Ngõ Cây Bàng - Chương 07 - phần 3
- Các đồng chỉ có nhận thấy là khi đêm sắp sáng thì trời thường tối đen hẳn lại, ngọn đèn cũng sáng lóe lên trước khi tắt. Tình hình căng thẳng hiện nay là báo hiệu sự rãy chết của kẻ địch. Chúng đang bị khủng hoảng về mọi mặt. Khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn nhân dân ta đều căm thù đứng lên đấu tranh chống lại chúng: chống bắt lính, chống thu thuế nặng, trừng trị bọn tề gian dõng ác và thanh niên phụ nữ xung phong đi bộ đội dân công phục vụ chiến dịch. Ở nông thôn, cải cách ruộng đất đã bước đầu xóa bỏ nạn bóc lột của địa chủ, cường hào thực hiện người cày có ruộng mở ra một sức sản xuất mới tăng thêm tiềm lực kháng chiến để mau chóng dẫn đến thắng lợi hoàn toàn.
Ở khu phố ta tên Cai Thực ngày càng lộ rõ bộ mặt phản động. Anh Bình đã bị bắt lính mới liên hệ được với tổ chức. Anh Phẩm đã cùng một số người làm nên chiến công: đánh đổ một đoàn tàu chở lính lên Điện Biên Phủ. Chúng bắt chị Phẩm và cháu Phác giam ở Hỏa lò. Nhân dân hiện có bị hoang mang, theo địch thì ít nhưng số muốn sống lưng chừng cầu an thì nhiều. Ta phải có kế hoạch tuyên truyền cho cách mạng và kháng chiến không để bọn địch lôi kéo họ về hàng ngũ địch. Cuộc thăm viếng của thằng Richard, con rể Cai Thực thực chất chỉ là mộí cuộc dò la nắm tình hình và ngầm khủng bố tinh thần nhân dân. Cai Thực đã có nhiều nợ máu với cách mạng. Cơ sở và nhiều đồng chí của ta hoạt động trong vùng này thường bị lộ vì tên này chỉ điểm. Nó đã bắn giết tra tấn dã man nhiều đồng chí ta trong nhà tù chính trị khi nó còn là cai ngục. Chắc các đồng chí cũng biết vì sao bàn tay phải của nó chỉ còn có ba ngón?
Mắt Vọng mờ đi. Đêm tối mịt. Tỉếng anh cán bộ bí mật nói phía sau vách nhỏ và nhẹ như tiếng nói thầm nhưng không một tiếng nào lọt khỏi tai nó. Nó nằm trên một cái chõng tre kê sát cửa, mình áp vào vách, người thu lại như một con mèo bị rét.
Trước mắt nó, qua kẽ liếp hở là ngõ phố chìm trong bóng tối mênh mông. Nó không nhìn mọi thứ bằng mắt mà bằng tai, nó nghe thấy tiếng chó sủa vu vơ trong xóm nhà lá cuối đê, tiếng ô-tô chạy ngoài phố chính, tiếng còi tàu hỏa hú lên ngoài ga, tiếng súng trong bốt Ngã tư Vọng thỉnh thoảng lại bắn lên một tràng dài, hoảng hốt. Gần và rõ nhất là tiếng những chiếc lá bàng chín đỏ sót lại trên những cành gầy khô rụng xuống vỉa hè trước cửa nhà.
Còn mẹ, lúc này đang ngồi gác ở phía sau nhà, bên kia cái hố rau muống của nhà Chưởng bạ. Chỗ ấy là nhà cái My. Mẹ ngồi trong bếp, ngồi ở đấy có thể nhìn thấy mọi thứ xẩy ra trong nhà Tường Xây vì ở đây chỉ cách nhà Tường Xây có một cái hồ dài. Mẹ tình nguyện làm việc này. Từ ngày đưa Hy đi rồi mẹ không còn sợ nữa. Mẹ nhìn ra nguyên nhân cơ cực của cuộc đời mẹ và những đứa con. Lòng mẹ hướng về kháng chiến và muốn góp phần mình vào những công việc mà mẹ có thể làm.
Mẹ bảo với bà Kẹo, mẹ cái My:
- Bác cho tôi ngồi xem bác nấu kẹo, may ra tôi có thể theo được nghề của bác không?
- Ối giời, nghề này vất vả, ế ẩm chứ ăn thua gì mà theo? Bà Kẹo nói và vun củi vào bếp. Than củi trong bếp đỏ rực. Chảo ngô trên bếp đã quây cót tròn chung quanh đang nổ bùm bụp. Bà Kẹo cầm một đôi đũa lớn đảo ngô trong chảo. Thỉnh thoảng lại có một hột ngô tung ra ngoài rơi xuống đất. Bên cạnh bà, ông Kẹo đang nấu mật.
