Bạch Nhật Quỷ Hồn - Chương 09 - phần 3

Lúc này, trên người của Uông Vô Hồi đã có thêm bốn dấu đao nữa.

Nhưng gã vẫn kiên cường lao vào địch thủ, dũng mãnh như thẩn long.

Kim Thạch Tà Tẩu và năm mươi thủ hạ siết chặc vòng vây, đứng dọc bìa rừng và chặn ngang quan đạo.

Nào ngờ, từ trên tàn cây mỗi bên có hai bóng ảnh lao xuống, chưởng kình vũ bảo kèm theo bụi trắng mờ.

Chất độc Vụ Tảo Thiên Quân là vũ khí trấn sơn của ém Dương Đạo giết người trong nháy mắt. Do đó, chỉ đợt tấn công đầu tiên, U Linh Tứ Vệ đã loại được hai chục kẻ địch.

Kim Thạch Tà Tẩu kinh hãi hét lên:

- ém Dương Đạo!

Lão đã mất gần hết võ công nên không dám sính cường, vội đào tẩu ngay, để mặc thủ hạ chết dưới tay U Linh Tứ Vệ. Thân pháp của lão vẫn nhanh nhẹn tuyệt luân, nhưng còn chậm hơn khinh công ®o ®nh.

Nhất Vệ Đạng Thám nhớ lời dặn của Hãn Thanh nên không dám để ai đào vong. Gã lập tức lao theo Mộc Tiểu Luân, chỉ vài chục trượng đã bắt kịp đối phương.

Mộc Tiểu Luân đâu ngờ ®o ®nh Thân Pháp lại nhanh và êm ái như ma quỷ, nên không phát hiện được tiếng gió giũ y phục của lão đã che mất hành tung của Nhất Vệ. Khi Tà Tẩu nhận ra thì đã quá muộn. Song chưởng của Đạng Thám vỗ vào lưng lão như chùy sắt, khiến tâm mạch đứt đoạn, hộc máu chết ngay.

Nhất vệ cẩn thận thăm mạch, xác định đối phương đã chết hẳn mới yên tâm quay về. Gã là người cẩn trọng, chu đáo nên mới được giao trọng trách bảo vệ U Linh Cốc.

Nhắc lại, Hãn Thanh vừa thấy thủ hạ ra tay, đã tung mình khỏi yên ngựa, lướt về phía Đông Nhạc Thần Đao. Chàng dồn hết chân khí vào bảo kiếm, xuất chiêu Trùng Dương Cúc Tiếu.

Cũng như chiêu chưởng Cửu Cửu Nhất Nguyên, chiêu kiếm này cũng gồm tám mươi mốt thức kiếm, vì vậy, Bất Biệt Cư Sĩ mới mượn chữ Trùng Dương mà đặt tên.

Kiếm ảnh không tỏa rộng mà vung nên chín bông cúc nở rộ, tấn công vào chín phương vị trên thân thể của Lục Thần Đao.

Thân pháp và kiếm ý đã tố cáo lai lịch của Hãn Thanh. Lục Kính Nghiêm không dám xem thường. Bỏ Uông Vô Hồn, quay sang đón chiêu. Dẫu sao, lão cũng bị chậm mất một khoảnh khắc quý giá. Đao kiếm chạm nhau chan chát, song phương cùng lui lại.

Bắp tay trái của Đông Nhạc Thần Đao bị Hầu Tước Kiếm đâm thủng, nhưng ngực phải Hãn Thanh cũng vướng đao rách áo, đứt da.

Tây Hạ Ma Đao thấy có người tham chiến, nhẩy vào vệ đường chăm sóc vét thương. Gã nhìn dáo dác, nhận ra Bạch Đà vẫn an toàn, hai chân được băng bó, thản nhiên gặm cỏ. Gã đoán rằng chính hán tử áo lam kia đã cứu vật yêu của mình.

