15. Một cơn bão vừa đi qua phố
Một cơn bão vừa đi qua phố
Bão ngúng nguẩy bỏ đi
Mang theo niềm giận dữ
Nắng giờ này mới chịu bò ra
Thành phố trầy da
Hàng cây trọc lốc
Mai lòng ta sẽ đậu vào đâu?
Giấc mơ tan học qua cầu
Còn ngơ ngác chưa biết điều chi cả
Ngày thở dài trút vào phím lá
Ngân vẹn tròn một tiểu khúc không tên
Bão đã đi qua, phố chẳng dám quên
Mái nhà cổ ôm chầm thân rêu màu nước biển
Có ai đó trách thầm chú kiến
Đã gọi về một cơn bão không quen
Thành phố sau cơn bão
Thành phố với những gương mặt thất thần. Không một nụ cười. Không khí tang tóc bao trùm khắp nơi. Một cơn đau tập thể phủ khắp thành phố. Nơi những mảnh tường trơ trọi, nơi những gốc cây bật rễ, nước mắt còn nhiều hơn cả nước đọng. Những xác người được xếp thành chuỗi dài. Khăn tang trắng bay rợp đường. Cơn bão vừa qua được coi là cơn bão lớn kỷ lục nhất trong ba mươi lăm năm trở lại đây. Bốn mươi tám người chết và hàng trăm người bị thương, hàng nghìn người mất nhà cửa. Gần như cả thành phốđều xuống đường dọn dẹp. Thành phố tang thương. Những đôi mắt đỏ hoe. Những khuôn mặt phờ phạc và xơ xác. Cơn đau tưởng chừng đang phủ khắp. Đau cả trong từng hơi thở. Nghẹn cả trong từng mắt nhìn. Tưởng như cả thành phốđang cơn hấp hối. Nơi góc đường, chỗ bức tường đổ sập, những chiếc dép, giày rơi vãi. Cả cái xích đu ngày thường màu mè sặc sỡ giờ cũng rúm ró cong queo. Một cô gái đang đứng trơ khấc ởđó. Là Tường Lam. Cô đang đứng chết lặng. Bạn trai cô nằm ở kia. Bạn trai cô là một trong bốn mươi tám nạn nhân. Không ai biết rằng anh đã vì cô mà chết. Đêm qua, sau trận cãi vã, anh đã mặc bão mưa phi xe đến nhà cô giảng hòa. Nhưng giữa đường, anh không thểđi tiếp khi một trong hàng trăm cây bịđổđêm qua đã đè nghiến người anh. Tường Lam lúc này đã như người mất hồn. Cô không còn khóc nổi nữa. Nước mắt nhưđông đặc lại. Đôi mắt của cô giờ chỉ còn màu xám ngoét. Tựa như tất cả nước mắt đã đông đặc lại trong khóe mắt của cô. Làm sao cô có thể tha thứ cho mình? Lỗi tại cô. Lỗi tại cô. Di ảnh của anh, nụ cười ấm áp ấy càng khiến cô muốn chết. Thực sự là muốn chết. Tại cô! Tại cô! Mẹ anh đang khóc ngất bên xác con.
Cơn bão đã cuốn phăng khu nhà trọ, cả khu nhà thành một đống đổ nát. Trong bốn mươi tám người chết, có bốn người là sinh viên đang trọ tại khu nhà này. Họ không chạy kịp khi một cây cổ thụ lớn đổ thẳng xuống phòng của họ. Cả bốn đều tử nạn. Hai mươi bảy sinh viên khác bị thương do tường đổ hoặc giẫm đạp lên nhau. Khu nhà trọ có tổng cộng năm mươi chín sinh viên và đều rất nghèo. Vì rất nghèo nên họ mới thuê khu nhà tạm bợ và xuống cấp này. Hai mươi tám sinh viên còn lại trong số năm mươi chín sinh viên ấy đang đào bới để nhặt nhạnh đồđạc và sách vở của mình. Những cuốn giáo trình rách nát. Những bộ quần áo rách nát. Những chiếc giường đổ sụp. Nồi niêu, xoong chảo móp méo. Gần như chẳng còn gì nguyên vẹn cả. Chẳng còn gì hết. Minh Triết không phải là một trong hai mươi tám sinh viên đó. Cậu có nhà riêng ởđầu ngõ và cậu tới để giúp mọi người ởđây. Tên cậu là Minh Triết song trớ trêu thay, cậu là người thiểu năng trí tuệ từ nhỏ. Thế nên giờ tuy đã hai mươi lăm tuổi, trí tuệ của cậu vẫn chỉ như một đứa trẻ. Bố mẹ không cho cậu ra đây mà là cậu lẻn ra. Bởi trong số hai mươi tám sinh sinh viên kia, có một cô gái rất hay cho cậu kẹo mỗi khi cô ấy nhìn thấy cậu. Minh Triết ra đây giúp cô gái ấy. Dù cậu chẳng biết phải làm sao. Cậu cứ nhặt nhạnh từng cuốn sách rồi đưa lại cho cô sinh viên ấy. Cậu loay hoay, lúng túng chạy quanh cô sinh viên. Thậm chí đôi lúc, cậu vấp phải cô và bị cô gắt lên, đuổi ra. Cậu như con mèo cụp đuôi. Có rất nhiều cảm xúc trong cậu đang muốn bật ra, đang muốn thể hiện. Nhưng đều bất lực. Bởi cậu là một người thiểu năng trí tuệ.
