (2-1892 đến 2-1895). Sự thăng tiến nhanh chóng (6 trật từ 1891 đến 1892) là do có tham gia vào các cuộc hành binh ở Hải Dương. Được thưởng bội tinh Cao Miên[779], sau đó được bổ làm quyền án sát Quảng Yên tháng 3, rồi quyền bố chính Bắc Ninh tháng 12-1895[780].

[779] Huân chương này dùng để thưởng cho những người làm việc lâu năm trong ngạch công chức Pháp. Vương Hữu Bình cũng nhận được.

Hình 66 - Đường hoạn lộ của Lê Nguyên Huy, quyền bố chính Bắc Ninh

Sinh ở Tả Thanh Oai (huyện Thanh Oai, Hà Nội), Nguyễn Thuật chỉ đỗ được nhất trường thi hương năm 1874. Sau một quá trình bắt đầu chậm chạp (1883-1889) với chân thư lại ở nha môn tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, ông được thăng tiến rất nhanh từ 1890 và 1894, lên 7 trật (tòng thất phẩm-tòng tứ phẩm). Đó là nhờ vào việc tham gia những cuộc hành quân tảo thanh năm 1890 và có làm việc ở nha kinh lược (1890-1893)[781]. Được bổ làm quyền án sát Hưng Hóa (3-1893) rồi Hà Nam (9-1893) trước khi được bổ làm quyền bố chính Hà Nam từ tháng 5-1895[782].

[780] ANV-KL, 2516, tờ 15-16.

[781] Do Nguyễn Hữu Độ tiến cử. TL, kỷ IV, q. 59, t. 34, tr. 106.

[782] ANV-KL, 2520, tờ 48.

Hình 67 - Đường hoạn lộ của Nguyễn Thuật, bố chính HàNam

Nguyễn Tiến quê ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sau thời gian bắt đầu khá chậm (1880-1889) với chân thư lại ở nha thương chính, ở ty phiên tỉnh Hà Nội rồi ở nha kinh lược, đường hoạn lộ của ông tiến nhanh nhờ sự tham gia các cuộc hành quân tảo thanh: lên 8 trật trong 3 năm (1889-1892: chánh bát phẩm-chánh tứ phẩm). Phó quản đạo Địch Lâm từ tháng 5 đến 11-1890, rồi quyền án sát Bắc Ninh (6-1891), quyền bố chính Quảng Yên (10-1893 đến 4-1894). Được gọi về nha kinh lược và bị giáng một trật năm 1895, ông được phục chức cũ năm sau nhờ có tham gia cuộc hành quân tảo thanh và được bổ làm quyền án sát Bắc Giang[783].

[783] ANV-KL, 2518, tờ 39-40.

Hình 68 - Đường hoạn lộ của Nguyễn Tiến, quyền án sát tỉnh Bắc Giang

2. Một bước thăng tiến ngay lập tức

Bước đầu làm việc của Nguyễn Văn Đạt, quê ở Đông Tác (huyện Tùng Thiện, Sơn Tây) là sự thu ngắn của những đường hoạn lộ kể trên. Ông được thăng chánh lục phẩm chỉ chưa đầy 4 tháng sau khi được tuyển dụng làm sai phái dưới trướng các quan tỉnh Hà Nội. Được cử làm nhân viên tòa công sứ Sơn Tây tháng 1-1884, ông được bổ làm quyền tri phủ Quốc Oai (7-1885 đến 9-1887) và tích cực tham gia các cuộc hành quân tảo thanh. Nhưng thời gian kéo dài của các danh nghĩa quyền (4 và 2 tháng) với vị trí án sát Sơn Tây rồi Lục Nam từ 1890 có lẽ là do chưa quen công việc[784]. Tháng 11-1895 được bổ làm quyền bố chính Tuyên Quang.

[784] ANV-KL, 2519, tờ 42-43.