Ma Đao tròn mát quan sát, nhận ra người mới đến có bản lĩnh rất cao siêu, hiện đang đấu cầm đồng với Đông Nhạc Thần Đao. Uông Vô Hồi tuy ở tận Tây Hạ nhưng cũng biết tiếng Lục Kính Nghiêm. Luồng đao quang màu tím của lão ta là tiêu chí không lầm được! Họ Uông quên cả đau đớn, dán mắt vào cuộc tử đấu kia.

Phần Hãn Thanh cũng dồn hết tâm trí vào trận chiến. Công lực họ Lục thâm hậu gấp đôi chàng, nên dù bị thương cũng dần dần chiếm được thượng phong.

Pho Tử Quang Đao Pháp đã tạo nên thanh danh cho Lục Kính Nghiêm.

Nhất là sau khi Bạch Y Hầu đả bại, lão đã khổ công bổ xuyến, giờ đây đạt đến mức toàn bích, lợi hại khôn lường. Giả như Bạch Y Hầu Mộ Dung Thiên còn sống cũng chưa chắc đã thắng được Lục Kính Nghiêm.

Hãn Thanh đã dung hóa Mộ Dung kiếm pháp gia truyền vào sở học.

Chàng tùy cơ mà xuất chieu chứ không phân biệt lai lịch. Suốt năm năm ở Hồ Đạt Lai, chàng chỉ chuyên luyện có kiếm pháp mà thôi, vì các công phu khác đã được học từ nhỏ. Nhờ vậy Hãn Thanh mới có thể tiếp thu được hết pho Nhất Nguyên Kiếm Pháp bao la, uyên ảo nhất thế gian.

Giờ đây, Hãn Thanh đem hết vốn liếng ra quần thảo với tay đao số một Trung Nguyên. Đường kiếm của chàng liên miên bất tuyệt, nối nhau tựa sóng Hoàng Hà và nhanh như thiểm diện.

Phép khoái kiếm kỳ ảo này đã bổ sung được phần yếu kém về nội lực, mấy lần suýt lấy mạng đối phương. Nhưng mỗi lúc lâm nguy, Đông Nhạc Thần Đao lại dồn thêm chân khí vào thân đao, đánh bạt bảo kiếm của Hãn Thanh. Công lực thâm hậu của lão đã phá được những chiêu kiếm kỳ ảo kia, dù ngực và bạch thủy chín lỗ rướm máu.

Đồng thời, mũi tử đao cũng rạch tám đường trên người Hãn Thanh. Đã bốn trăm chiêu đã qua mà vẫn chưa phân thắng bại. Lục Kính Nghiêm đã nghe bọn hào khách quan chiến khen ngợi đối thủ của mình, tự ái tổn thương, liền hạ độc thủ. Lão biết chân khí Hãn Thanh đã hao hụt khá nhiều, nên dồn toàn lực tung mình lên không trung, thi triển phép Ngự Đao, hóa thành trái cầu tím lịm, chụp xuống đầu đối thủ.

Hãn Thanh thấy chiêu đao nặng như núi Thái, không dám chống đỡ, liền phóng mạnh bảo kiếm vào thân dưới đối phương. Cũng đã dồn hết sức nên thanh Hầu Tước Kiếm bay đi như ánh chớp. Đương nhiên, Đông Nhạc Thần Đao phải đánh bật ra và chậm mất một nhịp. Nhân cơ hội ấy, Hãn Thanh đảo bộ lùi nhanh, thoát khỏi phạm vi khống chế của chiêu đao.

Lục Kính Nghiêm đành bỏ dở chiêu thức, hạ chân xuống đất, cười nhạt:

- Nay đã không có vũ khí trên tay, Tiểu Hầu kia muốn trăn trối điều gì xin cứ nói.

Hãn Thanh mỉm cười:

- Chưa chắc ai là người cần nói lời di chúc!

Vừa dứt câu, Hãn Thanh ập đến như cơn lốc, thân ảnh chập chờn và song thủ hóa thành muôn bàn tay vàng huyền ảo. Chàng đã thi triển chiêu Huyền Hoặc Phủ Sinh trong ®o ®nh Tam Chiêu.

Đông Nhạc Kỳ Nhân giật mình trước chiêu chưởng quái dị, vội múa tít Tử Quang chống đỡ.