- Được chưa ông? - Bà hỏi rồi quẳng đôi đũa đi, ném quây xuống đát, bê chảo đổ lên sàng. Bà sây cát roi bưng ẹả chảo ngò đầy nở trắng xóa như hoa bưởi trút luôn vào chảo mật đỏ lừ đang sôi xèo xèo.
- Đảo nhanh tay lên! - Bà giục chồng.
Ông Kẹo đảo ngô bằng cả hai tay. Thoáng cái những hạt ngô vừa trắng phau đã đỏ sậm lại ngay. Mùi mật thơm bốc lên.
- Dập lửa đi! - Bà Kẹo lại nói
Ông Kẹo vơ tất cả những cây củi đang cháy trong bếp ném ra ngoài. Bà Kẹo tiếp tục đảo nhè nhẹ rồi bắc ra đất.
- Hù ù ù ù... - Bà thở và đứng lên vuốt mồ hôi trên mặt.
Ông Kẹo đổ ngô ra một cái sàng thưa có xoa bột.
- Quạt đi! Quạt mạnh tay lên! - Bà Kẹo giục.
Ông Kẹo cầm cái quạt bỏi quạt thốc quạt tháo vào sàng bỏng. Bà Kẹo nhúng tay vào chậu nước rồi bắt đầu nắm bỏng. Từng nắm bỏng tròn nhấp nhánh mật đỏ để lên sàng. Mẹ ngồi cạnh bếp vừa xem làm bỏng vừa nhìn sang bên kia hồ. “Vì sao nhà Cai Thực thắp đèn đến tận bây giờ chưa tắt? Những bóng người qua lại trong nhà nó là ai thế?” Bà nghĩ đến những người ngồi họp trong nhà mình. Người quen, người lạ, nhưng tất cả đối với bà giờ đây đều thân thiết và tin cậy. Bà biểt họ đang làm những việc bí mật và nguy hiểm. Cuộc sống cực khổ và đen tối vởi những căm thù nung nấu từ bao lâu nay đã giúp bà nhanh chóng hiểu họ và đứng về phía họ. Bà cũng có lúc thoáng nghĩ đến việc mình có thể bị bắt, bị tra tấn nhưng bà không thấy sợ mà chỉ thấy thương con.
- Bà không về đi ngủ đi, khuya rồi! - Bà Kẹo giục.
- Tôi già rồi cũng chả mấy ngủ. Nằm mà không ngủ được lại càng lo, tết nhất đến nơi rồi chẳng có cỗ bàn gì đến cái bánh chưng quả bươi cho các cháu nó khỏi tủi thân cũng chẳng có tiền mua.
- Trời đất này thật nhà ai cũng khổ! - Bà Kẹo rên rẩm và nhìn ra ngoài trời tối đen.
- Bà nói thế cũng đúng mà cũng chưa đúng. Có phải là nhà ai cũng khổ cả không? Hay là chỉ có chúng ta. Nhà Chưởng bạ đi tìm thuê người gói bánh chưng ăn tết đấy! Xây cả một cái lò để dun than đá, như vậy có khổ không? - Ổng Kẹo nói và chất thêm củi vào bếp để rang tiếp mẻ ngô khác.
- Hay là bà và tôi sang gói bánh chưng thuê cho nhà Chưởng Bạ đi! - Bà Kẹo nói.
- Thôi bà ạ, tôi chẳng còn mặt mũi nào, thà rằng nhịn đói còn hơn. Vừa rồi tôi vay lãi nhà mụ ta chưa có tiền giả hết nó cho con sang lột cả cái áo tôi đang mặc. Cả vốn cả lãi trả xong tôi chỉ còn hai bàn tay trắng. Lãi những hai mươi nhăm phần bà xem như thế có nặng không?
- Đã giàu thì lại giàu thêm, đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày. Người to béo mà bụng dạ tiểu nhân! Ờ, mà này, không hiểu tình hình thế nào mà mụ ấy đi đòi nợ tất cả, không cho ai vay nữa, mấy người gặp tôi cũng đều phàn nàn vậy.
- Sắp đánh nhau to chứ còn sao! - ông Kẹo buông thõng - Nó sợ mất tiền nên đòi đề dắt lưng cho nó chắc…
Mẹ dưa mắt nhìn ra ngoài. Nhà Cai Thực đèn vẫn sáng và nhiều bóng người đi lại.
Bỗng ngoài đường có tiếng chân chạy rậm rịch và tiếng khóc kéo dài từ xa vọng lại.