Thành phố mang gương mặt thất thần hay cư dân của cả thành phốđều đang mang chung một tâm trạng thất thần? Cơn bão đến bất ngờ và nhanh hơn dựđoán. Đến giữa đêm và không ai kịp trở tay. Trong số bốn mươi tám người chết thì quá nửa là những công nhân vệ sinh. Họ là những người mắc kẹt trên đường khi cơn bão tới. Thương tâm nhất là cái chết của bảy người phụ nữ trong đội vệ sinh khu phía tây thành phố. Họđều bị nước cuốn mất xác. Rất nhiều người thân của họđã có mặt bên hồđể chờđội thợ lặn đi mò xác. My Lan đứng trong đám ấy, cô cắn chặt môi để ngăn tiếng khóc. Mà thực ra, nước mắt đang trào ngược vào tim cô. Nó khiến trái tim cô mặn chát, xót đau và thắt lại. Phải khi mất mát rồi cô mới nhận ra mình cần mẹđến thế nào. Giờđây, cô chỉ mong được thấy xác mẹ. Trong suốt những năm qua, cô luôn tìm mọi cách để che giấu bạn bè việc mẹ cô là công nhân vệ sinh. Nhưng lúc này đây, cô muốn cả thế giới biết rằng cô đã tệđến thế nào khi xấu hổ về nghề nghiệp của mẹ. Cô đang nguyền rủa chính bản thân mình. Cô thấy mình là đứa con bất hiếu.
Phía tây thành phố, nơi có nhiều người chết nhất, một con chó luẩn quẩn ởđấy. Nó tha từng cành cây lại, đắp lên xác một cậu bé mười hai tuổi. Nó sẵn sàng lao vào cắn bất cứ ai động đến xác cậu bé. Chỉđến khi một người đàn ông xuất hiện, con chó mới chịu để người ta mang xác cậu bé đi. Ngườiđàn ông mắt đỏ hoe ôm con chó vào lòng. Đó là cha của cậu bé đã chết. Đêm qua, cậu bé cãi nhau với cha mình và dắt chú chó bỏđi. Giữa cơn bão lớn. Tất cả cũng chỉ vì ông đã yêu một người phụ nữ, cậu bé thì không chấp nhận điều đó. Với cậu, cha vĩnh viễn phải thuộc về mẹ cậu. Dù mẹđã mất vì ung thưđến năm năm nay rồi. Nhưng dù thế nào đi nữa, cậu cũng không chấp nhận nổi việc cha sẽ cưới người khác. Thế nên cậu dắt theo con chó, bỏđi. Cơn bão không chừa cậu. Nó đã giết chết cậu.
Thành phố quyết định ba hôm nữa, sau khi đã dọn dẹp xong xuôi sẽ tổ chức một lễ tưởng niệm chung cho bốn mươi tám người tử nạn tại quảng trường thành phố. Rất nhiều sinh viên tình nguyện tham gia chuẩn bị. Bởi thành phố cảm thấy cần hơn bao giờ hết những cái siết tay, những cái ôm để sưởi ấm và hồi sinh thành phố.