Hình 69 - Đường hoạn lộ của Nguyễn Văn Đạt, quyền bố chính Tuyên Quang

Phụ lục 6 - Tỉnh xuất thân của thuộc lại đương nhiệm ở Bắc Kỳ năm 1896

Bản vẽ 14 - Nha lại làm việc ở tỉnh nhà năm 1896

Bản vẽ 15 - Nha lại quê ở Hà Nội năm 1896

Bản vẽ 16 - Quê xuất thân của những nha lại đang làm việc tại Thái Bình

Phụ lục 7 - Chia tài sản của Vi Văn Định cho các con năm 1940

Ngày 16 tháng 6-1940, tại Bản Chu, Vi Văn Định tiến hành chia tài sản cho 6 người con gái và 6 người con trai. Tài liệu đó gọi là Giấy chia gia tài của cụ lớn cố gồm có hai phần: mô tả các tài sản không thể chuyển nhượng và phân chia cho các con[785].

[785] Tác giả cám ơn ông Nguyễn Văn Huy, cháu của Vi Văn Định, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội đã cho phép chúng tôi xem và sao lại bản tổng hợp của tài liệu này.

I. Mô tả các tài sản không thể chuyển nhượng (trị giá 15-500 đồng bạc):

Ở xứ Lộc Mã, thôn Bản Chu, xã Khuất Xá, một vạt đất 1 mẫu, 3 sào, 3 thước trên có xây nhà thờ họ và ba ngôi nhà gạch. Trị giá tất cả là 7.500 đồng.

Các ruộng hương hỏa:

Ruộng ở trại Pò Lỏng, thôn Bản Chu (113 mẫu, 1 sào, 2 thước).

Ruộng ở trại Pò Ngọa, thôn Bản Chu (11 mẫu, 1 sào).

Ruộng ở trại Bản Lải, thôn Bản Chu (24 mẫu, 5 sào, 5 thước).

Ruộng ở thôn Bản Chu (47 mẫu, 8 sào, 8 thước).

Ruộng ở trại Lăm Le, thôn Bản Chu (9 mẫu, 3 sào, 14 thước).

Ruộng ở trại Tằm Chả, thôn Bản Chu (3 mẫu, 6 sào, 7 thước).

Ruộng ở trại Pắn Pé, thôn Bản Cảng (28 mẫu, 2 thước).

Ruộng ở trại Phiềng Bưa, thôn Bản Chu (8 mẫu, 8 sào, 8 thước).

Vườn ở thôn Bản Chu (23 mẫu, 3 sào, 13 thước).

Ao ở thôn Bản Chu (5 mẫu, 9 sào, 11 thước).

Diện tích toàn bộ là 275 mẫu, 9 sào, 5 thước, trị giá 4.000 đồng.

Một ngôi nhà tọa lạc ở số 6 đường Follye de Joux tại thành phố Lạng Sơn, diện tích 2.622 m2. Toàn bộ gồm nhà và đồ dùng trị giá 4.000 đồng.

II. Chia tài sản (trị giá 8.200 đồng) cho 12 con của Vi Văn Định:

Phần của con trưởng Vi Văn Diệm: một ngôi nhà gạch 3 tầng, tọa lạc ở số 20 đường Delorme ở Hà Nội, diện tích 1.500 m2. Ngôi nhà và đồ dùng bên trong trị giá 25.000 đồng.

Phần của Vi Văn Kỳ: một ngôi nhà gạch, tọa lạc ở số 4 đường Simoni ở Lạng Sơn, diện tích 445 m2. Toàn bộ gồm nhà và đồ dùng trị giá 4.000 đồng.

Phần của Vi Văn Dư: một ngôi nhà gạch diện tích 648 m2tọa lạc tại 23 đường Simoni Lạng Sơn. Toàn bộ - nhà và đồ dùng - trị giá 3.000 đồng. Ngoài ra Vi Văn Dư còn nhận được hai ngôi nhà lợp ngói diện tích tất cả là 902 m2 trị giá 1.000 đồng bạc, tọa lạc tại phố Lộc Bình, xã Đồng Bục, châu Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Phần của Vi Văn Huyền: một ngôi nhà 3 gian, tọa lạc tại các số 17, 19 và 21 đường Francis Garnier ở Kỳ Lừa, diện tích 1.630 m2 trị giá 4.000 đồng.

