Áo vàng qua ngõ - Chương 04 part 2

-Sài Gòn có những cơn mưa nhỏ rất đẹp,như cơn mưa chiều nay chẳng hạn
-Thường thích mưa ko?-trúc mỉm cười hỏi.
-Thích chứ.
-Rồi sẽ có những cơn mưa sẽ làm cho Thường buồn thú ruột héo gan.
-Sao thế?
-Rồi Thường sẽ biết thôi, bây giờ ko thế nói trước đc đâu.
-Tôi đã từng chứng kiến những cơn mưa rào trên biến,cũng buồn lắm.
-Ðố Thường mưa lạnh hay mưa ấm?
thường cười:
-Mưa dĩ nhiên là lạnh rồi,làm sao ấm đc?
-thế ma cũng có nhưng~ cơn mưa ấm đấy.Như cơn mưa chiều nay chăng? hạn.thường thấy đúng ko?
Dĩ nhiên có ngu Thường mới lắc đầu.Thường tình nguyện cắn những càng ghẹ đầy gai nhọn và trao cho Truc'.Cô cười:
-eo ơi,ghẹ thì ăn ngon thiệt,nhưng càng ghẹ ghê quá,cứ tưởng nó đâm vào lươĩ mình.....
-Trúc ăn những cái càng ghẹ của Thường bảo đảm sẽ ko sợ điều đó đâu.
-Thaảo nào Thường dám cạp bừa bằng răng....
Trúc cười khúc khích,tự nhiên 2 người cùng quay về với những kỷ niệm còn mới tinh khôi của mình trong mùa hè vừa qua.Nghe Trúc nhắc tới chuyện cạp dừa bằng hàng răng cứng như sắt nguội của mình,Thường ngượng quá,mặt đỏ lên.Trúc cũng vừa uống 1 ngụm nước chanh vỡra trong miệng.Trúc nhăn mặt,chịu đựng cái đắng tê dại ở đầu lưỡi.
-Gì thế Trúc?-Thương ngạc nhiên hỏi.
-Cái hột chanh.
-Sao?
-Trúc vừa cắn nhằm.
-Vậy mà tôi hết hồn,tưởng cái càng ghẹ đâm vào lưỡi của Trúc.
Thường thể hiện sự lo lắng rất dễ thương.Trúc cười,trong 1 cơn xúc động,cô nhìn Thường nói:
-Thường uống nước chanh xem ngon bằng...nước dừa ko,nhưng nhớ đứng cắn cái hột chanh nhé,đắng lắm đấy.
-Nước chanh cung~ có khi ngon hơn nước dừa vậy -Thường cười.
-Cám ơn anh.
Trúc nói khẽ,nưng hinh như Thường đã nghe thấy,anh bối rối cầm lấy 1 chùm nhãn trao cho Trúc,nói:
-Cây nhãn mà trúc thích đấy.
Trúc cắn trái nhãn ngọt lịm giữa 2 hàm răng trắng đều như hạt bắp.
-Thường học có vui ko?
-Chưa biết,vì mới quen trường,quen lớp.Còn bạn bè thì chưa qune bao nhiêu.
-Thường ở đâu?
-Ở trọ nhà của ông chú.
Trúc cười:
-Biết rồi,nhưng mà nhà của ông chú ở đâu?
-À,ở Phú Nhuận,trong 1 con hẻm mà mùa mưa buồn hiu hắt,mùa nang*' thì nóng như ran.
-Trúc cũng đã đi học rồi,vui lắm.Bởi vì hầu như đều gặp lại ban bè cũ.Tụi nó cũng theo 1 "nghề " vơi Trúc.Hôm nào có dịp Truc sẽ kể cho Thường nghe mấy nhỏ bạn thân.Chuyện của con gái thì luôn sôi động.bây giờ kể chuyện Thường đi.
-Có gì đâu mà kể?
-thường ở trọ,rồi ăn cơm ở đâu?
-ở nhà của ông chú chứ ở đâu nữa.
