Tâm Lý Học Xã Hội - Chương 02 - Phần 3

THỜI GIAN VÀ KHOẢNG CÁCH

Khoảng cách cá nhân

Có những khoảng cách cụ thể mang tính văn hóa đối với những giao tiếp khác nhau - các giao tiếp thường là: phát biểu trước đám đông, các cuộc trò chuyện thông thường, và những cuộc trò chuyện thân mật. Trong nền văn hóa của chúng ta, khoảng cách công chúng ở những cuộc nói chuyện với đám đông thường vào khoảng 3 mét - đây là một phần trong những lý do tại sao mọi người có xu hướng không ngồi ở hàng ghế đầu trong lớp. Khoảng cách nói chuyện thông thường là vào khoảng 6 tất và khoảng cách khi tâm sự thân mật thường chỉ có vài cm.

Có một ví dụ minh họa cho cái được gọi là điệu ở bãi đỗ xe. Nếu tôi đưa bạn vào nơi rộng mở, chẳng hạn như một bãi đỗ xe, lôi kéo bạn vào một cuộc trò chuyện, và đứng rất gần với bạn, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và bắt đầu lùi xuống. Nếu tôi lại bước đến gần hơn, bạn sẽ lại tiếp tục lùi ra đằng sau. Bằng cách thay đổi các góc; tôi có thể "nhảy" với bạn vòng quanh chỗ đỗ xe. Hãy thử mà xem. Bạn sẽ nhận thấy bạn đứng quá gần bởi vì bạn cũng cảm thấy không thoải mái. Mọi việc có thể không ổn, tuy nhiên nếu bạn cho rằng sự tiến đến quá gần của tôi là một cố gắng để trở nên thân mật với bạn thì bạn có thể chạy mất hoặc đánh tôi.11

11 TQ hiệu đính: ăn trông nồi, ngồi trong hướng. Đoạn trên, nói đến 1 ví dụ rằng ở những nơi thoáng như bãi đậu xe, bạn đứng nói chuyện với ai quá gần, họ sẽ lùi và giữ khoảng cách. Bạn tiếp tục tới gần, thì họ tiếp tục lùi. Nhưng nếu bạn tiến tới hoài, họ sẽ bỏ chạy hay từ chối nói chuyện với bạn. Nó đưa đến vấn đề, gần hay xa không có tuyệt đối, mà còn tùy thuộc vào bối cảnh. Ở nơi thoáng, đứng xa hơn 1 tí.

Ta có thể suy ra điều ngược lại. Hành động lùi lại hay bỏ đi của bạn có thể được xem là bạn không có hứng thú, không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện, do vậy người khác có thể nói lời tạm biệt và rời đi. Tất nhiên, cũng có một số người không hiểu được các dấu hiệu đó nên họ vẫn cứ tiếp tục nói chuyện với bạn thậm chí ngay cả khi bạn vội vàng bỏ đi.

Như tôi đã nói, các nền văn hóa khác nhau có khoảng cách nói chuyện khác nhau. Chằng hạn, khoảng cách nói chuyện của người Đức xa hơn, khoảng 1 mét. Trong khi đó người Ả Rập có khoảng cách nói chuyện rất gần 5 tất hay thậm chí là 3 tất. Người Ả Rập coi đó là sự thoải mái mang tính xã hội, khi nói chuyện gần, họ cảm thấy sự ấm áp, hơi thở ẩm ướt và ngửi thấy mùi của người khác. Người Mỹ thường cảm thấy bất tiện khi nói chuyện với người Ả Rập và họ thường lùi ra đằng sau, người Ả Rập coi hành động đó là lạnh nhạt và bất lịch sự. Nhiều vụ khinh doanh mua bán quốc tế đã thất bại do khoảng cách cá nhân đó!

Tất nhiên, chúng ta cũng có những khoảng cách cá nhân ở đằng sau và ở hai bên. Trên thực tế, chúng ta có hình bao cá nhân. Ví dụ, tại một điểm đỗ xe buýt không đông người lắm, mọi người sẽ đứng tản mác ở mức độ thoải mái.

Một lần nữa, các nền văn hóa khác nhau có những hình bao cá nhân khác nhau, hình bao ở nam giới và phụ nữ cũng khác nhau. Nhưng chúng ta cũng cần phải chú ý đến tác động của bối cảnh: Hãy quan sát khoảng cách khác nhau của mọi người ở trong một bữa tiệc. Hãy chú ý sự khác nhau giữa những nhóm toàn là nam giới, toàn là nữ giới, và những nhóm có cả nam lẫn nữ. Hãy chú ý đến cách mà mọi người bị dồn nén chen chúc trong đám đông: Họ có chạm vào người họ đối mặt hay quay lưng lại với người đó? Thật là thú vị.