- Ối con ơi lá con ơi, con bỏ bố con bỏ mẹ con đi đâu?
- Ai khóc con thế nhỉ? - Bà Ngoạn giật mình đứng vụt dậy. Vợ chồng ông Kẹo cũng dừng việc, chạy ra dường.
Chị Phẩm đang bế con vừa đi vừa khóc. Người chị gầy lướt đi như một tàu lá chuối bay trong gió.
- Cháu bé làm sao thế, hả chị?
- Chúng nó thả chị về rồi đấy à?
- Chị về từ bao giờ thế?
Mọi người quây lấy chị hỏi han săn đón nhưng chị như không nghe thấy tiếng của ai. Chân chị lướt trên đất, tóc xõa lung và hai mắt tối đen như hai hố nước.
Nhà chị, cửa khép hờ. Bọn trẻ con đã ngủ trong các góc. Từ khi mẹ bị bắt suốt ngày đêm không lúc nào cửa nhà chúng đóng lại. Chúng chờ mẹ về.
- Về đến nhà rồi đấy, con ơi! - Chị kêu lên và lấy cùi tay đẩy cửa đi vào nhà - Con ơi, khi đi con là con mẹ, nhưng khi về thì con đã là con của đất của trời rồi. - Chị gào lên, giọng khan đi nghe như những ngọn gió mùa đông khô khốc đang chạy điên cuồng ở ngoài trời.
Cả cái ngõ nhỏ đang thiêm thiếp ngủ sau một ngày làm lụng mệt nhọc đầy những lo âu choàng thức dậy. Những cánh cửa mở tung, người ta chạy ào ra ngoài đường và kéo đến nhà chị Phẩm.
- Đốt đèn lên! - Một người nói. Nhưng nhà không có đèn. Người ta đốt một que nhựa trám. Muội đen bám đầy nhà, bay đầy hai lỗ mũi. - Ông Vàng hiện ra trước cửa với một bó hương lớn. Mọi người vội chạy đi tìm củi đốt lên một đống lớn ở giữa nhà. Ngọn lửa cháy đỏ rực. Nhìn từ xa như nhà đang bị cháy. Mà nhà đang bị cháy thực. Những người ở trong nhà người nào cũng đang nóng bừng bừng. Những khuôn mặt nhếnh nháng ánh lửa, những đôi mắt đỏ kè. Người ta luống cuống rối rít, nhưng không biết phải làm gì. Một bà cụ bắc hòn gạch ngay giữa nhà đun một ấm nước. Một người khác thổi cơm.
- Đặt nó xuống đất đi! - Một tiếng nói ồm ồm. Mọi người giật mình ngoảnh lại, cùng kêu lên:
- Ông Trắm!
Người đàn ông có tên là Trắm trông giống như một con cá trắm to. Người ông cao lớn, lưng hơi cong, nước da đen bóng nhoáng lúc nào cũng như vừa ở dưới nước lên. Ông mặc quần áo đen tóc dài cợp xuống đển gáy. Bà Đôi đang ngồi ở góc nhà thẫn thờ nhìn ngọn lửa chảy đỏ, thấy ông Trắm vào bà bỗng khóc òa lên:
- Thế là cháu tôi chết thật rồi ư? Ối giời ơi, thẳng Cu Phác chịu ăn chịu chơi của bà!
- Đặt nó xuống đất đi! - Ông Trắm nói và đỡ thằng Phác trên tay chị Phẩm. cả một đám lửa lớn nhưng không hẳt lên khuôn mặt chị một bóng đỏ nào. Mặt chị vẫn trắng bệch và tím bầm. Hai mắt chị mở tròn không chớp.
- Nó giam tôi, nó đánh tôi, nó bắt tôi nhịn ăn, nhịn uống, nó không cho tôi được ở với con tôi. Thằng bé khóc suốt một đêm trong cái hầm khóa kín. Khi nó cho tôi đến thì con tôi đã chết rồi - Giọng chị khàn khàn như từ nơi nào vọng tới.
- Quân giết người!
- Cha tiên nhân nhà chúng nó! Đồ dã man!
