Ngõ Cây Bàng - Chương 07 - phần 2

Vọng thức dậy thì trời đã sáng từ lâu. Nhìn ánh nắng vàng sáng màu hoa nghệ hắt chéo vào trong nhà Vọng có cảm giác những chuyện vừa qua chỉ là một giấc mơ mà thôi.

- Chị Hạnh ơi! - Vọng gọi. Không có tiếng đáp. Chị Hạnh đã đi làm giấy từ lâu.

Mẹ đang ngồi bán chuối ngoài cửa, cái mẹt kê lên hòn gạch. Chuối cắt rời từng quả, từng chẽ.

- Mẹ ơi, con đi làm nhé! - Vọng nói và đi ra.

- Ờ, con đi làm giúp mẹ, mỗi đứa đỡ tao một tý. Mẹ ngồi đây bán nốt chỗ chuối này xem thế nào cũng xin việc đi làm thôi chứ đi chợ không đủ trả nợ lãi. - Nét mặt buồn râu, mẹ nói.

Vọng bước đi vội vã. Những vũng nước sáng lên như gương làm chói mắt Vọng. “Bây giờ mới đến làm là muộn đây nhưng mình sẽ về muộn.” Vọng nghĩ và đôi chân thoăn thắt nhảy qua những vũng nước “Mìnhsẽ làm thật chăm chỉ đề được nhiều tiền đem về cho mẹ”. Ý nghĩ làm cho Vọng thấy vui vui quên đi cả cái mệt từ đêm qua, quên đi cả cái đói, nó vừa đi vừa nhảy chân sáo và hát khe khẽ:

“Đêm khuya, ta đi trong rừng đêm tối không trăng không sao. Ta đi trong rừng đêm tối khônq trăng không sao”…­(*)

(*) Bài hát vui của “sói con” hồi Pháp thuộc.

Đang hát, bỗng Vọng ngừng bặt. Cửa nhà ông Cảnh đóng kín. Lạ thật! Quanh năm, trong ngõ này nhà ông Cảnh vẫn mở cửa sớm và đóng cửa muộn nhất, có hôm trời còn tối nhà ông đã mở cửa, thắp đèn ngồi vót đũa. Ai hỏi, ông bảo:

- Cái giống tre ngâm nó nặng mùi lắm, cả đêm ngột ngạt muốn tắc thở, vả lại một đêm dài lắm, ngủ làm gì hết?

Ông mở cửa sớm còn vì một lý do nữa là để bán đũa cho những người buôn đem đi các chợ, những người này bao giờ cũng mua hàng từ sớm.

Thế mà bây giờ nắng đã hoe từ lâu mà nhà ông cửa vẫn đóng kín. Hay cả nhà ông đi vắng? Đi vắng thì ngoài cửa, phải treo khóa chứ? Vọng nhìn vào khe cửa thấy hai vợ chồng ông Cảnh ngồi vót đũa ở hai góc nhà. Dọc theo lối di, ông cụ Ki đang sơn. Đũa mới sơn dựng dọc theo lối đi, hứng gió cổng sau.

“Vì sao mà ông Cảnh không mở cửa nhỉ?” Vọng nghĩ và giơ tay gõ lên cánh cửa, vừa gõ vừa nhìn vào trong. Vọng thấy hai vợ chồng ông Cảnh đưa mắt nhìn nhau, nghe ngóng. Ông Ki định đứng lên mở cửa, ông Cảnh ngăn lại. Vọng gõ tiếp.

- Ai đấy? - Ông Cảnh hỏi và để con dao lên đùi.

- Cháu, Vọng đến làm đây, ông ạ! Ông mở cửa cho cháu vào với!

Trong nhà vẫn im thít. Vọng nhìn thấy ông Cảnh giơ tay bịt lên miệng ý bảo bà Cảnh đừng lên tiếng. Bà Cảnh thu mình vào góc lường, vót rất khẽ.

- Ông ơi, hôm nay cháu đi làm muộn thì cháu sẽ về muộn, ông mở cửa cho cháu vào cháu làm với!-Vọng nói to. Trong nhà vẫn im lặng.

