Chỉ Đao - Hồi 05 LINH ĐƯỜNG ĐỊCH ẢNH 4

Tiếng kêu của những đứa trẻ con đã làm kinh động đến gã hán tử chẻ củi.

Gã hán tử này bèn cầm búa đi đến bên La Vĩnh Tường, một tay gã nắm cổ áo La Vĩnh Tương hỏi:

- Bằng hữu, ngươi làm gì ở đây ?

La Vĩnh Tường vội xua tay nói:

- Huynh đài đã hiểu lầm rồi, tại hạ là ngươi bị lạc đường.

Gã hán tử nói:

- Lạc đường ? Ở đây không có thông với đưởng cái, thế tại sao các hạ lại chạy đến thâm sơn nảy chứ ?

La Vĩnh Tường cười gượng nói:

- Tại hạ là học trò đi chu du cầu học. Bởi vì muốn đến Bách La Tự bái phật cầu nguyện. Ai ngờ sau khi vào đến khu vực núi này thì bi mất phương hướng. Nhìn trời sắp tối mà lại không có chỗ trú chân. Bỗng nhiên giữa đường gặp một tấm bảng chỉ đường đến đây, chỉ cần huynh đài cho tại ha tá túc một đêm, sáng mai tại hạ sẽ lên đường sớm.

Gã hán tử nói:

- Chúng tôi đã khóa cổng sơn cốc, thế tại sao các hạ có thể vào được ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Không giấu gì huynh đài, vừa rồi tại hạ có đứng bên ngoài cổng kêu rất lâu, nhưng không có người lên tiếng cho nên đành phải chui vào... 

Gã hán tử quát lớn:

- Các hạ là người có học há không biết chui rào vượt vách là hành động của bọn đạo tặc sao ?

La Vĩnh Tường cung kính thi lễ và nói:

- Tại hạ nhất thời làm bậy, vậy xin huynh đài tha thứ cho tội thất lễ. 

Lúc này mấy lão phụ phía trước hiên cũng đã bước đến. Trong đó có một lão phụ tuổi ngoài bẩy mươi ăn mặc rất chỉnh tề. Dường như lão phụ này là người có quyền hạn cao nhất ở đây.

Lão phụ vừa đến đã xua tay nói:

- A Mãnh hãy mau buông tay ra, có gì cứ để cho người ta nói, không được thô lỗ như vậy.

Gã hán tử A Mãnh liền dạ một tiếng rồi buông tay ra.

La Vĩnh Tường sửa lại áo, cung kính quay về phía lão phụ hành lễ:

- Xin đa tạ lão trượng.

Lão phụ nhìn La Vĩnh Tường từ đầu 9ến chân rồi hỏi:

- Xin hỏi quý danh của công tử là gì ?

La Vĩnh Tường vội đáp:

- Tại hạ họ La, mọi người thường gọi là La Duy Tứ.

Và dám hỏi lão trượng có phải là người nhà họ Đơn ?

Lão phụ gật gật đầu nói:

- Không sai đây chính là nông trại của nhà họ Đơn. Tất cả mọi người ở đây đều họ Đơn. Nghe giọng nói của La công tử hình như không phải là bản xứ ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Tại hạ là người phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.

Đơn lão phu nhân liền "ồ" lên một tiếng:

- Thật vậy sao ? Tướng công của ta cũng là người phủ Thái Nguyên, vậy chúng ta là người đồng hương rồi.

La Vĩnh Tường liền cúi người nói:

- Hương trưởng túc là thôn trưởng, đồng hương túc là cùng nhà. Vậy xin lão trượng nhận một lạy này.

Nói xong liền xụp xuống lạy một lạy.

Đơn lão phu nhân cười lớn :

- Không dám ! Không dám ! A Mãnh, hãy mau thay ta đỡ La công tử dậy.

Gã hán tử liền đưa tay đỡ La Vĩnh Tường đứng dậy.