Tiếng chửi, tiếng khóc, tiếng la hét, Ông cụ Vàng đốt hương, đốt cả một nắm. Ông Trắm đã gỡ được khỏi tay chị Phẩm cái bọc mà chị cứ ôm chặt vào người. Ổng ta đặt nó xuống đất. Thằng bé con mới có mặt ở trên đời này chưa đầy tám tháng nhưng cả ngõ ai cũng biết nó, nó lem luốc đeo trên người các anh nó đi hết chỗ này đến chỗ khác. Những ngày mẹ nó đi chợ về muộn, anh nó lại bế nó đi xin bú - Miệng nó thơm mùi sữa của các bà mẹ có con mọn trong ngõ. Nó lành như hòn đất. Nó chóng lớn như củ khoai. Mới ngày nào mẹ nó bế nó từ nhà thương Bạch Mai về mà bây giờ nó đã biết bò và lần tường tập đi. Mỗi lần cho con bú chị lại vỗ vào cái mông to tròn của nó mà nựng:
- Con “hái” của tôi đây! Mong mãi mới được một cô con “hái” đây! Này, các bác trông xem, có phải cháu nó đúng là con “hái” không? - Chị Phẩm nới và lung con lên - Út ít của tôi đây!
Cả nhà chị Phẩm chỉ mong một đứa con gái. Mỗi khi vợ có mang anh Phẩm lại lấy tiền xu chơi chẵn lẻ với nhũng đứa con. Lần thứ sáu này anh đổ lẻ, như vậy là chị Phẩm sẽ đẻ con gái. Nhưng lại vẫn là thằng cu. Thằng cu Phác có cái đầu tròn như cái gáo dừa, tóc tơ hoe hoe lưa thưa như râu ngô vừa loi nhoi mọc ra kín thóp, chị Phẩm đã lấy kéo cắt kiểu Nhật Bản rồi. Nó cười, hai má lúm xuống nom đúng là một con bé gái xinh. Chị Phẩm xin đâu được một cái váy đầm nhỏ mặc cho nó. Những lúc vui chị vẫn thường còn tung con lên và nựng:
- Tay hòm chìa khóa của tôi đây! Con “hái rượu” của tôi đây! Ngày sau, anh nào lấy con tôi, tôi thách cưới thật là to, tôi mời tất cả bà con hàng xóm đến ăn một bữa thật là ngon!
Bây giờ nó nằm trên đất, trong đám tã lót và cái áo bông cũ bó ra ngoài. Nó nằm duỗi dài, người cứng đơ và lạnh ngắt. Tất cả những hơi nóng từ người mẹ truyền sang cho nó thoáng cái đã bay đi hết. Hơi đất, gió trời mùa đông lạnh đã thấm nhanh vào nó. Đám con nhà chị Phẩm: thằng Phi, thằng Phúc, thằng Phùng, thằng Phái, thằng Phong thấy mẹ bế em về và mọi người kéo đến chật nhà thì vui vẻ lắm nhưng đến khi chúng thấy mẹ đặt em xuống đất và thằng Phác nằm im không cựa quậy được nữa thì chúng lao đến giật áo, túm tóc em vừa lôi vừa gọi. Rồi chúng òa lên khóc nức nở, có đứa gào lên và lao vào người em. Người lớn phải giữ chúng lại. Bà Đôi thì cứ ôm lấy chị Phẩm mà khóc. Cả căn nhà đầy tiếng khóc và ánh lửa đỏ. Cơm chín. Người ta đơm cơm vào một cái bát và quả trứng ai đã luộc bóp bẹp để lên trên.
Ông Trắm rút trong túi ra một cái chai nhỏ da sần. Trong chai có một ít rượu trắng. Ông rót rượu ra cái bát rồi ngửa cổ uống, xong ông cúi xuống giơ hai tay ôm gọn thằng bé bế lên và đi ra cửa.
- Ai đi với tôi nào? – Ông Trắm hỏi.
- Thằng Phi đi với em mày kìa! - Tiếng mọi người.
- Để tôi đi với cháu. – Ông Vàng nói và cầm bó hương cuộn vào trong một tờ giấy. Thằng Phi cầm cái cuốc. Tiếng khóc nổi lên khi mấy người vừa bước ra cửa.
*
* *
- Chúng ta nên làm gì trước việc đột xuất này? Đồng chí Phẩm đã dũng cảm chiến đấu với kẻ địch và con đồng chí ấy đã bị bắt và bị giết. Gia đình chị Phẩm rất khó khăn, con cái chị ấy thất học, những chuyện ấy chúng ta có trách nhiệm lo nhưng là lâu dài, còn đây, trong việc này, chúng ta không thể không lên tiếng, tất nhiên là làm thế nào cho có lợi nhất. - Người thanh niên mặc quần áo nâu, người gầy, đeo súng về tổ chức cuộc họp tối nay từ nãy vẫn ngồi yên, giờ mới nói.