Phần của Vi Văn Tùng và Vi Văn Tấn: 3 ngôi nhà 2 tầng, tọa lạc tại số 171, 173 và 175 đường Jules Piquet (Thái Bình) có diện tích theo thứ tự là 97 m2, 104 m2 và 83 m2, có giá trị toàn bộ là 3.000 đồng. Ngoài ra hai người con này còn nhận được 1.000 đồng.

Phần của Vi Thị Kim Thành, Vi Thị Kim Yến, Vi Thị Kim Ngọc và Vi Thị Kim Phú: nhận được hai ngôi nhà gạch tọa lạc tại số 100 và 104 đường Blockhaus-Bắc (Hà Nội), diện tích 878 m2 trị giá 20.000 đồng.

Vi Thị Kim Quý và Vi Thị Kim Thanh chưa thành thân, sẽ nhận được mỗi người số vốn là 1.000 đồng khi lấy chồng.

NGUỒN TƯ LIỆU VÀ THƯ MỤC

Tư liệu chép tay

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 (Hà Nội): châu bản; phông kinh lược; phông Phủ thống sứ Bắc Kỳ; phông công sứ Hà Đông, Nam Định, Phú Thọ và Hưng Hóa.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội):

中學五經撮要 (A.2608/1-2), (Trung học ngũ kinh toát yếu)

中學越史编年撮要 (A.328), (Trung học Việt sử biên niên toát yếu)

仕宦修知 (A.216), (Sĩ hoạn tu tri)

仕宦箴規 (A.594), (Sĩ hoạn châm quy)

國朝律例撮要 (A.488), (Quốc triều luật lệ toát yếu)

國朝律學簡要 (A.895), (Quốc triều luật học giản yếu)

大南同文日報 (A.745/1-5), (Đại Nam đồng văn nhật báo)

寧平事蹟 (A.1406), (Ninh Bình sự tích)

小學國史略编 (A.329), (Tiểu học quốc sử lược biên)

小學四書節略 (A.2607), (Tiểu học tứ thư tiết lược)

己丑西行日記 (A.101), (Kỷ Sửu tây hành nhật ký)

新式論體合選 (Vhv.353), (Tân thức luận thể hợp tuyển)

新式策文 (Vhv.886), (Tân thức sách văn)

新式文抄 (A.3271), (Tân thức văn sao)

幼學漢字新書 (Vhv.346), (Ấu học Hán tự tân thư)

段巡撫公牘 (A.502), (Đoàn tuần phủ công độc)

興化省賦 (A.471), (Hưng Hóa tỉnh phú)

覽西紀略 (Vhv.1784), (Lãm Tây ký lược)

金江文集 (A.1042/1-3), (Kim Giang văn tập)

Các nguồn khác

上古社三山仝民公約誌 (Thượng Cổ xã Tam Sơn đồng dân công ước chí), (Tam Sơn, Bắc Ninh).

方亭志道先生神道 (Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo), (Đại Kim, Thanh Trì).

正經阮族世譜統編 (Chính kinh Nguyễn tộc thế phả thống biên), (Nhân Mục, Thanh Trì).

諒山土司事蹟内敘七族略史 (Lạng Sơn thổ ty sự tích nội tự thất tộc lược sử), (Hà Nội, sưu tập cá nhân).

韋家世譜記 (Vi gia thế phả ký), (Hà Nội, sưu tập cá nhân).

Tư liệu ấn loát

Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục 國朝鄕科錄, 1893-1918, Tp Hồ Chí Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

Tập thể, Những ông nghè ông cống triều Nguyễn, Hà Nội, Nxb. Văn hóa thông tin, 1995.

Đại Nam điển lệ toát yếu tân biên 大南典例撮要新編, 1909, Tp Hồ Chí Minh, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1993.

Đại Nam liệt truyện chính biên 大南列傳正編, 1889, 4t., Huế, Nxb. Thuận Hóa, 1994.