-Ông ơi, - Vọng lại cất tiếng gọi, - hôm nay cháu đi làm muộn thì cháu sẽ về muộn. Ông mở cửa cho cháu vào với, ông ơi!

Trong nhà vẫn im lặng. Chỉ có những đôi mắt nhìn nhau.

-Về đi nhớ! Đừng đến làm nữa nhớ! - Tiếng ông Cảnh ồm ồm vọng ra.

- Làm sao thế, hả ông? - Vọng hỏi và cuống quýt chạy vòng quanh nhà. Nó ẩy cửa, nó quành đằng sau, nó bổ ra đằng trước. Nó mơ ước có ngọn gió thần kỳ mở tung cánh cửa để cho nó ùa vào trong nhà, để cho nó sà xuống đất cầm con dao ngồi vót đũa như mấy lâu nay. Nhưng gió chỉ chạy ở bên ngoài hững hờ và giá buốt. Tường vôi thì rắn, cửa gỗ lim cứng nhắc, bàn tay nó thì nhỏ bé và yếu mềm.

- Ông ơi! - Vọng lại gọi, liếng như khó. Nó thấy khổ cực quá. Nó cảm thấy việc được vào trong nhà ngồi vót đũa là một điều sung sướng mà nó mong chờ đã bao lâu nay. Nó nghĩ đến mẹ, nghĩ đến nồi gạo và nghĩ đến cái Ân, nghĩ đến những quả chuối nát lạnh buốt ruột suốt đêm qua...

- Hết việc làm rồi! - Vẫn cái tiếng ồm ồm khắc nghiệt từ trong nhà vọng ra.

- Còn bao nhiêu đũa kia thôi! Ông ơi! Cháu... Giọng van vỉ, tha thiết, nó tựa người vào cánh cửa.

Cửa bỗng hé mở. Khuôn mặt nhọn của ông Cảnh với chòm râu bàn chải ló ra. Hai mắt ông to hó nhìn Vọng như nhìn một vật lạ, Vọng cố cười và bước vào. Ông Cảnh giơ tay đặt lên vai nó, giữ lại. Ông nhìn nó một cách dò xét, nghi hoặc:

-Này, tao bảo. - Ông giơ tay hất cằm Vọng lên - Nhà tao từ hôm nay không cho mày đến làm nữa, bảo mẹ mày tìm việc chỗ khác cho mày làm!

Vọng choáng váng,mắt hoa lên. Nó lảo đảo, cúi xuống không dám nhìn ông cụ Cảnh nữa.

- Ông bảo cháu sao cơ ạ? - Vọng ú ớ hỏi, giọng nó lạc đi.

- Tao bảo là nhà tao từ nay không cho mày đến làm nữa. Còn vì sao à? - Ông đưa mắt nhìn quanh và nói tiếp - Nhà tao là nhà làm ăn, nhà tao sợ cái gì bí hiểm. Đũa thì vẫn nhiều, cần người vót nhưng bí mật thì tao sợ. Nhà mày lắm cái bí mật lắm. Có thật là bố mày bị bắt hay là không? Rồi lại còn thằng anh mày nữa, có đúng là nó bị bắt lính hay đi đâu? Tao ngờ lắm. Đêm hôm qua, tao đang ngủ nghe có tiếng gõ cửa rồi tiếng người nỏi: “Nhà này có người đi làm với tây từ nay không tỉnh ngộ Việt Minh sẽ trừng trị...”. Tao không theo tây mà tao cũng không ưa các ông Việt Minh, tao chỉ muốn làm ăn, mày xem đêm qua đấy, thật là kinh quá! Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết! Thôi, mày về đi! - Ông ta nói một thôi rồi quay vào trong nhà, cánh cửa sập ngay lại sau gót chân.

Như bị hắt nước vào mặt, hai mắt Vọng tối tăm, tai Vọng ù ù. Vọng trừng trừng nhìn hai cánh cửa đóng chặt một lúc rồi quay đi.

*

* *

Nó không khóc nhưng hai mí mắt nóng ran.