Đối với bậc đại hành gia, chiêu thức tùy tâm khi phát nên tuy bất ngờ mà đường đao vận kín kẽ, công thủ có đủ. Lục Kính Nghiêm tin rằng sẽ chẻ đôi thân hình đối phương không khó.

Nào ngờ ®o ®nh Chưởng Pháp lại là tuyệt học của tà môn, biến ảo phi thường, không hiểu đã bằng cách nào đã lan qua được màn đao quang dầy đặc vỗ vào ngực Đông Nhạc Thần Đao!

Hãn Thanh đã dùng đến thủ pháp Kim Sa Ấn, phổ vào chiêu chưởng nên lực đạo rất nặng nề. Đông Nhạc Thần Đao trúng đòn, hự lên rồi hộc máu thành vòi. Nếu không có lớp cương khí hộ thân, xương lồng ngực của lão đã dập nát. Lục Kính nghiêm chẳng dám chần chờ, tung mình đào tẩu vào rừng mất dạng.

U Linh Tứ Vệ đã thanh toán xong bọn thủ hạ Thần Tiên Giáo, đứng quan chiến, thấy Lục Kính Nghiêm bỏ chạy, họ định đuổi theo nhưng đã bị Hãn Thanh cản lại:

- Không cần đâu! Lão đã vào rừng, đuổi theo rất nguy hiểm!

Bốn gã Quỷ Tốt rất cảm động khi thấy chàng lo lắng cho họ! Tứ Vệ chạy đi nhặt thanh Hầu Tước Kiếm, mỉm cười toe toét:

- Lão quỷ già kia trúng chưởng hộc cả máu mồm mà vẫn chạy nhanh ra phết.

Hãn Thanh bước đến, đối diện Tây Hạ Ma Đao, lột mặt nạ, vòng tay cung kính nói:

- Tiểu đệ chính là Mộ Dung Hãn Thanh. Vì tiểu đệ mà huynh đài thọ nạn. Lòng này áy náy xiết bao!

Uông Vô Hồi hân hoan cười hào sảng:

- Chuyện tai bay vạ gió là thường tình trong thiên hạ, công tử nào có lỗi gì! Đúng ra Uông mỗ còn phải cảm tạ công tử đã cứu mạng và chữa trị cho Bạch Đà!

Lúc này, con vật thông linh đã đến bên họ Uông.

Hãn Thanh bỗng có cảm tình với hán tử Tây Vực này. Chàng cười bảo - Bạc Đà chỉ bị thương nhẹ, tiểu đệ đã dùng loại linh đan của Thiết Địch Thần Y nên chỉ hai hôm là lành thôi.

Chàng quay ra, quan sát đoàn xe, thấy một chiếc trống rỗng liền chặn lại:

- Tại hạ muốn mua chiếc xe này, mong túc hạ vui lòng nhượng lại!

Bọn lái buôn đã chứng kiến bản lãn thần sầu quỷ khốc của chàng nên vô cùng kính phục, răm rắp tuân lời:

- Xin công tử cứ lấy mà dùng, nó chẳng đáng bao nhiêu cả.

Hãn Thanh mỉm cười, nhét nén vàng mười lượng vào tay gã:

- Mong túc hạ nhận cho, nếu không Thanh này sẽ rất hỗ thẹn!

ít thì có thể chê chứ mười lượng vàng thì quả là khó chối từ. Gã lái buôn khom lưng cảm tạ, giao xe cho Hãn Thanh.

Chàng nói với Uông Vô Hồi:

- Uông huynh hãy đưa Bạch Đà lên xe, chúng ta phải tìm nơi uống mừng hội ngộ mới được!

Tây Hạ Ma Đao hài lòng, đẩy Bạch Đà lên thùng xe không mui, bảo nó nằm xuống, rồi lên làm xà ích, đi theo bọn Hãn Thanh.

Hai khắc sau, sáu người đã vào đến thành Quảng Nguyên, ghé ngay tửu điếm ở cửa Bắc. Vì nơi đây rộng rãi, mát mẻ.