Đại Nam thực lục chính biên 大南實錄正編, 1848-1939, 36t., Hà Nội, Viện Sử học, Nxb. Khoa học xã hội, 1963-1977.

Đại Việt sử ký toàn thư 大南史記全書, 1697, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1993.

Đặng Huy Trứ, Từ thụ yếu quy 辭受要規, 1868, Hà Nội, Nxb. Pháp lý - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1992.

Đặng Xuân Bảng, Tiên nghiêm hội đình thí văn 先嚴會庭試文, trong Hoàng Văn Lâu, Khảo sát văn bản bộ Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng, Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 1996.

- Sử học bị khảo 史學備考, q.4: quan chế khảo, bản thảo, Hà Nội, Viện Sử học, s.d.

Đào Trí Úc (chủ biên), Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1995.

Hoàng Việt luật lệ 皇越律例, 1812, 4 t., Tp Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa thông tin, 1994.

Hồng Đức bản đồ 洪德版圖, Sài Gòn, Tủ sách Viện khảo cổ, 1962.

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ 欽定大南會典史例, 1855, 15 t., Huế, Nxb. Thuận Hóa, 1993.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑑綱目, 1884, 2 t., Hà Nội, Nxb. Giáo dục, 1998.

Launay, A., Histoire de la mission du Tonkin – documents historiques, 1658 - 1717 (Lịch sử truyền giáo Bắc Kỳ - tư liệu lịch sử), Paris, MEP, Les Indes Savantes, 2000.

Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục 見聞小錄, 1777, trong Lê Quý Đôn toàn tập, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1977.

- Vân đài loại ngữ 芸薹類語, 1773, Sài Gòn, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1973.

Lê Tắc (Trắc), An Nam chí lược 安南志略, thế kỷ XIV, Huế, Viện đại học Huế, 1961.

Lê triều quan chế 黎朝官制, Hà Nội, Viện Sử học, Nxb. Văn hóa thông tin, 1997.

Minh Mệnh, Ngự chế văn 御製文, 1834/1841, Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, 2000.

Minh Mệnh chính yếu 明命正要, 1895/1901, 6 t., Sài Gòn, Bộ Văn hóa giáo dục và thanh niên, 1972 - 1974.

Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ 曆朝雜紀, 1807 - 1841, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1995.

Ngô Đức Thọ (chủ biên), Các nhà khoa bảng Việt Nam, 1075 - 1919, Hà Nội, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Nxb. Văn hóa, 1993.

Nguyễn Trãi, Dư địa chí 與地誌, 1435, trong Nguyễn Trãi toàn tập, Hà Nội, Viện Sử học, 1976, pp.209-246.

Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên 大越地與全編, Hà Nội, Viện Sử học, Nxb. Văn hóa, 1997.

Phan Huy Chú, Hoàng Việt địa dư chí 皇越地與誌, 1833, Huế, Nxb. Thuận Hóa, 1997.

Lịch triều hiến chương loại chí 曆朝憲章類誌, 1821, 3 t., Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1992.

Quốc triều đăng khoa (bảng) lục, 1894, 1 t., Sài Gòn, Bộ Quốc gia giáo dục, 1962.

Taboulet, G., La geste francaise en Indochine. Histoire par les textes de la France en Indochine des ongines à 1914 (Sự nghiệp Pháp ở Đông Dương. Lịch sử các văn bản Pháp ở Đông Dương từ khởi thủy đến 1914), Paris, A.Maisonneuve, 2 t., 1955, 1956.

Tự Đức, Thánh chế văn tam tập 聖製文三集, 1888, Sài Gòn, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, t 1., 1971, t.2., 1973.

Việt sử lược 南史略, XIVe s., Hà Nội, Nxb. Văn Sử Địa, 1960.

Công cụ làm việc

Bibliography of Asian Studies (Thư mục Nghiên cứu châu Á) (Gen, ed. Richard C.Hooward/ The Association for Asian Studies Inc.1 Lane Hall, University of Michigan, Ann Harbor, MI 48109).