“Mẹ ơi, ông Cảnh đuổi không cho con vót đũa nữa rồi, con biết làm gì để giúp mẹ được bây giờ?” Vọng muốn chạy về để ngã vào lòng mẹ, nói với mẹ như thế nhưng Vọng biết lúc này mẹ đang khổ sở lắm nói ra mẹ càng khổ thêm. Có lẽ nên nói cho chị Hạnh biết thì hơn. Vọng nghĩ như thế và chạy đến nhà ông cụ Hộp, chỗ chị Hạnh đang làm giấy. Tên thực ông cụ là gì không ai biết nhưng từ lâu ông cụ làm hộp nên mọi người gọi ông là cụ Hộp. Ông làm đủ các loại hộp giấy: hộp đựng giày, hộp đựng len sợi, hộp đựng vòng đeo cổ, nhẫn, xuyến hoa tai... Hộp dài, hộp ngắn, hộp vuông, hộp tròn. ông mua giấy bìa về làm rồi đem đến các cửa hàng bán. Khi nào đắt hàng ông bảo thêm nhiêu người đến làm, khi hàng ế thì chỉ hai vợ chồng, tám người con nhà ông hì hục suốt ngày đêm. Ít lâu nay bà Hộp sáng đội mẹt hộp đi, tối đội về.

- Bây giờ rậm rịch thế này ai làm gì có tiền mà sắm sửa. Hộp ế quá!

Những cái hộp ế bà đem bán lẻ cho những cửa hàng tạp hóa, thực phẩm. Những đứa con ông Hộp đem nhưng cái hộp làm bóng đá rồi xé đun bếp. Khói khét lẹt. Ông Hộp suốt ngày đi rạc trên phố, tìm việc. Một hôm, ông Hộp đi đâu về nét mặt rạng rỡ vung tay nói với vợ và đám con:

- Ta sắp có việc làm rồi!

- Làm gì thế, hả bố?

- Làm giấy! Làm bìa! Bìa, các-tông ấy mà! Ngày mai, mẹ nó đi sắm đồ làm với tôi nhé?

Sau mấy ngày quần quật, hai vợ chồng ông bà Hộp mới mua được các dụng cụ làm giấy: Hai cái vại, một cái thùng, chục cái sàng, tre nứa để đan phên và cối chày để giã. Những đứa trẻ con thì đi vào các ngõ mua cây chuối. Chục con dao thái, mỗi dao một thớt.

Bếp lò đắp ngay ở giữa sân. Than quả bàng ném vào lò đốt lên đỏ rực. Công việc vỡ ổ. Hai vợ chồng ông cụ Hộp với đám con làm không xuể phải tìm thêm người. Bà cụ Đối và chị Hạnh rủ nhau xin vào làm. Ổng cụ Hộp là người xuất thân từ áo rách làm thuê nên đối với mọi người cũng biết điều, ông bảo:

- Ai làm với tôi phải có trách nhiệm như tôi, cùng làm cùng ăn chia. Tất nhiên, tôi bỏ vốn ra lại tìm được nghề tôi phải được hưởng nhiều hơn một ít, nhưng không phải ngày đi làm tối về là có tiền ngay được đâu nhé! Mà phải bán được hàng mới có tiền. Có tiền, các bà cũng thế mà tôi cũng thế.

Mọi người hớn hở lảm. Người cho chuối vào cối giã như giã giò, tiếng dao băm trên thớt công cốc như người ta băm xương. Y như "nhà ông ngày nào cũng có cổ. Cây chuối nấu lên có mùi ngái như cám lợn.

Vọng đến đúng lúc chị Hạnh đang ngồi giã chuối. Cái chày to và nặng, người chị nghiêng đi. Bà Đôi thì thái chuối. Ông cụ Hộp đang múc chuối đổ ra sàng cán mỏng. Những tờ giấy khô trông như những cái bánh đa cong queo rộp lên trên mặt sàng. Những đứa bé nằm bò trên những tấm ván, cầm chai là giấy. Tiếng chúng thở hì hụi. Trong nhà nhây nhớp bã chuối, nhựa chuối và ruồi. Ruồi bay vu vu.