-tưởng Thường ăn cơm tháng ngoài chứ.Nếu vậy Trúc và mấy nhỏ bạn hùn nhau lại,tinh nguyện nấu cơm tháng cho thường ăn.Bảo đảm cơm ngon,giá rẻ....
-Rẻ cũng ko có tiền trả.
-Thì cho thiếu nợ.
Nhóc Phục nãy giờ ko biết ở đâu,tự nhiên nhảy ra cất giọng lịch sự:
-Chị Trúc ơi,em xin phép đi bơi nhé.
-Phục học cách ăn nói lịch sự bao giờ thế?
-người ta lịch sự từ lâu rồi chớ bô.
-Cho phục 1 chùm nhãn Vũng Tàu.
Trúc dúi vào tay Phục 1 chùm nhãn.Phục cười tít mắt,nói khẽ:
-Như vậy là em biết người khách phương xa này ở đâu rồi.gớm,hoá ra hai "ông bà " quen nhau từ dạo mùa hè năm ấy ha?
Phục lãnh nguyên 1 cái cốc đau điếng,nó rụt cổ cầm chùm nhãn phóng lên xe đạp vọt ra cửa.
-Chị yên chí đi,chiều tối em mới về.
Giọng Phục để lại cùng với tiếng cười ròntan.Trúc quay lại nói với Thường:
- Nó bằng tuổi "chú" Ngoan đấy. Cũng lý sự một cây, không thua gì Ngoan đâu.
- Lúc nãy "chú ấy" bỏ tôi đứng ngoài cổng, nhất định không mở khi chưa có lệnh của bà chị. Trúc tiếp khách cũng phải xem mặt hả?
Trúc cười, thấy không cần phải giải thích với Thường nữa.
- Vào trong này học, Thường có thấy nhớ Vũng Tàu không?
- Ai mà không nhớ quê hương của mình.
- Sài Gòn Vũng Tàu gần xịt mà nhớ nỗi gì?
- Thế mà vẫn nhớ đấy. Hôm mới vào đây, buồn muốn khóc.
Trúc cười:
- Vậy mà Trúc ra Vũng Tàu thì rất vui.
- Cuối tuần này Thường lại về ngoài đó. Nếu gặp ngày đi biển, Thường sẽ theo ghe ra khơi.
- Ước gì một dịp nào Trúc sẽ có điều kiện theo Thường ra biển xem người ta đánh cá nhỉ?
- Nếu Trúc muốn đi thì chẳng khó gì, chỉ sợ Trúc say sóng thì mệt lả người, có hại cho sức khỏe thôi.
- Thế nào rồi Trúc cũng đi một chuyến. Nghe Thường nói về những đêm trăng trên biển, Trúc thấy giống như trong truyện cổ tích ngày xưa.
- Biển cũng là cổ tích chứ bộ.
- Có lẽ như vậy thật đấy.
Thường ra về trong cơn mưa hãy còn rắc nhẹ trên cây lá. Buổi chiều xám lại với một nền trời ngã thấp, nặng nề. Trúc vào phòng mở nhạc và ngồi ngả đầu lên ghế sa lông nghe Cẩm Vân hát bài "Thành phố tình yêu và nỗi nhớ". Cơn mưa làm cho giọng hát Cẩm Vân trở nên ngọt ngào hơn, nó cũng làm cho Trúc chơi vơi trong một tâm trạng khó tả, chỉ thấy chiều này có một niềm vui bất ngờ, tạo thành một nỗi nhớ nhẹ nhàng trải ra trong bóng mưa mờ nhạt qua khung cửa sổ.
Một lát sau có tiếng chuông gọi cổng, Trúc chạy vội ra. Chị Huyền đi chơi về và che cây dù rất đẹp. Hai chị em che dù đi vào nhà, trên mái tóc Trúc có những giọt nước mưa như bụi bám. Trúc vuốt tóc, bẹo má chị Huyền trêu:
- Ði chơi đâu, khai ngay, không em mách mẹ đấy.