Brébion, A., Dictionnaire de bibliographie générale ancienne et moderne de l’Indochine francaise (Từ điển thư mục tổng quát cổ và kim của Đông Dương), Paris, Société d’éditions géographiques, maritimes et coloniales, 1935.

Collectif, Bulletin des Amis du Vieux Huê (Tập san những người Bạn của Huế xưa), bản in toàn bộ trên CD-ROM, Hà Nội, EFEO - Hội những người bạn của Huế xưa, 2000.

Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia Việt Nam, EFEO, Nxb. Văn hóa thông tin, 2000.

Mục lục châu bản triều Nguyễn, t.2, Minh Mệnh 6 (1825), 7 (1826), Cục lưu trữ Nhà nước, Đại học Huế, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, Hà Nội, Nxb. Văn hóa, 1998.

- Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội, Hà Nội, Nxb. Văn hóa thông tin, 2001.

Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 1954 - 1994, Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Sử học, 1995.

- 中國官制大辞典 (Trung Quốc quan chế đại từ điển), 2 t., Hắc Long Giang Nhân dân xuất bản xã, 1992.

Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Lao động, 1996.

Hucker, Ch.O., A dictionary of offcial titles in imperialChina (Từ điển chức tước chính thức của Vương triều Trung Hoa), Stanford (Cal.), Stanford University Press, 1985.

Index Indochinensis. An English and French Index to Revue Indochinoise, Extrême-Asie - Revue Indochinoise and La Revue Indochinoise Juridique et Economique, compiled hy R.D.Hill, Hong Kong, Center of AsianStudies, University of Hong Kong, 1983.

Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường, Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Hà Nội, Nxb. Giáo dục, 1999.

Lê Thành Lân, Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ, 0001 - 2010, Hà Nội, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Nxb. Thống kê, 2000.

Minh Thanh, “Thư mục về nhà Nguyễn”, NCLS, 1993, 6 (271), pp.70-91.

Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam danh nhân từ điển, Sài Gòn, Khai Trí, 1967.

Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thể. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa, 1993.

Nguyễn Thế Anh, Bibliographie critique sur les relations entre le Viêt Nam et l’Occident (Thư mục phê phán về quan hệ Việt Nam với phương Tây), Paris, Maisonneuve et Larose, 1967.

Niên biểu Việt Nam đối chiếu với năm dương lịch và niên biểu Trung Quốc, Hà Nội, Vụ Bảo tồn bảo tàng, 1984.

Phạm Thị Ngoạn, Index analytique du Nam Phong (Bảng tra cứu tạp chí Nam Phong), thèse, 2 t., Paris, Université Paris 7, 1978.

Trần Nghĩa, Gros Francois (ed), Di sản Hán Nôm - Catalogue des livres en Hán Nôm, 3 t., Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1993.

Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Việt Nam, 2 t., Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1971 et 1 972.

Hồi ký, địa chí, ký sự, tư liệu văn học

Baron, S., “A Description of the Kingdom of Tonqueen, 1680” (Mô tả Vương quốc Đàng ngoài) trong General Collection of Voyages and Travels by John Pinkerton, t.3, 1811, p.656-707, Bản dịch tiếng Pháp của H.Deseille, Description du royaume du Tonkin, Hanoi, IDEO, (s.d.).

Cao Xuân Huy, Thạch Can (chủ biên), Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, 2 t., Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1978.

Chu Thiên, Bút nghiên, 1942, Tp Hồ Chí Minh, Nxb. Tổng hợp An Giang, 1989.

Tập thể, Thơ văn Lý Trần, t.1, Hà Nội, Viện Văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1977.

Dampier, W., Supplément au voyage autour du monde(Phụ trương du hành quanh thế giới), t.3, Amsterdam, 1701, (in lại dưới tên Un voyage au Tonkin en 1688 trong Revue Indochinoise, 1909 et 1910).

Đặng Thai Mai, Văn thơ Phan Bội Châu, Hà Nội, Cục Xuất bản Bộ Văn hóa, Nxb Văn hóa, 1958.