- Chị! - Vọng đứng im nhìn chị một lúc rất lâu rồi mới cất tiếng gọi. Chị Hạnh vội vã chạy ra. Vọng kể lại những chuyện ở nhà ông cụ Cảnh. Chị Hạnh vuốt tóc Vọng:

- Thôi, để chị liệu, em đừng nói với mẹ làm gì, mẹ buồn khổ quá mẹ ốm mất. Em cứ ở đây chơi chờ lúc nữa bà Hộp đi bán hàng về là có tiền.

Khi Vọng đang bò ra trên miếng ván là giấy cùng những đứa trẻ con thì bà Hộp về mặt bà như một cái hộp giấy bị đập bẹp. Cái nong trên đầu bà vẫn ngất nghểu một chồng giấy lồng phồng.

- Sao thế? - Ông Hộp đỡ nong giấy trên đầu vợ xuống, hỏi.

- Người ta không nhận. - Người vợ vừa nói vừa lau mồ hôi đầm đìa trên mặt.

- Tại sao không nhận?

- Xấu. Dầy. Không nhẵn. Họ bảo thế.

- Bây giờ iàm thế nào?

- Làm lại! Họ bảo thế.

- Làm lại! - Ông Hộp kêu lên, hai mắt mở to vừa ngạc nhiên vừa sợ hãi nhìn nong giấy khô và những sàng giấy còn ướt đang phơi la liệt trên sân, trên mái nhà.

- Thế họ có giả đồng nào không?

- Hàng giả về mà lại có tiền?

Ông Hộp nằm vật ngay ra giường. Bà Hộp quay ra bảo đám trẻ con:

- Chúng mày có gì cho tao ăn với, từ sáng đến giờ chưa có hột nào vào bụng.

Chị Hạnh nắm tay Vọng, giọng chị run run:

- Thôi, em về đi vậy. Về nhà xem mẹ có bận gì thì giúp mẹ, nhưng đừng nói gì cả.

Vọng cúi đầu đi về nhà. Nó đi rất chậm vừa đi vừa cắn móng tay.

Mẹ đang có khách. Khách là bà Chưởng bạ, em nhà Cai Thực. Bà ta đang ngồi trên ghế. Bà ta mặc áo nhung the, quàng khăn voan, cỗ đeo hạt ngọc xanh, chân đi giày cườm, tay cầm ví da. Còn mẹ thì ngồi ghé ở mép giường, người thu lại trong chiếc áo len đã cũ. Mẹ cười cười mà nhìn cứ như mếu:

- Bà cho nhà cháu khất dăm bữa nữa. Nhà cháu cũng chẳng muốn nhỡ hẹn làm gì, nhưng sự tình cực quá, bà ạ. Một nách mấy đứa con dại!

- Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh! Nhà tôi cũng sắp chết đến nơi cả rồi đây. Ngày không có ăn, đêm không có ngủ, bà có biết quả tạc đạn đêm hôm qua là do ai ném không?

- Nhà cháu thì đi đến đâu mà biết là ai.

- Việt Minh đấy! Thế có ghê gớm không! - Bà ta nói, mặt méo xệch đi. - Cho nên tôi sang báo đề bà biết mà thu xếp giả số tiền bà vay tôi ngay đi để tôi còn lo liệu công việc nhà.

- Ngay bây giờ à? - Mẹ ngơ ngác, giật mình hỏi lại.

- Phải! - Bà ta lạnh lùng đáp.

- Nhưng bây giờ lôi không có đủ. - Giọng mẹ run run.

- Làm thế nào thì tùy bà, tiền có đồng, cá có con, vay dễ thì trả cũng phải dễ chứ? - Nhà Chưởng bạ nói rồi nhìn quanh, trề môi có vẻ khinh bỉ - Toàn chổi cùn, chiếu rách lấy gì mà gán nợ cho bà được bây giờ? - Mẹ lẩm bẩm, nét mặt đờ đẫn.

Mụ Chưởng Bạ bỗng cười rồi nhìn mẹ:

- Có việc này, nếu bà thuận thì không những bà giả được nợ mà có khi còn có đồng ra đồng vào nữa.

- Dạ, việc gì thế ạ? Bà cứ cho biết nếu có thể làm được mẹ con chúng tôi xin làm ngay ạ! Trên nét mặt mẹ thoáng những hy vọng ngỡ ngàng.