Lễ tưởng niệm
Sau ba ngày, thành phố về cơ bản đã được dọn dẹp dù vẫn còn vô số những khu vực đổ nát. Sau bão, bầu trời vẫn âm u, xám xịt, nặng nề. Bốn mươi tám gia đình cùng gần như toàn bộ cư dân của thành phốđều tập trung tại quảng trường. Họ cùng thắp nến cầu nguyện cho những người đã chết. Bác chủ tịch thành phố nước mắt chảy dài đọc tên từng nạn nhân. Tường Lam đeo khăn trắng đứng ở một góc. Cô bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc ra đi của mình. Minh Triết vẫn kè kè đứng sát cô sinh viên hay cho cậu kẹo. Người đàn ông có con bị chết cũng đứng cạnh My Lan, bên cạnh là con chó ốm nhách. Ba ngày rồi, nó bỏ cơm.
- Chú là Hải, bạn của mẹ cháu!
Người đàn ông nói với My Lan. Đôi mắt trũng sâu. My Lan bật khóc. Mới hai hôm trước, trong bữa cơm, mẹ cô có nhắc đến người đàn ông này. Bà bảo: “Đó là một người đàn ông tốt, đang gà trống nuôi con. Con trai chú ấy mười hai tuổi rồi. Mẹ cảm động với gia cảnh của họ nên thỉnh thoảng vẫn ghé qua phụ nấu nướng giùm. Bây giờ chú ấy muốn hợp pháp hóa, muốn mẹ con mình vềở chung. Con đừng vội phản đối, con cứđi cùng mẹ gặp chú ấy một lần rồi con quyết định thế nào, mẹ nghe theo thếđấy!” Hôm ấy My Lan đã nói gì nhỉ? Cô nhớ rằng hôm ấy cô đã nhún vai như thểđó là chuyện ngớ ngẩn nhất. Thậm chí cô còn nghĩ rằng mẹ và cô sẽ tách ra kể từđây. Cô sẽ dọn vào ký túc xá sống cho đỡ xấu hổ vì nghề nghiệp của mẹ. Nghĩ lại mà cô thấy ruột mình nhưđứt ra thành từng khúc. Kể từ ngày bố cô bỏ rơi hai mẹ con chỉ vì mẹ cô sinh con gái chứ không sinh được con trai thì hai mẹ con đã lủi thủi sống với nhau rồi. Ngày bé, mẹ vẫn hay dắt cô theo trên các nẻo đường quét rác. Sau lớn rồi, ý thức việc mình là con của bà quét rác, cô bắt đầu giận mẹ, tránh tiếp xúc với mẹ. Đã nhiều lần cô muốn rời khỏi nhà để vào ký túc xá sống. Song cô không đi được vì toàn bộ tiền học, tiền ăn của cô phụ thuộc vào mẹ. Cô đã từng nghĩđến việc sau này sẽ cưới một đại gia để thoát kiếp nghèo này.
- Vâng! Cháu đã nghe mẹ cháu kể về chú!
My Lan đáp, giàn giụa nước mắt. Rồi cô chợt nhận ra, người đàn ông này cũng đeo một dải khăn tang. Cô giật mình:
- Chú…!
Người đàn ông buồn bã:
- Con trai chú đã xuống đó trước cùng mẹ cháu rồi!
My Lan thấy cổ họng đắng nghét. Cô chẳng biết nói gì, chỉ biết siết chặt bàn tay người đàn ông đó. Đôi bàn tay thô ráp, gầy guộc mà ấm áp, mà tin cậy quá! Họ cứđứng lặng đi như thế. Rất lâu.
Bên kia, Minh Triết đang ngây ngô nghe cô sinh viên nói:
- Nhà Triết giàu thế, Triết lấy cho Tâm ít tiền đi. Xin bố mẹđi! Tâm mất hết cả rồi. Triết xin tiền bố mẹ Triết rồi cho Tâm để Tâm có tiền Tâm mua kẹo cho Triết.
Minh Triết ngơ ngẩn gật đầu rồi toe toét cười. Cô sinh viên chỉ biết giậm tay giậm chân vì nói mãi mà Triết không hiểu.
Lễ tưởng niệm kết thúc bằng bốn mươi tám chiếc đèn trời được thả lên với ước mong họ sẽđược siêu thoát. Tường Lam nhìn theo và lẩm nhẩm: “Mình sẽ là chiếc đèn trời thứ bốn mươi chín! Anh, chờ em nhé!”
Những ngày hồi sinh
Minh Triết có mặt ở lều tạm của cô sinh viên. Giọng cậu khó nhọc nhưng đầy phấn khích:
- Tâm! Tâm! Triết có tiền này! Triết cho Tâm hết này!
Mắt cô sinh viên sáng rỡ.
- Đâu? Triết đưa đây…
Minh Triết rút từ cạp quần ra một xấp lá cây.