ún uống, chuyện trò tương đắc đến hơn nửa canh giờ Uông Vô Hồi mới chia tay Hãn Thanh, đi dọc theo sông Gia Lăng, để đến nơi đã định. còn bọn Hãn Thanh vượt sông đi về hướng Thành Đô. Quảng Nguyên nằm ở bờ Đông sông Gia Lăng. phong cảnh sông nước núi đồi và cây cối hai bờ con sông này là danh lam thắng cảnh đất Tứ Xuyên.

Hai đại danh họa đời Đường là Ngô Đạo Tử và Lý Tư Huấn đã phục mệnh vua Đường đến Tứ Xuyên để vẽ cảnh vật sông Gia Lăng.

Lý Tư Huấn chiếu theo thực tế trước mặt, cặm cụi vẽ một tháng ròng mới xong. Trong lúc ấy, Ngô Đạo Tử chỉ nhởn nhơ dạo chơi, ngắm nghía. Lúc về triều, Ngô Đạo Tử lấy giấy bút, vẽ theo ký ức, trong một ngày đã vẽ xong bức Bách Lý Gia Lăng Giang. Cả hai tác phẩm kiệt xuất như nhau, được vua Đường khen rằng "Giai cực kỳ diện", nghĩa là cả hai đều hay tuyệt!

Nhưng giờ đây, Hãn Thanh không còn tâm trí đâu mà thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên cẩm tú này. Lòng chàng đang nặng trĩu ưu tư vì những lời nói của Tây Hạ Ma Đao Uông Vô Hồi!

Ma Đao đã cùng chàng kết tình bằng hữu, sau đó tiết lộ rằng tấm hải đổ Kim Ngọc Bổng Lai Đảo của giòng họ Mộ Dung gởi trong quốc khố đã bị một vị Hoàng Thân đầy thế lực và nhiều tham vọng chiếm đoạt. Lão ta đã chuẩn bị thuyền bè, chờ ngày ra Đông Hải. Do có mối giao tình thâm hậu với sư phụ của Ma Đao, nên Hải Trường Công đã gởi thơ mời Tây Thiên Lão Tổ tham gia cuộc hải hành vì lão tổ đã từng dọc biển Đông suốt ba mươi năm ròng.

Nhưng Tây Môn Lão Tổ đang thời kỳ tọa quan khẩn yếu nên không đi được. Ông bèn sai Ma Đao đến núi Lăng Sơn cạnh sông Gia Lăng tìm người nghĩa đệ đi thay. Hải Thượng Tu La Thái Vang Thông thuộc Đông Hải như lòng bàn tay, tất sẽ giúp HảI Trường Công Chu Kích tìm ra Bổng Lai Đảo.

Hãn Thanh lo sợ rằng lão gian thần kia sẽ vét sạch tài sản và đưa mấy ngàn dân mình đồng da sắt trên đảo vào Trung Nguyên để tạo phản.

Với số vàng ngọc khổng lồ kia, Hải Trường Công dễ dàng chiêu binh mãi mã, vì người đời có mấy ai thoát khỏi sự cám dỗ của hoàng kim? Ngay Hải Hà Tiên Tử, hai lần xuất đạo khai giáo, cũng chỉ do mưu cầu danh và lợi mà thôi!

Chu Kích là đương kim Tổng Đốc Sơn Đông, có trong tay mười vạn quân, cộng với ưu thế mới, việc tạo phản chẳng khó gì!

Quân Mãn Châu ngày đêm uy hiếp biên thùy phía Bắc, đã mấy chục năm khiến quốc khố cạn kiệt vì phải duy trì trăm vạn quân phòng thủ Sơn Hải Quan Hà và một dài trường thành.

Triều đình thiếu ngân sách binh bị, nên đã liên tục tăng thuế khiến sinh linh đồ thán, giặc cướp nổi lên như cỏ dại. Trong tình hình này nếu Hải Trường Công làm phản, đất nước sẽ đại loạn. Lúc ấy, bách tính rơi vào cảnh lầm than, chết chóc, đau khổ không sao tả xiết.