Hoàn cảnh làm thay đổi hình bao cá nhân của chúng ta. Ở thành phố New York vào lúc 3 giờ sáng, nếu có người đi bộ đằng sau chúng ta sẽ khiến chúng ta cảm thấy lo lắng. Nhưng vào giờ cao điểm tại bến xe điện ngầm, chúng ta có thể chen chúc nhau như nêm cối, và chúng ta bỏ qua, không chú ý đến các thông điệp liên quan đến tình dục hay sự khiêu chiến bởi sự vi phạm khoảng cách thân mật, cho dù chúng ta không cảm thấy thoải mái!

Hai ví dụ liên quan đến sự tác động qua lại của tình huống và hình bao cá nhân mà bạn có thể muốn tự mình quan sát đó là: hướng của mặt mọi người ở trong thang máy và sự đứng cạnh nhau tại nhà vệ sinh nam.

Hình bao cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào trải nghiệm cá nhân. Một người bạn là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của tôi sẽ bắn vỡ đầu bạn nếu như bạn ở đằng sau và tiến lại phía anh ta quá nhanh. Một số nhà nghiên cứu thấy rằng tội phạm có xu hướng có hình bao tương đối lớn. Câu hỏi được đặt ra là: Có phải họ phạm tội bởi vì hình bao quá lớn của họ cứ liên tục dấn lên hay họ đã xây dựng hình bao lớn để phản ứng lại với những trò chơi nguy hiểm mà họ chơi?

Thời gian

Nhà nhân chủng học E. T. Hall đã phân biệt hai khái niệm rộng về thời gian: thời gian monochronic (tồn tại hoặc xảy ra cùng một lúc) và thời gian polychronic (xảy ra trong thời gian dài). "M-time" là đặc trưng của nền văn hóa phương Tây hiện đại, công nghiệp hóa - chẳng hạn như nền văn hóa của chúng ta. Còn "P-time" là đặc trưng của nền văn hóa mang tính truyền thống hơn - chẳng hạn như nền văn hóa Châu Mỹ La Tinh và Trung Đông.

M-time đòi hỏi phải có các kế hoạch: Thời gian được coi như dãy băng hay con đường, và nó được chặt nhỏ thành từng khúc, mỗi một khúc được phân công cho một mục tiêu nhất định. Mỗi một đoạn đã được phân rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc: mau lẹ; sự chậm chạm được coi là thói xấu nếu không muốn nói là tội lỗi. Thời gian là cụ thể: Nó có thể để dành hay sử dụng, bị mất hay đền bù... và thậm chí bạn còn hết cả thời gian. Chúng ta có đồng hồ và lịch, và chúng ta sử dụng chúng - hay chúng sử dụng chúng ta.

M-time thực sự hơi độc đoán (tại sao một tiết học là 50 phút? Một tuần làm việc có 40 tiếng? Một học kỳ là 15 tuần?). Bạn phải học cách tuân thủ tất cả những chương trình này: trừ những ngày, năm, mùa không đến một cách tự nhiên. Bạn cũng cần giao tiếp với mọi người theo cách được quy định bởi m-time: một người (hay vài người) một lần, theo trật tự, riêng biệt... Cuộc sống được chia thành từng đoạn; cuộc sống xã hội được chia thành từng đoạn.

Mặt khác P-time khiến người Mỹ phát điên: điều đầu tiên khiến bạn khó chịu chính là sự thiếu quan tâm đến các cuộc hẹn. Bắt người khác đợi đến cả tiếng đồng hồ cũng không có gì là xấu cả - nếu bạn phàn nàn, họ sẽ nói rằng họ đã bận nói chuyện với ai đó rất quan trọng - và bạn cũng không muốn họ phải thúc giục ai đó quan trọng kia! Tại một cơ quan của chính phủ có thể có một sân nhỏ, ở đó có hàng chục người được hẹn đang ngồi đợi hay đi lại xung quanh, và một vài nhân viên chính phủ "lẫn vào" với họ, mọi người đợi đến hàng 15 phút. Nếu bạn cứ kệ thế - có thể vấn đề của bạn chưa đủ quan trọng để khiến bạn phải tiến lên và ngắt lời!