- Theo tôi, chúng ta nên đến thăm gia đình chị Phẩm và cháu bé, như thế cũng an ủi chị ấy được phần nào. - Chị Hạnh nói và giơ tay lau nước mắt - mới hôm nào tôi còn bế thằng cu Phác, nó ghé vào mặt tôi cắn mũi tôi đến là đau, nó bảo nó ngứa răng, thế mà…
- Tôi thấy ta nên tận dụng dịp này để vạch tội ác của giặc và gây lòng căm thù, cũng là cái gương để cho những người lừng chừng rụt rè có thái độ mạnh hơn. – Anh cán bộ áo nâu nói.
- Tôi thấy nhất trí với ý kiến anh Bảo, đây là dịp tốt để chúng ta khơi động quần chúng - Hạnh tiếp lời.
- Ai có thể làm việc này? – Anh Bảo hỏi, mắt nhìn ngọn đèn vặn nhỏ.
- Tôi với chị Liêm là chỗ quen biết thường vẫn hay qua chơi nhà, tôi với chị ấy đến thì chúng khó không thể bắt bẻ, nghi ngờ cũng không làm gì được. - Hạnh nói và đứng lên định đi ngay.
- Khoan đã, làm gì vội vã thế. Chúng ta phải bàn xem công việc nên tiến hành như thế nào. Trước tiên cần giữ không cho gia đình đem chôn cháu Phác ngay đêm nay… - anh Bảo nói và nhìn Liêm. Liêm cũng ngẩng nhìn anh và vội ngoảnh đi. Trên đôi môi xinh xắn của chị thoáng một nụ cười - Hạnh đã nhìn thấy nụ cười ấy. Trong cuộc họp này chị mới gặp Bảo nhưng chị lại cảm thấy không phải như thế. Chị đã biết anh từ lâu, ít nhất là một lần, lại nữa một giọng nói rất quen, với cái dáng người… Nhưng có Khiết, chị không thể hỏi. Khiết hay ghen và thường dằn vặt mình khi trong lòng có những ngờ vực. Mà chị thì không muốn Khiết khổ. Khiết đã khổ sở nhiều rồi, chị chỉ mang đến cho anh niềm vui chứ không thể đem đến những buồn phiền. Bảo cũng có vẻ ngỡ ngàng khi gặp Hạnh. Anh nhìn chị và đôi mắt có vẻ nghĩ ngợi điều gì, thỉnh thoảng lại mỉm cười giống như anh nhớ đến một kỉ niệm vui nào đó trong quá khứ. Anh cũng định nói chuyện với Hạnh, nhưng chỉ họp một lúc anh như đã hiểu quan hệ giữa Hạnh và Khiết nên anh thôi không nói gì nữa và cả đến ánh mắt, anh cũng rất dè dặt mỗi khi nhìn về phía Hạnh, mặc dù dưới ánh đèn dầu trên nền áo đen, khuôn mặt trắng hồng của Hạnh thật xinh đẹp cứ hút lấy con mắt người. Nhưng lúc này anh không thể không nhìn chị và đi đến gần chị:
- Khôn ngoan và thận trọng đồng chí, nhé?
Rồi anh đi đến gàn Liêm và ngồi xuống bên cạnh chị.
*
* *
Lúc ấy, ông Trắm đang ôm chặt thằng cu Phác trong tay. Ông cụ Vàng cầm bó hương và thằng Phi vác cái cuốc và bát cơm quả trứng. Dừng lại trước cửa nhà, ông Trắm lầm rầm đọc - những câu nói riêng của ông mỗi khi đưa tiễn một đứa trẻ vĩnh biệt cuộc đời:
Thơm như hòn ngọc
Ngát như là hoa
Kiếp này chẳng được
Ở cùng mẹ cha
Xuống đất cháu nằm
Nước mắt thương xót
Của mẹ của cha
Đong chẳng thể hết
Nói chẳng thể là
Cháu ơi, cháu hỡi
Cháu của ông bà
Sớm lại về cửa
Gọi mẹ gọi cha
Đẹp như là ngọc
Ngát như là hoa
Đầu thai kiếp khai.
Bàn tay ông là cái nôi mềm đặt đứa trẻ vào trong đất. Trước cửa nhà ông lúc nào cũng có đặt một cái quan tài nhỏ bằng gỗ thông. Khi có người gọi, ông đến ngay và bế đứa bé về trước của nhà mình đặt vào cái áo quan một lúc rồi lại bế bé đi. Đấy là những đứa trẻ nhà quá nghèo bố mẹ không có tiền mua cho con một cỗ áo. Ông phải đặt thi hài đứa bé nằm trong áo quan một lúc cho nó đỡ tủi thân trước khi nằm vào trong đất. Nhưng với thằng cu Phác thì không như thế. Bố mẹ nó chẳng đặt tiền vào tay ông, cũng chưa ai nói với ông một lời, Nhưng ông đặt thằng cu Phác vào trong quan tài của ông rồi để nguyên trong đó không bế ra nữa. Ông còn cẩn thận sửa sang lại quần áo tã lót cho nó. Vừa làm, ông vừa bùi ngùi nói:
- Cháu ơi nhẽ ra cháu không phải chết khổ sở như thế này, nhưng vì thằng Tây, vì bố cháu giết thằng Tây, nên thằng Tây nó giết cháu, cháu chết cho mọi người…
Thơm như hòn ngọc
Ngát như là hoa hồng…
Ông đang lẩm nhẩm đọc thì trên trời bỗng dưng sáng lên xanh biếc và phát pháo hiệu lơ lửng rơi xuống. Liền theo là tiếng súng xối xả bắn về phía đầu ngõ.