- Vô duyên, khi không đi khai với nhỏ.
Chị Huyền xếp dù lại, dựng vào góc tường. Hai chị em ngồi trong ghế nghe nhạc và nói chuyện.
- Ði chơi vui không? - Trúc chớp mắt hỏi.
- Vui
- Anh Nghiêm đâu rồi?
- Ðưa chị về tới cổng, anh ấy phải đi có công việc.
- Xem phim?
- ÐIều tra hả, nhỏ? - Chị Huyền cười.
- Ừa, điều tra.
- Chị và anh Nghiêm đi xem phim, một cuốn phim thật tuyệt vời.
- Tình yêu?
- Dĩ nhiên. Không lẽ lại đưa nhau đi xem phim trinh thám. Nhỏ hỏi.. mích lòng quá.
- Sau đó thì đi đâu nữa?
- Tới Givral ăn kem dừa.
- Rồi gì nữa?
- Nhìn mưa bay qua cửa kiếng.
- Sau đó thì đi đâu?
- Về nhà.
- Sao chương trình ngắn ngủn vậy, tửơng hạnh phúc phải tràn trề kéo dài chứ?
- Thôi, tới đó chương trình tạm ngưng được rồi, tối nay còn hẹn nhau đi khiêu vũ nữa chứ bộ.
- Ngon quá ta. - Trúc kêu lên.
- Sao không ngon? - Chị Huyền cười - ông Nghiêm gởi lời thăm Trúc đấy, vội quá nên không có quà.
- Cám ơn. Những người sống trong hạnh phúc thường rất vội vã. Chị ăn nhãn Vũng Tàu đi, ngon tuyệt trần đời.
Trúc đẩy những chùm nhãn no tròn về phía chị Huyền. Cô cũng cắn một trái, cái lưỡi đỏ chót lẫn lớp cùi trắng nõn, ngọt ngào, rồi chu miệng lừa cái hột nhãn đen tuyền phun xuống đất.
- Nhãn dầy cơm quá, ngon tuyệt, nhưng mà ai cho đấy?
- Quà xứ biển của một người quen.
- Nhưng mà ai mới được chứ?
- Bí mật.
- Á, à...
Chị Huyền ăn lia lịa, phun những cái hột nhãn đen tuyền cũng lia lịa. Một lúc chị ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, nhóc Phục đâu rồi?
- Ði bơi và dọa là sẽ đi xem phim luôn, tối mới về.
- trúc ở nhà một mình à?
- Không một mình chứ với ai, chị này hỏi nghe lạ chưa.
Chị Huyền cười khúc khích:
- Một mình trong căn nhà vắng, chiều lại mưa. Buồn.
- Buồn cũng ráng chịu vì em đâu có quen với ai để đi chơi, đi xem phim và đi ăn kem dừa.
- Mấy hôm nay Trúc học ra sao rồi?
- Bình thường. Một ngôi nhà đẹp đẽ, bạn bè cũ lại gặp nhau gần hết, chỉ trừ mấy đứa bỏ học ngang xương đi.. lấy chồng, còn thì tiếp tục trên ghế nhà trường. Nói chung rất vui nhộn.
- Em nên tập trung lo học ngay từ đầu năm, đừng để cuối năm phải chạy nước rút. Kinh nghiệm của chị hồi bước vào đại học là như thế.
- Em học có kế hoạch chứ bộ.
- Kế hoạch gì cũng có thời gian tà tà, con gái ít giữ vững lập trường. Kế hoạch đề ra ngó bộ tỉ mỉ nhưng áp dụng lại trật đường rầy. Chưa kể trong cuộc sống có nhiều đột biến. Nhiều lúc buồn thấy ghê, học không vô nhỏ ơi.
- Cám ơn chị đã truyền cho cái "kinh nghiệm" chẳng lấy gì là hay ho đó.
- Kinh nghiệm nào cũng đều quý giá. Không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, em đừng có mai mỉa.