- Lại còn nếu được, tốt quá đi ấy chứ lị! - Nhà Chưởng bạ nói rồi chép miệng, nhổ quết chầu vào cái chén uống nước. Này nhé, con cái Hạnh nhà bà là đứa hay làm, trông cũng sạch mắt, dễ coi, tính tình cũng dễ bảo, thật thà, nó hái rau cho nhà tôi, tôi biết nên tôi cũng thương nó, tôi muốn giúp nó, giúp bà.

- Vâng, mẹ con nhà cháu xin cám ơn bà. - Nét mặt mẹ tươi lên - có rau bà cứ gọi cháu sang hái.

- Rau mùa đông có gì mà hái? Mà hái rau đâu phải là việc hàng ngày. Tôi muốn nó có việc chắc chắn, lâu dài kia.

- Vâng, thế thì phúc đức quá! Bà giúp cháu! Nếu mà cháu có công ăn việc làm tử tế thì không bao giờ chúng tôi quên ơn bà!

- Thế thì được! Cô Khánh, trưởng nữ bác Cai Thực nhà tôi, mùa hè tới này lại sinh hạ. Chồng cô ấy bận bịu việc nước nên mọi việc cứ khoán trắng cả cho vợ, với lại người Tây họ không ăn ở luộm thuộm như ta đâu. Hiện giờ cô ấy đã có vú sữa nuôi ở trong nhà. Chị vú đẻ con xong là cho ngay rồi đi ở cho nhà cô Khánh. Cô Khánh là người rất cẩn thận phải tốn của, tốn công nuôi trước chị ta hàng mấy tháng trời, từ khi chị ta còn đang có chửa cho ăn uống ngon để thay cái sữa cũ đi. Anh bếp nấu cơm tây, chị bếp nấu cơm ta cũng có cả rồi, bây giờ chỉ còn thiếu người trông nom đám trẻ và giặt giũ quần áo, quét dọn cửa nhà nữa thôi. Cô nó nhờ lôi tìm giúp, tôi nhằm vào cô Hạnh nhà bà, cô Hạnh mà đi làm cho cháu tôi thì không phải dãi nắng, dầm mưa đầu tắt mặt tối. Vợ chồng cô ấy ngoại giao rộng có khi lại còn dắt mối cho đám nào sang trọng nữa thì thật sung sướng cả cái đời! - Nhà Chưởng bạ nói, mắt hấp háy, mặt nghiêng đi, lấy hai ngón tay vuốt môi theo hình chữ O rồi nhìn mẹ.

Nét mặt mẹ như méo đi. Da mặt chuyển từ màu đỏ sang màu xanh sám rồi tái ngắt, rồi tím lại. Mẹ ngồi lặng như thế một lúc lâu rồi đứng vùng lên, giơ tay giật tung cái thắt lưng thắt quanh bụng, giốc cái hầu bao ra giường xếp tất cả những đồng tiền lại, đẩy ra trước mặt mụ Chưởng Bạ:

- Bà đếm đi, còn thiếu bao nhiêu bà xem trong nhà này có thứ gì bà cứ nhặt về cho đủ. Nhà lôi tuy nghèo thật nhưng giấy rách phải giữ lấy lê, nón rách phải giữ lấy mê đội đầu!

Vì miếng trầu mặn vôi và vì những điều đang hí hửng trong đầu, da mặt mụ Chưởng bạ đang hầng hầng đỏ nghe mẹ nói thì giật mình, người suýt bật ngửa trên ghế. Mắt mụ tròn xoe nhìn xấp tiền mẹ vừa giốc trong hầu bao ra, chẳng nói chẳng rằng, mụ vơ lấy, đếm.

- Còn thiếu một trăm đồng vốn, hai trăm đồng lãi...

- Vâng. Tôi sẽ đi vay giả bà. Bằng không bà thấy trong nhà có gì bà cứ bắt! - Bàn tay mẹ run rảy và giọng mẹ đanh lại.