Đặng Xuân Bảng, Tuyên Quang tỉnh phú, 1861, trong “La province de Tuyên Quang”, Revue Indochinoise, XXV (1922), IIe section, pp.135-192, 403-404; XXVI (1923), 1re section, pp.97-126.

Đinh Gia Khánh, Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, Nxb. Văn học, 1997.

Mã Đoan Lâm, Ethnographie des peuples étrangers à la Chine (Dân tộc học các tộc ngoài Trung Quốc), XIIIe siècle, 2 t., Genève, H.Georg., 1876 - 1883. (Bản dịch cuốn Văn hiến thông khảo 文憲通考 của Hervey de Saint-Denys, tr. 324 - 332).

Marini, G.F.de, Histoire nouvelle et curieuse des royavmes de Tvnqvin et de Lao. Contenant vne description exacte de leur origine, grandeur & estendue, de leurs richesses & de leurs forces; des moeurs & du naturel de leurs habitants; de la fertilite de ces contrees & des riuieres quy les arrosent de tous costez, & de plusieurs autres circonstances vtiles & necessaires pour vne plus grande intelligence de la geographie. Ensemble la magnificence de la cour des roys de Tunquyn & des ceremonies qu’on obserue a leurs enterremens (Chuyện mới lạ về Vương quốc Đàng Ngoài), bản dịch tiếng Ý của L.P.L.C.C., Paris, G.Clovzier, 1666.

Nguyễn Văn Dương (chủ biên), Tuyển tập Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm nghiên cứu quốc học, 1995.

Ngô Tất Tố, Lều chõng, trong Ngô Tất Tố toàn tập,. t.4, Hà Nội, Nxb. Văn học, 1996.

Nguyễn Công Hoan, Nhớ gì ghi nấy, 1970, Hà Nội, Nxb. Hội Nhà văn, 1998.

Pan Dinggui, An Nam ký du 安南紀遊, thế kỷ XVII, Bulletin de géographie historique et descriptive, t.4, no2, 1890, pp.70-86.

Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút 雨中隨筆, cuối thế kỷ XVIIIe - đầu thế kỷ XIXe s., trong Trần Kinh Hòa (chủ biên), Romans et contes du Viêt Nam écrits en Han, q. II, t. 5, Paris-Đài Bắc, EFEO - Nxb Đại học Đài Bắc, 1992, pp.3-128.

Phạm Thận Duật, Hưng Hóa ký lược 興化記略, 1856, trong Phạm Đình Nhân (chủ biên.), Phạm Thận Duật toàn tập, Hà Nội, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, 2000, pp.121-238, 619-688.

Phan Huy Chú, Hải trình chí lược 海程志略, 1833, Paris, Cahier d’Archipel, 25, 1994.

Thơ văn Nguyễn Khuyến, lời tựa của Xuân Diệu, Hà Nội, Nxb. Văn học, 1979.

Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, Nxb. Văn hóa, 1959, 220p.

Trần Huy Liệu, Hồi ký Trần Huy Liệu, Hà Nội, Viện Sử học, Nxb. Khoa học xã hội, 1991.

Trần Nghĩa (chủ biên.), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, 4 t., Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb. Thế giới, 1997.

Trương Quốc Dụng, Thối thực ký văn 退食記聞, 1851, Hà Nội, Nxb. Tân Việt, 1944.

Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, 2 t., Hà Nội, Nxb. Văn học, 1998.

Vũ Đình Liên (chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, t.4, Văn học Việt Nam 1858 - 1930, Hà Nội, Nxb. Văn hóa - Viện Văn học, 1963.

Vũ Thế Khôi, Vũ Tông Phan, tuyển tập thơ văn, Hà Nội, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

Vũ Trọng Phụng, Vỡ đê, tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên báoTương Lai từ ngày 27-9-1936, tái bản trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, t.2, Hà Nội, Nxb. Văn học, 1998.

Công trình nghiên cứu

Tác phẩm

Ajalbert, Jean, Les destinés de l’Indochine - voyages, histoire, colonisation (Vận mệnh Đông Dương), Paris, Louis-Michaud, 1909.