P-time mang xu hướng của người Phương Đông, công việc kiểu Phương Đông và truyền thống Phương Đông: giống như vị linh mục không thể gặp bạn bây giờ được bởi vì có ai đó cần ông ta hay một nghệ sĩ sẽ đến chỗ bạn khi nào cảm hứng sáng tác của anh ta giảm bớt một chút, thời điểm hiện tại là bất khả xâm phạm. Mặt khác, "3:15 ngày 28 tháng 10," là một khái niệm trừu tượng. Đối với P-time, nó không có nghĩa gì cả.

Tất nhiên, đây là điều rất thiếu hiệu quả!

Ngược lại với P-time, chúng ta những người theo M-time thì kế hoạch không chỉ được tuân thủ trong công việc mà còn trong cả các hoạt động giải trí: ăn tối lúc 8 giờ, ngày nghỉ cuối tuần ở New York, kỳ nghỉ hai tuần gặp Roseanne lúc 9 giờ (di dịch trong vòng nửa tiếng), John chơi với con vào các thứ bảy, dành chút ít "thời gian quý báu" cho chúng, quan hệ tình dục vào lúc 10 giờ ngày thứ sáu.

M-time rất có hiệu quả, chúng ta sẽ không thể xây dựng một xã hội công nghệ cao mà không có nó. Nhưng nó cũng bị ghét bỏ. Nó biến chúng ta thành thứ gì đó giống với những cái máy mà chúng ta dùng thực hiện: đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giờ, còi nhà máy, dây chuyền sản xuất, máy tính.

SUY ĐOÁN DỰA VÀO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

Hãy tưởng tượng bạn đang đi bộ trên đại lộ thứ 5 ở thành phố New York, bỗng nhiên một đứa trẻ từ trong ngõ lao ra, đẩy bạn ngã xuống đường rồi cướp lấy cái sắc tay hay cái ví của bạn - trong đó là tất cả số tiền dành cho chuyến đi nghỉ của bạn. Bạn báo cho công an vụ cướp này và - thật tuyệt vời! - cuối cùng họ đã bắt được đứa bé ăn cắp. Bạn đã sẵn sàng treo cổ thằng quỷ con này lên phải vậy không?

Học thuyết về sự quy kết12, học thuyết giải quyết sự suy đoán dựa vào tinh thần trách nhiệm, gọi thái độ hiện tại của bạn là sự quy kết bên trong về nguyên nhân- hậu quả, điều này có nghĩa là bạn quy trách nhiệm cho điều đã xảy ra với đứa bé. Nguyên nhân nằm trong bản thân thằng bé: nó là đứa trẻ hư thối.

12 Attribution theory

Hãy quay trở lại câu chuyện, cuối cùng họ đã bắt được thằng bé đáng ghét. Nhưng từ cảnh sát bạn biết được rằng vụ cướp đó có liên quan đến băng đảng tội phạm ở địa phương, và rằng nếu thằng bé đó không tham gia vào vụ cướp thì nó và gia đình nó sẽ bị băng đảng này trừng trị. Và đứa trẻ đó mới có 12 tuổi.

Học thuyết về sự quy kết cho rằng, bây giờ bạn sẽ đưa ra sự quy kết bên ngoài về nguyên nhân-kết quả. Bạn vẫn giận điên người, nhưng không còn quá tức giận với đứa trẻ nữa. Bây giờ thì đó chính là môi trường của thành phố New York là xấu sa, là tình trạng của thế giới hay bất kỳ điều gì. Đứa trẻ vẫn là trung tâm, nhưng nguyên nhân hành động được xem là nằm bên ngoài nó.

Cha đẻ của học thuyết về sự quy kết Harold Kelley cho rằng cách chúng ta đưa ra sự quy kết cũng giống với cách mà các nhà khoa học (hay thám tử) đưa ra: đó là cách đặt câu hỏi.

Các nguyên tắc quy kết

Hãy xem xét câu hỏi về trách nhiệm sau: "Tại sao cái bánh (làm bằng bột, trong có trứng, kém...) của George lại chảy nhão ra?" Theo thuật ngữ của sự quy kết thì George là một người; cái bánh là một thực thể; mối quan hệ giữa chúng là "khiến cho nó bị chảy nhão ra." Chúng ta trả lời câu hỏi về trách nhiệm bằng cách hỏi thêm một vài câu hỏi nữa:

1. Câu hỏi để phân biệt13: Liệu George có làm những thực thể khác (trứng, món trứng rán phồng, bánh táo, thịt cuộn...) chảy nhão ra hay nếu không khó có thể ăn được? Nếu không, sự việc cụ thể này (làm cái bánh bị chảy nhão) có sự khác biệt cao - hiếm khi George làm thế. Nếu có, thì sự việc cụ thể này có sự khác biệt thấp - George hay làm như vậy.