Mụ Chưởng bạ nhét tiền vào cái túi đen rồi đứng lên nhổ quết trầu đanh bẹt xuống đất:

- Nhà tôi không thiếu củi đun bếp mà phải bắt đồ đạc nhà bà! Tiền thì phải trả bằng tiền. Tôi giao hẹn cho bà, nội nhật ngày hôm nay phải giả bằng hết, nếu không thì không yên với tôi đâu!

“Không yên với tôi đâu” Đó là lời dọa nạt và cũng là sự thật. Trong vùng này rất nhiều nhà vay nợ lãi của mụ. Người nào đến hạn mà không giả được thì mụ cho khách nợ đến thúc. Khách nợ là những người tàng tật, mù lòa, chè rượu, mụ thuê họ liền để đến nằm vạ những nhà có nợ khi nào trả hết nợ thì họ mới đi. Thật là đáng sợ! Mẹ rùng mình, mẹ muốn nói câu gì đó để mụ Chưởng bạ đừng làm quá nhưng mẹ chưa kịp nói gì thì mụ đã hầm hầm ra khỏi cửa.

Vọng đứng ngoài cửa, qua tấm vách nứa nó đã nhìn và nghe thấy tất cả. Biết bao nhiêu là ngạc nhiên, lo sợ và cuối cùng là câm giận. Vọng thấy như người đang lên cơn sốt. Nét mặt của lão Cảnh với những câu nói đuổi Vọng và cánh cửa gỗ lim đóng cứng hiện ra. Rồi nhà Cai Thực với ba-loong bằng song vúi vào đầu học trò khi không có tiền học phí nó đã quên rồi lại hiện ra trước mặt Vọng. Tất cả đều như nhau, đều giống nhau. Tất cả đều là chúng nó. Chúng nó đứng về một phía. Còn phía khác là mẹ, chị, anh, ông cụ Vàng, chị Phẩm, anh Khiết, anh Bình... Hai phía đang chống lại nhau. Một bên thì âm thầm, luẩn khuất, che đậy và mỏng manh, một bên thì công khai, trắng trợn với bao nhiêu vũ khí, quân lính...

- Mẹ ơi! Mẹ, con có cái này! - Vọng kêu lên và vùng chạy vào trong nhà. Trong nỗi tuyệt vọng và vô cùng thương mẹ, Vọng thấy lóe ra trong đầu một tia sáng: Cái ống của Vọng có thể giúp mẹ được một ít trong lúc này.

Đó là một ống bương già Vọng đã có từ hai năm nay. Hai năm nay, Vọng nhịn quà, chắt chiu từng xu, tựng hào bỏ ống với một ước mơ: Khi nào bổ ống sẽ mua được một hộp màu 16 ô!

Hộp màu 16 ô! Đó là một cái hộp bằng gỗ dán hình chữ nhật to bằng cái quạt nan, có móc cài bên ngoài. Bên trong chia ra làm 16 ô vuông đều nhau. Mỗi ô đựng một thứ bột màu: màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu trắng... Đó là cái hộp màu Vọng đã có lần nhìn thấy một người đàn ông đứng tuổi cầm trên tay. Ông ta đứng vẽ bên bờ hồ - cái bờ hồ đầy cỏ mà Vọng đến cắt để anh Hy đem bán cho những nhà có nuôi bò. Ông ta có cái bút lông lấy màu, pha lên miếng gỗ hình cái lá rồi phết lên miếng vải căng trong khung gỗ. Không biết ông ta vẽ từ lúc nào mà khi đi qua Vọng thấy một bức vẽ có góc hồ đầy cỏ non và những gốc cây già sù sì màu nâu có hai đứa bé đang ngồi đọc sách ở dưới đó. Nước lung linh và cỏ tươi lên như là cảnh thực.

- Con bé này, thích vẽ hay sao mà cứ nhìn mãi thế? - Ông họa sĩ hỏi khi thấy Vọng cứ đứng lỳ ra đằng sau lưng ông.

- Vâng ạ! - Vọng lý nhí đáp.

- Thế thì về mua một hộp màu 16 ô rồi tập vẽ. Lúc đầu vẽ bằng bút chì sau rồi tô màu lên.

- Vẽ cái gì cũng được, hả ông?

- Thế cháu muốn vẽ cái gì?