Hãn Thanh tưỵ nhận trách nhiệm về mình, vì tấm hải đồ kia là của giòng họ Mộ Dung. Trong huyết quản chàng đang sục sôi giòng máu của người hiệp sĩ, thề sẽ xả thân ngăn chận đại họa cho xã tắc.

Hãn Thanh nhẩm tính còn đến hơn ba tháng nữa là hết mùa mưa bão, đoàn thuyền của Hải Trường Công mới dám ra khơi. Chàng đủ thời gian để lo toan mọi việc, nên không ưu tư nữa.

Đầu tháng bảy, bọn Hãn Thanh đến đất Phong Đô. Khắp nơi mịt mù mùi khói nhang và giấy tiền vàng bạc.

Người Trung Hoa cổ tin rằng ngày đầu tháng bảy là ngày âm phủ mở cửa để ma quỷ ra, đến ngày cuối tháng thì đóng lại. Nghĩa là đến tháng bảy thì tất cả người cô hồn không ai thờ cúng lên thế gian để xin ăn. Do đó, nhà nhà đều bày cỗ bàn cúng tế, bố thí cho vong linh.

Người giàu có thì ngày nào cũng cúng, nhưng người nghèo thì có thể chỉ cúng vào ngày rằm tháng bảy. Ngày này được gọi là tiết Trung Nguyên, một trong những ngày lễ quan trọng của người Trung Hoa.

Phong Đô lại mà nơi có cửa xuống âm ty, nên tiết Trung Nguyên ở đây nhộn nhịp không gì tiết Nguyên Đán hay Trung Thu.

Nhưng khi Hãn Thanh hỏi thăm vị trí của Quỷ Môn Quan thì ai cũng lắc đầu. Chàng liền đưa thủ hạ vào khách điếm nghỉ trọ rồi một mình đến tửu quán lớn nhất thành. Chàng hy vọng rằng ở nơi đông đúc ấy tìm ra manh mối.

Mông Diện La Sát đã từng dạy chàng rằng:

Chưởng quỉ và tiểu nhị Ớ các quán ăn là những người có kiến văn rất rộng vì hàng ngày tiếp xúc với thực khách, nghe được nhiều điều lý thú.

Quả thực vậy, rượu vào lời ra, các tửu khách ngà ngà say thường cao giọng khoe khoang hiểu biết, cố dành lấy sự khâm phục của người chung quanh. Nhờ vậy, những người phục vụ trong tửu quán chẳng cần đi xa cũng đều rất thông thạo tin tức.

Kim Thạch Tà Tẩu đã chết nên Hãn Thanh có thể yên tâm mang chiếc mặt nạ trẻ trung hôm trước lúc đóng vai sư đệ Thương Tâm Kiếm, đến Ngũ Đài Sơn.

Tiếc rằng chàng đã đi hết lượt các quán xá của Phong Đô, chàng vẫn không nghe được câu trả lời. Đã là mười hai tháng bảy, Hãn Thanh vô cùng thất vọng, liền lộ mặt thật, dạo khắp nơi, để xem Tiểu Thuần có tự tìm đến hay không?

Chàng đi trước, bốn gã Quỷ Tốt bám theo sau để bảo vệ, đề phòng thủ đoạn của Thần Tiên Giáo.

Đến chiều mười bốn vẫn chưa thấy âm hao của ái thê, Hãn Thanh buồn bã, vào quán rượu uống chén giải sầu.

Bỗng ngoài cửa quán có tiếng chuông lắc leng keng của một lão thầy bói nào đó. Hãn Thanh nhìn ra thấy một đạo sĩ du phương, râu bạc như mây, tay rung chuông, tay cầm chiêu bài bằng vải, trên ghi dòng chữ:

Nhất Sự Nghi Lai!

Chỉ có bốn chữ đơn giản nhưng hàm ý rằng lão ta giải quyết được mọi sự trên đời, ai có việc gì nghi hoặc cứ đến hỏi.