- A! Chúng mày bắn vào ông đấy chắc? Hay mày bắn thằng bé đã bị giết chết này? A, quân này là đồ chó đẻ thực! – Ông Trắm tức uất nghẹn cổ, ông chửi và nhìn về phía nhà Cai Thực.
- Cúi xuống không bị đan bây giờ! – Ông Vàng đẩy thằng Phi ngồi xuống.
Hạnh và Liêm xuất hiện ở trước cửa. Hạnh giơ tay ngăn ông Trắm lại và nói nhỏ đủ để ông nghe tiếng:
- Ông đừng chôn thằng bé đêm nay. Nó tuy còn bé nhưng cũng phải tổ chức đám ma cho cháu đàng hoàng, chu đáo chứ không thể chôn dấm chon dúi như thế này. Cháu nó chết vì dân vì nước chứ có phải chết dịch đâu mà ta phải vội vàng.
- Cô ơi, tôi tưởng rằng lo cho cháu mồ yên mả đẹp sớm lúc nào hay lúc nấy, đúng là tôi không nghĩ ra rằng cháu nó chết thơm chết tho! Đúng là phải làm ma cho cháu, phải đưa tang cho cháu! – Ông Trắm nói và đặt cái áo quan xuống.
- Ông say rượu hay là làm sao thế mà cứ bước ra bước vào? – Ông Vàng hỏi. – Tôi và ông đều đã già rồi, cốt sao cho xong việc nó, yên thân mình!
- Ông bảo tôi say rượu à? Đến mai tôi mới say! Dễ ông muốn ở yên chúng nó để cho ông ở yên đấy! Đi theo tôi!
Ông nói cụt ngủn rồi lại vác cái áo quan lên vai đi lại phía nhà chị Phẩm. Ông Vàng chẳng biết nói sao đành lủi thủi theo sau. Tay ông vung vẩy làm cho nắm hương ông cầm tóe ra trăm nghìn đốm lửa, bắn tung vào trong đêm tối.
Đám tang cu Phác bắt đầu từ lúc chín giờ sáng. Sau mấy ngày mưa rét, sáng nay trời có nắng. Mọi vật như sáng lên và nới rộng ra. Chị Hạnh và chị Liêm đem vàng hương đến, bầy một bàn thờ nhỏ ở góc nhà. Rồi chị Liêm đi mua vải trắng xe khăn tang cho năm đứa anh và quấn cả trên đầu thằng cu Phái nữa. Ông Vàng thì lo đèn nến và nước chè tiếp khách đến hỏi thăm. Ông Trắm đi mượn cây đòn đám ma và rủ người khênh. Chị Hạnh đi đến các nhà trong ngõ nhắc bà con đến thăm và đưa đám ma. Ở mỗi nhà chị đều kể lại cái chết của cu Phác làm không ai cầm được nước mắt.
- Nhất định tôi phải đi với cháu một đoạn chứ! Tội nghiệp thanừg bé kháu khỉnh quá! - Người ta nói va mua hương hoa mang đến, nhiều người phúng tiền và chuẩn bị đi đưa tang cu Phác.
Riêng nhà ông Cảnh cửa đóng kín, chị Hạnh gõ cũng không mở, gọi cũng không thưa. Bà Cảnh trùm khăn kín mít chỉ để hở đôi mắt quàu quạu, cắp một rổ thức ăn đầy ắp từ chợ về nhìn thấy Hạnh thì sổ sả nói:
- Nhà tôi là nhà làm ăn, không muốn dính líu vào những chuyện lôi thôi. Bố nó đánh đổ tàu của Tây, tôi cũng chẳng biết đấy là đâu. Ai cũng có một lần chết. Tôi đẻ bảy đứa con, nuôi được có ba, có đứa lên bốn rồi còn ốm lăn cổ ra chết cũng phải chịu chứ bắt đền ai được? – Bà ta nói rồi cắp rổ đi vào và cánh cửa đóng sập ngay lại. Hạnh quay đi.