- Cháu muốn vẽ mẹ cháu, chị cháu, em cháu, à cả những cây bàng ở ngõ nhà cháu. Những cây bàng mùa này đang bắt đầu ra lá non. Xanh lắm, ông ạ. Nghe Vọng nói, ông họa sĩ nheo mắt lại:

- Cháu có con mắt có thể là họa sỹ được đấy, nếu cháu chịu đi học và tập vẽ. Thế, cháu đến đây làm gì thế?

- Cháu cắt cỏ để bán cho bò ăn.

- À, hay là cháu ngồi cắt cỏ cho bác vẽ một kiểu nhé - Người đàn ông nhìn Vọng.

- Thôi, ông ạ, cháu phải đi cắt cỏ không có mẹ cháu mắng. Vọng nói rồi bê rổ cỏ, bước đi.

Từ hôm ây. Vọng không găp, lại người đàn ông đó nữa nhưng hình ảnh hồ nước, bức tranh và hộp màu 16 ô cứ hiện ra trước mắt. Nó mua một ống bương già trong một phiên chợ. Để bỏ những đồng tiền người ta cho vào đấy, tiền mừng tuổi của hai cái tết! Tiền mẹ cho những hôm đi chợ về có lãi, tiền để ăn qụà mà Vọng đã nhịn để dành, rồi cả tiền ăn bớt mỗi khi đi chợ... “Khi nào ống tiền đầy, mình sẽ bổ ra đem đi mua hộp màu, mình sẽ vẽ mẹ, vẽ những cây bàng".

Vọng nghĩ như thế mỗi khi cầm cái ống lên bỏ thêm vào đó những đồng tiền. Cái ống vẫn treo sau đám quần áo phơi trong chái bếp, từ ngày nhà đào hầm thì Vọng đem ống để xuống dưới gầm giường. Ít lâu nay, Vọng đi làm, nhà túng bấn nên nhiều hôm chẳng có tiền bỏ ống. Nó như đã quên mất cái ống. Bây giờ, bỗng nhiên, nó nhớ lại, như người ta nhớ tới những điều tốt lành lúc khốn khó, nhớ lời bụt dặn lúc hiểm nguy...

- Mẹ ơi! Con có ống tiền! - Nó nói, giọng lạ đi. Nó chạy lao vào trong nhà và chui xuống gậm giường - cái giường mà mẹ nó đang ngồi ở trên, mặt mũi đờ đẫn ngây dại. Lúc đầu, bà không hiểu con nóỉ gì. Thấy con chui vào gậm giường thì bà vội vã ngồi thụp xuống kéo con ra. Vọng chuồi vào trong tay bà cái ống bương đầy bụi:

- Mẹ ơi, mẹ bổ ống ra mà lấv tiền giả nợ! - Vọng nói, giọng lạc đi.

Lúc ấy, người mẹ mới hiểu là con mình định nói gì. Bà cầm cái ống, nước mắt giàn giụa:

- Cái này của con, mẹ chả lấy. Mẹ chả có gì cho con thì thôi, ai lại lấy của con như thế này?

- Mẹ cứ lấy đi, con lạy mẹ! - Vọng van vỉ và nắm hai tay mẹ. Rồi nó khóc, khóc òa lên như một đứa trẻ trong tay mẹ ôm chặt. Bao nhiêu tức giận đau khổ ứ lại từ lâu như được xé tung ra. Vọng khóc thỏa thuê, ướt đẫm vạt áo mẹ.

- Thôi, nín đi con! Mẹ hiểu cả rồi! Mẹ biết hết cả rồi! Xã hội này là như thế đấy! Nín đi, sau này, nhất định có ngày mẹ sẽ có nhiều tiền. Nhất định có ngày mẹ sẽ không còn nợ ai, con muốn gì mẹ sẽ mua cho con ngay. Mẹ sẽ cho con đi học!

Mẹ nói và nước mắt mẹ chảy xuống. Mẹ ngồi im và mãi một lúc sau mẹ mới cầm cái ống đi xuống bếp. Khi tiếng nổ "bốp" Vọng vội vã chạy xuống. Nó sung sướng nhìn những đồng tiền còn mới tung ra trên đất.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3