Lúc ấy La Vĩnh Tường đã ngầm vận khí thử thì phát giác gã hán tử tuy to con, nhưng không giống con nhà luyện võ.

Đơn lão phu nhân nói:

- Ta vừa nhìn thấy tướng mạo của công tử đã biết ngay không phải là người xấu. Tiểu nhi không biết nên thất lễ. Vậy xin La công tử đừng có để bụng.

La Vĩnh Tường đáp:

- Hoá ra tráng sĩ đây là lệnh lang của lão phu nhân ư ?

Đơn lão phu nhân nói:

- Lão thân có tất cả bảy đứa con trai. Nó chính là đứa nhỏ nhất và tính tình cũng lỗ mãng nhất, cho nên mới đặt tên là Mãnh.

Rồi Đơn lão phu nhân chỉ những đứa trẻ bên cạnh tiếp:

- Bọn chúng đều là cháu chắt của lão thân cả.

La Vĩnh Tường làm bộ ngạc nhiên nói:

- Dám hỏi lão phu nhân năm nay được bao nhiêu tuổi thọ ?

Đơn lão phu nhân cười cười nói:

- Công tử thử đoán xem.

La Vĩnh Tường cố ý làm ra vẻ không biết:

- Lão phu nhân gần lục tuần rồi chăng ?

Đơn lão phu nhân cười lớn nói:

- La công tử, không giấu gì người con trai của lão thân đều đã trên năm mươi tuổi cả. Đứa cháu lớn nhất của lão thân tháng trước cũng vừa mới lập gia thất. Lão thân năm nay đã bảy mươi lăm tuổi rồi đó.

La Vĩnh Tường giả vờ vô cùng ngạc nhiên:

- Điều này quả thật không thể nào ngờ được. Sức khoẻ của lão phu nhân dồi dào như vậy, hơn nữa lại tốt phúc, nhưng mà tại hạ.. 

Nói đến đây sắc mặt đột nhiên trở nên sầu thảm, rồi bất ngờ buông một tiếng thở dài nghe não nuột.

Đơn lão phu nhân ngạc nhiên:

- La công tử tại sao không nói tiếp đi ?

La Vĩnh Tường lắc đầu:

- A ! Không nói ra càng tốt hơn.

Đơn lão phu nhân đỡ lời:

- Chúng ta đều là người đồng hương cà, có gì cứ tự nhiên nói ra hà tất phải kiêng kỵ.

La Vĩnh Tường thấp giọng nói:

- Không phải là tại hạ kiêng kỵ mà là chỉ vì xúc cảnh thương tình mà thôi. Nhìn thấy lão phu nhân con cháu quây quần, phúc thọ lưỡng tòan mà nghĩ đến sự bất hạnh của mẫu thân, cho nên cầm lòng không được... 

Đơn lão phu nhân liền hỏi:

- Lệnh đường thế nào ?

La Vĩnh Tường cảm khái nói:

- Thưở nhỏ tại hạ đã không có phụ thân, tất cả mọi cực khổ đều dồn hết lên đôi vai gầy của mẫu thân.

Người đã vất vả nuôi nấng tại hạ đến lúc trưởng thành, rồi đột nhiên người lâm trọng bịnh, tất cả các đại phu đều phải bó taỵ Vì muốn cầu nguyện cho mẫu thân khỏi bệnh hiểm nghèo, cho nên tại hạ thà bỏ hết công danh để sáng chiều cầu Trời khẩn Phật để cho mẫu thân tai qua nạn khỏi... 

Đơn lão phu nhân cắt ngang lời của lão:

- Thì ra công tử muốn đến Bách La tự là để cầu nguyện cho mẫu thân sao ?

La Vĩnh Tường vừa cúi đầu lau nước mắt vừa đáp:

- Trong mấy năm nay tại hạ đã đi khắp nam Bắc, Từ Ngũ Đài sơn cho đến Tây Ngục sơn, hiện tại đang chuẩn bị đến Bách La tự, Thanh Thành và Nga Mi sơn. Sau đó sẽ đến Nam Hải, phổ Đà... 