Đám tang tiến hành đông đúc và trang trọng khác thường. Đi đầu là ông cụ Vàng cầm hương và ném vàng thoi. Ông Trắm và ba người đàn ông khênh đòn - một bộ đòn to rộng cao lênh khênh có cái quan tài bằng gỗ thông nhỏ bé dán giấy đỏ và bát cơm quả trứng nom thật tội nghiệp. Đi đằng sau quan tài là năm đứa bé con đầu quấn khăn tang trắng mắt mũi đỏ hoe, đứa nọ túm áo đứa kia nối thành một hàng dài. Đứa bé nhất là thằng Phái hơn hai tuổi chị Phẩm bế trên tay. Đi cùng chị là những người đàn bà tay bế, tay dắt con, người năm, người ba rách rưới, nhếch nhác nối nhau thành một đám đông. Cát bụi tung mù lên sau những gót chân.
Sáng nay là buổi các quan thanh tra trên sở Liêm phóng đi thăm các tiểu khu, kiểm tra tình hình trật tự an ninh. Chuẩn bị cho cuộc viếng thăm đó, Cai Thục mặc lễ phục vàng đi cùng em trai, Chưởng bạ cầm ba-toong đi dạo qua các nhà. Khi hai tên này vừa ra khỏi cửa đang nhăn mũi trước một đống rác lù lù trước ngõ có cả xác chuột chết thì chúng nghe thấy tiếng ồn ào rậm rịch ở cuối ngõ.
- Chúng nó làm gì mà đông đúc thế kia? Lại đánh nhau rồi phải không?
- Chúng nó đưa đám ma thằng Phác con mụ Phẩm.
- Á! - Người lão Cai Thực kêu lên - Bọn này láo thật! Một thằng nhãi con chết mà cũng đưa tang! Chẳng qua là chúng lấy cớ để gây rối loạn đây! Hừ, phải làm như thế nào chứ? – Lão Cai Thực vung cái roi và quay nhìn em. Tên Chưởng bạ gầy đét trong bộ quần áo dạ tím, một tay để trong túi áo, một tay nắm chặt cái tẩu thuốc đang cháy nghi ngút, giọng nó khàn đi:
- Phải thận trọng, bình tĩnh, anh ạ! Bọn khố rách áo ôm này ghê lắm! E phiền! Việc này em sợ có bàn tay bọn V.M dúng vào. Ta cứ suy ra thì biết, anh em bố mẹ chúng nó chết chúng cũng chỉ làm qua quýt, đây lại chỉ là thằng ranh con chưa đầy một tuổi! Mà tiền đâu cơ chứ?
- Chú nói đúng, thằng con trai lớn nhà nó không có tiền đóng học phí còn phải thôi học kia mà! – Cai Thực nói và quay trở lại – Chú về nhà tôi đi.
- Không đi kiểm tra nữa à?
- Thôi, bọn này không biết điều thì thôi! Phải lấy độc trị độc. Tôi sẽ gọi điện báo cho sở Liêm phóng để họ có cách…
Lão Cai Thực đi như chạy về nhà vơ máy điện thoại gọi. Tiếng u u kéo dài báo hiệu máy bận. Lão quay số khác và nói như hét lên:
- Có việc khẩn cấp! Cá vàng đây! Xin báo để thượng cấp biết vùng này có cá mập, đông lắm. Vâng! Đang tiến hành qua khu vực trung tâm vùng này. Cần có biện pháp quyết liệt ngay!
Lão ném cái ống nghe xuống bàn rồi quay lại bắt gặp cái đầu lão em đang rụt lại trong cái áo dạ tím, tay nắm chặt cái cán tẩu, mặt xanh xao ám khói:
- Chú phải động đậy lên mới được, chứ ai lại lúc nào cũng như đàn bà có chửa thế? Cái gì cũng ngại, cái gì cũng sợ thì làm gì được?
- Anh tính, tôi chỉ còn một lá phổi, còn một lá là của vi trùng, nó cắn xe tôi ngày đem anh bảo tôi sống được bao nhiêu lâu nữa mà ham hố việc đời. Đến ngay mụ vợ tôi, ngày đêm nó lăn lóc ở sòng bạc lại đi với trai, tôi biết mà cũng chả muốn nói nữa là! Cấm nó, nó ở nhà, mình chết! Có lẽ rồi tôi cũng thu xếp về nhà quê ở thôi, ở đây không khí bụi bậm ồn ào khó thở quá!