- Đây này! Nhiều đủ chưa?
Cô sinh viên tẽn tò đâm bực mình:
- Đây có phải là tiền đâu! Tiền phải là tờ giấy thế này này!
Về lấy đi!
Cô gí gí mấy tờ tiền nhàu nhĩ cho Triết xem rồi xua cậu về. Triết ngơ ngác. Nước mắt cậu chực ậc ra. Cô sinh viên gắt gỏng:
- Khóc gì mà khóc! Biến đi cho tôi nhờ! Rõ là thằng hâm!
Triết nghe thế, bỗng òa khóc. Cậu lủi thủi bỏ về. Lòng cậu như cả một tòa tháp ly thủy tinh đổụp xuống vậy. Đây không phải lần đầu tiên cậu nghe người ta mắng cậu là thằng hâm. Nhưng đây là lần mà cậu đau đớn nhất. Bởi người mắng cậu chính là người mà cậu yêu thương vô vàn. Cậu cũng không biết cách đểđặt ra cho mình những câu hỏi đại loại: Tại sao Tâm giận cậu? Tại sao Tâm mắng cậu? Tại sao Tâm cần tiền giấy nhàu nhĩ kia? Về căn bản, cậu không tựđặt ra câu hỏi được. Nên cậu chỉ biết khóc. Vừa đi cậu vừa quẹt nước mắt. Đến đoạn gần hồ nước lớn nhất của thành phố thì cậu thấy Tường Lam đang đứng. Cô sắp nhảy xuống. Minh Triết chạy tới giữ tay cô lại:
- Ngã! Ngã đấy!
Tường Lam muốn vùng ra nhưng rồi cô khựng lại. Đôi mắt của Triết. Trong một khoảnh khắc, Tường Lam như thấy bạn trai mình trong đôi mắt ấy. Trong một khoảnh khắc rất nhanh nhưng lại có tác động rất mạnh. Nó như một tia nắng chiếu thẳng vào vùng u tối trong cô. Chỉ một nháy mắt thôi cũng đủ kéo Tường Lam trở lại, khiến Tường Lam khao khát sống hơn bao giờ hết. Dù ngay sau đó, đôi mắt của Triết lại trở về với vẻ ngây dại vốn có. Giọng cậu khó khăn:
- Triết… không… muốn bạn… ngã… đâu!
Tường Lam ngồi sụp xuống. Lúc này nước mắt của cô mới chảy ra. Cô khóc. Đến lúc này cô mới khóc. Tưởng chừng như tia nắng kia đã phá vỡ tuyến lệ của Lam. Cô bắt đầu khóc như một đứa trẻ. Khóc. Để thấy lòng mình nhẹ bớt. Khóc. Để thấy lòng mình khát khao sống hơn nữa. Trong khi đó, Triết lúng túng. Cậu cứ lấy tay áo lau nước mắt cho Tường Lam.
- Đừng khóc! Khóc là xấu!
Tường Lam kéo Triết ngồi xuống. Cô ngảđầu vào vai Triết. Tự nhiên cô cảm thấy đó là việc cần làm lúc này. Như thể Triết là người được bạn trai cô phái đến để vỗ về cô vậy.
- Ngồi xuống đây! Ngồi xuống đây! - Tường Lam dịu dàng nói với Triết.
Họ cứ ngồi yên lặng, bình an như vậy bên hồ. Để thấy những tia nắng hắt lên từ mặt hồ. Để thấy những u ám của ngày qua trôi dần về phía chân trời rồi mất hút. Tường Lam thì thầm như nói với chính mình: “Bão qua rồi, bão qua rồi!”