Hãn Thanh không tin bói toán, nhưng bất giác sinh lòng ngưỡng mộ vẻ tiên phong đạo cốt của ông ta. Chàng bảo tiểu nhị ra mời đạo sĩ vào.

Lão Đạo vào đến, thản nhiên ngồi xuống ghế cười bảo:

- Bần đạo nhịn đói đã bẩy ngày và sanh ý ế ẩm. Công tử muốn hỏi gì thì trước tiên phải đãi bần đạo một bữa thịnh soạn cái đã!

Hãn Thanh gật đầu và bảo tiểu nhị dọn ra thêm năm món đắt tiền nhất và vò rượu lâu năm.

Lão Đạo chậm rãi ăn uống, mỗi miếng đều nhai thật lâu mới nuốt. Bữa ăn của lão kéo dài hơn một canh giờ mới xong và chẳng còn sót lại miếng nào.

Hãn Thanh vẫn kiên nhẫn chờ đợi, tự mình chuốc chén, không hề hối thúc.

Lão Đạo dùng ngay tay áo của chiếc đạo bào trắng cũ kỹ, đã ngả sang màu cháo lòng lau miệng, rồi cười khà:

- Bần đạo là Hoàng Thạch Công, dám hỏi tính danh tài chủ?

Hãn Thanh biết ngay lão dùng tên giả, vì Hoàng Thạch Công là một vị tiên đời Tần, sư phụ Trương Lương. Nhưng chàng không để tâm đến chuyện ấy, cung kính vòng tay đáp:

- Vãn bối là Mộ Dung Hãn Thanh!

Hoàng Thạch Công vẫn điềm nhiên như không hề biết đối phương là Tiểu Hầu Gia vang danh tứ hải. Ông ta gật gù nói:

- Công tử tướng mạo tôn quí tất lắm tiền nhiều bạc. Bần đạo tùy duyên quyên giáo, giàu nghèo lấy giá khác nhau. Do đó, mỗi quẻ sẽ là ngàn lượng bạc.

Tên tiểu nhị nãy giờ cố tình đứng gần để nghe ngóng, liền giật bắn mình, nghĩ thầm lão thầy bói kia đang tìm cách gạt gẫm chàng công tử ngây thơ.

Gã càng bực bội khi thấy Hãn Thanh vui vẻ chấp nhận:

- Vãn bối xin tuân mệnh! Chỉ cần đạo trưởng cho biết vị trí của Quỷ Môn Quan.

Hoàng Thạch Công giật mình gãi đầu đáp:

- Chết thực! Đây là thiên cơ, nói ra sẽ rất nguy hiểm, mong công tử trả gấp đôi mới đáng công của bần đạo.

Gã tiểu nhị giận run người, chỉ muốn xông đến bóp cổ lão thầy bói xảo quyệt kia. Hãn Thanh thường đến đây ăn uống và ban thưởng hậu, nên gã rất mến chàng.

Hãn Thanh lại gật đầu:

- Hai ngàn lượng cũng đáng, mong đạo trưởng chỉ giáo!

Hoàng Thạch Công hài lòng, hắng giọng ngân nga:

Nhân gian đại mộng thùy ngôn tiểu Lô hỏa thuần thanh bạch nhật thăng Tạm dịch:

Mộng lớn đời người ai bảo nhỏ Lò lửa toàn xanh bỗng hóa tiên!

Hãn Thanh nghe xong vòng tay nói:

- Cảm tạ tiên trưởng đã dạy bảo.

Chàng móc hai tờ ngân phiếu ngàn lượng, kính cẩn trao cho lão.

Hoàng Thạch Công nhận lấy, mỉm cười nói rất nhỏ:

- Sáng mai! Một mình đến phía Nam chân núi Dương Sơn chờ ta!

Nói xong, lão đạo trưởng đứng lên đi mất.

Hãn Thanh hân hoan gọi tiểu nhị tính tiền, trở về khách điếm. U Linh Tứ Vệ nãy giờ ngồi cách đấy mấy bàn cũng vội đi theo.

Vào đến phòng, Nhị Vệ Quách Phủ rụt rè hỏi:

- Công tử! Liệu có phải là bẫy rập của Thần Tiên Giáo hay không?