13 Distinctiveness

2. Sự đồng thuận14: Liệu những người khác có xu hướng làm bánh chảy nhão hay làm thành món bánh hổ lốn không? Liệu có sự "đồng thuận" về vấn đề này không? Nếu không, thì sự việc cụ thể này có sự đồng thuận thấp - ít người có cùng vấn đề với George trong chuyện cái bánh. Nếu có, thì vấn đề cụ thể này có sự đồng thuận cao - mọi người đều làm cái bánh chảy nhão hoặc biến nó thành món hổ lốn.

14 Consensus

3. Sự kiên định15: Liệu George có thường xuyên làm bánh nhão không? Nếu không, mối quan hệ ở đây có sự kiên định thấp - bánh mà George làm luôn rất ngon. Nếu có, ở đây có sự kiên định cao - George luôn gặp rắc rối với những cái bánh.

15 Consistency

Cái bánh (thực thể)

George (người)

Sự phá hủy (mối quan hệ)

Thực thể này có phân biệt được không?

Liệu có sự đồng thuận không?

Kiểu mẫu này có kiên định không?

(Nó có xảy ra với các thực thể khác không?)

(Nó có xảy ra với người khác không?)

(Nó có xảy ra thường xuyên không?)

Bằng việc trả lời những câu hỏi này chúng ta có thể đưa ra sự quy kết vượt xa hơn sự đơn giản nằm bên trong hay bên ngoài sự việc.

1. Nếu câu trả lời là George làm mọi món đều nhão nhoét, trong khi đó hầu hết mọi người không gặp vấn đề gì đối với những cái bánh, và hơn nữa món bánh của George luôn chảy nhão ra thì chúng ta có thể đưa ra sự quy kết rằng: George không có khả năng nấu nướng. Điều này cũng giống với sự quy kết bên trong.

2. Nếu chúng ta trả lời rằng George không gặp vấn đề này đối với các món khác, nhưng mọi người thường làm món bánh trở thành hổ lốn, và George đặc biệt thường gặp vấn đề với bánh, vậy thì chúng ta có thể đưa ra sự quy kết bên ngoài được gọi là sự quy kết thực thể: làm bánh là sự khó khăn.

3. Nếu chúng ta trả lời rằng George làm sai mọi thứ và tất cả mọi người đều gặp vấn đề trong việc làm bánh, và tất nhiên, George cũng gặp vấn đề này trước đây, chúng ta có thể đưa ra quy kết về con người-thực thể (một hoặc hai thứ đều thích đáng): George không có khả năng nấu nướng, và làm bánh là khó khăn đối với anh ấy.

4. Nếu chúng ta trả lời rằng George không phải làm món nào cũng nhão nhoét, và rằng hầu hết mọi người không gặp vấn đề gì với việc làm bánh, nhưng quả thực là George luôn gặp vấn đề với việc làm bánh thì chúng ta có thể đưa ra một sự quy kết khác về con người-thực thể mà ở đó cả hai thứ đều cần thiết, tôi gọi đó là quy kết quan hệ: George và việc làm bánh không thể "hòa thuận" với nhau được.

5. Nhưng nếu câu trả lời là George không bao giờ gặp vấn đề với việc nấu các món ăn nhão nhoét và những người khác cũng không gặp vấn đề với việc làm bánh, và George rất ít khi làm bánh bị nhão thì chúng ta có thể đưa ra sự quy kết về hoàn cảnh: đó là sự trùng hợp, một tai nạn, một ngày xấu.