- Tùy chú! – Lão Cai Thực nói và quay đi thử khẩu súng lục – Tôi khác chú, lúc nào tôi cũng như ngửi thấy thuốc súng và mùi máu. Tôi mà không bị mất nửa bàn tay thì không bao giờ chịu thành ra cá vàng như thế này đâu! Kể cả cái trường học này nữa cũng là việc của đàn bà! Hừ, cái thằng tử thù của tôi, tôi mới được tin là nó đã vượt ngục và luẩn quất ở đâu vùng này, chui rúc đâu trong những cái nhà lá kia thôi! Trong đời tôi chỉ mong gặp lại nó một lần!
- Nó là ai thế? – Lão Chưởng bạ hỏi, nét mặt như tê dại đi trong nỗi lo âu, sợ hãi.
- Nó… Nó là thằng tù cộng sản bị án tù chung thân, tù chính trị cấm cố, nó đã làm tôi tàn phế như thế này, tôi nói bao lần rồi chú vẫn không nhớ sao? – Lão Cai Thực hầm hầm, giận dữ.
Lão Chưởng bạ lặng thinh, đầu càng rụt vào trong cổ áo. Cả cuộc đời lão lớn lên trong nhung lụa và lười biếng. Lão không thích học hành và cũng chẳng ưa làm lụng. Suốt đêm ngày lão chơi bời cờ bạc và bây giờ, mới năm mươi tuổi mà cơ thể lão đã xẹp xuống như một quả bóng hết hơi, lão nằm đó gậm nhấm cái gia tài của cha mẹ để lại và ăn nhờ vào tài buôn bán, cho vay nặng lão của mụ vợ. Lão tránh tất cả những va chạm phiền phức. Trái lại với lão, Cai Thực, tuy hơn lão gần chục tuổi đầu nhưng lại to lớn khỏe mạnh và lúc nào cũng sôi sục hoạt
động. Thời trẻ lão đi lính cho Pháp, lão đã đi Sài Gòn, Ai Lao*, Nam Vang*, lão sang cả Pa-ri và đã từng có vợ đầm. Lão đã từng cưỡi ngựa dọc ngang các vùng biên giới. Công việc làm của lão trước khi về mở trường học ở Ngõ Cây Bàng này là cai tù chính trị ở Hỏa Lò. Lão là một tên cai tù khét tiếng dã man và tàn nhẫn, chỉ cần nói đến tên hắn là những người tù phải rùng mình. Một tù chính trị còn rất trẻ bị bắt trong một cuộc mít tinh - một người mà cả nhà tù vì nể sự dũng cảm và nghị lực. Một lần, sau cuộc tra tấn của chúng trở về, anh loạng choạng đi vào nhà giam. Lão Cai Thực áp giải anh và trước khi quay ra, như thể tiện tay, lão vụt vào mặt anh một cái roi mây. Ngay lúc đó anh quay lại, ngẩng khuôn mặt đầy máu lên nhìn lão ta và đuổi theo lão ra đến tận cửa. Lão bỗng thấy hoảng sợ, lão chạy vội nhưng vừa lách người qua cánh cửa thì anh đã lao người vào cánh cửa. Cánh cửa đóng sầm ngay lại. Cánh cửa nhà tù - một cánh cửa gỗ lim dầy hàng tấc – đã giữ nửa bàn tay phải của lão lại đấy.
____________________________
(*) Ai Lào = Lào, Nam Vang = Phnôm Pênh.
Sau khi nằm bệnh viện hàng tháng trời, lão trở về nhà mở trường dạy học. Lão như con thú dữ bị tật nguyền. Nhưng con thú không bao giờ chịu nằm yên. Nó luôn vùng vẫy và muốn nhảy lên mỗi khi đánh hơi thấy địch thủ hoặc con mồi.
- Em laị nghĩ, đơì ngươì là kiếp phù du, oán thù nên gỡ chứ chẳng nên thắt mãi làm gì! - Chưởng bạ nói nhỏ và rùng mình, lão nghe có gió lạnh chạy qua sống lưng, buốt ở những đốt xương sống.
- Thôi chú về nhé! Tôi phải đi có việc! Lúc này tôi mới thấy cần thằng San quá!
- Anh phải cẩn thận đấy! – Lão Chưởng bạ nói và ràng rụt đầu vào trong cổ áo – Đêm qua tôi nằm mơ thấy mình nôn ra một chậu máu và nhìn thấy người chết. Điềm dữ đấy! – Lão nói rồi vừa đi vừa ho sù sụ.
- Lúc nào cũng mơ với mộng! Lão Cai Thực chép miệng và dắt cái xe máy ra, mở máy, phóng qua những bậc thềm, lưng lão cúi rạp trên yên trông xa như một con gấu, một con gấu lông màu xám, béo xù.