Trúc cười. Chị Huyền ăn nhãn chán chê, chị vỗ vào cái túi xách vẫn còn căng phồng những chùm nhãn nói:
- Bộ anh chàng nào hái hết vườn nhãn đem cho em sao mà nhiều thế, ăn đến phát ngán cũng còn đầy một túi xách.
- Chứ ai như ông Nghiêm của chị, có que kem mà cũng quên bẵng đến em út.
- Thôi, sẽ bắt ông ấy bắt đền gấp đôi.
- Cám ơn, chờ đợi cái ngày ấy chắc em mỏi mòn, héo hon thân xác quá.
- Thôi em ơi, xin đừng trách nữa làm gì - Chị Huyền hát và cười dòn - Thôi, chị đi nấu cơm chiều đây, không thì ba má về sẽ "quở" tắt bếp luôn.
Buổi tối hai chị em nằm trên hai chiếc ghế xích đu ngoài ban công. Cơn mưa buổi chiều để lại không khí mát lạnh và cây lá như có thêm nhựa sống. Trúc nằm lắng nghe tiếng gió rì rào thổi qua các tàn cây, mùi hương hoa đâu đấy tỏa ra thơm dịu. Con đường chạy ngang qua trước cổng nhà đã trở nên vắng lặng khiến một người nào đi bách bộ trên vỉa hè cũng có thể nghe rõ tiếng giầy hoặc tiếng guốc khua, xoa động cả những chiếc lá chết nằm im dưới cơn mưa buổi chiều.
Chị Huyền thuật lại buổi khiêu vũ với anh Nghiêm ở một khách sạn trung tâm thành phố. Cuối cùng chị khoe:
- Anh Nghiêm đã đặt vấn đề với chị rồi đấy.
- Vấn đề gì? - Trúc giả vờ hỏi.
- Ðám cưới.
- Cưới?
- Chớ sao - Chị Huyền nói với vẻ tự hào.
- Nhưng bao giờ?
- Vài tháng nữa thôi, khi anh ấy chuẩn bị xong mọi thứ cần thiết.
- Chị trả lời sao?
- Dĩ nhiên là bằng lòng, nhưng anh ấy phải đưa ba mẹ tới nhà nói chuyện với ba mẹ của mình.
- Chuyện ấy là lẽ đương nhiên. Nhưng điều mà em muốn hỏi là chị đã quyết định lấy chồng à?
- Không lẽ ở vậy hoài, để rồi làm một cô gái già - Chị Huyền cười.
- Có sớm quá không?
- Tuổi của chị như thế là vừa.
- Anh Nghiêm đặt vấn đề đó trong lúc tỉnh táo chứ?
- Hoàn toàn tỉnh táo. Anh Nghiêm không uống đựơc rượu và khi nói chuyện đó anh rất nghiêm túc.
- Chị suy nghĩ kỹ chưa?
- Rất kỹ. Không phải đợi tới khi anh Nghiêm đặt vấn đề ấy ra đâu mà chị đã suy nghĩ trước đó rất lâu.
- Chị có một cuộc đời thật êm ả.
- Em nói gì? - Chị Huyền ngạc nhiên hỏi.
Nhưng Trúc không lập lại câu nói của mình thêm một lần thứ hai, cô nằm nhắm mắt, giấu mái tóc mình trong mái tóc và ngửi mùi thơm của những sợi tóc ướt. Tự nhiên Trúc thấy thương mình quá đỗi.
- Em còn nhớ anh Bách không?
- Bách nào? - trúc mở mắt ra.
- Bách bạn của anh Nghiêm chứ Bách nào nữa.
- Không.
Trúc lắc đầu, cô muốn xua đuổi ấn tượng về một người đàn ông hôm nào nhìn cô trên bãi biển. Bách đó sao, cái anh chàng có đôi mắt "dễ sợ", nhìn ai như nuốt chững người đó, lại là bạn của anh Nghiêm. Nhưng tại sao chị Huyền lại hỏi Trúc có nhớ anh ta không?