Đơn lão phu nhân xúc động quay sang nói với mọi người:

- Các người đều nghe thấy rồi chứ ?

La công tử đây vì bệnh tình của mẹ mà bỏ hết công danh phú quý, vượt qua ngàn dậm xa xôi đến các danh sơn để lễ lạy cầu nguyện cho mẫu thân... 

Nếu các ngươi đây có thể chỉ cần được một nửa tấm lòng hiếu tâm giống như La công tử đây, thì ta chết cũng được nhắm mắt.

La Vĩnh Tường vội nói:

- Mỗi người đều có một số mệnh, mẫu thân của tại hạ làm sao có thể so được với lão phu nhân.

Đơn lão phu nhân xua tay nói:

- Hiếu tử đến nhà, đây là một vinh dự khó được. A Mãnh ngươi hãy đi gọi toàn bộ ca ca tẩu tẩu của ngươi đến đây, bảo bọn chúng đến xem La công tử mà làm gương.

Tự nhiên từ một kẻ lạc đừong, La Vĩnh Tường biến thành khách quý của nhà họ Đơn và được Đơn phu nhân đích thân mời vào trong nhà.

Vừa bước vào tới thềm, La Vĩnh Tường đã nhìn thấy bên trong có bài vị đề rằng: "Vong phu Đôn Luân". Ngày tháng ghi trên bài vị đến hôm nay chưa quá "Ngũ Thất", điều này hoàn toàn phù hợp với những điều Quỷ Nhãn Kim Xung đã ghi.

Không lâu sau, tất cả già trẻ, nam nữ đều nhất tề kéo đến chật cả trên bốn mươi người.

Nhưng mà bốn mươi con người này đều sống cả. Đừng nói là chết mà ngay cả một chút bệnh cũng không có. La Vĩnh Tường trong lòng cảm thấy rất là nghi hoặc. Bởi vì La Vĩnh Tường tin rằng Vô Vi đạo trưởng nhất định sẽ không nói dối.

Thế thì những gì thấy trước mắt sẽ được giải thích ra sao ?

Những người nhà họ Đơn tiếp đãi La Vĩnh Tường rất ân cần. Trong nháy mắt họ đã chuẩn bị xong một tiệc rượu rất là thịnh sọn.

Bảy người con trai của Đơn lão phu nhân thay nhau kính rượu La Vinh Tường. Còn các phụ nữ thì lo bưng thức ăn lên. Bọn họ chạy tới chạy lui lăng xăng. Đơn lão phu nhân tuy không ăn uống nhưng cũng đích thân ngồi tiếp chuyện La Vinh Tường.

La Vĩnhh Tường lòng có hơi hoài nghi nên có hơi đề phòng. Không dám uống rượu nhiều., cũng không dám ăn nhiều. Chỉ uống vài ly và ăn vài bát, rồi viện cớ hơi khó chiu đứng lên rời khỏi bàn

Đơn lão phu nhân bèn ra lệnh:

- La công tử đến đây chắc cũng mỏi mệt rồi. Vậy mọi người hãy giải tán đi ! A Mãnh, ngươi hãy mau thu dọn thư phòng của phụ thân ngươi để La công tử chuẩn bị đi nghĩ.

La vĩnh Tường nói:

- Tại hạ chỉ là một kẻ lạc đường, nếu có được một chỗ nằm cũng là cảm kích lắm rồi, đâu dám chiếm thư phòng của chủ nhân.

Đơn lão phu nhân thở dài:

- Nói câu này không sợ La công tử cười chọ Ở đây phòng ốc tuy nhiều, nhưng vì là thâm sơn nên rất ít khi có khách đến từ xạ Vì thế khách phòng đã bị bỏ hoang , hư cũ hết rồi. Hiện tại chỉ còn thư phòng của tiên phu là tương đối sạch sẽ và yên tịnh. Xin La công tử đừng từ chối nữa, hãy nghỉ ở đây qua đêm đi.