Tất cả những điều này đòi hỏi cần phải có đôi chút thông tin - X làm gì trong các hoàn cảnh khác, người khác làm gì, kinh nghiệm trong quá khứ mà X có với tình huống đó... Chúng ta thường phải giải quyết các vấn đề một lần. Trong những hoàn cảnh đó, tất cả những điều mà chúng ta có thể làm là quan sát xung quanh, cố gắng hiểu sự việc bằng những thông tin mà chúng ta có trong tay:

1. Nguyên tắc coi nhẹ16: Càng nhiều điều khiến bạn thấy những điều đó là hiển nhiên, thì tầm quan trọng của chúng lại ít hơn ta tưởng - bao gồm cả người mà bạn nhìn vào. Đây là sự quy kết bên ngoài. Joe gặp một tai nạn nhỏ? Anh ta là kẻ ngố. Vào lúc hai giờ sáng? Anh ta buồn ngủ. Trời mưa? Đường trơn? Với cú phanh gấp? Joe chẳng giống kẻ ngố chút nào cả, anh ta giống một nạn nhân của hoàn cảnh hơn. Càng có nhiều lý do đưa ra cho sự việc đã xảy ra, Joe càng ít bị đổ lỗi hơn.17

16 Discounting principle

17 TQ hiệu đính: có thể dùng nguyên tắc coi nhẹ này giải thích sự chấp nhận tham nhũng ở VN không?

Coi nhẹ cũng có thể làm giảm công trạng mà bạn gán cho ai đó: John chiến thắng trong cuộc đua xe với Khoa. Wow! Anh ấy lái chiếc Ferrari. Oh.

2. Nguyên tắc làm tăng thêm18: Càng nhiều điều khiến bạn thấy những điều đó khó có thể xảy ra, thì tầm quan trọng của chúng lại nhiều hơn chúng ta tưởng - đặc biệt là đối với con người. Đây là sự quy kết bên trong. Ông ấy đã chiến thắng trong cuộc thi thể thao ba môn phối hợp? Tốt. Ông ấy là người tàn tật? Thật giỏi! Ông ý 70 tuổi? Thật không thể tin được! Ông ấy vừa mới mất tuần trước? Đúng là con người! Càng có nhiều lý do đưa ra cho sự thất bại, bạn càng công nhận nhiều công trạng cho ông ấy hơn.

18 Augmenting principle

Nguyên tắc làm tăng thêm cũng có thể làm gia tăng sự đổi lỗi của bạn dành cho ai đó: Xe của John hết xăng. Quá tệ. Tôi đã cảnh báo anh ta là xăng còn rất ít. John đúng là kẻ đãng trí.

Thành kiến

Chúng ta ấp ủ quan điểm có lý về bản thân. Nhưng sự thật là chúng ta chỉ có chút ý sự có lý - chúng ta có những thành kiến của mình.

1. Quy kết sai lầm cơ bản. Chúng ta có xu hướng nhìn người khác có động cơ thúc đẩy bên trong và phải chịu trách nhiệm đối với cách cư xử của họ. Điều này có thể là do nét nổi bật thuộc tri giác, điều đó có nghĩa là người khác là cái mà chúng ta thấy rõ nhất khi chúng ta nhìn vào họ; hay nó có thể là do chúng ta thiếu thông tin chi tiết về nguyên nhân khiến họ cư xử như thế. Nhưng một số nhà tâm lý học xã hội cho rằng con người thường là nguyên nhân của hành vi của họ chứ không phải như các nhà nghiên cứu theo đuổi niềm tin quy kết sai lầm cơ bản. Nói cách khác, có thể chính các nhà nghiên cứu mới là những người có thành kiến!

Có lẽ ví dụ đáng buồn nhất về khuynh hướng đưa ra các quy kết bên trong cho dù chúng có được đảm bảo hay không đó là việc đổ lỗi cho nạn nhân. Nếu như việc thông cảm với ai đó hay đổ lỗi cho kẻ thực sự là thủ phạm vì lý do nào đó khiến chúng ta bất đồng, chúng ta có thể trút trách nhiệm lên nạn nhân đối với những đau đớn hay khổ sở của chính anh ta hay cô ta. "Anh ấy khiến nó xảy ra" và "Cô ấy yêu cầu điều đó", đó là những cụm từ rất phổ biến.19

19 TQ hiệu đính: ví dụ cho quy kết sai lầm, là ta đổ lỗi cho nạn nhân bị hãm hiếp rằng cô ta ăn mặc thiếu vải, đẻ biện hộ cho việc nam nhi có tính dục cao. Chúng ta quy lỗi cho các cô làm đĩ, thay vì trách các ông thích mèo mỡ.

2. Ảnh hưởng người làm-người quan sát. Mặt khác, chúng ta có xu hướng xem bản thân có động cơ thúc đẩy bên ngoài hơn. Như bọn trẻ con nói anh ta làm việc đó có mục đích nhưng tôi không thể giúp được. Điều này cũng có thể là nét nổi bật thuộc tri giác - Khi tôi nhìn vào cách cư xử của mình, tất cả những điều tôi nhìn thấy là các nguyên nhân môi trường của nó; có thể đơn giản là chúng ta có nhiều thông tin hơn về các động cơ của chính mình.