Hãn Thanh lắc đầu giải thích:

- Chắc chắn không phải! Trong bức thư trên áo choàng, Tiểu Thuần không ghi tên mình mà chỉ thư danh là Bạch Nhật Quỷ Hồn. Nay trong hai câu thơ kia có chữ Tiểu và chữ Thuần, tất chẳng phải do Thần Tiên Giáo bày ra!

Đêm ấy, Hãn Thanh ngủ rất yên giấc, mờ sáng đã dậy để đi đến núi Dương Sơn, ở phía Bắc Phong Đô. Chàng ăn điểm tâm rất nhanh, lên ngựa phi mau, đầu giờ Thìn đã có mặt ở chân núi phía Nam.

Hoàng Thạch Công đã chờ sẵn. Thấy chàng đến, lão quay lưng đi vào đám loạn thạch. Hãn Thanh vội xuống ngựa bám theo. Tuy đây không phải là một trận pháp kỳ môn, nhưng người thường khó mà qua được vì đá núi ngổn ngang, cây cối, bụi rậm um tùm. Hoàng Thạch Công nhẹ nhàng như đám mây, lướt từ tảng đá này sang tảng đá khác. Hãn Thanh dồn toàn lực vào đôi chân mới không bị bỏ rơi.

Hết khu vực loạn thạch là bãi cỏ xanh mơn mởn, nằm trước một khe núi hẹp, lờ mờ sương sớm.

Hoàng Thạch Công chỉ vào trong ấy hiền hòa bảo:

- Đây chính là Quỷ Môn Quan! Trịnh Tiểu Thuần đang chờ công tử trong ấy, mau vào mà hội ngộ!

Hãn Thanh mừng rỡ vòng tay cảm tạ rồi lướt nhanh vào khe núi. Được chừng hai mươi trượng, đôi mắt tinh tường của chàng phát hiện phía trước có vực sâu, liền chậm lại. Đi thêm một đoạn, bỗng trong đám bụi rậm mé hữu sau lưng Hãn Thanh phát ra tiếng động sột soạt. Chàng luôn phải đề phòng cạm bẫy của Phù Dung Hội trước kia và Thần Tiên Giáo sau này, nên rất cảnh giác, lập tức quay lại.

Nhờ vậy, Hãn Thanh kịp nhận ra Hoàng Thạch Công đang áp sát, vung song thủ tấn công mình. Chiêu chưởng của lão cực kỳ mãnh liệt và đôi mắt rừng rực sát khí.

Hãn Thanh đã nhiều phen vào sanh ra tử nên phản ứng rất thần tốc, phi thân chếch sang mé hữu, tránh thoát đòn tập kích chết người kia. Chàng hạ thân xuống một tảng đá giữa cây, khiến con thỏ xám trong ấy sợ hãi phóng ra.

Như vậy, tiếng động lúc nãy là do con vật hiền lành này gây ra vô tình cứu mạng Hãn Thanh.

Hoàng Thạch Công cười vang:

- Mạng ngươi quá lớn nên mới được con thỏ kia cứu nguy, nhưng sao không xuống đây so tài với lão vài chiêu?

Hãn Thanh biết mình đã bị gạt, phẫn nộ gằn giọng nói:

- Lão là ai mà lại bày kế hại ta?

Hoàng Thạch Công ngạo nghễ đáp:

- Té ra sư phụ ngươi không hề nhắc đến cố nhân ở núi Quang Minh Đỉnh hay sao?

Hãn Thanh giật mình:

- Quang Minh Tôn Giả Khúc Tú Sơn!

Lão nhân gật đầu đắc ý, Hãn Thanh nghiêm giọng:

- Tiền bối là bậc kỳ nhân danh vọng không thua gì gia sư, sao lại chịu hạ mình làm thủ hạ Hải Hà Tiên Tử?