- Có lẽ tại Trúc chóng quên đấy thôi, anh Bách trước đây có đi cùng anh Nghiêm tới chơi nhà mình vài lần. Anh ấy cũng là một kỹ sư, người trắng trẻo, mập mạp...
- Nhưng tại sao chị lại hỏi em có nhớ anh Bách không là thế nào? - Trúc hỏi.
- Vì mới đây chị có gặp anh Bách, anh ấy gởi lời thăm em. Hình như anh ấy có gặp em ngoài Vũng Tàu.
Bây giờ thì Trúc không thể giấu được chị Huyền nữa rồi, cho nên cô gật đầu:
- Anh ta nhớ, còn em thì đã quên.
- Thế mà chị tưởng anh Bách nói đùa chứ.
- Ðúng, em có gặp anh ta trên bãi biển, rất tình cờ.
- Có nói chuyện gì nhiều không?
- Chỉ nói vài câu. Rồi đường ai nấy đi, anh ta có hỏi xin địa chỉ nhà chú Hiển, nhưng em không cho. Phải nói là em không có thiện cảm với anh chàng đó.
Chị Huyền cười:
- Tại sao thế?
- Ðơn giản là.. em không thích, thế thôi.
- Coi chừng ghét của nào, trời trao của ấy đó nhỏ ạ.
- Của đó em chẳng ham đâu.
Tuy trả lời với chị Huyền như vậy, nhưng câu nói của chị Huyền không khỏi làm Trúc giật mình. Có lẽ nào như vậy được chăng?
- Tại sao chị lại nhắc nhiều về anh BÁch như vậy?
- Có gì đâu, chị thấy anh ấy cũng dễ thương, bạn thân của anh Nghiêm và đã có lời hỏi thăm em một cách chân thành.
- Em thì lại nghĩ k hác, anh ta chẳng chân thành tí nào. Ðôi mắt ấy có một cái gì không trung thực. Con người thường biểu lộ tư cách của mình qua đôi mắt. Bởi vậy người ta đã nói "đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn", có lẽ đúng như thế thật.
- Hôm nào anh Bách tới nhà chơi đấy.
- Ði với anh Nghiêm à?
- Có thể cùng đi với anh Nghiêm, nhưng cũng có thể đi một mình. Nhưng tại sao em lại hỏi như vậy?
- Em thấy nếu đi cùng với anh Nghiêm thì tịên hơn, con đi một mình thì... chị tiếp chứ em không tiếp đâu.
- Ừa, thì chị tiếp, nhưng làm sao mà em có vẻ sợ anh Bách đến thế, hả?
- Em chẳng sợ ai hết, nhưng em không thích, vậy thôi.
- Anh Bách đã làm gì khiến em khó chịu như vậy?
Trúc lắc đầu:
- Có làm gì đâu, hôm gặp ở Vũng Tàu cũng chỉ nói chuyện bình thường. Anh Bách đi với mấy người bạn gái.
- Ừa, ông Bách có quan hệ rộng rãi đấy.
- Thôi, không nói chuyện ông Bách nữa. Em buồn ngủ quá rồi. Em vào phòng ngủ đây.
Trúc bỏ vào phòng, nhưng rồi cô cũng không thể nào ngủ được. Bao nhiêu hình ảnh cứ quay cuồng trong đầu Trúc khiến cô bối rối, hồi hộp. Trúc vặn nhạc, mong rằng những bản nhạc nghe giữa đêm khuya sẽ làm cho đầu óc cô bớt căng thẳng, bớt nghĩ ngợi, nhưng chẳng ăn thua gì. Trúc nằm nhắm mắt, ôm chiếc gối ôm dài nghe tiếng gió lao xao ngoài tàn cây rũ xuống trước khung cửa sổ. Tiếng một con chim nào đó vừa đập cánh bay đi có vẻ hoảng hốt. Con chim chắc cũng giống tâm trạng của Trúc hiện giờ.
Chị Huyền gõ cửa hỏi lớn:
- Trúc ơi, ngủ chưa?