La Vĩnh Tường lợi dụng thời cơ liền hỏi:

- Chẳng hay Đơn lão anh hùng qua đời đã được bao lâu rồi ?

Đơn lão phu nhân trầm giọng đáp:

- Đã hơn một tháng.

La Vĩnh Tường tiếp:

- Không biết Đơn lão anh hùng đã bị bệnh gì ?

Đơn lão phu nhân đáp:

- Theo như đại phu nói thì là bệnh đờm quyết, những người có tuổi sợ nhất là bệnh này, một khi nó phát bệnh thì hết phương cứu chữa.

La Vĩnh Tường suy nghĩ một hồi rồi nói:

- Khi còn sống, có phải Đơn lão anh hùng thường hay thở khò khè phải không ?

Đơn lão phu nhân lắc đầu nói:

- Không có, tướng công nhỏ hơn lão thân bốn tuổi, từ nào đến giờ sức khoẻ rất tốt.

Nhưng mà tại sao công tử lại hỏi đến chuyện này vậy ?

La Vĩnh Tường đáp:

- Bởi vì tại hạ chăm sóc bịnh cho mẫu thân đã lâu, vì thế đối với bịnh người già cũng biết được một hai.

Theo như trong sách y chép thì bệnh đờm quyết không phải là bệnh ác tính, mà phần nhiều là do thở khò khè mà ra cả.

Nếu như Đơn lão anh hùng không mắc phải chứng thở khò khè thì nhất định sẽ không chết.

Đơn lão phu nhân ngạc nhiên:

- Nhưng mà đại phu đã chẩn đoán như vậy, lẽ nào lại sai hay sao ?

La Vĩnh Tường hỏi:

- Không biết vị đại phu nào đã chẩn đoán như vậy ?

Đơn lão phu nhân đáp:

- Chính là Đồng Nhơn Đường Tào lão phu tử trứ danh ở trong thành Lan Châu.

La Vĩnh Tường lẩm bẩm:

- Đồng nhơn Đường Tào lão phu tử ở thành Lan Châu.

Nghĩ đi nghĩ lại một hồi, chợt La Vĩnh Tường sực nhớ lại khi mới đến Tiểu Nguyệt sơn trang, trong lúc tra hỏi về căn bệnh của Quỷ Nhãn Kim Xung, cũnh đã từng nghe Kim Tam nương nương nhắc đến cái tên Đồng Nhơn Đường Tào lão phu tử này rồi.

Tại sao trùng hợp như vậy chứ ? Chẳng lẽ gã đại phu Đơn Luân mời cũng chính là gã đại phu kia ?

Quỷ Nhãn Kim Xung giả chết, Tào lão phu tử tất nhiên biết rõ sự tình. Nói vậy, Đơn lu6an giả chết cũng không thành sao ?

La Vĩnh Tường vừa nghĩ đến đây tinh thần đã phấn chấn hẳn lên, liền hỏi tiếp:

- Từ đây cách thành Lan Châu rất xa, mà bệnh của Đơn lão anh hùng là bệnh cấp tính. Nếu như đợi mời đại phu đến, như vậy làm thế nào cho kịp chứ ?

Đơn lão phu nhân đáp:

- Vị Tào đại phu không cần phải đi mời, bởi vì khi tiên phu phát bệnh thì lão ta đang có mặt ở đây... 

La Vĩnh Tường ngạc nhiên:

- Ồ ! Việc này trùng hợp vậy sao ?

Đơn lão phu nhân nói:

- Lúc còn sanh tiền, tiên phu rất thích sưu tập đồ cổ và tranh hoa. xưa. Vì Tào lão phu tử kia cũng cùng có sở thích ấy mà cả hai vốn lại là bằng hữu của nhau

Trước khi tiên phu phát bệnh có đến thành Lan Châu vài ngày. Sau khi trở về được ba hôm, Tào lão phu tử cũng từ Lan Châu đến đây chơi.