Balazs, E., La bureaucratie céleste (Chế độ quan liêu Thiên triều), in lần thứ 2, Paris, Gallimard-Ted, 1988.

Beau, P., Situation de l’Indochine de 1902 - 1907 (Tình hình Đông Dương từ 1902-1907), 2 t., Saigon, Imprimerie M. Rey, 1908.

Bernard, P., Le problème économique indochinois(Những vấn đề kinh tế Đông Dương), Paris, Nouvelles éditions latines, 1934.

Brocheux, P., Hémery, D., Indochine, la colonisation ambigue 1858 - 1954 (Đông Dương, công cuộc thực dân nhập nhằng), in lần thứ 2, Paris, La Découverte, Paris, 2001.

Nha môn Tổng đốc Hà Dông. Les industries familiales dans la province de Hà Dông (Công nghệ gia đình tỉnh Hà Đông). Hanoi, Nhà in Bắc Kỳ, 1932.

Cù Đồng Tổ, Local Governement in China under the Ch’ing (Chính quyền địa phương Trung Quốc dưới triều Thanh), Cambridge (Mass), Havard University Press, 1962.

Chương Thâu, Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX, Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1982.

Tập thể, Đặng Huy Trứ (1825 - 1874). Con người và tác phẩm. Tp Hồ Chí Minh, Nxb. Tp Hồ Chí Minh, 1990.

-, Lê Thánh Tông (1442 - 1497), con người và sự nghiệp, Hà Nội, Nxb. Đại học quốc gia, 1997.

-, Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, Prose et poésies du Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội, Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, EFEO, Nxb. Văn hóa, 1997.

Cordier, G., Étude sur la littérature annamite (Nghiên cứu văn học Việt Nam), Saigon, Nxb. Viễn Đông, 1933.

Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 - góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1988.

Dương Quảng Hàm, Văn học Việt Nam, Sài Gòn, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản, 1939.

-, Việt Nam văn học sử yếu, Sài Gòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1962.

Dương Van Mai Elliot, The Sacred Willow. Four Generations in the Life of a Vietnamese Family (Cây liễu thiêng. Bốn thế hệ trong đời sống của một gia đình Việt Nam), New York, Oxford University Press, 1999.

Đàm Thị Uyên, Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX, Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000.

Đặng Huy Vận, Chương Thâu, Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX, Hà Nội, Tủ sách Trường Đại học Tổng hợp, Nxb. Giáo dục, 1961.

Đặng Hữu Thụ, Làng Hành Thiện và các nhà nho Hành Thiện triều Nguyễn, Liège, Cyber, 1992.

Đặng Phương Nghi, Les institutions publiques du Viêt Nam au XVIIIe siècle (Thiết chế công Việt Nam thế kỷ XVIII), Paris, EFEO, 1969.

Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời - nghiên cứu địa lý học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1964.

Đào Trí Úc, Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 1994.

Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Nxb. Chính trị quốc gia, 1997.

Đỗ Bang (chủ biên), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884, Huế, Nxb. Thuận Hóa, 1997.

Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Thanh niên, 2002.

Đỗ Xuân Sảng, Les juridictions mandarinales - essai sur l’organisation judiciaire du Tonkin (Tòa án quan lại - lược khảo về tổ chức pháp chế Bắc Kỳ), Paris, Domat -Monchrestien, 1938.

Durand, M., L’Univers des Truyện Nôm. Thế giới của Truyện Nôm, Hà Nội, EFEO, Nxb. Văn hóa, 1998.

Durand, P.-H., Lettrés et pouvoirs: un procès littéraire dans la Chine impériale (Nho sĩ và quyền lực: một vụ án văn học Trung Quốc thời đế chế), Paris, EHESS, 1992.

Elman B.A., From Philosophy to Philology: Intellectual and Social Aspects of Change in Late Imperial China, Cambridge (Mass)/ London, Harvard University Press, 1990.