Ở một nơi khác trong thành phố, My Lan đang dọn dẹp lại đồđạc trong căn phòng tuềnh toàng của mình. Cô gấp lại từng bộ quần áo của mẹ. Cố hít căng lồng ngực mùi của mẹ. Đã bao lâu rồi, cô chưa được ôm mẹ? Cái mùi khăn khẳn của mồ hôi, của rác ám lại trên bộ quần áo của mẹ khiến My Lan cồn cào nhớ. Ngày xưa cô ghét cái mùi này không phải vì mùi đó mà là vì cảm giác tự ti khi có mẹ làm nghề quét rác. Giờ thì cô đang chắt chiu từng chút mùi đó vì cô đã không còn mẹ nữa. Cô nhớ mẹ. Cô nhớ mẹ quá! Chợt cô bắt gặp trong đám đồđạc của mẹ là bức ảnh mẹ với chú Hải. Họ cười ngượng nghịu bên nhau. Bức ảnh có lẽđã được chụp cách đây khá lâu. Trong ảnh, My Lan đoán hồi đó mẹ khoảng hai mươi tư tuổi thôi. Khi chưa sinh cô. Vậy là hai người đã từng có một đoạn tình sử trước khi mẹ gặp bố. My Lan bỗng thấy vui vui. Như thể cô tìm thấy một niềm hạnh phúc nhỏxíu nằm lẫn giữa những ngổn ngang của đổ vỡ. Bốđẻ của cô bỏđi khi cô vừa được sinh ra. Mẹđã bao năm từ bỏ mọi lời chào mời, dụ dỗ chỉđể có thể tận tâm, tận lực lo cho cô. Và chú Hải là người đàn ông duy nhất khiến mẹ cô muốn nương tựa lúc tuổi già. Khi mà My Lan đã đủ lớn. Trong khi cô đang say sưa với kỷ vật của mẹ thì có tiếng gõ cửa. Là chú Hải. Tự nhiên My Lan thấy lòng mình chộn rộn, phấn khích. Cô mau mắn mở cửa. Chú Hải mang theo vài bịch nylon. Nào cá, nào rau, nào thịt. Chú bảo:
- Chú xin lỗi vì đã đường đột đến thế này! Trước hôm mẹ cháu đi, mẹ cháu đã đi chợ và gửi đồ trong tủ lạnh nhà chú. Giờ chú mang tới cho cháu!
My Lan đỡ những bịch nylon.
- Cháu muốn tự tay nấu một bữa cơm mời chú ăn cùng, được không ạ?
Chú Hải lúng túng nhưng đôi mắt lộ rõ vẻ vui mừng lắm.
- Chú… chú… Vậy phiền cháu!
My Lan mỉm cười.
- Nếu mẹ cháu còn thì hôm nay đúng là ngày mà chú cháu mình sẽ gặp nhau đấy ạ!
Chú Hải khẽ ho một tiếng, mắt ươn ướt, khẽ gật đầu. My Lan đi vào bếp. Cô bắt đầu một bữa nấu nướng. Vừa làm cô vừa nói:
- Cháu mới tìm thấy tấm ảnh ngày xưa của chú với mẹ cháu!
Chú Hải cầm bức ảnh lên, mắt nhòe đi.
- Hồi ấy, chú và mẹ cháu tình trong nhưđã mặt ngoài còn e. Chú nhút nhát quá, không dám tỏ tình với mẹ cháu. Để rồi mẹ cháu cứ nghĩ chú chẳng hề yêu bà ấy. Biết đâu rằng chú đã yêu bà ấy đến thế nào… Rồi bà ấy đi lấy chồng, sinh ra cháu. Bố cháu bỏđi. Chú đã nhiều lần đề nghịđược dọn về sống cùng mẹ cháu nhưng bà ấy từ chối. Mẹ cháu muốn lo cho cháu trọn vẹn. Chú cũng lấy vợ, sinh con. Rồi vợ chú bị ung thư mất cách đây năm năm. Lúc đó, cảnh gà trống nuôi con, mẹ cháu không giúp đỡ thì chú cũng không biết xoay xở thế nào nữa… My Lan ngừng tay, thở dài:
- Giá như chú và mẹ cháu…
Bữa cơm được dọn lên. My Lan rụt rè:
- Chú Hải ạ, cháu không biết đề nghị này của cháu có quá vội vàng không nhưng cháu vẫn phải nói. Chú có thể dọn vềở cùng cháu để cháu thay mẹ chăm sóc chú lúc tuổi già không ạ?
Chú Hải sững người. Đôi đũa như sắp rơi khỏi đôi tay đang run lên. Nụ cười lẫn trong làn nước mắt chảy dài trên khuôn mặt người đàn ông đã ngoại tứ tuần. Có rất nhiều thứ gọi là hạnh phúc. Và lúc này đây, với chú Hải, đó là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Một niềm hạnh phúc lấp lánh. Và My Lan cũng vậy. Cô nắm bàn tay chú Hải. Cảm giác đó giống như cô trở về sau một chuyến đi xa đầy vất vả. Như một cuộc trở về. Ngoài kia, thành phố bắt đầu hửng nắng. Cơn bão đã đi qua thật rồi. Thành phố sẽ hồi sinh. Hồi sinh từ những tình yêu được bắt đầu như thế!