Khúc Tú Sơn cười khanh khách:

- Lão phu nào xem Mai Thanh Phố ra gì! Có điều mụ ta là vưu vật số một thế gian, lão phu chẳng thể bỏ qua. Hơn nữa, bí thuật trường xuân của Tiên Tử là điều lão phu cần đến. Sau khi học được công phu ấy, giáo chủ Thần Tiên Giáo là ta chứ không phải Mai Thanh Phố!

Hãn Thanh không ngờ Tôn Giả đã chín mươi mà còn háo sắc như vậy.

Chàng lạnh lùng hỏi:

- Nếu tiền bối không thực tâm qui phục Hải Hà Tiên Tử, tại sao lại phải cố giết cho được tại hạ?

Quang Minh Tôn Giả rít lên:

- Kim Thạch Tà Tẩu Mộc Tiến Luân là em rể của lão phu, còn Mộc Kỳ Dương là cháu ruột. Ngươi đã giết họ mà còn hỏi tại sao nữa ư?

Hãn Thanh biết mình khó thoát chết, điềm tĩnh nói:

- Té ra là thế! Nhưng trước khi tử đấu, tại hạ muốn biết vì sao tiền bối lại tỏ tường lai lịch của chuyết thê như vậy?

Tôn Giả phá lên cười:

- Lão phu quen biết với song thân Tiểu Thuần, đâu lạ gì cái biệt danh Bạch Nhật Quỷ Hồn kia!

Hãn Thanh đã giải tỏa được mối nghi ngờ, an nhiên thụ mệnh. Bản lãnh Khúc Tú Sơn chỉ thua ân sư chàng có nửa bậc. Hãn Thanh cầm chắc cái chết trong tay. Hơn nữa, sau lưng chàng là vực thẳm. Còn tả hữu là vách núi dựng đứng, muốn đào tẩu cũng không được.

Hãn Thanh ôm kiếm vái chào, phong thái ung dung, tự tại, khiến Tôn Giả phải khâm phục:

- Bất Biệt Cư Sĩ có thể tự hào khi có được đồ đệ như ngươi. Lão phu giết đi quả cũng là đáng tiếc.

Hãn Thanh mỉm cười, vung kiếm tung mình rời đỉnh tảng đá, bốc cao hai trượng rồi dùng phép ngự kiếm xuất chiêu Nguyệt Trầm Thu thủy. Ánh dương đã lọt vào khe núi nên vòng kiếm quang lấp loáng, trông như bóng nguyệt đêm rằm.

Hãn Thanh biết cơ hội sống sót của mình rất mong manh nên đã dồn hết chân khí vào chiêu đầu, quyết đổi mạng với đối phương.

Quang Minh Tôn Giả nhếch mép cười, song thủ khoa nhanh, vẽ nên một trái cầu khí màu xanh nhạt, đón lấy chiêu kiếm.

Cũng như lần đối phó với Tây Nhạc Lão Quái Hàn Thế Đức, vẩng kiếm quang quanh thân Hãn Thanh đột ngột xoay dọc, như chiếc mâm tròn sắc bén, chẻ đôi chưởng kình.

Nhưng đối thủ lần này lại có công lực thâm hậu hơn Hàn lão quái vài bậc và chưởng pháp quỉ dị tuyệt luân. Chưởng kình của Quang Minh Tôn Giả không lạnh lẽo, độc hại, nhưng bền chắc phi thường. Hãn Thanh có cảm giác mình như con ruồi sa vào lưới nhện bùng nhùng không sao thoát ra được. Và có những luồng lực đạo vô hình nào đấy liên tục vỗ vào thân chàng. Đồng thời chưởng kình đẩy Hãn Thanh văng ngược về phía sau, rơi xuống vực thẳm.

Quang Minh Tôn Giả ngẩn người lẩm bẩm:

- Nếu ta không tận lực xuất thủ, tất chẳng thể nguyên vẹn trước chiêu kiếm kia. Tiểu tử này quả là đóa kỳ hoa của võ lâm!

Lão đã tận mắt chứng kiến đối phương rơi xuống khá xa bờ vực, không thể nào thoát chết được nên yên tâm trở ra! Khe núi lấy lại vẻ tịch mịch cố hữu, và con thỏ xám lại tung tăng chạy nhảy.