Forest, A., Les missionnaires francais au Tonkin et au Siam, XVIIe - XVIIIe siècle - analyse comparée d’un relatif succès et d’un total échec (Giáo sĩ thừa sai Pháp ở Bắc Kỳ và Xiêm thế kỷ XVII-XVIII), 3 t., t.2: Histoires du Tonkin, Paris, L’Harmattan, coll. Recherches Asiatiques, 1998.

Fourniau, Ch., Les contacts franco-vietnamiens en Annam et au Tonkin 1885-1896 (Tiếp xúc Pháp-Việt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ 1885-1896), luận án, Đại học Haute Provence, 1983.

Gillingham, H. E., Notes on the Decorations and Metals of the French Colonies and Protectorates (Ghi chép về huân chương và huy hiệu của nước Pháp thuộc địa và bảo hộ), New York, American numismatic society, 1928.

Gosselin, Ch., L’Empire d’Annam (Vương quốc An Nam), Paris, Perrin, 1904.

Gourou, P., Les paysans du delta tonkinois - étude de géographie humaine (Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ), Paris, PEFEO, XXVII, 1936.

Hémery, D., Ho Chi Minh. De l’Indochine au Vietnam(Hồ Chí Minh. Từ Đông Dương đến Việt Nam), Paris, Gallimard, “Découverte” no97, 1990.

Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian, Hà Nội, Nxb. Giáo dục, 1998.

Hoàng Xuân Hãn, La Sơn phu tử, Paris, Minh Tân, 1952.

Jullien, F., Du ‘temps’. Éléments d’une philosophie du vivre (Bàn về chữ Thời), Paris, Grasset, 2001.

Lacroix, D., Numismatique annamite (Nghiên cứu tiền Việt Nam), 2 t., Saigon, Imprimerie coloniale, 1900.

Lafont, P.B. (ed.), Les frontières du Vietnam - historie des frontières de la péninsule indochinoise (Biên giới Việt Nam - lịch sử biên giới bán đảo Đông Đương), Paris, L’Harmattan, coll. Recherches Asiatiques, 1989.

Lamouroux, Ch., Fiscalité, politiques financières et comptabilités publiques dans la Chine des Song - le chapitre 179 du Songshi (Thuế khóa, chính sách tài chính và kế toán công của Trung Quốc thời Tống - chương 179 sách Tống sử), Paris, Institut des Hautes Études Chinoises, 2003.

Lanessan, J.L. de, La colonisation francaise en Indochine (Công cuộc thực dân của Pháp ở Đông Dương), Pans, Félix Alcan, 1895.

Langlet, Ph., L’ancienne historiographie d’État au Viêt Nam (Raisons d’être, conditions d’élaboration au siècle des Nguyên) (Sử học Nhà nước xưa ở Việt Nam), Paris, EFEO-TDI, XIV, t. 1, 1990.

Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, 1977.

Lê Kim Ngân, Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, 1974.

-, Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê Thánh Tông, 1460 - 1497, Sài Gòn, Tủ sách Viện Khảo cổ, 1963.

Lê Trọng Ngoạn (chủ biên), Lược khảo và tra cứu học chế quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước, Hà Nội, Nxb. Văn hóa thông tin, 1997.

Le Bon, Gustave, Psychologie des foules (Tâm lý đám đông), 1897, Paris, PUF - Quadrige, 1981.

Littrup, L., Subbureaucratic Government in China in Ming Times (Quan chức cấp dưới của Trung Quốc thời Minh), Oslo, Universitets - forlaget, 1981.

Lữ Huy Nguyên, Tú Xương, thơ và đời, Hà Nội, Nxb. Văn học, 1996.

Luro, É., Cours d’administration annamite (Khóa trình hành chính An Nam), s.l.n.d, polygraphié.

- Le pays d’Annam. Etude sur l’organisation politique et sociale des Annamites (Xứ An Nam. Nghiên cứu tổ chức chính trị và xã hội của người Việt), Paris, E.Leroux, 1897.

Marr, D., Vietnamese Anticolonialism (Chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam), 1885 - 1925, Berkeley, University of Califomia Press, 1971.