Cũng chính ngay tối hôm đó, tiên phu đột nhiên lâm trọng bịnh.

La Vĩnh Tường càng nghe càng lấy làm ngạc nhiên:

- Phải chăng vị Tào lão phu tử kia thường hay đến đây làm khách ?

Đơn lão phu nhân nói:

- Cũng không thường đến đây lắm

La Vĩnh Tường hỏi tiếp:

- Lần này chắc Tào lão phu tử từ Lan Châu đến đây chắc có việc quan trọng ?

Đơn lão phu nhân cười đau khổ:

- Đúng vậy. Tào lão phu tử vừa đến, liền cùng với tiên phu vào trong đóng cửa lại nói chuyện. Họ nói qua nói lại nhưng rốt cuộc cũng chỉ là nói đến những thứ đồ cổ kia.

La Vĩnh Tường trong bụng nghĩ thầm:

- Vị Tào lão phu tử kia đã biết Quỷ Nhãn Kim Xung và Đơn Luân rất thân nhau. Hơn nữa lão ta cũng là một người rất thích sưu tầm đồ cổ và tranh hoa. xưa. 

Thế nhưng cuộc mua bán bức Bách Lý Đồ tại Tiểu Nguyệt sơn trang hôm đó tại sao không có mặt lão ta ở đấy chứ ?

Vả lại Đơn Luân vừa từ Lan Châu trở về thì ngay ngày hôm sau, kẻ bán bức hoa. kia là Lục Phùng Xuân liền bị giết chết. Đến ngày thứ ba, vị Tào lão phu tử kia liền vội vã đến đây, rồi Đơn Luân bị bạo bệnh qua đời... điều này... điều này chẳng lẽ chỉ là một sự trùng hợp thôi hay sao ?

Từ những việc trên mà phán đoán thì vị Tào lão phu tử kia rất có thể đã biết về bức Bách Lý Đồ kia rồi, thậm chí cũng rất có thể là hung thủ.

Nhưng La Vĩnh Tường vẫn không hiểu tại sao những việc đó liên quan đến vị Tào lão phu tử kia đều không nghe Quỷ Nhãn Kim Xung nhắc tới.

Đơn lão phu nhân thấy La Vĩnh Tường ngồi im không nói gì thì ngỡ rằng quá mỏi mệt nên mới như vậy. Sau đó bà ta liền đứng lên xin cáo từ trở về phòng nghỉ.

Thư phòng đã được quét dọn sạch sẽ. Chăn, gối cũng đều đã chuẩn bị xong.

Tuy nằm trên giường nhưng La Vĩnh Tường hoàn toàn không có ngủ.

Thời gian từ từ trôi quạ Lúc này đêm đã khuya và cũng không còn nghe thấy tiếng người nữa.

La Vĩnh Tường nhè nhẹ ngồi dậy rời khỏi giường, bước đến mở cửa sổ rồi vọt mình ra ngoài.

Bên ngoài tối đen như mực. La Vĩnh Tường đưa mắt nhìn bốn bề. Phía chân trời mặt trăng đã bị mây che khuất. Giờ này đã gần nửa đêm, tất cả cảnh vật ở đây hoàn toàn tĩnh lặng, ngay cả một ánh đèn sáng cũng không.

La Vĩnh Tường định rõ phương hướng, sau đó đề khí tung mình lên không, lượn một vòng giống như một con nhạn rồi bay thẳng vào trong rừng cây bên cạnh khu nhà.

Và đặt chân xuống đất La Vĩnh Tường liền nằm áp tai xuống đất nghe động tĩnh.

Đợi một hồi lâu vẫn không nghe thấy gì, lúc ấy mới đứng dậy băng mình qua khỏi cánh rừng rậm để trở ra ngoài miệng cốc.

Vừa ra khỏi cai cổng gỗ lão liền đưa tay vỗ nhẹ ba tiếng và hạ thấp giong gọi:

- Đại Ngưu ! Đại Ngưu !