Chúng ta có thể chơi với quan niệm nổi bật: Ví dụ, nếu chúng ta đang ngồi cạnh ai đó trong một cuộc thảo luận, chúng ta có xu hướng "nhìn nhận sự việc theo quan điểm của người mình ngồi cạnh," bao gồm cả việc nhìn người ở phía bên kia với hai bạn là kẻ hiếu chiến hơn - có nghĩa là "ở bên trong" hơn. Mặt khác, nếu bạn thông cảm với ai đó, bạn có xu hướng quy kết các nguyên nhân bên ngoài đối với hành vi cư xử của họ - "Em trai tôi không thể làm được, thưa ngài!" Một số bác sĩ trị liệu sử dụng các cuộn băng video của khách hàng của họ để khuyến khích việc nhận trách nhiệm. Ví dụ những người say rượu hiếm khi có được cái nhìn thực tế về cách cư xử của chính họ, họ có xu hướng tin rằng họ kiểm soát được, nhưng những băng video cho thấy sự loạng choạng và hành động đáng ghét của họ có thể có tác dụng.20

20 TQ hiệu đính: ví dụ rõ hơn về ảnh hưởng ngươi-làm-người-quan-sát là cậu say rượu đổ lỗi là đường đi không bằng phẳng, chứ không phải cậu ta đi xiêng xẹo.

3. Thành kiến tự nhận21. Thêm vào sự rối loạn này, chúng ta còn có xu hướng coi nguyên nhân dẫn đến thành công của chúng ta là chính bản thân chúng ta, nhưng nguyên nhân của thất bại lại là do các sự kiện bên ngoài. Nếu có hiệu quả, tôi đã làm; còn nếu không có hiệu quả, đấy là do ý Chúa. Chúng ta có thể có nhiều thông tin về động cơ của chính chúng ta; nhưng chúng ta có thể không muốn thừa nhận chúng.

21 Self-serving bias

Một ngoại lệ đối với thành kiến tự nhận có thể thấy ở thái độ của con người đối với những máy móc phức tạp, chẳng hạn như máy vi tính. Khi có điều gì đó không ổn xảy ra, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho bản thân - "Chắc rằng tôi đã làm sai điều gì!" Trên thực tế, vấn đề ở đây thường là do lỗi kỹ thuật hay phần mềm được thiết kế tồi.22

22 TQ hiệu đính: ví dụ rõ hơn về thành kiến tự nhận là đưa ra các ý kiến phục vụ quyền lợi của mình, như khi cuộc hôn nhân đỗ vỡ, cậu ta nói rằng vợ tôi là người tồi. Nói thế để biện minh cho việc ly dị của mình là đúng.

4. Giả thuyết thế giới công bằng23: Đây là quan niệm cho rằng tất cả mọi cái đều phấn đấu cho điều tốt nhất: Nếu bạn là người tốt, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn; nếu bạn là người xấu; điều xấu sẽ xảy đến với bạn. Bây giờ, quan điểm này có vẻ không được thực tế lắm: chúng ta đảo ngược lại lý luận, và tin rằng nếu điều tốt đẹp đến với bạn, thì chắc hẳn là bạn đáng được nhận điều đó, và nếu điều xấu xảy đến với bạn thì cũng chắc hẳn là bạn đáng được nhận chúng.

23 The just-world hypothesis

Điều này giải thích cho tất cả những điều thuộc loại được cho là số phận, chẳng hạn như con người cảm thấy tội lỗi khi điều tồi tệ xảy ra mà họ không kiểm soát được, hay cho rằng nạn nhân của các thảm họa tự nhiên hay hành động tội lỗi không đáng phải chịu như vậy, những người khác còn đáng phải chịu hơn! Và chúng ta có xu hướng thích người may mắn và cảm thấy chúng ta xứng đáng được giàu có do nhận được thừa kế.

Như chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần sau, dường như chúng ta không bao giờ suy nghĩ một cách hợp lý khi có dính dáng đến những chuyện cá nhân. Trên thực tế, có nhiều sự quy kết thiên kiến liên quan đến những hậu quả nghiêm trọng, những hậu quả này ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào và liệu chúng ta có thể phát hiện ra những dấu hiệu có chủ ý hay không. Thời gian trôi đi, chúng ta sẽ có thể khám phá ra nhiều điều hơn.