- Chưa.
- Biết ngay mà. Thôi chị đi ngủ đây, ở đó mà mơ mộng thao thức suốt đêm đi.
Tiếng chân chị Huyền khuất dần qua dãy hành lang. Trúc mở mắt nhìn lên đỉnh màn, Trúc thèm được sự vô tư của chị Huyền, cuộc sống của chị ấy phẳng lặng quá, như một giòng suối ngọt lành chảy giữa hai bờ đá, không một khúc quanh, không một nhánh rẽ. Một thời gian ngắn nữa chị sẽ làm đám cưới với anh Nghiêm, kết thúc một cuộc tình cũng tươi đẹp chẳng khác chi cuộc sống phẳng lặng của hai người.
Nằm một lúc lâu cũng không ngủ được. Trúc trở dậy bật đèn và tìm một cuốn tiểu thuyết. Cô ngồi dưới ánh đèn ngả đầu lên thành ghế. Trúc đọc lướt qua trang sách mà chẳng hiểu tác giả viết gì, cuối cùng Trúc gấp quyển sách lại, để hờ hững trong lòng và chìm sâu với những hồi tưởng vụn vặt. Gương mặt của Thường dần hiện ra, vườn nhãn ở Vũng Tàu, ngôi nhà trên bãi biển dưới bóng những cây dừa. Nụ cười của Thường thật hiền hòa, ánh mắt của anh nhìn Trúc thân ái. Và khoảng cách không gian, thời gian ấy được thu dần lại vào một buổi chiều cơn mưa bay bay Thường hiện ra trước cổng nhà với những túi quà. Gương mặt sạm nắng ấy như được tô đậm thêm, nụ cười, ánh mắt sâu nặng thêm. Trúc giật mình nhận ra cô đã nghĩ quá nhiều về Thường, một chuyện không bình thường?
- Chị Trúc ơi, ngủ chưa?
Tiếng của nhóc Phục vang lên ngoài cửa phòng. Trúc ra mở cửa. Nó nhăn răng cười:
- em vào nói chuyện với chị mười lăm phút thôi, được chứ?
Trúc cười:
- Chị đang cần người để nói chuyện đây, tối nay sao khó ngủ quá.
- em thì buồn ngủ muốn híp cả mắt.
- Thế lên đây làm gì?
- em cám ơn chị về những chùm nhãn. Chưa bao giờ em được ăn những trái nhãn ngọt thơm mê hồn như vậy. Ðúng là nhãn Vũng Tàu. Và anh ấy cũng ở Vũng Tàu phải không chị?
Phục vừa hỏi vừa ngồi xuống ghế. Trúc nói:
- Ăn nhãn, biết đựơc nhãn ngon được rồi, hỏi chi mà lắm thế?
- Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng...
- Thôi, mệt quá, đừng có dạy đời "lão" ơi.
- Em biết tại sao tối nay chị khó ngủ rồi.
- Tại sao?
- Tại người khách phương xa bất ngờ ghé thăm. Ðúng không?
- Ơ hay, người ta tới thăm mắc mớ gì chị ngủ không được?
- Ðó mới là vấn đề chứ.
Trúc thấy nhột nhạt quá chừng, nhóc Phục lại cứ nhìn chằm chằm vào mặt Trúc mà cười. Trúc đập lên vai Phục, xua tay nói:
- Thôi, khuya rồi về phòng ngủ đi "lão" ơi, đừng ngồi đó mà nói chuyện trên trời dưới đất.
Phục đứng lên, nó đi ra cửa mà còn quay lại vớt một câu:
- Chuyện trên trời mà hóa ra đúng cho người dưới đất đấy. Rồi sẽ biết.
Trúc đóng sập cửa lại, nhưng tiếng cười của chú em như vẫn vang lại khắp phòng làm Trúc nóng bừng mặt, Trúc tắt đèn lên giường ôm chiếc gối dài, cố dỗ giấc ngủ với đôi mắt.. chẳng muốn nhắm lại tí nào.